Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí Nam California

-Tin liên quan: -Lê Công Phụng Nói Tới Cách Mạng Hoa Nhài

-Ông chủ Phố Bolsa TV: "Nhiều người nói tôi đang đi giữa hai làn đạn" (infonet 4-5-15)
Điều đáng nói nhất là khán giả đã dần dà nhận ra và chấp nhận chủ trương nhất quán của Phố Bolsa TV là làm truyền thông thuần túy, trung thực, không thiên lệch theo bất cứ xu hướng hoặc quan điểm nào.
Có người đã ví von như vậy khi chứng kiến công việc của ông. Tuy nhiên cho đến nay ông vẫn kiên định mục tiêu của mình, và bằng nỗ lực gần như đơn lẻ ông đã tạo ra một kênh mới trên YouTube để kết nối nhu cầu tìm hiểu thông tin trong và ngoài nước với hơn 100 ngàn người theo dõi. 
Báo Bưu điện Việt Nam xin giới thiệu cuộc trò chuyện với nhà báo Vũ Hoàng Lân – người sáng lập và thực hiện các phóng sự của kênh "Phố Bolsa TV".
Nhà báo Vũ Hoàng Lân tường thuật chuyến sang thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin tại sân bay Nội Bài, Hà Nội năm 2013.
Thưa ông! Ông có thể chia sẻ lý do mình đến với nghề báo, ông có ý định đó từ khi còn ở Việt Nam hay khi anh đã qua Hoa Kỳ? Tại sao ông lại chọn cách làm độc lập để phát trên YouTube, mà không tham gia vào một tòa soạn nào đó?
Nghề báo chưa từng là một chọn lựa đối với tôi. Từ bé tôi chỉ đam mê, và giỏi về hội họa. Trước khi sang Mỹ, tôi đã tốt nghiệp đại học ngành hội họa ở Việt Nam. Qua Mỹ, tôi học chuyên ngành Mỹ thuật Ứng dụng và sau đó sống bằng nghề thiết kế mỹ thuật trong nhiều năm.
Tuy nhiên, không hiểu sao lúc nào tôi cũng có sự gắn bó với giới báo chí, truyền thông, từ khi còn trong nước, cho tới khi sang Mỹ. Có lẽ vì tính tôi thường có những suy tư về các vấn đề xã hội, cộng với sở thích luôn muốn cập nhật tin tức.
Ở quận Cam, nơi tôi cư ngụ, thỉnh thoảng lại rộ lên những đợt, người ta đua nhau đầu tư mở đài truyền hình, phát trên các kênh địa phương, kênh truyền hình cáp, hoặc qua hệ thống vệ tinh. Không ít lần tôi cũng được rủ rê tham gia vào. Tuy nhiên, tôi không tham gia vì tự thấy xu hướng đó không hợp với công việc và cuộc sống của tôi lúc ấy. Phải đầu tư quá nhiều tiền bạc, thời gian và công sức.
Rồi tới một lúc, tôi nhận thấy nền tảng YouTube là một phương tiện tuyệt vời để xây dựng một kênh truyền hình mạng (Online TV), với những lợi thế như server ổn định, phát tán rộng rãi, liên kết nhanh chóng, lại hoàn toàn miễn phí trong việc phát hình. Và quan trọng nhất là với mô hình truyền hình gọn nhẹ đó, tôi giữ được sự độc lập trong việc sản xuất chương trình mà không bị lệ thuộc về mặt quan điểm vào bất cứ ông chủ nhiệm, bà chủ bút nào, khi mà chính họ nhiều khi cũng lại lệ thuộc và bị chi phối bởi các tư tưởng, quan điểm, hoàn cảnh nào đó. Ngoài ra phương tiện truyền hình mạng này rất thích hợp với thực tế là khán giả người Việt Nam hiện sinh sống rải rác khắp nơi trên thế giới.
Thật ra mà nói, ban đầu Phố Bolsa TV ra đời chỉ như một thử nghiệm về mặt truyền hình, với những câu chuyện đời thường xoay quanh sinh hoạt của tôi và bạn bè ở khu phố Bolsa. Nhưng rồi nó đã nhanh chóng phát triển thành một nguồn thông tin đa dạng hơn, một "thương hiệu" truyền thông độc lập được nhiều người Việt ở khắp nơi đón nhận và tin tưởng.
Nhà báo Vũ Hoàng Lân tường thuật một sinh hoạt tranh cử tại quận Cam, Hoa Kỳ.
Ông có thể chia sẻ về slogan "Không có gì không thể hỏi" của Phố Bolsa TV? Quan điểm này xuất phát từ đâu, và ông muốn hướng tới điều gì khi đưa ra slogan này? Trong quá trình làm việc ông thấy có khó khăn gì khi kiên định mục tiêu này không?
Tôi quan niệm, đã làm công việc báo chí, khi tiếp cận một nhân vật nào đó, một vấn đề nào đó, cần cố gắng tìm hiểu đến hết mức có thể. Nhiều khi vì quá thận trọng, cả nể, e dè, hay vì một điều gì đó, người phóng viên, hay cơ quan truyền thông, đã không đặt ra những câu hỏi cần thiết, khiến khán giả, độc giả, và có khi ngay cả người được hỏi cảm thấy hụt hẫng, thiếu thốn. 
Câu khẩu hiệu "Không có gì không thể hỏi" hàm ý vấn đề gì cũng có thể tiếp cận và tìm hiểu, một khi có mục đích báo chí trong sáng. Dĩ nhiên không nên hiểu câu khẩu hiệu này một cách quá máy móc. "Không có gì không thể hỏi", nhưng hỏi ai, hỏi lúc nào, hỏi như thế nào, v.v… thì cần nhiều sự tinh tế, uyển chuyển, để mời gọi được câu trả lời xác đáng nhất. Điều đó tùy thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi nhà báo. 
Nói cho cùng, việc hỏi là của nhà báo, còn việc trả lời, và trả lời như thế nào, là quyền của người được phỏng vấn. Cuối cùng, khán giả mới là người đánh giá câu hỏi có chính đáng hay không, và câu trả lời có thỏa đáng hay không.
Qua những phóng sự của anh trên Phố Bolsa TV, tôi nhận thấy không ít lần anh bị công kích, thậm chí là đe dọa. Điều này có làm anh lo sợ, và anh đã đối phó với những thái độ đó như thế nào?
Bên cạnh rất nhiều khán giả yêu thích và ủng hộ chương trình Phố Bolsa TV, việc bản thân tôi bị nghi ngờ, công kích, hoặc thậm chí đe dọa, đúng là có. Mà chuyện đó đến từ nhiều phía, từ những người có quan điểm, niềm tin khác nhau, cả từ trong lẫn ngoài nước. 
Một số bạn bè và đồng nghiệp ví von Phố Bolsa TV đi dây giữa hai làn đạn. Tuy nhiên đó là hoàn cảnh của thời gian đầu mới xuất hiện. Cách tiếp cận những quan điểm khác nhau một cách trực tiếp, công bằng, hoàn toàn không thiên lệch, không thành kiến, vào thời điểm đó còn quá mới mẻ nên thật khó chấp nhận, khó tin tưởng đối với nhiều người. 
Tôi hiểu và chấp nhận điều đó. Nhưng rồi với chủ trương báo chí thuần túy, không thiên lệch, thể hiện liên tục và rõ ràng qua từng bản tin, từng cuộc phỏng vấn, từng chương trình phóng sự, dù là ở tận Việt Nam, hay ở ngay trong cộng đồng nơi tôi sinh sống, khán giả dần dà nhận ra chủ trương và chấp nhận cách làm của Phố Bolsa TV.
Là người sinh sống tại Hoa Kỳ, ông có nhận định gì về những thông tin về đất nước mà bà con ở đó tiếp nhận được. So sánh với những gì ông đã chứng kiện tại Việt Nam, ông thấy có sự khác biệt nào không?
Đất nước nào cũng có những điều tích cực song song với những điều tiêu cực, trong mọi lãnh vực. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Có điều, ở hải ngoại, qua sự phản ánh của một số cơ quan truyền thông, người ta ít nghe được những điều tích cực, trong khi lại nghe quá nhiều những điều tiêu cực, mà lại được trích dẫn ngay từ báo chí trong nước chứ chẳng đâu xa. 
Qua nhiều chuyến đi, tiếp xúc với nhiều người trong mấy năm qua, tôi thấy Việt Nam có đủ những chuyện hay, chuỵện dở, cần được phản ánh. Với hoàn cảnh con người Việt Nam trong và ngoài nước còn nhiều khác biệt, với hoàn cảnh địa lý chính trị của Việt Nam rất riêng, rất phức tạp, để hiểu được, đánh giá được, phản ánh được những vấn đề của Việt Nam, vấn đề chính trị cũng như nhiều vấn đề khác, là chuyện không hề đơn giản, mà phải cần nhiều thời gian để tìm hiểu nghiêm túc và đầy đủ. 
Bà con ở hải ngoại thường không có điều kiện, thời gian, hoặc có khi chỉ đơn giản là không đủ quan tâm để tìm hiểu kỹ như vậy.
Trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 xảy ra vào tháng 5/2014, ông là nhà báo đầu tiên của hải ngoại ra tận nơi để đưa tin. Cảm xúc của ông khi đó như thế nào? Những phóng sự về sự kiện đó được bà con hải ngoại đón nhận ra sao?
Khi làm công việc báo chí, tôi chủ trương không để cảm xúc lấn át vào, như vậy sản phẩm báo chí đưa ra mới gần với thực tế khách quan hơn. Chuyến đi ra vùng nóng giàn khoan HD-981 vào tháng 5/2014 cũng không ngoại lệ. Nếu có cảm xúc nào đó, thì đó là cảm xúc háo hức có cơ hội tiếp cận trực tiếp một biến cố nóng bỏng mà không phải người làm báo nào cũng có cơ hội.
Qua ghi nhận từ số lượng và nội dung những ý kiến phản hồi trên các bản tin của Phố Bolsa TV về vụ giàn khoan HD-981, cho thấy bà con ở hải ngoại rất quan tâm về vụ này, và thực sự xem Phố Bolsa TV như một trong những nguồn thông tin để tìm hiểu. 
Sau chuyến đi đó, tôi đã đích thân tường thuật lại những điều ghi nhận được cho một số cơ quan truyền thông Việt Ngữ ở hải ngoại theo yêu cầu của họ. Nhiều người thậm chí còn gọi trực tiếp để tìm hiểu thêm những gì họ không thấy trình bày trên các phóng sự. Có những người sau khi xem, đã tìm cách lập quĩ để ủng hộ ngư dân và các lực lượng phía Việt Nam tham gia tại hiện trường.
Nhà báo Vũ Hoàng Lân (thứ hai từ trái sang) phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tại một sự kiện trong nước.
Ông đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, và nhiều cán bộ cấp cao khác. Đây là điều "mơ ước" ngay cả với PV trong nước. Ông có nghĩ rằng mình đã được "ưu ái" so với các đồng nghiệp trong nước?
"Ưu ái" thì chắc là không, nhưng có thể nói đó là sự ưu tiên đặc biệt. Cũng như những chuyến đi Trường Sa, HD-981, hoặc những cuộc phỏng vấn với các viên chức lãnh đạo khác của nhà nước Việt Nam, cuộc phỏng vấn Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Trương Tấn Sang là dịp rất tốt và rất hiếm, để người Việt hải ngoại tìm hiểu thêm về Việt Nam, qua cách tiếp cận trực tiếp của Phố Bolsa TV.
Nhà báo Vũ Hoàng Lân thực hiện cuộc phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào năm 2014.
Lần tác nghiệp nào tại Việt Nam làm ông ấn tượng nhất, ông có nghĩ rằng một lúc nào đó sẽ về Việt Nam làm việc?
Mỗi chuyến đi Việt Nam đều để lại dấu ấn riêng, nhưng có thể nói chuyến đi ra vùng biển Hoàng Sa nơi có vụ giàn khoan HD-981 đã để lại một ấn tượng đặc biệt. Những mẫu vật thu nhặt được từ hiện trường nơi đó, tôi vẫn giữ gìn và chia sẻ với bạn bè một cách trân trọng. 
Những chuyến đi Trường Sa cũng là dịp để có được những thông tin quí. Dịp vào làm tin tại Quốc Hội Việt Nam hôm bế mạc vào tháng 6 năm ngoái, cũng là một kinh nghiệm hiếm hoi để được tiếp cận rất gần với các lãnh đạo cao cấp nhất của nhà nước Việt Nam. Ngoài ra nhiều câu chuyện đời thường, nhiều nhân vật tôi từng gặp và phỏng vấn ở Việt Nam, cũng để lại những ấn tượng tốt.
Cơ quan phụ trách về báo chí của Bộ Ngoại Giao Việt Nam có đề nghị Phố Bolsa TV mở văn phòng thường trú tại Việt Nam để công việc báo chí được thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng hơn. Các đối tác và nhiều khán giả cũng cho biết mong muốn như vậy. Điều đó vẫn nằm trong kế hoạch phát triển của Phố Bolsa TV và sẽ được thực hiện. 
Tuy nhiên việc về hẳn Việt Nam để làm công việc báo chí thì tôi cho rằng không thích hợp với Phố Bolsa TV, ít nhất là trong thời điểm này. Chủ trương của Phố Bolsa TV là tiếp cận đưa tin ở cả cộng đồng người Việt ở Mỹ lẫn trong nước, theo cách riêng của mình. Qua đó, khán giả ở trong lẫn ngoài nước có dịp tìm hiểu nhau nhiều hơn. Hướng đi đó sẽ được tiếp tục phát triển trong tương lai.
Ông có thể cho biết những dự định trong thời gian sắp tới. Ông có định mở rộng thêm hoạt động của mình bằng các tuyển thêm phóng viên, Cộng tác viên, thậm chí là một tòa soạn quy mô hơn?
Còn quá nhiều dự định để phát triển Phố Bolsa TV ngày càng đa dạng, chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn. Nhiều đề tài trong cuộc sống của người Việt hải ngoại và trong nước cần được phản ánh. 
Trong thời gian ngắn sắp tới, sẽ triển khai một số kế hoạch cụ thể để giải quyết bài toán tài chính, để có thể tái đầu tư vào nhân sự và các kế hoạch phát triển. Dĩ nhiên sẽ cần, và cần thật nhiều sự cộng tác của các phóng viên, cộng tác viên, tình nguyện viên, không chỉ ở Mỹ hay Việt Nam, mà còn ở những nước khác, châu lục khác có khán giả Việt Nam. 
Ngoài ra, những kế hoạch cộng tác với một số cơ quan truyền thông đồng nghiệp ở hải ngoại, trong nước, và quốc tế cũng đang được bắt đầu và sẽ đẩy mạnh trong tương lai gần.
Qua gần 5 năm hoạt động, ông thấy mình đã làm được những gì, ông có nuối tiếc về điều gì mà mình đã làm hay không?
Với những nỗ lực hoàn toàn mang tính đơn lẻ, cá nhân, có thể nói một cách không hổ thẹn là những gì đã làm được trong gần 5 năm qua là đáng kể. Điều đáng nói nhất là khán giả đã dần dà nhận ra và chấp nhận chủ trương nhất quán của Phố Bolsa TV là làm truyền thông thuần túy, trung thực, không thiên lệch theo bất cứ xu hướng hoặc quan điểm nào.
Qua một thời gian, tôi phát hiện ra một điều rất lý thú là, có những vấn đề xảy ra ở Việt Nam, mặc dù cách nơi tôi ở đến nửa vòng trái đất, nhưng khi mình phản ánh một cách trung thực, trong sáng trong vai trò truyền thông, với thái độ xây dựng, thì sẽ có kết quả tích cực.
Một kết quả rất đáng quí nữa là, qua những câu chuyện được chia sẻ trực tiếp và sống động của chính người trong cuộc trên Phố Bolsa TV, người Việt ở trong nước và nhiều nơi ở hải ngoại dường như hiểu nhau nhiều hơn, nhanh hơn, sâu sắc hơn.
Điều nuối tiếc nhất của tôi là chưa đủ sức để làm được những điều, những chương trình cần phải làm, trong đó có những chương trình từ thiện. Tôi còn nhớ trường hợp một bệnh nhân trẻ có hoàn cảnh rất khó khăn ở Tây Ninh bị căn bệnh hiểm nghèo, do các cộng tác viên ở Việt Nam thông báo cho biết. Khi Phố Bolsa TV đưa tin, nhiều khán giả trong và ngoài nước đã chung tay giúp đỡ. Tôi cũng đã liên lạc ráo riết với các tổ chức y tế từ thiện bên Mỹ để cứu. Thật đáng buồn, bệnh nhân đó đã qua đời trước khi được cứu chữa. Tôi bị ám ảnh mãi với trường hợp đó.
Trân trọng cảm ơn ông!

-Ông chủ Phố Bolsa TV: "Nhiều người nói tôi đang đi giữa hai làn đạn"
-Làm thất bại chiến lược "Diễn biến hòa bình"
Một nghịch lý cần tự vấn
QĐND - Cách đây quãng 10 năm, trong cộng đồng người Việt tại Mỹ bất ngờ xuất hiện một “tiếng nói lạc lõng” khi dám đưa những tin tức xác thực về tình hình Việt Nam giữa một cộng đồng còn mang nặng tư tưởng hận thù chính trị và suy nghĩ cực đoan về đất nước. Đến nay thì những tiếng nói tích cực như vậy đã không còn lạc lõng, góp phần tạo ra thay đổi trong cách tư duy của một bộ phận cộng đồng người Việt hải ngoại. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với những người dám nói lên tiếng nói ấy - Chủ nhiệm (CN) tuần báo hải ngoại Vietweekly Lê Vũ và Tổng thư ký tòa soạn (TTKTS) Etcetera Nguyễn.

Chủ nhiệm tuần báo hải ngoại Vietweekly Lê Vũ
Sự lựa chọn "liều lĩnh"!
Phóng viên (PV):  Được biết Vietweekly đang xúc tiến các thủ tục để mở văn phòng đại diện tại Hà Nội. Xin cho biết vì sao Vietweekly lại đi tiên phong trong việc này vì đến nay chưa có tờ báo hải ngoại nào mở văn phòng đại diện tại Việt Nam?
CN Lê Vũ: Lý do chính là chúng tôi muốn phục vụ nhu cầu của độc giả bên đó rất muốn tìm hiểu về tình hình thực tiễn của đất nước đang phát triển, đổi thay từng ngày, từng giờ, nhưng còn thiếu những thông tin khách quan. Chúng tôi cũng thấy rằng, cần thiết phải có sự tiếp cận nhiều hơn nữa giữa cộng đồng hải ngoại và trong nước, mà trước tiên cần phải thông qua báo chí truyền thông.
TTKTS Etcetera Nguyễn: Cách làm của chúng tôi lâu nay là chỉ đơn thuần trích đăng lại các tin tức về Việt Nam trên các báo mạng trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của độc giả. Những hình ảnh, đoạn video và bài viết của tôi sau chuyến trở về Việt Nam tác nghiệp lần đầu tiên vào năm 2006 khi Việt Nam đăng cai Hội nghị APEC và gần đây nhất là chuyến ra Trường Sa tác nghiệp của tôi đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng người Việt ở Mỹ nói chung cũng như ở Nam Ca-li-pho-ni-a, nơi đặt trụ sở của Vietweekly, nói riêng. Việc này khiến chúng tôi thấy cần phải có cách làm mới, đó là phải về tận nơi, quan sát tận mắt để phản ánh.
PV: Sự lựa chọn con đường đi ngay từ đầu của Vietweekly như vậy liệu có phải là "liều lĩnh" khi đối tượng phục vụ là cộng đồng còn mang tư tưởng bảo thủ, nhất là khoảng thời gian 10 năm trước đây?
CN Lê Vũ: Quả thực, nhìn vào cộng đồng người Việt bên đó, do thừa hưởng di sản nặng nề từ chiến tranh, mang nặng thiên kiến chính trị nên đã có thời kỳ gần như hoàn toàn không cho phép sự tồn tại của những tiếng nói khác biệt, có khuynh hướng tiếp cận thông tin trong nước như chúng tôi. Tôi cho đó là sự xung đột về tư tưởng, nhưng rất tiếc đã không diễn ra ở mức độ trao đổi, tranh luận văn minh mà xảy ra ở mức độ chống đối, biểu tình, triệt phá và gây tổn hại. Vietweekly đã phải chuyển một phần từ báo in sang báo điện tử để tiếp tục tồn tại vì mất nguồn thu từ quảng cáo địa phương do các thế lực cực đoan đe dọa các khách hàng quảng cáo của chúng tôi. Song khó khăn này đối với chúng tôi lại là cơ hội để chứng minh và thuyết phục cộng đồng rằng, con đường lựa chọn của chúng tôi là đúng đắn vì thực tế đang diễn ra cho thấy xu hướng sinh hoạt đa chiều, bao gồm tư tưởng phản biện là điều tốt cho cộng đồng. Tư tưởng bảo thủ chỉ gây thiệt hại cho cộng đồng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ có mối quan hệ ngày càng phát triển về mọi mặt. Nhiều bà con trong cộng đồng đã hiểu được giá trị đó và ủng hộ chúng tôi.
TTKTS Etcetera Nguyễn: Cách đây 10 năm, lựa chọn của Vietweekly quả là liều lĩnh. Nhưng thời gian đã chứng minh lựa chọn của chúng tôi là đúng đắn. Đất nước Việt Nam và cộng đồng bên đó cũng giống như phần gốc cây và ngọn cây cần phải được nối lại. Dù ra đi vì lý do này hay lý do khác nhưng sự liên kết nguồn cội thì không bao giờ đứt được. Nhất là khi đất nước đang đi theo một lộ trình phát triển hợp lý và ngày càng khẳng định được vị thế thì không có lý do gì mà cộng đồng lại tách ra, không trở về và góp phần vào nỗ lực phát triển chung ấy của đất nước.
Tổng thư ký tòa soạn Etcetera Nguyễn
Tiếng nói phản biện-“làn gió mới”
PV: Vậy “làn gió mới” ấy có tạo ra được điều gì khác biệt không?  
CN Lê Vũ: Chúng tôi đã tạo ra được diễn đàn mở để bà con tham gia tranh luận về những vấn đề mà trước đây không hề được đề cập hoặc không dám nói tới. Một trong những đề tài được tranh luận nhiều là có nên mở rộng tư tưởng trong cộng đồng, cụ thể là có nên tiếp cận với thực tế Việt Nam nhiều hơn hay không. Lần đầu tiên họ thấy một tờ báo cởi mở như vậy trong cộng đồng và cảm nhận một không khí thoải mái hơn khi mọi người có thể thẳng thắn trao đổi nhiều vấn đề khác nhau, kể cả những đề tài tối kỵ. Họ cũng ngộ ra rằng, bấy lâu nay đang bị sống trong sự ngột ngạt, bị áp đặt về tư tưởng chính trị.
Chúng tôi nhận thấy rằng, từ khi có tiếng nói của Vietweekly, và sau này là một số cơ quan báo chí hải ngoại có cách tiếp cận trung thực, khách quan về tình hình Việt Nam, đã góp phần làm thay đổi về căn bản cách tư duy của cộng đồng người Việt bên đó. Ngay cả những người cực đoan cũng đã chấp nhận tiếng nói phản biện. Và ngày càng có nhiều người suy nghĩ và có tiếng nói phản biện hơn. Họ thấy được những người có ý kiến phản biện vẫn sống và sinh hoạt trong cộng đồng bình thường mà không gặp sự uy hiếp nào đáng kể. Chính điều này đã giúp một số người thoát khỏi cái vỏ thụ động, sợ hãi để tự tin hơn và bắt đầu nói những tiếng nói ngược lại và có cách nhìn xác thực hơn về tình hình trong nước.
PV: Các ông có lo ngại việc các đoàn thể chính trị cực đoan trong cộng đồng lợi dụng diễn đàn trên Vietweekly để phục vụ các mục đích riêng?
CN Lê Vũ: Chúng tôi chủ trương tạo diễn đàn cho mọi người tham gia, kể cả những người cực đoan hay ôn hòa… Tất nhiên trong đó có việc họ bày tỏ lập trường bảo thủ của mình. Nhưng tôi nghĩ tranh luận là phương pháp báo chí để làm sáng tỏ sự thật. Hiện tại, người dân ở hải ngoại đang sống trong một vòng mù mờ về thông tin do có nhiều nguồn tin mang tính tuyên truyền chính trị nhằm mục tiêu đả kích Việt Nam hơn là phục vụ nhu cầu thông tin trung thực của xã hội. Công cụ diễn đàn sẽ giúp cho mọi người chia sẻ và thấy rõ hơn về một Việt Nam đang phát triển hôm nay.
Vào năm 2007, có một cuộc biểu tình lớn chống Vietweekly của các thành phần cực đoan với lý do chúng tôi phỏng vấn Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết trong dịp ông công du nước Mỹ và viếng thăm quận Cam. Phản ứng trước các hành động chống đối việc làm của Vietweekly, tôi đã thách đấu một cuộc tranh luận trực tiếp phát thanh trên đài với người lãnh đạo cuộc biểu tình là ông Nguyễn Chí Thiện. Sau đó, tôi được biết nhiều người tham gia biểu tình chống đối Vietweekly đã bỏ cuộc vì cuộc tranh luận đã giúp họ hiểu công việc của chúng tôi đang làm là mang tính chất báo chí, cung cấp cho độc giả những thông tin trung thực, khách quan. Những cuộc tranh luận kiểu này trong cộng đồng đã làm cho xu hướng ôn hòa được phát triển hơn và thay thế xu thế cực đoan.
TTKTS Etcetera Nguyễn: Sự thật thì không ai có thể phủ nhận. Tôi đã về Việt Nam tác nghiệp như một phóng viên thường trực của Vietweekly 4 tháng qua. Những hình ảnh về đất nước, con người và xã hội Việt Nam sinh động, tươi mới và phát triển như ngày nay được chuyển tải qua trang báo của chúng tôi sẽ là những bằng chứng sống, tự nó có giá trị bác bỏ những suy nghĩ và hành động chưa đúng, xác thực về Việt Nam.
Với công cuộc Đổi mới ở Việt Nam - kết quả của tự do kinh doanh và hội nhập với thế giới đã làm sự tự do, quyền con người, và tinh thần dân chủ ngày càng được bảo đảm tốt hơn. Khoảng cách khác biệt về ý thức hệ giữa cộng đồng hải ngoại và Việt Nam vì thế đã dần lu mờ. Tuy nhiên, các hội đoàn chính trị và làng báo hải ngoại đa số vẫn giữ hình thức chủ trương chống Việt Nam một cách cực đoan như cũ. Nhưng hình thức đó không còn mang tính đại diện cho tập thể cộng đồng nữa, vì sự chống đối Việt Nam đã giảm đi rất nhiều. 
Nghịch lý “e dè và cởi mở”
PV: Về Việt Nam tác nghiệp đối với các ông là những trải nghiệm như thế nào?
CN Lê Vũ: Tôi không có cảm nhận rằng, Việt Nam là một đất nước đang có đàn áp tôn giáo và nhân quyền như nhiều nguồn tin từ hải ngoại. Trái lại, tôi thấy ở đất nước có thật nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, có môi trường tác nghiệp tốt và đa dạng cho báo chí. Tôi có nghe sự than phiền về những nhũng nhiễu hành chính, nhưng theo tôi, đó không phải vấn đề nhân quyền mà là tất yếu khó tránh tại bất kỳ nước nào đang ở giai đoạn phát triển chuyển tiếp cũng vấp phải. Và sự thật là những tiếng nói phản biện trong nước ngày càng được xuất hiện và được lắng nghe hơn bao giờ hết. Tôi cho rằng, Việt Nam đang đi trên một lộ trình đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Điều này cần phải được nói ra để mọi người thông hiểu và chia sẻ.
TTKTS Etcetera Nguyễn: 4 tháng qua làm việc tại Việt Nam, tôi có cơ hội tự mình tìm hiểu, khám phá. Có cơ hội tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều thành phần khác nhau từ các giới chức chính quyền đến người dân bình thường cũng như tìm hiểu nhiều vấn đề. Tôi rút ra được kết luận là cần phải quan sát, tìm hiểu cặn kẽ vấn đề, đưa nhiều ý kiến khác nhau để xem sự thật nằm ở đâu. Phần lớn những nhà báo và tổ chức chính trị trong cộng đồng thường quy chiếu dưới góc độ chính trị và quyền lợi. Họ có bao giờ về Việt Nam hay sống ở Việt Nam đâu. Nhân quyền, tự do, dân chủ là vấn đề dễ nói ra nhưng bản chất vấn đề cần phải xem xét và nhìn nhận cho đúng và khách quan.
Chuyến đi tác nghiệp ở Trường Sa năm 2012 thực sự đã để lại cho tôi nhiều xúc cảm. Ở hải ngoại có nhiều luồng thông tin, thậm chí tổ chức các hội thảo để quy chụp Việt Nam bán đất bán biển. Thời điểm đó, tình hình Biển Đông đang khá căng thẳng. Trước những luồng thông tin trái chiều, nhu cầu tìm hiểu sự thực trong cộng đồng là rất lớn. Việc Việt Nam tổ chức chuyến ra Trường Sa cho đoàn kiều bào, bao gồm đoàn nhà báo hải ngoại như chúng tôi cho thấy sự cởi mở và sẵn sàng mời các nhà báo độc lập về Việt Nam để tìm hiểu sự thực về vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nhưng tiếc là một số nhà báo hải ngoại đến phút cuối lại từ chối tham gia chuyến ra Trường Sa.
PV: Theo các ông thì đâu là nguyên nhân khiến họ hành động như vậy?   
TTKTS Etcetera Nguyễn: Trước sự thực không thể chối cãi, có lẽ vì họ lo ngại khi trở về sẽ phải đối phó với luồng dư luận đã xác quyết, giống như “bịt mắt” là Việt Nam đã bán đất bán biển. Cuộc triển lãm “Trường Sa trong mắt chúng tôi” mà chúng tôi tổ chức sau chuyến đi Trường Sa quả thực có sức thuyết phục. Những hình ảnh, bằng chứng xác thực về lịch sử, nỗ lực bảo vệ, gìn giữ hải đảo của những người lính Trường Sa… thực sự đã thúc đẩy lòng tự tôn dân tộc, vượt lên cả sự bất đồng chính kiến. Tới triển lãm, nhiều bà con đã bày tỏ thiện cảm trước nỗ lực rất lớn nhằm bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo của chính quyền Việt Nam.
Sự e dè đó cho thấy một nghịch lý cần phải tự vấn là những người làm báo tự do như họ vẫn tự nhận đang “đấu tranh” cho một mô hình xã hội mở, giờ lại sợ tiếp cận với một xã hội đang được mở ra. Và rõ ràng là xã hội Việt Nam ngày càng có xu hướng “mở” ra, trong khi cộng đồng hải ngoại ngày càng có dấu hiệu “đóng” lại, mặc dù cộng đồng hải ngoại là những người luôn chứng tỏ mình đang hành động cổ vũ cho một xã hội Việt Nam mở. 
PV: Vietweekly có muốn chia sẻ điều gì với một số tờ báo hải ngoại đang rất muốn về Việt Namtác nghiệp nhưng còn e dè, phân vân vì một số lý do?
TTKTS Etcetera Nguyễn: Tôi muốn nói rằng, không thể chỉ sống giữa một cộng đồng hạn hẹp cả về không gian và tư tưởng để làm công việc tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về hình ảnh quê hương, đất nước. Tôi cũng biết có những đồng nghiệp ở hải ngoại trở về Việt Nam tác nghiệp nhưng không dám công khai vì e ngại các lý do chính trị. Tôi muốn chia sẻ một kinh nghiệm rút ra sau 10 năm tồn tại và phát triển của Vietweekly, đó là nếu đi đúng đường, vì động cơ lành mạnh, trong sáng thì không lo gì không tồn tại. Thậm chí, càng đi càng phát hiện thấy sức mạnh ghê gớm và sức tác động của sự thật đối với xã hội, nhất là đối với một xã hội thu nhỏ như cộng đồng bên đó. Chúng tôi cũng không gặp trở ngại nào khi tác nghiệp tại Việt Nam, thậm chí còn được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận các vấn đề như kinh tế, xã hội, tới mọi vùng sâu, vùng xa và biên cương, hải đảo, gặp gỡ nhiều người khác nhau để tác nghiệp một cách tốt nhất.
PV: Xin cảm ơn hai ông!
MỸ HẠNH (thực hiện)
-Việt Nam đạt rất nhiều thành tựu trong thúc đẩy quyền con người
-Việt Nam với việc bảo đảm quyền công dân, quyền con người trong thời kỳ đổi mới


 Phạm Trần: Miệng lưỡi Nguyễn Thanh Sơn (Thông Luận)


“...thái độ “kẻ thắng” phải là người duy nhất có toàn quyền sinh sát vận mệnh của đất nước, dân tộc là kim chỉ nam cho mọi hành động không bao giờ thay đổi của đảng CSVN...”

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam Ở Nước ngoài (NVNONN) nhìn nhận với Báo Điện tử Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam rằng công tác “biến”  kiều bào thành “bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, bà con phải là bộ phận được Nhà nước bảo hộ như đối với người trong nước” chưa thành công sau 8 năm thi hành Nghị quyết 36 về “công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”.


Ông Sơn nói: “Công tác nắm tình hình ở nhiều địa bàn chưa sâu, chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc củng cố các hội đoàn tích cực, phát triển lực lượng nòng cốt làm cơ sở để vận động tập hợp kiều bào. Chưa mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc, đấu tranh trực diện với một số đối tượng có các hoạt động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng và đất nước.

Công tác thông tin, tuyên truyền đối với cộng đồng NVNONN tiếp tục được đẩy mạnh hơn so với trước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của kiều bào”.(Báo điện tử ĐCSVN, 20/01/2012)

Tại sao như thế?

Ông Nguyễn Di Niên, nguyên Bộ trưởng Ngọai giao là người có nhiều công trong việc hình thành Nghị quyết 36 giải thích với Báo Việt Nam Net ngày 23/01/2012: “Cái quan trọng nhất là làm thế nào để sự phân biệt giảm đi và người trong nước phải gần gũi hơn, chìa bàn tay ra để kéo lại. Như chuyện anh muốn vỗ tay thì phải vỗ bằng hai tay, chứ không thể một tay. Nó phải từ hai phía. Hai phía phải tìm cách để cùng gặp nhau. Cần thúc đẩy, làm mạnh hơn như tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư rộng rãi hơn”.
Ông Niên nhìn nhận con đường kéo được người Việt ở nước ngoài về hợp tác với Nhà nước CSVN còn dài.

Ông nói: “Gần tròn 10 năm thực hiện Nghị quyết, nhìn lại, không thể phủ nhận đã có những bước rất tốt nhưng đoạn đường còn phải đi tiếp vẫn dài lắm. Nhưng sau 10 năm thì thực tiễn cũng cho thấy cần những đổi mới, bổ sung trong triển khai trên thực tế, có những điều phải sửa, phải chấn chỉnh và quyết liệt hơn”.
Nhưng phải đổi mới như thế nào để cho người Việt xa quê hương và bất đồng chính kiến với đảng CSVN có thể chấp nhận ngồi chung một bàn làm việc với nhau để xây dựng đất nước chứ không phải cứ mãi nghêng ngang  thái độ “muốn về thì phải làm theo lệnh chúng tao” như vẫn đang nuôi trong nhiều cái đầu hủ bại ở Việt Nam, dù trình độ và khả năng không bằng ai.

Vì vậy Lãnh đạo đảng, nhà nước và ông Nguyễn Thanh Sơn hãy vảnh tai ra mà nghe Giáo sư  Nguyễn Quốc Vọng thuộc Đại học danh tiếng Kỹ thuật và Thiết kế RMIT của Úc Đại Lợi giải thích tại sao cho đến nay vẫn có rất ít trí thức Việt kiều trở về nước phục vụ?

Ông nói: “Qua thực tiễn 2 năm trở về nước được làm việc, tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:

Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;
Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên...) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;
-Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong  hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;
Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;
-Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;

Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình. 
Giáo sư Vọng kết luận bài viết của ông trên Tạp chí Tia Sáng (Bộ Khoa học và Công nghệ) ngày 07/09/2010 : “Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều”.
Như thế đã đủ chưa hay cần phải có thêm người viết ra những tư duy bảo thủ, lạc hậu và chậm tiến hơn của những người có trách nhiệm nhưng không thật lòng, che dấu sự thật, hành động láu cá láu tôm trong cư xử, kỳ thị, nghi ngờ giữa người trong và kẻ ngoài đảng thì mới thấy được hết mặt trái của những lời mời gọi trí thức hải ngoại về giúp nước?

Đấy là nói về mặt giáo dục và khoa học. Còn mặt chính trị đã nhích được bước nào chưa hay thái độ “kẻ thắng” phải là người duy nhất có toàn quyền sinh sát vận mệnh của đất nước, dân tộc là kim chỉ nam cho mọi hành động không bao giờ thay đổi của đảng CSVN?

Thái độ này do chính Nguyễn Thanh Sơn viết trong Báo Quân đội Nhân dân ngày 12/09/2011: “Các cơ quan đại diện  (của Chính phủ ở nước ngòai) cần mạnh dạn mở rộng diện tiếp xúc cộng đồng, kết hợp công tác vận động cộng đồng với vận động chính quyền, bạn bè sở tại nhằm phân hóa cô lập các phần tử cực đoan. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ động trong công tác đấu tranh với các phần tử lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá đất nước.”
Giấc mơ hão huyền muốn cô lập cộng đồng người Việt ở nước ngòai bằng thủ đọan chính trị ấu trĩ này chỉ chuốc lấy thất bại vì nhà nước CSVN không có khả năng “phân hoá cô lập” những người chống chính sách và đường lối cai trị độc tài, độc đảng, đòi dân chủ và các quyền tự do đã quy định trong 4 bản Hiến pháp từ 1946 đến 1992.

Ngược dòng thời gian

Thái độ hằn học và xuyên tạc lập trường của người Việt chống chính quyền CSVN của ông Sơn không mới, dù người chống luôn luôn bị vu khống “chống phá đất nước” và “nhân dân ta” thay vì chống chủ trương và chính sách cai trị phi dân chủ, độc quyền và độc đảng của những người vẫn còn lạc hậu bám vào chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin.

Hãy đọc cuộc đối thọai giữa ông Sơn và Minh Hòa của Đài Tiếng Nói Việt Nam ngày 02/11/2010:

PV: Thưa Thứ trưởng, được biết là ông sẽ đích thân có các cuộc gặp gỡ các phần tử đi ngược lại các lợi ích của dân tộc. Xin ông cho biết cụ thể các cuộc gặp đã được tiến hành như thế nào?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn:Trong quá trình quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc, chúng ta không muốn đặt các tổ chức, cá nhân này ra khỏi vị trí với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vì chúng ta muốn cảm hóa họ, cùng họ nhìn nhận một cách khách quan thực chất phát triển của đất nước, nhìn nhận khách quan vị thế phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những người này có thể ra đi bằng nhiều con đường khác nhau, họ được tuyên truyền về những nỗi kinh hoàng không có hoặc không tưởng, họ bị nhồi nhét vào đầu quá nhiều những tư tưởng hận thù…”

“…Hiện nay, còn lại bộ phận không nhiều những người đi ngược lại lợi ích dân tộc và họ càng bị phân hóa, bị yếu đi bởi khi chúng ta tổ chức càng nhiều hoạt động ở trong và ngoài nước, bà con càng có nhiều thông tin, càng hướng về quê hương đất nước, hiểu về quê hương đất nước thì càng không tin họ. Chính vì vậy, số lượng dù còn ít nhưng họ lại rất quyết liệt, kiên quyết chống phá chúng ta vì họ đang hoảng loạn trước nguồn cung cấp tài chính của quốc gia sở tại và chính vị thế và uy tín của họ đang bị giảm sút. 

Không có lý gì mà chúng ta không giành thế chủ động, chìa bàn tay với những người còn hiểu lầm về đất nước, còn mơ hồ về việc họ có thể lật đổ chế độ chúng ta. Chúng tôi đã quyết định có đoàn liên ngành cùng với các cơ quan báo chí trong nước đi công khai, gặp gỡ những phần tử còn chống đối quyết liệt nhất, cố tình không hiểu tình hình trong nước. Chúng tôi đã nêu công khai với Đại sứ quán Mỹ, thông qua cơ quan đại diện Ngoại giao ở các quốc gia như Mỹ, Canada... để có thông tin đến các tổ chức, cá nhân này. Họ rất bất ngờ trước kế hoạch này và lúng túng, cố tình không gặp.

Khi nào họ thực sự muốn gặp công khai như họ nói (nhưng thực ra khi yêu cầu gặp công khai họ lại không dám gặp), thì chúng tôi sẽ sẵn sàng gặp. Chúng tôi đang muốn gặp họ công khai với sự chứng kiến của phóng viên trong và ngoài nước, bà con kiều bào để tìm hiểu xem vì sao họ còn hận thù với đất nước. Và cũng để họ hiểu rõ rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn mở rộng vòng tay đối với họ, nếu họ thực sự muốn hướng về Tổ quốc, mang lại lợi ích cho cộng đồng và cho đất nước”.
Có lẽ ông Sơn phải là người hiểu rõ tại sao nhà nước Việt Nam đã thất bại trong kế họach không thật lòng này mới đúng. Lý do vì đảng CSVN chỉ muốn “hòa hợp” mà không muốn “hòa giải”. Nhà nước chỉ muốn “hội nhập” mà không muốn bị “hòa tan”, chủ trương “đổi mới” mà kiên quyết “không đổi màu” thì lập trường này chỉ gây chia rẽ và khơi rộng thêm vết thương dân tộc.

Trả lời câu hỏi: “Qua một số kênh báo chí quốc tế, một số đối tượng Việt Nam ở nước ngoài phản ánh về việc khó khăn trong xin visa về nước. Xin ông cho biết đối tượng nào không được giải quyết và chúng ta có công bố rõ ràng không?

Ông Sơn đáp: “Trước hết, những đối tượng bị cấm nhập cảnh Việt Nam, chúng ta đã có danh sách cụ thể. Đó là những đối tượng công khai tham gia các tổ chức hoạt động chống lại Chính phủ và Nhà nước Việt Nam với âm mưu lật đổ chính quyền. Phần lớn đây là những người chủ chốt, cầm đầu các Đảng phái phản động đang tìm cách chống đối lại chúng ta, đi ngược lại với lợi ích nhân dân. Chúng tôi đã phối hợp với các cơ quan chức năng ở nước ngoài nắm danh sách cụ thể của từng người. 
Số còn lại không nằm trong danh sách chủ chốt, chúng ta vẫn cho về bình thường, để họ khỏi không thể bao biện rằng Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hay cư trú đi lại. Con số này chúng ta cũng đã có con số thống kê chính xác và biết rõ họ về nước làm gì. 

Có thể khẳng định, số người đến cơ quan đại diện nhận được visa hoặc không nhận được visa là do có tham gia hay không vào các tổ chức phản động chống phá đất nước. Còn tất cả các công dân làm ăn sinh sống bình thường ở nước ngoài, trở về nước hết sức dễ dàng vì đã có quy định của Thủ tướng năm 2007 là miễn visa cho những người còn hộ chiếu Việt Nam….”
Như thế rõ ràng là ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn nhận có đối lập chính trị với đảng CSVN trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cả với một số không nhỏ người ở trong nước. Nhưng nếu đảng và nhà nước chỉ muốn thi hành Nghị quyết 36 để đem lợi cho mình và buộc những người bất đồng chính kiến với mình phải “đầu hàng” vô điều kiện thì quả thật những người cầm đầu đảng đã chũi đầu xuống cát.

Và đây cũng là lý do tại sao đảng đã mất 13 năm xây dựng, chỉnh đốn đảng mà tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”  lại lan rộng và nhanh trong cán bộ, đảng viên.

Vậy miệng lưỡi ông Nguyễn Thanh Sơn có còn cần cho công tác thi hành Nghị quyết 36 nữa không hay chính những cán bộ có trách nhiệm đưa Nghị quyết này đến thành công cũng đã “tự biến” từ trong đầu, nói chi đến một vài “Việt kiều” đang xum xoe làm cái việc cong lưng “bắc cầu” cho ông Sơn qua sông?

Phạm Trần
(02/012)

Theo:  Thông Luận Cảm ơn Mafiovi mách bài và bình:Trong những người Vietnam ở xa Tổ Quốc, ta chia ra:
1/ Những người yêu nước thực sự, hết lòng - với kiến thức, với mồ hôi...của mình - vì Đất nước. Họ nhìn Vietnam từ nhiều quan điểm khác nhau, nhưng không thù hằn Vietcong.
2/ Loại suốt ngày rất chăm chỉ, chăm chỉ vừa vừa, ít chăm chỉ kiếm cơm, không quan tâm đến chi cả
3/ Loại căm thù Vietcong đến xương tủy, đến độ bất cứ kẻ nào chống Vietcong cũng lập tức thành - ít nhất thì Anh hùng, hơn tí thì Thiên thần sáng thế, ha ha...
So, you guys: Bộ các người định bắt ta coi 3 hạng đó là một sao? Don't bullshit me! 


-Nguồn: Bài trên kbchn đã bị rút --Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí Nam California 

- Phần 1

Chủ nhật - 19/02/2012
LTS: Trong chuyến hành trình về tham dự Tết Xuân Quê Hương lần đầu tiên được tổ chức quy mô và trọng thể trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đoàn báo chí quận Cam đã được Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn kiêm chủ tịch Uỷ Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tiếp xúc và dành cho một buổi phỏng vấn. Hội Xuân Nhâm Thìn 2012 được biết đã được tổ chức rất trọng thể khắp nơi với những chương trình văn trình văn nghệ mừng Xuân trên những sân khấu ngoài trời rộng lớn đầy hoàng tráng rực rỡ, đầy màu sắc vui tươi tại những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ, ...v...v... Ngoài việc đoàn nhà báo bất ngờ được thông báo về cuộc gặp gỡ, đoàn lại bất ngờ được đồng ý cho phép phỏng vấn. Đoàn báo chí quận Cam rất hân hạnh được gửi đến tóm lược buổi tiếp xúc về những dự định như dưới đây: Trẩy Hội Đền Hùng 10/3 Âm Lịch Nhâm Thìn, Cột Mốc biên giới tại Hà Giang nơi trận chiến Việt Trung khởi sự năm 1979 và chấm dứt cũng tại Hà Giang, thăm viếng quần đảo Trường Sa, Đại Hội Việt Kiều lần thứ nhì và một số đề nghị về Bảo tồn chữ Việt, Thương Phế Binh VNCH, Nghiã trang quân đội ...v...v...

Phần Một.

Vấn đề liên quan đến sự kiện "Thăm viếng Trường Sa" (đoàn báo chí quận Cam đã đề nghị lần trước nhưng chưa được chấp thuận) nay được Tiến Sĩ Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho biết:
Nguyễn Thanh Sơn: Nếu xin phép mà chính phủ đồng ý, mà nay đang xin phép thì chúng ta sẽ thấy một đoàn đi ra hải đảo chứng kiến tận mắt chủ quyền cuả chúng ta. Xong rồi chúng ta chứng kiến cái quyết tâm cuả bộ đội chúng ta, cuả hải quân. Cá nhân tôi cũng đã đề nghị với Thủ Tướng, đây là một đề xuất cuả tôi là sẽ tổ chức một đại lễ cầu siêu ở ngoài Trường Sa để chúng ta ghi nhận những sự đóng góp cuả những binh lính, sĩ quan QLVNCH trong quân chủng Hải Quân đã chiến đấu để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Cá nhân tôi đã đề xuất và đã được ghi nhận trở lại. Tôi nghĩ rắng tin này đối với bà con bên ngoài rất là thích thú. Bởi vì tôi suy nghĩ như thế này: Những người lính và sĩ quan trong QLVNCH trong Hải Quân họ đã hi sinh để bảo vệ chủ quyền cuả chúng ta; đặc biệt là Hoàng Sa thì chúng ta phải vinh danh họ. Họ cũng là những công dân Việt Nam ưu tú chứ. Tôi đã đề xuất như vậy; tôi cũng báo cáo với ngài Chủ tịch nước và Thủ Tướng chính phủ nên có hình thức ghi nhận sự đóng góp của binh lính, sĩ quan trong lực lượng Hải Quân QLVNCH đối với cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh hải cuả chúng ta tại Hoàng Sa. Hình thức vinh danh họ như thế nào thì chúng tôi sẽ tính và sẽ đưa vào kịch bản. Nhưng mà chắc chắn phải làm. Tôi tin rằng bà con chúng ta tại hải ngoại và gia đình những người đã hi sinh tại Hoàng Sa sẽ rất phấn khởi.
Đây là một bước tiến nưã trong tiến trình tiến đến Đại Đoàn Kết Hoà Giải Dân Tộc. Như đã nói với các anh, chúng tôi đánh giá rất cao về những nhận xét cuả các anh là chính phủ Việt Nam rất tự tin, rất cởi mở. Bởi vì trước đây các anh gặp tôi, một viên chức cấp cao, nhất là ngành Ngoại Giao chúng tôi rất cẩn thận, rất thận trọng. Chuyện gì cũng cần phải có thời gian. Bây giờ thì tôi coi các anh như là anh em trong nước thôi. Anh có thể hỏi, tôi có thể trả lời theo quan điểm của tôi. Tôi cho là cái đó mới là cái chân thành, cái đó mới là cái thật. Chứ bây giờ tôi hoãn lại không trả lời các câu hỏi cuả các anh, như cuộc phỏng vấn hồi tháng 9, tôi không có vấn đề gì cả, vì chúng ta gặp nhau trên tinh thần hiểu nhau. Những cái đó đối với các anh rất quý.
Tôi đánh giá cao chuyến đi Việt nam vừa rồi cuả các anh, các anh đã thực hiện đúng trách nhiệm và lương tâm của người làm báo: trung thực và khách quan. Chúng tôi cũng không yêu cầu các anh "tô son điểm phấn" cho tôi hoặc cho bất cứ ai. Như vậy bà con bên ngoài sẽ hiểu tình hình. Cái thứ hai thực chất mong muốn, chúng ta không có thương yêu lẫn nhau, không có bỏ qua lẫn nhau quá khứ trước đây thì thế giới người ta sẽ chê cười. Lịch sử Việt Nam chúng ta, ông cha chúng ta luôn luôn dạy dỗ là: Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo. Cho nên tôi cũng nghe rất nhiều "comments" cuả bà con ta bên đó. Tôi thấy có nhiều người noí: " Tôi rất xúc động." Người ta nói rằng 36 năm các ông cứ đấu tranh mãi. Đấu tranh được cái gì?
Vừa rồi tôi cũng là người mời nhạc sĩ Phạm Duy ra dự Xuân Hội Ngộ. Tôi cũng muốn phối hợp đại gia đình Phạm Duy trong đó có cả 2 phiá nội ngoại làm cái live show ở Hà Nội trong cái dịp mà đầu năm rất tốt. Mời cả ca sĩ Tuấn Ngọc, Lưu Bích các bài hát cuả Phạm Duy chúng tôi cũng đã kiến nghị rất là hay. Trong Xuân Quê Hương vừa rồi cũng có nhạc phẩm cuả nhạc sĩ Phạm Duy được trình diễn. Điều đó chứng tỏ rằng tác phẩm của một nhạc sĩ mà trước đây bị coi là bên kia, bây giờ người ta về thì tôi vẫn mời ông ra tham dự. Ông chín mấy vẫn bay ra Hà Nội dự. Sau khi chấm dứt chương trình Chủ tịch nước và phu nhân ra bắt tay thăm hỏi nhạc sĩ Phạm Duy. Cái đó là cái không thể chối cãi được. Cái đó thật chứ không thể bảo là giả tạo được. Thế thì ông Phạm Duy trước đây như thế nào thì các anh cũng biết rồi. Đối với một nhạc sĩ như là một cây cổ thụ trong làng âm nhạc Việt Nam. Chúng ta có cảm thấy đáng quý không? Chúng ta có nhiều ca sĩ tại hải ngoại; bản thân tôi, tôi không hiểu âm nhạc, tôi nghe anh ca sĩ Tuấn Ngọc hát vừa rồi, giọng anh xuống lắm rồi. Nhưng được đón chào nồng nhiệt tại Hà Nội. Ngay tại Nhà Hát Lớn, tôi nghe anh nói, cuộc đời anh chỉ ước mong được hát tại nhà hát lớn Hà Nội. Bây giờ anh đã mãn nguyện. Hôm đó anh giao lưu với khán giả thủ đô, tôi đến dự và có nhiều quan chức khác đến dự. Phải nói rằng đó là một tâm sự giữa ca sĩ Tuấn Ngọc với nhân dân thủ đô Hà Nội.  Rất xúc động, tôi cho là giữa bà con chúng ta hải ngoại và trong nước không có ngăn cách.  Trừ phi vẫn có người cố tình xuyên tạc, người ta cố tình làm những việc mà bà con ta trong nội bộ tự nghi ngờ lẫn nhau. Cái đó là có tội với dân tộc, với đất nước.
Các anh, sở dĩ chúng tôi rất ủng hộ các anh về lần này và nhiều lần nữa. Để các anh sẽ là cầu nối trung thực khách quan thực hiện quyền làm báo đúng trách nhiệm và lương tâm cuả mình để bà con bên ngoài trong nước biết sự thật, phải không ạ. Chúng tôi có truyền hình, nhà nước chúng ta có truyền hình ở Washington DC, chúng ta có cơ quan đại diện thông tấn xã có đầy đủ thông tin từ xưa đến nay. Thông qua cái kênh cuả các anh nó cũng là một khách quan để bà con biết, à trong nước nó là vậy không như lời người ta đồn đãi.
Tôi nghĩ lần này các anh về, khi tôi xem các phóng sự đối với anh Phương Hùng, tôi thấy có nhiều cái bất công đấy. Etcetera cũng vậy cũng nhiều bất công. Còn ông này (chỉ Vũ Hoàng Lân) ông quay, ông phỏng vấn thì ông hỏi cũng hóc hiểm đấy. Nhưng tôi cho là lý do nghề nghiệp, tính chuyên môn phải cao. Bà con bên ngoài khi xem Phố Bolsa TV, Việt Weekly hay KBCHN viết đó là những sự thực khách quan. Các anh dám đương đầu với trong nước và ngoài nước. Các anh làm những phóng sự như vậy. Người ta cho là rất đáng hoan nghênh. Tôi rất thông cảm với các anh. Tôi xem cái clip video khi vào tham dự đại hội, họ ra gọi cảnh sát mời anh ra, tôi bảo ở nước Mỹ thiếu dân chủ. Như ông Hùng, ở trong nước ông ngồi lại anh nào đuổi ông ra, ông còn bạt tai luôn. Ở bên Mỹ làm gì có chuyện thiếu dân chủ như vậy. Nếu ở trong nước xảy ra như thế. Tôi nói như vậy cho thấy, ta dân chủ hay ở đâu dân chủ? Tôi vào tôi dự một đại hội như thế không ai có quyền mời tôi ra, cá nhân tôi. Nếu anh ra anh gọi cảnh sát, tôi thậm chí còn chất vấn cả ông cảnh sát. Quyền con người tôi được phép ngồi đây, tôi có làm gì đâu? Tại sao lại mời tôi ra? Họ sợ tôi hay sao? Công an đụng đến tôi, tôi đẩy cả cảnh sát ra ngay. Nhưng bên đó thì không được. Các anh cứ thử suy nghĩ xem bên nào hơn?
Hai nữa tôi phải nói các anh về lần này các anh phải chứng kiến một số lễ hội đi. Trong đó có cả lễ hội tôn giáo khác nhau. Đạo Phật, đạo Thiên Chuá, đạo Tin Lành các anh tham dự các anh mới thấy là đâu đâu cũng tưng bừng cả. Có ai ngăn cấm đâu? Cái đợt ông Bush sang, ông Clinton sang đến thăm nhà thờ ở đường Phan Đình Phùng, nhà thờ Hàm Long. Tôi nói các anh em báo chí trong nước các vị quay lại và gửi cho báo chí, bà con hải ngoại người ta xem; bà con giáo dân đứng tràn cả ra đường, tràn lên cản trước xe, phải đi vòng đường khác. Chả thấy ông cảnh sát nào ngăn cản, chẳ thấy ai bắt bớ cả. Bởi vì mình tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do dân chủ. Cái này nó khách quan, chẳng phải cái gì mà chúng ta phải che đậy.
Lần này các anh về, nghe tin các anh về tôi rất hoan nghênh và tôi sẵn sàng gặp gỡ để các anh thông tin lại cho các anh biết là cái đánh giá cuả dư luận trong nước. Bởi vì trước đây chúng ta thiếu những phương tiện, thiếu những kênh thông tin đại chúng, trao đổi với nhau qua internet, qua các báo viết, qua chuyển vận rất là lâu. Giờ thì Việt Weekly có thể đưa các bài viết, Phố Bolsa TV chiếu những phóng sự trong vài giây bà con xem được ngay. Thông tin cập nhật rất là tốt. Chúng ta phải hỗ trợ trao đổi trong ngoài và phải cởi mở. Các anh dùng từ cởi mở rất là đúng. Thứ hai là chúng ta rất tự tin. Đất nước chúng ta đang đi lên, các anh làm những nhịp cầu nối trung thực khách quan. Các anh đã không làm trái lương tâm cuả các anh và các anh đã làm đúng. Nếu như bên kia họ lại hiểu lầm các anh, về các anh bị chụp mũ, các anh bị thế này thế nọ thì tôi cho rằng sau này lương tâm họ cắn rứt. Bởi vì từ trước các anh vì lý do gì đó, các anh lại viết nó không đúng sự thật, tô son điểm phấn cho đất nước mà tôi cho rằng lương tâm và trách nhiệm các anh không làm thế. Cho nên tôi đánh giá rất cao những tổng kết ngay sau khi về chuyến đi vừa rồi làm được cái gì? Tôi nghe các anh trao đổi với nhau rất nghiêm túc và nó hay ở cái chỗ là đối với lãnh vực nghiệp vụ, đã làm được cái gì? Thế rồi cái kế hoạch các anh đặt ra thực hiện được bao nhiêu phần trăm? Tôi cho rằng lẽ ra đồng bào ta bên đó phải cám ơn các anh. Đây là cái nhóm rất lương tâm, rất kinh nghiệm và làm việc rất nghiêm túc và cũng là bảo vệ cho quyền lợi cuả bà con ta hải ngoại. Tôi đánh giá cao cái kết quả đó và ý thức trách nhiệm làm việc cuả các anh.
Tôi mong rằng chuyến đi lần này các anh về trong dịp đất nước chúng ta có rất nhiều lễ hội. Các cụ nói tháng Giêng là tháng ăn chơi mà. Khắp các miền cuả đất nước, chỗ nào cũng có lễ hội. Chúng ta có thể trực tiếp quan sát, chúng ta phỏng vấn, chúng ta du lịch. Tôi nói đây trước đây có một thời kỳ chúng ta cũng bị ảnh hưởng. Nghiã là một số các nghi lễ như lên đồng, hầu đồng có một thời kỳ bị đả phá, bắt bớ tất cả những người hầu đồng cho là mê tín dị đoan. Nhưng mà các khái niệm, quan niệm như thế bây giờ cũng bỏ, nhìn nhận đánh giá nó khác. Cái đó chính là văn hoá dân gian, truyền thống dân tộc truyền từ đời này sang đời khác. Không có tác giả cụ thể, bởi nó là dân gian. Mình phải trân trọng nó, anh Hùng ạ, thực chất là vậy. Bây giờ cái hầu đồng thậm chí tổ chức tại các cơ quan nhà nước. Điều đó rõ ràng là có sự thay đổi rất lớn. Tất cả các ca sĩ chúng ta ở bên ngoài Hoài Linh chẳng hạn, nghệ sĩ nổi tiếng Hoài Linh. Hoài Linh có đồng đấy nhé. Ông về ông muá tưng bừng luôn. Mỗi lần ông về ông muá rât đông người đến dự. Một số anh chị mình ở Pháp, ở Canada về tôi thấy đó là hiện thực nhất. Nếu các anh ghi lại được hình ảnh này, tôi cho đấy là việc rất hay. Cái dịp này là dịp đón Xuân này rất nhiều người về các đình chuà để người ta hầu đồng. Mà trước đây cấm kinh khủng, anh nào hầu là bị bắt hết. Bây giờ thì cứ việc thoải mái.
(Đón xem tiếp phần 2)                         
  

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí Nam California (2)

  • Chủ nhật - 19/02/2012
Buổi tiếp xúc của Thú trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn kiêm Chủ tịch Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại phòng Khánh Tiết Bộ Ngoại Giao chính phủ Việt Nam tại hà Nội. Phần 2
Phần Hai
Nguyễn Thanh Sơn (TT/NTS): Tôi mong rằng các anh sẽ nghiên cứu và lưạ chọn cùng các anh em trong vụ thông tin báo chí (Bộ Ngoại Giao). Anh em sẽ đóng góp cho các anh trên cơ sở những di tích lịch sử, các anh đã nắm được. Các anh bàn với nhau. Chúng tôi ủng hộ đi từ các yêu cầu cuả các anh. Chúng tôi sẽ bàn với các anh để thực hiện. Làm sao những bài bản có tính cách khách quan. Trong lần trước như tôi đã nói với các anh tôi xem cái video về tiêu đề các anh phỏng vấn tôi thì tôi đã nói rất rõ ràng, đảng và nhà nước Việt Nam sẵn sàng nghe những ý kiến khác nhau. Bất đồng chính kiến có, tôi nói với các anh, thậm chí có cả những người đảng viên cộng sản cựu trào, người lãnh đạo cấp cao chứ, nhưng đóng góp quan điểm của người ta, người ta nói rất chân thành, nhưng không phải lợi dụng cái đó để mà tổ chức những cái nhóm, anh Hùng ạ. Đương nhiên, đòi lật đổ và đảo chính thì nó khác nhau. Anh Hùng đến gặp tôi bày tỏ quan điểm, đương nhiên gặp chủ tịch nhà nước, ông Thủ tướng tôi cũng bày tỏ quan điểm cuả tôi A, B, C, D; ông cứ nói quan điểm chẳng ai bắt bớ. Nhưng một mặt ông nói nhưng sau lưng ông lại lên kế hoạch ngày này thực hiện hành động này, ngày kia thực hiện hành động kia. Những cái đó là những tang chứng cụ thể rồi. Thế thì tôi cũng nói thật với các anh, những cái lật đổ thì nó đi với hành động khủng bố, tôi đã nói điều đó rồi mà. Cái đó là bạo động, chúng ta xét xử thì không có dưạ trên những cơ sở pháp lý thì lấy gì mà xét xử. Tôi nói thí dụ kể cả các ông Lê Công Định, Nguyễn Thế Chung và cha Nguyễn Văn Lý đều nhận tội cả.
Tôi bảo lần này các anh về, anh Hùng, anh Etcetera, anh Hoàng Lân về, tôi muốn nói với các anh là người ta khai thác hình ảnh cha Lý bị bịt mồm. Là tại sao? Là vì anh an ninh đó cũng lo chu toàn nhiệm vụ, anh cũng lo cái phần vụ trách nhiệm. Nhưng người ta chưa khai thác cái hình ảnh cha Lý đạp đổ cái vành móng ngưạ. Chúng tôi đâu có cái đó anh, ở Mỹ mà một phạm nhân xông lên đạp đổ cái vành móng ngựa hoặc chỉ mặt quan tòa chửi, tôi nghĩ rằng nó tăng án lên gấp mấy lần ngay. Thậm chí anh bạo động trong toà là nó đã tăng án toà lên ngay. Nhưng người khác có cái đó, khi mà ông xông lên ông đạp vành móng ngựa, ông chỉ mặt quan toà chửi quan toà, chửi nhà nước. Thì thấy ông la ó quá đi thì anh em họ phải bịt miệng ông thôi. Cái đó người ta chỉ khai thác một phiá, chứng cứ thì phải có cả hai. Nếu các anh đưa hình ảnh đấy, cái này chúng ta đã được nhìn thấy. Nhưng thực chất vấn đề cuả cha Lý là ông xông lên đạp đổ vành móng ngựa, sau đó chỉ vào mặt quan toà chửi bới, và xông lên cả quan toà người ta phải giữ ông lại. Ông có những hành động bạo lực trong toà, đó là điều tối kỵ cho một bị cáo.
Xem bài và video cha Nguyễn Văn Lý đạp vành móng ngựa tại đây:http://kbchn.net/news/Tin-Quoc-Noi-15/Video-LM-Nguyen-Van-Ly-dap-do-cong-ly-tai-Viet-pham-1727/
Thế thì tại sao tôi đưa cái chuyện đó? Ấy là tôi muốn nói điều khách quan là hình ảnh đây. Từ chỗ này nó dẫn đến chỗ kia. Rồi ông văng những câu rất là tục tiũ. Chứ người ta không có những hình ảnh người ta lôi ông vào phòng tra tấn; những hình ảnh vi phạm đến thân thể con người thì ông cứ ra rả ông chửi, thì anh em nó phải bịt miệng ông thôi. Nó nghĩ đơn giản nhưng không ngờ hình ảnh đó được gửi đi khắp nơi trên thế giới. Cái ảnh ông xông lên đạp đổ vành móng ngựa và lao đầu về phiá hội đồng thẩm phán thì không đưa. Tôi nói ví dụ như vậy? Cái này các anh sẽ được xem. Chúng tôi sẽ cung cấp cho các anh cái đó trước khi các anh đến gặp họ. Để các anh chứng minh cho bà con bên ngoài thấy chúng tôi về là vậy là nhà nước Việt Nam cũng như những phóng sự chúng tôi đã gửi đên quý vị, người ta tự tin, người ta mong muốn như thế này, nếu người ta quay lưng lại với nhau thì dễ, có đúng không anh?
Tôi nói bây giờ Việt Nam với Hoa Kỳ quan hệ phát triển đang tính đến nước đối tác chiến lược. Có thể nói là bang giao giữa Việt Nam và Mỹ chưa bao giờ có mức độ thuận lợi như bây giờ. Không có lý gì mà một người trước đây chúng ta từng coi là kẻ thù đem cuộc chiến tranh đến đất nước ta, mà chúng ta lại phát triển quan hệ! Thế mà ta với ta nội bộ với nhau, phải không anh? Cái này các anh phải đặt ra rất nhiều câu hỏi, với câu hỏi cuả ông Hoàng Lân, ông Etcetera, anh Phương Hùng các anh có thể về hỏi các bà con: Đấy tôi về, ông Thanh Sơn nói với tôi như thế, trong nước họ nói thế, quý vị trả lời đi. Tôi nói ở đây với quý vị thí dụ như nhóm ông Xuân Nghiã. Tôi vẫn thường nói như lần trước các anh hỏi tôi và nhiều người trong nước cũng hỏi tôi là "Ông có muốn tiếp tục đi sang Mỹ không?" Tôi trả lời sang Mỹ đi du lịch thì tôi đi kiểu khác, sang Mỹ đi làm việc thì tôi đi làm việc. Tôi đi làm việc thì cũng sẽ như nhóm ông Phương Hùng, Etcetera về vừa rồi. Tôi phải sang tôi gặp những người vẫn còn quan điểm hận thù với đất nước. Tôi sẽ hỏi và bảo các ông chính là những người tẩy chay ông Việt Weekly, ông Phương Hùng là các ông sai lầm đấy. Các ông sai lầm nghiêm trọng đấy.
Tôi gặp họ tôi sẽ nói thế. Tôi gặp họ tôi sẽ bảo chính họ về đất nước họ (nhà báo) cũng sẽ có rất nhiều những vấn đề cuả đất nước cần tìm hiểu để họ thông tin đến các anh. Chúng tôi chả mua chuộc hối lộ gì họ, mà họ cũng chả phải quỵ lụy gì chúng tôi cả. Họ về với tư cách là những nhà báo, họ nắm thông tin là quyền cuả họ. Chúng tôi chỉ cung cấp sự thật, và sự thật có đúng hay không thì họ cũng tự biết điều đó, nhưng các anh trách họ tức là các anh đã thể hiện cái thế yếu cuả các anh. Chính các anh không tự tin, tôi gặp ông Xuân Nghiã tôi sẽ nói như vậy.
Chính các ông không tự tin, vì các ông không tự tin nên các ông đã bỏ mất một phương tiện rất là hữu hiệu trong tay các ông. Bởi vì cái nhóm phóng viên này về họ rất là khách quan, họ rất là dũng cảm. Nếu họ sợ chúng tôi là họ không dám công việc như vậy. Tôi nói là họ rất xông xáo. Các ông đã bỏ đi một cơ hội, chính những người làm báo có lương tâm, trách nhiệm người ta đã về tận nơi, người ta chứng kiến tận mắt, người ta sờ tận tay những gì hiện thực để người ta cung cấp cho các anh thông tin. Người ta cũng chẳng bênh vực gì chúng tôi cả, nếu chúng tôi sai. Lần này các anh về các anh cứ nói là, ông Nguyễn Thanh Sơn mời ông Nguyễn Xuân Nghiã về Việt Nam. Ông Xuân Nghiã về, tôi sẽ lên sân bay tôi đón. Rồi tôi với ông sẽ đàm đạo, thậm chí sẽ để ông Hoàng Lân quay phim luôn. Tôi sẽ trao đổi với ông ấy, để xem ông trả lời thế nào, làm việc công khai phải không anh Hùng?
Thôi thì thông qua vài lời như thế để mà nói với các anh là rất mừng đón các anh trở về. Tôi đánh giá cao chuyến đi cuả các anh lần trước, mặc dù các anh đánh giá mới được 70% kế hoạch hoạt động, phải không ạ. Mới 70% mà về các ông đã bị ù tai lên cả. (Cười, mọi người cùng cười.) Thôi thì mời các anh uống nước xong trao đổi câu chuyện.
Nguyễn Phương Hùng (NPH): Vâng trước hết thì thay mặt cho đoàn ở nam California, cám ơn ông Thứ trưởng đã đáp ứng lá thư của chúng tôi. Xin lỗi ông Thứ trưởng rất là đường đột trên cái cương vị mình là người dân bình thường trong xã hội, mặc dù sống tại hải ngoại chúng tôi cũng vẫn quan tâm mình như là một người dân trong đất nước Việt Nam. Tôi viết lá thư đó, có thể là hơi đường đột hoặc nhiều khi có thể nói là vô lễ. Tuy nhiên rằng cám ơn ông Thứ trưởng đã chấp nhận sự hiện diện cuả anh em ngày hôm nay thì nhân tiện cũng cám ơn Thứ trưởng chấp nhận cho anh em có một cơ hội được phỏng vấn mà anh em muốn chuyển thông điệp này ra đồng bào ngoài hải ngoại. Bởi vì chúng tôi đã được nói chuyện với nhân vật cao cấp cuả ngành ngoại giao Việt Nam bây giờ. Nhân tiện nói chuyện về ông Nguyễn Xuân Nghiã thì chúng tôi cũng xin thông báo cho ông Thứ trưởng, chúng tôi đã nói chuyện với Bác sĩ Võ Đình Hữu, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt ở Hoa Kỳ, ông được tôi tha trong vụ kiện vừa rồi.
TT/NTS: À đúng rồi. Nhưng ông đã nhận đơn cuả anh chưa?
NPH: Dạ thưa ông nhận rồi. Ông cho biết nếu ông được mời về bên này, ông sẵn sàng đi đối thoại.
TT/NTS: À thế à. Không tôi nói là nhận đơn kiện cuả anh chưa?
NPH: Ông nhận rồi và ông nhờ luật sư xin bãi nại.
TT/NTS: Ừ hư, vậy anh bãi nại chưa?
NPH: Dạ thưa bãi nại ông ấy rồi.
TT/NTS: Bãi nại rồi! (Mọi người đều cười lớn)
NPH: Mình bãi nại ông, để mai mốt mình còn đưa ông qua đây. Bây giờ thì anh em nào muốn đặt câu hỏi, mình có thể bắt đầu.
TS/NTS: Tôi có khoảng 15 phút.
(Đón xem tiếp phần 3, với những câu hỏi rất "hóc buá" cuả các nhà báo đi thẳng vào những sự kiện mà cộng đồng người Việt quan tâm, nhưng không có cơ hội trực tiếp đặt câu hỏi)                         

Mời ông Nguyễn Xuân Nghĩa về Việt Nam, tôi sẽ lên sân bay đón!

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=PmX4f6StP4Y

Phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao CHXHCN Việt Nam

 http://www.youtube.com/watch?v=QMi9MnzB94I
thông tin thêm về thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: 
 Ông Nguyễn Thanh Sơn (thông gia với gia đình anh Nhanh, bố vợ anh Quang), sinh ngày 26/12/1957 tại Hà Nội; tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Công nghiệp Ulan-Uđe (Liên Xô); Tiến sỹ Ngữ văn; ngoại ngữ Nga, Anh, Pháp. Trước đó, ông Nguyễn Thanh Sơn đã từng đảm nhiệm nhiều trọng trách: Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga; Vụ trưởng Vụ Lễ Tân, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Uỷ viên Ban Cán sự Đảng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao... Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba (2007). 
--Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp Đoàn báo chí kiều bào
Ngày 20/1, tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban) đã có buổi tiếp thân mật Đoàn báo chí kiều bào từ Hoa Kỳ về đón Xuân trên quê hương.
Thứ sáu, 20/01/2012, 19:50:33 PM
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp Đoàn báo chí kiều bào
Ngày 20/1, tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn - Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban) đã có buổi tiếp thân mật Đoàn báo chí kiều bào từ Hoa Kỳ về đón Xuân trên quê hương.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn hoan nghênh và đánh giá cao chuyến trở về của Đoàn báo chí kiều bào lần này, cũng như những phóng sự Đoàn đã thực hiện trong dịp về dự Hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam, giữ gìn tiếng Việt”, thăm, trao đổi nghiệp vụ tại Việt Nam do Ủy ban tổ chức từ ngày 12-22/9/2011.
Những nhà báo của Việt Weekly, KBC Hải ngoại, Bolsa TV đã đưa những thông tin trung thực, khách quan về tình hình trong nước đến với bà con kiều bào ta ở nước ngoài. Thứ trưởng bày tỏ mong muốn Đoàn sẽ có nhiều dịp trở về quê hương, tiếp tục là cầu nối trung thực và khách quan truyền tải thông tin về tình hình của đất nước, những tình cảm của bà con trong nước đối với kiều bào ta ở nước ngoài.


Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp thân mật Đoàn báo chí kiều bào
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng thông báo với Đoàn số hoạt động Ủy ban dự kiến sẽ tổ chức trong năm nay dành cho kiều bào như: Hội nghị người Việt toàn thế giới lần thứ hai, hội thảo báo chí, Giỗ Tổ Hùng vương, thăm quan một số cột mốc chủ quyền tại Biên giới phía Bắc, thăm và giao lưu cùng các chiến sĩ đang canh giữ nơi biển đảo, lễ cầu siêu, vinh danh những người con đất Việt đã hy sinh vì đất nước…

Trong không khí thân tình và cởi mở, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã giải đáp những câu hỏi và quan tâm của Đoàn báo chí kiều bào về các chính sách của Đảng và Nhà nước VN dành cho kiều bào, vấn đề đẩy mạnh tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa đối với thế hệ trẻ người Việt đang sinh sống, học tập tại nước ngoài…
Thay mặt Đoàn, ông Nguyễn Phương Hùng (báo KBC Hải ngoại) đã bày tỏ niềm vui, xúc động được trở về quê hương đúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc, được tận mắt chứng kiến và tham dự vào những lễ hội văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Ông Hùng gửi lời cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian tiếp Đoàn cũng như giải đáp, chia sẻ thông tin về những vấn đề cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài quan tâm và bày tỏ mong muốn sẽ có nhiều dịp trở về, ghi lại những hình ảnh đất nước, quê hương Việt Nam đang đổi thay nhanh chóng và tích cực tới bà con kiều bào ta ở nước ngoài.

 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn
Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn sắp tới, thông qua Đoàn báo chí kiều bào, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã gửi đến bà con kiều bào ta ở nước ngoài nói chung, kiều bào ở Hoa Kỳ, Nam California nói riêng lời chúc mừng tốt đẹp nhất, mong rằng bà con ngày càng đoàn kết gắn bó, hướng tới một tương lai tốt đẹp, góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày một giàu mạnh.

Minh Phương
Tác giả bài viết: Minh Phương
Nguồn tin: Quê Hương
--Phố BolsaTV - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí quận Cam
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí quận Cam. Ông đã vinh danh các chiến sĩ Hải Qiuân VNCH là những chiến sĩ kiêu hùng cuả Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí quận Cam - Phần 1 Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí quận Cam - Phần 2 (Mời ông Nguyễn Xuân Nghiã) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí quận Cam - Phần 3 (Đoàn nhà báo nên về thăm Hà Giang và Hoàng Sa - Trường Sa là cuả Việt Nam) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn báo chí quận Cam - Phần 4 (Tất cả những người hi sinh bảo về lãnh hải đều là những người con ưu tú của Việt Nam)
Tác giả bài viết: KBCHN
Nguồn tin: Phobolsatv.com

-video phỏng vấn ông thứ trưởng, nói chuyện với “khúc ruột ngàn dặm” cách đây 5 tháng, cũng do PhoBolsaTV/ VietWeekly thực hiện, sau khi thứ trưởng Sơn thất bại trong việcnhờ dân biểu Cao Quang Ánh làm cầu nối với “một bộ phận không thể tách rời” của Việt Nam.------

Tổng số lượt xem trang