-Về vấn đề công đoàn độc lập của VN trong TPP
Lê Vĩnh
Trong suốt cả năm 2015 vừa qua, nhờ internet đã được phổ cập, tiến trình đàm phán gay go để VN gia nhập Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được theo dõi và bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn internet cũng như trên các phương tiện truyền thông quốc tế và VN ở trong cũng như ngoài nước.
Diễn trình “công đoàn độc lập”:
Một trong những khó khăn nhất của CSVN trong việc gia nhập TPP là các vấn đề về lao động. Các cơ quan truyền thông đã đề cập đến điều này từ rất sớm, đặc biệt là từ lúc tổng Thống Obama đã đề cập vấn đề này trong một bài nói chuyện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) ngày 08/05/2015. Hôm đó ông Obama nói rằng: “Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”.
Đến khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón tại toà Bạch Ốc vào đầu tháng 7/2015 thì người ta đoán được rằng, CSVN trên nguyên tắc hầu như đã phải chấp nhận điều kiện hình thành công đoàn độc lập do phía Mỹ nêu ra.
Những đồn đoán này được ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận một cách mơ hồ trong cuộc phỏng vấn ngày 10/9/2015 về vấn đề “lao động khi tham gia các hiệp ước tự do mậu dịch FTA”. Trong đó ông Kiên nói lên một khía cạnh rất thường bị CSVN xem là “nhạy cảm” hoặc thậm chí bị gán ghép “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”. Chốt lại cuộc phỏng vấn đó, ông Nguyễn Đức Kiên nói: “Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết”. Một câu nói báo hiệu sự thoái lui cực chẳng đã của CSVN.
Sau khi ký kết TPP, ngày 7/10, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cho báo chí ở Hà Nội biết rằng, công đoàn độc lập là điều khoản cuối cùng mà CSVN phải đàm phán gay go với Mỹ trong suốt 5, 6 ngày đàm phán ở Atlanta. Những điều khoản khác đã kết thúc trong kỳ đàm phán ở Hawaii cuối tháng 7.
Phải lược duyệt lại tiến trình về điều khoản “công đoàn độc lập” đối với CSVN trong TPP như trên mới thấy sự “kiên trì cố thủ” của CSVN trên phòng tuyến chống lại quyền tự do công đoàn như thế nào.
Công đoàn độc lập đối với CSVN
Nay thì vấn đề đã nằm trong tay của nhà nước CSVN để trong một thời gian nào đó họ phải cải sửa luật lệ cho phù hợp với điều 19 của thoả ước TPP, một điều khoản hầu như chỉ dành riêng cho CSVN (Mã Lai và Brunei cũng bị ràng buộc bởi chương này, nhưng không bị nặng nề như VN).
Ngày 17/11 vừa qua, trong lúc trả lời chất vấn đề việc thành lập công đoàn độc lập theo TPP, ông Nguyễn Tấn Dũng xác nhận rằng CSVN chấp thuận cho lập công đoàn độc lập theo Luật của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.
Để biết sự xác nhận vừa kể của ông Nguyễn Tấn Dũng bao gồm những gì, thiết tưởng cần biết qua về vài điểm chính yếu trong Điều 19 của TPP mà bác sĩ Hồ Hải dịch trên trang blog của mình.
CHƯƠNG 19: LAO ĐỘNG:
Tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO: International Labour Organization) và các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao động đã được quốc tế công nhận.
Các quốc gia thành viên của TPP nhất trí thông qua và duy trì trong luật của họ và thực hiện các quyền lao động cơ bản được ghi nhận trong Tuyên bố ILO năm 1998, cụ thể là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. Các quốc gia thành viên TPP cũng đồng ý có luật điều chỉnh tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, và sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Những cam kết này cũng áp dụng cho các khu chế xuất. Mười hai quốc gia thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc vi phạm trong việc thực hiện luật của quyền lao động cơ bản nhằm thu hút thương mại, đầu tư, và xé rào để thực thi một cách hiệu quả luật lao động của họ trong một mô hình bền vững hoặc đều đặn làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên TPP.
Mỗi quốc gia trong số 12 thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động quốc tế do mình gây ra.
Các thành viên TPP cũng đồng ý với sự tham gia của công chúng trong việc thực hiện các chương Lao động, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế để có được ý kiến của công chúng.
Qua các điểm chính nêu trên, theo điểm đầu tiên và điểm thứ ba, CSVN sẽ phải thực hiện 3 điểm then chốt sau:
Trong phần lược duyệt đàm phán TPP nêu trên, cuối cùng CSVN đã phải chấp nhận điều khoản về các quyền lao động một cách vô cùng miễn cưỡng. Trong đó những điểm chính là tự do lập hội, đàm phán tập thể và tư pháp công bằng, minh bạch.
Thực ra những điều trên cũng chỉ nằm trong những điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã gia nhập ngày 24/9/1982 nhưng chưa bao giờ CSVN triển khai và thực thi đứng đắn.
Thí dụ như Điều 8 của Công ước vừa quy định:
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm (tóm lược):
a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó;
b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế;
c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác;
d) Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
Khi nhớ lại những điều khoản vừa kể của công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã ký kết nhưng không bao giờ thực thi vì không bị cưỡng hành, người ta sẽ hiểu tại sao CSVN lại “tranh đấu” kịch liệt để tránh điều 19 của TPP, cho đến khi không thể tránh được thì họ mới phải miễn cưỡng chấp nhận. Khác với công ước quốc tế năm 1966 vừa kể, TPP là cái phao cho CSVN bám vào trong lúc kinh tế suy kệt hiện nay, nhưng mọi sự vi phạm đều sẽ bị trừng phạt cụ thể.
Kết luận
Bây giờ “bút đã sa” vào TPP, với kinh nghệm về CSVN người ta đang nói đến việc Hà Nội sẽ cố luồn lách, trì hoãn việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn và tìm cách man trá trong việc thực thi.
Sự “ăn gian” đầu tiên của Hà Nội về vấn đề này bị nhà báo Lê Dung của SBTN phanh phui trong một bài báo trên trang mạng SBTN ngày 11/11 như sau: “Trong lộ trình công bố bản văn đầu tiên của Hiệp định TPP vừa được các cơ quan hữu trách của Việt Nam thực hiện. Chỉ có điều, thành phần được xem là nhạy cảm nhất về chính trị của bản văn này là định chế Công đoàn độc lập, mà giới lãnh đạo chính trị Việt Nam đã phải chấp nhận để đổi lấy một chỗ bên bàn tiệc đứng TPP, vẫn bị những người công bố giấu nhẹm.”
Trong một bài nhận định trên tờ New York Times ngày 21/11 (Pacific Trade and Worker Rights) tác giả bài báo cảnh cáo rằng các quốc gia VN, Mã Lai và Brunei phải sửa đổi luật lao động cho phù hợp thì mới có thể được xuất cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ. Một cảnh cáo khác của bài báo này dành riêng cho CSVN nhằm vào quyền tự do công đoàn và công đoàn độc lập.
Xem ra với TTP Hà Nội khó mà “ăn gian” được khi bị 11 nước khác và chính các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ở ngay VN theo dõi khắt khe.
Diễn trình “công đoàn độc lập”:
Một trong những khó khăn nhất của CSVN trong việc gia nhập TPP là các vấn đề về lao động. Các cơ quan truyền thông đã đề cập đến điều này từ rất sớm, đặc biệt là từ lúc tổng Thống Obama đã đề cập vấn đề này trong một bài nói chuyện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) ngày 08/05/2015. Hôm đó ông Obama nói rằng: “Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”.
Đến khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được tiếp đón tại toà Bạch Ốc vào đầu tháng 7/2015 thì người ta đoán được rằng, CSVN trên nguyên tắc hầu như đã phải chấp nhận điều kiện hình thành công đoàn độc lập do phía Mỹ nêu ra.
Những đồn đoán này được ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội xác nhận một cách mơ hồ trong cuộc phỏng vấn ngày 10/9/2015 về vấn đề “lao động khi tham gia các hiệp ước tự do mậu dịch FTA”. Trong đó ông Kiên nói lên một khía cạnh rất thường bị CSVN xem là “nhạy cảm” hoặc thậm chí bị gán ghép “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch”. Chốt lại cuộc phỏng vấn đó, ông Nguyễn Đức Kiên nói: “Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết”. Một câu nói báo hiệu sự thoái lui cực chẳng đã của CSVN.
Sau khi ký kết TPP, ngày 7/10, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã cho báo chí ở Hà Nội biết rằng, công đoàn độc lập là điều khoản cuối cùng mà CSVN phải đàm phán gay go với Mỹ trong suốt 5, 6 ngày đàm phán ở Atlanta. Những điều khoản khác đã kết thúc trong kỳ đàm phán ở Hawaii cuối tháng 7.
Phải lược duyệt lại tiến trình về điều khoản “công đoàn độc lập” đối với CSVN trong TPP như trên mới thấy sự “kiên trì cố thủ” của CSVN trên phòng tuyến chống lại quyền tự do công đoàn như thế nào.
Công đoàn độc lập đối với CSVN
Nay thì vấn đề đã nằm trong tay của nhà nước CSVN để trong một thời gian nào đó họ phải cải sửa luật lệ cho phù hợp với điều 19 của thoả ước TPP, một điều khoản hầu như chỉ dành riêng cho CSVN (Mã Lai và Brunei cũng bị ràng buộc bởi chương này, nhưng không bị nặng nề như VN).
Ngày 17/11 vừa qua, trong lúc trả lời chất vấn đề việc thành lập công đoàn độc lập theo TPP, ông Nguyễn Tấn Dũng xác nhận rằng CSVN chấp thuận cho lập công đoàn độc lập theo Luật của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.
Để biết sự xác nhận vừa kể của ông Nguyễn Tấn Dũng bao gồm những gì, thiết tưởng cần biết qua về vài điểm chính yếu trong Điều 19 của TPP mà bác sĩ Hồ Hải dịch trên trang blog của mình.
CHƯƠNG 19: LAO ĐỘNG:
Tất cả các quốc gia thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO: International Labour Organization) và các thành viên đã công nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy các quyền của người lao động đã được quốc tế công nhận.
Các quốc gia thành viên của TPP nhất trí thông qua và duy trì trong luật của họ và thực hiện các quyền lao động cơ bản được ghi nhận trong Tuyên bố ILO năm 1998, cụ thể là quyền tự do lập hội và quyền đàm phán tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng bức; bãi bỏ lao động trẻ em và việc cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và loại bỏ phân biệt đối xử trong việc làm. Các quốc gia thành viên TPP cũng đồng ý có luật điều chỉnh tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, và sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Những cam kết này cũng áp dụng cho các khu chế xuất. Mười hai quốc gia thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc vi phạm trong việc thực hiện luật của quyền lao động cơ bản nhằm thu hút thương mại, đầu tư, và xé rào để thực thi một cách hiệu quả luật lao động của họ trong một mô hình bền vững hoặc đều đặn làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các quốc gia thành viên TPP.
Mỗi quốc gia trong số 12 thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động quốc tế do mình gây ra.
Các thành viên TPP cũng đồng ý với sự tham gia của công chúng trong việc thực hiện các chương Lao động, bao gồm cả việc thiết lập cơ chế để có được ý kiến của công chúng.
Qua các điểm chính nêu trên, theo điểm đầu tiên và điểm thứ ba, CSVN sẽ phải thực hiện 3 điểm then chốt sau:
- CSVN buộc phải chấp nhận sự hoạt động công khai của các đoàn thể xã hội dân sự liên quan đến quyền của người lao động, chứ không chỉ quyền lập nghiệp đoàn (quyền tự do lập hội).
- CSVN buộc phải tiến tới việc công nhận công khai quyền đình công, biểu tình, bãi công của công nhân mà hiện nay CSVN tìm cách ngăn cản (quyền đàm phán tập thể).
- CSVN sẽ phải cải sửa về luật lao động và Tổng liên đoàn lao động CSVN thích ứng với ILO. (Bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch).
Trong phần lược duyệt đàm phán TPP nêu trên, cuối cùng CSVN đã phải chấp nhận điều khoản về các quyền lao động một cách vô cùng miễn cưỡng. Trong đó những điểm chính là tự do lập hội, đàm phán tập thể và tư pháp công bằng, minh bạch.
Thực ra những điều trên cũng chỉ nằm trong những điều khoản của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã gia nhập ngày 24/9/1982 nhưng chưa bao giờ CSVN triển khai và thực thi đứng đắn.
Thí dụ như Điều 8 của Công ước vừa quy định:
1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm (tóm lược):
a) Quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn, theo quy chế của tổ chức đó;
b) Quyền của các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn quốc gia được thành lập hay gia nhập các tổ chức công đoàn quốc tế;
c) Quyền của các công đoàn được hoạt động tự do, không bị bất kỳ sự hạn chế nào ngoài những hạn chế do pháp luật quy định và là cần thiết đối với một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do của người khác;
d) Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của mỗi nước.
Khi nhớ lại những điều khoản vừa kể của công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà CSVN đã ký kết nhưng không bao giờ thực thi vì không bị cưỡng hành, người ta sẽ hiểu tại sao CSVN lại “tranh đấu” kịch liệt để tránh điều 19 của TPP, cho đến khi không thể tránh được thì họ mới phải miễn cưỡng chấp nhận. Khác với công ước quốc tế năm 1966 vừa kể, TPP là cái phao cho CSVN bám vào trong lúc kinh tế suy kệt hiện nay, nhưng mọi sự vi phạm đều sẽ bị trừng phạt cụ thể.
Kết luận
Bây giờ “bút đã sa” vào TPP, với kinh nghệm về CSVN người ta đang nói đến việc Hà Nội sẽ cố luồn lách, trì hoãn việc thực hiện quyền tự do thành lập công đoàn và tìm cách man trá trong việc thực thi.
Sự “ăn gian” đầu tiên của Hà Nội về vấn đề này bị nhà báo Lê Dung của SBTN phanh phui trong một bài báo trên trang mạng SBTN ngày 11/11 như sau: “Trong lộ trình công bố bản văn đầu tiên của Hiệp định TPP vừa được các cơ quan hữu trách của Việt Nam thực hiện. Chỉ có điều, thành phần được xem là nhạy cảm nhất về chính trị của bản văn này là định chế Công đoàn độc lập, mà giới lãnh đạo chính trị Việt Nam đã phải chấp nhận để đổi lấy một chỗ bên bàn tiệc đứng TPP, vẫn bị những người công bố giấu nhẹm.”
Trong một bài nhận định trên tờ New York Times ngày 21/11 (Pacific Trade and Worker Rights) tác giả bài báo cảnh cáo rằng các quốc gia VN, Mã Lai và Brunei phải sửa đổi luật lao động cho phù hợp thì mới có thể được xuất cảng miễn thuế vào Hoa Kỳ. Một cảnh cáo khác của bài báo này dành riêng cho CSVN nhằm vào quyền tự do công đoàn và công đoàn độc lập.
Xem ra với TTP Hà Nội khó mà “ăn gian” được khi bị 11 nước khác và chính các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ở ngay VN theo dõi khắt khe.
-TPP: VN đã thỏa thuận với Mỹ những gì?
Hôm 3/8, báo trong nước đồng loạt dẫn thông báo từ Bộ Công Thương Việt Nam cho biết nước này đã hoàn tất đàm phán song phương với 11 nước trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Hoa Kỳ.
Điều này dẫn đến một số ý kiến từ giới chuyên gia cho rằng Hà Nội và Washington đã tìm được tiếng nói chung về những vấn đề vướng mắc lâu nay, trong đó có vấn đề nghiệp đoàn và định nghĩa nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Những thỏa thuận giữa Việt Nam và phía Hoa Kỳ không được tiết lộ rộng rãi trong các bản tin trong nước.
Báo New York Times hôm 3/8 cho biết trong vòng đàm phán tại Hawaii, phía Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ các lợi ích mà các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phản đối lập trường từ Hoa Kỳ và Nhật Bản rằng không nước nào được phép lấy lý do thiếu nguồn lực để không đảm bảo việc thực thi các quy định chung.
"Tôi tin là sau chuyến đi của Tổng bí thư [Đảng Cộng sản Việt Nam] Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ thì lập trường hai bên đã gần nhau hơn và sẵn sàng đi tới thỏa thuận", Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 4/8.
"Tôi cho rằng phía Việt Nam cũng đã hiểu những yêu cầu cơ bản của Hoa Kỳ, thực sự mong muốn tham gia TPP và sẵn sàng có những điều chỉnh cần thiết".
"Về phía Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng họ hiểu Việt Nam hơn qua chuyến thăm của ông Trọng. Có thể thấy họ đã làm hết mức để tổ chức tốt chuyến đi đó, mở đường cho hai bên trong quan hệ kinh tế và giải tỏa những khúc mắc còn lại trong đàm phán TPP".
Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng thông báo hoàn tất đàm phán cho thấy giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã "có sự nhất trí" về vấn đề nghiệp đoàn và kinh tế thị trường.
"Theo những thông tin chúng ta được biết thì cuộc đàm phán bốn ngày tại Hawaii đã được tiến bộ đáng kể và thống nhất được 98%. 2% còn lại chưa thống nhất được nên chưa đi đến ký kết được".
"Theo tôi đây là một trong những chứng minh rằng yêu cầu của TPP là rất cao và quá trình đi đến thống nhất đòi hỏi có những sự nhượng bộ và thỏa hiệp với nhau chứ không thể chỉ là các yêu cầu có tính chất đơn phương của một phía nào đó."
Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ, được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Obama hôm 7/8, cho biết "Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế" cũng như "ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường".Nền kinh tế Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi lớn nhất từ TPP
Xuất khẩu giảm sau TPP?
Thông báo về việc Việt Nam hoàn tất đàm phán song phương được đưa ra giữa lúc một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Việt Nam cho rằng việc tham gia TPP có thể giúp nâng GDP của Việt Nam lên trong thời gian tới, nhưng có thể làm xuất khẩu suy giảm.
Báo cáo của VEPR cho rằng sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ có mức tăng đầu tư lớn nhất trong các nước, tương đương mức tăng của Nhật Bản và gấp đôi mức tăng của Úc, Malaysia, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam có thể sụt giảm do sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP.
Bên cạnh đó, các dòng thuế khi giảm về 0% sẽ khiến doanh thu từ thuế giảm, ảnh hưởng đến thu ngân sách, báo cáo nói thêm.
"TPP là cơ hội và môi trường mới, nhưng là tốt hay xấu thì còn phụ thuộc vào phía Việt Nam", ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, nói với BBC ngày 4/8.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết báo cáo của VEPR "đã có gây tranh cãi".
"Nhiều người đã đặt câu hỏi và bày tỏ sự nghi ngờ về việc xuất khẩu giảm", ông nói.
"Đấy là xét trên quan điểm tĩnh chứ không phải quan điểm động. Nền kinh tế sau khi hội nhập rồi thì sẽ có thay đổi về cấu trúc kinh tế và có thêm đầu tư từ bên ngoài vào, và rất có thể kết quả xuất khẩu sẽ thay đổi."
"Mặc dù vậy, ý kiến này cũng nên được xem xét ở giác độ là việc tăng xuất khẩu Việt Nam có đáp ứng được quy tắc xuất xứ và các yêu cầu rào cản kỹ thuật về thương mại hay và nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm hay không."
"Khả năng tăng xuất khẩu thì có nhưng các doanh nghiệp việt nam có thể tận dụng được đến đâu thì chưa rõ ràng."
-Báo Economist Nhìn Lại TPP
Có chuyện gì to tát đâu? What’s the big deal?
Economist 28.03.2015 Bản dịch: Kevin Bùi
Bài viết giải thích tại sao cơn gió hoảng loạn đã thổi vào cuộc đàm phán thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Các cuộc đàm phán về TPP, một hiệp định thương mại đầy tham vọng nối liền Mỹ, Nhật Bản và mười nước khác – có tổng GDP chiếm tới 40% toàn cầu – đã lỡ quá nhiều kỳ hạn tới mức mà lỡ thêm một lần nữa có vẻ cũng không thành vấn đề. Nhưng các cuộc đối thoại đã tới điểm không thể rút lui. Nếu không có được một thoả thuận trong vài tuần tới, sẽ không có đủ thời gian để hoàn tất TPP trước khi nước Mỹ bị lôi kéo vào chiến dịch tranh cử tổng thống, và tiến bộ sẽ không thể có được cho tới năm 2017. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ cứ khăng khăng rằng hiệp định này đang diễn tiến như kế hoạch. Họ đôi khi có vẻ như đang tự thuyết phục chính mình rằng mục tiêu ấy – giờ đây là cốt lõi của chiến lược của Mỹ, vẫn còn có thể đạt được.
Mức căng thẳng của họ đã tăng cao với sự mất mặt của Mỹ gần đây trước Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), một tổ chức phát triển tài chính đa phương mới do Trung Quốc lãnh đạo. Một số đồng minh thân cận của Mỹ đã đồng ý gia nhập để trở thành thành viên sáng lập, bỏ qua những lời cầu xin của Mỹ hãy tránh xa AIIB như một mối đe doạ tới các tiêu chuẩn toàn cầu. Sau thất bại đó, nước Mỹ cần TPP thành công hơn bao giờ hết. Họ rất có thể hoàn thành điều đó. Tuy nhiên vòng đối thoại gần đây nhất ở Hawaii, dường như đã kết thúc với nhiều bất đồng quan trọng chưa được giải quyết.
Điều này không hề gây ngạc nhiên. TPP được coi là hiệp định “của thế kỷ 21”, bao gồm các cải cách gây tranh cãi trong các lĩnh vực như tài sản trí tuệ, cách đối xử với các công ty nhà nước, các tiêu chuẩn về môi trường và lao động. Nó bao gồm các nền kinh tế ở các giai đoạn phát triển rất khác nhau – từ Peru và Việt Nam cho tới Mỹ và Úc. Và thậm chí với các vấn đề của thế kỷ 20 về thuế nhập khẩu và tiếp cận thị trường, vẫn tồn đọng khoảng cách lớn giữa hai nền kinh tế lớn nhất trong TPP, Mỹ và Nhật Bản. Cả về lĩnh vực nông nghiệp lẫn công nghiệp ô tô, Mỹ đều đòi hỏi những nhượng bộ mà thủ tướng Nhật, ông Shino Abe khó tìm được sự hậu thuẫn chính trị.
Tuy nhiên, các vấn đề khó khăn nhất, lại có thể lại ở chính Washington. Mười một quốc gia còn lại sẽ miễn cưỡng lật những lá bài cuối cho tới khi chính quyền Obama “đẩy nhanh” được Quyền Xúc tiến thương mại (Trade Promotion Authority) từ Quốc hội. Không có TPA, Quốc hội có thể loại bỏ bất kỳ điều khoản thoả thuận nào thay vì thông qua hay bác bỏ toàn bộ hiệp định. Và còn lâu mới có được TPA. Hiệp ước đang đối mặt với các chỉ trích từ cánh hữu đảng Cộng hoà cũng và rất nhiều nghị sỹ đảng Dân chủ. Paul Krugman, nhà kinh tế đoạt giải Nobel- cây viết thường xuyên trên tờ New York Times, đã đánh giá ảnh hưởng kinh tế của TPP là “yếu”. Vào tháng hai (2015), ông đã viết rằng nếu TPP không thành công cũng “không phải chuyện gì lớn”.
Ông Krugman đã sai ở đây. Thất bại trong việc hoàn thành TPP sẽ là đòn khủng khiếp tới các lợi ích của Mỹ với nhiều nguyên do. Bản thân tự do thương mại đã là một lý do. Với việc mất đi các triển vọng để đạt được các thoả hiệp toàn cầu tại WTO, hy vọng của Mỹ nằm ở TPP và xa xôi hơn là các hiệp định xuyên Đại Tây Dương và Đối tác đầu tư với châu Âu. Trong bài phát biểu thông điệp liên bang trước Quốc hội hồi tháng Giêng, Barack Obama nhấn mạnh vào “khu vực phát triển nhanh nhất thế giới”, tức là Châu Á và Thái Bình Dương.
TPP cũng đã trở thành trọng tâm của liên minh quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á – Nhật Bản. Hoàn thành được TPP sẽ cho thấy hai đất nước có thể vượt qua những tranh cãi thương mại vốn luôn luôn là thước đo cho mối quan hệ. TPP cũng được xem là phần cốt yếu trong chiến lược của ông Abe để kéo nền kinh tế Nhật Bản ra khỏi sự trì trệ kéo dài, phần nào dựa vào các cải cách cơ cấu bắt buộc trên nền tảng TPP. Trong tuần qua, ông Obama đã xác nhận lời mời ông Abe tới Nhà Trắng vào ngày 28 tháng 4. Ông Abe cũng sẽ phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Nhưng việc không thể hoàn tất được TPP, cộng với những khó khăn mới trong việc di chuyển một căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Okinawa phía nam Nhật Bản có thể khiến việc công bố ra những lỗ hổng trong tình bạn vĩnh cửu giữa hai nước là không thể tránh khỏi.
Nói rộng hơn, một trọng tâm khoe khoang khác của chính sách ngoại giao Obama, “chuyển trục” hay “ tái cân bằng” các lợi ích của Mỹ về châu Á cũng vậy. Về mặt ngoại giao, điều này luôn có vẻ cho có lệ, vì các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và châu Âu đã làm phân tâm Mỹ. Các yếu tố quân sự tới giờ có vẻ chưa phải rất đáng kể. Và do vậy ngày càng nhiều các nhấn mạnh tới yếu tố kinh tế – chính là TPP. Sau khi đã quảng cáo nó là một biểu tượng Mỹ trong vai trò lãnh đạo khu vực này, Mỹ khó có thể than phiền nếu các nước khác cũng hiểu theo nghĩa này.
Dầu vậy, khi ông Obama trong bài phát biểu Thông điệp liên bang cổ vũ cho TPA, ông đã không bảo vệ nó như là về thương mại toàn cầu, về liên minh với Nhật Bản hay “tái cân bằng” với châu Á. Thay vào đó, ông lập luận rằng TPP là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp Mỹ trước sự cạnh tranh chiến lược từ Trung Quốc, mà theo ông , muốn “thiết lập các quy tắc” trong khu vực.
Trung Quốc hiện tại bị loại trừ khỏi TPP, nhưng đang tham gia đàm phán với 15 quốc gia khác, bao gồm 10 thành viên khối ASEAN, cũng như Ấn Độ và Nhật Bản, về một cái có thể coi là hiệp định thương mại đối lập, gọi là RCEP. Trung Quốc từ lâu đã nghi ngờ rằng TPP được thiết kế để loại trừ nó – một trong các chính sách kiềm toả của Mỹ. Ví dụ, tại sao Việt Nam lại được tham gia? – một số học giả Trung Quốc đặt câu hỏi. Nền kinh tế đó (Việt Nam) cũng thiếu minh bạch và bị bóp méo bởi các doanh nghiệp nhà nước.
Ảo tưởng về cuộc chơi kẻ được người mất
Vậy là cuộc chiến đấu để hoàn tất các hiệp định thương mại dường như đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh chiến lược khác giữa Mỹ và Trung Quốc khi họ đấu nhau để giành ảnh hưởng trong khu vực. Cũng như với thất bại (của Mỹ) với AIIB, điều này là không đáng : Cả hai đất nước đều có lợi từ việc thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu mà TPP lẫn RCEP mang lại. Và Trung Quốc được tự do tham gia TPP nếu họ chấp nhận luật chơi, và điều này là không loại trừ. Giấc mơ ở đây là, cuối cùng thì sự chồng chéo các hiệp định thương mại sẽ hợp nhất một khu vực tự do thương mại rộng lớn bao gồm cả Mỹ lẫn Trung Quốc – dưới hệ thống luật lệ kiểu Mỹ. Vì vậy mỗi nước nên cổ vũ nỗ lực của nước kia. Thất bại trong việc hoàn thành TPP sẽ là thất bại nặng nề về mặt ngoại giao cho Mỹ vì nhiều nguyên do. Chọn cách mô tả TPP như cách chống lại mối hiểm hoạ từ Trung Quốc là thêm vào một lý do không cần thiết: Nó sẽ giống như một thắng lợi của Trung Quốc.
Link gốc : http://www.economist.com/news/asia/21647330-why-whiff-panic-has-entered-americas-pacific-trade-negotiations-whats-big-deal
-Son Tran-
Đến đây, thật khó loại trừ một khả năng: Chính quyền Việt Nam sau khi đạt được vài hợp đồng mua bán vũ khí để tăng cường sức mạnh, một thời kỳ “quay lưng” mới sẽ tiếp diễn nhằm tập trung dập tắt phong trào dân chủ, nhân quyền để bảo vệ chế độ. Một toan tính quen thuộc, không khó nhận ra khi đặt nó bên cạnh các phát ngôn của các quan chức cao cấp liên quan chính sách trước thềm kỳ họp Quốc hội và cơ cấu nhân sự TW đang tới gần.
Lê Diễn Ðức
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống tại Hoa Kỳ trong ngày 4 tháng 11 năm 2014 như một cơn sóng thần mang lại chiến thắng vang đội cho đảng Cộng Hòa với 248 ghế tại Hạ Viện, một đa số đạt được cao nhất từ Chiến Tranh Thế Giới lần thứ II tới nay.
Ðảng Cộng Hòa cũng giành quyền kiểm soát Thượng Viện với ít nhất 52 ghế khi chiến thắng tại các tiểu bang Arkansas, West Virginia, South Dakota, Montana, Colorado, North Carolina và Iowa, tức trong 7 tiểu bang mà đảng Dân Chủ muốn bảo vệ chức thượng nghị sĩ. Khả năng lợi thế này thậm chí còn mở rộng.
Trong cuộc bầu cử này, các cuộc tranh giành ghế thượng nghị sĩ, thống đốc tiểu bang, dân biểu và nghị viên tại các địa phương có đông người Mỹ gốc Việt cư trú cũng diễn ra cũng rất sôi nổi, nếu không nói là quyết liệt, đặc biệt ở Orange County, tiểu bang California và thành phố Houston, tiểu bang Texas.
Tại các khu vực nói trên, mặc dù người Mỹ gốc Việt là sắc dân thiểu số, nhưng lá phiếu của họ có tầm quan trọng cho kết quả của các cuộc bầu cử.
Ở Orange County, bà Janet Nguyễn dẫn đầu cuộc đua căng thẳng vào Thượng Viện tiểu bang California, địa hạt 34, với 63% phiếu ủng hộ, trở thành phụ nữ gốc Việt đầu tiên trong vai trò thượng nghị sĩ tiểu bang trên chính trường Hoa Kỳ sau 40 năm người Việt hiện diện tại đất nước này.
Ở thành phố Houston, tại đơn vị 149, nơi có khoảng 20% cử tri người Mỹ gốc Việt, có hai ứng viên người Mỹ gốc Việt cùng ra tranh ghế dân biểu Quốc Hội tiểu bang Texas. Một là đương kim Dân Biểu Hubert Võ (Ðảng Dân Chủ) và hai là cựu nghị viên thành phố Houston Al Hoàng (Ðảng Cộng Hòa), tức Luật Sư Hoàng Duy Hùng.
Chung cuộc, ông Hubert Võ đã thắng cử nhiệm kỳ thứ 6 với số phiếu bầu 11,711, đạt tỷ lệ 54.61%, ông Al Hoàng thất bại với số phiếu bầu 9,730, đạt tỷ lệ 45.39%.
Trước đó, trong năm qua, ông Al Hoàng đã thất cử chức vụ nghị viên thành phố Houston nhiệm kỳ thứ ba tại đơn vị F, nhường chỗ cho Richard Nguyễn, một người ít được ai biết đến, ngay cả trong các sinh hoạt của cộng đồng.
Có nhiều lý do nhưng một trong nhưng nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thất bại của ông Hoàng Duy Hùng chính là quan điểm chính trị của ông đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Ông Hoàng Duy Hùng chủ trương và công khai thực hiện “tiếp cận và đối thoại” với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, được ông mô tả trong cuốn sách “Cách mạng trắng” của mình. Quan điểm này không những trái với tâm tư, lập trường chung của cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản mà trong thực tế cũng rất ấu trĩ.
Helmut Schmidt (thủ tướng Tây Ðức từ năm 1974 tới 1982) có nói rằng, “Dân chủ là sống với thỏa hiệp. Những ai không biết làm thế nào để thỏa hiệp, sẽ vô ích cho dân chủ.”
Nhìn lại các cuộc cách mạng mùa Thu năm 1989 ở Ðông Âu, trừ Romania, ta thấy tiến trình chuyển hóa từ độc tài tới dân chủ đã diễn ra một cách hòa bình là kết quả của sự thỏa hiệp giữa quần chúng, mà đại diện là phe đối lập, với chính quyền Cộng Sản.
Từ “Hội nghị Bàn Tròn” ở Ba Lan, trong đó Công Ðoàn Ðoàn Kết và nhà cầm quyền Cộng Sản đạt thỏa thuận bầu cử bán tự do đầu tiên trong khối Cộng Sản (ngày 3 tháng 6, 1989), đến “Hội nghị Bàn Ba Góc” của Hungary (ngày 13 tháng 6, 1989) hay việc Bộ Chính Trị và Ủy Ban Trung Ương của đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Thống Nhất Ðức tuyên bố rút lui (ngày 3 tháng 12, 1989), đưa đến cuộc bầu cử tự do và thống nhất nước Ðức sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Tất cả đều dựa trên đối thoại và thỏa hiệp.
Thế nhưng, sự đối thoại, nhượng bộ và thỏa hiệp của các chế độ Cộng Sản là xuất phát từ áp lực mạnh mẽ của phong trào tranh đấu đòi dân chủ của quần chúng.
Các chế độ độc tài vẫn thường bảo vệ sự tồn tại đến cùng bằng bạo lực đàn áp. Chỉ khi hàng trăm ngàn, hàng triệu người xuống đường biểu tình làm tê liệt chế độ, dồn họ vào chân tường không còn sự lựa chọn nào khác, khi ấy họ mới chịu ngồi xuống đối thoại, chia sẻ quyền lực.
Chả thế mà trong ngày 19 tháng 1 năm 1989 Erich Honecker, lãnh tụ Cộng Sản Ðông Ðức, tuyên bố “Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 hoặc cả 100 năm nữa” (Die Mauer wird in 50 oder auch in 100 Jahren noch bestehen). Nhưng bức tường đã bị xóa sổ mười tháng sau đó, ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bằng các cuộc biểu tình phản kháng liên tục trong nhiều tháng, trên khắp Ðông Ðức, từ Leipzig, Drezden tới Berlin...
Ở Việt Nam chỉ mới hình thành manh nha một số nhóm dân sự, hoạt động rời rạc, chưa có có một phong trào tranh đấu xã hội rộng lớn, tỏa khắp, được tổ chức chặt chẽ, chưa có một phe đối lập tương xứng để có thể gây áp lực đối với nhà cầm quyền. Chế độ Cộng Sản đang tồn tại trên thế mạnh hơn nhiều. Trong bối cảnh như vậy mà ông Hoàng Duy Hùng đòi “tiếp cận và đối thoại” thì quả là ngớ ngẩn!
Cộng Sản là bậc thầy của điếm đàng, lật lọng và dối trá. Ðể đạt được mục đích chiêu dụ hiền tài họ sẵn sàng “phun châu nhả ngọc” cám dỗ, ve vãn bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng sau đó thì “vắt chanh bỏ vỏ” hết sức tàn nhẫn. Những kẻ kém bản lĩnh, cả tin rất dễ bị lừa gạt.
Luật Sư Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose năm 2009 về nước dự đại hội Việt kiều được đưa đón bằng xe hụ còi như một nhân vật quan trọng. Khi gặp gỡ Ðỗ Mười và vài người khác trong ban lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Việt Nam ông ta tưởng rằng “người Cộng Sản sẽ lắng nghe, nếu chúng ta biết cách nói.” Giờ thì hẳn ông ta đã thấy rằng, không có sự ngây thơ nào hơn thế!
Trần Văn Trường, một người dám treo cả cờ đỏ sao vàng và ảnh Hồ Chí Minh tại Orange County, trong năm 2005 đã bán tài sản trên đất Mỹ cùng vợ và hai con trở về Việt Nam làm ăn. Cứ tưởng bở, sẽ được đặc ân tiếp đón như một anh hùng! Thế nhưng ông ta đã không thuộc bài, lo lót chưa đủ, cuối cùng bị tòa án tỉnh phong tỏa tài sản và giữ luôn cả số tiền bán cá hơn 1 tỷ đồng. Ước mơ về “xây dựng quê hương” tắt lịm!
Nguyễn Gia Thiều, Việt kiều Pháp, có ý định nhảy vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền thông, bị đánh quỵ bằng 20 năm tù về tội buôn lậu, trốn thuế và nộp phạt 130 tỉ đồng. Ở Việt Nam muốn làm ăn trôi chảy thì phải luồn lách, “bôi trơn” bộ máy, an ninh thừa biết, muốn bắt lúc nào mà chẳng xong. Trong vụ này có 10 cán bộ nhân viên hải quan bị dính.
Cũng trong năm 2005, Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hà Lan, mang về Việt Nam đầu tư khoảng 4 triệu đôla. Khi tài sản lên đến khoảng 20 triệu đôla, thì bị công an cài bẫy. Ông Bình vào tù và tài sản bị cướp trắng. Ông trốn thoát một cách bí hiểm khỏi Việt Nam và đưa vụ việc ra tòa án quốc tế. Nghe chừng khó nuốt nổi cục xương trước Tòa án quốc tế và tránh muối mặt trước dư luận, Hà Nội đã phải tìm cách thỏa hiệp đền bù cho ông Bình với số tiền thiệt hại hơn 100 triệu đôla để chấm dứt tranh tụng.
Phạm Xuân Ẩn, một tình báo viên thượng thặng, người có công lớn với chính quyền Cộng Sản, về cuối đời đã sống trong thất vọng, cay đắng. Người ta nói rằng ông đã trăng trối trước khi chết (năm 2006) rằng, “Ðừng bao giờ chôn tôi gần những người Cộng Sản”!
Ðáng chú hơn có lẽ là Nguyễn Cao Kỳ, cựu phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, trở về Việt Nam cũng muốn “tiếp cận và đối thoại” với chế độ Cộng Sản. Ông Kỳ đã nhầm đau đớn! Những lời đường mật và cử chỉ thân thiết giả tạo của nhà cầm quyền được bộc lộ ngay sau khi ông chết, đó là sự khước từ vô nhân đạo nguyện vọng của ông được chôn tại quê nhà Sơn Tây!
Còn nhiều trường hợp khác ngộ nhận, dại dột về nước “tiếp cận và đối thoại,” thậm chí cộng tác, làm việc cho nhà cầm quyền Cộng Sản, để rồi phải chịu một số phận ê chề, bạc đãi, khi nhận ra thì quá trễ. Triết gia Trần Ðức Thảo, Luật Sư Nguyễn Mạnh Tường hay Luật Sư Ngô Bá Thành là những ví dụ điển hình.
Thiết nghĩ, ông Hoàng Duy Hùng, hai lần thất cử liên tiếp, chắc chắn sẽ rút ra được bài học thiết thực cho bản thân.
Lập trường, quan điếm chính trị của ông Hoàng Duy Hùng, như tôi phân tích ở trên, không thích ứng đã đành, nó còn làm tổn thương đến tình cảm và lý tưởng của một cộng đồng đã liều thân chạy thoát khỏi chế độ cộng sản, mang nặng nỗi đau về mất mát, tổn thất.
Bài học cho ông Hoàng Duy Hùng, nhưng đồng thời cũng là bài học cho những ai còn mơ hồ, ảo tưởng về việc “tiếp cận và đối thoại” với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam khi phong trào tranh đấu dân chủ trong nước chưa đủ mạnh để dồn họ đến bước đường cùng.
Thiên Điểu
* Tác giả gửi bài cho VNTB
* Tác giả gửi bài cho VNTB
“Thứ duy nhất của nhà nước”
Vòng đàm phán gia nhập TPP của Việt Nam đã đi đến hồi kết, khi các vấn đề cuối cùng cũng đã được đặt ra với hai đối tác then chốt là Mỹ và Nhật Bản.
Trước đây, vấn đề cơ chế kinh tế thị trường từng là nút chặn công trình đàm phán ròng rã suốt sáu bảy năm trời, qua hai đời bộ trưởng ngoại giao không xong, đã được chính quyền “phù phép” bằng cách đồng loạt cổ phần hóa các doanh nghiệp của nhà nước, cổ phần hóa cả một số ngân hàng – loại hình kinh tế mà mà dân gian thường mai mỉa “thứ duy nhất của nhà nước” – cho ra đời Luật Doanh nghiệp sửa đổi v.v. nhằm chứng minh Việt Nam chấp nhận chuyển sang mô hình phát triển kinh tế thị trường.
Kết quả việc “phù phép” của chính quyền Việt Nam là sự hình thành một loạt các Tập đoàn, các Tổng công ty dạng Chaebol kiểu Hàn Quốc. Nhưng cũng chính vì chỉ là chiêu trò nên việc cổ phần hóa thực chất là bán danh nghĩa “doanh nghiệp nhà nước” để gom vốn đầu tư bên ngoài nhằm thu lợi. Sau đó vẽ ra hàng loạt các dự án với qui mô vốn khủng để vay nợ. Do đó thay vì là các siêu doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp. Hoạch toán độc lập, cạnh tranh một cách tự do, công bằng đúng theo cơ chế kinh tế thị trường thì các Tập đoàn, Tổng Công ty ở Việt Nam vẫn nằm trong vòng tay của nhà nước. Trở thành những “nhà thầu” với đủ loại ngành nghề khác nhau. là sân sau cho các phe nhóm lợi ích với kiểu biến tướng làm đầu mối cho các chiêu trò tham nhũng, hối lộ. Tẩy rửa các khoản tiền không địa chỉ của giới quan chức.
Các tập đoàn, tổng công ty trong kinh doanh, mô hình “kinh tế thị trường” mà chính quyền nặn ra này đã đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân trở thành B’, Bn’.. trên hầu hết các hợp đồng trong hoạt động kinh doanh. Chỉ trong thời gian hơn 10 năm, không tính số tiền thất thoát do thua lỗ, tham nhũng ở nhóm doanh nghiệp này thì các khoản nợ do nó mang lại nếu chia cho đầu người dân thì ít nhất phải gấp 3-4 lần nợ công! Thành công duy nhất là nó đã giúp chính quyền “qua mặt” nội dung “kinh tế thị trường” với các đối tác để tiến đến vòng cuối gia nhập WTO và tiến tới TPP hiện nay.
Đu dây, cá cược và các trò thế chấp
Có nhiều người nói: Chính quyền Việt Nam luôn thực thi chính sách đối ngoại kiểu đu dây, lúc bên này, lúc bên kia. Trước đây là đu dây giữa Liên Xô và Trung Quốc. Ngày nay là giữa Mỹ, các nước dân chủ và Trung Quốc. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Đúng vì đó là bề nổi của sự thật nhìn thấy được. Chưa đủ vì bản chất các trò đu dây mà chính quyền Việt Nam thực hiện từ 1945 tới nay phải nói thẳng về bản chất là trò chính trị láu cá.
Trong quan hệ chính trị, kinh doanh, việc bỏ cái lợi ít để theo cái lợi nhiều hơn là chuyện bình thường. Nhưng vì cái lợi mà bỏ cả tín nghĩa thì không còn trong giới hạn đạo đức tối thiểu của con người. Điều đáng nói hơn: Các chiêu trò đu dây của chính quyền Việt Nam lại luôn làm mòn đi các giá trị, quyền lợi quốc gia chứ không mang về cho đất nước điều gì có lợi cả.
Ngay trong phe XHCN, chính sách đu dây giữa Liên Xô (sau này là Nga) với Trung Quốc chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến đẫm máu năm 1979. Khi mà nhà cầm quyền Trung Quốc ngoài tham vọng bá quyền cố hữu, bị chuốc thêm cái cay cú khi thấy Việt Nam chấp nhận cho Liên Xô sử dụng cảng Cam Ranh làm căn cứ hậu cần, ký với Liên Xô thành lập Liên doanh Vietsopetro để khai thác dầu khí để trả nợ viện trợ chiến tranh. Nhưng không trả nợ cho Trung Quốc theo đúng chiêu bài độc mình đưa ra: Trả nợ bằng lương thực! Đẩy chính quyền Việt Nam vào thế “không phản cũng chết”. Hậu quả là người dân Việt Nam lãnh nhận cuộc chiến bi thương mà đến nay chính quyền Việt Nam không dám thẳng thắn nhìn nhận!
Trong khi một phần Liên Xô cũng đang rơi vào khủng khoảng dưới sự lãnh đạo của Brêgiơnép, có thể cũng chính trò đu dây là một phần dẫn tới thái độ lừng khừng của Liên Xô trong cuộc chiến Việt – Trung 1979, sau đó là lạnh nhạt tới mức bỏ mặc hoàn toàn Việt Nam trong cuộc chiến 1988 ở Trường Sa với Trung Quốc.
Chắc chắn trong những động cơ của chính quyền Việt Nam khi thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt – Trung , kết thúc tại Hội nghị Thành Đô 1990 không thể không có lý do bởi các toan tính, mặc cả không thành trước thái độ của Nga lúc đó. Một phần phải lo đối nội thời kỳ “hậu Liên Xô” và một phần vì đã chán trò mèo vờn chuột với chính quyền Việt Nam, Nga không còn “mặn mà” chia sẻ với danh nghĩa “phe XHCN”. Từ đó Nga đánh giá quá thấp mức độ yếu hèn, quỳ lụy của Việt Nam nên đành phải chấp nhận rời Cam Ranh chỉ mấy năm sau khi Việt – Trung bình thường hóa quan hệ, dọn đường cho Trung Quốc bắt đầu thực thi âm mưu bành trướng Biển Đông.
Hiểu rõ giá trị chiến lược của Cảng Cam Ranh, chính quyền Việt Nam những muốn lấy nó làm cái giá để mặc cả với Mỹ trong đám phán gia nhập WTO và TTP. Nhưng Trung Quốc sớm “bắt bài”, một mặt cản trở bằng nhiều cách khiến tiến trình vào WTO của Việt Nam bị chậm lại, chặn đứng cơ hội hoàn thành TPP năm 2006. Cái bẫy viện trợ chính thức trói chặt Việt Nam khi được Trung Quốc tung ra đúng thời điểm xảy ra khủng khoảng kinh tế toàn cầu, cho phép Trung Quốc ép chính quyền Việt Nam phải lờ đi cuộc tranh chấp trên biển, im lặng trước việc Trung Quốc xây dựng sân bay quân sự ở Trường Sa, khiến “con bài tẩy” là Vịnh Cam Ranh trở nên mất giá khi sân bay của Trung Quốc ở Trường Sa hoàn thành, đủ điều kiện giúp Trung Quốc có thể khống chế toàn bộ Vịnh Bắc Bộ và phần lớn tầm ảnh hưởng của Cam Ranh.
Chính quyền Mỹ sau nhiều nỗ lực đàm phán về Cam Ranh không thành, mục tiếp thuê dài hạn Phú Quốc và xây dựng kênh hàng hải qua eo biển Thái Lan cũng thất bại, đành đẩy vấn đề nhân quyền và tôn giáo vào vị trí cao hơn, hòng “dạy dỗ” Việt Nam trong cuộc chơi cạnh tranh vai trò địa chính trị ở Đông Nam Á nói riêng và Biển Đông nói chung.
Sự thay đổi trong quan điểm của Mỹ thấy rất rõ ở phản ứng liên quan biến cố gần nhất là qua vụ giàn khoan HY 981. Từ việc Mỹ và các đồng minh liên tục phát đi các tín hiệu ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế nhưng không đạt kết quả.
Trò đu dây của chính quyền Việt Nam một lần nữa được áp dụng khi biết rõ Mỹ và một số nước khác chắc chắn không thể để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông. Tranh chấp liên quan giàn khoan HY 981 cuối cùng chỉ giúp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “vớt lại” một chút uy tín đã gần như không còn khi phát đi các thông điệp cứng rắn với Trung Quốc lúc đầu. Ngay sau đó là các thông điệp khiến cả thế giới ngỡ ngàng, lúng túng đã khiến Mỹ giảm sức ép về nhân quyền và tôn giáo lên Việt Nam, tiến tới dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Đây thực chất là động thái “vớt vát” nhằm tránh lún sâu như vết xe của Nga trước đây, đánh giá thấp các chiêu trò của chính quyền Việt Nam.
Những chuyến đi kiểu con thoi của các lãnh đạo chóp bu Việt Nam hết qua Mỹ lại Trung Quốc, hé lộ một cuộc “làm giá” sôi nổi hòng hưởng lợi. Đẩy Việt Nam vào một khả năng nguy hiểm hơn bao giờ hết, khi không ít các chuyên gia tầm cỡ đã đưa ra các khả năng về một tình huống đụng độ giới hạn giữa Mỹ-Trung trên Biển Đông, kịch bản mà chắc chắn Việt Nam sẽ lãnh chịu hậu quả thảm khốc nhất khi nó xảy ra.
Nhân quyền và vũ khí sát thương – đâu là sự thật?
Việc chính quyền Việt Nam gần đây thả một số tù chính trị gây ra khá nhiều ý kiến, nhận định khác nhau. Trong đó phần lớn đều nghiêng về nhận định cho rằng do áp lực về nhân quyền của Mỹ để đạt thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương. Trên góc độ chủ quan, tôi cho rằng chưa hẳn là như vậy.
Nếu nhìn lại cách hành xử của Mỹ đối với các phong trào dân chủ, nhân quyền ở các nước khác, việc Mỹ gây áp lực để chính quyền nước khác thả tù thì rất nhiều nhưng tiếp nhận tù chính trị được thả tới định cư tại Mỹ thì chỉ có với Việt Nam. Tại sao có sự khác biệt này? Ý nghĩa thật sự của nó là gì?
Trước hết, trên bình diện quan hệ quốc tế, việc thả tù vì áp lực đối ngoại chỉ xảy ra khi ít nhất chính quyền thấy đạt được 3 điều kiện: Không quá nguy hiểm cho chế độ; Không gây hại lớn hơn ảnh hưởng của đối tượng được thả; Khai thông được giá trị trao đổi đã thỏa thuận.
Việc tha tù, đưa tù từ Việt Nam qua Mỹ thì sao? Chắc chắn sức ảnh hưởng của tù nhân đối với chính quyền chỉ còn dưới mức 30% nếu so với vẫn ở trong nước. Phong trào dân chủ, nhân quyền Việt Nam còn quá yếu, với đặc thù văn hóa của người Việt. Còn rất lâu tiến trình dân chủ mới có đủ sức ảnh hưởng, chưa có gì đáng ngại. Đạt được thỏa thuận mua vũ khí, sẽ giúp chính quyền Việt Nam mạnh hơn trong cả đối ngoại lẫn đối nội. Chính quyền Mỹ thừa hiểu các khía cạnh này.
Đối với Mỹ, rõ ràng việc chấp nhận nhận về các tù nhân chính trị Việt Nam chỉ đem lại chút danh dự, không có lợi ích nào khác. Điều hiếm thấy ở phong cách Mỹ.
Mặt khác, mặc dù chính quyền Việt Nam “muối mặt” chấp nhận mang tiếng bị ép để thả tù chính trị, nhưng rõ ràng tình trạng trấn áp những người trong phong trào dân chủ, nhân quyền trong nước gia tăng rất rõ từng ngày. Nhất là nó trùng hợp với chuyến đi khá bất thường của nhân vật Dương Khiết Trì từ Trung Quốc qua Việt Nam. Cho thấy nó chắc chắn là một phần trong kế hoạch đã được tính toán, dự kiến trước từng bị rò rỉ cách đây mấy tháng. Một phần là nước đi mới dưới bàn tay chính quyền Trung Quốc.
Phải chăng phía sau đó còn một lý do khác? Liệu có phải là một kiểu đánh lạc hướng tương tự giàn khoan HY 981 để xây sân bay của Trung Quốc, bật đèn biểu tình để dọn đường cho Trung Quốc trở lại mạnh hơn, hợp lý hơn sau bạo loạn của chính quyền Việt Nam?
Đến đây, thật khó loại trừ một khả năng: Chính quyền Việt Nam sau khi đạt được vài hợp đồng mua bán vũ khí để tăng cường sức mạnh, một thời kỳ “quay lưng” mới sẽ tiếp diễn nhằm tập trung dập tắt phong trào dân chủ, nhân quyền để bảo vệ chế độ. Một toan tính quen thuộc, không khó nhận ra khi đặt nó bên cạnh các phát ngôn của các quan chức cao cấp liên quan chính sách trước thềm kỳ họp Quốc hội và cơ cấu nhân sự TW đang tới gần.
Một bản chất không bao giờ thay đổi!