Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Su hào, rau muống Sông Nhuệ nhiễm độc

Trời tôi muốn mắc nghẹn, ai chết mặc ai... rau không bán ở đây thì chẳng ảnh hưởng tới họ...
TLQ: -Rau xanh miền Bắc tồn dư hóa chất cao nhất nước

--Su hào, rau muống Sông Nhuệ nhiễm độc
(VnMedia) - Là con sông chứa nước thải của Hà Nội nên sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng từ nhiều năm nay. Vậy nhưng, trên nhiều đoạn sông bốc mùi hôi thối này vẫn được dùng để trồng rau muống.
Sông Nhuệ có chiều dài 70km, điểm bắt đầu từ cống Liên Mạc lấy nước từ sông Hồng, đoạn qua quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và điểm kết thúc tại cống Phủ Lý khi hợp lưu với sông Đáy và sông Châu Giang. Sông Nhuệ là trong bốn kênh tiêu thoát nước quan trọng nhất của thành phố Hà Nội.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện sông Nhuệ đang phải hứng chịu nguồn nước thải từ 700 đầu mối đổ vào với khối lượng 400 nghìn m3 /ngày. Hàm lượng BOD và COD trên sông Nhuệ lớn gấp 3-5 lần so với tiếu chuẩn cho phép loại B đối với nước mặt là nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Báo động tình trạng làm chết dòng sông.


  Ảnh minh họa


 Kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Nhuệ năm 2014 cho thấy các chỉ COD, BODA, NH4+, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước, hàm lượng kim loại nặng đã vượt nhiều lần cho phép


  Ảnh minh họa


 Bùn đen và các tạp chất bẩn quấn quanh ven sông


  Ảnh minh họa





  Ảnh minh họa



 Theo phản ánh của nhiều người dân sinh sống cạnh dòng sông Nhuệ (đoạn chảy qua xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam) có thể nhận thấy mức độ ô nhiễm nặng  của Sông Nhuệ đến mức, toàn bộ số rau muống, củ quả mà người dân trông trên ruộng đã bị thối rữa do hàng ngày họ vẫn lấy nước sông Nhuệ để tưới rau. 



  Ảnh minh họa


  Ảnh minh họa



Theo báo cáo Trường Đại học Y tế công cộng, Cục An toàn thực phẩm và Viện Chăn nuôi quốc tế thì tỷ lệ nhiễm chì và Cadimi (Cd) của cá rô phi khai thác tại đây lần lượt là 100% và 96,3%. Tuy nhiên, hàm lượng Pb và Cd trong mẫu rau muống và cá rô phi đều nằm trong mức cho phép của Bộ Y tế



  Ảnh minh họa



Trên Sông Nhuệ hiện không có bất kỳ loại cá nào có thể sống. Ngoại trừ loại các rửa bể, cá rô phi. Tuy nhiên, người dân sống tại đây cho biết, họ chỉ dùng loại cá này để làm thức ăn cho gia súc.


Khánh An
>> Báo động Sông Nhuệ nhiễm độc nặng 




Rau muống “bẩn” lên phố--Nhưng rau bị ô nhiễm nhưng người ta cũng bán đi Hà Nội chứ có bán ở đây đâu.
CAND 


Càng ở những đoạn mức độ ô nhiễm lớn thì rau càng nhiều. Đặc biệt là ở những miệng cống xả thải của các nhà máy với đầy đủ các chất thải đen, vàng, trắng đục… rau lại càng non và xanh mơn mởn. Dường như được nuôi dưỡng bằng nguồn nước thải công nghiệp này nên nhìn rau muống ở đây rất ngon: màu tía đỏ, ống to, lá xanh thẫm và ngọn vươn dài, mỡ màng như rau muống bè. Và theo tìm hiểu, 100% số rau hái ở đây đều có điểm đến chung là Hà Nội.

Có nhiều nguồn rau xanh đổ về Hà Nội thời gian gần đây không đảm bảo ATVSTP, trong đó có một số lượng lớn rau muống có nguồn gốc ở những vùng bị ô nhiễm nặng. Mang theo nỗi ám ảnh về nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm đầu hè, chúng tôi tìm về khu vực Khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A - Hưng Yên, một trong những địa điểm cung cấp rau xanh cho Hà Nội. Nếu được tận mắt chứng kiến, có lẽ bất kỳ ai cũng không khỏi giật mình.
Kinh hoàng rau muống ô nhiễm


Có mặt tại KCN Phố Nối A mới thấy đúng là ở đây "rau mọc như cỏ". Bắt đầu từ đường 206 rẽ vào Khu công nghiệp trong những mương nước xả thải của các nhà máy là rau muống nhiều vô kể. Càng ở những đoạn mức độ ô nhiễm lớn thì rau càng nhiều. Đặc biệt là ở những miệng cống xả thải của các nhà máy với đầy đủ các chất thải đen, vàng, trắng đục… thì rau lại càng non và xanh mơn mởn.

Tại các miệng cống xả thải như của Nhà máy Bia Hưng Yên, Nhà máy Thức ăn gia súc Thái Dương… Chủ yếu là loại rau muống đỏ mọc tự nhiên, nhưng dường như được nuôi dưỡng bằng nguồn nước thải công nghiệp này nên nhìn rau muống ở đây rất ngon. Có màu hơi tía đỏ nhưng ống to, lá xanh thẫm và ngọn vươn dài, mỡ màng như rau muống bè. Chính những thứ chất thải độc hại ấy là nguồn "vỗ béo" cho những đám muống tự nhiên này.

Chất thải công nghiệp được các nhà máy xả thẳng ra các mương nước thải.




Càng đi sâu vào trong KCN rau muống càng nhiều. Rau muống ở đây mọc tràn lan trên các mương nước thải công nghiệp xung quanh KCN, nhưng tập trung nhiều nhất tại khu vực đường D1. Gần giờ trưa, giữa dòng mương nước đen ngòm, đặc sệt cuối đường D1, đằng sau Nhà máy Chế tạo cơ khí Hòa Phát thuộc xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, không khó cho chúng tôi được tiếp cận với một người phụ nữ với chiếc ủng đến ngang thắt lưng vẫn đang bì bõm lội hái rau.

Trên bờ, chất đằng sau chiếc xe đạp cũ kỹ là cả một bao tải rau mà chị ta đã hái được từ sáng đến giờ. Bằng vài ba câu chuyện tào lao, chúng tôi được biết tên chị là Phạm Thị Dung nhà ở xã Lạc Hồng từ KCN đi sâu vào trong.

Chị Dung cho biết, từ ngày rau muống ở đây mọc nhiều thì chỉ trừ những lúc công việc đồng áng, còn lại ngày nào cũng thế, cứ sáng sớm chị lại ra KCN hái rau đến tận trưa. Mỗi ngày trung bình hái được khoảng 60 mớ để bán buôn cho người ta mang đi tiêu thụ ở Hà Nội. Vào những thời điểm rau đắt thì hái cả ngày. Với giá trung bình từ 1.500 đến 2.000 đồng/mớ. Mỗi ngày cũng có thể kiếm được tiền trăm, nhàn nhã hơn so với bất kỳ công việc chân tay nào.

Tất cả mọi người hái rau ở đây đều bán buôn cho những người buôn rau mang về Hà Nội, chứ chẳng ai bán lẻ cả. Vào những lúc rau đắt thì người ta về tận nơi thu mua. Còn bình thường thì phải hái sau đó mang đến điểm tập kết... Bán cho chúng tôi 2 mớ rau mà chị ta không ngớt miệng khen rau xanh, ngon nhưng khi chúng tôi hỏi chị đã ăn bao giờ chưa, chị lại tảng lờ sang chuyện khác.

Rau muống bẩn vẫn đang được hái để đưa về tiêu thụ tại thị trường Hà Nội.


Chị Nguyễn Thị Hằng (người làng Giai Phạm), một chủ quán bán hàng sát khu vực rau muống mương ô nhiễm đó cho biết, trước đây thấy rau muống ở đây mọc nhiều, lại xanh và non nên nhiều người xung quanh cũng ra hái về ăn. Nhưng rau bị ô nhiễm nặng nên ăn vào nhẹ thì bị "tào tháo đuổi", có trường hợp còn bị ngộ độc thực phẩm nên ai cũng sợ, chẳng ai dám ăn và dám mua cái thứ rau muống từ KCN này. Buổi sáng vẫn rất nhiều người đến hái để bán nhưng người ta cũng bán đi Hà Nội chứ có bán ở đây đâu. Rau muống "bẩn" về phố


Cách Hà Nội chỉ hơn hai chục cây số, những ngọn rau muống "độc" vốn được sinh ra trên vùng nước ô nhiễm nặng này rất dễ dàng để chia thành nhiều tốp ngao du lên phố. Theo như tìm hiểu từ những người đi hái rau được biết 100% số rau hái được ở đây đều có một điểm đến chung đó là Hà Nội. Số rau này lần lượt được bán cất cho các tay buôn rau chủ yếu ở Văn Lâm, Mỹ Hào đưa lên Hà Nội đổ cho các hàng cơm, quán bia và những chợ có mật độ người lao động lớn như: Thanh Nhàn, Phúc Xá, Thành Công… Cũng có một số ít các tay lái rau cũng từ tận Hà Nội về tận nơi lấy hàng vào các buổi sáng sớm.

Vận chuyển rau muống bẩn lên phố.


Theo lời kể của chị Dung, những dịp rau đắt như đợt lũ lụt ở Hà Nội, hay đầu tháng Giêng vừa qua chưa có rau muống, người ở khắp nơi về đây hái rau đông như chảy hội. Đến mức cả KCN rộng thế này mà bói chẳng còn một ngọn rau nào.

Hiện nay có rất nhiều rau muống mọc tự nhiên ở các KCN không đảm bảo VSATTP vẫn được cung cấp cho thị trường mà không hề được kiểm tra, thẩm định nguồn gốc. Người tiêu dùng nên thận trọng khi mua những loại rau này, bởi không khéo lại rước họa vào thân.

Dạo quanh các khu vực chợ đông người ở Hà Nội thì quả thực không khó khăn gì để nhận ra rằng, loại rau ô nhiễm có màu đặc trưng này đang được bày bán công khai. Tìm hiểu từ các bà nội trợ được biết, các chợ ở Hà Nội hiện nay cũng có rau muống trắng nhưng số lượng rất ít mà chủ yếu vẫn chỉ là loại rau muống đỏ. Trong khi đó nguồn gốc các loại rau muống đỏ thì không ai biết xuất xứ từ đâu, hay lại từ các KCN ô nhiễm? Còn ở các quán cơm, quán bia thì những đĩa rau muống xào màu xanh thẫm, xen lẫn màu tía nhạt vẫn được mọi người dùng vô tư mà không hề biết nguồn gốc. Đã có thời mọi người lên án mạnh mẽ rau ô nhiễm ở Thanh Trì, Đông Anh…


Tổng số lượt xem trang