-Hơn 12 tỷ USD kiều hối đổ về Việt Nam
-Kiều hối gởi về Việt Nam tăng nhờ có "tiền rửa" ?(RFI 16-3-15)
Nếu có một hằng số liên quan đến kinh tế Việt Nam trong một chục năm gần đây, thì đó là đà tăng trưởng của kiều hối, tức là ngoại tệ mà người Việt ở nước ngoài gởi về Việt Nam. Điều đáng ngạc nhiên là tính chất đều đặn và nhanh chóng của cho dù tại những nơi xuất phát chính của nguồn kiều hối đã xuất hiện khủng hoảng kinh tế, tác hại đến đời sống của người dân. Tính chất « không bình thường » của đà tăng kiều hồi đã tạo nên nghi vấn về nguồn gốc không minh bạch của một phần lớn kiều hối được chuyển về Việt Nam trong những năm gần đây.
-Vũ Quang Việt: Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD “ xuất ngoại ” (Diễn Đàn 26-1-15)
Giải thích về cách tính
Trong bảng cân đối thanh toán quốc tế, phần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể nắm được chính xác là số ngoại tệ được dùng làm dự trữ ngoại tệ, tức là tiền và gần như tiền, mà NHNN có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, để sử dụng bất cứ lúc nào nhằm ảnh hưởng tới hối suất trên thị trường. Tiền nằm trong tay NHNN (X) là tổng số ngoại tệ nhận được từ nước ngoài (X1) trừ đi tiền chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp (X2). X= X1-X2. Nếu có chu chuyển bất hợp pháp thì X=(X1- X2) + Y. Nếu Y là âm thì đó là tiền chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp, và nếu là dương thì là tiền chuyển vào bất hợp pháp. Các trao đổi hợp pháp quốc tế được phản ánh trong các thanh toán hợp pháp và được ghi lại trong bảng cán cân thanh toán quốc tế.
Năm 2015, lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2015 lên tới 12,25 tỷ USD, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB).
Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn thông tin WB cung cấp trong ấn bản Migration and remittances factbook 2016 về di cư và kiều hối của các quốc gia trên thế giới cho biết, xét trên quy mô toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối trong năm nay. Còn xét ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines.
Kiều hối từ Mỹ về Việt Nam, theo ấn bản trên, vào khoảng 7 tỷ USD trong năm 2015, đứng thứ 9 toàn cầu.
Báo cáo cho biết, kiều hối về Việt Nam đạt 12 tỷ USD năm 2014, 11 tỷ USD năm 2013, 10 tỷ USD năm 2012. Theo báo cáo, năm 2013 có 68.300 người Việt Nam di cư.
Trong khi đó, theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong giai đoạn 1991-2013, lượng kiều hối chính thức vào Việt Nam lên tới 80,4 tỷ USD. Như vậy, nếu tính cả hai năm qua, thì lượng kiều hồi vào Việt Nam trong vòng 25 năm qua vào khoảng 105 tỷ USD.
Các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, kiều hối đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi các nguồn tiền từ ODA không phải cho không biếu không mà là cho vay dài hạn, còn FDI là đầu tư nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời và cuối cùng sẽ chuyển trả về nước ngoài, thậm chí để thu hút được nguồn vốn FDI, Việt Nam phải trả bằng quá nhiều ưu đãi, thì kiều hối là nguồn tiền không hoàn lại.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, từng chỉ ra điểm bất cập là kiều hối về nhưng không được đầu tư theo định hướng, Nhà nước không kiểm soát được nên nhiều khi lợi bất cập hại.
"Vấn đề hiện nay là làm sao thu hút được kiều hối vào sản xuất chứ không phải là tiêu dùng. Muốn làm được như vậy, phải có cơ chế đảm bảo kiều hối đầu tư vào sản xuất phải đạt được lợi nhuận cao hơn gửi tiền tiết kiệm ở Việt Nam hoặc nước sở tại. Như vậy, phải có cơ chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển", ông nói.
Còn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đặt ra nhiều câu hỏi: kiều hối đã phát huy hiệu quả tốt nhất hay chưa? Có nên quản lý kiều hối thành một hệ thống hay không?
Ông đề xuất: Trước hết, phải có chính sách với người nhận được kiều hối, phải tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ họ đầu tư, sử dụng nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi đó ra sao. Nói rộng ra là phải có chính sách phát triển ngành kinh tế dân doanh trong nước, trong đó có nguồn vốn từ kiều hối gửi về. Như vậy, kiều hối gửi về sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn.
Hiện nay, chúng ta chưa thật sự có được chính sách khuyến khích, ủng hộ phát triển doanh nghiệp dân doanh. Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn bị chèn ép, gây khó khăn, DNNN vẫn được xem là con cưng, là chủ đạo.
Phải coi kiều hối là nguồn tài chính rất hùng hậu có thể giúp nền kinh tế phát triển thông qua kênh kinh tế dân doanh của mỗi hộ gia đình. Từ đây, phải có một ý niệm rõ ràng về vai trò, đóng góp của kiểu hối với nền kinh tế từ khi khởi thủy đến bây giờ.
Và nên có chính sách đặc biệt thu hút và vận dụng kiều hối vào phát triển kinh tế. Tức là phải có chính sách ưu đãi đối với kiều hối không kém hơn đối với đầu tư nước ngoài FDI, đồng thời phải có chính sách ứng xử với Việt kiều như thế nào cho phù hợp, tạo được lòng tin.
Nếu có một hằng số liên quan đến kinh tế Việt Nam trong một chục năm gần đây, thì đó là đà tăng trưởng của kiều hối, tức là ngoại tệ mà người Việt ở nước ngoài gởi về Việt Nam. Điều đáng ngạc nhiên là tính chất đều đặn và nhanh chóng của cho dù tại những nơi xuất phát chính của nguồn kiều hối đã xuất hiện khủng hoảng kinh tế, tác hại đến đời sống của người dân. Tính chất « không bình thường » của đà tăng kiều hồi đã tạo nên nghi vấn về nguồn gốc không minh bạch của một phần lớn kiều hối được chuyển về Việt Nam trong những năm gần đây.
Điểm cần ghi nhận trước tiên là tính chất quan trọng của lượng kiều hối gởi về Việt Nam trong thời gian qua. Trước tiên hết là về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Trong một bản báo cáo công bố tháng 08 năm 2014, Ngân hàng Thế giới - định chế tài chánh quốc tế có cả một bộ phận chuyên nghiên cứu về di dân và kiều hối trên thế giới, hai phạm trù có liên quan chặt chẽ với nhau – đã cung cấp số liệu về kiều hối của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014.
Tính theo tỷ đô la, các số liệu là như sau : 3,15 (2005) - 3,80 (2006) - 6,18 (2007) - 6,80 (2008) - 6,02 (2009) - 8,26 (2010) - 8,6 (2011) - 10 (2012) - 11 (2013) - 11,40 (2014).
Trong vòng 10 năm, kiều hối tăng gấp 4, vượt mức 11 tỷ
Nếu tính theo giá trị tuyệt đối, thì trong khoảng thời gian 10 năm từ 2005 đến năm 2014, tổng trị giá kiều hối chuyển ngân theo đường chính thức về Việt Nam đã tăng lên gần gấp 4 lần, từ 3,15 tỷ đô la năm 2005, lên thành 11,40 tỷ đô la theo số liệu ước tính của năm 2014.
Tốc độ tăng cũng rất nhanh với ba mốc quan trọng : từ 3,8 tỷ đô la năm 2006, vượt mức hơn 6 tỷ đô la năm 2007, dao động ở mức này trong hai năm, vọt ngưỡng 8 tỷ năm 2010, lên ngưỡng 10 tỷ năm 2012, và từ đó đến nay, năm nào cũng tăng khoảng 10%.
Giới chuyên gia tại Việt Nam rất lạc quan trước khả năng kiều hối sẽ tiếp tục tăng ít ra là trong hai năm 2015 và năm 2016.
Trong danh sách các nước có nguồn kiều hối cao nhất thế giới, théo số liệu chính thức mới nhất là năm 2013 (năm 2014 chỉ là số ước tính), thì Việt Nam được xếp thứ 10. Đứng đầu bảng là Ấn Độ (70 tỷ), Trung Quốc (60 tỷ) và Philippines (25 tỷ).
Nguồn « vốn » thứ hai của Việt Nam, thua FDI nhưng hơn ODA
Đối với Ngân hàng Thế giới, nguồn kiều hối đã góp phần không nhỏ vào việc cung ứng ngoại tệ cho Việt Nam. Cũng theo số liệu của năm 2013, kiều hối được ước lượng chiếm khoảng 6,4% GDP của Việt Nam.
Trong công trình nghiên cứu « Toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước », công bố ngày 17/12/2014, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) một trung tâm nghiên cứu của chính phủ Việt Nam, đã ghi nhận sức nặng đáng kể của kiều hối đối với kinh tế Việt Nam.
Báo chí Việt Nam đã trích dẫn báo cáo này để xác định rằng : « Trong giai đoạn 2007-2013, Kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau tổng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài FDI đã thực hiện) và lớn hơn cả vốn Viện trợ Phát triển Chính thức ODA đã giải ngân. Đặc biệt, trong giai đoạn 2004-2006, kiều hối là nguồn vốn lớn nhất của đất nước ».
Nguyên nhân giúp kiều hối tăng là gì ?
Điểm được các nhà quan sát ghi nhận là nguồn kiều hối đổ vào Việt Nam trong thời gian qua đã tăng đều đặn và tăng mạnh cho dù các vùng lãnh thổ được cho là nơi xuất phát truyền thống của kiều hối, cụ thể là Hoa Kỳ (chiếm 57% nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam) hay là Châu Âu, đã bị vướng vào nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh liên tiếp, đặc biệt từ sau vụ Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản vào năm 2008.
Những giải thích về nguyên nhân khiến kiều hối tiếp tục tăng rất nhiều. Trong một bài phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Việt Nam vào đầu năm nay (23/01/2015), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam đã nêu lên các nguyên nhân như số lượng người Việt Nam ra sinh sống và lao động tại nước ngoài ngày càng tăng, dịch vụ ngân hàng ngày càng cải thiện và đặc biệt là vấn đề chính sách.
« Sự thông thoáng về chính sách của Nhà nước trong việc thu hút nguồn kiều hối (bãi bỏ nhiều quy định về thuế, không hạn chế số lượng tiền, nhận và trả hàng bằng nguyên tệ, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, thông thoáng trong việc về thăm quê hương, mua nhà ở, đầu tư trong nước...) đã góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn kiều hối. »
Mặt trái của kiều hối
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số nhà quan sát đã bắt đầu đặt câu hỏi là phải chăng phía sau của hiện tượng kiều hồi đổ về Việt Nam còn có những nguyên nhân khác nữa.
Một bài viết đăng ngày 10/02/2015 trên báo mạng Doanh nhân Saigon của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngần ngại tìm hiểu xa hơn về « Hai mặt của kiều hối», tựa của bài báo, trong đó tác giả đã đặt ra câu hỏi là « liệu có phải toàn bộ kiều hối là những khoản tiền chắt chiu dành dụm của bà con người Việt sinh sống và làm việc ở nước ngoài gửi về giúp gia đình hoặc đầu tư kinh doanh trong nước hay không ? »
Trong một bài viết trước đó, đăng ngày 26/01/2015 trên báo mạng Diễn đàn (diendan.org) ở Paris, dưới tựa đề « Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ đô la xuất ngoại », Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia Thống kê tại Liên Hiệp Quốc, cũng đã phân tích các số liệu khác nhau về kiều hối để nêu bật tính chất phức hợp của cái gọi là kiều hối, không chỉ đơn giản là tiền dành dụm của người Việt sinh sống hay lao động ở ngoại quốc gởi về nước, mà còn « tiền rửa » được chuyển ngược về đầu tư ở trong nước.
Không thể có khả năng một người ở Mỹ gởi về Việt Nam 4000 đô la/năm
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Tiến sĩ Vũ Quang Việt xác định rằng khối lượng kiều hối chính thức từ 9 đến 11 tỷ đô la/năm thật ra là quá nhiều so với sức gửi của người Việt làm việc hoặc định cư ở nước ngoài… Không thể có chuyện trung bình một người Việt định cư trên thế giới gửi hàng năm mỗi người là 1.400 đô la về nước, và tính riêng ở Mỹ là 4.000 đô la/năm (hay 12.000đô la/năm trong trường hợp thường thấy là một gia đình 3 người).
Đối với Tiến sĩ Việt, một phần không nhỏ số kiều hối gởi về Việt Nam phải là tiền quan chức tham nhũng tại Việt Nam, ăn cắp thông qua các hợp đồng thương mại (như tăng giá bán lên), tạm giữ ở ngoại quốc rồi gửi trở lại Việt Nam qua dạng kiều hối.
Trung bình trong 5 năm qua, có đến 6 tỷ chảy vào Việt Nam thêm hàng năm, riêng năm 2013 là 9 tỷ, tổng cộng 5 năm qua là 30 tỷ mà không nằm trong hệ thống tài chính, không được sử dụng trong kênh chính thức. Con số này được tính bằng cách so sánh nguồn ngoại tệ chảy vào (buôn bán, vay mượn, đầu tư nước ngoài, kiều hối) trừ đi ngoại tệ chảy ra, và trừ đi tiền đưa thêm vào dự trữ ngoại tệ. Số tiền này có thể nằm phần lớn ở cái gọi là kiều hối.
Tương quan giữa « tiền rửa » chuyển về nước và nhập lậu từ Trung Quốc
Một hệ quả của hiện tượng tiền được « rửa sạch » rồi chuyển về Việt Nam đó, theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, là nạn nhập lậu hàng ồ ạt từ Trung Quốc. Nguồn tiền đó có thể thông qua các cách chu chuyển khác nhau, để bơm vào tài trợ cho việc nhập lậu từ Trung Quốc.
Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc, trừ đi số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Dấu hiệu cho thấy tương quan giữa hai vấn đề kiều hối và nhập lậu từ Trung Quốc là mức tương đương giữa hai khối lượng tiền.
Sau đây là bài phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt :
-Vũ Quang Việt: Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD “ xuất ngoại ” (Diễn Đàn 26-1-15)
Phân tích những số liệu chính thức : từ 2008 đến 2013, 33 tỉ đô la đã tuồn lậu ra nước ngoài ; kiều hối là một kênh đưa "tiền rửa" về đầu tư trong nước.
Con số 33 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2013 chảy ra nước ngoài không hợp pháp này là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước trên 9 tỷ, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài (coi Hình 1 và Bảng 1).
Hình 1: Tiền chuyển chui ra nước ngoàiCon số 33 tỷ USD từ năm 2008 đến năm 2013 chảy ra nước ngoài không hợp pháp này là có thật, và đặc biệt là mức chảy ra ngoài tăng mạnh từ sau năm 2008. Năm 2009, số tiền chảy ra nước trên 9 tỷ, từ năm 2010 có giảm xuống nhưng lại ngày càng tăng và đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 . Đây là con số tính được từ bản cân đối thanh toán với nước ngoài (coi Hình 1 và Bảng 1).
Giải thích về cách tính
Trong bảng cân đối thanh toán quốc tế, phần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể nắm được chính xác là số ngoại tệ được dùng làm dự trữ ngoại tệ, tức là tiền và gần như tiền, mà NHNN có thể nhanh chóng chuyển thành tiền, để sử dụng bất cứ lúc nào nhằm ảnh hưởng tới hối suất trên thị trường. Tiền nằm trong tay NHNN (X) là tổng số ngoại tệ nhận được từ nước ngoài (X1) trừ đi tiền chuyển ra nước ngoài một cách hợp pháp (X2). X= X1-X2. Nếu có chu chuyển bất hợp pháp thì X=(X1- X2) + Y. Nếu Y là âm thì đó là tiền chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp, và nếu là dương thì là tiền chuyển vào bất hợp pháp. Các trao đổi hợp pháp quốc tế được phản ánh trong các thanh toán hợp pháp và được ghi lại trong bảng cán cân thanh toán quốc tế.
Khi các thông tin về X1 và X2 không chính xác mà chỉ có X là chính xác, thì Y là sai số. Trong việc tính toán cán cân thanh toán, sai số ở mức 3-5% là thường tình, và nếu là sai số thì có tính bất định, khi dương khi âm. Nhưng khi sai số chỉ là số âm và lại rất lớn thì không thể không nghĩ đến tình trạng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bất hợp pháp. Đây là tình trạng của Việt Nam.
Phân tích kết quả
Trong trao đổi ngoại tệ với nước ngoài và trong điều kiện của Việt Nam, ngoại tệ được chuyển ra nước bao gồm các khoản dùng để nhập khẩu, trả lãi và trả nợ; còn ngoại tệ chuyển vào VN là tiền nhận được từ xuất khẩu, từ đầu tư trực tiếp để sản xuất và gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, từ vay mượn qua trái phiếu và nợ nước ngoài, từ viện trợ và nhất là từ người Việt cư trú hoặc xuất khẩu lao động gửi về. Để đơn giản hóa trong phần trình bày, bảng 1 chỉ ghi giá trị ròng thí dụ cán cân ngoại thương về hàng hóa là xuất khẩu trừ nhập khẩu. Số dương chỉ lượng tiền chuyển vào trong nước, số âm chỉ lượng tiền chuyển ra nước ngoài.
Cán cân thương mại: Thí dụ năm 2013, xuất siêu hàng hóa là 8.7 tỷ USD (xuất là 132.4 tỷ và nhập là -123.1 tỷ). Còn dịch vụ là -8.7 tỷ USD nhập siêu (xuất là 10.8 tỷ và nhập là -19.5 tỷ). Xuất nhập khẩu bao gồm xuất nhập khẩu vàng chính thức qua hải quan mà có lúc như năm 2008 nhập thuần đến 2.4 tỷ và năm 2011 nhập thuần đến 2 tỷ. Tất nhiên nếu có nhập lậu thì phần này sẽ đi vào sai số. Nhập vàng lớn là vì đồng tiền Việt mất giá và do đó tạo thành tình trạng vàng hóa kinh tế. Tình trạng này coi như chấm dứt vào năm 2012-2013 khi nhập thuần vàng chỉ còn dưới 40 triệu.1 Ngoài ra là chuyển đô la lậu, điều này thì khó mà biết, nhưng có thể không lớn.
2008
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
| ||
1. Cán cân ngoại thương hàng hóa
|
-12.8
|
-7.6
|
-5.1
|
-0.5
|
8.7
|
8.7
| |
2. Cán cân thương mại dịch vụ và thu nhập
|
-5.4
|
-5.4
|
-7.0
|
-8.0
|
-7.7
|
-8.7
| |
3. Chuyển giao vãng lai (kiều hối, v.v.) | 7.3 | 6.4 | 7.9 | 8.7 | 8.2 | 9.5 | |
3.1 Của tư nhân | 6.8 | 6.0 | 7.6 | 8.3 | 7.9 | 8.9 | |
3.2 Của nhà nước/quốc tế
|
0.5
|
0.4
|
0.3
|
0.4
|
0.3
|
0.6
| |
4. Chuyển giao vốn tư bản | 12.3 | 6.8 | 6.2 | 6.5 | 8.7 | -0.2 | |
4.1 Đầu tư trực tiếp (FDI) | 9.3 | 6.9 | 7.1 | 6.6 | 7.2 | 6.9 | |
4.2 Đầu tư gián tiếp | -0.6 | -0.1 | 2.4 | 1.5 | 2.0 | 1.5 | |
4.3 Vay mượn ngắn và dài hạn | 3.0 | 4.7 | 3.8 | 4.9 | 5.6 | 3.5 | |
4.4 Tiền và tiền gửi ngân hàng nước ngoài
|
0.7
|
-4.8
|
-7.1
|
-6.4
|
-6.0
|
-12.0
| |
5. Sai số
|
-1.0
|
-9.0
|
-3.7
|
-5.6
|
-6.1
|
-8.8
| |
6. Tăng dự trữ ngoại tệ | 0.5 | -8.9 | -1.8 | 1.1 | 11.9 | 0.6 | |
Nhập lậu từ TQ
|
0.9
|
0.4
|
-2.9
|
-4.2
|
-5.2
|
-11.7
| |
Bảng 1. Cán cân thanh toán quốc tế, 2008-2013 (Tỷ USD)
Nguồn: Asian Development Bank, Key Indicators for Asia and the Pacific 2014,bảng về Việt Nam, số liệu do VN cung cấp. Số liệu về chi tiết hơn cho năm 2013 có thể xem thêm trên website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhập lậu từ TQ dựa vào số liệu của UN Comtrade Database.2 |
Chú thích: Số liệu hàng (5) tính như sau: (6) – [(1) + (2) + (3)+ (4)]. Số liệu hàng (7) là độc lập, tính bằng: xuất khẩu vào VN theo báo cáo của TQ, trừ đi nhập theo báo cáo của VN.
Chuyển giao vãng lai: Chuyển giao vãng lai (còn gọi là chuyển giao hiện hành) ở VN chủ yếu là tiền người Việt cư trú ở nước gửi về nước (thường gọi là kiều hối) cho gia đình. Kiều hối tăng mạnh từ sau năm 2006 và năm 2013 đạt 8.9 tỷ (coi hình 2). Con số này thấp hơn con số 11 tỷ mà báo chí Việt Nam đưa ra, dù là dựa vào thông tin của Ngân hàng Thế giới (NHTG). Số liệu do NHTG ghi chú là nguồn là từ VN và IMF, nhưng khác hẳn con số của VN ở trên và khó tin. Thật ra kiều hối từ nguồn VN hay NHTG cũng đều khó tin, và rất có thể chúng không chỉ gồm kiều hối mà còn là gồm cả tiền bẩn gửi về để rửa.
Nguồn: ADB như trên.
Lý do tiền gửi về cho gia đình không chỉ là kiều hối có thể giải thích như sau. Người Việt ở nước ngoài gồm khoảng 3 hay 4.5 triệu kiều dân (tùy nguồn),3trong đó 1.3 sống ở Mỹ (số liệu ở Mỹ này là đáng tin cậy). 4 Theo nguồn tin phỏng vấn một chuyên viên cao cấp của Western Union ở Hà Nội và đăng trên mạng của Bộ Ngoại giao, lao động nước ngoài là 400 ngàn và gửi về khoảng 1.6 tỷ. 5 Còn nguồn khác, lao động là 825 ngàn.6 Theo thông tin của Bộ Lao động thì số lao động là 500 ngàn.7 Nếu lấy số 500 ngàn và tiền gửi về là 1.6 tỷ thì tính trung bình để phân tích thì một lao động nước ngoài gửi về 3,200 USD một năm. Một con số có thể tin được vì gia đình của người xuất khẩu lao động còn ở VN. Số còn lại của 8.9 tỷ là 7.1 tỷ là do 4 triệu Việt kiều còn lại (lấy số cao nhất và không kể lao động xuất khẩu) sống vĩnh viễn ở nước ngoài gửi về, như vậy họ phải gửi trung bình một người là 1,400 USD một năm, và một gia đình có 3 người trung bình gửi về 4,200 USD một năm là điều khó tin. Nếu chỉ tính riêng cho Mỹ dựa theo một nghiên cứu của Viện Quản lý Trung ương ở VN là 57% số kiều hối là từ Mỹ8 thì Việt kiều Mỹ đã gửi về 3,900 USD một người, hay 11,700 USD một gia đình, một con số hoàn toàn không thể tin được. Nếu dùng số liệu của NHTG, cao hơn nhiều so với số đã dùng ở trên, thì lại càng khó tin.
Hình 2 cho thấy số liệu về kiều hối từ năm 2000 đến 2013. Kiều hối tăng đột biến (63%) năm 2007 sau khi Việt Nam tham gia WTO và có giảm xuống khi kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhưng sau đó lại tăng trở lại.
Tại sao tiền gửi về không thể tin được là hoàn toàn do người Việt định cư hay lao động ở nước ngoài gửi về? và đâu là nguồn gốc tiền gửi này?
Có người lý luận rằng kiều hối tăng cao như thế là để ăn chênh lệch lãi suất vì do lạm phát cao trong giai đoạn 2008-2012, lãi suất ở VN cao hơn ở nước ngoài trong khi đó hối suất ở VN lại ổn định. Điều này chỉ là lý luận cho vui, không dựa vào một điều tra nào cả.9 Sự thật ai cũng biết là rủi ro đồng tiền VN mất giá là rất cao, khó lòng tiên đoán, nhưng nghiêm trọng hơn cả là việc không thể chuyển lại tiền trở ra nước ngoài dễ dàng dù có lãi lớn: vậy lợi ích của người đầu cơ là ở chỗ nào? Ngoài ra còn thêm một lý do có thể dùng để bác bỏ lập luận trên là tiền chuyển vào VN hiện nay vẫn tiếp tục tăng trong năm 2013, và ở mức cao dù chênh lệch lãi suất đã xuống vì lạm phát giảm và khủng hoảng kinh tế ở VN.
Như thế, dù không có bằng chứng, người viết này cho rằng lý do rửa tiền có lẽ là hợp lý nhất. Khi làm ăn bất chính, cách đơn giản để các công ty nước ngoài liên quan đến đầu tư trực tiếp, hoặc xuất nhập khẩu tạo thế đứng và lợi nhuận là tăng chi phí phải trả cho phía VN, một phần chi phí này được lại quả cho quan chức liên quan qua việc thiết lập tài khoản cho họ ở nước ngoài. Những quan chức này tất nhiên muốn chuyển tiền về VN, và đơn giản nhất là dùng hình thức kiều hối.
Nguồn gốc của chuyển ngân ra nước ngoài là bất hợp pháp.
Tổng kết lại toàn bộ thì dù có lượng “kiều hối” gửi về lớn, thì nền kinh tế VN đang có có tình trạng chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài rất lớn, đạt mức gần 9 tỷ năm 2013 và tổng số là 33 tỷ kể từ năm 2008. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Có thể có hai lý do chính để giải thích chuyển ngân bất hợp pháp trên. Một là giới nhà giầu chuyển ngân lậu ra nước ngoài. Hai là tiền chuyển ra nước ngoài chủ yếu là để chi trả cho nhập lậu từ Trung Quốc. Chuyển ngân lậu bằng cách đem tiền ra là rất khó. Có lẽ lý do chính là để trả cho nhập lậu từ TQ.
Kết luận
Bài này chủ yếu nhằm vào việc tính và giải thích tình hình chuyển ngân lậu ra nước ngoài nhưng cũng đưa đến việc cần thiết lý giải hiện tượng kiều hối ngày càng lớn và càng tăng. Như thế ta thấy VN đang gặp hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất là việc chuyển ngân lậu có thể chủ yếu là để nhập lậu từ Trung Quốc. Nhập lậu này rất lớn và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay, đạt mức 11.7 tỷ năm 2013 (coi bảng 1), lên đến 10% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.10 Nhập lậu được tính bằng cách lấy số xuất sang Việt Nam theo báo cáo của Hải quan Trung Quốc trừ số nhập được Việt Nam báo cáo chính thức qua hải quan. Nhập lậu ngày càng tăng đang là mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt có khả năng làm phá sản sản xuất của nông dân và doanh nghiệp nhỏ.
Vấn đề thứ hai là tình hình làm ăn phi pháp của người có chức quyền ở Việt Nam có vẻ ngày càng tăng, và điều này có thể đã được chứng tỏ bằng việc chuyển tiền trở về nước ngày càng lớn nhằm rửa tiền qua dạng kiều hối. Tại sao kiều hối có yếu tố rửa tiền? Đơn giản là, như đã tính toán, khả năng kiều bào chuyển tiền về nước cho gia đình cao như hiện nay là khó tin, hay nói rõ ra là không thể. Tất nhiên đem tiền về là tốt, nhưng việc một xã hội tạo cơ hội cho việc làm giầu bất chính như thế là điều khó lòng chấp nhận.
Vũ Quang ViệtChú thích :
1 Vàng nhập thuần (triệu USD), nguồn: UN Comtrade Database.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
1 0 12 176 564 814 1871 1300 2367 -440 902 2010 14 40
10 Số nhập lậu của TQ từ VN nhỏ hơn nhiều nên bài này không đưa vào phân tích. Ngoài ra năm 2012 là năm đặc biệt khó giải thích vì số tiền báo cáo xuất sang TQ cuả VN cao hơn rất nhiều số báo cáo nhập của TQ. Ngoài ra số tiền thu được qua xuất lậu cũng đã được sử dụng để nhập lậu.
Nguồn : toàn văn bài tác giả gửi
-◄ (Version trên Diễn Đàn là bản gốc của tác giả, nếu vào DĐ không được thì dùng tạm: Lý giải kiều hối tăng mạnh và 33 tỷ USD "xuất ngoại" (ĐV 26-1-15)
-12 tỉ USD kiều hối chuyển về nước, cán mức kỷ lục
04-01-2015
Không ít ngân hàng, công ty kiều hối đã cán đích kế hoạch kiều hối năm 2014, nhiều khả năng, lượng kiều hối chuyển về cả nước đạt mức 12 tỉ USD, là mức kỷ lục từ trước đến nay.
-Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất Đài Á Châu Tự Do
Ngoại tệ từ bên ngoài chuyển về trong nước năm 2013 sẽ đạt mức 11 tỷ đô la, đưa Việt Nam vào hàng 1 trong 10 quốc gia đang phát triển có lượng kiều hối lớn nhất .
Trong một báo cáo công bố hôm nay, World Bank Ngân Hàng Thế Giới, đưa ra dữ liệu như vừa nói.
Theo Ngân Hàng Thế Giới, nước có lượng kiều hồi đứng đầu là Ấn Độ với 71 tỉ, kế đó là Trung Quốc 60 tỉ, Philippines 26 tỉ, Mexico 22 tỉ, Nigeria 21 tỉ, Ai Cập 20 tỉ, Bangladesh 15 tỉ, Pakistan 15 tỉ, Việt Nam 11 tỉ, Ukraina 9 tỉ.
Ước tính tổng số kiều hối toàn cầu, kể cả các nước có thu nhập cao, vào khoảng 450 tỷ đô la trong năm 2013 và có thể lên mức kỷ lục trên 700 tỷ vào năm 2016.Báo cáo còn cho thấy chi phí chuyển ngoại tệ bên ngoài về Việt Nam hay các nước khác đi qua đường chính thức cao nhất và chi phí trả cho các cơ quan chuyển tiền quá tốn kém gây trở ngại cho việc sử dụng kiều hối trong phát triển. Giá chuyển tiền tính trên mức trung bình toàn cầu là 9%. Trong năm nay nhiều ngân hàng bắt đầu tính thêm một vài khoản chi phí dựa trên lượng kiều hối chuyển về mà theo ước lượng có thể chiếm 5% trên lượng kiều hối gừi về. ...
--Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất
--Kiều hối 2013 có thể vượt 10 tỷ USD
--Năm 2013, Việt Nam nhận 11 tỷ USD kiều hối - Năm 2013, Việt Nam nhận 11 tỷ USD kiều hối (ĐT).
- Hoãn nộp gần 9.500 tỷ tiền thuế cho DN và người dân (VEF).
- Năm 2013: EU dành 743 triệu EUR vốn ODA cho Việt Nam (SGGP).- ADB: Khuyến cáo nợ xấu (ĐĐK). - ADB: ‘Theo chuẩn quốc tế, nợ xấu phải cao gấp 3-4 lần con số công bố’ (Tầm nhìn).- “Bán nợ xấu cho VAMC là một mũi tên trúng 3 đích” (Tầm nhìn). - VAMC xử lý nợ xấu: ‘Không mua nợ để đấy’ (TP). - VAMC ưu tiên mua nợ xấu của NHTMNN, ngân hàng yếu kém (Tầm nhìn). - Tuần này VAMC sẽ mua nợ xấu của SCB, SHB và PGBank (VOV). - Ngân hàng nào nhiều nợ xấu như Agribank? (NĐT). - Ngân hàng họp… tổ dân phố (DNSG). - Đại gia ngoại nào nắm 49% vốn ngân hàng Việt? (ĐT).
- Báo cáo rất đẹp, nhưng… (TBKTSG).
- Chống thất thu ngân sách: Loại trừ các hành vi chuyển giá, trốn thuế (ĐĐK).
- Lấy tiền ngân sách để giải quyết thất nghiệp: Lợi bất cập… hại?! (NĐT).
- UBCK bỏ sót nhiều DN vi phạm công bố thông tin (ĐTCK). - Ai nỡ ép cổ phiếu thưởng (DNSG).
- Mua bán nhà đất ách tắc vì thuế (TT).
- Cá tra vẫn thất trận (ĐĐK).
- Phân bón giả: Dân thiệt hại tiền tỷ, phạt tiền triệu (DT). - Thị trường phân NPK: “Cá bé nuốt cá lớn” (NNVN).
- Hơn cả nói dối chính là… thống kê (SGTT).
- Chỉ Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý triệt để nợ xấu (TT).
- ADP dự báo lạm phát cả năm 6,5% (PLTP). - Ngân hàng ADB dự báo: Kinh tế Việt Nam sắp khởi sắc (DV).
- Vụ Agribank trốn tránh nợ hàng trăm tỷ đồng: Đề nghị kê biên phát mãi trụ sở Agribank (LĐ).
- Cần đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (TN).
- Tiệt đường mua công nghệ lạc hậu của Tập đoàn Nhà nước (VEF).
- Vinacomin vay thêm 5.000 tỷ đồng qua trái phiếu (DT).
- Những con số ấn tượng về TTCK (ĐTCK).- Ông trùm gỗ Việt ngập trong khoản nợ ngàn tỷ (VEF).
- Sữa xách tay “qua mặt” cơ quan chức năng (PLTP).
- Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam chủ yếu là lừa đảo (VTC).
- Xuất khẩu Việt Nam chưa bị ảnh hưởng vì chính phủ Mỹ đóng cửa (PLTP).
- Đằng sau thương vụ bản quyền thanh long 2 tỉ đồng (SGTT).
- Trồng cây cao su tại miền Trung: “Canh bạc” với trời? (SGGP).
- Doanh nghiệp hại nông dân (SGGP).
- Tỉnh táo giữa “mê hồn trận” phân bón (DV).
- Tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án chung cư Binh đoàn 12: Chủ đầu tư thứ cấp cũng là nạn nhân? (LĐ). - CenGroup bị tố lừa đảo hàng trăm tỷ: Khách hàng phải đòi tiền ai? (GDVN).
- Giảm chậm, giá vàng trong nước lại cách xa thế giới (TBKTSG).
- EVN bị truy thu thuế nhập khẩu điện (VNN).
- Phạt nặng vi phạm về xăng dầu (NLĐ).
- Giá bán lẻ sữa chênh giá nhập khẩu tới 500% (ĐT).
- Tạm nhập tái xuất mặt hàng đường ăn: Khi các bộ “đá chân nhau” (DĐDN).
- Kê khai tài sản, cái gốc của vấn đề chống tham nhũng (RFA).- Cắt giảm biên chế công chức “cắp ô” để chống bội chi (VOV).
- Cứu hộ hình thức, cứu trợ đểu ở miền Trung (RFA).
- Gian lận bạc tỉ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội? (NLĐ). - Gian lận BV Mắt HN: BV sai nhưng không tham ô? (KT).
- Phóng viên báo Thanh Niên thường trú tại Đồng Nai bị bắt (TT). - Một phóng viên Báo Thanh Niên bị tạm giam (TN). - Bắt khẩn cấp một phóng viên vì làm ngơ cho lâm tặc (Soha). - Liên tiếp các nhà báo bị nhắn tin đe dọa hành hung tại Nghệ An (PL&XH).
- Trần Đức Thắng: TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC? (Bùi Văn Bồng).- Suy ngẫm về chuyện giúp đỡ khắc phục thiên tai ở VN (Mạnh Kim). - VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 11 (Bùi Văn Bồng).
- “Xách sữa lên” và “âm thầm” đi (SM).-
--“Công nghệ” biến dầu thải thành dầu… xịn!
-Hà Nội: Đột kích kho thiết bị phá sóng, nghe lén
-12 tỉ USD kiều hối chuyển về nước, cán mức kỷ lục
04-01-2015
Không ít ngân hàng, công ty kiều hối đã cán đích kế hoạch kiều hối năm 2014, nhiều khả năng, lượng kiều hối chuyển về cả nước đạt mức 12 tỉ USD, là mức kỷ lục từ trước đến nay.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về qua các ngân hàng, công ty trên địa bàn TP.HCM trong năm 2014 ước đạt 5 – 5,1 tỉ USD, tăng 200-300 triệu USD so với năm 2013, đạt mức kế hoạch đề ra từ đầu năm. TP.HCM có tỷ trọng kiều hối chiếm 40-45% tổng lượng kiều hối cả nước.
Kết quả của chính sách tốt
Việc kiều hối chuyển về nước tăng đều qua các năm, theo ông Minh, là kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô VN tốt hơn. Chẳng hạn, lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế tốt, dự trữ ngoại hối nhà nước tăng khá mạnh. Người nhận kiều hối được tạo nhiều điều kiện tốt như số lượng các đơn vị chi trả kiều hối tăng cao với 23 công ty, 47 ngân hàng, người nhận kiều hối được giao đến tận nhà, có thể nhận bằng tiền đồng hay ngoại tệ tùy chọn, không phải đóng thuế…
Theo Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) Phan Huy Khang, đến nay lượng kiều hối chuyển qua hệ thống Sacombank đạt 2 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Kiều hối gửi về từ Mỹ, Đài Loan, Úc... tăng đều và hiện có thêm kiều hối từ thị trường Trung Đông.
Ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty kiều hối Ngân hàng Đông Á, cũng cho biết dù tình hình kinh tế ở những nước có đông kiều bào sinh sống vẫn còn khó khăn, nhưng lượng kiều hối chuyển về vẫn có những chuyển biến tích cực, tăng hơn 10% so với năm 2013.
Lượng kiều hối chuyển về nước qua các năm |
Bất động sản sẽ hút
Con số 12 tỉ USD kiều hối năm 2014 của cả nước được đánh giá là cao kỷ lục từ trước đến nay. Theo ông Nguỵễn Hoàng Minh, lượng kiều hối tăng đều qua các năm và có sự dịch chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư. Năm 2014; lượng kiều hối đổ về trên địa bàn TP.HCM chủ ỵếu chảy vào sản xuất, kinh doanh với 71,4% (năm 2013 là 70,2%); bất động sản (BĐS) khoảng 22,1% (năm 2013 là 20%); còn lại là hỗ trợ sinh hoạt của gia đình.
Dự báo năm 2015, kiều hối sẽ tiếp tục tăng khoảng 10% so với năm 2014. Đặc biệt, chính sách mới cho phép người nước ngoài mua nhà sẽ thu hút thêm dòng kiều hối vào BĐS. Ông Phan Huy Khang cũng dự báo: “Tôi cho rằng với chính sách cởi mở cho phép người nước ngoài mua nhà, nếu các điều kiện thủ tục đi theo đó thông thoáng thì chắc chắn lượng kiều hối chuyển về vào BĐS sẽ gia tăng”.
Ông Trần Văn Trung nhận xét, tác động của chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà đến lượng kiều hối “sẽ từ từ chứ không giúp tăng cao lập tức”. Lý do là tuy chính sách đã cho phép người nước ngoài mua nhà ở VN nhưng còn rất nhiều điều kiện phức tạp nên người nước ngoài vẫn còn tâm lý e dè khi quyết định mua BĐS tại VN. Theo ông Trung, năm 2014, vì thị trường BĐS và thị trường chứng khoán (TTCK) chưa khả quan nên dòng kiều hối chủ yếu chảy về khu vực sản xuất kinh doanh. Năm 2015, kiều hối sẽ tiếp tục tăng trưởng từ nguồn xuất khẩu lao động chuyển về. Hai kênh BĐS và TTCK vẫn là lựa chọn đầu tiên của những người nắm giữ kiều hối muốn đầu tư sinh lời; bởi hai kênh này đang dần lấy lại đà tăng trưởng và có ưu thế hơn.
Tuy nhiên, với BĐS thì cần có lượng kiều hối lớn, thời gian dài nên chỉ thích hợp với người đầu tư dài hạn. Còn với TTCK, khả năng sinh lợi có thể hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm nhưng đầu tư vào kênh này sẽ phải chấp nhận rủi ro.
Từ đầu năm 2014, các công ty, ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kiều hối đặt kế hoạch thu hút kiều hối năm 2014 tăng trung bình khoảng 10 - 20% so với năm 2013. Trung tâm nghiên cứu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) dự báo kiều hối năm 2014 đạt khoảng 12 tỉ USD. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cũng vừa đưa ra dự báo kiều hối năm 2014 đổ về VN duy trì ở mức 11-12 tỉ USD.
Theo Báo cáo di cư và phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 4.2014, VN xếp thứ 9 trong danh sách 10 nước thu hút kiều hối lớn năm 2013 với 11 tỉ USD.
WB nhận định kiều hối ở các nước đang phát triển năm 2014 sẽ tăng 7,8% so với năm 2013.
Theo Báo cáo di cư và phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 4.2014, VN xếp thứ 9 trong danh sách 10 nước thu hút kiều hối lớn năm 2013 với 11 tỉ USD.
WB nhận định kiều hối ở các nước đang phát triển năm 2014 sẽ tăng 7,8% so với năm 2013.
Thanh Xuân/Thanh niên
-Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất Đài Á Châu Tự Do
Ngoại tệ từ bên ngoài chuyển về trong nước năm 2013 sẽ đạt mức 11 tỷ đô la, đưa Việt Nam vào hàng 1 trong 10 quốc gia đang phát triển có lượng kiều hối lớn nhất .
Trong một báo cáo công bố hôm nay, World Bank Ngân Hàng Thế Giới, đưa ra dữ liệu như vừa nói.
Theo Ngân Hàng Thế Giới, nước có lượng kiều hồi đứng đầu là Ấn Độ với 71 tỉ, kế đó là Trung Quốc 60 tỉ, Philippines 26 tỉ, Mexico 22 tỉ, Nigeria 21 tỉ, Ai Cập 20 tỉ, Bangladesh 15 tỉ, Pakistan 15 tỉ, Việt Nam 11 tỉ, Ukraina 9 tỉ.
Ước tính tổng số kiều hối toàn cầu, kể cả các nước có thu nhập cao, vào khoảng 450 tỷ đô la trong năm 2013 và có thể lên mức kỷ lục trên 700 tỷ vào năm 2016.Báo cáo còn cho thấy chi phí chuyển ngoại tệ bên ngoài về Việt Nam hay các nước khác đi qua đường chính thức cao nhất và chi phí trả cho các cơ quan chuyển tiền quá tốn kém gây trở ngại cho việc sử dụng kiều hối trong phát triển. Giá chuyển tiền tính trên mức trung bình toàn cầu là 9%. Trong năm nay nhiều ngân hàng bắt đầu tính thêm một vài khoản chi phí dựa trên lượng kiều hối chuyển về mà theo ước lượng có thể chiếm 5% trên lượng kiều hối gừi về. ...
--Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất
--Kiều hối 2013 có thể vượt 10 tỷ USD
--Năm 2013, Việt Nam nhận 11 tỷ USD kiều hối - Năm 2013, Việt Nam nhận 11 tỷ USD kiều hối (ĐT).
- Hoãn nộp gần 9.500 tỷ tiền thuế cho DN và người dân (VEF).
- Năm 2013: EU dành 743 triệu EUR vốn ODA cho Việt Nam (SGGP).- ADB: Khuyến cáo nợ xấu (ĐĐK). - ADB: ‘Theo chuẩn quốc tế, nợ xấu phải cao gấp 3-4 lần con số công bố’ (Tầm nhìn).- “Bán nợ xấu cho VAMC là một mũi tên trúng 3 đích” (Tầm nhìn). - VAMC xử lý nợ xấu: ‘Không mua nợ để đấy’ (TP). - VAMC ưu tiên mua nợ xấu của NHTMNN, ngân hàng yếu kém (Tầm nhìn). - Tuần này VAMC sẽ mua nợ xấu của SCB, SHB và PGBank (VOV). - Ngân hàng nào nhiều nợ xấu như Agribank? (NĐT). - Ngân hàng họp… tổ dân phố (DNSG). - Đại gia ngoại nào nắm 49% vốn ngân hàng Việt? (ĐT).
- Báo cáo rất đẹp, nhưng… (TBKTSG).
- Chống thất thu ngân sách: Loại trừ các hành vi chuyển giá, trốn thuế (ĐĐK).
- Lấy tiền ngân sách để giải quyết thất nghiệp: Lợi bất cập… hại?! (NĐT).
- UBCK bỏ sót nhiều DN vi phạm công bố thông tin (ĐTCK). - Ai nỡ ép cổ phiếu thưởng (DNSG).
- Mua bán nhà đất ách tắc vì thuế (TT).
- Cá tra vẫn thất trận (ĐĐK).
- Phân bón giả: Dân thiệt hại tiền tỷ, phạt tiền triệu (DT). - Thị trường phân NPK: “Cá bé nuốt cá lớn” (NNVN).
- Hơn cả nói dối chính là… thống kê (SGTT).
- Chỉ Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý triệt để nợ xấu (TT).
- ADP dự báo lạm phát cả năm 6,5% (PLTP). - Ngân hàng ADB dự báo: Kinh tế Việt Nam sắp khởi sắc (DV).
- Vụ Agribank trốn tránh nợ hàng trăm tỷ đồng: Đề nghị kê biên phát mãi trụ sở Agribank (LĐ).
- Cần đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (TN).
- Tiệt đường mua công nghệ lạc hậu của Tập đoàn Nhà nước (VEF).
- Vinacomin vay thêm 5.000 tỷ đồng qua trái phiếu (DT).
- Những con số ấn tượng về TTCK (ĐTCK).- Ông trùm gỗ Việt ngập trong khoản nợ ngàn tỷ (VEF).
- Sữa xách tay “qua mặt” cơ quan chức năng (PLTP).
- Kinh doanh đa cấp ở Việt Nam chủ yếu là lừa đảo (VTC).
- Xuất khẩu Việt Nam chưa bị ảnh hưởng vì chính phủ Mỹ đóng cửa (PLTP).
- Đằng sau thương vụ bản quyền thanh long 2 tỉ đồng (SGTT).
- Trồng cây cao su tại miền Trung: “Canh bạc” với trời? (SGGP).
- Doanh nghiệp hại nông dân (SGGP).
- Tỉnh táo giữa “mê hồn trận” phân bón (DV).
- Tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án chung cư Binh đoàn 12: Chủ đầu tư thứ cấp cũng là nạn nhân? (LĐ). - CenGroup bị tố lừa đảo hàng trăm tỷ: Khách hàng phải đòi tiền ai? (GDVN).
- Giảm chậm, giá vàng trong nước lại cách xa thế giới (TBKTSG).
- EVN bị truy thu thuế nhập khẩu điện (VNN).
- Phạt nặng vi phạm về xăng dầu (NLĐ).
- Giá bán lẻ sữa chênh giá nhập khẩu tới 500% (ĐT).
- Tạm nhập tái xuất mặt hàng đường ăn: Khi các bộ “đá chân nhau” (DĐDN).
- Kê khai tài sản, cái gốc của vấn đề chống tham nhũng (RFA).- Cắt giảm biên chế công chức “cắp ô” để chống bội chi (VOV).
- Cứu hộ hình thức, cứu trợ đểu ở miền Trung (RFA).
- Gian lận bạc tỉ ở Bệnh viện Mắt Hà Nội? (NLĐ). - Gian lận BV Mắt HN: BV sai nhưng không tham ô? (KT).
- Phóng viên báo Thanh Niên thường trú tại Đồng Nai bị bắt (TT). - Một phóng viên Báo Thanh Niên bị tạm giam (TN). - Bắt khẩn cấp một phóng viên vì làm ngơ cho lâm tặc (Soha). - Liên tiếp các nhà báo bị nhắn tin đe dọa hành hung tại Nghệ An (PL&XH).
- Trần Đức Thắng: TÂM THẦN HAY TÂM ĐỨC? (Bùi Văn Bồng).- Suy ngẫm về chuyện giúp đỡ khắc phục thiên tai ở VN (Mạnh Kim). - VÁCLAV HAVEL: QUYỀN LỰC của KHÔNG QUYỀN LỰC – Phần 11 (Bùi Văn Bồng).
--“Công nghệ” biến dầu thải thành dầu… xịn!
-Hà Nội: Đột kích kho thiết bị phá sóng, nghe lén