-TLQ: -Nguyên Tấn Dũng viết thư cho Thủ tướng Canada phản đối dự luật về "Ngày tháng Tư đen tối"
-Báo Nhân Dân mắng nhiếc Canada: "Hành trình đến tự do", một đạo luật hoàn toàn sai trái (ND 4-5-15)
-
TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch sử 30/4
-
-
-
--VN phản đối Canada về 'luật 30/4'BBC Tiếng Việt
Việt Nam triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối Canada thông qua đạo luật S-219 xem ngày 30/4 là “Ngày hành trình tìm tự do”. Hôm 22/4, dự luật này được chính phủ Canada công nhận. Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/4 nói đây là đạo luật “hoàn ...
Việt Nam triệu Đại sứ Canada để phản đối đạo luật S-219Người Lao Động
Việt Nam triệu Đại sứ Canada, phản đối đạo luật S-219Báo điện tử Chính phủ
Dự luật "Ngày hành trình đến tự do" thành luậtĐài Á Châu Tự Do
-
Khanh Vu Duc
-Khanh Vu Duc - Luật sư Vũ Đức Khanh -
Mấy ngày qua có rất nhiều người quen cũng như chưa quen và bạn FB gửi thư riêng hoặc điện thoại cho tôi liên quan đến bài viết của tôi trên BBC Việt ngữ về dự luật "Hành trình đến tự do" vừa được Thượng viện Canada thông qua.
Đại đa số ủng hộ quan điểm tôn trọng sự thật, tinh thần dân chủ và tư tưởng nhân bản của tôi. Nhưng cũng có một số nhỏ ở hai thái cực nặng lời nhục mạ thậm chí còn đe dọa tính mạng tôi vì họ cho rằng tôi không biết gì về lịch sử Việt Nam và cố ý xuyên tạc lịch sử. Có người cũng cho rằng tôi quá ngây thơ chính trị không biết gì về cộng sản.
Nay tôi xin phép trả lời vài dòng như sau :
Tôi lên tiếng vì sự thật. Tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tất cả mọi người dù tôi có cùng quan điểm hay không, hoặc tôi thích hay không thích.
Ý kiến của đa số và của thiểu số đều có giá trị như nhau. Nó làm cơ sở giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn. Tôi tôn trọng và phục tùng ý kiến đa số nhưng vẫn đảm bảo thiểu số quyền bảo lưu ý kiến mà không bị xâm hại.
Còn ai xuyên tạc lịch sử, ai khơi dậy và gieo rắc hận thù thì chắc bà con đã rõ.
Tôi có ngây thơ chính trị hay không, việc đó không quan trọng. Quan trọng là tôi có trung thực, khách quan khi xem xét một vấn đề nào đó không. Tôi có cố gắng lắng nghe và xem xét ở nhiều góc độ khác nhau của vấn đề để có cái nhìn tổng quan của sự việc hay không. Và cuối cùng việc tôi làm có mang lại lợi ích gì cho cộng đồng không.
Tôi đơn giản nghĩ rằng việc đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật về biến cố ngày 30/4 và sau đó không phải là để trả thù, trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo rắc thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa giữa người Việt với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng.
Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai.
Tôi tuyệt đối tin tưởng đại đa số người Việt luôn có lòng nhân hậu, khách quan và công tâm khi đánh giá những sự kiện lịch sử như biến cố 30/04/1975.
Lịch sử là lịch sử, không ai có thể diễn giải một cách tuỳ tiện.
Hãy trả lại sự thật lịch sử cho ngày 30/04/1975 và để mọi người Việt Nam đều hướng chung về tương lai của đất nước và dân tộc.
BBC Vietnamese
VN: Dự luật của Thượng viện Canada "xuyên tạc lịch sử"
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác một dự luật vừa được Thượng viện Canada thông qua, trong đó lấy ngày 30/4 là ngày kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản Việt Nam.
Dự luật S-219 do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng được thông qua ngày 8/12. Tuy nhiên, nó còn phải qua Hạ viện.
Theo dự luật, ngày 30/4 hàng năm được cho là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
“Việt Nam phản đối việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 ngày 8/12/2014", người phát ngôn Lê Hải Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói hôm 12/12.
"Dự luật S-219 bao gồm những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân”.
"Việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 đã đi ngược lại tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Canada cũng như quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada".
Trong một thông cáo, Nghị sỹ Hải đã cho hay ông rất 'vinh dự' được giới thiệu dự luật này.
“Dự luật này đề cập tới Ngày Con đường tới tự do, hay còn gọi là Ngày tháng Tư đen khi hàng nghìn người Việt rời khỏi Việt Nam để tìm tự do...", ông nói.
“Trong 39 năm qua, người Việt tại Canada đã tụ họp vào ngày 30/4 để kỷ niệm một sự khởi đầu mới và cảm ơn Canada. Năm 2015, cộng đồng người Việt sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thuyền nhân tới định cư tại đây."
“Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình."
Trong bài viết gửi BBC từ Canada hôm 11/12, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng dự luật này là "cơ hội để hòa giải".
"Có ai có mất mát, đau thương trên chuyến "Hành trình đến Tự do" này mới cảm thông với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, mới thấu hiểu được vì sao một đạo luật như thế này là liều thuốc chữa lành cơn bệnh mà gần 40 năm qua hàng triệu người Việt phải mang nó trong lòng," ông Khanh viết.
"Đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật không phải là để trả thù trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng. Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai."
-Dự luật Canada xuyên tạc lịch sử, vì chính trị cá nhân (VNN 12-12-14)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Hải Bình nói dự luật S219 có nhữngnội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời VietNamNet sáng nay về dự luật S219 được Thượng viện Canada thông qua mới đây.
Dự luật do thượng nghị sĩ gốc Việt Thanh Hai Ngo bảo trợ, được thông qua hôm 8/12, theo đó công nhận ngày 30/4 là quốc khánh để kỷ niệm dòng người di cư Việt Nam tới Canada và việc Canada tiếp nhận họ.
Ông Hải Bình khẳng định dự luật bao gồm những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân
"Việc Thượng viện Canada thông qua dự luật này đã đi ngược lại tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Canada cũng như quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada" - người phát ngôn nêu rõ.
Dự luật còn phải được đưa ra ở Hạ viện và chưa rõ có khả năng được xem xét hay không.
Trước đó, hôm 9/12, tờ Canadian Press dẫn lời ông Vũ Viết Dũng, Tham tán công sứ về chính trị của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada trả lời phản ứng qua email nói rằng nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ có "tác động ngược" tới quan hệ song phương đang phát triển giữa Việt Nam và Canada, cũng như tới các nỗ lực nhằm mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hai bên, kể cả quan hệ thương mại và đầu tư.
Nhà ngoại giao Việt Nam cũng cho rằng dự luật sẽ gửi đi thông điệp sai lầm tới công chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế về thiện chí của Canada với Việt Nam. Ông Dũng cho biết, Đại sứ Việt Nam tại Ottawa Tô Anh Dũng đã bày tỏ sự lo ngại với Bộ trưởng Ngoại giao Canada John Baird về dự luật này tại cuộc gặp ở Quốc hội Canada hôm 8/12.
Ông Dũng nói rằng, Chính phủ Việt Nam, kể cả Đại sứ quán, đã nhiều lần phát biểu với các cấp khác nhau của chính phủ Canada và các nhà lãnh đạo quốc hội để bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng về ngôn ngữ và ý định của dự luật này.
Tờ báo trên cho hay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Đại sứ Tô Anh Dũng đã gửi các thư tới Chính phủ Canada bày tỏ sự lo ngại về dự luật.
Trong khi đó, Hội đồng Thương mại Canada Việt Nam cũng gửi thư tới Ủy ban Nhân quyền Thượng viện nói rằng dự luật sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ ngoại giao với Việt Nam, làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt, do đó tác động tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Canadian Press dẫn lời Dai Trang Nguyen, Giám đốc Hội đồng, cho rằng dự luật chỉ phản ánh quan điểm của chưa tới 5% người Canada gốc Việt và sẽ thúc đẩy cái nhìn của quá khứ, của sự hận thù, sự tiêu cực, dẫn tới sự phớt lờ những con người của thế hệ tương lai.
Tờ này dẫn lời lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện, thượng nghị sĩ James Cowan cáo buộc chính phủ đã cản trở Đại sứ Việt Nam phát biểu trước Thượng viện về sự quan ngại của ông. Trả lời báo chí hôm 9/12, ông Cowan đặt câu hỏi làm thế nào Chính phủ Canada có thể phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi như vậy trong lúc muốn tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt Nam.
"Chúng ta đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng ta đã ký một biên bản ghi nhớ về tăng cường liên kết thương mại và văn hóa. Tại sao các vi lại muốn khơi lên sự chia rẽ này. Tôi không thể hiểu nổi?".
-Canada xây dựng Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Chế Độ Cộng Sản Trên Tòan Thế Giới & Đón tiếp đồng bào tỵ nạn từ Thái Lan, 15/11/2014
Hôm Chủ Nhật Nov 16/2014 bộ trưởng Alexander và 2 dân biểu cùng TNS Ngô Thanh Hải có 1 buổi họp với cộng đồng người Việt ở trụ sở Hội Người Việt Toronto. 3 đề tài trong buổi họp này là Luật Di Trú/bảo lãnh mới, Nhân Quyền cho Việt Nam và quyền bầu cử.
Mời nghe ông phát biểu (vài phút cuối của clip này), anh Đặng Hoàng Sơn thâu
-Sau đó TNS Ngô Thanh Hải diễn giải bằng tiếng Việt ông bô trưởng đề cập đến việc nếu phát hiện ra những tên cộng sản đang ở Canada, đã từng đàn áp/gây tội ác ở VN (ngoài xã hội cũng như trong các trại tù...etc) xin viết thơ báo cho chính phủ biết, sẽ có "chế độ" áp dụng với họ. (anh Đặng Hoàng Sơn thâu)
Từ nay biết tên cộng sản nằm vùng nào đang ở Canada đã từng gây tội ác cho đồng bào, chúng ta cung cấp tin tức cho bộ di trú Canada nha các bạn:
-Tin Ottawa - Canada sẽ chính thức xây dựng Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Chế Độ Cộng Sản Trên Tòan Thế Giới. Trong bản tuyên bố trong tuần qua, hai vị Bộ trưởng Đa Văn Hóa Liên Bang Jason Kenney và ông Chris Alexander, tân Bộ trưởng Di Trú cho biết chính phủ Canada đã quyết định cung cấp ngân khỏan 1 triêu rưỡi dollars để tổ chức Cống Hiến Cho Tự Do tức Tribute to Liberty, và xây cất tượng đài này ở thủ đô Ottawa, trên khỏang đất giữa Thư Viện, Văn Khố và Tối Cao Pháp Viện.
Một khi hoàn tất, đài tưởng niệm này sẽ ghi lại cho các thế hệ tương lai lý do tại sao hàng triệu triệu người đã bị sát hại và gánh chịu các hoàn cảnh vô nhân đạo dưới bàn tay của các chế độ Cộng Sản. Bộ trưởng Kenney cho biết Đài Tưởng Niệm sẽ là lời nhắc nhở để tất cả người Canada hiểu rằng tôn vinh các biểu tượng của Cộng Sản là nhục mạ quá khứ của các nạn nhân, và chúng ta không bao giờ nên coi thường các giá trị cốt lõi của ta về tự do, về dân chủ, nhân quyền và về các quy định của pháp luật.
Canada có một lịch sử đáng tự hào vì đã là nơi trú ẩn và chào đón các người tỵ nạn họăc các di dân, bao gồm những ai đào thoát khỏi sự áp bức của Cộng Sản. Bộ trưởng Alexander tuyên bố Canada ngày nay là quê hương của các cộng đồng đã từng bị Cộng Sản thống trị. Họ thuộc nhiều quốc gia nguyên thủy khác nhau, và chính phủ Canada hân hoan hỗ trợ để đề án xây cất một tượng đài dự trù sẽ được khánh thành cuối năm 2014. Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ cũng có một tượng đài tương tự, và cộng đồng người Việt quốc gia tại hải ngoại đã đóng góp khá nhiều cho việc hoàn tất tượng đài này SBTN
-
Đồng Bào Toronto chào đón 15 thuyền nhân tỵ nạn từ Thái Lan
http://www.sbtn.tv/sites/default/files/videos/original/dong_bao_toronto_chao_don_15_thuyen_nhan_ty_nan_tu_thai_lan.mp4-
-Báo Nhân Dân mắng nhiếc Canada: "Hành trình đến tự do", một đạo luật hoàn toàn sai trái (ND 4-5-15)
-
TNS Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch sử 30/4
Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải. 30.04.2015
Một Thượng nghị sĩ Canada mạnh mẽ lên án chính phủ Việt Nam ‘nói dóc’, ‘chối cãi sự thật’ về lịch sử ngày 30/4/1975.
Phát biểu của nhà lập pháp gốc Việt Ngô Thanh Hải, tác giả đạo luật ‘Hành trình tới tự do,’ trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm nay là phản hồi chính thức đối với chỉ trích của Hà Nội về việc Canada thông qua luật này hôm 23/4.
Luật được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc quy định trên cả nước Canada, hằng năm, ngày 30/4 sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến Tự do’, một ngày lễ tưởng niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.
Hà Nội đã triệu đại sứ Canada đến để phản đối. Việt Nam nói đạo luật ‘Hành trình tới tự do’ ‘xuyên tạc lịch sử’, ‘khiêu khích chia rẽ đoàn kết dân tộc’ và rằng thông qua luật này là ‘bước lùi nghiêm trọng trong quan hệ hai nước, gây ảnh hưởng tiêu cực đển quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada.’
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo luật của tôi nhấn mạnh ngày 30/4/1975 quân đội cộng sản Việt Nam đã không tôn trọng Hiệp định Paris, cưỡng chiếm miền Nam. Mục tiêu thứ hai, luật nói sau 30/4/75 có hơn 2 triệu người bỏ nước ra đi vì cộng sản đã vi phạm nhân quyền. Thứ ba, luật này để tưởng nhớ 250 ngàn người Việt thiệt mạng trên biển cả trong cuộc di cư đó. Thứ tư, luật công nhận chính phủ và nhân dân Canada đã đón tiếp những người Việt tị nạn.
VOA: Ngay sau khi Canada thông qua luật này, Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối nói rằng luật ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển giữa hai nước. Là tác giả luật này, phản hồi của ông ra sao:
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo luật của tôi không liên quan đến ngoại giao Việt-Canada, không dính líu tới bang giao hai nước, không liên quan gì đến chính phủ Việt Nam.
VOA: Việt Nam nói luật này làm tổn thương tình cảm người dân Canada vì ‘Canada trước đây từng ủng hộ người dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược,’ thưa ông?
TNS Ngô Thanh Hải: Như vậy họ càng sai hơn nữa vì Canada đã tham gia vào cuộc chiến Việt Nam với các hoạt động giám sát quốc tế để hỗ trợ mục tiêu thiết lập hòa bình và chấm dứt chiến tranh bằng cách hỗ trợ việc thi hành Hiệp định Paris 1973 mà chính cộng sản Việt Nam đã vi phạm. Thứ hai, sau khi nhân dân Canada chấp nhận 60.000 người mà sau này lên tới khoảng 300.000 người Việt tị nạn, Cao ủy Liên hiệp quốc đã trao Giải thưởng Nansen cho dân Canada năm 1986. Giải thưởng này tương đương Nobel hòa bình về vấn đề người tị nạn của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc. Chính phủ Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự thật, luôn luôn chối cãi bởi vì không muốn thế giới biết đến những sự vi phạm, giết chóc của họ đối với nhân dân Việt Nam.
VOA: Ông nói luật không ảnh hưởng bang giao song phương, nhưng Việt Nam cho rằng luật này đi ngược lại quan hệ chính trị-kinh tế-xã hội đang phát triển của hai nước, viện dẫn lý do luật công nhận 30/4 là ngày quốc lễ của Canada.
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo luật này quy định 30/4 là một ngày lễ của quốc gia Canada tưởng niệm cuộc di cư của người Việt tị nạn cộng sản được đón nhận vào Canada. Nói nó liên quan đến vấn đề chính trị, bang giao tôi cho đó là sai.
VOA: Việt Nam nói luật này ‘xuyên tạc lịch sử’ vì ‘lịch sử đã chứng minh đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà cộng đồng quốc tế trong đó có Canada ủng hộ.’ Quan điểm của ông ra sao?
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo luật này quy định 30/4 là một ngày lễ của quốc gia Canada tưởng niệm cuộc di cư của người Việt tị nạn cộng sản được đón nhận vào Canada. Nói nó liên quan đến vấn đề chính trị, bang giao tôi cho đó là sai.
VOA: Việt Nam nói luật này ‘xuyên tạc lịch sử’ vì ‘lịch sử đã chứng minh đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà cộng đồng quốc tế trong đó có Canada ủng hộ.’ Quan điểm của ông ra sao?
TNS Ngô Thanh Hải: Vậy Việt Nam không công nhận 30/4 là ngày họ chiếm miền Nam à? Quân đội miền Nam cộng hòa có ra ngoài Bắc đánh không? Chính quân đội miền Bắc xuống xâm chiếm miền Nam mà. Họ không công nhận là họ vi phạm Hiệp định Paris 1973 họ đã ký à? Những điều cộng sản nói ra là nói dóc, chối cãi sự thật.
VOA: Cũng có ý kiến cho rằng luật này mang tính khiêu khích chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc giữa người Việt với nhau vì giữa lúc vết thương chưa lành mà gợi nhớ lại những đau thường càng khơi dậy hận thù quá khứ, không giúp ích cho công cuộc hòa giải dân tộc sau chiến tranh. Ý kiến thượng nghị sĩ Hải thế nào?
TNS Ngô Thanh Hải: Cộng sản Việt Nam nói hòa giải dân tộc, xin hãy hòa giải với người dân trong nước trước vì chính họ là nạn nhân của cộng sản Việt Nam. Ở hải ngoại, chúng tôi đâu cần hòa giải với cộng sản Việt Nam. Hòa giải thì cộng sản Việt Nam phải làm việc đó trước vì người dân trong nước đã bị họ kèm kẹp và vi phạm tất cả những nhân quyền. Sau khi có thể chế tự do dân chủ rồi, mới nói tới cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Và phải chấp nhận sự thật trước rồi mới tính tới, chứ tối ngày cứ nói láo thì cộng sản Việt Nam sẽ không đi tới đâu cả.
VOA: Nhưng làm thế nào để chữa lành vết thương cũ khi không chịu rời bỏ hận thù quá khứ?
TNS Ngô Thanh Hải: Muốn bỏ hận thù quá khứ, chính cộng sản phải làm trước: thả hết tù chính trị, tự do tôn giáo, tự do sở hữu, tự do-dân chủ-nhân quyền..v..v..
VOA: Vậy theo ông, việc hòa giải hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của phía cộng sản?
TNS Ngô Thanh Hải: Đúng. Người dân viết một bản nhạc chống Trung Quốc thì họ bắt bỏ tù. Đó là chuyện không thể chấp nhận ở một nước tự do dân chủ, không bao giờ có chuyện đó. Tại sao họ lại làm vậy với nhân dân trong nước? Họ nói một đường làm một nẻo.
VOA: Có ý kiến cho rằng để xích lại gần nhau cần thiện chí đôi bên, rằng bên kia cũng cần quên quá khứ để hướng tới tương lai vì không thể hòa giải với những người chỉ biết đặt điều kiện để mưu cầu lợi ích cho một nhóm hận thù cộng sản dai dẳng mà thôi. Xin ghi nhận quan điểm của ông?
TNS Ngô Thanh Hải: Hòa giải trước, giải tất cả những cái sai cộng sản Việt Nam đã làm. Sau khi hòa giải trong nước rồi, nhân dân trong nước chấp nhận cộng sản Việt Nam đã thay đổi bằng một chính phủ tự do dân chủ nhân quyền, lúc đó cộng đồng Việt hải ngoại cũng sẽ chấp nhận hoặc chấp thuận. Cộng đồng người Việt hải ngoại có xây dựng đất nước hay không, chỉ khi nào chính phủ cộng sản Việt Nam thay đổi. Họ phải bỏ điều 4 Hiến pháp, họ phải có thể chế tự do dân chủ thì cộng đồng Việt Nam hải ngoại lúc đó mới có thể nói chuyện với họ được.
VOA: Phản ứng của hành pháp-lập pháp Canada về việc Hà Nội triệu đại sứ Canada phản đối đạo luật này ra sao, thưa ông?
TNS Ngô Thanh Hải: Đây là xứ tự do: hành pháp, lập pháp, và tư pháp riêng rẽ độc lập. Thành ra, bên đây nếu Quốc hội đã thông qua một đạo luật thì chính phủ cũng phải chấp nhận. Không phải theo kiểu của cộng sản Việt Nam.
Thượng nghị sĩ Canada lên án Việt Nam 'chối cãi sự thật' lịch sử 30/4
VOA: Luật này được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, ông có chia sẻ gì thêm?
TNS Ngô Thanh Hải: Luật pháp Canada đã công nhận ngày 30/4 là ngày miền Nam bị cộng sản chiếm khiến hơn 2 triệu người đã bỏ nước ra đi. Lời dẫn nhập đạo luật của tôi vẫn còn chữ ‘Tháng tư đen.’ Luật giúp các thế hệ sau hiểu rằng sở dĩ họ được sống trong xứ tự do dân chủ như ở đây là vì cha mẹ họ đã bỏ nước ra đi khỏi gọng cùm của cộng sản Việt Nam để tới một nước tự do-dân chủ.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
-
-
-
--VN phản đối Canada về 'luật 30/4'BBC Tiếng Việt
Việt Nam triệu Đại sứ Canada tại Việt Nam để phản đối Canada thông qua đạo luật S-219 xem ngày 30/4 là “Ngày hành trình tìm tự do”. Hôm 22/4, dự luật này được chính phủ Canada công nhận. Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 24/4 nói đây là đạo luật “hoàn ...
Việt Nam triệu Đại sứ Canada để phản đối đạo luật S-219Người Lao Động
Việt Nam triệu Đại sứ Canada, phản đối đạo luật S-219Báo điện tử Chính phủ
Dự luật "Ngày hành trình đến tự do" thành luậtĐài Á Châu Tự Do
-
Khanh Vu Duc
Cuối cùng điều chờ đợi 40 năm nay đã tới.
Dự luật S-219 "Ngày hành trình đến tự do" do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải bảo trợ đã được Quốc hội Canada chính thức biểu quyết thông qua chiều 22/4/2015 lúc 19:15 kết thúc tiến trình lập pháp kể từ ngày 10/4/2014.
Dự luật này công nhận ngày 30/4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do và cũng để cảm ơn chính phủ và nhân dân Canada đã rộng lượng dang rộng vòng tay cưu mang họ gần 40 năm nay. Dự luật này cũng ghi nhận sự trỗi dậy mãnh liệt và những đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Canada. Một dự luật không những làm ấm lòng người Việt tại Canada mà con là một niềm an ủi, động viên đồng bào Việt Nam tị nạn cộng sản trên toàn thế giới.
Những mất mát đau thương như đang được chia sẻ và làm lành lại hầu tạo thêm niềm tin vào công cuộc đấu tranh cùng đồng bào quốc nội cho một tương lai Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng.
Đạo luật "Ngày hành trình đến tự do" một lần nữa để nhắc nhở mọi người chúng ta nên có cái nhìn trung thực và khách quan về lịch sử. Chúng ta có thể không cùng quan điểm, thậm chí chúng ta có thể đã từng là những đối thủ không đội trời chung với nhau nhưng chúng ta không thể chỉ viết lịch sử cho riêng những người thắng cuộc. Lịch sử phải luôn công bằng và chỉ nhìn nhận những diễn biến trung thực. Việc đánh giá phê phán lịch sử nên cần hết sức cẩn trọng hầu để thế hệ mai sau tránh đi có cái nhìn lệch lạc, một chiều.
Ngày 30/4 đã, đang và sẽ tiếp tục là một ngày trọng đại trong lịch sử Việt Nam, một ngày mà bất cứ ai dù buồn hay vui đều có cơ hội ngang nhau để hồi tưởng, để suy ngẫm về những bước thăng trầm của đất nước, để rút tỉa những bài học đớn đau của quá khứ, để từ đó có thể vượt qua được những hố sâu ngăn cách, những vũng lầy thù hận, tiến đến bên nhau trong tình tự dân tộc, cùng nhau tiến về phía trước vì tiền đồ sáng lạng của Việt Nam.
30/4: Hãy cùng mơ ước một giấc mơ hoà giải, hoà hợp dân tộc. Một ngày không chỉ riêng người thắng cuộc hỉ hả hay một ngày buồn đau uất hận cho người thua cuộc mà là ngày của toàn dân Việt Nam hướng đến tương lai một Việt Nam tự do, dân chủ, thịnh vượng.
Mời các bạn theo dõi bản tin chi tiết của chúng tôi sẽ được phát hành 10 giờ sáng mai 23/4 giờ Thủ đô Ottawa, Canada.
http://www.parl.gc.ca/ HousePublications/ Publication.aspx?Pub=Hansar d&Doc=198&Parl=41&Ses=2&La nguage=E&Mode=1
Trân trọng.
Dự luật S-219 "Ngày hành trình đến tự do" do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải bảo trợ đã được Quốc hội Canada chính thức biểu quyết thông qua chiều 22/4/2015 lúc 19:15 kết thúc tiến trình lập pháp kể từ ngày 10/4/2014.
Dự luật này công nhận ngày 30/4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do và cũng để cảm ơn chính phủ và nhân dân Canada đã rộng lượng dang rộng vòng tay cưu mang họ gần 40 năm nay. Dự luật này cũng ghi nhận sự trỗi dậy mãnh liệt và những đóng góp to lớn của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Canada. Một dự luật không những làm ấm lòng người Việt tại Canada mà con là một niềm an ủi, động viên đồng bào Việt Nam tị nạn cộng sản trên toàn thế giới.
Những mất mát đau thương như đang được chia sẻ và làm lành lại hầu tạo thêm niềm tin vào công cuộc đấu tranh cùng đồng bào quốc nội cho một tương lai Việt Nam tự do, dân chủ và thịnh vượng.
Đạo luật "Ngày hành trình đến tự do" một lần nữa để nhắc nhở mọi người chúng ta nên có cái nhìn trung thực và khách quan về lịch sử. Chúng ta có thể không cùng quan điểm, thậm chí chúng ta có thể đã từng là những đối thủ không đội trời chung với nhau nhưng chúng ta không thể chỉ viết lịch sử cho riêng những người thắng cuộc. Lịch sử phải luôn công bằng và chỉ nhìn nhận những diễn biến trung thực. Việc đánh giá phê phán lịch sử nên cần hết sức cẩn trọng hầu để thế hệ mai sau tránh đi có cái nhìn lệch lạc, một chiều.
Ngày 30/4 đã, đang và sẽ tiếp tục là một ngày trọng đại trong lịch sử Việt Nam, một ngày mà bất cứ ai dù buồn hay vui đều có cơ hội ngang nhau để hồi tưởng, để suy ngẫm về những bước thăng trầm của đất nước, để rút tỉa những bài học đớn đau của quá khứ, để từ đó có thể vượt qua được những hố sâu ngăn cách, những vũng lầy thù hận, tiến đến bên nhau trong tình tự dân tộc, cùng nhau tiến về phía trước vì tiền đồ sáng lạng của Việt Nam.
30/4: Hãy cùng mơ ước một giấc mơ hoà giải, hoà hợp dân tộc. Một ngày không chỉ riêng người thắng cuộc hỉ hả hay một ngày buồn đau uất hận cho người thua cuộc mà là ngày của toàn dân Việt Nam hướng đến tương lai một Việt Nam tự do, dân chủ, thịnh vượng.
Mời các bạn theo dõi bản tin chi tiết của chúng tôi sẽ được phát hành 10 giờ sáng mai 23/4 giờ Thủ đô Ottawa, Canada.
http://www.parl.gc.ca/
Trân trọng.
-Khanh Vu Duc - Luật sư Vũ Đức Khanh -
Mấy ngày qua có rất nhiều người quen cũng như chưa quen và bạn FB gửi thư riêng hoặc điện thoại cho tôi liên quan đến bài viết của tôi trên BBC Việt ngữ về dự luật "Hành trình đến tự do" vừa được Thượng viện Canada thông qua.
Đại đa số ủng hộ quan điểm tôn trọng sự thật, tinh thần dân chủ và tư tưởng nhân bản của tôi. Nhưng cũng có một số nhỏ ở hai thái cực nặng lời nhục mạ thậm chí còn đe dọa tính mạng tôi vì họ cho rằng tôi không biết gì về lịch sử Việt Nam và cố ý xuyên tạc lịch sử. Có người cũng cho rằng tôi quá ngây thơ chính trị không biết gì về cộng sản.
Nay tôi xin phép trả lời vài dòng như sau :
Tôi lên tiếng vì sự thật. Tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tất cả mọi người dù tôi có cùng quan điểm hay không, hoặc tôi thích hay không thích.
Ý kiến của đa số và của thiểu số đều có giá trị như nhau. Nó làm cơ sở giúp tôi có cái nhìn bao quát hơn. Tôi tôn trọng và phục tùng ý kiến đa số nhưng vẫn đảm bảo thiểu số quyền bảo lưu ý kiến mà không bị xâm hại.
Còn ai xuyên tạc lịch sử, ai khơi dậy và gieo rắc hận thù thì chắc bà con đã rõ.
Tôi có ngây thơ chính trị hay không, việc đó không quan trọng. Quan trọng là tôi có trung thực, khách quan khi xem xét một vấn đề nào đó không. Tôi có cố gắng lắng nghe và xem xét ở nhiều góc độ khác nhau của vấn đề để có cái nhìn tổng quan của sự việc hay không. Và cuối cùng việc tôi làm có mang lại lợi ích gì cho cộng đồng không.
Tôi đơn giản nghĩ rằng việc đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật về biến cố ngày 30/4 và sau đó không phải là để trả thù, trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo rắc thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa giữa người Việt với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng.
Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai.
Tôi tuyệt đối tin tưởng đại đa số người Việt luôn có lòng nhân hậu, khách quan và công tâm khi đánh giá những sự kiện lịch sử như biến cố 30/04/1975.
Lịch sử là lịch sử, không ai có thể diễn giải một cách tuỳ tiện.
Hãy trả lại sự thật lịch sử cho ngày 30/04/1975 và để mọi người Việt Nam đều hướng chung về tương lai của đất nước và dân tộc.
BBC Vietnamese
VN: Dự luật của Thượng viện Canada "xuyên tạc lịch sử"
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác một dự luật vừa được Thượng viện Canada thông qua, trong đó lấy ngày 30/4 là ngày kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản Việt Nam.
Dự luật S-219 do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng được thông qua ngày 8/12. Tuy nhiên, nó còn phải qua Hạ viện.
Theo dự luật, ngày 30/4 hàng năm được cho là ngày kỷ niệm làn sóng người tỵ nạn từ Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
“Việt Nam phản đối việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 ngày 8/12/2014", người phát ngôn Lê Hải Bình được truyền thông trong nước dẫn lời nói hôm 12/12.
"Dự luật S-219 bao gồm những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân”.
"Việc Thượng viện Canada thông qua dự luật S-219 đã đi ngược lại tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Canada cũng như quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada".
Trong một thông cáo, Nghị sỹ Hải đã cho hay ông rất 'vinh dự' được giới thiệu dự luật này.
“Dự luật này đề cập tới Ngày Con đường tới tự do, hay còn gọi là Ngày tháng Tư đen khi hàng nghìn người Việt rời khỏi Việt Nam để tìm tự do...", ông nói.
“Trong 39 năm qua, người Việt tại Canada đã tụ họp vào ngày 30/4 để kỷ niệm một sự khởi đầu mới và cảm ơn Canada. Năm 2015, cộng đồng người Việt sẽ kỷ niệm 40 năm ngày thuyền nhân tới định cư tại đây."
“Tự do không miễn phí và các thuyền nhân đã phải trả giá cho tự do bằng các chuyến đi nguy hiểm của mình."
Trong bài viết gửi BBC từ Canada hôm 11/12, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng dự luật này là "cơ hội để hòa giải".
"Có ai có mất mát, đau thương trên chuyến "Hành trình đến Tự do" này mới cảm thông với Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, mới thấu hiểu được vì sao một đạo luật như thế này là liều thuốc chữa lành cơn bệnh mà gần 40 năm qua hàng triệu người Việt phải mang nó trong lòng," ông Khanh viết.
"Đưa ra trước ánh sáng và nói lên sự thật không phải là để trả thù trả oán gì ai hay để tiếp tục gieo thù hận mà để giúp chữa lành vết thương cũ, tạo cơ hội làm hòa với nhau và cuối cùng để sự thật phải được tôn trọng. Đó cũng là di sản yêu thương, nhân bản, tình tự dân tộc mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai."
-Dự luật Canada xuyên tạc lịch sử, vì chính trị cá nhân (VNN 12-12-14)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Hải Bình nói dự luật S219 có nhữngnội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trả lời VietNamNet sáng nay về dự luật S219 được Thượng viện Canada thông qua mới đây.
Dự luật do thượng nghị sĩ gốc Việt Thanh Hai Ngo bảo trợ, được thông qua hôm 8/12, theo đó công nhận ngày 30/4 là quốc khánh để kỷ niệm dòng người di cư Việt Nam tới Canada và việc Canada tiếp nhận họ.
Ông Hải Bình khẳng định dự luật bao gồm những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân
"Việc Thượng viện Canada thông qua dự luật này đã đi ngược lại tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Canada cũng như quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada" - người phát ngôn nêu rõ.
Dự luật còn phải được đưa ra ở Hạ viện và chưa rõ có khả năng được xem xét hay không.
Trước đó, hôm 9/12, tờ Canadian Press dẫn lời ông Vũ Viết Dũng, Tham tán công sứ về chính trị của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada trả lời phản ứng qua email nói rằng nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ có "tác động ngược" tới quan hệ song phương đang phát triển giữa Việt Nam và Canada, cũng như tới các nỗ lực nhằm mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hai bên, kể cả quan hệ thương mại và đầu tư.
Nhà ngoại giao Việt Nam cũng cho rằng dự luật sẽ gửi đi thông điệp sai lầm tới công chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế về thiện chí của Canada với Việt Nam. Ông Dũng cho biết, Đại sứ Việt Nam tại Ottawa Tô Anh Dũng đã bày tỏ sự lo ngại với Bộ trưởng Ngoại giao Canada John Baird về dự luật này tại cuộc gặp ở Quốc hội Canada hôm 8/12.
Ông Dũng nói rằng, Chính phủ Việt Nam, kể cả Đại sứ quán, đã nhiều lần phát biểu với các cấp khác nhau của chính phủ Canada và các nhà lãnh đạo quốc hội để bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng về ngôn ngữ và ý định của dự luật này.
Tờ báo trên cho hay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Đại sứ Tô Anh Dũng đã gửi các thư tới Chính phủ Canada bày tỏ sự lo ngại về dự luật.
Trong khi đó, Hội đồng Thương mại Canada Việt Nam cũng gửi thư tới Ủy ban Nhân quyền Thượng viện nói rằng dự luật sẽ tác động tiêu cực tới quan hệ ngoại giao với Việt Nam, làm chia rẽ cộng đồng người Canada gốc Việt, do đó tác động tiêu cực tới thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Canadian Press dẫn lời Dai Trang Nguyen, Giám đốc Hội đồng, cho rằng dự luật chỉ phản ánh quan điểm của chưa tới 5% người Canada gốc Việt và sẽ thúc đẩy cái nhìn của quá khứ, của sự hận thù, sự tiêu cực, dẫn tới sự phớt lờ những con người của thế hệ tương lai.
Tờ này dẫn lời lãnh đạo đảng Tự do trong Thượng viện, thượng nghị sĩ James Cowan cáo buộc chính phủ đã cản trở Đại sứ Việt Nam phát biểu trước Thượng viện về sự quan ngại của ông. Trả lời báo chí hôm 9/12, ông Cowan đặt câu hỏi làm thế nào Chính phủ Canada có thể phê chuẩn một dự luật gây tranh cãi như vậy trong lúc muốn tăng cường quan hệ kinh tế với châu Á, trong đó có Việt Nam.
"Chúng ta đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng ta đã ký một biên bản ghi nhớ về tăng cường liên kết thương mại và văn hóa. Tại sao các vi lại muốn khơi lên sự chia rẽ này. Tôi không thể hiểu nổi?".
************************
-Canada xây dựng Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Chế Độ Cộng Sản Trên Tòan Thế Giới & Đón tiếp đồng bào tỵ nạn từ Thái Lan, 15/11/2014
Hôm Chủ Nhật Nov 16/2014 bộ trưởng Alexander và 2 dân biểu cùng TNS Ngô Thanh Hải có 1 buổi họp với cộng đồng người Việt ở trụ sở Hội Người Việt Toronto. 3 đề tài trong buổi họp này là Luật Di Trú/bảo lãnh mới, Nhân Quyền cho Việt Nam và quyền bầu cử.
Mời nghe ông phát biểu (vài phút cuối của clip này), anh Đặng Hoàng Sơn thâu
-Sau đó TNS Ngô Thanh Hải diễn giải bằng tiếng Việt ông bô trưởng đề cập đến việc nếu phát hiện ra những tên cộng sản đang ở Canada, đã từng đàn áp/gây tội ác ở VN (ngoài xã hội cũng như trong các trại tù...etc) xin viết thơ báo cho chính phủ biết, sẽ có "chế độ" áp dụng với họ. (anh Đặng Hoàng Sơn thâu)
Từ nay biết tên cộng sản nằm vùng nào đang ở Canada đã từng gây tội ác cho đồng bào, chúng ta cung cấp tin tức cho bộ di trú Canada nha các bạn:
-Tin Ottawa - Canada sẽ chính thức xây dựng Đài Tưởng Niệm Các Nạn Nhân Của Chế Độ Cộng Sản Trên Tòan Thế Giới. Trong bản tuyên bố trong tuần qua, hai vị Bộ trưởng Đa Văn Hóa Liên Bang Jason Kenney và ông Chris Alexander, tân Bộ trưởng Di Trú cho biết chính phủ Canada đã quyết định cung cấp ngân khỏan 1 triêu rưỡi dollars để tổ chức Cống Hiến Cho Tự Do tức Tribute to Liberty, và xây cất tượng đài này ở thủ đô Ottawa, trên khỏang đất giữa Thư Viện, Văn Khố và Tối Cao Pháp Viện.
Một khi hoàn tất, đài tưởng niệm này sẽ ghi lại cho các thế hệ tương lai lý do tại sao hàng triệu triệu người đã bị sát hại và gánh chịu các hoàn cảnh vô nhân đạo dưới bàn tay của các chế độ Cộng Sản. Bộ trưởng Kenney cho biết Đài Tưởng Niệm sẽ là lời nhắc nhở để tất cả người Canada hiểu rằng tôn vinh các biểu tượng của Cộng Sản là nhục mạ quá khứ của các nạn nhân, và chúng ta không bao giờ nên coi thường các giá trị cốt lõi của ta về tự do, về dân chủ, nhân quyền và về các quy định của pháp luật.
Canada có một lịch sử đáng tự hào vì đã là nơi trú ẩn và chào đón các người tỵ nạn họăc các di dân, bao gồm những ai đào thoát khỏi sự áp bức của Cộng Sản. Bộ trưởng Alexander tuyên bố Canada ngày nay là quê hương của các cộng đồng đã từng bị Cộng Sản thống trị. Họ thuộc nhiều quốc gia nguyên thủy khác nhau, và chính phủ Canada hân hoan hỗ trợ để đề án xây cất một tượng đài dự trù sẽ được khánh thành cuối năm 2014. Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn của Hoa Kỳ cũng có một tượng đài tương tự, và cộng đồng người Việt quốc gia tại hải ngoại đã đóng góp khá nhiều cho việc hoàn tất tượng đài này SBTN
-
Đồng Bào Toronto chào đón 15 thuyền nhân tỵ nạn từ Thái Lan
Hôm nay, thứ bảy ngày 15 tháng 11 tại phi trường Pearson Airport, chúng tôi nhận thấy là có nhiều hội đoàn, các vị lãnh đạo tinh thần như Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Pháp Vân, Hội Người Việt, Hội ái Hữu Cựu SinhViên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Toronto, Hội Chuyên Gia VCPA, Hội Đồng Hương Quãng Nam Đà Nẵng, tổ chức từ thiên Hoa Tình Thương, Vòng Tay Nhân Ái…và bà con đồng hương đã có mặt tại khu vực dành cho các chuyến bay nội địa từ rất sớm để chờ đón chuyến bay AC 142 đáp xuống phi trường Toronto vào lúc 3 giờ 21 chiều.
Hầu như ai cũng rất xúc động trong niềm hân hoan khi đến chờ đón những thuyền nhân tỵ nạn cuối cùng từ Thái Lan.
Ngoài ra, trong phái đoàn còn có sự hiện diện của thượng nghị sĩ Ngô Thanh hải, vị dân biểu Parm Gill, Dân biểu MP thành phố Brampton đại diện chính phủ Canada, các cơ quan truyền thông lớn tại Canada như CBC News và CTV cũng có mặt để ghi lại sự kiện lịch sử này.
Sau đợt 156 người Việt tỵ nạn cuối cùng ở Phi Luật Tân được Canada chấp nhận nhập cư nhân đạo vào năm 2007, một lần nữa VOICE lại tiếp tục sứ mạng của mình giúp chấm dứt cuộc đời vô Tổ Quốc cho những người Việt tỵ nạn kém may mắn tại Thái Lan.
Luật sư Trịnh Hội, bản thân cũng là một người tỵ nạn lớn lên tại Úc, người sáng lập VOICE một tổ chức Phi Chính Phủ giúp người tỵ nạn Việt Nam, cho biết: “Chúng tôi mất 8 năm để thuyết phục chính phủ Canada. Chúng tôi cũng đã thuyết phục chính phủ Úc nữa nhưng cuối cùng thì chính phủ Canada đã thay đổi chính sách của mình để đồng ý cho nhóm người này được định cư.
Quay ngược thời gian trở về với biến cố 30 Tháng Tư 1975 khiến hàng triệu người Việt phải bỏ nước vượt biên tìm tự do. Ða số đã định cư và có đời sống ổn định ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thế nhưng cho đến nay, một số ít người kém may mắn, vượt biên sang Thái Lan từ những năm 1989, 1990, bị rớt thanh lọc, hiện phải sống trong tình trạng vô Tổ Quốc, tương lai bất định cho đến khi họ được một quốc gia nào khác cho định cư.
Những người này sẽ không bị trả về Việt Nam và dù có muốn trở về, Việt Nam cũng sẽ không nhận họ. Ðây là những hồ sơ cuối cùng còn sót lại từ Kế Hoạch Hoạt Ðộng Toàn Diện, từ khoảng thời gian 1989-1996, lúc thỏa thuận giữa các nước liên quan đến tái định cư và hồi hương còn có hiệu lực.Trước tình cảnh này, sau khi vận động thành công cho nhóm thuyền nhân bị kẹt lại ở tại Phi Luật Tân, năm 2007, Ls. Trịnh Hội và một số thân hữu trong Tổ Chức VOICE tiếp tục vận động cứu trợ các tỵ nạn khác trong đó có nhóm thuyền nhân Việt Nam này.
Tổ Chức VOICE, là một tổ chức thiện nguyện, phi chính phủ, phi chính trị, phi tôn giáo được thành lập với hai mục đích chính là giúp đỡ người Việt tỵ nạn ở Đông Nam Á và giúp phát triển một xã hội công dân thật sự ở Việt Nam.
Sau gần 8 năm làm việc với Liên Hội Người Việt Canada và Thượng toạ Thích Nguyên Thảo, chùa Hoa Nghiêm, đến tháng 11 năm 2013 VOICE đã thành công trong việc đạt được một thỏa thuận đặc biệt với chính phủ liên bang, theo đó chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho việc nhập cư của những người này dựa trên các xem xét về tính nhân đạo.Tổng số hồ sơ định cư được Bộ Di trú Canada đã chính thức chấp thuận là 33 trường hợp, gồm 105 người, tất cả đã được chuyển sang Toà Đại sứ Canada tại Singapore là văn phòng đặc trách cho cả vùng Đông Nam Á để tiếp tục giải quyết.Và theo thỏa thuận với chính phủ Canada, cộng đồng người Việt tại Canada phải chu toàn hai điều kiện.
Ðiều kiện thứ nhất, tất cả mọi người phải có người bảo trợ ở Canada trong năm đầu tiên. Người bảo trợ phải lo ăn, ở và những vấn đề khác trong quá trình nhập cư của người mới đến.Số tiền người bảo trợ cần phải có để chứng minh là khoảng $4500/người, chưa kể tiền ăn, ở, quần áo, đi lại.
Ðiều kiện thứ hai, tất cả mọi người phải tự trang trải mọi chi phí làm đơn ở Thái Lan, gồm tiền nộp đơn, lệ phí visa, tiền khám sức khỏe, tiền vé máy bay và các chi phí ăn uống, đi lại khác trong quá trình làm hồ sơ để nộp và được phỏng vấn.
Thêm vào đó, Cộng Đồng Người Việt tại Canada còn phải đảm nhận thêm trách nhiệm giúp đỡ các thuyền nhân này hội nhập vào xã hội Canada để họ không gây thêm tổn phí cho chính phủ trong vòng một năm kể từ ngày họ nhập cư vào Canada
Ngay khi có tin vui nói trên từ tháng 11 năm 2013, VOICE và thiện nguyện viên trên khắp thế giới đã tích cực làm việc với các tổ chức hữu trách, cơ quan ngoại giao Canada, Thái Lan, CIC và Cao Uỷ Tỵ nạn UNHCR để hoàn tất thủ tục định cư cho 105 đồng bào.Đồng thời, VOICE cũng kêu gọi người Việt khắp nơi mở rộng vòng tay giúp đỡ các đồng hương kém may mắn của mình qua các chương trình vận động gây quỹ, tài trợ để nhanh chóng ổn định việc định cư cho họ. Kết quả là cho đến gần đây, 105 người Việt đã được chính phủ Canada cấp giấy nhập cảnh, VOICE đã hoàn tất mọi thủ tục, chi trả tất cả chi phí ($180,000.00) cho đợt định cư đầu tiên gồm 67 người đến Canada.
Số đồng hương này hiện chỉ còn chờ giấy phép xuất cảnh cuối cùng từ chính phủ Thái Lan để lên đường đến bến bờ tự do. Do tình trạng chính trị bất ổn tại Thái Lan gần đây và do tính chất đặc biệt của các trường hợp tỵ nạn này, các thủ tục xuất cảnh có phần phức tạp hơn, khiến có thể có những trở ngại, chậm trễ vào phút chót.
Nghe tin đợt tỵ nạn đầu tiên sẽ đến vào ngày 9/10, từ Vancouver Canada, các thành viên, thiện nguyện viên của VOICE Canada, thầy Nguyên Thảo và đồng hương Vancouver đã sắp xếp nơi ăn chốn ở, cả nhạc sĩ Nam Lộc từ Mỹ bay sang, đạo diễn Nguyễn Đức, ls Trịnh Hội, phóng viên SBTN từ Toronto, tất cả đều chuẩn bị chào đón 67 đồng hương muộn màng này.
Tuy nhiên, ngày hôm sau 7/10 từ Thái lan, Ls. Trịnh Hội báo tin: vẫn chưa nhận được giấy xuất cảnh từ chính phủ Thái Lan. Nhóm 67 người đã không thể lên chuyến bay đến Vancouver như đã định.
Thế là phải hủy vé máy bay, tiếp tục lo ăn ở cho 67 đồng bào này tại Bangkok để tiếp tục chờ đợi. Sau khi ở Vancouver, Toronto và Ottawa để tham dự các chương trình gây quỹ, Ls. Trịnh Hội đã tìm gặp bộ Ngoại giao, bộ Di trú Canada rồi tiếp tục trở về Thái Lan, tìm cách hoàn tất các thủ tục với chính quyền địa phương ở đây. Một hy vọng khác từng đặt vào ngày 30/10 rồi ngày 6 tháng11, lại mua vé máy bay, lại háo hức chờ đợi, hy vọng nhưng cũng lại đã không thành…
Cuối cùng trời cũng không phụ lòng người. Vào ngày Thứ Năm 13 tháng 11, 2014, 28 người Việt từ Thái Lan đã đến được “bến bờ tự do”. Sau hai ngày ở tạm tại đây để làm thủ tục định cư tại thành phố Vancouver, Canada, 15 người đã được các thành viên của Voice Canada đưa về thành phố Toronto. Mong rằng tất cả các người Việt tị nạn từ Thailand trong các đợt cuối cùng này sẽ không quá ngỡ ngàng nơi đất mới,và cầu mong cho cuộc sống của họ cùng gia đình sớm được ổn định khi có nhiều bàn tay chung sức đóng góp từ cộng đồng những người Việt Nam tại hải ngoại.
http://www.sbtn.tv/sites/default/files/videos/original/dong_bao_toronto_chao_don_15_thuyen_nhan_ty_nan_tu_thai_lan.mp4-