Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

TQ: Các phần tử cực đoan Tân Cương gia nhập IS đã trở về nước


--

-
-TQ: Các phần tử cực đoan Tân Cương gia nhập IS đã trở về nước

Bill Ide
Giới chức hàng đầu của đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tân Cương cho biết ông tin rằng những phần tử tôn giáo cực đoan ra nước ngoài để gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã trở về Trung Quốc. Theo tường thuật của thông tín viên Bill Ide của đài VOA tại Bắc Kinh, phát biểu đó nêu bật mối quan tâm của Trung Quốc về chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trong khối người Uighur ở Tân Cương, nhưng những người chỉ trích nói rằng chính sách đàn áp của Trung Quốc ở Tân Cương là một phần của vấn đề.

Bí thư Tân Cương Trương Xuân Hiền không cho biết bao nhiêu phần tử cực đoan ở vùng này đã bỏ ra nước ngoài để gia nhập hàng ngũ của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Nhưng ông nói rằng sự tham gia đó nêu bật một thực tế là những phong trào cực đoan trên thế giới đang ảnh hưởng tới vùng Tân Cương.

Tại cuộc họp báo ngày hôm nay ở Bắc Kinh bên lề hội nghị thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, ông Trương Xuân Hiền nói rằng một số chiến binh chiến đấu cho Nhà nước Hồi giáo ở nước ngoài giờ đây đã quay về Trung Quốc.

"Hồi gần đây giới hữu trách đã phá vỡ một vụ án của những người mới trở về. Nhà chức trách cho đến nay vẫn chưa nói gì về vụ này vì họ cần có thời giờ để phá án, hạn chế thương vong và bảo vệ an ninh."

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người ở Tân Cương hoặc ở Trung Quốc đã gia nhập Nhà nước Hồi giáo. Các nhà phân tích nói rằng con số đó không lớn. Nhưng theo tường thuật của truyền thông nhà nước hồi cuối năm ngoái, khoảng 300 phần tử hiếu chiến trong khu vực Tân Cương đang có mặt tại Syria và Iraq để chiến đấu hoặc để tham gia các khóa huấn luyện.

Họ cho biết hầu hết những người đó là thành viên của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (gọi tắt là ETIM). Tổ chức này bị Hoa Kỳ xem là một tổ chức khủng bố. Bắc Kinh thường xuyên quy trách nhiệm cho những phần tử của nhóm ETIM về những vụ tấn công ở Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng ETIM muốn thành lập một quốc gia riêng ở Tân Cương, nhưng những người chỉ trích đã nêu nghi vấn về cơ cấu tổ chức và năng lực thật sự của nhóm này.

​​Các tổ chức của người Uighur lưu vong và những nhân vật tranh đấu nhân quyền nói rằng những chính sách hà khắc của chính phủ Trung Quốc ở Tân Cương là nguyên do chính tạo ra bất ổn và bạo động ở vùng này. Sau những vụ rối loạn sắc tộc năm 2009, Trung Quốc đã siết chặt những hạn chế đối với sinh hoạt của người Hồi giáo trong vùng, trong đó có việc cấm đội khăn trùm đầu, cấm để râu rậm và cấm chay tịnh trong tháng Chay Ramadan.

Trung Quốc thường xuyên bị tố cáo vi phạm tự do tôn giáo ở Tân Cương. Tuy nhiên, các giới chức tại cuộc họp báo ngày hôm nay nhấn mạnh rằng đối phó với mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo là một thách thức mà nhiều nước trên thế giới phải đối mặt.

Một vụ tăng mạnh của bạo động trong hai năm qua đã cướp đi sinh mạng của mấy trăm người và giới hữu trách cho rằng thủ phạm là những phần tử cực đoan tôn giáo. Cũng có những vụ tấn công ở những nơi nằm cách Tân Cương rất xa như thủ đô Bắc Kinh và thành phố Côn Minh trong tỉnh Vân Nam.

Năm ngoái, chính quyền Tân Cương đã phát động một chiến dịch mạnh tay kéo dài một năm để chống khủng bố. Hàng trăm người đã bị bắt giữ vì dính líu tới những hoạt động khủng bố, theo truyền thông nhà nước và website của chính quyền địa phương. Những vụ xét xử và những bản án tử hình đã được thực hiện một cách nhanh chóng.

​​Chính phủ cũng treo những giải thưởng cho những người cung cấp thông tin để giúp nhà chức trách ngăn chận những vụ tấn công.

Một số đại biểu tại cuộc họp báo hôm nay nói rằng công chúng đang đóng một vai trò lớn hơn trong việc giúp ngăn chận những vụ tấn công.

Phó bí thư Tân Cương Shohrat Zakir cho biết ông tin là con số các âm mưu khủng bố trong năm nay sẽ ít hơn.

"Nhiều vụ đã được ngăn chận từ giai đoạn lập kế hoạch, nhưng một phần tử cực đoan ngoan cố vẫn có thể tiến hành những vụ tấn công."

Mặc dù vậy, ông Trương Xuân Hiền đã cho biết những con số mà ông nói là nêu bật tình hình nguy hiểm ở Tân Cương.

"Trong năm 2013 có 230 cán bộ địa phương đã hy sinh trong lúc thi hành nhiệm vụ. Con số cao hơn rất nhiều con số bình quân của cả nước."

Ông Trương cũng nói rằng khi so sánh với những khu vực khác năm trong nội địa ở Trung Quốc, số cảnh sát viên thiệt mạng ở Tân Cương cao hơn tới 5,4 lần.

Trung Quốc xác nhận có người dân Tân Cương gia nhập IS
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN - Bí thư Khu tự trị Tân Cương xác nhận trong thời gian qua, một vài cá nhân đã bị bắt giữ khi trở về từ Trung Đông. Truyền thông Trung Quốc hôm nay (10/3) dẫn lời giới chức nước này xác nhận có một số người dân ở khu vực Tân Cương đã vượt ...

Trung Quốc bắt phiến quân IS ở Tân Cương
Trung Quốc: Ngăn chặn người Hồi giáo ở Tân Cương gia nhập IS

-Trung quốc ghi nhận có 300 công dân trong hàng ngũ phiến quân ISIS

Truyền thông Trung Quốc hôm nay đưa tin nói khoảng 300 công dân nước này đang cầm súng chiến đấu với quân khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS tại Trung Đông.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng tin tức Bắc Kinh ghi nhận được cho thấy những người Trung Quốc xuất hiện chung với quân ISIS ở Iraq, Syria và Li Băng.


Bản tin cũng nói rõ những tay súng này là người Hồi Giáo ở Tân Cương, thuộc các lực lượng quá khích muốn tách vùng đất này ra khỏi Hoa Lục.

Tháng Bảy vừa rồi, đặc sứ của Trung Quốc về Trung Đông có cho báo chí biết rằng khoảng 100 người Hồi Giáo từ Trung Quốc đi sang Trung Đông, được quân ISIS huấn luyện để chiến đấu cho chúng và sau đó trở về hoạt động phá hoại ngay trong lãnh thổ Hoa Lục.
Nga, Trung hoảng hốt trước đà tiến quân của IS? 
Thứ ba, 2014-10-28 07:27:10 - Nguồn: baodatviet.vn 

Nga và Trung Quốc hiện không thể “bình chân như vại” trước đà lớn mạnh của Nhà nước Hồi giáo và khả năng IS bắt tay với Taliban ở Afghanistan. 

Nga lo ngại đà tiến quân của IS
"Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã gây nguy cơ đe dọa số phận của hầu như toàn bộ khu vực Trung Đông, nhưng chắc chắn là đà tiến quân của IS sẽ không giới hạn ở đây. Tiếp sau đó, Nhà nước khủng bố, mà so với nó Tổ chức khủng bố khét tiếng "Al-Qaeda" chỉ là một "đốm lửa nhỏ", sẽ hướng tới khu vực nào?

Các nhà phân tích của Nga, Trung Quốc bắt đầu lo lắng về sự lớn mạnh và đà tiến quân của IS - Nhà nước khủng bố đầu tiên trên thế giới. Doanh thu hàng ngày của IS từ việc bán dầu mỏ lên tới hàng triệu USD. Tổ chức này còn sở hữu nhiều loại vũ khí, bao gồm cả xe bọc thép và thậm chí cả máy bay huấn luyện-chiến đấu. 
Nguồn lực tài chính rất lớn khiến cho IS mạnh tay chiêu mộ binh lính và đang sở hữu nguồn nhân lực khổng lồ. Theo những ước tính khác nhau, vào tháng 6, “Nhà nước Hồi giáo” mới có 4 nghìn chiến binh nhưng chỉ sau hai tháng con số này đã tăng vọt lên khoảng 50 nghìn tay súng và hiện vẫn không ngừng tăng lên. 
Nhưng, nguồn lực quan trọng nhất của IS, mà người ta hầu như không nói tới và đánh giá hết tầm quan trọng của nó là bộ máy tuyên truyền. Các nhà lãnh đạo của phong trào khủng bố này đã tạo ra bộ máy tuyên truyền mạnh mẽ làm việc trên tất cả các mặt trận: phát thanh và truyền hình ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, các cơ sở xuất bản sách và đĩa video, và, tất nhiên, mạng Internet. 
Có lẽ, “Nhà nước Hồi giáo” là tổ chức khủng bố đầu tiên trong lịch sử sở hữu các nguồn nhân lực, tài chính, quân sự và bộ máy tuyên truyền lớn như vậy. 
Người ta không thể đoán được có bao nhiêu "tế bào ngủ" của tổ chức này trên khắp thế giới. Sự kiện bi thảm gần đây ở Canada buộc người ta phải suy nghĩ lại về những mầm mống của tổ chức khủng bố cực đoan này. Song, xét theo mọi việc có lẽ IS không có ý định tiến vào Bắc Mỹ mà hiện nay nó sẽ hướng tới những khu vực gần hơn. 

Bất chấp các cuộc không kích của Mỹ, IS vẫn ngày càng mạnh lên
Nhiều nhà phân tích có xu hướng cho rằng, "Nhà nước Hồi giáo" là mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng không chỉ vùng Trung Đông, mà còn khu vực Trung Á. Nhà phân tích chính trị Said Gafurov bày tỏ sự lo lắng là hiện nay lực lượng vũ trang của Tajikistan, Uzbekistan hoặc Turkmenistan không đủ sức chống lại bộ binh "Nhà nước Hồi giáo”. 
Theo các nhà phân tích, hiện nay, tổ chức IS có bộ binh tốt nhất trên thế giới. Các tay súng phiến quân này có thể tiếp tục chiến đấu ngay cả trong điều kiện bị không kích, bộ binh IS tích lũy những kinh nghiệm thực tế trong chiến đấu, đoàn kết thành một khối, có tinh thần chiến đấu dai dẳng.
Xét đến vấn đề yếu tố địa lý tác động đến hành động của các phần tử Hồi giáo cực đoan, khu vực Trung Á hiện vẫn còn quá xa. Nhưng, hướng này là một mối đe dọa tiềm năng bởi chỉ cần một biến động chính trị nhỏ hoặc một sự liên kết giữa các nhóm khủng bố trong khu vực là mối đe dọa sẽ trở thành hiện thực.
Ban đầu có lẽ, IS đã vạch kế hoạch tiến vào Baghdad nhưng sau kế hoạch đã thay đổi, IS đang chuyển động theo hướng khác, tạo ra mối nguy cơ đe dọa rất lớn đối với Nga và các nước SNG khác.

IS sở hữu quân đội và nguồn ngân sách cực lớn
Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng, ngoài Iraq ra, Afghanistan là trung tâm bất ổn ở châu Á. Sau sự thất bại của Mỹ tại nước này, Taliban đã cố tiến lên phía Bắc. Trong tình huống này, Taliban có thể thành lập liên minh với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở vùng Trung Đông và trong trường hợp này chiến tranh sẽ bùng nổ trên toàn bộ khu vực. 
Ông Said Gafurov cho biết: "Không nên nghĩ rằng, chỉ có người dân Tajikistan và Uzbekistan sẽ có vấn đề. Những người Hồi giáo cực đoan sẽ tìm được hỗ trợ ở trên địa bàn vùng Trung Á. Có thể tiên lượng rằng, nhiều người dân Taliban sẽ tìm được tiếng nói chung với "Nhà nước Hồi giáo". 
Ông nhấn mạnh là, có những dấu hiệu cho rằng, hiện hai tổ chức khủng bố Hồi giáo này đang đàm phán về nội dung đó. Đây là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với một số nước Trung Á và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Trong thời gian tới, rất có thể khu vực này sẽ là một điểm nóng mới trên thế giới.
Không chỉ các chuyên gia từ Moscow mới lo lắng về đà tiến quân của IS sẽ gây nguy hại cho an ninh của Nga mà hiện người Trung Quốc cũng đang rất đau đầu khi mới đây, IS đã chính thức điền tên khu tự trị này vào bản đồ "biên giới Nhà nước Hồi giáo".
Trung Quốc “lo sốt vó” khi IS đưa Tân Cương vào bản đồ "Nhà nước Hồi giáo"
Tờ "The Diplomat" của Nhật Bản ngày 22/10 còn đưa một thông tin gây sốc là tổ chức khủng bố al-Qaeda đã gia nhập Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và kêu gọi thánh chiến chống lại Trung Quốc ở Tân Cương.

Các chuyên gia đang lo ngại tương lai IS bắt tay với Taliban uy hiếp Trung Á và Tân Cương
Thông báo được đưa ra bởi tổ chức truyền thông al-Sahab, cánh tay tuyên truyền của al-Qaeda. Tổ chức truyền thông này tập trung tuyên truyền mạnh vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt là các bài viết kích động người Hồi giáo ở cả Bangladesh, Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan.
Điều đáng lo ngại đối với Bắc Kinh là ngay trong số đầu tiên của tạp chí “Hồi sinh” bằng tiếng Anh (The Resurgence) của al-Sahab, vấn đề đầu tiên được tổ chức này nêu ra lại là ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ đòi "Tân Cương độc lập", tách khỏi Trung Quốc, với tên gọi Đông Turkistan.
Trước đó hồi tháng 7, một trùm khủng bố IS, Abu Bakr Al-Baghdadi đã tuyên bố, quyền của người Hồi giáo đang bị xâm phạm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Palestine, sau đó IS phát hành bản đồ "biên giới Nhà nước Hồi giáo" và Tân Cương đã được chúng đưa vào bản đồ này.
Những thông tin trên chắc chắn khiến chính quyền Trung Quốc thêm lo lắng bởi cách đây khoảng gần 2 tháng, lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc cũng đã cho rằng, có những dấu hiệu cho thấy có sự liên quan giữa Tân Cương, nơi sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ với Nhà nước khủng bố IS. 
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Global Times), phụ san của báo Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết, những phần tử từ Tân Cương gần đây có liên quan đến hoạt động của Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq cũng như "các nhánh" của nhóm khủng bố al-Qaeda ở Đông Nam Á.

Cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập chống khủng bố
Tờ báo này cho biết, "những kẻ khủng bố, ly khai và cực đoan" ở Tân Cương thường trốn ra nước ngoài từ các tỉnh miền núi phía nam và tây nam Trung Quốc, nơi có đường biên giới dài, địa hình núi non hiểm trở và việc kiểm soát biên giới lỏng lẻo hơn.
Những phần tử này sau đó gia nhập lực lượng huấn luyện của IS và chiến đấu tại Iraq và Syria. Nhóm phiến quân Hồi giáo Tân Cương muốn giành được tiếng vang và sự thừa nhận của các nhóm khủng bố quốc tế, thiết lập các kênh liên lạc và phát triển “kinh nghiệm chiến đấu thực tế” trước khi quay trở lại Trung Quốc.
"Mục đích cuối cùng của chúng vẫn là tấn công Trung Quốc" - ông Pan Zhiping, cựu lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Tân Cương, nhận định.
Hồi tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã triển khai hoạt động chống khủng bố trên toàn quốc. Và với các thông tin trên, hẳn chính quyền của ông Tập sẽ phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động này, đồng thời nhanh chóng xích lại gần Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS.
Hồi đầu tháng 9 vừa qua, Mỹ đã đề nghị Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Barack Obama tiến tới thành lập một liên minh các quốc gia chống lại nhóm cực đoan IS.

Cảnh sát Trung Quốc rải hàng rào chông trước cửa đồn, chống khủng bố bằng bom xe
Trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tại Lầu Năm Góc rằng Bắc Kinh phản đối mọi hình thức khủng bố và sẵn sàng hợp tác với Mỹ để đối phó với mối đe dọa khủng bố. 
Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh cũng chưa đưa ra các hoạt động cụ thể nào, trong khuôn khổ Liên minh quốc tế chống khủng bố IS do Mỹ lãnh đạo.
Trong thời gian tới, Trung Quốc không thể còn bình chân như vại được nữa, có khả năng Bắc Kinh sẽ lựa chọn 1 trong 3 hướng đối phó với IS mà hướng đầu tiên là tham gia tích cực vào khối Liên minh quốc tế chống khủng bố IS hiện do Mỹ cầm đầu, để chặn đà tiến của tổ chức này. 
Hai là Trung Quốc không tham gia Liên minh chống IS mà chỉ đẩy mạnh công tác chống khủng bố ở Tân Cương, gia cố vành đai biên giới và tăng cường kiểm soát. Ba là Bắc Kinh sẽ vừa tham gia Liên minh “xử lý” IS vừa đẩy mạnh chống khủng bố Tân Cương.
Trên thực tế, có lẽ Bắc Kinh sẽ đi theo hướng thứ 3, tuy nhiên họ sẽ không tham gia vào hoạt động không kích IS mà chỉ góp mặt cho có lệ. Bởi lẽ, trên thực tế, mối nguy hại của Tổ chức này vẫn còn chưa hiển hiện rõ, cho nên, cũng như Nga, Trung Quốc chưa muốn gây chuyện với IS.
Dự kiến trong thời gian tới, Bắc Kinh sẽ tập trung tối đa nhân lực, vật lực cho nhiệm vụ “phòng thủ Tân Cương” nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các phần tử Hồi giáo cực đoan nước ngoài xâm nhập và các thành viên khủng bố “hồi hương”, đồng thời triển khai sâu rộng công tác tình báo nhằm ngăn chặn, phá vỡ các âm mưu khủng bố từ trong trứng nước.
  • Thiên Nam


Al-Qaeda đòi tách Tân Cương khỏi Trung Quốc 

Tờ tạp chí tuyên truyền của mạng lưới khủng bố al-Qaeda mới đây đã đưa Tân Cương trở thành một phần trong ‘Đế chế Hồi giáo’, chỉ rõ Trung Quốc là một mục tiêu mà nhóm này hướng tới. 

Tờ tạp chí có tên gọi “Sự hồi sinh” này được tổ chức truyền thông al-Saha thuộc al-Qaeda ấn hành. Phần đồ họa trong ấn phẩm mới nhất đã dành ra 2 trang để đăng tải bài viết có tiêu đề “10 sự thật về Tân Cương”. 



Theo bài báo, Tân Cương được xem là một vùng đất độc lập trong suốt hơn 1.800 năm, nhưng 237 năm gần đây nhất đã nằm dưới sự “chiếm đóng” của Trung Quốc sau nhiều bước can thiệp. Bài báo cũng loan truyền những “thiệt hại” mà người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương phải gánh chịu: Bị giết hại, cưỡng bức, tử hình…

Bài viết "10 sự thật về người Duy Ngô Nhĩ" trên tờ tạp chí của al-Qaeda. Ảnh: al-Saha

Tuy không đưa ra lời kêu gọi tấn công trực tiếp nhằm vào Trung Quốc, nhưng bài viết này nói rằng sự trỗi dậy của đạo Hồi sẽ đưa đến “sự thất bai cay đắng đối với Mỹ, Iran, Nga, Trung Quốc và những bên tham gia vòa cuộc chiến tranh ủy quyền chống lại người Hồi giáo”.

Bài viết cũng bình luận rằng, nếu không có Hiệp ước Sykes-Picot thì người dân ở Pakistan, Tân Cương và các nước hồi giáo khác giờ đây đã cùng được chung sống trong “Đế chế Hồi giáo” (Islamic Caliphate). Hiệp ước này được thông qua năm 1916, chia tách các tỉnh Arập thuộc đế chế Ottoman.

Việc al-Qaeda mở hoạt động tuyên truyền nhằm vào Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương gắn với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ được xem là cách để mạng lưới này “củng cố” quyền lực và danh tiếng, trong bối cảnh mọi sự chú ý của dư luận giờ đây đều tập trung vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh IS hồi tháng 7 vừa qua đã kêu gọi “trả thù” nhằm vào một số nước, trong đó có Trung Quốc. Y nói rằng, “quyền Hồi giáo đang bị cưỡng đoạt ở Trung Quốc, Ấn Độ, Palestine...” Một tấm bán đồ được cho là do IS “vẽ” cũng đã được truyền thông Trung Quốc bàn tán xôn xao, vì nó bao gồm cả vùng Tân Cương.

HT (Theo Foreign Affair, Epochtimes)

Al-Qaeda xúi bẩy Nhà nước Hồi giáo kích động Tân Cương
Tạp chí tuyên truyền tiếng Anh của tổ chức khủng bố al-Qaeda mô tả vùng tự trị Tân Cương ở Trung Quốc là vùng đất cần "thu hồi về dưới bóng cờ của Nhà nước Hồi giáo".

Nhà nước Hồi giáo quyết chiếm Kobani, bất chấp bị oanh tạc / Nổ ở chợ Tân Cương, hàng chục người chết


Al-Qaeda đưa ra lời xúi Nhà nước Hồi giáo đòi lấy Tân Cương trong số mới nhất của tạp chí Resurgence, dày 117, trang do Al-Sahab, bộ phận truyền thông của tổ chức khủng bố phát hành, SCMP cho hay. Chúng nhắc đến khu tự trị Tân Cương, bằng cái tên được những kẻ đòi tách vùng này khỏi Trung Quốc sử dụng, trong bài viết có tựa đề "Bạn có biết? 10 sự thật về Đông Turkistan".

Bài viết mô tả các hành động của Trung Quốc đối với khu vực, như khuyến khích người Hán nhập cư vào Tân Cương, là minh chứng cho việc cộng đồng Hồi giáo bị lấn át. Tuy nhiên, thông tin mà chúng đưa ra là không chính xác. Chẳng hạn chúng nói việc dạy kinh Quran ở Trung Quốc là phi pháp, nhưng trên thực tế đạo Hồi là một trong các tôn giáo chính thức được nhà nước Trung Quốc công nhận.

Al-Qaeda không phải là tổ chức thánh chiến duy nhất cho thấy sự quan tâm tới tình hình người Hồi giáo ở Tân Cương. Hồi tháng 7, Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ tự nhận là thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo (IS, ISIS hay ISIL), đề cập quyền của người Hồi giáo ở Trung Quốc khi kêu gọi các tín hữu đạo Hồi trên thế giới thề trung thành với hắn.

"Những anh em trên toàn thế giới đang chờ đợi giải cứu các bạn, và thấy trước lực lượng của các bạn", Baghdadi nói.

Ahmed Hashim, chuyên gia về khủng bố và là phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, nhận định: "Trong những năm gần đây (các tổ chức thánh chiến) đã thể hiện sự quan tâm đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương".

Theo Hashim, mối liên hệ giữa phần tử ly khai Duy Ngô Nhĩ với các phiến quân còn nhiều hạn chế nhưng nó đã mạnh lên trong thời gian gần đây nhờ những phần tử cực đoan Uzbek và ở một số vùng hẻo lánh ở Pakistan.

Trung Quốc từ lâu đã cho rằng những nhóm ly khai ở Tân Cương có liên hệ với các tổ chức khủng bố nước ngoài. Sau vụ tấn công khủng bố 11/9 ở New York và Washington, Bắc Kinh liền vận động nhằm đưa Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) vào danh sách nhóm khủng bố cần theo dõi của Mỹ. Bắc Kinh cáo buộc ETIM có liên quan trong nhiều vụ tấn công khủng bố gần đây, trong đó có vụ đâm dao ở nhà ga Côn Minh hồi tháng 3 làm 31 người chết và 141 người bị thương.

9 sự thật bất ngờ về dân tộc Duy Ngô Nhĩ

16-07-2014 19:00 - Theo: kienthuc.net.vn

Người Uyghur từng đạt đến trình độ văn minh rất cao. Điều này còn lưu lại qua các tài liệu tác phẩm nghệ thuật có niên đại nhiều thế kỷ.

Tổng số lượt xem trang