Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Ai 'tiếp tay' cho hoa quả độc Trung Quốc thoải mái tuồn vào Việt Nam?

--Tiết lộ rợn người của chủ buôn hoa quả Trung Quốc 15 năm

"Dù không dám ăn một miếng, song, do ngày nào cũng phải dùng tay nhặt hoa quả cân bán cho khách nên móng tay bị biến dạng xù xì giống như bị cho vào lửa đốt cháy dở, còn 10 đầu ngón tay thì vàng ố,... Giờ đây, cả hai vợ chồng tôi luôn phải đeo găng tay cao su mỗi khi cầm nắm các loại hoa quả Trung Quốc để tránh phải sờ trực tiếp vào chúng".

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Thoa quê ở Vĩnh Tường làm nghề bán hoa quả tại một khu chợ tự phát phục vụ công nhân ở khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).

Xây nhà lầu, sắm xe ô tô nhờ buôn hoa quả Tàu


Chị Thoa kể, từ năm 2.000), cả hai vợ chồng chị đi buôn hoa quả về các chợ tại địa phương để bán lẻ kiếm lãi 100.000-200.000 đồng/ngày. Theo chị, vào thời điểm đó ngày kiếm được từng đó tiền là đã hơn rất nhiều so với việc ở nhà cấy lúa, trồng rau.

Ngày nào cũng như ngày nào, 3-4h sáng, hai vợ chồng chị đi xe máy ra chợ Thổ Tang hay khu vực buôn dưa hấu ở Đại Đồng (Vĩnh Tường) lấy hàng về bán. Lúc đó, hàng bán chạy, thường chỉ bán trong vòng buổi sáng, đến buổi chiều đã hết hàng và được nghỉ ngơi.



Nhờ buôn hoa quả Trung Quốc mà nhiều người kiếm được tiền tỷ, xây được nhà lầu


Thấy thế, hai vợ chồng chị lại tiếp tục lấy buôn thêm các mặt hàng hoa quả khác để bán kèm vào và dần dần chuyển hẳn sang các loại hoa quả của Trung Quốc bởi giá khá rẻ, chỉ khoảng vài ngàn đồng/kg, loại đắt nhất cũng chỉ tầm 10.000-15.000 đồng/kg. Với mức giá đó thì rất hợp với túi tiền dân quê. Trong khi đó, Thổ Tang lại là thủ phủ của các loại hoa quả Trung Quốc giá rẻ, lấy bao nhiêu có bấy nhiêu, nguồn hàng không bao giờ khan hiếm.

"Buôn hoa quả Trung Quốc, mỗi ngày hai vợ chồng tôi thường bán hết từ 3-5 tạ hoa quả các loại, trung bình thu lãi nửa triệu đồng/ngày, có hôm hàng bán chạy, hoa quả bị thối hỏng ít còn lãi cả triệu đồng”. Chị Thoa cho biết, chỉ cần đi buôn bán hoa quả Trung Quốc một tháng đã bằng cả năm ở nhà làm ruộng mà còn không phải chân lấm tay bùn.

Chị Thoa khoe, cũng nhờ vào buôn bán hoa quả Trung Quốc mà năm 2008 hai vợ chồng chị đã xây được căn nhà hai tầng khang trang rộng gần 100m2 với đủ trang thiết bị tiện nghi. Đến năm 2010, cả hai vợ chồng tiếp tục đầu tư tiền mua hẳn một chiếc xe ô tô tải loại nhỏ phục vụ cho việc đánh hoa quả từ chợ Thổ Tang về khu chợ tự phát ở khu công nghiệp Khai Quang chuyên bán cho công nhân. Theo đó, cứ “mùa nào áo ấy” hai vợ chồng đánh xe ra chợ Thổ Tang nhập hoa quả với số lượng hàng tấn mỗi ngày.



Nhưng nhiều người cũng phải khiếp sợ với những thứ hóa chất được ủ ướp trong hoa quả Trung Quốc và họ phải đeo găng tay đi bán để tránh tiếp xúc trực tiếp với loại hoa quả này


“Ở chợ bán cho công nhân này chỉ bán lúc sáng vào lúc chiều tối (giờ công nhân tan ca), song, hàng bán chạy lắm, cả ngàn công nhân đổ ra đây mua hoa quả. Mà công nhân thu nhập không cao nên hoa quả càng rẻ càng dễ bán chứ họ không như dân thành phố, sợ hoa quả Trung Quốc đâu”, chị nói.

Mỗi ngày hai vợ chồng chị bán hết khoảng 1,5-2 tấn hoa quả Trung Quốc bao gồm các loại như: lê, táo, nho, quýt,... Và khoản lãi thu về cũng phải được 1,5-3 triệu đồng/ngày.

Và cái giá phải trả

Sau khoản lãi khổng lồ mà vợ chồng chị Thoa kiếm được nhờ vào công việc buôn bán hoa quả Trung Quốc, vợ chồng chị dường như cũng đang phải trả cái giá khá đắt.

Chị Thoa kể, 15 năm trời đi bán hoa quả Trung Quốc nhưng gia đình chị chưa bao giờ dám ăn dù chỉ một quả bởi chính chị cũng không biết được chúng độc hại đến cỡ nào. Chỉ thấy, sau hơn 10 năm tiếp xúc với thứ hoa quả Trung Quốc này (chọn hoa quả và cân hoa quả cho khách) trực tiếp bằng tay mà giờ đây nhìn vào đôi bàn tay của cả hai vợ chồng chị ai cũng thấy chúng không còn bình thường như trước nữa.

“Cả bàn tay và nhất là 10 đầu ngón tay tự nhiên cứ bị vàng ố, còn móng tay thì bị biến dạng xù xì hết cả lên giống như bị cho vào lửa đốt cháy dở”.

Theo chị Hoa, công việc buôn bán kiếm cơm cho gia đình không thể bỏ được nên 3 năm nay, thay vì cầm nắm trực tiếp, cả hai vợ chồng đều phải đeo loại găng tay cao su mỗi khi chọn hoa quả cân bán cho khách để bảo vệ đôi bàn tay mình.

“Người ngoài nhìn thấy hai vợ chồng tôi đeo găng tay khi bán hoa quả thường nghĩ vợ chồng tôi sợ bẩn nên làm vậy chứ chẳng ai ngờ rằng chính vì sợ tiếp xúc với thứ hoa quả này nên mới phải đeo găng tay". chị Thoa nói thêm.

Ngoài ra, chị Thoa cũng cho hay, hai vợ chồng chị vẫn giữ nghề buôn hoa quả kiếm cơm, song, thay vì buôn hàng Trung Quốc, cả hai đều quyết định chuyển dần sang buôn bán hoa quả của Việt Nam vì chính hai vợ chồng chị cũng cảm thấy sợ với các loại hoa quả Trung Quốc-
Táo, lê để được 9 tháng là… bình thường?

(PetroTimes) - Trả lời giới truyền thông, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói: “Quả táo hay lê có thể giữ được lâu hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giống và điều kiện bảo quản”. Tuy nhiên, PetroTimes tham khảo ý kiến các chuyên gia, họ cho rằng điều này là nhảm nhí, rất khó có thể xảy ra.

Nhà khoa học, TS. Nguyễn Văn Khải nói: “Trên thị trường hiện nay có cả nghìn loại hóa chất bảo quản hoa quả. Nhưng dù có sử dụng các chất này thì hoa quả cũng không thể tươi lâu trong một thời gian dài như thế. Còn nói có thể do giống cây thì lại càng nhảm nhí, rất khó có thể xảy ra”.

Cùng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) nói: “Bên châu Âu, tôi thấy cũng có một giống hồng sau khi thu hoạch để được khá lâu. Nhưng với táo, lê thì tôi chưa thấy”.
Đồng thời, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng bày tỏ quan điểm: Tại sao cứ phải tranh cãi mãi một việc có chất bảo quản hay không chất bảo quản. Và hò nhau, bằng cách nào để biết đó là chất gì? Theo tôi thì sử dụng chất bảo quản là có. Tuy nhiên, để tìm nó là chất gì thì rất khó và rất tốn kém. Thử hỏi, trên thị trường có đến cả nghìn chất bảo quản như vậy thì việc tìm ra nó là chất nào chỉ có… “mò kim đáy bể”.
Quả táo để trong điều kiện tự nhiên 9 tháng không hỏng
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh việc bây giờ cần làm là tuy tận gốc nguồn gốc của trái lê, trái táo đó được xuất xứ từ đâu. Nếu quá khó khăn thì hiện nay, chúng ta nghi ngờ nhiều loại hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc thì thay vì ngồi đó mà... đoán, rồi mất công thí nghiệm, xem xét... hãy hợp tác ngay với họ. Yêu cầu phía Trung Quốc phải cung cấp thông tin về các sản phẩm đã xuất sang Việt Nam, rằng họ đã làm theo quy trình như thế nào? Dùng chất nào để bảo quản?. Song song với quy trình đó thì Việt Nam cũng phải kiểm tra lại hoạt động xuất khẩu của mình sang Trung Quốc. Hãy làm theo cách hợp tác đôi bên cùng có lợi, chứ đừng làm theo cách “thả gà ra mà đuổi" như hiện nay”.
Lập luận về quan điểm này, ông Thịnh cho rằng: Tình huống chúng ta đang gặp cũng xảy ra tương tự với các nước châu Âu khoảng mấy chục năm trở về trước. Trong khi chúng ta là người đi sau mà không biết… “đón đầu”. Thực tế, các nước phát triển họ thực hiện phương pháp quản lý xuất nhập khẩu từ gốc, nghĩa là hợp tác kiểm tra tại trận. Để xuất khẩu được hàng hóa vào trong nước thì anh phải đủ điều kiện về vệ sinh thực phẩm, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ thế nào, có giấy kiểm định chất lượng ra sao… Chứ làm gì có chuyện về đến biên giới rồi mới kiểm tra, xác minh chất sử dụng, để đến khi có phát hiện ra thì cũng tiêu thụ xong rồi.
Lý giải về khả năng nào để táo, lê có thể để trong một thời gian dài như vậy PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói: Các chất bảo quản hoa quả trên thị trường bây giờ là rất nhiều. Nhưng các chất này cũng chỉ có thể bảo quản được hoa quả trong thời gian ngắn. Còn việc để trong điều kiện tự nhiên mà tươi lâu, nguyên vẹn như vậy là không có. Trong trường hợp này, rất có thể quả lê đã được bảo quản theo phương pháp chiếu xạ.
Thông thường có 3 nguyên nhân khiến hoa quả bị hỏng. Đó là sự sống trong chính hoa quả khiến bản thân nó bị hủy diệt trong quá trình phân giải, rồi vi sinh vật có sẵn bên trong quả hay vi sinh vật từ bên ngoài xâm nhập vào do bị nứt vỡ. Với những vi sinh vật, côn trùng từ bên ngoài thì dùng hóa chất có thể ức chế mà diệt được nhưng hóa chất lại không tiêu diệt được vi sinh vật và sự sống có sẵn bên trong hoa quả. Điều này khiến hoa quả dù có chất bảo quản thì sau thời gian ngắn tự thân nó vẫn phải hỏng chứ không để lâu được. Nên hiện nay, để làm được việc này chỉ có phương pháp chiếu xạ là khả quan nhất.
Phương pháp chiếu xạ với một cường độ nhất định, đủ để tiêu diệt vi sinh vật, sự sống, thậm chí cả hoạt động sinh học trong quả. Khi sử dụng phương pháp chiếu xạ, quả vẫn giữ nguyên được trạng thái, hình dáng và giữ được màu sắc, mùi vị. Tuy nhiên, phương pháp này trong trường hợp dùng chiếu xạ ở mức lớn sẽ có hiện tượng quả bị nhiễm phóng xạ và đương nhiên nếu con người sử dụng thực phẩm nhiễm xạ thì cũng có khả năng cao bị nhiễm phóng xạ. Như vậy cũng là vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân: Để giảm thiểu phần nào hoa quả có sử dụng chất bảo quản thì việc cần thiết là lựa chọn thực phẩm theo công thức “mùa nào thức nấy”.
Huyền Anh
Táo, lê ướp gì?
Tiền Phong Online
TP - Ngày 25/9, tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu: “Cục Bảo vệ thực vật phải làm rõ hóa chất có hay không trong quả nhập khẩu và vì sao lê để 5 tháng, táo 9 tháng vẫn ...
Lê, táo 9 tháng không hỏng: Bộ Nông nghiệp yêu cầu làm rõ
Khẩn trương làm rõ thông tin lê để 5 tháng, táo để 9 tháng không hỏng
Bộ trưởng Nông nghiệp yêu cầu làm rõ tin táo để 9 tháng không hỏng

-Ai 'tiếp tay' cho hoa quả độc Trung Quốc thoải mái tuồn vào Việt Nam?

Mỗi năm có hàng trăm tấn rau quả độc hại từ Trung Quốc dễ dàng tuồn vào Việt Nam chính là do “lỗ hổng” của Thông tư 13/2011/TT- BNNPTNT.

Gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng liên tiếp đưa thông tin về việc hoa quả độc hại Trung Quốc ngày càng tuồn vào thị trường Việt Nam dễ dàng hơn.


Nhiều bài điều tra, nhiều phóng sự truyền hình được thực hiện nhằm làm rõ những kẽ hở - căn nguyên khiến hàng độc Trung Quốc vô tư tràn vào Việt Nam qua cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.


Mới đây nhất, một phóng sự ngắn do VTV thực hiện đã chỉ rõ, chính lỗ hổng trong khâu kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu tại biên giới Việt – Trung là nguyên nhân khiến mỗi ngày có hàng chục tấn hoa quả độc Trung Quốc tràn vào, đầu độc người dân Việt Nam.


Câu hỏi vì sao hàng nhập khẩu từ Trung Quốc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng lại có thể lọt vào thị trường Việt Nam dễ dàng tiếp tục được dư luận đặt ra, chờ câu trả lời từ cơ quan quản lý nhà nước.




Nhiều loại hoa quả độc Trung Quốc đang được bày bán tràn lan ở thị trường Việt Nam - Ảnh minh họa


Thực tế, không phải chờ đến khi phóng sự của VTV phát đi, hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam mới giật mình vì “lỗ hổng” khủng khiếp ở khâu kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu tại biên giới Việt – Trung.


Trước đó, vào đầu tháng 6/2014, khi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNN) công bố có tới 280 tấn rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đã được đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2013, nhiều người đã giật mình đặt câu hỏi “Kẽ hở nào cho hàng độc hại Trung Quốc vào Việt Nam quá dễ dàng”?


Không những thế, nhiều người còn thắc mắc vì không hiểu sao việc công bố gần 300 tấn rau, quả Trung Quốc nhiễm độc vào Việt Nam lại được thực hiện sau những một năm? Điều đó đồng nghĩa với việc, chắc chắn mấy trăm tấn hàng hóa độc hại đã được người tiêu dùng vô tư sử dụng mà không hề biết mình đang bị đầu độc trắng trợn.


Trả lời báo chí về việc gần 300 tấn hàng hóa độc hại được công bố đó giờ đang ở đâu, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNN) hồn nhiên: “hiện gần 300 tấn đã ra thị trường hết rồi” và… cơ quan quản lý hoàn toàn vô can (!)


Lý do mà ông này đưa ra là việc xử lý, kiểm định mẫu thực phẩm nhập khẩu được tuân thủ theo đúng quy định tại Thông tư 13 của Bộ NN&PTNT.


Như vậy rõ ràng Thông tư 13 của Bộ Nông nghiệp đang “tiếp tay”cho thực phẩm độc Trung Quốc dễ dàng chảy vào tiêu thụ tại Việt Nam?


Quả thật, theo quy định tại điều 14 của thông tư này, thì phương thức kiểm tra, lấy mẫu thông thường được áp dụng theo cách: “Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất tối đa đến 10% tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa”.


Ngoài ra, “việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện bất kỳ trong số các lô hàng kiểm tra nhập khẩu” và “lô hàng kiểm tra được phép làm thủ tục thông quan không phải chờ kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP”, thông tư nêu rõ.


Như vậy, rõ ràng, khi hàng Trung Quốc được nhập về Việt Nam chờ thông quan tại các cửa khẩu, cơ quan kiểm định chỉ việc lấy mẫu ngẫu nhiên vài kg rồi mang đi kiểm định, và ngay lập tức xe hàng sẽ được làm thủ tục thông quan dù chưa biết kết quả lô hàng đó có an toàn hay không.


Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) khẳng định “đó là quy định hoàn toàn đúng, theo thông lệ quốc tế” nhưng với những người dù không nắm chắc cũng nhìn ra kẽ hở của thông tư này.



Tại sao hàng hóa lại dễ dàng được thông quan, được cho phép bán ra trong khi kết quả kiểm định chưa có? Làm vậy chẳng hóa đồng nghĩa với việc kiểm định chỉ để “cho vui”, hay nói theo cách của cơ quan quản lý là “để cảnh báo những lô hàng sau”?


Vấn đề là mỗi ngày có biết bao nhiêu tấn hoa quả độc được cơ quan quản lý cho phép chuyển đến tay người tiêu dùng Việt Nam và ai chịu trách nhiệm về sự nguy hại này nếu cơ quan quản lý cứ một mực “chúng tôi thực hiện đúng theo Thông tư”?


Kẽ hở tại Thông tư 13 đã rất rõ ràng và vấn đề đặt ra là cần thiết phải điều chỉnh ngay Thông tư này cho phù hợp với yêu cầu thực tế, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.


Tuy nhiên, trả lời câu hỏi này, lãnh đạo Cục BVTV đã khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Trong trường hợp này Việt Nam đã làm theo đúng trình tự quy định theo thông lệ quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ không phải sửa đổi gì quy định hiện hành”.


Dư luận cho rằng, trước một sự việc dù “đúng theo quy định”, nhưng chắc chắn đang có hại cho dân thì với người có trách nhiệm, không bao giờ được phép trả lời dửng dưng như thế!







Tổng số lượt xem trang