Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

TẾT TRUNG THU


TẾT TRUNG THU
 

-Son Tran
THƠ VUI
Xin thưa quý ông quý bà
Tui đây xin nói về mùa trung thu
Hằng năm cứ vào mùa thu
Mọi người lại ngóng lại trông chị Hằng

Chị Hằng ở tít xa xăm
Như mà ai nấy đều mong chị về
Trung Thu làTết thiếu nhi.
Cớ sao người lớn lại đi la cà.
Người lớn là trẻ em...già.
Chỉ khác trẻ nhỏ đó là có...râu.
Trung Thu làTết thiếu nhi.
Hỏi sao người lớn lại đi chơi nhiều.
Đi chơi họ lại làm liều.
Làm liều nên mới ra nhiều thiếu nhi.
Nếu mà người lớn không đi.
Làm sao lại có thiếu nhi hả trời.
Đó là quy luật muôn đời.
Trung thu là tết moị người đấy thôi...
Trung Thu là Tết thiếu nhi.
Cớ sao người lớn lại đi la cà.
La cà thì phải có trà
Chỉ trà saođủ là mùa trung thu
Trung thu có bánh trung thu
Hiệu ngon tháng Tám phải là Kinh Đô
(ST)
TÙNG DINH DINH ( Đồng dao)
Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...
Tết trung thu năm nay nhằm ngày 8 tháng 9.2014
2015: 27 Tháng Chín
2016: 18 Tháng Chín
TRUNG THU CỦA TA HAY TÀU??
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa? Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Theo sự nghiên cứu từ khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.
Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.
Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn.
Chùa nằm trên núi Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam, cách Phủ Lý khoảng 8 km về phía Bắc. Chùa Đọi được xây dựng vào năm 1054 và được trùng tu năm 1118-1121. Đây là ngôi chùa cổ có nhiều nét văn hoá nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ lịch sử. Hàng năm vào ngày 21/3 âm lịch chùa Đọi Sơn mở hội. Với vị trí địa lý thuận lợi, phong cảnh thiên nhiên đẹp, nơi đây sẽ là một điểm du lịch khá hấp dẫn. Chùa Long Đọi Sơn có tên là Diên Linh tự. Chùa do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng từ năm 1054 (tể tướng Dương Đại Gia và thiên sư Đàm Cứu Chỉ được mời đến trụ trì và tham gia xây dựng). Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh từ năm 1118 đến năm 1121. Các công trình ở đây là chùa và tháp Các di vật của chùa Long Đọi còn giữ được như tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, 6 pho tượng Kim Cương trong 8 pho có từ ngày xưa là những hiện vật rất quý báu đối với việc nghiên cứu văn hoá nước ta cách đây gần một thiên niên kỷ: Bia cao 2,5m, rộng 1,65m, dày 0,3m.
Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng.
Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.
Tết Trung Thu thường được tổ chức vào ngày 15-8 âm lịch, ngày tết vào giữa mùa Thu nên gọi là “Tết Trung Thu”. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết Thiếu Nhi (Tết Nhi đồng), Trong ngày tết này người lớn thường uống trà hoặc rượu thưởng trăng, nên còn gọi là “Tết Trông Trăng”.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.
Muốn hiểu rõ hơn về nguồn cơn trước tiên chúng ta tìm hiểu về từ Tết, Tết là biến âm của từ ‘Tiết’ trong ‘Tiết khí’ mà ra. Ban đầu là dùng để chỉ những lễ đặc biệt của người dân Việt xưa, những dịp này nương theo mùa vụ, còn mùa vụ lại nương theo thời tiết mà thành. Lớn nhất trong năm là Tết Nguyên đán (Xuân) tháng Giêng, hay dân gian còn gọi là Tết cả. Rồi đến Tết Trung thu (Thu) rằm tháng Tám, Tết Đoan ngọ (Hạ) mồng năm tháng Năm, Tết Hàn thực mồng ba tháng Ba….
Người Việt nay ăn Tết Nguyên Đán là cái tết lớn nhất nhưng người Việt cổ ăn Tết lớn nhất vào mùa Thu. Bằng chứng là trên mặt trống đồng in khắc hình ảnh lễ hội, hẳn phải là lớn nhất hoặc/và tiêu biểu nhất nên mới được người xưa chọn khắc lên mặt trống, có thấy hình bông lau, là thứ chỉ nở vào mùa thu. Ở một số nơi tại Đồng bằng Bắc Bộ còn giữ tục ăn Tết Cơm Mới mồng mười tháng Mười, và cả Tết Trùng cửu mồng chín tháng Chín.
Trong văn hóa lúa nước của người Việt, Trăng có một ý nghĩa rất to lớn nó gắn liền gắn liền với mùa màng và mọi hoạt động của người Việt cổ. Mùa thu lại là lúc tiết trời mát mẻ, khí hậu dễ chịu nhất so với những khắc nghiệt quanh năm. Ngày rằm tháng Tám là khi trăng sáng nhất và đẹp nhất mà việc nông lại đang lúc nhàn. Lẽ nào một tộc người ưa Lễ hội và thường trực ngắm trăng không chỉ để lo công việc làm ăn mà còn là thưởng ngoạn lại có thể bỏ qua thời khắc này mà không tổ chức một cái gì đó, phải đợi cho đến khi người láng giềng phương Bắc, không mấy khi thân thiện, mách nước dùm?
Hơn nữa trong văn hóa người Việt hình tượng trăng trái ngược hoàn toàn với văn hóa phương Bắc. Giáo sư là Kim Định (trong Nam) và Trần Quốc Vượng (ngoài Bắc) cùng dựa vào văn hóa dân gian mà cho rằng mặt trăng trong văn hóa Việt mang ‘giống đực’ còn trong văn hóa Trung Hoa là ‘giống cái’. Người Việt nói: ‘Ông trăng mà lấy bà trời’, hay bài đồng giao: ‘Ông giẳng, ông giăng (trăng). Xuống chơi với cháu. Có bầu có bạn…’ Về mặt truyền thuyết câu chuyện Chú Cuội ngồi gốc cây đa thuần Việt hoàn toàn khác với câu chuyện ông Tơ bà Nguyệt, Hậu Nghệ Hằng Nga và chú Cuội Ngô Cương.
Tất cả những điều trên chỉ để nói rằng Tết Trung thu của người Việt đã có từ xưa, có chăng là sau khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa, khi tự nguyện, lúc cưỡng bức, suốt một thời gian dài trong lịch sử mà người Việt có du nhập một số tập tục cùng những thành tố văn hóa của người Hoa vừa để làm phong phú thêm nhưng cũng có khi là thay thế hẳn những tập tục khác của mình. Thế cho nên đến bây giờ, nhìn dưới con mắt của người phương Tây chẳng hạn, thì Tết Trung thu của người Việt cũng chẳng khác gì với của người Hoa, có khi còn không phong phú bằng.
Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.
Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu
Xin xem tiếp toàn bộ sưu khảo về" Tết Trung Thu" tại:
http://kimanhl.blogspot.de/
Bichthuy Ly
1.9.2014

Tổng số lượt xem trang