-Dân Sài Gòn đổ máu vì tranh chấp chung cư
-27/12/2015
-Tranh chấp chung cư vẫn là câu chuyện nóng bỏng trong năm 2015. Trong đó, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa tìm ra lối thoát.
Chung cư 4S Riverside Garden: Cư dân bị đánh toác đầu
Sự việc xảy ra vào ngày 11/12/2015, khi nhiều thanh niên lạ mặt được đại diện chủ đầu tư dẫn vào chung cư tháo dỡ một số hạng mục. Một số cư dân đứng ra ngăn cản thì bị nhóm này tấn công. Rất nhiều cư dân bị đánh, uy hiếp, thậm chí có người bị đánh chảy máu đầu.
Quốc Tuấn
Vụ tranh chấp phí bảo trì dự án Sài Đồng: Ông nói gà, bà nói vịt
Dự án Gateway Thảo Điền: Bao giờ hết tranh chấp?
Nóng trong tuần: Tranh chấp tại dự án kinh tế lớn nhất Đà Nẵng
Bùng nổ tranh chấp chung cư: Đục tường để thoát nước
Tìm cách tháo “ngòi nổ” tranh chấp chung cư ở TP HCM
-Những khu đô thị bốc mùi ở Hà Nội: Chủ đầu tư “ăn xổi”
14 tháng 03 năm 2015
TP - Nhiều khu đô thị được đưa vào sử dụng hàng chục năm, cư dân vào ở nhiều nhưng đến nay chủ đầu tư mới bắt tay chuẩn bị xây nhà máy xử lý nước thải. Cơ quan quản lý nhà nước biết nhưng việc xử lý không dứt điểm khiến hàng nghìn cư dân hằng ngày phải sống cùng những khu đô thị bốc mùi.
-Hẩm hiu siêu dự án: Sự hoang tàn có giá tỷ đô
-27/12/2015
-Tranh chấp chung cư vẫn là câu chuyện nóng bỏng trong năm 2015. Trong đó, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa tìm ra lối thoát.
Chung cư 4S Riverside Garden: Cư dân bị đánh toác đầu
Sự việc xảy ra vào ngày 11/12/2015, khi nhiều thanh niên lạ mặt được đại diện chủ đầu tư dẫn vào chung cư tháo dỡ một số hạng mục. Một số cư dân đứng ra ngăn cản thì bị nhóm này tấn công. Rất nhiều cư dân bị đánh, uy hiếp, thậm chí có người bị đánh chảy máu đầu.
Tranh chấp chung cư vẫn là câu chuyện nóng bỏng trong năm 2015 |
Trước đó, Chung cư 4S Riverside Garden do Công ty TNHH xây dựng Thành Trường Lộc làm chủ đầu tư bị buộc phải tháo dỡ, khắc phục vì xây sai thiết kế các hạng mục: hồ bơi, trạm điện… Ngoài ra, chung cư này cũng là điểm nóng liên quan đến các tranh chấp về bàn giao phí bảo trì, thu dư thuế VAT căn hộ…
Chung cư Era Town: Liên tục tuần hành đòi phí bảo trì
Chung cư Era Town tọa lạc tại phường Phú Mỹ, quận 7, do Công ty Cổ phần Đức Khải làm chủ đầu tư. Từ năm 2014, chung cư này đã nóng tranh chấp liên quan đến việc chiếm dụng phí bảo trì và công tác quản lý nhà chung cư.
Gần đây nhất, sáng ngày 20/12, nhiều cư dân Era Town lại tổ chức tuần hành, yêu cầu chủ đầu tư làm rõ việc sử dụng phí bảo trì bầu Ban quản trị. Tuần trước đó, một cuộc tuần hành tương tự cũng đã diễn ra. Theo cư dân ở đây, Ban quản lý chung cư đã không minh bạch đối với khoản tiền quỹ bảo trì ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đức Khải cũng đã thừa nhận việc đã trưng dụng khoản tiền phí bảo trì 2% vào mục đích kinh doanh và hứa sẽ bàn giao lại quỹ kèm lãi suất phát sinh nhưng đến nay sự việc vẫn chưa có hồi kết.
Chung cư Gia Phú: Một căn hộ bán cho nhiều người
Chung cư Gia Phú, quận Thủ Đức do Công ty TNHH Địa ốc Gia Phú làm chủ đầu tư. Đây là dự án hy hữu xảy ra tình trạng một căn hộ bán cho 2 - 3 người, thậm chí 6 người. Thống kê cho biết có 123 căn hộ đã bị bán trùng với 217 hợp đồng khác nhau.
Trong số các khách hàng mua trùng căn hộ, có 5 căn mua qua sàn Đất Xanh Đông Á. Khẳng định môi giới cũng là nạn nhân, Đất Xanh Đông Á đã gặp mặt khách hàng và hứa sẽ hỗ trợ khách hàng đến cùng để kiện chủ đầu tư đòi công lý.
Ngày 9/4/2015 Tòa án Nhân dân quận Thủ Đức tuyên thắng kiện cho khách hàng đầu tiên kiện Công ty Gia Phú bán trùng căn hộ. Tuy nhiên, đến nay việc hoàn trả tiền cho khách hàng vẫn bế tắc.
Dự án Gateway Thảo Điền: Dân cứ kiện, nhà cứ xây
Dự án Gateway Thảo Điền, do Công ty Cổ phần Bất động sản Sơn Kim (Son Kim Land) làm chủ đầu tư. UBND quận 2 đã ra Quyết định thu hồi diện tích 675,7m2 đất của các hộ dân để giao đất cho Son Kim Land làm dự án.
Tuy nhiên, người dân cho rằng dự án này không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất và khiếu nại nhiều năm nay. Một trong những điểm cơ bản gây tranh chấp là giá đền bù mà Son Kim Land chấp nhận là 15 triệu đồng/m2, trong khi người dân cho rằng giá thị trường khu vực hiện nay trên 130 triệu đồng/m2.
Theo Son Kim Land đây chỉ là vụ tranh chấp hành chính không ảnh hưởng đến việc thi công. Tuy nhiên, người dân cho biết đã đề nghị cơ quan chức năng buộc dự án Gateway Thảo Điền dừng thi công trên diện tích đất đang tranh chấp. Sau nhiều diễn biến phức tạp, rất nhiều tin rao bán lỗ căn hộ Gateway Thảo Điền cũng đồng loạt xuất hiện trên các trang mạng.
Cheery Apartment: Dự án “đắp chiếu”, gian nan đòi tiền
Dự án Cheery Apartment, quận 2 được Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (Hoàng Quân) bán cho khách hàng từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, công ty này không bàn giao được nhà cho khách hàng đúng hẹn.
Với khách hàng trót mua căn hộ Cheery Apartment từ thanh lý được hợp đồng đến khi nhận đủ tiền là cả một câu chuyện gian nan, kéo dài nhiều năm. Khách hàng Nguyễn Thị Phương Thảo (quận Tân Bình) là một ví dụ.
Ký hợp đồng mua căn hộ ngày 14/8/2010, đến ngày 13/11/2013 do Công ty Hoàng Quân không giao nhà đúng thời hạn nên chị Thảo và Hoàng Quân đã ký thoả thuận chấm dứt hợp đồng.
Theo đó, Hoàng Quân phải thanh toán hết số tiền 1,509 tỷ đồng cho chị Thảo chậm nhất là ngày 13/5/2014. Tuy nhiên, đến tháng 12/2015, dù liên tục đòi nợ nhưng Hoàng Quân vẫn chưa trả hết và lại tiếp tục khất không biết đến bao giờ.
Quốc Tuấn
Vụ tranh chấp phí bảo trì dự án Sài Đồng: Ông nói gà, bà nói vịt
Dự án Gateway Thảo Điền: Bao giờ hết tranh chấp?
Nóng trong tuần: Tranh chấp tại dự án kinh tế lớn nhất Đà Nẵng
Bùng nổ tranh chấp chung cư: Đục tường để thoát nước
Tìm cách tháo “ngòi nổ” tranh chấp chung cư ở TP HCM
-Những khu đô thị bốc mùi ở Hà Nội: Chủ đầu tư “ăn xổi”
14 tháng 03 năm 2015
TP - Nhiều khu đô thị được đưa vào sử dụng hàng chục năm, cư dân vào ở nhiều nhưng đến nay chủ đầu tư mới bắt tay chuẩn bị xây nhà máy xử lý nước thải. Cơ quan quản lý nhà nước biết nhưng việc xử lý không dứt điểm khiến hàng nghìn cư dân hằng ngày phải sống cùng những khu đô thị bốc mùi.
Hệ thống thoát nước thải của Khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì. Ảnh: Như Ý.
Vẫn chờ khu xử lý nước thải
Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội) do Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư và hoạt động chính thức từ 2005. Theo thiết kế được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội phê duyệt, trạm xử lý nước thải khu đô thị được xây dựng tại khu kỹ thuật bao gồm: trạm biến áp 110/220Kv, trạm xử lý nước thải và trạm bơm nước mưa.
Toàn bộ khu kỹ thuật nằm ở phía bắc dự án, trên diện tích 12.670 m2. Trạm xử lý nước thải được thiết kế công suất 18.124m3/ngày đêm. Trong đó, giai đoạn 1: 9.000m3/ngày đêm; giai đoạn 2: 9.124m3/ngày đêm. Nước thải sau khi xử lý có thông số đáp ứng theo Quy chuẩn QGVN trước khi xả thẳng ra môi trường.
“Thực tế, chủ đầu tư ăn bớt cả phần diện tích cây xanh, mặt nước, trường học trong khu đô thị để làm nhà ở thì việc cắt bỏ mảnh đất làm khu xử lý nước thải là chuyện dễ hiểu và khó phát hiện. Diện tích và kinh phí làm nhà máy nước thải, chủ đầu tư có thể xây 3 tòa chung cư cao cấp”.
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết Báo cáo của Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long gửi Sở Xây dựng Hà Nội ngày 19/8/2014 cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng trạm xử lý nước thải Khu đô thị Nam Thăng Long về cơ bản đã xong. Tuy nhiên trong khu vực vẫn còn một số ngôi mộ tổ vẫn chưa di chuyển. Dự kiến thi công giai đoạn 1 vào quý 3/2015, kết thúc vào quý 1/2017. Còn dự kiến thi công giai đoạn 2: Phụ thuộc vào nhu cầu về số lượng nước thải khi toàn bộ dự án xây dựng hoàn chỉnh.
Còn trạm xử lý nước thải Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Cty CP Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, được bố trí tại lô đất có ký hiệu HT 01, diện tích 4.241m2 ở phía nam khu đô thị. Trạm xử lý nước thải có công suất 6.850m3/ngày đêm. Sau nhiều năm, đến nay, chủ đầu tư vẫn đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Dự kiến, trạm xử lý nước thải sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trong quý 4/2015.
Trạm xử lý nước thải Khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) được bố trí tại lô đất có diện tích 4.977m2 với công suất 2.500m3/ngày đêm. Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật để đảm bảo cho công trình đủ điều kiện tổ chức thi công xây dựng vào năm 2015.
Ông Hoàng Nam Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư khu đô thị: Ciputra, Yên Hòa, Văn Phú, Việt Hưng, Khu đoàn Ngoại giao Hà Nội và yêu cầu chủ đầu tư phải làm văn bản gửi lên Sở về tiến độ khởi công, hoàn thành nhà máy xử lý nước thải. Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ sẽ có chế tài xử phạt theo quy định.
Chưa xong trách nhiệm, lại muốn xây thêm khu đô thị
Ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, theo quy hoạch, nhiều khu đô thị buộc phải xây khu xử lý nước thải. Lý giải về việc chủ đầu tư bất chấp quy định bỏ qua hạng mục quan trọng này, ông Chiến nói: “Nhiều chủ đầu tư không có vốn, “ăn xổi”, cái gì bán được thì làm trước. Với hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, cơ quan chức năng như: Cảnh sát môi trường; Thanh tra Sở Xây dựng, chính quyền sở tại có quyền xử phạt hoặc đình chỉ thi công nếu dự án đang xây dựng gây ô nhiễm môi trường”.
Theo ông Chiến, nhằm hạn chế việc chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc kinh doanh xây nhà kiếm tiền, trong Nghị định 11 (2013) quy định rõ, chủ đầu tư phải làm hạ tầng trước, hạ tầng khung, công trình khung, cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học)...mới được phép kinh doanh nhà ở. Như vậy, nếu chủ đầu tư không xây nhà máy xử lý nước thải trước sẽ không được phép xây nhà ở trong khu đô thị.
Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đưa vào khai thác gần 10 năm nay nhưng nay mới triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Trong bản cam kết với Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Cty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) đã khởi công xây nhà máy xử lý nước thải khu đô thị Việt Hưng vào tháng 9/2014 và “hứa” hoàn thành vào tháng 7/2016. Trạm xử lý nước thải có diện tích 11.521 m2, công suất 7.660m3/ngày đêm. Trong khi cái cũ chưa hoàn thành, HUD lại tiếp tục xin được đầu tư hàng loạt các khu đô thị mới như: Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), Thanh Lâm – Đại Thịnh (Mê Linh, Hà Nội)...
Sẽ thanh, kiểm tra những khu đô thị 'bốc mùi' ở Hà Nội
Tiếp bài Những “Khu đô thị “bốc mùi”: Nước thải ô nhiễm hơn sông Tô Lịch
Những khu đô thị “bốc mùi” ở Hà Nội
04 tháng 02 năm 2015
Vẫn chờ khu xử lý nước thải
Dự án Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội) do Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư và hoạt động chính thức từ 2005. Theo thiết kế được Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội phê duyệt, trạm xử lý nước thải khu đô thị được xây dựng tại khu kỹ thuật bao gồm: trạm biến áp 110/220Kv, trạm xử lý nước thải và trạm bơm nước mưa.
Toàn bộ khu kỹ thuật nằm ở phía bắc dự án, trên diện tích 12.670 m2. Trạm xử lý nước thải được thiết kế công suất 18.124m3/ngày đêm. Trong đó, giai đoạn 1: 9.000m3/ngày đêm; giai đoạn 2: 9.124m3/ngày đêm. Nước thải sau khi xử lý có thông số đáp ứng theo Quy chuẩn QGVN trước khi xả thẳng ra môi trường.
“Thực tế, chủ đầu tư ăn bớt cả phần diện tích cây xanh, mặt nước, trường học trong khu đô thị để làm nhà ở thì việc cắt bỏ mảnh đất làm khu xử lý nước thải là chuyện dễ hiểu và khó phát hiện. Diện tích và kinh phí làm nhà máy nước thải, chủ đầu tư có thể xây 3 tòa chung cư cao cấp”.
Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết Báo cáo của Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long gửi Sở Xây dựng Hà Nội ngày 19/8/2014 cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng khu đất xây dựng trạm xử lý nước thải Khu đô thị Nam Thăng Long về cơ bản đã xong. Tuy nhiên trong khu vực vẫn còn một số ngôi mộ tổ vẫn chưa di chuyển. Dự kiến thi công giai đoạn 1 vào quý 3/2015, kết thúc vào quý 1/2017. Còn dự kiến thi công giai đoạn 2: Phụ thuộc vào nhu cầu về số lượng nước thải khi toàn bộ dự án xây dựng hoàn chỉnh.
Còn trạm xử lý nước thải Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Cty CP Đầu tư Văn Phú - Invest làm chủ đầu tư, được bố trí tại lô đất có ký hiệu HT 01, diện tích 4.241m2 ở phía nam khu đô thị. Trạm xử lý nước thải có công suất 6.850m3/ngày đêm. Sau nhiều năm, đến nay, chủ đầu tư vẫn đang triển khai bước chuẩn bị đầu tư. Dự kiến, trạm xử lý nước thải sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trong quý 4/2015.
Trạm xử lý nước thải Khu đô thị mới Yên Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) được bố trí tại lô đất có diện tích 4.977m2 với công suất 2.500m3/ngày đêm. Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật để đảm bảo cho công trình đủ điều kiện tổ chức thi công xây dựng vào năm 2015.
Ông Hoàng Nam Sơn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng đã làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư khu đô thị: Ciputra, Yên Hòa, Văn Phú, Việt Hưng, Khu đoàn Ngoại giao Hà Nội và yêu cầu chủ đầu tư phải làm văn bản gửi lên Sở về tiến độ khởi công, hoàn thành nhà máy xử lý nước thải. Nếu chủ đầu tư chậm tiến độ sẽ có chế tài xử phạt theo quy định.
Chưa xong trách nhiệm, lại muốn xây thêm khu đô thị
Ông Đỗ Viết Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, theo quy hoạch, nhiều khu đô thị buộc phải xây khu xử lý nước thải. Lý giải về việc chủ đầu tư bất chấp quy định bỏ qua hạng mục quan trọng này, ông Chiến nói: “Nhiều chủ đầu tư không có vốn, “ăn xổi”, cái gì bán được thì làm trước. Với hành vi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, cơ quan chức năng như: Cảnh sát môi trường; Thanh tra Sở Xây dựng, chính quyền sở tại có quyền xử phạt hoặc đình chỉ thi công nếu dự án đang xây dựng gây ô nhiễm môi trường”.
Theo ông Chiến, nhằm hạn chế việc chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc kinh doanh xây nhà kiếm tiền, trong Nghị định 11 (2013) quy định rõ, chủ đầu tư phải làm hạ tầng trước, hạ tầng khung, công trình khung, cả về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học)...mới được phép kinh doanh nhà ở. Như vậy, nếu chủ đầu tư không xây nhà máy xử lý nước thải trước sẽ không được phép xây nhà ở trong khu đô thị.
Khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) đưa vào khai thác gần 10 năm nay nhưng nay mới triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Trong bản cam kết với Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Cty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) đã khởi công xây nhà máy xử lý nước thải khu đô thị Việt Hưng vào tháng 9/2014 và “hứa” hoàn thành vào tháng 7/2016. Trạm xử lý nước thải có diện tích 11.521 m2, công suất 7.660m3/ngày đêm. Trong khi cái cũ chưa hoàn thành, HUD lại tiếp tục xin được đầu tư hàng loạt các khu đô thị mới như: Nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội), Thanh Lâm – Đại Thịnh (Mê Linh, Hà Nội)...
TP - Sau khi báo Tiền Phong đăng loạt bài “Những khu đô thị bốc mùi ở Hà Nội”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra, chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải trong khu đô thị (KĐT) theo quy hoạch.
Đồng thời, Sở Xây dựng chịu trách nhiệm đôn đốc, xử lý chủ đầu tư cố tình trì hoãn. Theo chỉ đạo của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, nếu chủ đầu tư không hoàn thành đúng tiến độ, thành phố không giao dự án khác cho chủ đầu tư.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án đầu tư, các chủ đầu tư đều thiết kế trạm xử lý nước thải. Tuy nhiên, trong thực tế, số dự án được đưa vào vận hành rất ít. Cụ thể, dự án KĐT Ciputra do Tập đoàn Đầu tư Phát triển Bất động sản Ciputra (Indonesia) liên doanh với Tổng Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, KĐT mới Mỹ Đình, Mễ Trì (Từ Liêm, Hà Nội) do Cty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (Sudico) làm chủ đầu tư, KĐT Văn Khê do Cty Cổ phần Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư...
Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 39 trạm xử lý để xử lý nước thải cho KĐT trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Nhưng hiện mới có 6 trạm, công suất thiết kế 264.300m3/ngày đêm đang vận hành; 5 trạm chuẩn bị đầu tư, xây dựng với công suất 396.300m3/ngày đêm.
Ngày 30/4, hai trạm xử lý nước thải KĐT Đặng Xá (Gia Lâm) sẽ chính thức vận hành. KĐT mới Việt Hưng (Long Biên) đang xây dựng trạm xử lý nước thải và cam kết hoàn thành cuối năm 2015.
TP - Trước thực tế nhiều khu đô thị ở Hà Nội bị phát hiện xả thải không qua xử lý ra môi trường, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, bộ này sẽ có kế hoạch thanh, kiểm tra các khu đô thị vi phạm.
Khu đô thị Ciputra chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ảnh: Như Ý.
Thưa ông, mới đây báo Tiền Phong có phản ánh thực tế xả thải không qua xử lý của nhiều khu đô thị ở Hà Nội như Ciputra, khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, khu đô thị Văn Khê, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nắm bắt được thực trạng trên?
Nước thải ở các thành phố là vấn đề nan giải nhiều năm nay. Chúng tôi có chỉ ra trong báo cáo môi trường quốc gia về lưu vực sông. Nhiều lưu vực sông bị ô nhiễm nặng, 60-70% là do nước thải sinh hoạt gây nên.
Theo quy định, khi chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án khu đô thị, chủ đầu tư phải xây dựng các phương án xử lý nước thải, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) ban hành, trong đó có việc xây dựng khu xử lý nước thải tập trung. Được biết có nhiều khu đô thị chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc có xây dựng nhưng vận hành không đầy đủ. Nước thải ra môi trường không đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi đã gióng lên hồi chuông báo động về việc này, cũng có văn bản gửi đến các địa phương nhắc nhở. Năm nay sẽ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, theo quy định, hằng năm chủ đầu tư phải gửi báo cáo giám sát môi trường. Nhiều đơn vị đã làm tốt nhưng nhiều đơn vị chưa làm. Có đơn vị làm rồi nhưng chất lượng báo cáo chưa tốt nên chưa phản ánh trung thực bức tranh môi trường nước thải khu đô thị. Thống kê cụ thể về khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải, khu đô thị chưa có hay có mà không hoạt động đang được cập nhật.Chúng tôi đã gióng lên hồi chuông báo động về việc này, cũng có văn bản gửi đến các địa phương nhắc nhở. Năm nay sẽ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng
Theo ông đâu là nguyên nhân khiến cho các chủ đầu tư vi phạm? Có ý kiến cho rằng hiện nay mức xử phạt quá thấp. Ví dụ khu đô thị Ciputra, chủ đầu tư chấp nhận chịu phạt mỗi năm chưa đến 50 triệu đồng thay vì xây dựng hệ thống xử lý nước thải tốn kém. Trong trường hợp chủ đầu tư nhiều lần vi phạm, có cơ chế xử phạt mạnh tay hơn không?
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, theo Nghị định 179 năm 2013 thì mức phạt khá cao (cao nhất với tổ chức là 2 tỷ đồng, với cá nhân là một tỷ đồng). Ngoài ra có những biện pháp bổ sung. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 179 đang được sửa đổi cho phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường (có hiệu lực 1/1/2015). Trong đó sẽ bổ sung nhiều quy định cương quyết và rõ ràng hơn như vi phạm nhiều lần sẽ bị đóng cửa, ràng buộc trách nhiệm
cá nhân.
cá nhân.
Vậy trước mắt việc xử lý các khu đô thị xả thải không qua xử lý mà Tiền Phong nêu phải thực hiện như thế nào?
Thứ nhất, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải thanh tra, giám sát việc thực hiện ĐTM và cam kết, kế hoạch bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư đến đâu. Tùy trên tình hình thực tế mà đưa ra giải pháp, có thể có chế tài buộc họ phải xây hệ thống xử lý nước thải, đưa ra thời gian hạn định phải hoàn thành. Nói chung, phải nắm bắt thông tin rất cụ thể.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Bộ Xây dựng quản lý nước thải đô thị
Theo ông, việc để xảy ra tình trạng nhiều khu đô thị ở Hà Nội xả thải trực tiếp ra môi trường trách nhiệm thuộc về ai. Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là cơ quan quản lý thống nhất về môi trường có giải pháp gì để hạn chế tình trạng trên?
Theo quy định của Nghị định 80 về thoát nước và xử lý nước thải ban hành 6/8/2014 thì trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải đô thị thuộc Bộ Xây dựng. Hiện nay, nước thải các khu đô thị mới đa phần là nước thải phi tập trung. Nghị định 80 cũng quy định Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý xử lý nước thải phi tập trung. Như vậy việc quản lý nước thải đô thị giao rất nhiều trách nhiệm quản lý cho ngành xây dựng.
Ngành TNMT có trách nhiệm phê duyệt ĐTM, xem xét cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường. Với các khu đô thị từ 5-200ha sẽ do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, dự án trên 200ha do Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, hầu hết các dự án khu đô thị mới đều do địa phương phê duyệt. Theo quy định đơn vị nào phê duyệt, đơn vị ấy phải thực hiện giám sát. Với các khu đô thị xả thải thẳng mà Tiền Phongnêu, việc phê duyệt ĐTM do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
thực hiện.
thực hiện.
Liên quan đến các dự án cụ thể mà Tiền Phong nêu thì trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư và đơn vị giám sát thi công. Tiếp đó là cơ quan được giao thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm nay sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường các khu đô thị. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng xúc tiến hoàn thiện các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường để tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, vững chắc cho các đơn vị thực thi việc bảo vệ môi trường nói chung trong đó có việc bảo vệ nguồn nước.
TP 07 tháng 02 năm 2015- Nhiều chủ đầu tư bỏ tiền xây nhà máy xử lý nước thải, mua thiết bị hiện đại nhưng vận hành quá tốn kém nên “bỏ hoang” khiến nhiều khu đô thị càng thêm nhếch nhác, hôi thối.
Ảnh minh họa
Khu chung cư cao cấp The Manor (Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) do chi nhánh Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (nay là chi nhánh Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco) là chủ đầu tư. Đây là khu chung cư đi tiên phong xây khu xử lý nước thải hàng triệu đô la Mỹ.
Tuy nhiên, sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu xử lý nước thải xuống cấp nghiêm trọng. Theo kết quả Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – Công an TP Hà Nội năm 2014, nước thải tòa chung cư khi thải ra môi trường có 5 chỉ số vượt quy chuẩn kỹ thuật về nước thải, không đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo nội dung được cấp phép.
TS. Lê Trường Giang (Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đơn vị phân tích mẫu nước thải của chung cư The Manor) cho biết: “Nhìn vào kết quả phân tích mẫu nước thải mà Ban quản lý mang đến Viện năm 2013 cho thấy một số chỉ tiêu vượt quá mức độ cho phép khá lớn chứng tỏ mức độ ô nhiễm tương đối trầm trọng. Nếu so với nước sông Tô Lịch thì nước thải ở chung cư này ô nhiễm hơn rất nhiều”.
Theo ông Giang, việc đầu tư khu xử lý nước thải tốn kém nhưng hóa chất xử lý nước thải, công nghệ xử lý còn tốn hơn gấp nhiều lần. “Có thể do chủ đầu tư không có tiền vận hành nên các thiết bị xử lý nước thải bị bỏ không nhiều năm và hoen gỉ”, ông Giang nói.
Theo Luật Môi trường có hiệu lực (từ ngày 1/7/2006), trên địa bàn Hà Nội, các dự án khu đô thị mới khi phê duyệt quy hoạch và phê duyệt dự án hầu hết các dự án đều có trạm xử lý nước thải riêng.
Quy định là vậy nhưng hiện Hà Nội mới chỉ có một số dự án khu đô thị trong quy hoạch có trạm xử lý nước thải và đã được đầu tư xây dựng như: trạm xử lý nước thải khu đô thị Mỹ Đình II (công suất thiết kế 1.300 m3/ngày - đêm) do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đầu tư xây dựng và đang quản lý, vận hành.
Lý giải về việc chấp nhận đầu tư trạm xử lý, ông Nghiêm Văn Bang - Chủ tịch HUD chia sẻ: Việc đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải đúng là tốn kém nhưng rất cần thiết cho người dân và môi trường. Để vận hành tốt khu xử lý quan trọng là công nghệ. Có nhiều loại công nghệ cao chi phí gấp hàng chục lần máy móc nhưng có những công nghệ rẻ có thể áp dụng.
“Một khu đô thị có đủ chi phí vận hành bởi tiền đóng phí bảo trì, dịch vụ của cư dân. Về đầu tư khu xử lý, chủ đầu tư có thể tính trong giá bán”- ông Bang nói.
05 tháng 02 năm 2015
TP - Nhiều khu đô thị lớn tại Hà Nội không có nhà máy xử lý nước thải (theo phê duyệt), xả thẳng nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây ô nhiễm. Cơ quan quản lý Nhà nước nói gì?
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trách nhiệm quản lý, thanh tra, kiểm tra việc xử lý nước thải các khu đô thị này thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Ông Tùng cho rằng, theo quy định các khu đô thị phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Phương án xây dựng, vận hành hệ thống này được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đồng ý trước khi xây dựng dự án.
“Theo nhiều nguồn tin, chúng tôi biết được có tình trạng nhiều khu đô thị không xử lý nước thải qua hệ thống xử lý nước thải tập trung mà xả thẳng ra môi trường. Lý do có thể do chi phí vận hành tốn kém. Năm ngoái chúng tôi đã nhắc nhở Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về vấn đề này nhưng chưa thấy báo cáo lại”, ông Tùng nói.
Phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Lý, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội nhưng được cho biết sẽ tập hợp thông tin trả lời sau.
Những khu đô thị “bốc mùi” ở Hà Nội
04 tháng 02 năm 2015
TP - Hầu hết các khu đô thị ở Hà Nội hiện nay không có nơi xử lý nước thải (trong khi quy định phải có) khiến những nơi này rơi vào tình trạng bên trong hào nhoáng, bên ngoài bốc mùi hôi thối.
Khu đô thị Ciputra hào nhoáng từng bị xử phạt vì xả nước thải ra môi trường không qua xử lý. Ảnh: Như Ý
1.001 lý do trì hoãn
Khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ) do Tập đoàn Đầu tư Phát triển Bất động sản Ciputra (Indonesia) liên doanh với Tổng Cty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư. Đây được xem là khu đô thị kiểu mẫu xuất hiện sớm tại Hà Nội cùng nhiều khu đô thị khác như: Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân), Linh Đàm (Hoàng Mai)… nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nơi xử lý nước thải (mặc dù trong quy hoạch được phê duyệt có). Theo Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an TP Hà Nội), toàn bộ nước thải khu đô thị đều xả thẳng ra môi trường không qua xử lý.
Năm 2012, cư dân khu đô thị này từng “chịu trận” khi nước thải từ các đường ống thoát nhà vệ sinh trào ngược vào nhà khiến toàn bộ sa lông, sàn gỗ bị ngâm trong nước bẩn. Chị Nguyễn Hằng, cư dân sinh sống trong Ciputra bức xúc: “Chúng tôi mua nhà với giá cao, đóng gần 10 triệu đồng phí dịch vụ/quý, nhưng chủ đầu tư không xây nơi xử lý nước thải cho các tòa nhà là điều không chấp nhận được. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt của cư dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân sống xung quanh khu đô thị”.Phòng Cảnh sát Môi trường từng kiểm tra và xử phạt các khu đô thị xả thẳng nước thải ra môi trường, như: Khu đô thị Mỹ Đình-Mễ Trì của Sudico, Khu đô thị Văn Khê của Cty cổ phần Sông Đà Thăng Long, Khu đô thị Yên Hòa của Contrexim... Tuy nhiên, mức phạt cao nhất cũng chỉ 50 triệu đồng.Đại úy Lê Quang Minh,Phòng Cảnh sát Môi trường CA TP Hà Nội
Đại úy Lê Quang Minh, cán bộ Đội 2 Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an TP Hà Nội) cho biết, chủ đầu tư Ciputra tìm đủ mọi cách hoãn làm khu xử lý nước thải như thiết kế rồi đổ lỗi cho việc khó khăn giải phóng mặt bằng. “Đây là cách lách rất khôn của chủ đầu tư bởi việc giải phóng khu nghĩa trang làng (theo thiết kế là nơi xử lý nước thải-PV) không đơn giản. Chúng tôi chỉ có thể phạt chủ đầu tư Ciputra vì xả thải ra môi trường, nhưng không thể buộc họ phải xây khu xử lý nước thải ngay. Phạt đi phạt lại nhiều năm, tình trạng xả thải vẫn diễn ra thường xuyên”, đại úy Minh nói.
Theo ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Hà Nội hiện có trên 150 khu đô thị mới, hàng nghìn chung cư cao tầng nhưng có rất nhiều khu đô thị không có trạm xử lý nước thải hoặc không xử lý qua hệ thống bể tự hoại mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Nguyên nhân là, chủ đầu tư không chịu “bỏ tiền túi” để đầu tư một công trình không đem lại lợi nhuận. Trong khi đó, vẫn chưa có chế tài xử phạt để buộc các chủ đầu tư phải thực hiện đúng cam kết trong quy hoạch đã được duyệt.
Một lãnh đạo Cty cổ phần Sông Đà Thăng Long, chủ đầu tư khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) cũng thừa nhận, khu đô thị mới xây dựng xong phần thô khu xử lý nước thải và chưa đưa vào hoạt động do chi phí máy móc, công nghệ tốn kém.
Theo một lãnh đạo phòng Quản lý Quy hoạch và Khai thác Tài nguyên nước – Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên & Môi trường), mức phạt hiện tại (tối đa 2 tỷ đồng với doanh nghiệp, 1 tỷ với cá nhân) theo Nghị định 117 của Chính phủ vẫn chưa đủ sức răn đe. Xử phạt vi phạm môi trường rất khó vì cần bắt quả tang. Trong khi đó, hệ thống giám sát của cơ quan nhà nước còn hạn chế, cả về trang thiết bị và nhân lực, nên số vụ việc bị phát hiện và xử lý không nhiều.
Gây ô nhiễm nước ngầm
Gây ô nhiễm nước ngầm
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Hiếu Nhuệ - Viện trưởng Kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường (thành viên Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) phân tích: Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các khu đô thị lớn, tình trạng này cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn...
“Việc các khu đô thị mọc lên phải có nơi xử lý nước thải là điều đương nhiên, bởi trong khu đô thị có hàng nghìn cư dân sinh sống. Khi bán nhà, chủ đầu tư cũng cộng vào giá bán kinh phí xây nơi xử lý nước thải. Nước thải đô thị có thể chưa ảnh hưởng ngay đến sức khỏe con người nhưng tích lũy, ngấm dần sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề. Đáng sợ nhất, nếu nguồn nước khu đô thị xả thẳng ra môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm”, ông Nhuệ nói.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Đình Hòe, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên & Môi trường Việt Nam cho rằng, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu đô thị, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người, trong khi 35 – 40% lượng nước sinh hoạt của người dân Hà Nội từ nguồn nước ngầm. “Khắc phục ô nhiễm tốn gấp ba lần xây nhà máy xử lý nước thải. Xử lý ô nhiễm nước ngầm khó hơn xử lý nước bề mặt, đòi hỏi thời gian lâu dài”, ông Hòe nói.
Câu chuyện những khu đô thị xả thẳng nước thải từng được Tiền Phong đề cập bằng loạt bài phản ánh cách đây không lâu. Tuy nhiên, cho tới nay, tình trạng này hầu như không có gì thay đổi.
Từng được ví như siêu dự án BĐS tại Hà Nội nhưng tới nay những gì lung linh hoành tráng vẫn còn nằm trên giấy, thực trạng hiện nay không ít các dự án triệu đô này đang trong tình cảnh bỏ hoang, ngừng thi công trong thời gian dài.
Rầm rộ rồi bỏ hoang
Nằm ở khu vực phía Tây trên đường Phạm Văn Đồng, dự án Habico Tower do Công ty cổ phần Hải Bình làm chủ đầu tư với vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD, là một “huyền thoại” về chung cư siêu đắt ở Hà Nội. Với mức giá 4.000 USD/m2, Habico Tower đã gây sốc cho giới bất động sản. Căn hộ rẻ nhất của tòa tháp có giá 21 tỷ đồng và căn hộ đắt nhất lên tới 85 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kể từ lần ra mắt đó tới nay, thông tin về dự án cũng như chủ đầu tư dường như im bặt. 3 năm trôi qua so với thời điểm dự kiến hoàn thành, Habico Tower đã mất hút trên thị trường khi vừa hoàn thành xong tầng thứ 9.
Dự án siêu sang đang đắp chiếu |
Cùng cảnh ngộ, dự án tháp Thiên niên kỷ dự án do TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD với quy mô hoành tráng cũng như độ VIP của các dịch vụ được chấp thuận đầu tư từ năm 2006. Nhưng đến nay, “công trình thế kỷ” phê duyệt trên địa bàn phường Yết Kiêu, quận Hà Đông vẫn chỉ là một vùng đất trống được quây kín bằng tôn với rác rưởi và cỏ dại.
Trang web của TSQ Việt Nam còn đưa ra rất nhiều thông tin “hot” về dự án thế kỷ này, như: “Với ý tưởng thiết kế độc đáo từ những bó lụa Vạn Phúc, Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây sẽ là điểm nhấn kiến trúc của Thủ đô Hà Nội, một biểu tượng mang đậm tính văn hóa địa phương nhưng có thêm những đường nét mới của cuộc sống hiện đại”.
Tòa tháp gồm 2 tòa nhà cao 45 tầng và 4 tầng hầm; khối đế có diện tích gần 16.000 m2 bố trí khu bán lẻ, nhà hàng, phòng tập, văn phòng cho thuê, nhà trẻ, khu trưng bày văn hóa lụa; khu căn hộ từ tầng 7 đến tầng 43 với hơn 700 căn hộ; tầng 44-45 là 10 căn hộ penthouse. Khu vực đỗ xe và xử lý kỹ thuật được bố trí tại tầng hầm.
Một dự án khác cũng khá long đong là tháp dầu khí 102 tầng tại Mễ Trì, Hà Nội. Tòa tháp chọc trời từng được tuyên bố soán ngôi tòa tháp cao nhất Việt Nam và thứ 2 châu Á này từ khi công bố tới nay đã phải thay đổi liên tục. Theo dự kiến dự án sẽ được khởi công vào quý I/2012.
Công bố chưa được bao lâu, dự án đã phải cắt bỏ còn 79 tầng, sau đó phải thay đổi liên tục chủ đầu tư do nhiều yếu tố khách quan. Số vốn từ hơn 1 tỉ USD theo dự kiến ban đầu giảm xuống còn 600 triệu USD. Mới đây, dự án này cũng đã được chuyển cho một nhà đầu tư khác để tiếp tục dự án.
Cắt giảm quy mô
Phần lớn các dự án chậm tiến độ đều do thiếu nguồn vốn bên cạnh đó là sự khó khăn của thị trưởng BĐS. Đẻ tồn tại không còn cách nào khác, họ buộc phải đề xuất thay đổi hoặc cắt giảm một phần dự án.
Do chi phí giải phóng mặt bằng đội lên tới khoảng 10 lần, nên mới đây chủ đầu tư của siêu dự án Gamuda (Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) đã xin rút khỏi khu B của dự án này. Chủ đầu tư cho hay, do những thay đổi về luật đền bù, chi phí GPMB tăng đột biến từ 20 triệu lên đến khoảng 150 triệu USD chỉ riêng cho Khu B tại thời điểm hiện tại. Do đó, nhà đầu tư không thể tiếp tục ứng trước chi phí này trong khi chính quyền địa phương không thể tiến hành việc GPMB.
Trước đó, chủ đầu tư của siêu dự án này cũng đã đề xuất xin điều chỉnh quy hoạch công viên Yên Sở, bổ sung thêm chức năng nhà ở thương mại.
Siêu dự án vẫn hoành tráng trên giấy |
Siêu dự án ParkCity Hà Nội với quy mô đầu tư lên tới hàng tỷ USD vừa được Tập đoàn Perdana ParkCity (Malaysia) công bố đề xuất điều chỉnh quy hoạch mới. Nếu quy hoạch mới được duyệt, chỉ tính riêng các hạng mục hạ tầng dịch vụ, tiện ích cho khu đô thị ParkCity cũng sẽ tiêu tốn hàng trăm triệu USD của chủ đầu tư. Được biết, trước đó dự án này đã được đổi chủ do phía nhà đầu tư trong nước thoái vốn.
Siêu dự án Deawoo Cleve phải xin điều chỉnh giảm độ cao tại hàng loạt lô đất trong dự án. Như vậy, dự án căn hộ lớn nhất tại phía Tây Hà Nội chỉ còn lại phần lớn là thấp tầng. Hai công trình cao tầng đầu tiên chỉ được xây đến tầng 6 thì doanh nghiệp dừng toàn bộ hoạt động thi công.
Dự án khởi công từ tháng 12/2009. Theo dự kiến ban đầu của Công ty TNHH Hibrand Việt Nam, tòa CT2A và CT2B dự kiến hoàn thành và bàn giao căn hộ cuối tháng 3/2014. Tổng thể dự án (15 tòa dự án) sẽ hoàn thiện vào năm 2018.
Siêu dự án Tây Hồ Tây cũng đang chậm tiến độ vì thiếu vốn đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dự án Tây Hồ Tây có quy mô trên 207 ha, được khởi công giai đoạn I vào tháng 1/2014. Tuy nhiên, thời gian qua, việc triển khai dự án gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng.
Nhìn lại các dự án gắn mác “siêu dự án” cho thấy, thị trường BĐS gặp khó khăn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các chủ đầu tư không còn mạnh bạo trong việc phát triển dự án. Giải pháp hiện nay được đưa ra đối với các dự án đang được triển khai không còn cách nào khác là điều chỉnh quy hoạch, còn các dự án chưa triển khai đang được cơ quan chức năng xem xét thu hồi hoặc chuyển cho nhà đầu tư khác.
Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS, thị trường trong thời gian tới vẫn chưa mấy sáng sủa nên các siêu án này sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức.