-Son Tran
Lê Diễn Đức
Nếu "Thiên An Môn" năm 1989 có bức tượng Nữ Thần Tự Do thì cuộc xuống đường ở Hồng kồng có Người Cầm Dù, được dựng lên vào sáng thứ Hai ngày 6 tháng 10, giờ địa phương, được làm bằng các tấm gỗ nhỏ ghép lại, biểu trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, có ý nghĩa "chúng tôi quan tâm đến tất cả mọi người, ngay cả các vị cảnh sát".
Cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh và tiếp theo của phong trào Occupy Central có thể ngưng lại, vì nhiều lý do nhưng chắc chắn việc bầu cử năm 2017 sẽ đuợc nhà cầm quyền xem xét nghiêm túc. Nếu không, tôi nghĩ lại có những cuộc xuống đường nữa, mạnh mẽ và đông đảo hơn. Cho đến ngày bầu cử, những người làm ăn tại Hồng Kông có lẽ mới ý thức hết được giá trị của cuộc xuống đường. Không có sự cai quản nào tốt hơn nếu người lãnh đạo được bầu chọn bằng lá phiếu của người dân.
Bắc Kinh có đàn áp nhưng không dám mạnh tay bởi vì cuộc xuống đường ở Hồng Kồng đã được cả thế giới chú ý, theo dõi. Và bởi vì cuộc xuống đường diễn ra rất ôn hoà, văn minh, nên nếu có một "Thiên An Môn" thì sẽ đồng nghĩa với Trung Quôc bị chỉ trích và cô lập trên trường quốc tế.
-Son Tran
Khoảng 3.000 phụ huynh học sinh, các BANG HỘI như Quảng Đông, Phúc Kiến, Tiều Châu và nhiều VÕ ĐƯỜNG khác nhau ở Hồng Kông đã kéo về Mong Kok, khu vực nơi xảy ra các cuộc hành hung người biểu tình vào hôm thứ Sáu bởi các nhóm du đảng và Hội Tam Hoàng làm việc cho Bắc Kinh.
Hằng trăm người kéo về Mong Kok vào giữa khuya hô vang khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ người biểu tình, lên án nhóm thân Bắc Kinh và Cảnh sát.
"Hundreds of people supporting the protests massed in Mong Kok in what amounted to a counter-counter-protest, chanting slogans in defense of the students and against pro-Beijing forces and the police."
Đoàn người với nhiều võ sư và Bang Hội mặc đồng phục đen, nhiều thanh niên lực lưỡng chít khăn đỏ lên đầu mang biểu tượng "sẵn sàng chiến đấu và hy sinh". Đoàn "CHIẾN BINH" đã lùng sục một số khu xóm ở Mong Kok để truy tìm những tên du đảng đã tấn công các em học sinh.
Cô Joanna Chiu, một phóng viên ở HK cho biết là cô chứng kiến tận mắt một số đàn ông lớn tuổi đã tấn công tình dục một học sinh trẻ trong bộ đồng phục và cô đã kinh hoàng.
Một cư dân ở Mong Kok cho các "CHIẾN BINH" biết là ông đã chứng kiến Cảnh Sát bắt những tên du đảng và sau đó nhanh chóng thả họ ra, để những tên đó trở lại hành hung đoàn biểu tình. "bọn du đảng nói tiếng Đại Lục, bọn nầy đeo băng xanh trên tay" anh cho biết.
Tin tức từ phía Cảnh sát cho biết là có 12 người biểu tình bị thương và 6 cảnh sát. Trong số 12 người biểu tình bị du đảng đánh, có 5 em học sinh bị đánh tét đầu và bầm mặt.
Cảnh sát Hồng Kông cho biết hôm thứ Bảy rằng họ đã bắt giữ 19 người, một số người được cho là có mối quan hệ tổ chức tội phạm, nhưng không cho biết họ là ai. Các lãnh đạo biểu tình đòi hỏi danh sách những tên du đảng bị bắt là ở đâu, có phải cư dân Hồng Kông hay không!
Các "CHIẾN BINH" ở lại Mong Kok vào sáng thứ Bảy, quyết tâm truy tìm cho bằng được những tên du đảng đã đánh đập, hành hung con em của họ.
Người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu đón mừng các CHIẾN BINH, họ cảm thấy được an tâm hơn.
Anh Michael Yipu, 28 tuổi, một người làm kế toán cho một ngân hàng ở Mong Kok, lúc gặp các "CHIẾN BINH", anh cho biết : "Dĩ nhiên là tôi sợ lắm, nhưng chúng tôi phải ở lại để hỗ trợ tất cả mọi người"
Nguyễn Thùy Trang
Theo nhiều nguồn.
Phát biểu rất ấn tượng của một cảnh sát Hồng Kông hỗ trợ cuộc biểu tình.
Ảnh: [Một viên cảnh sát hỗ trợ Hồng-Kông: Tôi từ chức vì không muốn mình trở thành con rối chính trị] Tôi từng tin rằng mình là người may mắn nhất quả đất vì đã có được một lúc hai công việc mơ ước từ thuở nhỏ. Tống giam được bọn tội phạm, tôi đã từng cảm thấy tự hào và vinh dự. Thế nhưng từ đêm nay tôi đã có thể trở thành sếp của chính mình; tôi từ bỏ công việc tay trái đầy vinh dự ấy vì tôi không muốn mình bị người ta điều khiển như một con rối chính trị.
Người dân Hồng Kông các bạn hãy giữ vững niềm tin. Dù có thể phải trả một cái giá rất đắt nhưng vì đây là Hông Kông, chiến thắng của chúng ta đang ở phía trước.
Nguồn: Dân Luận
Hong Kong erupts even as China tightens screws on civil society (WP 30-9-14)
China is Hong Kong’s future – not its enemy (Guardian 30-9-14) -- Bài của Martin Jacques (có vẻ bênh Bắc Kinh!)
Về Joshua Wong, lãnh tụ biểu tình ở Hong Kong: Joshua Wong: The 17-Year-Old Public Face of Hong Kong's Protests (WSJ 30-9-14) -- Cậu này rất hay ở chỗ cậu ta không định đi du học, dù có cơ hội. Cậu ta trả lời: ""I'm not that smart…I want to do social work," he said in an interview. "How could I leave now in this circumstance. If I leave, [the government] might use the chance to ridicule me." The People Behind Hong Kong's Protests (FP 30-9-14)
-Nhìn JOSHUA WONG
nghĩ về Vấn Đề LÃNH TỤ -Nguyễn Hưng Quốc
http://www.voatiengviet.com/archive/blog-nguyen-hung-quoc/latest/1778/1782.html
và
Joshua Wong - Thủ Lãnh BT của HK là ai?-
Bài mới “HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA”.
Nguyễn Quang Duy
Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all" tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta".
Các bạn trẻ cũng thường xuyên hô vang "Họ không thể giết hết chúng ta" để nói lên quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Hồng Kông một lãnh thổ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 đã chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 với quy định dân chúng Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị ít nhất 50 năm hay đến năm 2047.
Trong vòng 150 năm dưới sự quản lý của người ngọai quốc, người dân Hồng Kông được cho là chỉ biết kiếm tiền, chỉ sống vì tiền và ở đây tiền là tất cả. Nay đã đổi khác.
Diễn Biến
Ngày 13-9-2014 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ra quyết định tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phải được chấp thuận bởi một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định. Kiểu “Đảng cử Dân bầu” được diễn ra tại Việt Nam bấy lâu nay.
Quyết định đã gây phẫn nộ mọi tầng lớp dân chúng Hồng Kông nhất là trong giới trẻ.
Năm 2011, tại Hồng Kông đã xảy ra một chuyển biến lớn lao, Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) một người trẻ, khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc 1997 chưa đến 1 tuổi, đã đứng lên kêu gọi biểu tình phản đối việc áp dụng Chương Trình giáo dục kiểu cộng sản.
Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã được 120 ngàn người đáp ứng với 13 bạn trẻ tình nguyện tuyệt thực phản đối. Họ bao vây trụ sở Hành Chính Hồng Kông và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.
Lần này Hoàng Chí Phong lại tiếp tục đứng lên kêu gọi nhân ngày Quốc Khánh 1-10-2014, kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc, người dân Hồng Kông hãy xuống đường đòi hỏi quyền tự quyết cho mình.
Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, rõ ràng đây là một thách thức chính trị. Vì nếu họ để một người không cộng sản lãnh đạo Hồng Kông họ sẽ mất kiểm sóat và nhiều rủi ro khó lường trước.
Đòi hỏi tự do ứng cử và bầu cử sẽ lan sang lục địa, nơi mà hiện nay đảng Cộng sản đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội.
Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã nhanh chóng được được giới học sinh và sinh viên đáp ứng bằng cách bãi khóa xuống đường biểu tình, bao vây khu hành chánh. Các tổ chức chính trị và dân sự khác khi thấy giới trẻ dấn thân cũng nhanh chóng nhập cuộc.
Ngày 22-9 chừng 13.000 học sinh đã bắt đầu một tuần lễ bãi khóa, toạ kháng tại khuôn viên đại học. Hình ảnh những người trẻ với nơ vàng hay khăn vàng buộc trên trán đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh lần này.
Họ thành lập nhóm Chiếm Khu Trung Tâm (Occupy Central) khởi đầu chiến dịch bất tuân dân sự vận động biểu tình ngày 1-10 sắp tới.
Để đáp lại nhà cầm quyền Hồng Kông đã bắt giữ lãnh đạo phong trào Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), nhưng chỉ giam 2 ngày thì tòa án Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát phải thả.
Ngày thứ bảy 27-9, chừng 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm hành chính trung ương.
Cảnh hằng chục ngàn thanh thiếu niên trẻ một cách ôn hòa và trật tự tiến vào khu trung tâm đã nhanh chóng được truyền thông rộng rãi trên tòan thế giới.
Sáng sớm chủ Nhật ngày 28-9, khi cảnh sát bắt giữ một số sinh viên tại trụ sở chính của khu hành chính trung ương, nhóm Chiếm Khu Trung Tâm ra quyết định khởi động các cuộc biểu tình sớm hơn dự định.
Đến tối, theo lệnh Bắc Kinh cảnh sát đã chính thức cảnh báo cuộc biểu tình là “bất hợp pháp” và thẳng tay đàn áp. Cảnh sát xịt hơi cay, bắn lựu đạn cay, bắt giữ thành phần lãnh đạo sinh viên.
Mặc cho phía cảnh sát đàn áp đòan biểu tình vẫn tiếp tục bám lấy Trung Tâm Hồng Kông .
Cuối cùng cảnh sát phải rút lui nhưng lại có tin đồn Trung Quốc đã mang xe tăng và quân đội vào Hồng Kông và sẽ ra tay đàn áp như đã xẩy ra tại Thiên An Môn năm 1989.
Vài kinh nghiệm từ Thiên An Môn:
Đầu năm 1989, khi đang học Cao Học tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University), tôi có dịp đã tiếp xúc với những sinh viên từ Trung Quốc ra hải ngọai để vận động cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, sau đó tôi đã giúp họ rất nhiều trong việc tổ chức biểu tình và ngọai vận nên cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.
Những người đứng đầu vận động đều thuộc thành phần “con ông cháu cha cộng sản” nên rất tự tin sẽ không bị đảng Cộng sản “tắm máu”. Điều này tôi đã công khai không tin ngay khi họ đưa ra chương trình.
Sau này mới biết chính con của Đại Sứ Trung Quốc tại Úc lúc ấy đã bị chết (mà không lấy được xác) tại Thiên An Môn.
Họ có tổ chức, có sửa sọan, có các thành phần từ Bộ Chính Trị hổ trợ, rất ôn hòa, bất bạo động, biết chinh phục binh lính Trung Quốc…, nhưng vì quá lý tưởng và quá chủ quan nên đã thất bại.
Thành phần lãnh đạo sinh viên có thể cũng đã đánh giá sai sự hỗ trợ của những quốc gia Tây Phương, nên không vận động đúng mức.
Cùng lắm khi Hồng Quân nổ súng thì ông Thủ tướng Úc Bob Hawke lúc bấy giờ chỉ rơi vài giọt nước mắt (khóc) và loan báo Úc sẽ nhận các sinh viên đang học tại Úc và sinh viên đã biểu tình tại Thiên An Môn nếu họ muốn xin tị nạn.
Thời điểm đã khác, hòan cảnh đã khác, địa điểm cũng khác và nhất là những người lãnh đạo đã khác nên xin chia sẻ một số nhận xét trong cuộc vận động lần này.
Nhận xét
Đầu tiên là giới trẻ Hồng Kông có nhận thức về chính trị hiểu rõ quyền lợi và quyền lực của họ khi dấn thân đấu tranh.
Một sinh viên Hồng Kông cho báo chí biết, cô và gia đình rất sợ bị bắn chết như đã xẩy ra tại Thiên An Môn nhưng không phải vì sợ mà cô sẽ phải hy sinh quyền được ứng cử và bầu cử tự do.
Chính vì sự sợ hãi khi cảnh sát tấn công các bạn trẻ đã giương cao và thường xuyên hô vang khẩu hiệu "Họ không thể giết hết chúng ta". Đó là một cách để các bạn duy trì trật tự và quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Các bạn trẻ rành công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu. Họ biết sử dụng các thiết bị mới nhất nên ngay cả việc cắt mạng hay cúp điện vẫn không bị ảnh hưởng.
Mỗi bạn trẻ đã trở thành một chiến sĩ thông tin cho nhau vì thế mặc dù bị tấn công họ đã chủ động được tình hình cho đến khi cảnh sát phải rút lui.
Mặc dù rất mệt mỏi có người cho biết đã ít ăn ít ngủ cả tuần nhưng tất cả luôn giữ trật tự hàng ngũ.
Dự tính trước cảnh sát sẽ xịt hơi cay và bắn lựu đạn cay các bạn đã sửa sọan áo mưa, đồ che mũi, khăn và nước. Khi cảnh sát bắn nước vào tất cả các bạn đã đồng lọat nằm xuống để tránh và lại ngồi dậy tiếp tục đấu tranh.
Các hình ảnh vừa đẹp vừa khí thế của các bạn đã được truyền đi tòan thế giới.
Thông tin cũng đã nhanh chóng tạo thành nhều cuộc biểu tình nhỏ ở các khu vực khác. Hằng ngàn người phong tỏa một con đường chính băng qua vịnh ở Mongkok, hằng ngàn người biểu tình ở Causeway buộc cảnh sát phải chia lực lượng và cuối cùng phải rút lui.
Về phía cảnh sát Hồng Kông xem ra họ đã phải gượng gạo thi hành lệnh từ Bắc Kinh nhưng rất chuyên môn và không có những cảnh đánh người biểu tình như vẫn xẩy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.
Một đặc điểm khác với các cuộc biểu tình tại Việt Nam là thay vì tập trung vào buổi sáng, tại Hồng Kông tập trung vào buổi chiều tối như vậy sẽ có thêm người tham dự sau giờ làm. Nhiều người tham dự biểu tình không khác gì đi thăm khu phố trung ương.
Các hình ảnh về cung cấp lương thực và thức uống cho thấy mặc dù tự phát đòan biểu tình đã sinh họat trong tổ chức và có phân công công việc một cách rõ ràng.
Một hình ảnh khác đáng học hỏi là những người biểu tình luôn thu dọn vệ sinh các khu vực biểu tình và đưa ra trước công chúng nhiều khẩu hiệu xin lỗi đã làm cản trở giao thông hay cản trở công việc giao dịch.
Dù kiên quyết đấu tranh các bạn trẻ không lạc quan quá mức để tin rằng sẽ làm thay đổi quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng không phải vì thế mà họ không dấn thân cho nền dân chủ thật sự tại Hồng Kông .
Thế giới đang hướng về các bạn trẻ Hồng Kông
Tại tiểu bang Victoria mấy hôm nay, hằng trăm sinh viên học sinh đã tụ tập trước Thư Viện Thành Phố Melbourne để tỏ lòng ủng hộ tinh thần đấu tranh của người dân Hồng Kông .
Tại Úc châu, ông Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu cũng vừa đưa ra một Thông Báo Báo Chí:
“Thể chế cộng sản đã lấy đi tự do và dân chủ Việt Nam, vì thế chúng tôi rất đồng cảm với lập trường cương quyết của người Hồng Kông. Người Hồng Kông không thể cho phép nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh cướp đi quyền tự quyết của họ. Vì đó là khởi đầu để họ phải mất đi các quyền khác rồi mất đi tự do.”
Ông cho biết Cộng Đồng kêu gọi thế giới lên tiếng và đứng về phía của người dân Hồng Kông để tránh một cuộc đổ máu như đã xảy ra tại Thiên An Môn.
Ông kêu gọi người Việt ngày 1-10-2014 mặc áo vàng hay thắt nơ vàng để chứng tỏ sự đòan kết ủng hộ người dân và những người biểu tình tại Hồng Kông.
Hai khẩu hiệu khác được sử dụng rộng rãi trong cuộc biểu tình là "Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc" (Down with the Chinese Communist Party!) và "Chúng tôi muốn phổ thông đầu phiếu!" (We want universal suffrage!).
Thứ tư 1-10-2014 đã có hằng trăm ngàn người đổ về khu trung tâm và nếu không đạt được đòi hỏi người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục đấu tranh, nền dân chủ Hồng Kông sẽ mãi gắn liền với nền dân chủ tòan thế giới.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
1-10-2014
----
---
'Nếu Joshua Wong ở Việt Nam...'
TUỔI TRẺ HONG KONG, VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, XÃ HỘI
Facebook Bích Ngà (Ngà Voi )
Mấy ngày này ngoài công việc, có bao nhiêu thời gian rảnh thì Voi lại vào mạng và chăm chú hướng về Hong Kong, nơi có các bạn trẻ đang tranh đấu đòi dân chủ cho quê hương mình.
Qua các bài báo, thông tin, hình ảnh và qua xem trực tiếp trên link youtube có thể thấy các bạn trẻ HK rất có ý thức tổ chức và hành động rất nhịp nhàng. Mỗi một bạn trẻ là một thủ lĩnh tiềm năng và sẳn sàng đứng lên thay thế nên chiêu "bắt nhốt, cô lập những người đứng đầu" của chính quyền đã không thể dập tắt được các cuộc biểu tình diễn ra. Các bạn trẻ không đập phá, đốt xe cảnh sát, không chửi bới nhục mạ khiêu khích cảnh sát, không đập phá hôi của. Các bạn thu gom rác, giữ sạch sẽ nơi công cộng. Các bạn nhanh nhạy cập nhật thông tin lên internet và dùng nước mắt cùng lòng kiên định của mình để đối phó với dùi cui và hơi cay. Và các bạn đã cho chính quyền, người dân và cả thế giới thấy việc các bạn đang làm là đúng đắn. Các bạn kêu gọi sự ủng hộ của mọi giới, mọi nước từ chính hành động của mình. Người dân HK ủng hộ các bạn, cha mẹ các bạn ủng hộ các bạn và tất cả đã làm nên một sức mạnh to lớn. Vì sao các bạn làm được những điều ấy? Vì các bạn có một môi trường phát triển tốt, các bạn được nuôi dạy để trở thành những công dân xã hội đầy trách nhiệm và nhân bản.
Ngưỡng mộ cùng khâm phục các bạn trẻ HK, nhìn lại đất nước mình, thế hệ trẻ ở đất nước mình mà không khỏi ngậm ngùi. Đất nước này không hề thiếu những thanh niên nhiệt huyết như Joshua Wong. Đã có những bạn trẻ phải vào tù vì hành động yêu nước, đòi dân chủ cho quê hương. Những cuộc biểu tình, xuống đường của các nhóm xã hội dân sự khởi xướng thường không thu hút được nhiều người tham gia. Những người tham gia biểu tình dễ dàng bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập và các cuộc biểu tình nhanh chóng bị phá vỡ. Lần hồi chìm ngấm. Khi có các cuộc biểu tình lớn nổ ra thì lại xảy ra tình trạng đập phá, hôi của, đốt phá quá tàn tệ. Người dân không tham gia hưởng ứng và không ủng hộ biểu tình dưới mọi hình thức. Và cũng chính người dân xuống đường biểu tình dưới hình thức xin-cho khi và chỉ khi quyền lợi chén cơm manh áo sát sườn bị đụng đến. Các nhà hoạt động xã hội dân sự cô đơn, chia rẻ và không tập hợp được lực lượng. Bên cạnh đó họ còn phải chịu đựng áp lực từ gia đình, người thân, bạn bè và có nguy cơ tù đày bất cứ lúc nào.
Voi tự hỏi, nếu Joshua Wong ở Việt nam, bạn làm được gì? Có thể bạn sẽ bị bắt, bị nhốt ngay khi bạn vừa có ý đồ thành lập nhóm. Hoặc giả ba mẹ bạn sẽ chửi mắng bạn và quyết liệt ngăn cản bạn bằng mọi biện pháp và họ biện minh đó là vì họ "yêu" bạn. Họ không cho bạn sống với ước mơ của mình, họ không để bạn tự do làm điều bạn muốn và khi bạn tham gia hoạt động xã hội..họ sẽ chửi bạn là thằng con ngu dại. Bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn, bạn không thể tập hợp được những bạn bè cùng chí hướng để lập kế hoạch cho bất cứ việc gì ngoại trừ chơi. Nhà trường sẽ tạo áp lực buộc bạn phải đi theo lề và nếu bạn bất tuân họ sẽ ném bạn ra khỏi cổng trường ra ngoài xã hội-cái xã hội nơi chỉ biết có tiền và thân thế. Bạn sẽ thất nghiệp, vật vờ và ý chí bị bẻ gẫy. Gia đình bạn sẽ gào lên và cho rằng thật nhục nhã khi có một thằng con như bạn! Bạn sẽ cô đơn vô cùng vô tận trong một xã hội mà ở đó người ta chỉ biết nghĩ và sống cho mình, không có mấy người làm tròn trách nhiệm một công dân xã hội.
Những ngày này, Voi thấy rất nhiều sự so sánh giới trẻ HK và giới trẻ VN. Càng ngưỡng mộ giới trẻ HK bao nhiêu thì người ta lại càng ngậm ngùi và không ít trách mắng giới trẻ VN bấy nhiêu. Voi cũng không tránh được tâm trạng đó. Tuy nhiên, khi ngồi nhìn lại mọi sự, Voi thấy thông cảm hơn là trách giới trẻ VN. Người mà Voi muốn trách là các bậc làm cha làm mẹ ở VN. Các vị đã làm hỏng chính đất nước này khi đi theo một con đường mà chính các vị cũng tù mù không biết nó dắt dân tộc về đâu. Cứ coi như là lúc đó các vị không biết và tin tưởng vào lý tưởng của các vị đi nhưng trải qua mấy chục năm càng ngày càng thụt lùi, càng ngày càng xuống cấp về mọi mặt mà các vị vẫn im lặng và mặc nhiên chấp nhận thì trách nhiệm của các vị với xã hội nằm ở đâu? Bên cạnh đó các vị lại góp sức cùng với hệ thống giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền hoang đường bằng thói gia trưởng, áp đặt theo hủ tục hoặc bảo bọc quá đáng làm hỏng hết thế hệ trẻ này đến thế hệ trẻ khác.
Gia đình là tế bào của xã hội. Những bậc làm cha mẹ là tấm gương cho con cái nhưng các vị luôn sợ hãi và câm lặng, bàng quan trước bất công sai trái thì những đứa trẻ trong gia đình lớn lên cũng sẽ như thế. Chính quyền độc tài tuyên truyền nhồi sọ và triệt tiêu tư duy, cho ra những sản phẩm cúi đầu tuân phục và các bậc cha mẹ luôn nhiệt tình hưởng ứng đầu độc, giết hại tâm hồn con trẻ từ khi nó mới sinh ra. Voi nói như thế có quá nặng nề không? Xin thưa không. Hãy nhìn lại chính mình từ những điều nhỏ nhất. Đã có bao giờ các vị ngăn cản con mình tự do leo trèo, tự do chơi bẩn, tự do cắt dán, vẽ viết thay vì hướng dẫn chúng chơi đúng cách? Đã có bao giờ các vị cấm đoán hoặc tước bỏ quyền được thử nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh của bọn trẻ mà các vị cho là nguy hiểm thay vì dạy cho chúng cách an toàn. Thấy hồ nước các vị cấm trẻ lại gần thay vì dạy chúng biết bơi. Thấy bạn của chúng "hư hỏng" (theo nhận định của các vị) thì các vị cấm con mình chơi cùng thay vì các vị dạy con mình nên tìm hiểu và giúp con mình quan tâm giúp đỡ bạn... Ví dụ nhiều vô cùng, kể sao cho xiết. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia với một cái khuôn quái gở ra đời, tồn tại, tiếp nối.. Hi vọng gì? Các vị kêu gào VN thụt hậu, không sản xuất nổi cái đinh gỉ nhưng cũng chính các vị sẳn sàng đánh đập bầm dập một đứa trẻ nếu nó tháo cái radio của các vị ra "nghiên cứu"! Chờ mong gì? Chính các vị đã giết chết sự sáng tạo, tìm tòi học hỏi của con trẻ và nhồi cho nó những điều không tưởng hoặc thói yêu-thương-có-điều-kiện.
Một xã hội có thay đổi hay không, có phát triển hay không là nhờ vào những con người trong xã hội đó. Giới trẻ VN ngày nay là sản phẩm tất yếu của cái xã hội nơi mà mọi giá trị văn minh, văn hóa, đạo đức bị bào mòn và mất dần. Chúng không thể phát triển bình thường và trở thành công dân xã hội trong một môi trường bị đầu độc từ nhà cho đến trường và xã hội như thế. Chúng ta muốn thay đổi, chúng ta muốn được hưởng phồn vinh, tự do dân chủ, yên bình nhưng chúng ta không chấp nhận hi sinh, đánh đổi trả giá thì mãi mãi chúng ta chỉ là những con cừu trong một đất nước ngày càng lùi dần về mông muội.
Thay đổi thể chế, thay đổi giáo dục để xây dựng lại mọi thứ, đào tạo lại con người? Vâng, điều đó lại cũng cần đến sự chấp nhận hi sinh, thay da đổi thịt-một quá trình đau đớn-mà không phải ai cũng sẳn sàng. Khi nào có được đám đông ý thức được trách nhiệm của chính mình đối với xã hội thì lúc đó chúng ta mới có thể làm nên cuộc đổi thay. Hãy vứt bỏ những tự hào ảo tưởng và nhìn lại chính mình. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, thay đổi tư duy chính mình và người khác từ gia đình ra xã hội.
Cùng nhau trao đổi vấn đề và tìm giải pháp là bạn đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Tri thức không tự dưng mà có, dân chủ, tự do, văn minh và phát triển không từ trên trời rơi xuống nếu chúng ta không đứng lên giành lấy và thực hiện quyền cũng như trách nhiệm của mình
Nghĩ về Joshua Wong và tuổi trẻ Việt Nam
Trong đêm thứ sáu ngày 26/09/14 vừa qua tại Quảng trường Dân sự (Civic Square), tuổi trẻ Hồng Kông đã chứng tỏ sự dũng cảm của mình khi đứng cùng nhau, kiên định đấu tranh vì một nền dân chủ thực sự cho Hồng Kông. Lời nhắn gởi của lãnh đạo sinh viên 17 tuổi Joshua Wong khi anh bị cảnh sát lôi kéo đi đã làm rung động trái tim người Hồng Kông và thế giới. Những thanh niên sinh viên khác đã cùng hát to, hô vang những khẩu hiệu và cố giành giật để cứu anh thoát khỏi tay cảnh sát nhưng vô hiệu.
Tôi tin nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã xúc động khi đọc lời nhắn gởi của Joshua Wong:"Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn".
Cảnh sát đã xịt hơi cay vào người biểu tình. Một số sinh viên bị thương, khi bị dẫn ra ngoài, họ bật khóc. Hàng trăm những sinh viên trẻ khác cùng đứng khoác tay, khóa vào nhau khi cảnh sát vây quanh họ bằng khiên chắn kim loại, một số đã hô vang "bất tuân dân sự". Những ngày sau đó, hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người dân Hồng Kông đã kéo đến cùng biểu tình để hỗ trợ các sinh viên này. Quang cảnh tràn ngập người trên các đường phố của Hồng Kông đã gợi lại nỗi khát khao về một nền dân chủ của các sinh viên Thiên An Môn 25 năm về trước. Nỗi khát khao này được ghi trong bản tuyên ngôn của sinh viên, trí thức và người lao động đã tham gia phong trào Thiên An Môn:
Dù những đôi vai của chúng ta vẫn không đủ sức mạnh, dù cái chết đối với chúng ta sẽ rất khắc nghiệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh cuộc sống, chúng ta không có chọn lựa nào khác khi lịch sử đòi hỏi chúng ta phải làm điều đó… Với vong linh của người đã khuất - chúng ta đấu tranh để được sống. Với sự tuyệt vọng để cứu lấy cái đất nước ích kỷ và không có nhuệ khí này - chúng ta dâng hiến bản thân mình. Nếu chúng ta không sẵn sàng để hy sinh thì còn ai sẽ làm điều đó đây?
Joshua Wong và tuổi trẻ Hồng Kông làm chúng ta nhớ đến hoàn cảnh đất nước mình, nhớ đến những người trẻ Việt Nam với một niềm hãnh diện xen lẫn một chút xót xa. Xót xa vì những người trẻ của chúng ta, những Nguyễn Đình Hà, Huỳnh Phương Ngọc, Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh… vẫn còn rất đơn độc. Chúng ta chưa có được hàng ngàn những người trẻ cùng đứng khoác tay nhau trên đường phố như những người bạn của Wong. Chúng ta cũng chưa có được con số hàng ngàn người đổ ra đường để hỗ trợ các bạn trẻ này đòi dân chủ, dù nỗi khát khao dân chủ, nỗi khát khao được sống với những phẩm chất của tự do và quyền con người của chúng ta cũng cháy bỏng không thua gì người dân Hồng Kông. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang có vô số điều để hãnh diện về tuổi trẻ Việt Nam. Giữa lao tù, giữa cô đơn, giữa những trấn áp hung bạo, những người trẻ Việt Nam vẫn âm thầm làm phần nhiệm vụ mà lịch sử giao phó cho họ. Dù những đôi vai ấy vẫn chưa đủ sức mạnh, nhưng các bạn đó đã cho chúng ta thấy rõ sự kiên định về điều họ đã chọn lựa. Họ nhận trách nhiệm với chính thế hệ của mình. Tôi muốn được nói đến những hành động đấu tranh bền bỉ của các thanh niên Công giáo và Tin lành.
Lê Diễn Đức
Nếu "Thiên An Môn" năm 1989 có bức tượng Nữ Thần Tự Do thì cuộc xuống đường ở Hồng kồng có Người Cầm Dù, được dựng lên vào sáng thứ Hai ngày 6 tháng 10, giờ địa phương, được làm bằng các tấm gỗ nhỏ ghép lại, biểu trưng cho sự đoàn kết, gắn bó, có ý nghĩa "chúng tôi quan tâm đến tất cả mọi người, ngay cả các vị cảnh sát".
Cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh và tiếp theo của phong trào Occupy Central có thể ngưng lại, vì nhiều lý do nhưng chắc chắn việc bầu cử năm 2017 sẽ đuợc nhà cầm quyền xem xét nghiêm túc. Nếu không, tôi nghĩ lại có những cuộc xuống đường nữa, mạnh mẽ và đông đảo hơn. Cho đến ngày bầu cử, những người làm ăn tại Hồng Kông có lẽ mới ý thức hết được giá trị của cuộc xuống đường. Không có sự cai quản nào tốt hơn nếu người lãnh đạo được bầu chọn bằng lá phiếu của người dân.
Bắc Kinh có đàn áp nhưng không dám mạnh tay bởi vì cuộc xuống đường ở Hồng Kồng đã được cả thế giới chú ý, theo dõi. Và bởi vì cuộc xuống đường diễn ra rất ôn hoà, văn minh, nên nếu có một "Thiên An Môn" thì sẽ đồng nghĩa với Trung Quôc bị chỉ trích và cô lập trên trường quốc tế.
-Son Tran
TIN MỚI VỀ: PHỤ HUYNH HỌC SINH CÙNG CÁC BANG HỘI VÀ VÕ ĐƯỜNG KÉO TỚI MONG KOK TRUY TÌM DU ĐẢNG.
Hằng trăm người kéo về Mong Kok vào giữa khuya hô vang khẩu hiệu quyết tâm bảo vệ người biểu tình, lên án nhóm thân Bắc Kinh và Cảnh sát.
"Hundreds of people supporting the protests massed in Mong Kok in what amounted to a counter-counter-protest, chanting slogans in defense of the students and against pro-Beijing forces and the police."
Đoàn người với nhiều võ sư và Bang Hội mặc đồng phục đen, nhiều thanh niên lực lưỡng chít khăn đỏ lên đầu mang biểu tượng "sẵn sàng chiến đấu và hy sinh". Đoàn "CHIẾN BINH" đã lùng sục một số khu xóm ở Mong Kok để truy tìm những tên du đảng đã tấn công các em học sinh.
Cô Joanna Chiu, một phóng viên ở HK cho biết là cô chứng kiến tận mắt một số đàn ông lớn tuổi đã tấn công tình dục một học sinh trẻ trong bộ đồng phục và cô đã kinh hoàng.
Một cư dân ở Mong Kok cho các "CHIẾN BINH" biết là ông đã chứng kiến Cảnh Sát bắt những tên du đảng và sau đó nhanh chóng thả họ ra, để những tên đó trở lại hành hung đoàn biểu tình. "bọn du đảng nói tiếng Đại Lục, bọn nầy đeo băng xanh trên tay" anh cho biết.
Tin tức từ phía Cảnh sát cho biết là có 12 người biểu tình bị thương và 6 cảnh sát. Trong số 12 người biểu tình bị du đảng đánh, có 5 em học sinh bị đánh tét đầu và bầm mặt.
Cảnh sát Hồng Kông cho biết hôm thứ Bảy rằng họ đã bắt giữ 19 người, một số người được cho là có mối quan hệ tổ chức tội phạm, nhưng không cho biết họ là ai. Các lãnh đạo biểu tình đòi hỏi danh sách những tên du đảng bị bắt là ở đâu, có phải cư dân Hồng Kông hay không!
Các "CHIẾN BINH" ở lại Mong Kok vào sáng thứ Bảy, quyết tâm truy tìm cho bằng được những tên du đảng đã đánh đập, hành hung con em của họ.
Người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu đón mừng các CHIẾN BINH, họ cảm thấy được an tâm hơn.
Anh Michael Yipu, 28 tuổi, một người làm kế toán cho một ngân hàng ở Mong Kok, lúc gặp các "CHIẾN BINH", anh cho biết : "Dĩ nhiên là tôi sợ lắm, nhưng chúng tôi phải ở lại để hỗ trợ tất cả mọi người"
Nguyễn Thùy Trang
Theo nhiều nguồn.
Phát biểu rất ấn tượng của một cảnh sát Hồng Kông hỗ trợ cuộc biểu tình.
Ảnh: [Một viên cảnh sát hỗ trợ Hồng-Kông: Tôi từ chức vì không muốn mình trở thành con rối chính trị] Tôi từng tin rằng mình là người may mắn nhất quả đất vì đã có được một lúc hai công việc mơ ước từ thuở nhỏ. Tống giam được bọn tội phạm, tôi đã từng cảm thấy tự hào và vinh dự. Thế nhưng từ đêm nay tôi đã có thể trở thành sếp của chính mình; tôi từ bỏ công việc tay trái đầy vinh dự ấy vì tôi không muốn mình bị người ta điều khiển như một con rối chính trị.
Người dân Hồng Kông các bạn hãy giữ vững niềm tin. Dù có thể phải trả một cái giá rất đắt nhưng vì đây là Hông Kông, chiến thắng của chúng ta đang ở phía trước.
Nguồn: Dân Luận
Hong Kong erupts even as China tightens screws on civil society (WP 30-9-14)
China is Hong Kong’s future – not its enemy (Guardian 30-9-14) -- Bài của Martin Jacques (có vẻ bênh Bắc Kinh!)
Về Joshua Wong, lãnh tụ biểu tình ở Hong Kong: Joshua Wong: The 17-Year-Old Public Face of Hong Kong's Protests (WSJ 30-9-14) -- Cậu này rất hay ở chỗ cậu ta không định đi du học, dù có cơ hội. Cậu ta trả lời: ""I'm not that smart…I want to do social work," he said in an interview. "How could I leave now in this circumstance. If I leave, [the government] might use the chance to ridicule me." The People Behind Hong Kong's Protests (FP 30-9-14)
-Nhìn JOSHUA WONG
nghĩ về Vấn Đề LÃNH TỤ -Nguyễn Hưng Quốc
30.09.2014
Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) được xem là một nhà hoạt động kiểu mới của thời đại liên mạng.
Lâu nay, những người quan tâm đến tình hình chính trị thường than thở là điều thiếu nhất, và do đó, cần nhất, trong quá trình tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam là vấn đề lãnh tụ: Chúng ta chưa có một gương mặt và một tên tuổi nổi tiếng được cả nước cũng như quốc tế biết đến và ngưỡng mộ như Nelson Mandela ở Nam Phi trước đây hoặc Aung San Suu Kyi ở Miến Điện hiện nay.
Đành là đúng. Hiển nhiên đó là một điều đáng tiếc. Nhưng từ sự đáng tiếc ấy mà đâm ra bi quan lại là một sai lầm. Có hai lý do chính: Một, trên thế giới, trong thời gian vừa qua, xuất hiện một số phong trào tranh đấu cho dân chủ mà không hề có lãnh tụ nào cả (ví dụ tiêu biểu nhất là các cuộc xuống đường lật đổ các chế độ độc tài tại Trung Đông và Bắc Phi vào đầu năm 2011); và hai, lãnh tụ thường xuất hiện TRONG và VỚI chứ không phải TRƯỚC quá trình tranh đấu; nói cách khác, chúng ta phải tranh đấu trước, từ đó, sẽ xuất hiện một hoặc một vài cá nhân nổi bật lên đóng vai lãnh tụ thay vì chờ đợi có lãnh tụ rồi mới xuống đường tranh đấu.
Đằng sau sai lầm ấy là một sai lầm khác: phần lớn chúng ta hình dung lãnh tụ là những tên tuổi lớn, theo nghĩa, một, có tuổi tác; hai, có bằng cấp cao; và ba, được xã hội cũng như quốc tế biết và kính trọng.
Những quan niệm sai lầm ấy không những phổ biến ở những người bình thường mà còn xuất hiện ở cả những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam: Ở họ, tôi thấy nhiệt tình và can đảm thì có thừa, nhưng vẫn có cái gì đó như thiếu tự tin: Họ vừa hoạt động vừa loay hoay chờ đợi lãnh tụ. Nhiều lần, tôi cứ tự hỏi: Tại sao lãnh tụ lại không phải là họ, chính những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam nhỉ? Nói cách khác, tại sao lãnh tụ lại không phải là một Nguyễn Phương Uyên hay một Đinh Nguyên Kha hay bất cứ một ai đó nhỉ? Họ trẻ quá hoặc còn thiếu kinh nghiệm quá ư?
Những thắc mắc ấy có thể được trả lời qua kinh nghiệm của Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) tại Hong Kong hiện nay.
Sinh ngày 13 tháng 10, 1996, Joshua Wong có một thân hình khá gầy gò, khuôn mặt hơi choắt, gò má hóp, đôi kính cận dày, trông có vẻ như một học sinh trung học hơn là một sinh viên năm thứ nhất ở đại học. Khuôn mặt ấy còn trẻ hơn cả Nguyễn Phương Uyên lúc cô xuất hiện với chiếc áo sơ mi trắng trước toà án tỉnh Long An vào ngày 16 tháng 5, 2013. Trẻ hơn bất cứ một người hoạt động nào được biết đến ở Việt Nam lâu nay. Trẻ đến độ khiến mọi người phải kinh ngạc trước khi khâm phục.
Vậy mà chính người thiếu niên 17 tuổi lại làm cả guồng máy lãnh đạo đông đảo, hung hãn và mạnh mẽ ở Bắc Kinh phải lo lắng. Hệ thống tuyên truyền nhà nước ở Trung Quốc không ngớt vu khống và bôi xấu Joshua Wong. Họ xem anh như một phần tử quá khích, kẻ kích động quần chúng, một nhân vật nguy hiểm của chế độ không những chỉ ở Hong Kong mà còn ở Trung Quốc nói chung: Ai cũng biết Hong Kong chỉ là một phần của Trung Quốc, bất cứ phong trào dân chủ nào tại Hong Kong, nếu thành công, cũng đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các địa phương khác trong nội địa Trung Quốc.
Chưa hết, người thiếu niên ấy, mặc dù chỉ mới 17 tuổi, đã có một bề dày tranh đấu nhiều năm, ngay từ năm 2011, lúc Joshua mới 14 tuổi. Ngày ấy, cùng với một người bạn học, Ivan Lam (Lâm Lương Ngạn), Joshua thành lập một phong trào gọi là Học Dân Tư Triều (Scholarism) nhằm tranh đấu chống lại âm mưu chính trị hoá giáo dục của Trung Quốc tại Hong Kong. Phong trào, với lực lượng nòng cốt trên 300 học sinh và sinh viên, vào năm 2012, tổ chức các cuộc biểu tình có lúc lôi kéo đến 100,000 người tham dự, khiến, cuối cùng, chính quyền Trung Quốc phải bãi bỏ âm mưu nhồi sọ học sinh Hong Kong ấy.
Suốt mấy năm vừa qua, Joshua Wong không ngừng hoạt động, thường xuyên post bài lên facebook (với hơn 200,000 người theo dõi thường xuyên), trả lời các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông các nơi, hơn nữa, còn viết cả cuốn sách nhan đề Tôi không phải là anh hùng (I am not a Hero). Trẻ, nhưng Joshua Wong có khả năng lý luận mạch lạc và chặt chẽ, một khả năng diễn đạt hùng hồn và lôi cuốn, có thể đánh bại nhiều đối thủ lớn tuổi, học thức cao và dày dặn kinh nghiệm chính trị tại Hong Kong.
Joshua Wong được xem là một “lãnh tụ”, một nhà hoạt động kiểu mới của thời đại liên mạng (wired activist), lúc nào cũng cầm điện thoại di động trên tay để nói chuyện với người này, thuyết phục người khác, viết và post bài lên facebook. Joshua có những tuyên bố rất ấn tượng, chẳng hạn, “cải cách chính trị là một vấn đề nòng cốt của mọi vấn đề” hay “Học sinh sinh viên đến đứng ở tuyến đầu của mỗi thế kỷ” hay “Chúng ta tranh đấu cho mục tiêu [dân chủ] mà không cần phân tích khả năng thành công bởi vì nếu nghĩ quá nhiều đến điều đó, bạn sẽ không dám dấn thân làm gì cả”.
Giới quan sát cho một trong những thành công lớn nhất của Joshua Wong là đã thức tỉnh được đông đảo học sinh và sinh viên tại Hong Kong, những người thường hờ hững và dửng dưng trước các vấn đề chính trị. Nhiệt tình của anh, như một ngọn lửa, làm bùng cháy ý thức dấn thân của bạn bè cùng thế hệ.
Khi các phóng viên bày tỏ sự ngạc nhiên trước tuổi tác của Joshua Wong, anh nói: “Đúng là không phải là chuyện thường thấy một học sinh 15 tuổi lãnh đạo một phong trào quần chúng chống lại chính quyền một cách hoà bình […] Chỉ ở Hong Kong, chuyện ấy mới xảy ra”. Rồi Joshua Wong kể, một cách tự tin, mới rồi, một học sinh 12 tuổi xin tham gia vào phong trào của anh.
Niềm tự hào của Joshua Wong hoàn toàn chính đáng. Nhưng những gì xảy ra ở Hong Kong cũng có thể xảy ra ở những nơi khác. Kể cả Việt Nam. Đã đành hoàn cảnh khác, nhưng lòng khao khát dân chủ và ý chí tranh đấu để được sống như một con người thì ở đâu cũng giống nhau.
http://www.voatiengviet.com/archive/blog-nguyen-hung-quoc/latest/1778/1782.html
và
Joshua Wong - Thủ Lãnh BT của HK là ai?-
Bài mới “HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA”.
Nguyễn Quang Duy
Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all" tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta".
Các bạn trẻ cũng thường xuyên hô vang "Họ không thể giết hết chúng ta" để nói lên quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Hồng Kông một lãnh thổ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 đã chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 với quy định dân chúng Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị ít nhất 50 năm hay đến năm 2047.
Trong vòng 150 năm dưới sự quản lý của người ngọai quốc, người dân Hồng Kông được cho là chỉ biết kiếm tiền, chỉ sống vì tiền và ở đây tiền là tất cả. Nay đã đổi khác.
Diễn Biến
Ngày 13-9-2014 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ra quyết định tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phải được chấp thuận bởi một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định. Kiểu “Đảng cử Dân bầu” được diễn ra tại Việt Nam bấy lâu nay.
Quyết định đã gây phẫn nộ mọi tầng lớp dân chúng Hồng Kông nhất là trong giới trẻ.
Năm 2011, tại Hồng Kông đã xảy ra một chuyển biến lớn lao, Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) một người trẻ, khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc 1997 chưa đến 1 tuổi, đã đứng lên kêu gọi biểu tình phản đối việc áp dụng Chương Trình giáo dục kiểu cộng sản.
Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã được 120 ngàn người đáp ứng với 13 bạn trẻ tình nguyện tuyệt thực phản đối. Họ bao vây trụ sở Hành Chính Hồng Kông và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.
Lần này Hoàng Chí Phong lại tiếp tục đứng lên kêu gọi nhân ngày Quốc Khánh 1-10-2014, kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc, người dân Hồng Kông hãy xuống đường đòi hỏi quyền tự quyết cho mình.
Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, rõ ràng đây là một thách thức chính trị. Vì nếu họ để một người không cộng sản lãnh đạo Hồng Kông họ sẽ mất kiểm sóat và nhiều rủi ro khó lường trước.
Đòi hỏi tự do ứng cử và bầu cử sẽ lan sang lục địa, nơi mà hiện nay đảng Cộng sản đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội.
Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã nhanh chóng được được giới học sinh và sinh viên đáp ứng bằng cách bãi khóa xuống đường biểu tình, bao vây khu hành chánh. Các tổ chức chính trị và dân sự khác khi thấy giới trẻ dấn thân cũng nhanh chóng nhập cuộc.
Ngày 22-9 chừng 13.000 học sinh đã bắt đầu một tuần lễ bãi khóa, toạ kháng tại khuôn viên đại học. Hình ảnh những người trẻ với nơ vàng hay khăn vàng buộc trên trán đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh lần này.
Họ thành lập nhóm Chiếm Khu Trung Tâm (Occupy Central) khởi đầu chiến dịch bất tuân dân sự vận động biểu tình ngày 1-10 sắp tới.
Để đáp lại nhà cầm quyền Hồng Kông đã bắt giữ lãnh đạo phong trào Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), nhưng chỉ giam 2 ngày thì tòa án Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát phải thả.
Ngày thứ bảy 27-9, chừng 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm hành chính trung ương.
Cảnh hằng chục ngàn thanh thiếu niên trẻ một cách ôn hòa và trật tự tiến vào khu trung tâm đã nhanh chóng được truyền thông rộng rãi trên tòan thế giới.
Sáng sớm chủ Nhật ngày 28-9, khi cảnh sát bắt giữ một số sinh viên tại trụ sở chính của khu hành chính trung ương, nhóm Chiếm Khu Trung Tâm ra quyết định khởi động các cuộc biểu tình sớm hơn dự định.
Đến tối, theo lệnh Bắc Kinh cảnh sát đã chính thức cảnh báo cuộc biểu tình là “bất hợp pháp” và thẳng tay đàn áp. Cảnh sát xịt hơi cay, bắn lựu đạn cay, bắt giữ thành phần lãnh đạo sinh viên.
Mặc cho phía cảnh sát đàn áp đòan biểu tình vẫn tiếp tục bám lấy Trung Tâm Hồng Kông .
Cuối cùng cảnh sát phải rút lui nhưng lại có tin đồn Trung Quốc đã mang xe tăng và quân đội vào Hồng Kông và sẽ ra tay đàn áp như đã xẩy ra tại Thiên An Môn năm 1989.
Vài kinh nghiệm từ Thiên An Môn:
Đầu năm 1989, khi đang học Cao Học tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University), tôi có dịp đã tiếp xúc với những sinh viên từ Trung Quốc ra hải ngọai để vận động cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, sau đó tôi đã giúp họ rất nhiều trong việc tổ chức biểu tình và ngọai vận nên cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.
Những người đứng đầu vận động đều thuộc thành phần “con ông cháu cha cộng sản” nên rất tự tin sẽ không bị đảng Cộng sản “tắm máu”. Điều này tôi đã công khai không tin ngay khi họ đưa ra chương trình.
Sau này mới biết chính con của Đại Sứ Trung Quốc tại Úc lúc ấy đã bị chết (mà không lấy được xác) tại Thiên An Môn.
Họ có tổ chức, có sửa sọan, có các thành phần từ Bộ Chính Trị hổ trợ, rất ôn hòa, bất bạo động, biết chinh phục binh lính Trung Quốc…, nhưng vì quá lý tưởng và quá chủ quan nên đã thất bại.
Thành phần lãnh đạo sinh viên có thể cũng đã đánh giá sai sự hỗ trợ của những quốc gia Tây Phương, nên không vận động đúng mức.
Cùng lắm khi Hồng Quân nổ súng thì ông Thủ tướng Úc Bob Hawke lúc bấy giờ chỉ rơi vài giọt nước mắt (khóc) và loan báo Úc sẽ nhận các sinh viên đang học tại Úc và sinh viên đã biểu tình tại Thiên An Môn nếu họ muốn xin tị nạn.
Thời điểm đã khác, hòan cảnh đã khác, địa điểm cũng khác và nhất là những người lãnh đạo đã khác nên xin chia sẻ một số nhận xét trong cuộc vận động lần này.
Nhận xét
Đầu tiên là giới trẻ Hồng Kông có nhận thức về chính trị hiểu rõ quyền lợi và quyền lực của họ khi dấn thân đấu tranh.
Một sinh viên Hồng Kông cho báo chí biết, cô và gia đình rất sợ bị bắn chết như đã xẩy ra tại Thiên An Môn nhưng không phải vì sợ mà cô sẽ phải hy sinh quyền được ứng cử và bầu cử tự do.
Chính vì sự sợ hãi khi cảnh sát tấn công các bạn trẻ đã giương cao và thường xuyên hô vang khẩu hiệu "Họ không thể giết hết chúng ta". Đó là một cách để các bạn duy trì trật tự và quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Các bạn trẻ rành công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu. Họ biết sử dụng các thiết bị mới nhất nên ngay cả việc cắt mạng hay cúp điện vẫn không bị ảnh hưởng.
Mỗi bạn trẻ đã trở thành một chiến sĩ thông tin cho nhau vì thế mặc dù bị tấn công họ đã chủ động được tình hình cho đến khi cảnh sát phải rút lui.
Mặc dù rất mệt mỏi có người cho biết đã ít ăn ít ngủ cả tuần nhưng tất cả luôn giữ trật tự hàng ngũ.
Dự tính trước cảnh sát sẽ xịt hơi cay và bắn lựu đạn cay các bạn đã sửa sọan áo mưa, đồ che mũi, khăn và nước. Khi cảnh sát bắn nước vào tất cả các bạn đã đồng lọat nằm xuống để tránh và lại ngồi dậy tiếp tục đấu tranh.
Các hình ảnh vừa đẹp vừa khí thế của các bạn đã được truyền đi tòan thế giới.
Thông tin cũng đã nhanh chóng tạo thành nhều cuộc biểu tình nhỏ ở các khu vực khác. Hằng ngàn người phong tỏa một con đường chính băng qua vịnh ở Mongkok, hằng ngàn người biểu tình ở Causeway buộc cảnh sát phải chia lực lượng và cuối cùng phải rút lui.
Về phía cảnh sát Hồng Kông xem ra họ đã phải gượng gạo thi hành lệnh từ Bắc Kinh nhưng rất chuyên môn và không có những cảnh đánh người biểu tình như vẫn xẩy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.
Một đặc điểm khác với các cuộc biểu tình tại Việt Nam là thay vì tập trung vào buổi sáng, tại Hồng Kông tập trung vào buổi chiều tối như vậy sẽ có thêm người tham dự sau giờ làm. Nhiều người tham dự biểu tình không khác gì đi thăm khu phố trung ương.
Các hình ảnh về cung cấp lương thực và thức uống cho thấy mặc dù tự phát đòan biểu tình đã sinh họat trong tổ chức và có phân công công việc một cách rõ ràng.
Một hình ảnh khác đáng học hỏi là những người biểu tình luôn thu dọn vệ sinh các khu vực biểu tình và đưa ra trước công chúng nhiều khẩu hiệu xin lỗi đã làm cản trở giao thông hay cản trở công việc giao dịch.
Dù kiên quyết đấu tranh các bạn trẻ không lạc quan quá mức để tin rằng sẽ làm thay đổi quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng không phải vì thế mà họ không dấn thân cho nền dân chủ thật sự tại Hồng Kông .
Thế giới đang hướng về các bạn trẻ Hồng Kông
Tại tiểu bang Victoria mấy hôm nay, hằng trăm sinh viên học sinh đã tụ tập trước Thư Viện Thành Phố Melbourne để tỏ lòng ủng hộ tinh thần đấu tranh của người dân Hồng Kông .
Tại Úc châu, ông Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu cũng vừa đưa ra một Thông Báo Báo Chí:
“Thể chế cộng sản đã lấy đi tự do và dân chủ Việt Nam, vì thế chúng tôi rất đồng cảm với lập trường cương quyết của người Hồng Kông. Người Hồng Kông không thể cho phép nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh cướp đi quyền tự quyết của họ. Vì đó là khởi đầu để họ phải mất đi các quyền khác rồi mất đi tự do.”
Ông cho biết Cộng Đồng kêu gọi thế giới lên tiếng và đứng về phía của người dân Hồng Kông để tránh một cuộc đổ máu như đã xảy ra tại Thiên An Môn.
Ông kêu gọi người Việt ngày 1-10-2014 mặc áo vàng hay thắt nơ vàng để chứng tỏ sự đòan kết ủng hộ người dân và những người biểu tình tại Hồng Kông.
Hai khẩu hiệu khác được sử dụng rộng rãi trong cuộc biểu tình là "Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc" (Down with the Chinese Communist Party!) và "Chúng tôi muốn phổ thông đầu phiếu!" (We want universal suffrage!).
Thứ tư 1-10-2014 đã có hằng trăm ngàn người đổ về khu trung tâm và nếu không đạt được đòi hỏi người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục đấu tranh, nền dân chủ Hồng Kông sẽ mãi gắn liền với nền dân chủ tòan thế giới.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
1-10-2014
----
---
'Nếu Joshua Wong ở Việt Nam...'
TUỔI TRẺ HONG KONG, VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, XÃ HỘI
Facebook Bích Ngà (Ngà Voi )
Mấy ngày này ngoài công việc, có bao nhiêu thời gian rảnh thì Voi lại vào mạng và chăm chú hướng về Hong Kong, nơi có các bạn trẻ đang tranh đấu đòi dân chủ cho quê hương mình.
Qua các bài báo, thông tin, hình ảnh và qua xem trực tiếp trên link youtube có thể thấy các bạn trẻ HK rất có ý thức tổ chức và hành động rất nhịp nhàng. Mỗi một bạn trẻ là một thủ lĩnh tiềm năng và sẳn sàng đứng lên thay thế nên chiêu "bắt nhốt, cô lập những người đứng đầu" của chính quyền đã không thể dập tắt được các cuộc biểu tình diễn ra. Các bạn trẻ không đập phá, đốt xe cảnh sát, không chửi bới nhục mạ khiêu khích cảnh sát, không đập phá hôi của. Các bạn thu gom rác, giữ sạch sẽ nơi công cộng. Các bạn nhanh nhạy cập nhật thông tin lên internet và dùng nước mắt cùng lòng kiên định của mình để đối phó với dùi cui và hơi cay. Và các bạn đã cho chính quyền, người dân và cả thế giới thấy việc các bạn đang làm là đúng đắn. Các bạn kêu gọi sự ủng hộ của mọi giới, mọi nước từ chính hành động của mình. Người dân HK ủng hộ các bạn, cha mẹ các bạn ủng hộ các bạn và tất cả đã làm nên một sức mạnh to lớn. Vì sao các bạn làm được những điều ấy? Vì các bạn có một môi trường phát triển tốt, các bạn được nuôi dạy để trở thành những công dân xã hội đầy trách nhiệm và nhân bản.
Ngưỡng mộ cùng khâm phục các bạn trẻ HK, nhìn lại đất nước mình, thế hệ trẻ ở đất nước mình mà không khỏi ngậm ngùi. Đất nước này không hề thiếu những thanh niên nhiệt huyết như Joshua Wong. Đã có những bạn trẻ phải vào tù vì hành động yêu nước, đòi dân chủ cho quê hương. Những cuộc biểu tình, xuống đường của các nhóm xã hội dân sự khởi xướng thường không thu hút được nhiều người tham gia. Những người tham gia biểu tình dễ dàng bị đàn áp, bắt bớ, đánh đập và các cuộc biểu tình nhanh chóng bị phá vỡ. Lần hồi chìm ngấm. Khi có các cuộc biểu tình lớn nổ ra thì lại xảy ra tình trạng đập phá, hôi của, đốt phá quá tàn tệ. Người dân không tham gia hưởng ứng và không ủng hộ biểu tình dưới mọi hình thức. Và cũng chính người dân xuống đường biểu tình dưới hình thức xin-cho khi và chỉ khi quyền lợi chén cơm manh áo sát sườn bị đụng đến. Các nhà hoạt động xã hội dân sự cô đơn, chia rẻ và không tập hợp được lực lượng. Bên cạnh đó họ còn phải chịu đựng áp lực từ gia đình, người thân, bạn bè và có nguy cơ tù đày bất cứ lúc nào.
Voi tự hỏi, nếu Joshua Wong ở Việt nam, bạn làm được gì? Có thể bạn sẽ bị bắt, bị nhốt ngay khi bạn vừa có ý đồ thành lập nhóm. Hoặc giả ba mẹ bạn sẽ chửi mắng bạn và quyết liệt ngăn cản bạn bằng mọi biện pháp và họ biện minh đó là vì họ "yêu" bạn. Họ không cho bạn sống với ước mơ của mình, họ không để bạn tự do làm điều bạn muốn và khi bạn tham gia hoạt động xã hội..họ sẽ chửi bạn là thằng con ngu dại. Bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn, bạn không thể tập hợp được những bạn bè cùng chí hướng để lập kế hoạch cho bất cứ việc gì ngoại trừ chơi. Nhà trường sẽ tạo áp lực buộc bạn phải đi theo lề và nếu bạn bất tuân họ sẽ ném bạn ra khỏi cổng trường ra ngoài xã hội-cái xã hội nơi chỉ biết có tiền và thân thế. Bạn sẽ thất nghiệp, vật vờ và ý chí bị bẻ gẫy. Gia đình bạn sẽ gào lên và cho rằng thật nhục nhã khi có một thằng con như bạn! Bạn sẽ cô đơn vô cùng vô tận trong một xã hội mà ở đó người ta chỉ biết nghĩ và sống cho mình, không có mấy người làm tròn trách nhiệm một công dân xã hội.
Những ngày này, Voi thấy rất nhiều sự so sánh giới trẻ HK và giới trẻ VN. Càng ngưỡng mộ giới trẻ HK bao nhiêu thì người ta lại càng ngậm ngùi và không ít trách mắng giới trẻ VN bấy nhiêu. Voi cũng không tránh được tâm trạng đó. Tuy nhiên, khi ngồi nhìn lại mọi sự, Voi thấy thông cảm hơn là trách giới trẻ VN. Người mà Voi muốn trách là các bậc làm cha làm mẹ ở VN. Các vị đã làm hỏng chính đất nước này khi đi theo một con đường mà chính các vị cũng tù mù không biết nó dắt dân tộc về đâu. Cứ coi như là lúc đó các vị không biết và tin tưởng vào lý tưởng của các vị đi nhưng trải qua mấy chục năm càng ngày càng thụt lùi, càng ngày càng xuống cấp về mọi mặt mà các vị vẫn im lặng và mặc nhiên chấp nhận thì trách nhiệm của các vị với xã hội nằm ở đâu? Bên cạnh đó các vị lại góp sức cùng với hệ thống giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền hoang đường bằng thói gia trưởng, áp đặt theo hủ tục hoặc bảo bọc quá đáng làm hỏng hết thế hệ trẻ này đến thế hệ trẻ khác.
Gia đình là tế bào của xã hội. Những bậc làm cha mẹ là tấm gương cho con cái nhưng các vị luôn sợ hãi và câm lặng, bàng quan trước bất công sai trái thì những đứa trẻ trong gia đình lớn lên cũng sẽ như thế. Chính quyền độc tài tuyên truyền nhồi sọ và triệt tiêu tư duy, cho ra những sản phẩm cúi đầu tuân phục và các bậc cha mẹ luôn nhiệt tình hưởng ứng đầu độc, giết hại tâm hồn con trẻ từ khi nó mới sinh ra. Voi nói như thế có quá nặng nề không? Xin thưa không. Hãy nhìn lại chính mình từ những điều nhỏ nhất. Đã có bao giờ các vị ngăn cản con mình tự do leo trèo, tự do chơi bẩn, tự do cắt dán, vẽ viết thay vì hướng dẫn chúng chơi đúng cách? Đã có bao giờ các vị cấm đoán hoặc tước bỏ quyền được thử nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh của bọn trẻ mà các vị cho là nguy hiểm thay vì dạy cho chúng cách an toàn. Thấy hồ nước các vị cấm trẻ lại gần thay vì dạy chúng biết bơi. Thấy bạn của chúng "hư hỏng" (theo nhận định của các vị) thì các vị cấm con mình chơi cùng thay vì các vị dạy con mình nên tìm hiểu và giúp con mình quan tâm giúp đỡ bạn... Ví dụ nhiều vô cùng, kể sao cho xiết. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia với một cái khuôn quái gở ra đời, tồn tại, tiếp nối.. Hi vọng gì? Các vị kêu gào VN thụt hậu, không sản xuất nổi cái đinh gỉ nhưng cũng chính các vị sẳn sàng đánh đập bầm dập một đứa trẻ nếu nó tháo cái radio của các vị ra "nghiên cứu"! Chờ mong gì? Chính các vị đã giết chết sự sáng tạo, tìm tòi học hỏi của con trẻ và nhồi cho nó những điều không tưởng hoặc thói yêu-thương-có-điều-kiện.
Một xã hội có thay đổi hay không, có phát triển hay không là nhờ vào những con người trong xã hội đó. Giới trẻ VN ngày nay là sản phẩm tất yếu của cái xã hội nơi mà mọi giá trị văn minh, văn hóa, đạo đức bị bào mòn và mất dần. Chúng không thể phát triển bình thường và trở thành công dân xã hội trong một môi trường bị đầu độc từ nhà cho đến trường và xã hội như thế. Chúng ta muốn thay đổi, chúng ta muốn được hưởng phồn vinh, tự do dân chủ, yên bình nhưng chúng ta không chấp nhận hi sinh, đánh đổi trả giá thì mãi mãi chúng ta chỉ là những con cừu trong một đất nước ngày càng lùi dần về mông muội.
Thay đổi thể chế, thay đổi giáo dục để xây dựng lại mọi thứ, đào tạo lại con người? Vâng, điều đó lại cũng cần đến sự chấp nhận hi sinh, thay da đổi thịt-một quá trình đau đớn-mà không phải ai cũng sẳn sàng. Khi nào có được đám đông ý thức được trách nhiệm của chính mình đối với xã hội thì lúc đó chúng ta mới có thể làm nên cuộc đổi thay. Hãy vứt bỏ những tự hào ảo tưởng và nhìn lại chính mình. Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất, thay đổi tư duy chính mình và người khác từ gia đình ra xã hội.
Cùng nhau trao đổi vấn đề và tìm giải pháp là bạn đang thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Tri thức không tự dưng mà có, dân chủ, tự do, văn minh và phát triển không từ trên trời rơi xuống nếu chúng ta không đứng lên giành lấy và thực hiện quyền cũng như trách nhiệm của mình
----
Nguyệt Quỳnh
Tôi tin nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng đã xúc động khi đọc lời nhắn gởi của Joshua Wong:"Tương lai của Hồng Kông tùy thuộc vào bạn, bạn và bạn".
Cảnh sát đã xịt hơi cay vào người biểu tình. Một số sinh viên bị thương, khi bị dẫn ra ngoài, họ bật khóc. Hàng trăm những sinh viên trẻ khác cùng đứng khoác tay, khóa vào nhau khi cảnh sát vây quanh họ bằng khiên chắn kim loại, một số đã hô vang "bất tuân dân sự". Những ngày sau đó, hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn người dân Hồng Kông đã kéo đến cùng biểu tình để hỗ trợ các sinh viên này. Quang cảnh tràn ngập người trên các đường phố của Hồng Kông đã gợi lại nỗi khát khao về một nền dân chủ của các sinh viên Thiên An Môn 25 năm về trước. Nỗi khát khao này được ghi trong bản tuyên ngôn của sinh viên, trí thức và người lao động đã tham gia phong trào Thiên An Môn:
Dù những đôi vai của chúng ta vẫn không đủ sức mạnh, dù cái chết đối với chúng ta sẽ rất khắc nghiệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh cuộc sống, chúng ta không có chọn lựa nào khác khi lịch sử đòi hỏi chúng ta phải làm điều đó… Với vong linh của người đã khuất - chúng ta đấu tranh để được sống. Với sự tuyệt vọng để cứu lấy cái đất nước ích kỷ và không có nhuệ khí này - chúng ta dâng hiến bản thân mình. Nếu chúng ta không sẵn sàng để hy sinh thì còn ai sẽ làm điều đó đây?
Joshua Wong và tuổi trẻ Hồng Kông làm chúng ta nhớ đến hoàn cảnh đất nước mình, nhớ đến những người trẻ Việt Nam với một niềm hãnh diện xen lẫn một chút xót xa. Xót xa vì những người trẻ của chúng ta, những Nguyễn Đình Hà, Huỳnh Phương Ngọc, Đinh Nhật Uy, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh… vẫn còn rất đơn độc. Chúng ta chưa có được hàng ngàn những người trẻ cùng đứng khoác tay nhau trên đường phố như những người bạn của Wong. Chúng ta cũng chưa có được con số hàng ngàn người đổ ra đường để hỗ trợ các bạn trẻ này đòi dân chủ, dù nỗi khát khao dân chủ, nỗi khát khao được sống với những phẩm chất của tự do và quyền con người của chúng ta cũng cháy bỏng không thua gì người dân Hồng Kông. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang có vô số điều để hãnh diện về tuổi trẻ Việt Nam. Giữa lao tù, giữa cô đơn, giữa những trấn áp hung bạo, những người trẻ Việt Nam vẫn âm thầm làm phần nhiệm vụ mà lịch sử giao phó cho họ. Dù những đôi vai ấy vẫn chưa đủ sức mạnh, nhưng các bạn đó đã cho chúng ta thấy rõ sự kiên định về điều họ đã chọn lựa. Họ nhận trách nhiệm với chính thế hệ của mình. Tôi muốn được nói đến những hành động đấu tranh bền bỉ của các thanh niên Công giáo và Tin lành.
Ngày 3/9/14 vừa qua, chúng ta lại nhận được tin tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương đã tuyệt thực để phản đối các vi phạm của quản giáo trại giam. Theo gia đình anh Cương cho biết anh bị kỷ luật và bị cùm chân là do đã lên tiếng để bảo vệ một tù nhân cùng phòng đã bị quản giáo đánh đập. Suốt từ năm 2011 cho đến nay, từ khi các bạn trẻ này bị bắt giam, chúng ta vẫn không ngừng nghe nói về cách hành xử và những hoạt động đấu tranh của họ, xin đơn cử một vài trường hợp:
Và cách đây không lâu, hai sinh viên Trần Minh Nhật và Trần Hữu Đức đã tuyệt thực để đòi quyền được thực hành niềm tin tôn giáo của tù nhân trong trại tù.
Trong một xã hội mà sự tử tế trở nên khan hiếm, người ta chợt tìm thấy niềm an ủi và hy vọng từ những tù nhân trẻ tuổi này. Họ gồm có mười bảy người, bị bắt gần như đồng loạt, chỉ cách nhau trên dưới một tháng. Họ là những thanh niên đi cứu trợ đồng bào lũ lụt, góp nhặt ve chai gây quỹ, đi lượm nhặt các thai nhi bị vất bỏ, vận động các bà mẹ không nạo phá thai, giúp đỡ những thanh niên cai nghiện, v.v… Vậy mà những người trẻ này đã và đang phải gánh chịu những bản án bất công, có người phải chịu đến 13 năm tù như trường hợp hai anh Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu.
Những thanh niên Công giáo và Tin lành này là hiện thân của những giá trị mà chúng ta muốn vực dậy. Điều đáng nói ở đây là chúng ta có đang thờ ơ với những hy sinh và nỗ lực của họ hay không?
Một nhà văn đã nói: nhân cách của một con người được nhìn thấy rõ hơn khi họ bị xô ngã. Chúng ta đã bị xô ngã, tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng đã bị xô ngã đến xấp mặt, chúng ta đã làm gì để vực dậy chính mình?
Trong buổi biểu tình ngày 29/9 vừa qua ở Hồng Kông, một tài xế lái taxi 55 tuổi, ông Edward Yeung đã nói với hàng rào cảnh sát chống bạo động rằng: “Nếu tôi không đứng lên hôm nay, tôi sẽ ghê tởm bản thân mình trong tương lai. Ngay cả khi phải bị khép tội hình sự vì hành động này thì đó sẽ là một điều vinh quang”.
Joshua Wong, tức Hoàng Chi Phong, không chỉ làm rung chuyển Hồng Kông, mà có lẽ anh còn đánh thức cả thế giới, bao gồm luôn giới trẻ Việt Nam và tầng lớp thống trị Cộng Sản. Lãnh tụ hay minh chúa đâu nhất thiết phải là người cực kỳ "tài cao hiểu rộng", không nhất thiết phải có một "thành tích lẫy lừng", ... chỉ cần có "thiện tâm & quyết tâm" trong tinh thần trách nhiệm với chính mình và lòng yêu thương lẽ phải. Có lẽ những yếu tố trên đã đem hàng vạn người Hồng Kông đến đứng sau lưng chàng sinh viên 17 tuổi này.
Trở lại với những người trẻ của chúng ta, không lâu trước khi được phóng thích, tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh đã có dịp gặp anh Đặng Xuân Diệu trong trại giam. Anh Diệu lúc đó rất xanh xao vì vừa trải qua một giai đoạn tuyệt thực dài. Khi chào từ giã nhau, Đặng Xuân Diệu đã nói với bà Minh rằng anh tin đất nước anh sẽ phải thay đổi trong vòng hai năm trước mặt. Liệu niềm tin của Đặng Xuân Diệu có trở thành sự thật không?
Xin được gởi giúp những người trẻ bất khuất đầy “thiện tâm & quyết tâm” này một lời nhắn. Một niềm hy vọng thiết tha mà tôi tin rằng họ muốn nhắn gởi đến các bạn trẻ và người dân Việt Nam trên khắp đất nước: “Tương lai tổ quốc Việt Nam tùy thuộc vào chính bạn và tôi”.
- Sau nhiều năm bị bắt giam, tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu vẫn không chấp nhận mặc áo tù.
- Ngày 21/6/13 anh Trần Minh Nhật tuyệt thực để phản đối cán bộ trại giam Nghi Kim liên tục xúc phạm nhân phẩm và tính mạng đối với chính anh.
- Tháng 8 năm 2013, anh Trần Hữu Đức bị ban giám thị trại tù K3 Phú Sơn 4, tỉnh Thái Nguyên “vô cớ còng tay, còng chân và biệt giam suốt 9 ngày đêm”. Hay tin này, 4 tù nhân lương tâm khác gồm các anh Hồ Văn Oanh, Trần Minh Nhật, Nguyễn Văn Thanh và Chu Mạnh Sơn đã đồng loạt tuyệt thực để phản đối. Nhờ vậy, Trần Hữu Đức mới hết bị còng và biệt giam.
- Tại trại giam Nam Hà, do không cúi chào cán bộ, Paulus Lê Sơn đã bị hai quản giáo dùng dùi cui đánh đến gãy chân. Tù nhân Vi Đức Hồi đã phản đối hành vi dã man này của công an khiến ông bị kỷ luật rồi bị biệt giam. Tuy nhiên, sau đó cũng chính Lê Sơn là người đã xin cho viên quản giáo hành hung anh khỏi bị kỷ luật.
Và cách đây không lâu, hai sinh viên Trần Minh Nhật và Trần Hữu Đức đã tuyệt thực để đòi quyền được thực hành niềm tin tôn giáo của tù nhân trong trại tù.
Trong một xã hội mà sự tử tế trở nên khan hiếm, người ta chợt tìm thấy niềm an ủi và hy vọng từ những tù nhân trẻ tuổi này. Họ gồm có mười bảy người, bị bắt gần như đồng loạt, chỉ cách nhau trên dưới một tháng. Họ là những thanh niên đi cứu trợ đồng bào lũ lụt, góp nhặt ve chai gây quỹ, đi lượm nhặt các thai nhi bị vất bỏ, vận động các bà mẹ không nạo phá thai, giúp đỡ những thanh niên cai nghiện, v.v… Vậy mà những người trẻ này đã và đang phải gánh chịu những bản án bất công, có người phải chịu đến 13 năm tù như trường hợp hai anh Hồ Đức Hoà và Đặng Xuân Diệu.
Những thanh niên Công giáo và Tin lành này là hiện thân của những giá trị mà chúng ta muốn vực dậy. Điều đáng nói ở đây là chúng ta có đang thờ ơ với những hy sinh và nỗ lực của họ hay không?
Một nhà văn đã nói: nhân cách của một con người được nhìn thấy rõ hơn khi họ bị xô ngã. Chúng ta đã bị xô ngã, tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam cũng đã bị xô ngã đến xấp mặt, chúng ta đã làm gì để vực dậy chính mình?
Trong buổi biểu tình ngày 29/9 vừa qua ở Hồng Kông, một tài xế lái taxi 55 tuổi, ông Edward Yeung đã nói với hàng rào cảnh sát chống bạo động rằng: “Nếu tôi không đứng lên hôm nay, tôi sẽ ghê tởm bản thân mình trong tương lai. Ngay cả khi phải bị khép tội hình sự vì hành động này thì đó sẽ là một điều vinh quang”.
Joshua Wong, tức Hoàng Chi Phong, không chỉ làm rung chuyển Hồng Kông, mà có lẽ anh còn đánh thức cả thế giới, bao gồm luôn giới trẻ Việt Nam và tầng lớp thống trị Cộng Sản. Lãnh tụ hay minh chúa đâu nhất thiết phải là người cực kỳ "tài cao hiểu rộng", không nhất thiết phải có một "thành tích lẫy lừng", ... chỉ cần có "thiện tâm & quyết tâm" trong tinh thần trách nhiệm với chính mình và lòng yêu thương lẽ phải. Có lẽ những yếu tố trên đã đem hàng vạn người Hồng Kông đến đứng sau lưng chàng sinh viên 17 tuổi này.
Trở lại với những người trẻ của chúng ta, không lâu trước khi được phóng thích, tù nhân lương tâm Đặng Ngọc Minh đã có dịp gặp anh Đặng Xuân Diệu trong trại giam. Anh Diệu lúc đó rất xanh xao vì vừa trải qua một giai đoạn tuyệt thực dài. Khi chào từ giã nhau, Đặng Xuân Diệu đã nói với bà Minh rằng anh tin đất nước anh sẽ phải thay đổi trong vòng hai năm trước mặt. Liệu niềm tin của Đặng Xuân Diệu có trở thành sự thật không?
Xin được gởi giúp những người trẻ bất khuất đầy “thiện tâm & quyết tâm” này một lời nhắn. Một niềm hy vọng thiết tha mà tôi tin rằng họ muốn nhắn gởi đến các bạn trẻ và người dân Việt Nam trên khắp đất nước: “Tương lai tổ quốc Việt Nam tùy thuộc vào chính bạn và tôi”.