Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Đà Nẵng vẫn chưa nắm nghi vấn hối lộ từ nguồn vốn WB


-Đà Nẵng vẫn chưa nắm nghi vấn hối lộ từ nguồn vốn WB
Ngày 9.4, ông Võ Văn Thương, người phát ngôn của UBND TP. Đà Nẵng cho hay, thành phố này chưa nhận được văn bản chính thức nào từ các cơ quan liên quan về việc Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố việc cấm công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) vì đã hối lộ các quan chức địa phương tại các dự án giao thông nông thôn 3 và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.
Nguồn vốn đầu tư cho hai dự án này do WB tài trợ, LBG từng tham gia 2 dự án này.

Thông cáo của WB cho hay, công ty LBG đã trả các khoản tiền có yếu tố hối lộ cho quan chức. Trong khi đó, BGH (Tập đoàn Berger Group Holdings, công ty mẹ của LBG) cũng không giám sát hiệu quả hoạt động của công ty con, do đó cũng phải chịu trách nhiệm.

Dự án Giao thông nông thôn 3 có tổng mức đầu tư 257,22 triệu USD. Trong đó, vốn vay IDA của WB là 203,25 triệu USD; Vương quốc Anh viện trợ 53,97 triệu USD vốn không hoàn lại.

Dự án được triển khai từ tháng 9.2007 và kết thúc vào tháng 6.2014, được triển khai tại 33 tỉnh, thành phố trong cả nước. Dự án đã nâng cấp cải tạo 3.283 km đường huyện, xã; bảo trì được 22.723 km mạng lưới đường huyện.

Tại Đà Nẵng, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng có tổng mức đầu tư 218,471 triệu USD, trong đó WB đã tài trợ từ nguồn vốn ưu đãi đặc biệt 152,438 triệu USD, còn nguồn vốn đối ứng của phía Việt Nam là 66,033 triệu USD.

Dự án bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào tháng 8.2013 với nhiều hạng mục quan trọng như xây dựng 2 tuyến đường giao thông chiến lược nối trung tâm Đà Nẵng với các vùng ven, xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, xây dựng hệ thống thoát nước mưa…

Trả lời báo chí, ông Võ Văn Thương cho hay, đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố nhiều năm qua từ nhiều nguồn vốn như của nhà nước, vốn ODA, của WB, xã hội hóa… đã làm cho diện mạo Đà Nẵng thay đổi. Đà Nẵng được cả nước đánh giá là thành phố phát triển nhanh, hiệu quả về quy hoạch.

Về thông tin có nghi vấn hối lộ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn của WB do công ty Louis Berger Group tham gia, ông Thương cho biết, thành phố mới chỉ nắm thông tin này qua báo chí.

“Chúng tôi chưa nhận được văn bản chính thức nào từ các cơ quan liên quan. Nếu nhận được những thông tin chính thức, chúng tôi sẽ chỉ đạo cụ thể cho các đơn vị kiểm tra và có báo cáo”, ông Thương nói.
Hiện, WB đã công bố cấm LBG tham gia các dự án có vốn của WB trong vòng một năm. Công ty mẹ BGH cũng bị hạn chế đấu thầu các dự án của WB.
>> Đà Nẵng vẫn chưa nắm nghi vấn hối lộ từ nguồn vốn WB
Nghi án nhà thầu Mỹ hối lộ dự án giao thông tại Việt Nam (DT 5-4-15)

***************

-Oxfam lên án chi nhánh IFC của Ngân hàng Thế giới cho vay mờ ám
Hôm qua 02/04/2015, theo AFP, nhiều tổ chức phi chính phủ trong đó có tổ chức quốc tế chống bất công và nghèo đói Oxfam, công bố một báo cáo lên án các hoạt động cho vay mờ ám của IFC, định chế quan trọng nhất thế giới về trợ giúp phát triển. Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam – công ty nhận được tín dụng của IFC - bị chỉ trích đích danh về các hoạt động thâu tóm đất đai và gây ô nhiễm tại Cam Bốt. IFC đứng trước áp lực buộc phải đầu tư vào các dự án đáp ứng « những tiêu chuẩn về xã hội và môi trường ».
Một tuần trước hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới tại Washington, Oxfam và nhiều tổ chức NGO (như Inclusive Development International, Global Witness, Bretton Woods Project…) ra báo cáo mang tên « Những nỗi đau khổ của người khác », tố cáo việc IFC (International Finance Corportation) cấp tín dụng cho nhiều dự án xâm phạm nghiêm trọng các quyền con người, như : tước đoạt đất đai của dân cư địa phương, cưỡng bức di cư, tước đoạt các phương tiện sống căn bản. Các bạo lực thậm chí gây chết người, tại các nước như Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Honduras, Guatemala hay Ấn Độ.
Những hành động này nói trên của IFC trên thực tế khác xa với những mục tiêu mà Ngân hàng Thế giới đề ra là « chấm dứt nạn nghèo khổ cùng cực trong một thế hệ » và cổ vũ cho một« xã hội thịnh vượng được chia sẻ ».
Từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2013, IFC cho vay tổng cộng 36 tỷ đô la, thông qua các cơ sở tài chính trung gian tại các nước đang phát triển. Khoản tiền này tương đương với hơn 50% đầu tư trực tiếp của Ngân hàng Thế giới vào y tế và gấp ba lần tín dụng cho giáo dục.
Theo Oxfam và các tổ chức NGO tham gia báo cáo, IFC cho vay mà không tiến hành các thẩm định đầy đủ, cũng không đánh giá đúng các nguy cơ, thậm chí đánh giá thấp. Giám đốc văn phòng Oxfam tại Washington nhận xét : « Với cách cho vay phát triển mới, IFC thậm chí không biết được phần lớn các khoản tín dụng sẽ đến tay ai, cũng không biết nó làm tốt hay làm hại ». Đối tượng của 62% đầu tư của IFC là các nước đang phát triển.
Trong báo cáo nói trên, có nêu trường hợp công ty Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
Hoàng Anh Gia Lai, thâu tóm đất của nông dân thuộc tỉnh Ratanakkiri, Cam Bốt, và làm ô nhiễm các nguồn nước địa phương. Hoàng Anh Gia Lai nhận được 27 triệu đô la đầu tư từ IFC, qua trung gian của quỹ đầu tư Dragon Capital Group, có trụ sở tại Việt Nam.
Theo bà Natalie Bugalski, giám đốc tư pháp của Inclusive Development International, đồng tác giả báo cáo, công chúng không có bất cứ thông tin nào liên quan đến nơi nhận được tín dụng của « 94% các khoảng đầu tư mạo hiểm của ISF qua các trung gian ».
Theo Le Monde hôm qua, các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngân hàng Thế giới đầu tư « ít hơn, nhưng với chất lượng cao hơn, phù hợp với các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường của mình », và không nên đầu tư vào các dự án mạo hiểm cao, chừng nào chưa cải thiện được khả năng quản trị các rủi ro. Các NGO cũng đề nghị IFC công bố danh tính của các khách hàng và các dự án được thực hiện thông qua môi giới, và IFC cần chấp nhận các thẩm định độc lập. Các yêu cầu cải cách này rất cần thiết, Le Monde nhấn mạnh, khi định chế tài chính quan trọng này dự dịnh « tăng 50% tín dụng tại các quốc gia đang trong xung đột và ở trong tình trạng bấp bênh ».

-WB cấm cửa công ty Mỹ vì liên quan đến tham nhũng tại VN-

Hai dự án mà Công ty Louis Berger liên quan tại Việt Nam đều sử dụng phần lớn vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới, với tổng giá trị gần 500 triệu USD.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa quyết định không cho phép Công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) tham gia vào các dự án sử dụng vốn của mình, do có liên quan đến hành vi tham nhũng trong 2 dự án tại Việt Nam. Thời hạn của việc "cấm cửa" kéo dài một năm, đồng thời công ty mẹ của LBG là Tập đoàn Berger Group Holdings cũng bị hạn chế đấu thầu các dự án của WB.


Hai dự án được WB nêu tên là Giao thông Nông thôn 3 và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở thành phố Đà Nẵng. "Công ty này (LBG) đã trả các khoản tiền có yếu tố tham nhũng cho quan chức. Trong khi đó, BGH cũng không giám sát hiệu quả hoạt động của công ty con, do đó cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của LBG", thông cáo của WB viết.

Ngân hàng thế giới đã yêu cầu công ty LBG tự điều tra trong nội bộ công ty, tìm ra những điểm sai phạm và báo cáo.

Thêm 2 dự án tại Việt Nam dính nghi án tham nhũng khi sử dụng vốn ODA

Theo ông Hồ Tường Huy - Phó trưởng Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà NẵngLouis Berger Grouptham gia nhiều dự án ở Đà Nẵng chứ không riêng công trình mà WB nhắc tới. Một số vụ việc liên quan đến hối lộ của công ty xảy ra trước khi ký hợp đồng dự án với Ban Quản lý các dự án.
“Trong quá trình thiết kế, giám sát ở Đà Nẵng, công ty là một nhà thầu bình thường, đấu và trúng thầu đúng theo quy định. Quá trình làm việc cũng không xảy ra bất ổn nào. Hiện chúng tôi đã kết thúc hợp đồng với công ty này, quyết toán xong mà không có trục trặc gì”, ông Huy nói.
Trao đổi với VnExpress, nguồn tin từ ban quản lý 2 dự án nêu trên đều xác nhận việc Louis Berger Group có tham gia vào các công trình này, chủ yếu với vai trò nhà thầu tư vấn. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về nghi án tham nhũng chưa được đưa ra.
Trước đó, vào cuối năm 2014, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều sai phạm tại một số khâu quan trọng, ít nhiều đã làm giảm hiệu quả đầu tư của Dự án Giao thông Nông thôn 3. Chẳng hạn, hồ sơ khảo sát chưa thực hiện đầy đủ theo quy trình; tại Hưng Yên, nhà thầu tư vấn lập dự án thực hiện khảo sát hiện trường trước khi có quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu và hợp đồng; một số gói thầu bị chậm tiến độ, phải gia hạn thời gian hoàn thành...
Dự án Giao thông nông thôn 3 được thực hiện từ tháng 9/2007 và kết thúc vào tháng 6/2014 có mức đầu từ là 257,224 triệu USD. Trong đó, vốn vay IDA của của WB là 203,25 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Vương quốc Anh (DFID) là 53,97 triệu USD.
Sau gần 7 năm thực hiện tại 33 tỉnh từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ, dự án đã nâng cấp cải tạo 3.283km đường huyện, xã, bảo trì mạng lưới đường huyện đạt 22.723km.
Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2008 và hoàn thành năm 2013, được đầu tư bằng nguồn vốn ODA của WB và vốn đối ứng trong nước. Dự án có tổng mức đầu tư là 218,471 triệu USD. Trong đó, vốn IDA của WB là 152,438 triệu USD và vốn đối ứng trong nước là 66,033 triệu USD.
Mục tiêu của dự án là nâng cao tính hiệu quả và tính bền vững của các dịch vụ đô thị ở thành phố Đà Nẵng thông qua việc nâng cấp đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng môi trường và xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược và tăng cường thể chế trong hoạch định đầu tư và quản lý các dịch vụ đô thị.
Những năm gần đây, nhiều dự án tại Việt Nam bị các nhà tài trợ nước ngoài lên tiếng vì phát hiện tiêu cực. Năm 2008, phía Nhật bắt giữ lãnh đạo Công ty tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương vì hành vi hối lộ hơn 2,4 triệu USD cho nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM - Huỳnh Ngọc Sĩ.
Năm 2012, Đan Mạch tuyên bố từng tạm dừng cấp vốn ODA vì phát hiện các dấu hiệu bất thường về tài chính, với số tiền hơn nửa triệu USD trong 3 dự án.
Đến năm 2014, Nhật bắt giữ Chủ tịch công ty tư vấn giao thông JTC, sau khi ông này nhận tội hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam hơn 700.000 USD để đổi lấy việc trúng thầu gói tư vấn trong Dự án đường sắt đô thị nội đô thành phố Hà Nội. Nhiều lãnh đạo ngành đường sắt đã bị cách chức, khởi tố. ÔngTrần Quốc Đông, nguyên Phó tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam bị truy tố với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Thanh Bình - Nguyễn Đông
VNEXPRESS

WB cấm cửa công ty Mỹ vì dính líu hối lộ ở VN
PLO
(PLO)- Thông tin từ website chính thức của Ngân hàng Thế giới (WB) vào ngày 2-4-2015 cho biết WB đã chính thức ban hành lệnh cấm hoạt động trong vòng một năm đối với Tập đoàn Louis Berger Group, Inc. (LBG, Mỹ) vì dính líu đến các hành vi hối lộ ...
WB cấm cửa công ty Mỹ vì liên quan đến tham nhũng tại VN. Thị...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
WB cấm cửa công ty Mỹ vì liên quan đến tham nhũng tại VNVNExpress

-Báo cáo của WB về một số dự án dành cho VN: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2013/04/25/000442464_20130425103308/Rendered/PDF/741010PAD0P121010Box374388B00OUO090.pdf


-Tám dự án ODA tại Việt Nam bị WB đưa vào danh sách đen
-Dự án giao thông đô thị Hà Nội đứng đầu danh sách đen của WB. (Hình: TBKTSG)
-HÀ NỘI (NV) - Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) vừa công bố danh sách đen (black list) - liệt kê các dự án ODA tại Việt Nam đã vay tiền của World Bank để thực hiện nhưng không đạt yêu cầu của tổ chức này.

Trong danh sách vừa kể của World Bank (WB) có tám dự án đã được đưa vào danh sách đen nhiều năm song vẫn chưa hoàn tất, tỷ lệ giải ngân thấp.



Dẫn đầu là dự án giao thông đô thị thành phố Hà Nội: Nằm trong danh sách đen đã 60 tháng, thời gian thực hiện dự án đã 7 năm nhưng tỷ lệ giải ngân chỉ mới 30%. Kế đó là các dự án: Hiện đại hóa quản lý thuế; Phát triển năng lượng tái tạo; Hệ thống hiện đại hóa khu vực tài chính và quản lý thông tin; Ðại học Việt Ðức; Hỗ trợ quản lý rác thải; Quản lý rác thải công nghiệp; Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án.

Theo tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, tại một cuộc họp của chi nhánh WB ở Việt Nam, ông Keiko Sato - người phụ trách bộ phận quản lý danh mục đầu tư và thực hiện dự án của WB, cảnh báo, số lượng dự án trong danh sách đen đang tăng và các dự án đó càng ngày càng chậm có chuyển biến tích cực.

Ông Sato nhận định, các dự án ODA (tài trợ để hỗ trợ phát triển) trong danh sách đen của WB có nhiều nhược điểm giống nhau, chẳng hạn khởi động khi báo cáo khả thi chưa xong, việc thu hồi đất chưa sẵn sàng, thiếu sự đồng bộ về thiết kế và dự kiến kết quả, vốn đối ứng (vốn do Việt Nam bỏ ra) thiếu hoặc chậm trễ, thiếu rõ ràng về thẩm quyền nên việc ra các quyết định cần thiết khi dự án có vấn đề trở thành chậm chạp.

Theo ông Sato, sau Trung Quốc, Ấn Ðộ và Châu Phi, Việt Nam là khách hàng lớn thứ tư của WB. Tính đến năm nay, WB đang cho vay để thực hiện 52 dự án ODA tại Việt Nam, với tổng vốn cam kết cho vay khoảng 9.7 tỉ Mỹ kim. Tuy nhiên tỉ lệ giải ngân chỉ chừng 18.6%.

Ngoài tám dự án trong danh sách đen, trong 52 dự án ODA tại Việt Nam được WB tài trợ có tới 15.3% thuộc loại rủi ro cao.

Hồi trung tuần tháng trước, ở hội nghị “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam,” WB từng công bố, Việt Nam xếp thứ hai về các khiếu nại tham nhũng. Trong 20 quốc gia có nhiều khiếu nại về tham nhũng nhất, Việt Nam chỉ thua Ấn Ðộ. Theo WB, đa số khiếu nại về tham nhũng tại Việt Nam mà họ nhận được liên quan đến các dự án giao thông và cấp nước, kế đó là các dự án nông nghiệp và năng lượng.

Lúc đó, ông Anders Hjorth Agerskov, đại diện của WB, cho biết thêm, khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ dự án bị khiếu nại về gian lận, tham nhũng cao thứ hai trên toàn cầu (dẫn đầu là Châu Phi) và Việt Nam được coi là “điểm nóng” tại khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương. Ðáng lưu ý là ông Agerskov nhấn mạnh, có thể những con số mà WB công bố vẫn chưa phản ánh toàn bộ thực tế.

Các chuyên gia cho rằng, điểm yếu nhất khiến tham nhũng tại Việt Nam trở thành nghiêm trọng và nan giải là lề lối quản lý những dự án sử dụng vốn ODA.

Trong ba thập niên vừa qua, Việt Nam nhận được các cam kết tài trợ trị giá khoảng 80 tỷ Mỹ kim. Phần lớn nguồn tiền khổng lồ này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế như: phi trường, cảng biển, đường sá... Trên thực tế, những biểu hiện gian lận, tham nhũng tại các dự án đó đang khiến giới tài trợ lo ngại.

Tại hội nghị vừa kể, ông Trần Ðức Lượng, phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, thú nhận, việc phát hiện, xử lý hối lộ-tham nhũng chưa tương xứng vì các dự án sử dụng vốn ODA thường có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật và được thực hiện trong một thời gian dài với sự tham gia của nhiều bên.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến các dự án sử dụng vốn ODA thường phát sinh gian lận, hối lộ-tham nhũng là việc xem các khoản vay ODA như viện trợ không hoàn lại hoặc “đời mình chưa phải lo trả,” nên không chú trọng tới yêu cầu phải sử dụng khoản vốn đó sao cho có hiệu quả.

Viên phó tổng thanh tra chính phủ Việt Nam còn đề cập tới một nguyên nhân nữa là những nhân vật đứng đầu các bộ, ngành, địa phương lo ngại việc công bố, xử lý các sai phạm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ ngoại giao và chính sách hợp tác phát triển với giới tài trợ, thành ra chuyện chống gian lận, hối lộ-tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn ODA không đến đâu. (G.Ð)
Tham nhũng là do Mỹ và phương Tây?
9 tháng 12 2014

VN vẫn thấp trong bảng xếp hạng tham nhũng
3 tháng 12 2014

WB liệt 8 dự án ở VN vào 'danh sách đen'
bbc -11 tháng 2 2015






-Ngân Hàng Thế Giới khó tin chi tiêu của chính quyền Việt Nam
-HÀ NỘI (NV) .- Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) về chi tiêu của chính quyền các địa phương ở Việt Nam. Mức độ tin cậy mà WB dành cho sự chi tiêu của hệ thống này là “thấp”.
Gần như tất cả các công trình hạ tầng tại Việt Nam đều vượt dự toán đến 50%. (Hình: TBKTSG)

Lý do khiến WB không tin cậy chi tiêu của chính quyền các địa phương ở Việt Nam là vì chi tiêu thực tế luôn vượt xa mức chi tiêu đã dược phê duyệt (dự toán). Chẳng hạn trong đầu tư hạ tầng, chi tiêu thực tế thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa thông lệ là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán.

Theo WB, sở dĩ có tình trạng vừa kể là vì hệ thống hành pháp được phép thay đổi dự toán mà không cần hệ thống dân cử xem xét, phê duyệt. Chưa kể, Luật Ngân sách hiện hành cho phép nới rộng chi tiêu so với dự toán bằng cách dùng thêm các dòng tiền cả trong lẫn ngoài ngân sách. Đây cũng là lý do việc sử dụng ngân sách trở thành thiếu minh bạch và chi tiêu trở thành kém hiệu quả.

Tuần trước, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội CSVN từng cảnh báo về tình trạng nợ nần của chính quyền các địa phương đang tăng chóng mặt.

Trong bốn năm từ 2010 đến 2013, nợ nần của chính quyền các địa phương đã tăng gần 5 lần, từ 6,777 tỉ vào năm 2010 lên 30,016 tỉ đồng vào năm 2013. Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội CSVN dự đoán, đến cuối năm nay, khoản nợ này sẽ lên tới 33,500 tỉ và sang năm tới, con số đó sẽ là 38,000 tỉ vì chính quyền nhiều địa phương vẫn tiếp tục phát hành trái phiếu riêng để đầu tư vào các dự án hạ tầng.

Dẫn đầu về nợ nần tăng tăng cao và nhanh là Sài Gòn. Tính đến cuối năm ngoái, chính quyền thành phố Sài Gòn nợ 12,419 tỉ. Trong đó hơn 10,000 tỉ là nợ từ việc phát hành trái phiếu. Số nợ còn lại là vay của Kho bạc Nhà nước.

Chính quyền các địa phương biện bạch, nợ riêng tăng cao và nhanh là chính quyền trung ương không cấp đủ tiền để họ đầu tư vào các dự án. Cũng vì vậy, họ phải huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau và trái phiếu là công cụ mượn nợ được sử dụng nhiều nhất.

Cũng theo chính quyền các địa phương thì những dự án đầu tư thực hiện bằng tiền bán trái phiếu đều vừa mới hoàn thành hoặc đang được thực hiện nên chưa thể xác định hiệu quả.

Trong khi đó, cả Quốc hội của chế độ lẫn nhiều chuyên gia, báo giới, liên tục chỉ trích việc sử dụng các nguồn tiền đi vay như ODA, trái phiếu,… luôn luôn kéo dài, khiến gánh nặng của nợ nần thêm trầm trọng.

Tháng 9 năm ngoái, Kiểm toán Nhà nước công bố một báo cáo, theo đó, do thực hiện chậm chạp, nhiều dự án giao thông và dự án thủy lợi không đáp ứng mục tiêu đầu tư là “giải quyết nhu cầu cấp bách”. Tại Phú Thọ có 25 dự án như vậy. Còn tại Thanh Hóa có 5 dự án không đạt mục tiêu đầu tư...

Chưa kể tại nhiều địa phương, tình trạng nợ các nhà thầu chấp nhận ứng tiền trước để xây dựng các công trình hạ tầng càng ngày càng trầm trọng. Việc chính quyền các địa phương thi nhau phát hành trái phiếu với lãi suất cao, cạnh tranh với hệ thống ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ hàng loạt trong tương lai.

Mới đây, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư của Việt Nam, kể rằng, do Quốc hội yêu cầu ông ta phải cho biết những dự án nào kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã gửi công văn đề nghị các địa phương trong toàn quốc khảo sát – đánh giá các dự án đầu tư bằng ngân sách.

Phản hồi trở lại từ các địa phương trong toàn quốc là “dự án nào cũng hiệu quả’. Khi bị ông Vinh chất vấn, yếu tố “hiệu quả” được đánh giá theo tiêu chí nào (?), lãnh đạo các địa phương trả lời “không hiệu quả chỗ này thì hiệu quả chỗ khác”.

Cuối năm ngoái, chế độ Hà Nội công bố một thống kê về việc sử dụng ngân sách để đầu tư vào các “dự án trọng điểm”. Theo đó, chỉ trong vòng mười năm, Việt Nam đổ tiền xây 20 cảng biển quốc tế, 22 phi trường (có 8 là phi trường quốc tế), 267 khu công nghiệp (trung bình một tỉnh có 4 khu công nghiệp), 18 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu, 1,757 dự án trong các lãnh vực giao thông, thủy lợi và di dân.

Tổng vốn đầu tư cho tất cả các “dự án trọng điểm” ấy ngốn hết khoảng 444 ngàn tỉ đồng và gần như toàn bộ các “dự án trọng điểm” đều bỏ hoang sau khi hoàn tất. (G.Đ)

Tổng số lượt xem trang