Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Dân Biểu Cộng Hòa: 'Tổng Thống Obama rút chốt lựu đạn'

-Son Tran
"Trong bài nói chuyện tối Thứ Năm, tổng thống giải thích rõ là biện pháp này không dành cho những người mới đến Hoa Kỳ (dưới 5 năm) và những người nhập cảnh lậu trong tương lai. Những người này cũng chưa phải là sẽ được nhập quốc tịch hay lưu ngụ vĩnh viễn ở Mỹ, thụ hưởng phúc lợi như công dân Mỹ. Chỉ Quốc Hội có quyền định đoạt những việc ấy sau này. Sự che chở duy nhất mà sắc lệnh của tổng thống dành cho họ là không bị trục xuất.
Theo lời Tổng Thống Obama: “Trong khi chúng ta tập trung chú trọng vào việc trục xuất các tội phạm thì thực tế là có hàng triệu di dân - thuộc đủ mọi sắc dân, chủng tộc - vẫn sống bất hợp pháp ở khắp các tiểu bang. Ruồng bắt và tống xuất hàng triệu người là việc làm không thực tế. Những di dân đã sống ở Mỹ lâu năm phải làm việc vất vả nuôi gia đình, con cái họ sinh đẻ tại Mỹ đã sống cả cuộc đời ở đây, có hy vọng và ước mơ và yêu đất nước như chúng ta. Vị tiền nhiệm của tôi - Tổng Thống George Bush - đã gọi họ là một bộ phận của đời sống Mỹ. Những người muốn đối xử với họ bằng cách khác nên nhớ lại rằng chúng ta, công dân Mỹ, là ai.”
Tổng Thống Obama cũng xác định rằng trục xuất hàng loạt vừa là việc không thể làm được vùa trái với truyền thống của nước Mỹ còn ân xá hàng loạt thì lại là không công bằng. Biện pháp mới đề ra có điều kiện và giới hạn của nó. Ông tin rằng chương trình ông cho thi hành là một giải pháp dung hòa, có lương tri và lợi ích chung. Nhưng những người chỉ trích vẫn cho rằng đây chỉ là bức màn che của biện pháp ân xá hàng loạt, tạo điều kiện cho những người ở lại tìm cách vượt qua luật lệ trong tương lai. Mặt khác cũng có những giới lo ngại việc tiếp nhận thêm di dân, sẽ đưa đến nhiều hậu quả khó khăn về kinh tế xã hội. Quan niệm đó không chỉ riêng tại Hoa Kỳ mà là chung ở tất cả các nước Tây Phương và là nan đề trong những quốc gia kỹ nghệ phát triển.
Tòa Bạch Ốc bênh vực quyết định của tổng thống, nói rằng hàng triệu người vẫn sống trong bóng tối sẽ có thể công khai làm việc và đóng góp bổn phận cho xã hội bao gồm đóng thuế cùng những nghĩa vụ khác. Tuy nhiên ước lượng còn khoảng 6 triệu di dân bất hợp pháp đang sống tại Hoa Kỳ không đủ tiêu chuẩn thụ hưởng biện pháp triển hạn cư trú hợp pháp theo sắc lệnh mới ban hành. Người ta chưa thể biết bằng cách nào giải quyết chuyện này nếu như Quốc Hội tương lai không đi tới việc thông qua một dự luật cải tổ toàn bộ chính sách di dân, một nhu cầu từ nhiều thập niên qua..."


Hà Tường Cát/Người Việt

Như mọi dư luận có thể dự đoán, sau buổi nói chuyện của Tổng Thống Obama tối Thứ Năm công bố sử dụng quyền hành pháp để đưa ra những quyết định về di dân, tình thế chính trị trở nên căng thẳng với phía Cộng Hòa.

Dân Biểu Cộng Hòa Pat Tiberi tiểu bang Ohio, một đồng minh thân cận của Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cùng tiểu bang với ông, phát biểu: “Tổng thống rút chốt một trái lựu đạn chỉ hai tuần sau bầu cử. Tôi không nghĩ là người nào hiểu và dự đoán chuyện gì sẽ xảy ra với hành động rõ ràng là sự thảm sát tiến trình lập pháp này.”






Tổng Thống Obama chạy trở vào tòa Bạch Ốc để lấy chiếc điện thoại Blackberry bỏ quên trước khi lên trực thăng Marine One để ra phi trường đi Las Vegas sáng Thứ Sáu. Ông tỏ vẻ phấn khởi sau bài nói chuyện công bố sắc lệnh về di dân tối hôm trước, dù sẽ tạo nên nhiều khó khăn với Quốc Hội Cộng Hòa. (Hình: Win McNamee/Getty Images)




Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner trong buổi họp báo sáng Thứ Sáu tuyên bố là Obama “gây tổn hại cho nhiệm kỳ tổng thống của ông ta.” Boehner khẳng định rằng Hạ Viện Cộng Hòa sẽ không để yên, nhưng không tỏ cho thấy rõ là sự đáp ứng như thế nào. Ông nói: “Chúng tôi sẽ lắng nghe ý kiến của dân Mỹ và cùng các đồng viện làm việc để bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ.”

Tuy nhiên Cộng Hòa không có rộng đường để tìm ra giải pháp thỏa mãn phe bảo thủ mà không làm giới ôn hòa xa lánh, giới này và dân Hispanic là những cử tri rất thiết yếu cho kỳ bầu cử tổng thống năm 2016. Ngoài ra Cộng Hòa cũng có thể kiện hoặc vô hiệu hóa quyết định của Tổng Thống Obama bằng tiến trình qua thủ tục ngân sách.

Về mặt chính trị, hành động của Tổng Thống Obama tạo nên một thách đố lớn cho Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và thủ lãnh tương lai Thượng Viện Mitch McConnell. Hai người sẽ rất khó khăn trong việc đoàn kết khối đa số tại Quốc Hội, tìm được thế quân bình giữa các phe phái cực đoan như Tea Party và những giới ôn hòa. Chủ Tịch Boehner phàn nàn trong buổi họp báo sáng Thứ Sáu: “Tổng Thống Obama tạo nên một môi trường khiến cho người ta không còn tin tưởng ông và không thể tìm con đường cùng hợp tác làm việc chung. Tôi đã nhiều lần cảnh giác ông rằng hành động của ông sẽ làm tôi không thể nào làm được điều mà ông muốn tôi làm.”

Khoảng gần 5 triệu di dân chưa hợp pháp được bảo vệ bởi chương trình “Deferred Action” (triển hạn cư trú) theo sắc lệnh Tổng Thống Obama vừa ban hành. Ðó là những người đã sống ở Hoa Kỳ trên 5 năm, những người có con là công dân Mỹ hay thường trú nhân hợp pháp. Bắt đầu từ mùa Xuân năm tới, những di dân thuộc diện này có thể bắt đầu làm hồ sơ, và sau khi xét lý lịch thấy không can tội hình sự, sẽ được cấp phép để ở lại 3 năm và được tìm việc làm.

Trong bài nói chuyện tối Thứ Năm, tổng thống giải thích rõ là biện pháp này không dành cho những người mới đến Hoa Kỳ (dưới 5 năm) và những người nhập cảnh lậu trong tương lai. Những người này cũng chưa phải là sẽ được nhập quốc tịch hay lưu ngụ vĩnh viễn ở Mỹ, thụ hưởng phúc lợi như công dân Mỹ. Chỉ Quốc Hội có quyền định đoạt những việc ấy sau này. Sự che chở duy nhất mà sắc lệnh của tổng thống dành cho họ là không bị trục xuất.

Theo lời Tổng Thống Obama: “Trong khi chúng ta tập trung chú trọng vào việc trục xuất các tội phạm thì thực tế là có hàng triệu di dân - thuộc đủ mọi sắc dân, chủng tộc - vẫn sống bất hợp pháp ở khắp các tiểu bang. Ruồng bắt và tống xuất hàng triệu người là việc làm không thực tế. Những di dân đã sống ở Mỹ lâu năm phải làm việc vất vả nuôi gia đình, con cái họ sinh đẻ tại Mỹ đã sống cả cuộc đời ở đây, có hy vọng và ước mơ và yêu đất nước như chúng ta. Vị tiền nhiệm của tôi - Tổng Thống George Bush - đã gọi họ là một bộ phận của đời sống Mỹ. Những người muốn đối xử với họ bằng cách khác nên nhớ lại rằng chúng ta, công dân Mỹ, là ai.”

Tổng Thống Obama cũng xác định rằng trục xuất hàng loạt vừa là việc không thể làm được vùa trái với truyền thống của nước Mỹ còn ân xá hàng loạt thì lại là không công bằng. Biện pháp mới đề ra có điều kiện và giới hạn của nó. Ông tin rằng chương trình ông cho thi hành là một giải pháp dung hòa, có lương tri và lợi ích chung. Nhưng những người chỉ trích vẫn cho rằng đây chỉ là bức màn che của biện pháp ân xá hàng loạt, tạo điều kiện cho những người ở lại tìm cách vượt qua luật lệ trong tương lai. Mặt khác cũng có những giới lo ngại việc tiếp nhận thêm di dân, sẽ đưa đến nhiều hậu quả khó khăn về kinh tế xã hội. Quan niệm đó không chỉ riêng tại Hoa Kỳ mà là chung ở tất cả các nước Tây Phương và là nan đề trong những quốc gia kỹ nghệ phát triển.

Tòa Bạch Ốc bênh vực quyết định của tổng thống, nói rằng hàng triệu người vẫn sống trong bóng tối sẽ có thể công khai làm việc và đóng góp bổn phận cho xã hội bao gồm đóng thuế cùng những nghĩa vụ khác. Tuy nhiên ước lượng còn khoảng 6 triệu di dân bất hợp pháp đang sống tại Hoa Kỳ không đủ tiêu chuẩn thụ hưởng biện pháp triển hạn cư trú hợp pháp theo sắc lệnh mới ban hành. Người ta chưa thể biết bằng cách nào giải quyết chuyện này nếu như Quốc Hội tương lai không đi tới việc thông qua một dự luật cải tổ toàn bộ chính sách di dân, một nhu cầu từ nhiều thập niên qua...

Tổng Thống George Bush cũng đã có nhiều nỗ lực cải tổ hệ thống luật lệ di dân nhưng không đi đến kết quả. Bảy năm trước, Tổng Thống Bush đã không thể thúc đẩy một dự luật cải tổ thông qua ở Thượng Viện và ông bỏ cuộc sau khi tham khảo ý kiến ban tham mưu của ông là có thể sử dụng đến quyền hạn của hành pháp hay không. Là vị tổng thống đã phát động hai cuộc chiến tranh chống khủng bố và rất nhiều lần viện vào quyền hành pháp để đưa ra những sắc lệnh, ông Bush từ bỏ vấn đề di dân, hướng trọng tâm hành động qua những việc khác trong 18 tháng cuối cùng của nhiệm kỳ.

Tổng Thống Obama không chấp nhận con đường ấy và ban tham mưu của ông tán thành hành động khác với Tổng Thống Bush. Do đó, 500 ngày sau khi Thượng Viện thông qua dự luật di dân cải tổ nhưng bế tắc tại Hạ Viện, Tổng Thống Obama công bố quyết định hành động đơn phương. Tuy vậy ông cũng phải thừa nhận rằng đây mới chỉ là sửa chữa một phần đổ vỡ của hệ thống luật di dân với hy vọng rằng sự cải tổ toàn bộ và bền vững lâu dài sẽ được quốc hội thực hiện sau này. Vả lại chắc chắn ông hiểu rằng sắc lệnh hành pháp của ông có thể hết hiệu lực bằng quyết định khác với chữ ký của vị tổng thống tương lai.

Nhưng nếu nhìn lại hai tuần lễ vừa qua từ sau ngày bầu cử, người ta sẽ thấy Tổng Thống Obama quyết định hành động mau chóng hơn thời hạn mà ông đã nói trước. Thái độ ấy tất nhiên cũng gây thêm phức tạp, nhưng có lẽ ông đã có những dự định về chính trị và về di sản nhiệm kỳ tổng thống của mình sẽ chỉ còn 26 tháng nữa.







http://www.whitehouse.gov/i…/immigration/immigration-action…

It's time to fix our broken immigration system
President Obama just laid out new steps to fix our broken immigration system. Learn more → http://wh.gov/immigration-action
WHITEHOUSE.GOV


America’s immigration system is broken. The President is taking executive action to fix what he can to help build a system that lives up to our heritage as a nation of laws and a nation of immigrants.


Tổng số lượt xem trang