-‘Phố’ Trung Quốc ở Đà Nẵng bao vây sân bay quân sự
Gần 10 nhà cao tầng đã được xây dựng trong số hàng trăm lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc ở Đà Nẵng, khiến khả năng phòng thủ và tấn công của sân bay Nước Mặn bị tê liệt.
Cổng sân bay Nước Mặn.
-Đà Nẵng cho Trung Quốc xây khách sạn là ‘phế’ sân bay quân sự Nước Mặn
Đại tá Nguyễn Lành, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 375 cho rằng, Đà Nẵng bán đất cho TQ xây khách sạn cao tầng coi như "phế" chức năng phòng thủ và tấn công của sân bay quân sự Nước Mặn.
Có mờ ám hay không?
Vấn đề người Trung Quốc (TQ) núp bóng người Việt gom đất ở gần sân bay Nước Mặn cũng như tập trung đầu tư các công trình ở vùng được xem là "nhạy cảm" ở ven biển Đà Nẵng khiến không ít người lo ngại, tất nhiên là cả phía quân đội.
Với tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó Tư lệnh quân khu 5, đây là một khu vực nhạy cảm, quan trọng về an ninh quốc phòng. Theo ông, tất cả các khu vực nhạy cảm thì không nên để người nước ngoài có các dự án, đặc biệt là khu vực nhạy cảm như sân bay Nước Mặn.
“Dọc tuyến biển này người Trung Quốc rất đông nhưng không thể để họ tạo dựng lên một đường, làng xóm, khu phố, bãi biển Trung Quốc”, tướng Hùng nói.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng - Ảnh: Hà Anh. |
Đà Nẵng là địa bàn đóng quân của quân khu 5. Theo tướng Hùng, đây không phải là một nơi nhạy cảm mà là một nơi bất khả xâm phạm đối với chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Trước đây, theo quy định, các nơi điểm cao đều từ bình độ 30 trở xuống, tức là 200m thì muốn làm gì thì làm còn từ 200m trở lên thì không được đụng chạm đến vì đó là nơi dành cho phòng thủ bảo vệ Tổ quốc tuyến ven biển.
“Tuyến đường ven biển đang nghi vấn có người nước ngoài mua đất, tuyến đó nếu để những người có ý đố xấu, lợi dụng xây dựng những khách sạn kiên cố, khu nghỉ dưỡng nhưng ở dưới là hầm ngầm thì ai có thể biết được”.
“Không phải tự nhiên mà cả 2 lần bắt đầu chiến tranh, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đều chọn nơi đây (Đà Nẵng) mở đầu cho chiến tranh xâm lược. Muốn chia cắt miền Trung và đất nước thì chắc chắn quân địch sẽ chọn đánh chiếm tuyến ven biển rồi tấn công lên đường bộ”, tướng Hùng nói.
Cũng theo vị này, có những nghi ngại mà ông cho là mờ ám. “Tôi kể một câu chuyện này, bên trong casino người TQ đầu tư tại Đà Nẵng, người lao động Việt vào làm việc tại đây phải bịt mắt lại rồi khi đi làm xong lại bịt mắt ra. Thử hỏi có cái điều luật nào đối xử với người lao động như thế không. Hay anh làm gì mờ ám, hệ thống hầm ngầm bí mật thế nào mà phải như vậy đối với người lao động? Phải làm rõ vấn đề này. Đối xử với người lao động Việt Nam như vậy là đúng hay sai. Và tại sao những dự án của người nước khác không làm như vậy mà chỉ có dự án của người TQ”.
“Nói câu chuyện trên để thấy, anh giao đất cho họ rồi, ở dưới họ xây hệ thống hầm ngầm như thế nào thì làm sao anh biết. Bên trong đó họ cất giấu những thứ gì thì cũng không ai biết”.
Song song với câu chuyện an ninh quốc phòng là phát triển kinh tế. Về việc này, quan điểm của ông Hùng là: “Làm gì thì làm, điều đầu tiên phải nghĩ đến là an ninh quốc phòng. Nhưng không phải vì lẽ đó mà để chúng ta nghèo khổ mà phải khéo léo xây dựng kinh tế. Để cho dân đói là có tội, là không chấp nhận được. Nhưng không phải vì đó mà bất chấp. Phát triển kinh tế không thiếu gì cách mở ra các dự án nhưng phải chọn đối tác một cách cẩn thận”.
“Trên góc độ của nhà quân sự, tôi nghĩ đất đai đã lỡ bán cho người nước ngoài thì phải tìm cho bằng được nguồn gốc tiền mua của những người đứng đằng sau để giải quyết vấn đề theo luật pháp của Việt Nam. Nếu hiện tượng người Việt đứng đằng sau mua đất thì nói nôm na chính là “nối giáo cho giặc”, vị tướng nêu quan điểm.
"Phế" chức năng của sân bay Nước Mặn
Đại tá Nguyễn Lành, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 375, đơn vị tiếp quản sân bay Nước Mặn từ sau giải phóng đến năm 1995, cho rằng hiện tại, chức năng phòng thủ và tấn công của sân bay này đã gần như bị "phế".
Đại tá Nguyễn Lành - Ảnh: Hà Anh. |
Ông Nguyễn Lành nói: “Nghe thấy có 246 lô đất đã bán dọc sân bay Nước Mặn, mà nghi là có người Trung Quốc đứng đằng sau mua thì cảm giác đầu tiên của tôi là thấy quá sốc”.
Sau năm 1975, Sư đoàn 375 bố trí sân bay này 2 đại đội pháo cao xạ và 1 tiểu đoàn tên lửa phòng không. Việc bố trí trận địa phòng không ở đây là để giữ phía mặt biển. Sư đoàn 375 bàn giao sân bay Nước Mặn cho Hải quân từ 1995, khi ấy thì phía ngoài biển chỉ toàn trồng cây chắn sóng và không cho làm nhà ở khu vực xung quanh.
Ông Lành kể: “Năm 1993, thượng tướng Đào Đình Luyện, Tổng Tham mưu trưởng QĐND có gặp tôi và nói: Anh Lành, khu đất này không được giao cho ai làm kinh tế nhé”.
Hồi đó, có ý kiến định xây khách sạn của quân chủng nhưng rồi không tiến hành vì không được xây nhà cao tầng ở quanh sân bay. Kể câu chuyện đó để biết, việc bán đất ở khu vực này cho người nước ngoài là sai lầm. Dù đã nghỉ hưu nhưng tôi hỏi một số người còn đang làm là sao lạ thế, đất của mình sao lại bán đi. Tôi cũng đã hỏi đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Đà Nẵng, Đại biểu Hội đồng nhân dân về chuyện này. Anh Hùng bảo là tôi đã hỏi rất nhiều lần ở Hội đồng nhân dân rồi nhưng không có ai trả lời.
Khách sạn JW Marriott của chủ đầu tư TQ cao 18 tầng án ngữ trước sân bay Nước Mặn - Ảnh: Lê Đình Dũng. |
Theo đại tá Nguyễn Lành, với phòng không, mục tiêu càng xa lại càng cần góc bắn hạ thấp. Đối với các loại pháo cao xạ sẽ cần một góc xạ giới rộng. Tên lửa thì lại là bắn đón tầm xa, góc lại càng phải hạ xuống. Bây giờ làm nhà cao tầng lên, tầm bắn sẽ bị khuất, không bắn được. Việc xây dựng các khách sạn, tòa nhà cao thì rõ ràng ảnh hưởng rất nhiều đến pháo phòng không và việc tác chiến tên lửa.
Ông Lành nhắc tới việc chủ đầu tư TQ đang xây khách sạn JW Marriott 18 tầng, cao khoảng hơn 50m chắn trước sân bay Nước Mặn. Ông nói: “Xây một tòa nhà cao tầng gần một sân bay quân sự không khác gì bỏ đi việc máy bay cất, hạ cánh tại sân bay. Từ sân bay đến khu vực được xây nhà cao tầng, phải ít nhất 3km. Nhất là với một sân bay quân sự, có diện tích nhỏ như sân bay Nước Mặn, càng phải tuân thủ điều này. Mà với khoảng cách 3km, cũng chỉ có thể cho xây nhà cao khoảng 12m, tương đương 3 tầng, 4 tầng thôi”.
Vị đại tá nhấn mạnh: “Như khách sạn JW Marriot cao tầm 50m, thì khả năng cả tấn công và phòng thủ của sân bay Nước Mặn coi như bỏ đi. Vì có nhà cao tầng che mất góc xạ giới của pháo cao xạ và tên lửa thì không phòng thủ được. Đó là hạn chế hỏa lực phòng thủ. Cũng nhà cao tầng ấy che mất đường cất cánh, hạ cánh của máy bay thì tấn công kiểu gì. Nói cách khác, sân bay Nước Mặn bây giờ chỉ có thể dùng cho máy bay lên thẳng là trực thăng”.
Hà Anh - Lê Đình Dũng
'Khu vực người Trung Quốc mua đất là tuyệt mật'
"Không nên bán đất ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng cho bất cứ cá nhân nào. Nếu vị trí này rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm", thiếu tướng Trần Minh Hùng trao đổi với Zing.vn.
Lo lắng về việc người Trung Quốc giấu mặt mua đất ven biển ở TP Đà Nẵng gây xôn xao dư luận thời gian qua, Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 nói:
- Tôi rất bất ngờ và quan ngại vì không hiểu tại sao chính quyền thành phố lại phân lô bán đất khu vực này. Đất nước còn nghèo nhưng không vì thế mà đem diện tích đất ở khu vực nhạy cảm ra bán vì bất cứ lý do gì.
Quan điểm của cá nhân tôi là không nên bán đất ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng cho bất cứ cá nhân nào, dù người đó là ai.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng - nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Các tuyến đường này như thành lũy bảo vệ thành phố
- Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của tuyến đường ven biển Đà Nẵng đối với an ninh quốc phòng?
- Tôi phải nhấn mạnh rằng, toàn bộ tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và Võ Nguyên Giáp (từ chân núi Sơn Trà đến phường Điện Nam, xã Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) là tuyệt mật, bất khả xâm phạm.
Lịch sử chiến tranh đã chứng minh, Đà Nẵng có vị trí đặc biệt quan trọng. Trong đó, các tuyến đường này như một thành lũy bảo vệ toàn thành phố. Vì vị trí quan trọng như vậy nên khi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mở đầu các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta đều xuất phát đánh chiếm bán đảo Sơn Trà.
- Ông có thể phân tích sâu hơn vai trò của khu vực này đối với công tác phòng thủ, bảo vệ?
- Quân khu 5 là một trong những địa bàn chiến lược của cả nước. Trong đó, Đà Nẵng là một hướng chiến lược quan trọng của toàn chiến trường ven biển Quân khu 5. Còn khu vực Tây Nguyên được ví như "Nóc nhà Đông Dương".
Trong tác chiến quân sự, cách đánh chiếm bàn đạp ở tuyến mép nước ven biển là cực kỳ quan trọng. Chính vì tầm quan trọng như trên nên khi còn làm Phó tư lệnh Quân khu 5, tôi đã nhiều lần có ý kiến là toàn bộ đường ven biển nhạy cảm chỉ được sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 trả lời phỏng vấn Zing.vn. Ảnh: Nguyên Vũ.
- Ông bình luận gì về thông tin nhiều người Trung Quốc nhờ các cá nhân người Việt đứng tên mua đất ở khu vực sát sân bay quân sự Nước Mặn?
- Đây là vấn đề mà chúng tôi vẫn ngày đêm đau đáu. Bởi lẽ, khi đã hợp thức hóa được các lô đất trên, người Trung Quốc đương nhiên sẽ sang đây làm ăn sinh sống, lấy vợ sinh con, đẻ cháu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không xa khu vực này sẽ trở thành khu phố của người Trung Quốc.
Năm 2006, tôi đang là Phó tư lệnh Quân khu 5, một hôm, có vị cán bộ vào Đà Nẵng công tác rồi qua một resort ở ven biển nghỉ ngơi. Tôi mặc quân phục tới đó thăm thì lập tức bị nhân viên resort chặn lại, nói "ông là sĩ quan quân đội nên không được vào".
Tôi hỏi lý do thì họ nói, ở đây là khách sạn dành cho người nước ngoài ở nên không được vào. Tôi là tướng lĩnh quân đội mà còn bị ngăn cản như thế thì làm sao người dân, du khách có thể vào các khách sạn này được? Vấn đề đặt ra là người nước ngoài vào trong đó chỉ để ở hay làm gì khác?
Nhiều nhà hàng, khách sạn của người Trung Quốc mọc lên ở Đà Nẵng. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Phải hiểu những khu đất chiến lược và bảo vệ chặt chẽ
- Nhưng thiếu tướng có cho rằng mình đang lo ngại quá xa?
- Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân ta là giải quyết tất cả các vấn đề bất ổn bằng biện pháp hòa bình. Không thể lấy tiếng súng để giải quyết mâu thuẫn.
Thực tế, chúng ta đang lấy "trí nhân để thay cường bạo". Tuy nhiên, ông cha ta đã răn dạy "cảnh giác không bao giờ thừa". Thế hệ trẻ phải biết rõ vai trò, vị trí của những khu đất chiến lược và nhạy cảm để gìn giữ và bảo vệ một cách chặt chẽ.
- Theo ông, trước quan ngại của các chuyên gia, người dân, chính quyền Đà Nẵng cần làm gì?
- Theo tôi, đối với các khách sạn đã được xây dựng, lãnh đạo TP Đà Nẵng phải làm việc với chủ đầu tư, yêu cầu họ mở cửa đón mọi du khách vào nghỉ dưỡng. Xây khách sạn trên lãnh thổ Việt Nam mà không cho người Việt vào là điều quá vô lý. Điều này nằm trong tầm tay của các cơ quan chức năng và chúng ta yêu cầu họ như thế cũng hoàn toàn đúng luật.
Đối với các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc, các cơ quan chức năng phải tìm cho ra ai là người đứng tên chủ sở hữu. Từ manh mối này, phải tìm hiểu xem họ mua đất bằng nguồn tiền nào? Có ai đứng sau đưa tiền nhờ mua các lô đất ở gần sân bay Nước Mặn.
Về lâu dài, lãnh đạo thành phố cần vận động các cá nhân đứng tên tự nguyện khai báo mục đích mua đất. Từ đó, cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, thu hồi các lô đất theo đúng trình tự pháp luật.
Đó mới là giải pháp căn cơ nhất để chính quyền TP Đà Nẵng tháo gỡ những quan ngại của nhân dân và dư luận về vấn đề nhạy cảm có liên quan đến an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.
Thiếu tướng Trần Minh Hùng tham gia cách mạng từ lúc 12 tuổi với vai trò liên lạc xã đội, du kích xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Ông từng giữ nhiều trọng trách quan trọng như: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 307 - Quân khu 5; Phó tư lệnh Quân đoàn 3; Cục trưởng Cục quân huấn - Bộ Tổng tham mưu. Tháng 3/2006 đến tháng 3/2010, thiếu tướng Trần Minh Hùng là Phó tư lệnh Quân khu 5.
-Cận cảnh con đường có nguy cơ trở thành phố Tàu ven biển Đà Nẵng
Người dân TP Đà Nẵng đang vô cùng bức xúc, lo lắng khi thông tin 246 lô đất ven biển nằm sát sân bay quân sự Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) bị gom trọn.
Ông Tăng Hà Vinh, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn cho biết, số diện tích đất này khoảng 40.000 mét vuông, có thể làm chỗ ở cho hàng trăm nghìn người.
Ông Vinh cũng lo lắng kèm nghi ngờ số đất này do người Trung Quốc đứng sau chi tiền nhờ người mua hộ.
Theo nhiều người, khu vực này từ năm 2008 đến nay tập trung khá nhiều người gốc Hoa sinh sống. Khách du lịch Trung Quốc cũng tập trung đến ở các khách sạn, resort ở đây.
Đặc biệt, trong khu vực này có Crowne Plaza mỗi năm đón hàng nghìn khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Chủ đầu tư của khách sạn Crowne Plaza mới đây tiếp tục mở rông xây thêm khách sạn JW Marriott ngay bên cạnh. Chủ đầu tư muốn đưa thêm 300 lao động người Trung Quốc sang khiến dư luận phản đối và phải tạm dừng.
Anh Nguyễn Đông, một người dân Đà Nẵng cho hay, nhiều nhà hàng mọc lên ở đoạn đường Võ Nguyên Giáp chạy qua khu vực này cũng trưng biển hiệu bằng chữ Trung Quốc bên cạnh biển tiếng Việt Nam.
“Có nhiều nhà hàng chữ Hán còn to hơn tiếng Việt. Thậm chí dịch vụ massage cũng ghi biển bằng chữ Hán. Các dịch vụ này chỉ phục vụ khách Trung Quốc, khách trong nước thường bị hạn chế.
Đặc biệt có mấy nhà hàng không đặt tên bằng chữ mà chỉ đặt tên bằng số như 18, 37, 27. Mấy con số này cộng lại đều bằng 9. Tôi không biết họ đặt vậy có mục đích gì, nhưng rất lạ.
Có tin là người Trung Quốc tiếp tục gom đất ở đây, nếu chính quyền không quản lý tốt thì nguy cơ biến thành khu phố Tàu với dãy phố xá đông đúc là rất cao”, anh Đông nhận xét.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại:
Những lô đất ven đường Võ Nguyên Giáp, sát cạnh sân bay Nước Mặn đã bị một nhóm cá nhân thu gom.
|
Một lô đất trước cổng ra vào sân bay Nước Mặn đã có chủ và xây dựng phần móng.
|
Bờ rào sân bay Nước Mặn với bên ngoài nham nhở số điện thoại rao bán đất. Tuy nhiên, phần lớn các lô đất ở đây đều đã có chủ rõ ràng. Các số điện thoại trên tường cũng không thể liên lạc được.
|
Dãy nhà hàng nằm sát cạnh sân bay Nước Mặn, chuyên phục vụ khách Trung Quốc.
|
Cận cảnh bảng hiệu bằng chữ Trung Quốc ven đường Võ Nguyên Giáp mà người dân lo sợ biến thành khu phố Tàu. |
Con đường Võ Nguyên Giáp nhìn từ trên cao - nơi có nhiều lô đất được cho là do người Trung Quốc đứng phía sau thu gom.
|
Khách sạn JW Marriott đang thi công ven đường Võ Nguyên Giáp.
|
Nhiều trong số các nhà hàng này lấy tên là các con số 18, 27, 36 có tổng 9
|
Một biển quảng cáo song ngữ sai quy định, vì chữ Hán lớn bằng chữ Việt Nam.
|
Những tiệm massage đều trưng biển quảng cáo có chữ Trung Quốc
|
Theo Trí thức trẻ
-Nhà nghèo nhất thôn mua 12 lô đất sát sân bay quân sự
Nhiều cá nhân chỉ là người lao động bình thường, thậm chí thuộc diện nghèo lại có tiền mua hàng chục lô "đất vàng" ở khu vực nhạy cảm ven biển Đà Nẵng.
Ngày 17/12, trao đổi với Zing.vn, ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), thốt lên: "Tôi rất bất ngờ vì chỉ có 26 người nhưng họ đứng tên mua 74 lô đất ở khu vực ven biển Đà Nẵng".
Bất thường những người mua đất ven biển
Ông Tăng Hà Vinh - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn, cho biết có 246 lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) với diện tích gần 40.000 m2 nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc.
Trong 26 cá nhân đứng tên mua đất ven biển, chỉ 15 người có hộ khẩu tại Đà Nẵng, các cá nhân còn lại ở Hà Nội và TP HCM.
Hàng trăm lô đất (đánh dấu vàng) ven biển đã được các cá nhân đứng tên sở hữu nhưng nhà chức trách nghi ngờ đứng sau là các ông chủ người Trung Quốc. Ảnh: Đ.Nguyên.
Theo lãnh đạo và người dân địa phương, hầu hết những cá nhân trên đều là người lao động chân tay với mức thu nhập đủ sống. Thế nhưng, giờ họ lại có tiền mua hàng chục lô "đất vàng" ven biển.
Ví dụ, ông Lý Phước Cang (thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), mua tới 12 lô đất rộng khoảng 2.000 m2. Tính theo giá đất hiện hành, số tiền ông này bỏ ra để mua 12 lô đất trên khoảng 60 tỷ đồng.
Chủ nhiều lô đất là bảo vệ cho công ty Trung Quốc
Trước thông tin này, bà Nguyễn Thị Tấn, Trưởng thôn Dương Sơn tỏ ra bất ngờ: "Gia đình ông Cang nghèo đến mức cha ốm nặng không có tiền đi chữa bệnh. Ba năm trước, tôi xin cho ông ấy đi làm bảo vệ. Vợ ông này làm công nhân, thu nhập của hai người không đủ nuôi con ăn học thì lấy đâu ra tiền mua 12 lô đất".
Ông Nguyễn Đức Thành, Bí thư chi bộ thôn Dương Sơn cũng cho biết, ông Cang lấy vợ được hơn 10 năm, sinh 2 người con. Gia đình ông Cang thuộc diện nghèo nhất thôn và đang phải ở nhờ nhà cấp 4 của người chú họ.
"Nhà bị xuống cấp lâu rồi mà không sửa được thì lấy đâu ra tiền để mua đất. 12 lô đất ven biển chắc là tiền của người khác nhờ ông ấy đứng tên mua hộ", ông Thành khẳng định.
Ngay sau các khách sạn cao tầng do người Trung Quốc làm chủ là sân bay Nước Mặn. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Tương tự, ông Trách Duy Phúc (tổ 96, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn) làm bảo vệ nhưng cũng mua 3 lô đất. Ông Nghĩa cho hay, ông Phúc người Cao Bằng, gốc Hoa đến làm việc tự do ở phường Khuê Mỹ hơn mười năm nay.
Trước đây, ông Phúc là đội trưởng đội bảo vệ Công ty Silver Shores (Trung Quốc). Năm 2014, nghỉ việc chưa được bao lâu, ông này mua 3 lô đất tổng diện tích gần 500 m2 ở đường Võ Nguyên Giáp.
"Ông Phúc có một nhà trọ ở đường Nguyễn Đức Thuận (gần sân bay Nước Mặn) cho người Trung Quốc thuê. Với thu nhập của ông ấy rất khó để mua 3 lô đất ở ven biển", vị lãnh đạo này nói.
Trao đổi qua điện thoại, ông Phúc thừa nhận các lô đất ông mua ở gần sân bay Nước Mặn có sự hợp tác đầu tư của người Trung Quốc.
“Chúng tôi mua đất để đầu tư kinh doanh, việc này đúng luật. Khi đầu tư, tôi cũng nói với phía đối tác là phải tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp Việt Nam. Gần đây, dư luận râm ran về việc những lô đất này thuộc vùng nhạy cảm gì đó. Tuy nhiên chúng tôi đầu tư làm ăn kinh tế, đâu có nghĩ gì sâu xa”, ông Phúc nói rồi tắt điện thoại.
Người Việt không có vai trò trong công ty cổ phần
Ông Vinh cho biết, các lô đất biệt thự ở đường Võ Nguyên Giáp thuộc quyền quản lý, sử dụng của UBND TP Đà Nẵng. Các tập thể, cá nhân mua đất thì giao dịch với lãnh đạo Công ty khai thác quỹ đất (trực thuộc Sở TN - MT TP) và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cửa.
Trên giấy tờ, các lô đất này do người Việt đứng tên nhưng sau khi xây khách sạn, ông chủ lại là người Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Trước đây, một số người dân mua đất ở khu vực này. Sau đó, họ không có nhu cầu sử dụng nên chuyển nhượng cho người khác. “Khi thấy hồ sơ hợp lệ thì chúng tôi làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định”, ông Vinh cho hay.
Còn ông Nguyễn Điểu - Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng cho rằng, đứng đằng sau các cá nhân này có khả năng là những ông chủ nhiều tiền người Trung Quốc. Hiện, phần lớn các lô đất này đều được xây dựng khách sạn, nhà hàng mang tên Trung Quốc.
"Diện tích không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông”, ông Điểu cho hay.
Vị lãnh đạo này kể, vừa rồi đích thân ông đã rà soát những công ty cổ phần xin phép thành lập trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Kết quả, nhiều doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần rất ít.
Thậm chí ngay cả các quán massage, người Việt cũng rất khó tiếp cận. Ảnh: Đoàn Nguyên.
"Quyền quyết định ở các doanh nghiệp này thuộc về người Trung Quốc. Người Việt chỉ làm thuê và hưởng lợi nhuận theo mức độ đóng góp cổ phần", ông Điểu cho hay.
Khách sạn, nhà hàng chỉ dành cho người Trung Quốc
Theo tìm hiểu của Zing.vn, các nhà hàng, khách sạn có ông chủ là người Trung Quốc, hầu như chỉ dành cho người Trung Quốc đến ăn uống và thuê trọ.
Anh Trần Văn Khánh, một hướng dẫn viên du lịch kể, cách đây gần tháng, anh dẫn đoàn 7 khách người Việt đến thuê phòng ở khách sạn trên đường Võ Nguyên Giáp có chủ là người Trung Quốc.
"Thấy chúng tôi, cô lễ tân nói: Đã hết phòng. Ra đến cửa, tôi thấy có 3 vị khách người Trung Quốc đến thuê phòng thì vẫn còn", anh Khánh kể.
Giám đốc một ty du lịch ở Đà Nẵng cho biết thêm, ngay cả khu giải trí casino cao cấp Silver Shores cũng không nhận người Việt đến lưu trú.
"Công ty của tụi tôi mỗi lần đưa khách đến thì tuyệt đối họ không hợp tác. Mấy nhà hàng, khách sạn ngay cạnh sân bay Nước Mặn cũng làm ăn khép kín. Đa số người Trung Quốc, Hồng Kông thuê ở chứ người Việt mình thì không thể bén mảng đến được", vị giám đốc này nói.
Để xác minh thông tin trên, phóng viên đã đóng giả du khách đến các khách sạn trên đặt phòng nhưng đều nhận được câu trả lời: hết phòng.
-Người Trung Quốc mua đất ở Đà Nẵng để làm gì!?
Câu hỏi này còn đang bỏ ngỏ, chờ các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng vào cuộc kiểm tra và kết luận. Tuy nhiên, dư luận ở Đà Nẵng đang hết sức lo ngại về thực trạng này.
Dư luận thực sự nóng lên khi ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn thông báo với báo chí, chỉ riêng quận này đã có 71 cá nhân là người Việt Nam đứng tên mua 138 lô đất cho người Trung Quốc!
Xác minh chuyện này, Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường Nguyễn Điểu cho hay, chắc chắn chưa dừng ở con số ấy. Hiện nay sở này đang thống kê, nên chưa có số liệu chính xác.
Toàn bộ phần bãi biển dài khoảng 1km đã được Công ty Silver Shores mua và xây dựng nhiều khu resort, điểm vui chơi và khách sạn
Bây giờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn; đặc biệt là khu vực kề sân bay Nước Mặn, ra đường là “gặp người Trung Quốc”. Tại đây đã mọc lên nhiều nhà hàng, khách sạn do người Trung Quốc làm chủ. Nhìn bảng, biển họ trưng lên, rồi qua giao tiếp, nơi đây chẳng khác gì “phố” của người Trung Quốc!
Nếu lấy mốc giới là khu resort, giải trí casino cao cấp Silver Shores - cũng của người Trung Quốc, kéo ra hai bên và phía đối diện, thì ở khu vực này có lẽ người Trung Quốc đang ở và hoạt động đông đảo gấp nhiều lần người nước ngoài khác. Vì vậy gọi đây là “phố” Trung Quốc chẳng sai chút nào.
Bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại của mình về thực trạng này. Biết chuyện người Trung Quốc “núp bóng” để gom đất ở khu vực nhạy cảm; nhưng rất khó ngăn chặn bởi việc mua bán do người Việt đứng tên, họ mua đất hợp pháp đúng quy trình, quy hoạch; không chỉ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, nếu không muốn nói là họ “gương mẫu” chấp hành và thực thi các nghĩa vụ hết sức nhanh chóng và đúng luật.
Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc phía dưới mặt hướng ra biển của khách sạn JW Marriott
Có thể nói, hiện nay người nước ngoài cư trú ở địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có mật độ đông nhất so với các quận, huyện trên thành phố; đặc biệt là người Trung Quốc đến đây ngày một tăng. Họ đã từng thuê nhà dân để mở khách sạn; và khách sạn này nhận khách duy nhất chỉ có người Trung Quốc, bề ngoài thì họ kinh doanh bình thường, đúng luật, đúng quy định, nhưng bên trong họ đang làm gì thì…chỉ một mình họ biết!
Ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, cho biết: Trên địa bàn phường hiện nay đang có 11 gia đình cho 43 người Trung Quốc thuê nhà ở. Đã có 8 trường hợp người Trung Quốc kết hôn với phụ nữ trên địa bàn; tất nhiên đây là những trường hợp kết hôn hợp pháp, nghĩa là đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thành phố. Hỏi ông có trường hợp nào “kết hôn chui” không, thì ông bảo không nắm được. Ông Nghĩa cũng cho hay, thời cao điểm nhất trên địa bàn có tới 3.000 người Trung Quốc cư trú dưới các hình thức đi du lịch và “công tác”.
Việc mua bán đất tại quận Ngũ Hành Sơn gần đây có những dấu hiệu hết sức bất thường và đáng ngờ. Bất thường và đáng ngờ ở chỗ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đứng tên mua đất theo kiểu “thu gom”. Xin được điểm ra đây những “đại gia đất”, đấy là các doanh nghiệp và cá nhân gồm: Công ty TNHH Du lịch & Dịch vụ V.N Holiday; chẳng hiểu trụ sở doanh nghiệp này ở đâu và họ mua làm gì đến nhiều đất như vậy, số đất họ mua có tới 24 hồ sơ (24 thửa) và diện tích lên đến trên 4.670m2.
Tương tự, Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Diệp Phúc Lợi, mua tới 16 thửa đất; trong đó 13 thửa đã giao đất, với diện tích trên 2.294m2. Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Hoàng Gia Trung mua 11 thửa. Công ty TNHH Thương mại Du lịch & Dịch vụ Silverk Park mua 4 thửa. Công ty TNHH Thương mại Du lịch & Dịch vụ Nguyên Thịnh Vượng mua 10 thửa. Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp mua 7 thửa và Công ty TNHH Du lịch & Dịch vụ Golden Wynn mua 3 thửa, với xấp xỉ 1.000m2.
Khách sạn JW Marriott, nơi đề nghị tuyển 300 công nhân Trung Quốc vào làm việc gây ồn ào dư luận suốt thời gian qua
Nhiều cá nhân, theo lãnh đạo và nhân dân địa phương nhận xét, họ cũng là người lao động bình thường; bao đời nay cha, ông họ cũng là dân lao động, không “của ăn, của để”. Vậy mà bây giờ họ bỗng dưng “giàu có” một cách bất bình thường, có tiền mua đến hàng chục lô đất “biệt thự” liền kề. Điển hình như trường hợp ông Lý Phước Cang, mua tới 12 lô đất xấp xỉ 2.000m2, được cho là “đất vàng”, giá trị chưa biết là bao nhiêu tỉ đồng!?
Có trường hợp, trước đây chỉ là chân đội trưởng đội bảo vệ của Silver Shores như ông Trác Ngọc Phúc, mà có lượng tiền “khủng” mua tới 10 lô đất biệt thự. Ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch phường Khuê Mỹ đặt câu hỏi: Tiền đâu ra nhiều như vậy? nhưng bản thân ông cũng… chịu không lý giải và không trả lời được.
Còn nhiều và rất nhiều cá nhân “đổ tiền” mua từ “hai, ba” đến “năm, bảy” thửa đất biệt thự ở khu vực này cũng không phải là người giàu có ở địa phương. Có thể nói: Việc mua đất ở khu vực nhạy cảm này diễn ra trong thời gian qua là bất bình thường và hết sức đáng ngờ.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông ông Tăng Hà Vinh, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Đà Nẵng tại quận Ngũ Hành Sơn. Ông Vinh cho hay: “Tất cả các trường hợp mua đất trên đều đúng quy định của pháp luật, đều là người Việt Nam. Còn thông tin người Trung Quốc “đứng phía sau”, theo ông Vinh là thông tin hành lang, chưa có cơ sở để xác minh mối liên hệ này”.
Cứ cho là như vậy, nhưng việc phát ngôn của ông Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn với báo chí về việc người Trung Quốc “núp bóng”, để “gom” đất không phải là chuyện “nói chơi”. Và nhìn vào những gì người Trung Quốc đang thực hiện tại đây, thì phát ngôn của người đứng đầu quận Ngũ Hành Sơn là hoàn toàn chính xác.
Thôi thì, quá trình xét duyệt cho các tập thể, cá nhân trên mua đất; nói như ông Vinh là đúng luật. Nhưng theo cảm quan cũng phải nhận ra sự “bất thường” của việc mua bán này chứ. Chỉ lạ và đáng đặt câu hỏi là: Việc tập thể, cá nhân “gom” hàng chục lô đất có bất thường không? Nếu cho là không “bất thường” thì có lẽ vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng của địa phương là hết sức mờ nhạt, nếu không muốn nói tắc trách.
Xin được nhắc lại, tất cả các thửa đất trên trong quy hoạch là vệt biệt thự dọc tường rào sân bay Nước Mặn, nghĩa là để bán cho người từ “bậc trung lưu” trở lên xây dựng nhà ở. Đây hoàn toàn không phải quy hoạch khu du lịch, nghỉ dưỡng; lại càng không phải quy hoạch để mở công ty. Vậy với cách “thu gom” như một số công ty, cá nhân đã mua hoàn toàn ngoài mục đích xây dựng nhà ở!
Chính ông Vinh cũng thừa nhận Việc mua đất này là hết sức nhạy cảm, nhưng vẫn nhắc lại hoàn toàn làm đúng pháp luật. Chúng tôi không bảo là sai luật. Nhưng mình “là chủ”, là “người bán”. Có bán hay không; bán cho ai, bán như thế nào, cần phải cân nhắc kỹ. Không nên đặt nặng mục đích “thu ngân sách”, mà quên đi những lợi ích khác lớn lao hơn, hệ trọng hơn, mà không thể tiền bạc nào mua bán được; đấy là an ninh, quốc phòng, là lợi ích quốc gia.
Trong Quyết định số 47 năm 2012 của UBND TP Đà Nẵng “Về ban hành quy định quản lý kiến trúc công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” có quy định rõ, đối với quận Ngũ Hành Sơn “chủ sử dụng đất có nhu cầu xây dựng trên khu đất từ 2 lô liền kề trở lên thì phải được Sở Xây dựng xem xét phương án kiến trúc từng trường hợp cụ thể trước khi thực hiện các bước xây dựng cơ bản tiếp theo”. Nghĩa là việc nhập thửa ở khu vực này sẽ phải có sự đồng ý của Sở Xây dựng.
Quy định này là chặt chẽ, là chế tài khống chế những việc làm trái. Nhưng sẽ tốt hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn; đặc biệt là an ninh, quốc phòng được giữ vững, thì rất cần sự chặt chẽ ngay từ đầu. Với kiểu bán đất “thả gà ra để đuổi” như ở đây, chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khác.
Có lý luận cho rằng, người Trung Quốc dù có “núp bóng” người Việt để mua đất cũng không quá lo ngại; bởi theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam. Dù họ có “lách luật”, họ có bơm tiền để một số người Việt Nam hám lợi làm “tay trong” cho họ, thì đất ấy vẫn của Việt Nam!
Nhầm, rất nhầm, nếu không muốn nói là ấu trĩ. Việc người Trung Quốc bơm tiền để “gom” đất là có ý đồ, có chiến lược hẳn hoi; chỉ một chữ ký thôi thì không chỉ trăm mảnh đất, mà có hàng ngàn mảnh đất đứng tên người Việt chăng nữa cũng thành của người Trung Quốc ngay tức khắc.
Ông Nguyễn Điểu nêu ví dụ: Tôi đưa cho anh 2 tỉ đồng để anh mua một lô đất ở khu vực ven biển. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh. Sau đó, tôi và anh phối hợp thành lập một công ty cổ phần có tổng số vốn khoảng 22 tỉ. Anh góp cổ phần bằng chính lô đất trên để công ty xây khách sạn, nhà hàng. Trong tổng số vốn 22 tỉ đồng, tôi góp 20 tỉ đương nhiên sẽ làm chủ tịch HĐQT; tức là có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Hợp lý chưa! Quá hợp lý.
Ông Điểu cho biết, vừa rồi đích thân ông đã bỏ thời gian rà soát những công ty cổ phần xin phép thành lập trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn trong thời gian vừa qua và đã phát hiện nhiều trường hợp các doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc; tại các doanh nghiệp này hầu như cổ phần của người Trung Quốc hơn người Việt Nam gấp nhiều lần. Một cách “thôn tính” đất đai hết sức nhẹ nhàng và đúng luật!?
Đặt vấn đề, không cho phép nhập thửa để xây nhà cao tầng, nghe có lý và chặt chẽ. Nhưng khi có đất trong tay, họ xây hàng loạt khách sạn liền kề theo quy định. Thưa, cả khu vực mênh mông ấy chứa được cả nghìn người. Và là “đất của họ”, bên trong họ làm gì, ai quản lý được. Nói bán đất theo kiểu “thả gà ra mà đuổi” là như vậy; nói sự tham mưu mờ nhạt và tắc trách của cơ quan tham mưu là ở đấy.
Ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch phường Khuê Mỹ, trong buổi nói chuyện với chúng tôi đã dẫn ra nhiều câu chuyện người Trung Quốc có những dấu hiệu gây mất ổn định trên địa bàn. Vụ việc người đàn ông Trung Quốc bị bắn vào ngày 26/11, tại số nhà 184/22 đường Nguyễn Duy Hiệu là một ví dụ. Dù rằng chưa có kết luận cuối cùng, nhưng người đàn ông Trung Quốc này đã có thời gian làm “du lịch chui” và đã từng bị phạt và trục xuất; giờ lại sang đây “lấy vợ chui”.
Ông cho hay, trong dịp phía Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép ở vùng biển nước ta. Nhân dân quận Ngũ Hành Sơn cũng “nóng mặt” lắm. Chính quyền đã lường trước sự việc; ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con thể hiện lòng yêu nước, tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng tinh thần chấp hành pháp luật, không gây hấn với người Trung Quốc. Bên cạnh đó tăng cường lực lượng ở những tụ điểm, nhất là nhà hàng, khách sạn có nhiều người Trung Quốc để sẵn sàng ngăn chặn nếu có hành vi quá khích xảy ra.
Ông bảo, mình làm hết trách nhiệm như vậy, nhưng người Trung Quốc thì không, dường như họ cố tình “chọc giận” người bản xứ; tại các quán nhậu, mấy người Trung Quốc chủ động gây ồn ào, họ nói rất to, thi thoảng chêm một vài câu tiếng Việt “lơ lớ”. Không chỉ vậy; trước đây, khi họ làm đơn xây dựng các khách sạn, chẳng thiếu gì tên để đặt, họ nằng nặc xin đặt tên bằng con số, mà cộng lại đầu là “Chín điểm”. Mới nghe thì thấy tức cười, nhưng ngẫm ngợi mới thấy rằng thâm, hàm ý của tên gọi này liên quan đến đường “lưỡi bò” mà họ tự khoanh vùng trên Biển Đông. Mình không cho thì họ kiến nghị và lý luận: Luật không cấm đặt tên như vậy! Không được đồng ý, họ lại kiến nghị xin đặt tên là khách sạn là: 18; xây tiếp khách sạn thứ hai lại xin tên là: 36; xây nhà hàng xin đặt là: 333…. Nói tóm lại; ý của họ, tất cả cộng vào đều là con số 9, trùng với đường “lưỡi bò” 9 đoạn ở Biển Đông.
Ba cái chuyện người Trung Quốc xin đặt tên khách sạn như vậy; có người bảo “tào phào”, nhưng không hề “tào phào” chút nào, có ý đồ, có chủ đích hẳn hoi. Nghe chuyện này nhiều người dân ở đây bảo, dù được chấp nhận hay không, họ không quan tâm. Cái quan tâm của họ là xem “thái độ” của chính quyền và nhân dân địa phương ra sao mà thôi.
Nói, người Trung Quốc có nhiều hành động “đáng ngờ” cũng không sai và càng không oan. Cách đây không lâu có 64 trường hợp người Trung Quốc bị phạt hành chính và yêu cầu rời khỏi Đà Nẵng, vì lý do “lao động chui”. Đây là những người làm visa du lịch rồi tự ý ở lại, không đăng ký với nhà chức trách địa phương. Một cán bộ ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA 72) Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, lâu nay mình đã hướng dẫn hết rồi, “ông” muốn bao nhiêu người làm việc, thời gian bao lâu thì phải trình bày, phải đăng ký đầy đủ. Mình hướng dẫn thế mà họ không làm. Họ cứ cố tình vi phạm; mà đã vi phạm thì phải xử lý, phải phạt và “mời” họ ra khỏi địa bàn, ra khỏi đất nước thôi.
Theo báo cáo mới đây, hiện có khoảng 450 lao động nước ngoài (350 lao động Trung Quốc) đang làm việc ở 10 dự án ven biển Đà Nẵng. Song theo một số nguồn tin không chính thức, thì số lượng người Trung Quốc còn cao hơn nhiều. Chỉ trong năm 2015, quận Ngũ Hành Sơn đã xử lý 11 vụ việc liên quan tới người nước ngoài vi phạm an ninh trật tự, trong đó có một số vụ liên quan đến tai nạn, lừa đảo. Nổi bật nhất là vụ nhóm người Trung Quốc lừa đảo chiếm đoạt 20.000USD rồi cao chạy xa bay.
Vẫn đồng chí cán bộ này cho hay, quan điểm của chính quyền thành phố: Công an và các cơ quan chức năng hạn chế việc xuất hiện làm công tác kiểm tra ở các resort, khách sạn của người nước ngoài nói chung, người Trung Quốc nói riêng. Đến nhiều dễ gây ra phản cảm. Mình tôn trọng họ là vậy; nhưng ngược lại họ lại thiếu tôn trọng mình, không làm tròn trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định. Ví dụ Luật tạm trú quy định, anh vào khách sạn phải khai báo tạm trú với địa phương; nhưng nhiều “ông” không khai, mà không khai là vi phạm. Vi phạm một lần thì nhắc nhở, ai cố tình mới phải xử lý. Và những trường hợp công an phải xử lý là những trường hợp không đành.
Có thể nói, việc quản lý lao động chui là người Trung Quốc hiện nay là rất khó. Đã có nhiều trường hợp lao động chui là “nhân viên” rửa chén bát ở các quán ăn người Hoa. Bình thường thì đố ai phát hiện ra, chỉ khi “có chuyện” mới biết đấy là lao động chui. Năm 2012, tại lò mổ Đà Sơn, có trường hợp 6 người Trung Quốc làm việc chui ở đây. Họ đến lò mổ từ 3 giờ sáng, chỉ làm mỗi nhiệm vụ là thu gom, rồi súc những đoạn ruột già của gia súc, gia cầm mà lò mổ bỏ đi, rồi đóng gói vận chuyển đi đâu không rõ. Chỉ đến khi có tin báo, cơ quan chức năng của thành phố mới biết kiểm tra và xử phạt hành chính…
Trở lại việc người Trung Quốc “núp bóng” người Việt để “gom” đất ở những khu vực nhạy cảm, có ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng thủ bờ biển, liên quan đến an ninh, quốc phòng, như chúng tôi đã phân tích ở trên. Đây là việc hết sức nguy hiểm. Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng phải thường xuyên kiểm tra và có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật. Đồng thời cần sớm rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất đai tại khu vực ven biển để có biện pháp quản lý tốt hơn.
Mọi sự chậm trễ, mọi suy nghĩ chủ quan, mọi sự “du di” trong công tác quản lý, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Chúng ta mở cửa, nhưng không thể “thả cửa” để họ tự tung, tự tác.
Trung Hội - Thanh Hiếu
Nguồn:
Năng lượng Mới 483-
-Để mất rừng, lỗi thuộc về... toàn dân!
12/12/2014 23:11
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân chồng lấn với công trình quốc phòng. Nóng vấn đề dự án bỏ hoang tại Khu Kinh tế Dung Quất
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân chồng lấn với công trình quốc phòng. Nóng vấn đề dự án bỏ hoang tại Khu Kinh tế Dung Quất
Sáng 12-12, tại buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải trình về dự án Khu du lịch World Shine - Huế tại mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân. Theo ông Cao, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm đúng quy trình về thu hút và phê duyệt cấp giấy phép đầu tư cho Công ty CP Thế Diệu (Hồng Kông). Ông Cao cho biết dù dự án được phê duyệt gần 200 ha nhưng thực tế chỉ có 60 ha được xây dựng. Sau khi Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng) kiểm tra thì phát hiện dự án này có một phần diện tích chồng lấn lên các công trình quốc phòng nên ngày 26-11, tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định dừng dự án. “Chính phủ giao tỉnh Thừa Thiên - Huế chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành chức năng giải quyết các bước tiếp theo. Chúng tôi cũng rút kinh nghiệm để không xảy ra trường hợp tương tự” - ông Cao khẳng định.
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân đã bị dừng Ảnh: QUANG NHẬT
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII ngày 12-12 về chuyện để mất rừng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Lắk - đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng - cho rằng trách nhiệm này thuộc về cả... hệ thống chính trị và toàn dân! Đại biểu Trần Tuấn Anh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong năm qua, rừng trên toàn tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ cơ quan chức năng hoàn toàn bị động, khi báo chí phản ánh mới vào cuộc. “Diện tích rừng giảm nghiêm trọng như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?” - ông Anh đặt câu hỏi. Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT, trả lời: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân! Theo số liệu thống kê, tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk để mất hơn 125.000 ha rừng, giảm 9,6% độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm hơn 73.000 ha, rừng trồng giảm 52.000 ha”. Theo ông Thành, diện tích rừng giảm không hoàn toàn do mất rừng mà còn do phương pháp thống kê trước đây và sau này có sự sai lệch lớn. Tuy nhiên, đại biểu Anh cho rằng Sở NN-PTNT giải trình chưa đúng vì phạm vi rừng bị phá nghiêm trọng hơn.
Cũng trong ngày 12-12, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI bước vào phiên chất vấn với nhiều nội dung quan trọng. Nhiều đại biểu bức xúc vì hàng loạt dự án đăng ký đầu tư vào Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất nhưng chỉ để chiếm đất, không tiến hành xây dựng, bỏ hoang nhiều năm nay. Ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất, cho biết hiện KKT Dung Quất có 23 dự án chậm tiến độ, trong đó nhiều dự án với vốn đầu tư đến vài trăm triệu USD nhưng không còn khả năng thực hiện. Trong số 23 dự án này, tỉnh đã thu hồi 5 dự án, chấm dứt đầu tư 4 dự án đã hình thành tài sản trên đất. Theo ông Sô, hiện có một số dự án tại KKT Dung Quất được cấp đất nhưng không xây dựng mà nằm “chờ thời” hoặc chuyển nhượng để hưởng chênh lệch đầu tư, chủ yếu là các dự án thương mại dịch vụ. Việc thu hồi các dự án này hết sức gian nan và cần có lộ trình. “Mỗi năm, KKT Dung Quất thu hút khoảng 10 dự án đăng ký đầu tư và cũng có từng ấy dự án bị thu hồi. Đây là việc hết sức đáng tiếc!” - ông Sô bày tỏ.
Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân đã bị dừng Ảnh: QUANG NHẬT
Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII ngày 12-12 về chuyện để mất rừng, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Đắk Lắk - đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng - cho rằng trách nhiệm này thuộc về cả... hệ thống chính trị và toàn dân! Đại biểu Trần Tuấn Anh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong năm qua, rừng trên toàn tỉnh bị tàn phá nghiêm trọng, trong đó có nhiều vụ cơ quan chức năng hoàn toàn bị động, khi báo chí phản ánh mới vào cuộc. “Diện tích rừng giảm nghiêm trọng như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai?” - ông Anh đặt câu hỏi. Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT, trả lời: “Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định liên quan, công tác quản lý bảo vệ rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân! Theo số liệu thống kê, tính riêng trong năm 2014, toàn tỉnh Đắk Lắk để mất hơn 125.000 ha rừng, giảm 9,6% độ che phủ, trong đó diện tích rừng tự nhiên giảm hơn 73.000 ha, rừng trồng giảm 52.000 ha”. Theo ông Thành, diện tích rừng giảm không hoàn toàn do mất rừng mà còn do phương pháp thống kê trước đây và sau này có sự sai lệch lớn. Tuy nhiên, đại biểu Anh cho rằng Sở NN-PTNT giải trình chưa đúng vì phạm vi rừng bị phá nghiêm trọng hơn.
Cũng trong ngày 12-12, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI bước vào phiên chất vấn với nhiều nội dung quan trọng. Nhiều đại biểu bức xúc vì hàng loạt dự án đăng ký đầu tư vào Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất nhưng chỉ để chiếm đất, không tiến hành xây dựng, bỏ hoang nhiều năm nay. Ông Phạm Như Sô, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất, cho biết hiện KKT Dung Quất có 23 dự án chậm tiến độ, trong đó nhiều dự án với vốn đầu tư đến vài trăm triệu USD nhưng không còn khả năng thực hiện. Trong số 23 dự án này, tỉnh đã thu hồi 5 dự án, chấm dứt đầu tư 4 dự án đã hình thành tài sản trên đất. Theo ông Sô, hiện có một số dự án tại KKT Dung Quất được cấp đất nhưng không xây dựng mà nằm “chờ thời” hoặc chuyển nhượng để hưởng chênh lệch đầu tư, chủ yếu là các dự án thương mại dịch vụ. Việc thu hồi các dự án này hết sức gian nan và cần có lộ trình. “Mỗi năm, KKT Dung Quất thu hút khoảng 10 dự án đăng ký đầu tư và cũng có từng ấy dự án bị thu hồi. Đây là việc hết sức đáng tiếc!” - ông Sô bày tỏ.
-Ai đã ‘rước’ một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?-
15/9/2015
Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.
Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc
Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.
Người Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?
Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Quốc?
Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.
Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc
Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.
Người Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?
Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Quốc?
Theo trang Bizapedia và trang BusinessesCalifornia thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22/11/2004 tại California; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của Cty: Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.
Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trang Integrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:
Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.
Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Cty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
_________
Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores.
Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.
http://www.voatiengviet.com/ content/ai-da-ruoc-cong-ty- trung-quoc-tra-hinh-vao-vi- tri-hiem-yeu-o-da-nang/ 2963202.html
Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.
Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trang Integrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:
Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.
Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Cty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
_________
Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores.
Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.
http://www.voatiengviet.com/
*********
-Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối-Hải Vân: Mưu đồ thâm độc của Trung Quốc? Lê Anh Hùng 07.09.2015
Cuối năm 2014, giữa lúc dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho Cty CP Thế Diệu (thuộc Cty TNHH World Shine Hong Kong, TQ) thực hiện dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, người ta mới phát hiện ra rằng, ngay từ năm 2009 tỉnh này cũng đã cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô) cho Cty TNHH MTV Bãi Chuối để xây dựng khu nghỉ dưỡng.
Bãi Chuối nằm kế bên khu vực được cấp cho Cty CP Thế Diệu; cả hai đều thuộc khu vực đèo Hải Vân, một khu vực đặc biệt trọng yếu về an ninh – quốc phòng. Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người dân tộc Hoa. Dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối có vốn đầu tư 102 triệu USD, thời hạn thực hiện 50 năm.
Trước phản ứng gay gắt của dư luận, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phải tạm dừng thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng World Shine. Tuy nhiên, không hiểu sao, dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối lại không hề hấn gì và vẫn đang trong quá trình triển khai.
Khu vực Bãi Chuối có hình dạng giống như một cái âu tàu tự nhiên khổng lồ – một bãi biển hoang sơ nằm lọt thỏm giữa hai dải núi hai bên. Nhờ địa hình đặc biệt như vậy nên Bãi Chuối rất kín gió. Đây là nơi tránh trú bão rất an toàn và tiện lợi cho tàu thuyền đánh cá của ngư dân quanh vùng. Trước kia, đây là khu vực tập kết của những người Việt Nam vượt biên trước khi lên đường đi tìm tự do trên những con thuyền mong manh giữa đại dương.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bỏ ra đến 50 tỷ VNĐ để làm “đường du lịch Bãi Chuối” dài hơn 6km nhằm phục vụ dự án. Chỉ cần hình dung cả thị trấn Lăng Cô mà không có lấy một trường cấp 3 khiến bao thế hệ con em trong vùng phải học hành lỡ dở là đủ thấy lãnh đạo địa phương đã “sốt sắng” với dự án này đến mức nào.
Đường dẫn xuống Bãi Chuối đang trong quá trình thi công
Các cán bộ của Trạm Bảo vệ rừng 251 (Thừa Thiên - Huế) cho chúng tôi biết là dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối vẫn đang trong quá trình triển khai.
Rõ ràng, Bãi Chuối là vị trí mà người Trung Quốc vốn đầy toan tính đã nhắm đến từ lâu. Đây là địa điểm hết sức lý tưởng cho tàu bè đổ bộ và neo đậu. Khi có biến, đội quân nằm vùng và lực lượng đổ bộ có thể nhanh chóng cơ động về hướng quốc lộ 1A, gây ách tắc giao thông Bắc Nam, khống chế các cao điểm quân sự trên đèo Hải Vân và chia cắt Việt Nam thành hai phần.
Với một dự án như thế thì cho dù do ai đầu tư đi nữa thì cuối cùng nó cũng khó lòng thoát khỏi tay các “nhà đầu tư” Trung Quốc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (nguyên Tư lệnh Quân khu 5) từngcho hay: “Trước đây tôi chịu trách nhiệm với Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ khu vực đèo Hải Vân, Sơn Trà và Phước Tường. Không thể để mất một trong ba điểm này. Nếu Đà Nẵng mất Sơn Trà mà giữ được Hải Vân thì còn có thể lấy lại được Sơn Trà. Nhưng nếu Đà Nẵng mất Hải Vân thì coi như thua chắc, khó lấy lại được.”
Giới quan chức Việt Nam thường loá mắt trước những khoản “lại quả” của các nhà đầu tư, bất chấp những hệ luỵ tai hại mà đất nước và người dân phải gánh chịu, còn người Trung Quốc thì xưa nay luôn biết cách làm hài lòng các quan chức sở tại, không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ ở đâu họ đặt chân đến.
Tuy nhiên, những dự án đầu tư nước ngoài lên đến hàng trăm triệu dollar lại liên quan đến an ninh – quốc phòng chắc chắn phải có ý kiến từ các bộ ngành liên quan và lãnh đạo chính phủ.
Câu hỏi đặt ra ở đây là ai đã chỉ đạo hay nhắm mắt làm ngơ cho một dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh – quốc phòng như dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối ở Hải Vân?
*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng & Nguyễn Đức Quốc
*Bài liên quan:
- Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị (VOA)
- Lào Cai: ‘Tử huyệt’ của phòng tuyến biên giới phía bắc? (VOA)
- Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái - Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc? (VOA)
- Formosa Hà Tĩnh đã trở thành đặc khu của Trung Quốc? (VOA)
- Bauxite Việt Nam đã công khai lên tiếng về vụ PTT Tàu Hoàng Trung Hải(Bauxite Việt Nam)
- Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng? (VOA)
- Vì sao TQ cấm làm đường gần biên giới, còn VN lại mở toang cửa ngõ biên giới với TQ? (VOA)
- Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm họa mất nước (VOA)
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
-
- Dự án của TQ ở đèo Hải Vân: “Hợp đồng còn một số điểm sơ hở”
Soha
- Dự án của TQ ở đèo Hải Vân: “Hợp đồng còn một số điểm sơ hở”
Soha
Thông tin thêm về hợp đồng dự án của TQ trên đèo Hải Vân, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho hay: “Trong hợp đồng còn một số điểm sơ hở”.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2014, thông tin tỉnh Thừa Thiên -Huế cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở khu vực Cửa Khẻm (đèo Hải Vân), vị trí rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng đã được đưa ra.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay: “Báo chí đã lên tiếng nhiều về việc này.
Cho đến lúc này, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã họp với các ngành chức năng quyết định dừng dự án này và giao lại trách nhiệm cho BQL Dự án Lăng Cô – Chân Mây.
Ban quản lý dự án này sẽ tiếp tục làm việc với đối tác theo đúng tinh thần của pháp luật quy định. UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng nghiêm túc xem xét rút kinh nghiệm”.
Khu vực Cửa Khẻm thuộc đèo Hải Vân là vị trí trọng yếu về An ninh - Quốc phòng
“Trong hợp đồng còn một số điểm sơ hở”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói về dự án này.
BÀI LIÊN QUAN
Dừng dự án ở đèo Hải Vân, chấp nhận bồi thường
Bộ Quốc Phòng thị sát khu vực dự án du lịch trên đèo Hải Vân
Tướng Thước phản đối kịch liệt "Dự án của Trung Quốc trên đèo Hải Vân"
Bộ trưởng Nên nói thêm: “Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bộ ngành chức năng phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xem xét rút ra bài học rồi báo cáo với Chính phủ”.
Trước đó liên quan đến dự án này, phát biểu với chúng tôi, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu IV đã kịch liệt phản đối dự án này.
Không chỉ vậy, bên lề Quốc hôi, báo giới cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến phản đối dự án này từ các vị đại biểu Quốc hội.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2014, thông tin tỉnh Thừa Thiên -Huế cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở khu vực Cửa Khẻm (đèo Hải Vân), vị trí rất nhạy cảm về an ninh quốc phòng đã được đưa ra.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay: “Báo chí đã lên tiếng nhiều về việc này.
Cho đến lúc này, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã họp với các ngành chức năng quyết định dừng dự án này và giao lại trách nhiệm cho BQL Dự án Lăng Cô – Chân Mây.
Ban quản lý dự án này sẽ tiếp tục làm việc với đối tác theo đúng tinh thần của pháp luật quy định. UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng giao trách nhiệm cho các cơ quan chức năng nghiêm túc xem xét rút kinh nghiệm”.
Khu vực Cửa Khẻm thuộc đèo Hải Vân là vị trí trọng yếu về An ninh - Quốc phòng
“Trong hợp đồng còn một số điểm sơ hở”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói về dự án này.
BÀI LIÊN QUAN
Dừng dự án ở đèo Hải Vân, chấp nhận bồi thường
Bộ Quốc Phòng thị sát khu vực dự án du lịch trên đèo Hải Vân
Tướng Thước phản đối kịch liệt "Dự án của Trung Quốc trên đèo Hải Vân"
Bộ trưởng Nên nói thêm: “Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo bộ ngành chức năng phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xem xét rút ra bài học rồi báo cáo với Chính phủ”.
Trước đó liên quan đến dự án này, phát biểu với chúng tôi, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Tư lệnh quân khu IV đã kịch liệt phản đối dự án này.
Không chỉ vậy, bên lề Quốc hôi, báo giới cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến phản đối dự án này từ các vị đại biểu Quốc hội.
...
“Thừa Thiên - Huế cần rút kinh nghiệm vụ đèo Hải Vân”
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: 'Dừng dự án đèo Hải Vân là chính đáng'
Chuyện “mãn truyền” và giọt mồ hôi của người miền Trung
-
-Dừng dự án nước ngoài trên đèo Hải Vân
Báo Thanh Niên26/11/2014 19:00
(TNO) Chiều 26.11, ông Nguyễn Quê, Phó ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) cho biết dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế trên đèo Hải Vân sẽ dừng kể từ chiều 26.1
>> Dự án ở đèo Hải Vân: 'Không làm kinh tế bằng mọi giá >> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải Vân: Sẽ chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng
Trước đó, ngày 24.11, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi làm việc với Ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và kết luận chỉ đạo đơn vị này làm việc với nhà đầu tư để thỏa thuận dừng dự án vì có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí triển khai dự án có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.
Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế là không làm kinh tế bằng mọi giá mà phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Chiều 26.11, Ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đã ký biên bản dừng dự án với nhà đầu tư.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế, vị trí Cửa Khẻm, đèo Hải Vân (thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế) có tổng mức đầu tư 250 triệu USD (khoảng 5.250 tỉ đồng) với thời hạn hoạt động 50 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Về các hợp phần mà nhà đầu tư đã thực hiện để khảo sát, nghiên cứu dự án và ký quỹ đầu tư, sẽ được thực hiện như thế nào sau khi dừng dự án, ông Quê cho biết, vấn đề này chưa được bàn tới. Bùi Ngọc Long-
-'Lòi' thêm dự án Trung Quốc ở đèo Hải Vân
HUẾ 20-11 (NV) - Không phải một mà là hai dự án đầu tư của Trung Quốc ở khu vực đèo Hải Vân được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp giấy phép đầu tư, bị coi là khu “nhậy cảm” quốc phòng.
Khu vực Cửa Khẻm đang tranh cãi giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng về cấp giấy phép đầu tư cho người Trung Quốc. (Hình: thi ảnh đẹp của VNExpress, Phạm Hồng Hà)
Theo tờ Lao Động hôm Thứ Năm 20 Tháng Mười Một, đưa tin, ngoài dự án lập khu nghỉ dưỡng, biệt thự sang trọng, khách sạn, trung tâm hội họp ở khu vực Cửa Khẻm của công ty World Shine của Trung Quốc, sát đó, còn có dự án nghỉ dưỡng nhỏ hơn của một nhà thầu khác, cũng Trung Quốc, đã được cấp giấy phép đầu tư.
Nguồn tin thuật theo lời ông Nguyễn Quê, phó trưởng ban phụ trách Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Chân Mây - Lăng Cô, cho biết “năm 2009 Cty TNHH MTV Bãi Chuối (Tổng giám đốc là ông Lim Kam Lo, dân tộc Hoa – quốc tịch Canada) đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế) để xây dựng khu nghỉ dưỡng.”
Báo Lao Động nói dự án này có vốn đầu tư $102 triệu, thời hạn thực hiện 50 năm, tiến độ thực hiện qua hai giai đoạn (khởi công từ Tháng Giêng, 2009 đến Tháng Tám, 2014). “Tỉnh đang làm tiến độ với Cty này. Vị trí thực hiện dự án nằm cạnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế,” ông Quê nói.
Như vậy, người Trung Quốc làm chủ cả hai dự án được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở chân đèo Hải Vân ở mỏm Đông Nam nhìn ra vịnh Đà Nẵng. Khu vực bị một số tướng lãnh quân đội nói là nhậy cảm quốc phòng, không thể cấp phép cho người ngoại quốc đầu tư khai thác.
Hôm Thứ Năm, tỉnh Thừa Thiên – Huế mở cuộc họp báo phản bác lại các lời cáo buộc của giới chức dân sự và quân sự của thành phố Đà Nẵng, quả quyết khu vực họ cấp phép cho nhà đầu tư ngoại quốc “không có tranh chấp” và cũng không nhạy cảm quốc phòng.
“...dự án khu du lịch nghỉ dưỡng này thuộc khu vực Mũi Khẻm và hòn Sơn Chà, thuộc Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô của tỉnh. Ranh giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế và TP.Đà Nẵng là ranh giới lịch sử, có tính pháp lý, được xác định rõ ràng và tồn tại ổn định từ bao đời nay. Do vậy, việc phân định ranh giới giữa hai địa phương không thuộc diện giải quyết tranh chấp. Tỉnh Thừa Thiên- Huế hoàn toàn không có tranh chấp về ranh giới với Đà Nẵng về khu vực cấp phép dự án,” ông Hoàng Ngọc Khanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết trong cuộc họp báo, theo tường thuật của tờ Dân Việt.
Còn Đại Tá Trần Đình Phòng, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Thừa Thiên- Huế, thì có vẻ bất nhất. Trước thì nói phía quân đội đã khảo sát thấy “không ảnh hưởng” nên không xin ý kiến Bộ Quốc Phòng, nhưng sau lại nói khác.
Khúc trước bản tin Dân Việt thuật lời ông Phòng nói “ngày 21.3.2014, sau khi có chủ trương cấp phép dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine- Huế, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có ý kiến về dự án này. Tại thời điểm đó, phía Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiến hành khảo sát và thấy khu vực này không nằm vào các quy hoạch liên quan đến quốc phòng và không ảnh hưởng đến quốc phòng.”
Đoạn sau thì ông nói, theo báo Thanh Niên kể “Ngày 14.10 vừa qua, UBND tỉnh có triệu tập cuộc họp để xem xét báo cáo quy hoạch chi tiết dự án, chúng tôi thấy có một số nội dung liên quan đến an ninh quốc phòng nên đã đề nghị UBND tỉnh có văn bản chính thức báo cáo với Quân Khu 4 và Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến.”
Theo lời ông, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh xin ý kiến của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 và Bộ Quốc Phòng về khu vực này. Cho nên “Ngày 17.11, Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh đã có văn bản xin ý kiến của Quân Khu 4 và Bộ Quốc Phòng về khu vực 199 ha này. Hiện nay, sau khi chúng tôi xin ý kiến thì Bộ Quốc Phòng cũng đã có ý kiến và cho biết sẽ cử đoàn cán bộ chức năng vào khảo sát lại khu vực này để có ý kiến chính thức có được đầu tư hay không ở khu vực này”.
Còn ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch Thừa Thiên - Huế, thì nói: “Chúng tôi đã làm đúng quy trình và đợi chỉ đạo của thủ tướng để thực hiện. Việc thu hồi dự án cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tổn thất cho các bên nhưng chúng tôi sẽ thực hiện nếu thủ tướng chỉ đạo.” (TN)
-
-Dự án ở đèo Hải Vân: 'Không làm kinh tế bằng mọi giá'
Thanh Niên
(TNO) Chiều 20.11, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin về Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế, đầu tư tại mũi Cửa Khẻm, đèo Hải Vân. >> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải ...
Cấp phép Trung Quốc xây dự án ở đèo Hải Vân, lãnh đạo tỉnh nói gì?
Quế Vân bất ngờ rủ Nam Cường “Cưa sừng làm nghé”
Dư luận phản đối dự án của chủ đầu tư Trung Quốc ở đèo Hải Vân
- -
-Trung tướng Bế Xuân Trường:-Nếu quyết làm "dự án TQ trên núi Hải Vân", Bộ Quốc phòng sẽ phản đối (infonet 19-11-14)
-
- Cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài xây khu nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân: Vị trí chiến lược, sao lại lơ là! (LĐ 19-11-14)
--Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-17
-
BÁO ĐỘNG: TRUNG QUỐC ĐÃ KỀ DAO VÀO YẾT HẦU CỦA VIỆT NAM ĐỂ KHỐNG CHẾ!!!
(Bài gốc trên trang Infonet đã biến mất !)
------------------------------------------
-
Nam Nguyên, phóng viên RFA
“Thừa Thiên - Huế cần rút kinh nghiệm vụ đèo Hải Vân”
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: 'Dừng dự án đèo Hải Vân là chính đáng'
Chuyện “mãn truyền” và giọt mồ hôi của người miền Trung
-
-Dừng dự án nước ngoài trên đèo Hải Vân
Báo Thanh Niên26/11/2014 19:00
(TNO) Chiều 26.11, ông Nguyễn Quê, Phó ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) cho biết dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế trên đèo Hải Vân sẽ dừng kể từ chiều 26.1
>> Dự án ở đèo Hải Vân: 'Không làm kinh tế bằng mọi giá >> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải Vân: Sẽ chấp hành chỉ đạo của Thủ tướng
Trước đó, ngày 24.11, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có buổi làm việc với Ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và kết luận chỉ đạo đơn vị này làm việc với nhà đầu tư để thỏa thuận dừng dự án vì có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí triển khai dự án có ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.
Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế là không làm kinh tế bằng mọi giá mà phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh.
Chiều 26.11, Ban phụ trách Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đã ký biên bản dừng dự án với nhà đầu tư.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế, vị trí Cửa Khẻm, đèo Hải Vân (thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế) có tổng mức đầu tư 250 triệu USD (khoảng 5.250 tỉ đồng) với thời hạn hoạt động 50 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Về các hợp phần mà nhà đầu tư đã thực hiện để khảo sát, nghiên cứu dự án và ký quỹ đầu tư, sẽ được thực hiện như thế nào sau khi dừng dự án, ông Quê cho biết, vấn đề này chưa được bàn tới. Bùi Ngọc Long-
Dự án của Trung Quốc trên núi Hải Vân: Chủ đầu tư cũng muốn dừng...
Người Lao Động
Liên quan đến việc dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế (tại mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân), ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã yêu cầu Ban Quản lý (BQL) Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (đơn ...
Tư lệnh Quân khu V: 'Dự án ở Hải Vân là bài học cho cả nước'
Dự án trên núi Hải Vân “nhạy cảm” quốc phòng: Tại sao dân nhận ...
Dư luận đồng tình việc dừng dự án của Trung Quốc trên đèo Hải Vân
-
Người Lao Động
Liên quan đến việc dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế (tại mũi Cửa Khẻm, núi Hải Vân), ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã yêu cầu Ban Quản lý (BQL) Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (đơn ...
Tư lệnh Quân khu V: 'Dự án ở Hải Vân là bài học cho cả nước'
Dự án trên núi Hải Vân “nhạy cảm” quốc phòng: Tại sao dân nhận ...
Dư luận đồng tình việc dừng dự án của Trung Quốc trên đèo Hải Vân
-
– DỰ ÁN CỦA TRUNG QUỐC TRÊN NÚI HẢI VÂN Đà Nẵng “chống” tới cùng! (NLĐ). – Dự án đèo Hải Vân: Vì sao nhà đầu tư tránh né? (TP). – Cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài xây khu nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân: Nhà đầu tư Trung Quốc “án binh bất động” (LĐ).
- Khó hiểu (TP).
-'Lòi' thêm dự án Trung Quốc ở đèo Hải Vân
HUẾ 20-11 (NV) - Không phải một mà là hai dự án đầu tư của Trung Quốc ở khu vực đèo Hải Vân được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp giấy phép đầu tư, bị coi là khu “nhậy cảm” quốc phòng.
Khu vực Cửa Khẻm đang tranh cãi giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng về cấp giấy phép đầu tư cho người Trung Quốc. (Hình: thi ảnh đẹp của VNExpress, Phạm Hồng Hà)
Theo tờ Lao Động hôm Thứ Năm 20 Tháng Mười Một, đưa tin, ngoài dự án lập khu nghỉ dưỡng, biệt thự sang trọng, khách sạn, trung tâm hội họp ở khu vực Cửa Khẻm của công ty World Shine của Trung Quốc, sát đó, còn có dự án nghỉ dưỡng nhỏ hơn của một nhà thầu khác, cũng Trung Quốc, đã được cấp giấy phép đầu tư.
Nguồn tin thuật theo lời ông Nguyễn Quê, phó trưởng ban phụ trách Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Chân Mây - Lăng Cô, cho biết “năm 2009 Cty TNHH MTV Bãi Chuối (Tổng giám đốc là ông Lim Kam Lo, dân tộc Hoa – quốc tịch Canada) đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp 100ha đất ở khu vực Bãi Chuối (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế) để xây dựng khu nghỉ dưỡng.”
Báo Lao Động nói dự án này có vốn đầu tư $102 triệu, thời hạn thực hiện 50 năm, tiến độ thực hiện qua hai giai đoạn (khởi công từ Tháng Giêng, 2009 đến Tháng Tám, 2014). “Tỉnh đang làm tiến độ với Cty này. Vị trí thực hiện dự án nằm cạnh Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế,” ông Quê nói.
Như vậy, người Trung Quốc làm chủ cả hai dự án được tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp phép xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ở chân đèo Hải Vân ở mỏm Đông Nam nhìn ra vịnh Đà Nẵng. Khu vực bị một số tướng lãnh quân đội nói là nhậy cảm quốc phòng, không thể cấp phép cho người ngoại quốc đầu tư khai thác.
Hôm Thứ Năm, tỉnh Thừa Thiên – Huế mở cuộc họp báo phản bác lại các lời cáo buộc của giới chức dân sự và quân sự của thành phố Đà Nẵng, quả quyết khu vực họ cấp phép cho nhà đầu tư ngoại quốc “không có tranh chấp” và cũng không nhạy cảm quốc phòng.
“...dự án khu du lịch nghỉ dưỡng này thuộc khu vực Mũi Khẻm và hòn Sơn Chà, thuộc Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô của tỉnh. Ranh giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên- Huế và TP.Đà Nẵng là ranh giới lịch sử, có tính pháp lý, được xác định rõ ràng và tồn tại ổn định từ bao đời nay. Do vậy, việc phân định ranh giới giữa hai địa phương không thuộc diện giải quyết tranh chấp. Tỉnh Thừa Thiên- Huế hoàn toàn không có tranh chấp về ranh giới với Đà Nẵng về khu vực cấp phép dự án,” ông Hoàng Ngọc Khanh, chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết trong cuộc họp báo, theo tường thuật của tờ Dân Việt.
Còn Đại Tá Trần Đình Phòng, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh Thừa Thiên- Huế, thì có vẻ bất nhất. Trước thì nói phía quân đội đã khảo sát thấy “không ảnh hưởng” nên không xin ý kiến Bộ Quốc Phòng, nhưng sau lại nói khác.
Khúc trước bản tin Dân Việt thuật lời ông Phòng nói “ngày 21.3.2014, sau khi có chủ trương cấp phép dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine- Huế, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có ý kiến về dự án này. Tại thời điểm đó, phía Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiến hành khảo sát và thấy khu vực này không nằm vào các quy hoạch liên quan đến quốc phòng và không ảnh hưởng đến quốc phòng.”
Đoạn sau thì ông nói, theo báo Thanh Niên kể “Ngày 14.10 vừa qua, UBND tỉnh có triệu tập cuộc họp để xem xét báo cáo quy hoạch chi tiết dự án, chúng tôi thấy có một số nội dung liên quan đến an ninh quốc phòng nên đã đề nghị UBND tỉnh có văn bản chính thức báo cáo với Quân Khu 4 và Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến.”
Theo lời ông, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh xin ý kiến của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4 và Bộ Quốc Phòng về khu vực này. Cho nên “Ngày 17.11, Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh đã có văn bản xin ý kiến của Quân Khu 4 và Bộ Quốc Phòng về khu vực 199 ha này. Hiện nay, sau khi chúng tôi xin ý kiến thì Bộ Quốc Phòng cũng đã có ý kiến và cho biết sẽ cử đoàn cán bộ chức năng vào khảo sát lại khu vực này để có ý kiến chính thức có được đầu tư hay không ở khu vực này”.
Còn ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch Thừa Thiên - Huế, thì nói: “Chúng tôi đã làm đúng quy trình và đợi chỉ đạo của thủ tướng để thực hiện. Việc thu hồi dự án cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, tổn thất cho các bên nhưng chúng tôi sẽ thực hiện nếu thủ tướng chỉ đạo.” (TN)
-
-Dự án ở đèo Hải Vân: 'Không làm kinh tế bằng mọi giá'
Thanh Niên
(TNO) Chiều 20.11, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức buổi họp báo để cung cấp thông tin về Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine - Huế, đầu tư tại mũi Cửa Khẻm, đèo Hải Vân. >> Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế nói về dự án ở đèo Hải ...
Cấp phép Trung Quốc xây dự án ở đèo Hải Vân, lãnh đạo tỉnh nói gì?
Quế Vân bất ngờ rủ Nam Cường “Cưa sừng làm nghé”
Dư luận phản đối dự án của chủ đầu tư Trung Quốc ở đèo Hải Vân
- -
-Trung tướng Bế Xuân Trường:-Nếu quyết làm "dự án TQ trên núi Hải Vân", Bộ Quốc phòng sẽ phản đối (infonet 19-11-14)
“Bộ Quốc phòng hết sức ủng hộ địa phương phát triển kinh tế kết hợp đảm bảo ANQP, nhưng với những dự án ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, ở những khu vực chiến lược như vậy thì tuyệt đối không được làm"
ĐBQH Bế Xuân Trường khẳng định: Không thể cấp phép cho làm dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân |
ĐBQH, Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định với phóng viên bên lề phiên họp Quốc hội sáng 19/11 về khu nghỉ dưỡng World Shine.
Theo Ủy viên Ủy ban Quốc phòng – An ninh, Trung tướng Bế Xuân Trường: Nơi DN muốn xây dựng khu nghỉ dưỡng ở đó có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong quốc phòng, an ninh. Ở những vị trí như thế, những dự án phát triển kinh tế, nhất là đối với những dự án có yếu tố nước ngoài, Chính phủ đã có quy chế là phải có thẩm định của các cơ quan hữu quan.
Do vậy, Trung tướng Trường cho biết, khi hai cơ quan quân sự, công an ở cấp cơ sở thẩm định và không đồng ý thì sẽ không được thực hiện dự án này.
“Quan điểm của Bộ Quốc phòng là hết sức ủng hộ các địa phương phát triển kinh tế, kết hợp với đảm bảo quốc phòng an ninh, nhưng với những dự án ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, ở những khu vực chiến lược như vậy thì tuyệt đối không được làm” – ông Trường khẳng định.
Cũng theo ông Trường, đến thời điểm này Bộ Quốc phòng chưa nhận được báo cáo của địa phương về dự án này. Dù chưa hỏi ý kiến chính thức nhưng theo Trung tướng Trường, nếu có hỏi thì “chắc chắn chúng tôi sẽ không đồng ý”.
“Một khu du lịch nghỉ dưỡng có yếu tố nước ngoài mà lại nằm ở vị trí chiến lược như vậy thì không thể cấp phép cho làm được” - Trung tướng Trường nói.
Bộ Quốc phòng chưa nhận được báo cáo từ địa phương về dự án khu nghĩ dưỡng đèo Hải Vân |
Trong trường hợp địa phương cứ quyết tâm làm khi chưa có ý kiến từ Trung ương, ông Trường khẳng định: Nếu cấp nào quyết định thì cấp ấy sai. Trường hợp nếu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn quyết tâm làm thì chắc chắn Bộ Quốc phòng sẽ có ý kiến phản đối.
Cùng trao đổi với phóng viên về sự việc này, Phó đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Đồng Hữu Mạo cho biết, hiện sự việc này vẫn chưa rõ lắm mà chỉ được biết qua báo chí nên phải chờ xem. Ông cũng cho biết vì không chuyên về việc này nên cần phải tìm hiểu thêm thông tin.
Trước nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra, ông Mạo cho rằng, các phương tiện thông tin truyền thông nếu chỉ đưa tin một chiều thì không nên.
Ông lấy ví dụ: “Trong một gia đình có thể anh em nhiều khi cũng mắc nhau. Khi đó anh chị em và cha mẹ phải có cách ứng xử thế nào đó, làm sao đừng để tổn thương một phía. Báo chí cũng thế, nếu đưa tin thì đưa cả hai phía, cả phía phản đối và phía bị phản đối để dư luận có thể nghe được thông tin 2 chiều”.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cấp phép cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải Vân với khoảng 200 ha đất sẽ được giao cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công ty TNHH World Shine Hong Kong đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế từ tháng 10.2013) thời hạn 50 năm.
- Cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài xây khu nghỉ dưỡng ở đèo Hải Vân: Vị trí chiến lược, sao lại lơ là! (LĐ 19-11-14)
--Trung Quốc trấn đèo Hải Vân: Trách nhiệm Thủ tướng
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-17
Thừa Thiên-Huế đẩy quả bóng trách nhiệm cho Thủ tướng về việc cho phép nhà đầu tư Trung Quốc khai thác 200 ha đất ở vị trí chiến lược trên đèo Hải Vân.
Nhà phản biện độc lập TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS cho rằng, cho dù Thủ tướng chịu trách nhiệm vì đã phê duyệt qui hoạch, thì nay cũng là lúc phải thu hồi ngay lập tức giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp Trung Quốc, trao quyền cho họ thực hiện dự án nghỉ dưỡng nằm ở vị trí chiến lược, có thể khống chế vịnh Đà Nẵng và chia cắt đất nước. Từ Hà Nội TS Nguyễn Quang A nhấn mạnh:
“Chắc chắn phải như vậy nếu ông ấy đã ký thì phải có trách nhiệm, về việc không nhìn ra thì có thể có nhiều lý do, một lý do là do sơ xuất vì sơ xuất là chuyện con người. Nếu mà là sơ xuất thì có thể bỏ qua mà chỉ có thể đánh giá là năng lực hơi kém. Còn nếu không phải là sơ xuất mà biết mà vẫn làm như thế thì trách nhiệm càng nặng hơn.”
Phát biểu gay gắt của TS Nguyễn Quang A được ghi nhận tiếp sau thông tin: ngày 14/11/2014 ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên-Huế khẳng định với VnExpress rằng Thừa Thiên-Huế làm đúng qui định của Nhà nước. Suốt hai tuần qua trên báo chí, Thừa Thiên-Huế đã lập luận rằng, dự án 200 ha ở mũi cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn xa nhất ra biển Đà Nẵng là nằm trong Qui hoạch chung về xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771 ngày 5/12/2008.
Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi.
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Chính quyền Thừa Thiên - Huế không trả lời dư luận về việc Dự án mũi Cửa Khẻm giao cho nhà đầu tư Trung Quốc nằm ở vị trí chiến lược khống chế vùng trời, vùng núi, vùng biển Đà Nẵng và nếu xảy ra chiến tranh sẽ chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 16. Chính quyền Thừa Thiên-Huế chỉ biện giải về khu vực tranh chấp địa giới giữa Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Theo các chuyên gia địa phương nào quản lý mũi Cửa Khẻm không phải là điều quan trọng, cốt lõi ở đây Thừa Thiên-Huế đã bỏ qua vấn đề an ninh quốc phòng trao quyền khai thác 200 ha cho nhà đầu tư nước ngoài trong vòng 50 năm, mà cụ thể là doanh nghiệp Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hiện nghỉ hưu ở Hà Nội đã phản ứng mạnh mẽ về điều ông là góp phần làm tăng nguy cơ mất nước. Ông nói:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Từ đầu tháng 11, chính quyền Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng rút giấy phép đầu tư mà Thừa Thiên-Huế cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc từ năm 2013 để xây dựng một quần thể nghỉ dưỡng du lịch chiếm 200 ha ở mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân vươn ra xa nhất trên biển Đà Nẵng. Hai lý do Đà Nẵng đưa ra là vị trí chiến lược ảnh hưởng an ninh quốc phòng và dự án nằm trên vùng tranh chấp địa giới giữa hai địa phương.
Ngày 17/11/2014, Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 được VnExpress trích lời khẳng định đèo Hải Vân là khu vực trọng điểm quân sự cấp độ 1 được Chính phủ quy định. Đất tại khu vực này muốn làm bất cứ việc gì phải báo cáo và được sự nhất trí của Bộ Quốc Phòng để xin ý kiến của Thủ tướng. Tướng Chiêm nhấn mạnh, Thừa Thiên - Huế tự động cho doanh nghiệp nước ngoài vào xây dựng khu nghỉ dưỡng là “dứt khoát không được”.
Chuyện thu hồi giấy phép
Đáp câu hỏi của chúng tôi là chính quyền Việt Nam có vẻ không chú ý tới yếu tố an ninh quốc phòng khi kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế và để đến khi dư luận lên tiếng lúc đó mới tính chuyện sửa sai. Nhà phản biện TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn hoàn toàn như vậy. Nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề an ninh quốc gia, người ta có những qui trình rất chặt chẽ về những chuyện như vậy. Nhưng thực tế người ta có thể lách những qui trình ấy một cách rất ngoạn mục, hoàn toàn do ý định của người ta mà thôi. Ngay cả việc hủy một dự án, bất kỳ dự án nào cũng có hàng trăm điều kiện mà tôi tin là không có nhà đầu tư nào không vi phạm đến khoảng 30% các điều kiện qui định trong giấy phép. Nếu người ta muốn thì có thể dẫn chiếu bất kể một cái lỗi nào đấy của nhà đầu tư và người ta có thể hủy cái giấy phép ấy mà chẳng cần phải đền bù gì cả, bởi vì ông đã vi phạm qui định.”
Việt Nam có chính sách trải thảm đỏ mời gọi đầu tư để phát triển kinh tế, người Trung Quốc chọn được nhiều vị trí mà dư luận cho là nhạy cảm về an ninh quốc phòng là vì nhờ các mánh lới đặc biệt. Làm thế nào để giảm bớt tình trạng nguy hiểm này. TS Nguyễn Quang A trả lời câu hỏi này:
“Nếu chúng ta kỳ vọng vào những người cánh hẩu với Trung Quốc để người ta bớt đi thì không bao giờ cả, số người như thế ở Việt Nam không phải là ít. Chỉ có mỗi một cách như vừa rồi là dư luận của công chúng, của các giới khác nhau, kể cả những người đương quyền mà còn thực sự lo lắng cho vận mệnh đất nước. Những người ấy, các thế lực ấy phải lên tiếng và chỉ có như thế mới có thể chặn được những sự móc ngoặc với những thế lực nước ngoài mà để làm tổn hại đến đất nước mà thôi.”
Nếu người ta muốn thì có thể dẫn chiếu bất kể một cái lỗi nào đấy của nhà đầu tư và người ta có thể hủy cái giấy phép ấy mà chẳng cần phải đền bù gì cả, bởi vì ông đã vi phạm qui định.
- TS Nguyễn Quang A
Được biết, Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao 200 ha đất ở mũi Cửa Khẻm cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu từ tháng 10/2013 với thời hạn 50 năm. Thế Diệu đã giải ngân 80 tỷ để khởi sự thực hiện dự án khu nghỉ dưỡng du lịch có tổng vốn đầu tư 250 triệu USD. Tại Cửa Khẻm nơi núi Hải Vân vươn ra biển xa nhất, nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023, Thế Diệu đã xây dựng trụ sở điều hành dự án tại khu vực Cửa Khẻm. Còn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết đã chi 50 tỷ đồng mở con đường 5 km vào Cửa Khẻm.
Cho tới ngày 17/11/2014 chưa có thông tin về việc thu hồi giấy phép dự án đầu tư trên núi Hải Vân của doanh nghiệp Trung Quốc. Nhưng báo chí phản ứng dư luận hết sức gay gắt đòi dừng ngay dự án vì ảnh hưởng an ninh quốc phòng, đặc biệt có yếu tố Trung Quốc. Theo ý kiến chuyên gia một quyết định hợp lòng dân là điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải tính tới trong giai đoạn này.
-
BÁO ĐỘNG: TRUNG QUỐC ĐÃ KỀ DAO VÀO YẾT HẦU CỦA VIỆT NAM ĐỂ KHỐNG CHẾ!!!
(Bài gốc trên trang Infonet đã biến mất !)
------------------------------------------
-
Hải Châu
10-11-2014
Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng, dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân nắm ở vị trí “yết hầu” có thể chia cắt đất nước, khống chế toàn bộ vịnh Đà Nẵng!
Sau khi báo điện tử Infonet đưa tin Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng có văn bản kiến nghị Chính phủ yêu cầu tỉnh Thừa Thiên – Huế (TT-H) chỉ đạo thu hồi giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng của Công ty cổ phần Thế Diệu (Trung Quốc) trên núi Hải Vân do nằm trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa hai địa phương và có vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng, đông đảo bạn đọc đã bày tỏ sự hoan nghênh.
Để bạn đọc hiểu rõ thêm tính chất trọng yếu về an ninh quốc phòng của vị trí mà phía Trung Quốc được cấp phép xây dựng dự án, PV Infonet đã trao đổi với Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (QN-ĐN), Chỉ huy phó BCH Quân sự TP Đà Nẵng (sau khi chia tách tỉnh năm 1997) và một số người khác.
Đại tá Thái Thanh Hùng: “Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng!”
Toàn bộ vùng rừng núi và đèo Hải Vân là khu vực phòng thủ của TP Đà Nẵng. Thực tế trong thời kỳ chiến tranh, tỉnh TT-H không đưa quân vô trấn giữ mà Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao cho lực lượng vũ trang Quân khu 5 và mà cụ thể là lực lượng vũ trang tỉnh QN-ĐN phải bảo đảm giữ vững khu vực phòng thủ đó. Sau ngày giải phóng, Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh QN-ĐN, sau đó là BCH Quân sự TP Đà Nẵng tiếp tục xây dựng các công trình quốc phòng trong khu vực phòng thủ Hải Vân.
Nếu để cho đối tác nước ngoài, chưa nói là Trung Quốc, vào xây dựng, chiếm lĩnh vị trí trọng yếu đó sẽ không bảo đảm được khu vực phòng thủ cho cả nước nói chung, đặc biệt là đối với TP Đà Nẵng. Đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Ở miền Trung thì khu vực đèo Hải Vân mọi người đều biết cả rồi. Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt liền. Do nó đặc biệt quan trọng như vậy nên theo tôi là không nên cho nước ngoài đầu tư vào khu vực đó.
Hơn nữa, vị trí tỉnh TT-H cấp phép cho phía Trung Quốc xây khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tạo thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Mà vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực cực kỳ trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.
Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng Lê Tự Gia Thạnh chỉ vị trí dự án Trung Quốc được cấp phép xây dựng trên núi Hải Vân (Ảnh: HC)
Tàu bè vô ra cảng Đà Nẵng đều phải qua đó. Nếu phía nước ngoài nắm được vị trí này thì tất cả tàu quân sự ra vô khu vực cảng Vùng 3 Hải quân họ đều biết hết. Và đây là vấn đề hết sức quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang tăng cường năng lực phòng thủ trên biển để sẵn sàng ứng phó với tình hình trên biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp. Ai nắm được vị trí này sẽ làm chủ cả cửa biển Đà Nẵng. Nếu phía nước ngoài khống chế vị trí này thì tàu bè sẽ không vô cảng Đà Nẵng được.
Trước đây, Tiểu đoàn 72 của lực lượng vũ trang QN-ĐN đóng quân tại hòn Sơn Trà con. Sau cơn bão số 2 năm 1988, do nhà cửa bị sập đổ nên BCH Quân sự tỉnh báo cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cho tạm thời rút vào khu vực núi Hải Vân. Khi Tiểu đoàn 2 chưa trở lại kịp thì phía TT-H đưa lực lượng ra giữ hòn Sơn Trà con (mà TT-H gọi là hòn Sơn Chà).
Đà Nẵng hay TT-H trấn giữ chỗ đó cũng được, nhưng cho nước ngoài đầu tư làm ăn trên địa bàn đó là hết sức phức tạp. Ở vị trí mà sau lưng là đỉnh Hải Vân, trước mặt hướng ra biển Đông, chỉ cần thiết lập trạm ra-da dã chiến ở đó thì coi như nắm giữ cả không phận rộng lớn trên vùng núi, vùng biển của một TP mà cả Pháp, Mỹ đều chọn nơi đây làm nơi đầu tiên để đổ quân vào xâm chiếm hoặc chia cắt đất nước Việt Nam.
Chúng tôi đã định ở kỳ họp sắp tới của HĐND TP Đà Nẵng sẽ lên tiếng không đồng tình với việc tỉnh TT-H cho phép phía Trung Quốc đầu tư vào khu vực này. Điều đáng quan tâm nhất ở đây là ảnh hưởng vị trí quốc phòng an ninh, chứ chưa nói là đất của ai. Đất của TT-H hay của Đà Nẵng thì cũng đều là đất Việt Nam. Vấn đề là không nên để cho nước ngoài đầu tư vào một vị trí chiến lược như vậy.
Nằm ở vị trí vòng đỏ, dự án của Trung Quốc sẽ nắm rõ tình hình tàu bè ra vào cảng Đà Nẵng và cảng Vùng 3 Hải quân ở vị trí vòng vàng (Ảnh: HC)
Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng, HĐND TP đã ra Nghị quyết phản đối. Bây giờ tỉnh TT-H lại cấp phép cho họ vào vị trí vô cùng trọng yếu trên núi Hải Vân. Đây không còn là chuyện giữa hai địa phương mà đã trở thành vấn đề quốc gia. Chúng tôi định đề nghị UBND TP Đà Nẵng có ý kiến báo cáo Thủ tướng. Nay Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản trình Thủ tướng thì Hội Cựu chiến binh TP rất đồng tình. Và chúng tôi tin Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo xử lý rốt ráo vấn đề này.
Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng: “Bè cá ngoài đảo Sơn Trà và khu du lịch trên núi Hải Vân chỉ là một!”
Dự án này nằm trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa Đà Nẵng và TT-H. Từ năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo hai địa phương giữ nguyên trạng mọi thứ, không được làm phức tạp thêm tình hình. Trong thời gian qua, TP Đà Nẵng đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng. Tuy nhiên hiện nay tỉnh TT-H lại cấp phép cho phía Trung Quốc xây dựng dự án tại đây.
Ai cũng biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc ngoài làm kinh tế thì còn có những động cơ khác nữa. Không hà cớ chi họ đi mua móng chân trâu, móng chân bò. Đặc biệt là họ tìm những khu vực trọng điểm để làm kinh tế nhưng thực chất là nắm tình hình diễn biến của ta. Không bỗng dưng họ đi nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh. Ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Từng có người Trung Quốc nuôi cá bè ngoài bán đảo Sơn Trà, và những người đó cũng cùng “group” với Công ty CP Thế Diệu này chứ không phải ai khác cả, cũng một chủ thôi nhưng “chẻ” ra nhiều nhánh. Hiện nay đã dẹp rồi.
Bè cá ngoài đảo Sơn Trà với khu du lịch trên núi Hải Vân đều nằm ở vị trị “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng, nhắm ngay vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân, và đều chung “tập đoàn” chứ không ai khác. Nên không phải chuyện đơn giản như một số người nghĩ. Tại sao ở một chỗ heo hút như vậy mà họ vẫn tính đổ hàng trăm triệu USD vào đó? Tại vì chỗ đó bao trùm cả vịnh Đà Nẵng. Qua hai cuộc Pháp, Mỹ gây chiến tranh ở Việt Nam đã cho thấy rõ, ai nắm giữ chỗ đó sẽ nắm giữ cả vùng biển này, từ chỗ đó vô cửa Hàn thâm nhập sâu vào trung tâm Đà Nẵng chỉ vài cây số. Chiều dài lịch sử cũng đã phản ảnh rất rõ rồi.
Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Người dân bình thường cũng thấy điều đó, cần chi tới tôi là người làm công tác xây dựng chính quyền, quản lý địa giới hành chính. Đây là chuyện mang tính chất quốc gia, ở tầm chiến lược. Hiện chúng tôi đang tham mưu cho lãnh đạo TP làm việc với Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, đề nghị họ sớm lên tiếng về vấn đề này để Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan quyết định chính thức trong thời gian sớm nhất, chứ không để xảy ra chuyện đã rồi ở một khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng như vậy. Hiện cử tri và người dân rất quan tâm đến việc này.
Ông Lê Phú Nguyện, Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa: “Đây là câu chuyện chủ quyền!”
Nếu chỉ là chuyện chưa thống nhất về phân định ranh giới giữa hai địa phương thì chỉ là chuyện trong nhà, không phải là chuyện lớn. Ai giữ chỗ đó cũng được hết. Nhưng câu chuyện ở đây là câu chuyện chủ quyền, câu chuyện an ninh, quốc phòng của quốc gia có nguy cơ bị đe dọa. Nếu cho rằng đây chỉ là chuyện tranh chấp giữa hai địa phương sẽ không giải quyết được vấn đề chi mà còn khiến nhiều người có cái nhìn sai lệch.
Việc để cho doanh nghiệp nước ngoài vào những vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng như vậy là hết sức thiếu cẩn trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực phòng vệ trên biển để sẵn sàng ứng phó với diễn biến tình hình trên biển Đông ngày càng phức tạp, nhất là trong lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng đe dọa, xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nước ta!
Ông Lê Tự Gia Thạnh, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng: “Không phải không khai thác, nhưng…”
Về mặt quy hoạch, tôi cho rằng khu vực đó hai bên nên thống nhất với nhau giữ nguyên trạng một khu vực tự nhiên. Không phải là không khai thác. Vẫn có thể khai thác nhưng với hình thức tham quan, ngắm cảnh có kiểm soát chứ đừng ở lại là hay nhất. Có chăng thì làm một vài điểm khai thác du lịch nhưng không được lưu trú. Du khách có thể ra đó khám phá rồi quay về đất liền chứ không nên xây dựng những công trình phục vụ lưu trú có thể dẫn đến những “biến tấu” khó lường!
Giao trứng cho ác
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-11-12
Dư luận bất bình
Dư luận phản ứng gay gắt về việc chính quyền Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng 200 ha cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu ở đèo Hải Vân. Đây là một vị trí chiến lược khống chế cả vùng trời vùng núi và vùng biển Đà Nẵng và có thể chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 16.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng một công dân Đà Nẵng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội dân sự đã nhanh chóng phản ứng:
“Cũng như bạn bè và học trò, chúng tôi vô cùng sửng sốt không hiểu tại sao chính quyền Thừa Thiên Huế lại làm việc này. Chúng ta biết là Việt Nam trong quá trình mở rộng về phương Nam thì đèo Hải Vân là một trong những chướng ngại thuở xưa. Trong chiến tranh gần đây cũng thế đèo Hải Vân chia cách đất nước Việt Nam, ở đỉnh cao hiểm trở như thế mà cho người nước ngoài thuê để làm cái này cái kia thì đó là điều không thể nào chấp nhận được. Nói thật là chúng tôi vô cùng sửng sốt về chuyện này.”
Cũng như bạn bè và học trò, chúng tôi vô cùng sửng sốt không hiểu tại sao chính quyền Thừa Thiên Huế lại làm việc này.
-TS Nguyễn Thế Hùng
Đây là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine-Huế do doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ đầu tư với tổng vốn 250 triệu USD. Người Trung Quốc được phép sử dụng diện tích 200 ha tại khu vực mũi Cửa khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển. Tại đây nhà đầu tư Trung Quốc sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn 5 sao với 450 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi, khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng với 220 căn hộ cao cấp, 350 biệt thự và khu du lịch, nhà hàng bãi tắm. Dự án này được triển khai theo ba giai đoạn từ 2013 đến 2023 trên thực tế đã bắt đầu xây dựng một số hạng mục và cơ sở hạ tầng.
Tuy vậy Ủy ban Nhân dân TP. Đà Nẵng vừa kiến nghị Chính phủ rút giấy phép đầu tư mà Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp cho Công ty Thế Diệu của Trung Quốc. Lý do Chính quyền Đà Nẵng đưa ra là dự án nằm ở vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. Hơn nữa về nguyên tắc dự án này có một vùng chồng lấn trong khu vực chưa thống nhất về địa giới hành chính giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Đối với sự kiện một dự án trải rộng 200 ha nằm ở khu vực có vị trí chiến lược lại nằm trong tay nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ Hà Nội phát biểu với Đài Á Châu Tự Do:
“Những chỗ tốt đẹp có vị trí chiến lược lại cứ bán cứ để cho Trung Quốc làm dự án trong khi mình có thể làm được, Như thế là các anh ấy không suy nghĩ và chỉ thấy có tiền thôi. Tôi cho là chỉ thấy có tiền, nhiều tỉnh cũng thế thôi nghĩa là chỉ thấy có tiền mà không thấy cái nguy hiểm cho đất nước.”
Vị trí yết hầu có thể chia cắt đất nước
Đại tá Thái Thanh Hùng, nguyên chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự TP. Đà Nẵng, đương kim Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Đà Nẵng được báo điện tử Infonet trích lời nói rằng: “Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân nằm ở vị trí yết hầu có thể chia cắt đất nước. Nắm vị trí đó là nắm cả vùng trời, vùng núi, vùng biển khu vực phòng thủ Đà Nẵng.”
Là một nhà quân sự Đại tá Thái Thanh Hùng nhấn mạnh rằng, đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Ở miền Trung thì khu vực đèo Hải Vân ai cũng biết cả…Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt liền. Do nó đặc biệt quan trọng như vậy nên Đại tá Thái Thanh Hùng cho là không nên cho nước ngoài đầu tư vào khu vực đó.
Vẫn theo Infonet và Đại tá Thái Thanh Hùng, vị trí Thừa Thiên-Huế cấp phép cho phía Trung Quốc xây dựng khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm, nơi núi Hải Vân đâm ra biển và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tọa thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Trong khi vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực vô cùng trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.
Dự án khu nghỉ dưỡng trên đèo Hải Vân với chủ đầu tư là là doanh nghiệp Trung Quốc gây ra mối lo ngại về an ninh quốc phòng, là sự kiện mới nhất về việc các tỉnh trao nhiều đặc quyền cho nhà đầu tư Trung Quốc trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thiếu tướng hồi hưu Nguyễn Trọng Vĩnh nối kết các sự kiện liên quan đến nhiều dự án ở những vị trí trọng yếu được trao cho nhà đầu tư Trung Quốc. Ông nói:
Những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước, những người ấy vô hình chung tạo điều kiện để mất nước.
-Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Hay Cảng Đông Hà cũng vậy thôi cũng là một chỗ quan trọng cũng là bán cho nó, cho nó thuê nó có thể làm thành căn cứ quân sự, rồi từ Kỳ Anh vào tới chân đèo Ngang cũng thế thôi cũng lại cho nó thuê, phía biển nó làm gì ngoài ấy cũng không biết. Những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước, những người ấy vô hình chung tạo điều kiện để mất nước, dù là không có ý thức đi nữa thì cũng là tạo điều kiện để cho Trung Quốc nó chiếm nước mình.”
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội từng báo động về việc các nhà đầu tư Trung Quốc, lợi dụng chính sách của Việt Nam đã thuê dài hạn nhiều khu vực dọc theo biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc để trồng và khai thác lâm sản, đặc biệt là các dự án ở Vũng Áng Hà Tĩnh mang vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Ông Bùi Kiến Thành nhận định:
“Vùng Vũng Áng Hà Tĩnh đối diện gần với Hải Nam, nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng Cảng Vũng Áng mà Hải Nam chĩa ngay qua Vũng Áng thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ biến thành một cái ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam thì sẽ ra sao. Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ 50 km thôi. Như vậy nếu có chuyện thì làm sao phòng thủ, Trung Quốc từ bên Lào đi xe ô tô qua Vũng Áng chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là cắt đôi Việt Nam ra làm hai khúc.”
Không hiểu Chính phủ Việt Nam từ Trung ương xuống địa phương nhận thức thế nào về hiểm họa quốc phòng, khi bất chấp ý kiến của giới nhân sĩ trí thức cựu sĩ quan cao cấp, kể cả chiến lược gia quân sự Võ Nguyên Giáp khi còn sống, cũng gởi thư cho Trung ương Đảng và lãnh đạo nhà nước để cảnh báo về việc không thể cho thuê đất ở các vị trí chiến lược.
Dự án Khu nghỉ dưỡng quốc tế World Shine ở mũi Khẻm núi Hải Vân, nơi chia cách Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng, chỉ là một mắt xích mới nhất trong chuỗi vị trí chiến lược trọng yếu về an ninh quốc phòng đã và đang được trao vào tay nhà đầu tư Trung Quốc.