Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Bất mãn với nhà nước tăng lên ở Việt Nam

-Bất mãn với nhà nước tăng lên ở Việt Nam: Rage Against the State: Discontent Grows in Vietnam (Bloomberg 14-5-15)
Vietnam’s state-owned enterprises were once its biggest employers, the largest revenue earners, the main growth drivers. Now, in criticism rarely seen since Ho Chi Minh’s Communists unified the nation 40 years ago, their dominance in the economy is being debated.

Dissatisfaction with state companies has been simmering in recent years, particularly after the global financial crisis when they were blamed for amassing piles of bad debt that crimped lending. As the government tries to spur economic growth, lawmakers are pressing for a rethink of these firms and greater support for private-sector businesses, instead.

“We need to change our mindset on the concept of state enterprises,” said Tran Du Lich, a member of the National Assembly economic committee and a lawmaker. “The government needs to stop giving preference to state companies and create a more balanced policy for all sectors in the economy.”


The view that the state sector should be taken down in influence is gaining currency decades after the “Doi Moi” reforms of 1986 brought market-oriented change to Vietnam. While Prime Minister Nguyen Tan Dung is aiming for record share sales this year, a leadership transition in 2016 limits the possibility of a complete overhaul of the inefficient and sometimes corrupt state companies that have held back an economy forecast to be among the fastest growing in the region.

State companies’ contribution to Vietnam’s gross domestic product fell to less than a third last year from about 56 percent before the reforms, while the private sector contributed 43 percent to GDP, data from the statistics department showed. SOEs also had only about 10 percent of the total workforce in 2014, while the private sector had 86 percent.
Leading Role

The government has come under increasing pressure to overhaul the system after state-owned Vietnam Shipbuilding Industry Group, now renamed Shipbuilding Industry Corp., defaulted on a $600 million offshore loan in 2010, prompting concern the country’s banking system may collapse. Two former executives at Vietnam National Shipping Lines were sentenced to death in 2013 for embezzlement.

The parliament in 2013 considered a revision to the constitution to remove language stipulating that the state sector will have the “leading role” in the economy. Lawmakers eventually adopted a watered down version that affirmed their dominant position to protect workers’ welfare, they said then.

While the number of state companies has more than halved to about 5,600 now from 12,000 in 1990, they still take up almost half of public investment, tie up 60 percent of bank lending and make up more than half the nation’s bad debt.

“State enterprises are no longer competent enough to play the key role in the economy,” said Le Dang Doanh, an economist and former government adviser in Hanoi. “They use up a lot of resources, but their contribution is not in proportion. The government must encourage private enterprises more for the sake of the economy.”
Limited Resources

Efforts to boost the private sector have yielded mixed results: while foreign investment into Vietnam has surged in recent years, it is directed primarily at export-focused makers of apparel, shoes and electronics. Success elsewhere has been limited, in contrast to the global ascent of Chinese companies including mobile phone maker Xiaomi Corp. and e-commerce firm Alibaba Group Holding Ltd. that also circumvented a system favoring state enterprises.

In Vietnam, government support for private companies is “negligible and inconsistent,” and they face many challenges including limited financial resources as most banks favor state firms, said Hoang Van Dung, vice chairman of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry in Hanoi.
Very Reluctant

Despite the growing resentment of SOEs, there may be little political will to alter the landscape significantly, with a leadership transition looming next year, said Christian Lewis, Asia analyst at Eurasia Group in New York.

“Politicians will be very reluctant to challenge the wealthy and powerful vested interests in the state-owned sector at a time when they need financial backers and backroom influence,” Lewis said. While more companies are being partially privatized, the volume of state ownership is not seeing a precipitous drop, “indicating that the government is not willing to give much ground on ownership and management questions,” he said.

Six of the top 10 companies by market capitalization on the benchmark VN Index are still partly state-owned, compared with four out of five in 2000 when the index was established with five stocks.

Their continued dominance “is evidence that the government doesn’t want to loosen its grip on SOEs,” said Nguyen Dinh Cung, head of the planning and investment ministry’s Central Institute for Economic Management in Hanoi. The government must change its policies and regulations, including tax incentives, to support private companies, he said.

“The state sector is still considered as key for the economy,” Cung said. “That view must be changed since this has affected policy making and left the private sector at a huge disadvantage.”


-20 tác giả rút khỏi Hội Nhà văn Việt Nam
Nhiều tên tuổi của làng viết tuyên bố không muốn tiếp tục là hội viên của Hội Nhà văn.
Ngày 11/5, 20 nhà văn cùng tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn Việt Nam - nơi họ là những hội viên lâu năm. Trong số này có nhiều tên tuổi của văn học trong nước từ hơn nửa thế kỷ qua như: Nguyên Ngọc (Hội viên từ năm 1957), Ý Nhi, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Đỗ Trung Quân... Một trong những lý do được nêu khiến các tên tuổi này quyết định rời bỏ Hội Nhà văn là vì thất vọng với đường hướng hoạt động của Hội hiện nay.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức này.
Trong số 20 nhà văn tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn lần này, nhiều người có tên trong danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập.
Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cho biết, cá nhân bà không có gì mâu thuẫn hay bất mãn với Ban chấp hành Hội. "Các hoạt động của Hội lâu nay không còn tạo sự hứng thú cho sáng tạo của hội viên. Vì vậy, việc hội viên không tiếp tục tham gia cũng là chuyện bình thường", bà Cúc nói.
Nhà văn Thùy Linh bày tỏ: "Chỗ của nhà văn không phải chốn ồn ào. Tôi cần sự cô đơn để suy nghĩ và viết. Vì vậy tôi chia tay Hội Nhà văn. Cũng không cần phải giấy tờ gì. Tôi tuyên bố trên trang cá nhân của tôi là đủ".
Trước sự việc này, nhiều tác giả bày tỏ ý kiến cho rằng, Hội Nhà văn Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức nghề nghiệp. Vì vậy, việc người tham gia thấy không còn đóng góp được cho Hội, hoặc thấy không phù hợp quan điểm sáng tác thì rút khỏi tổ chức hội là điều bình thường.
"Tuy vậy, Hội Nhà văn Việt Nam cũng nên xem lại. Theo tôi, những người rút tên ở đây đều có tác phẩm tốt, tiếng nói của họ trong Hội nhà văn có uy tín lớn. Hội Nhà văn thì phải có người cầm bút xuất sắc ở trong ban chấp hành", nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chia sẻ ý kiến.
Nhà văn Trần Nhã Thụy - thành viên Hội Nhà văn Việt Nam - bày tỏ: "Tôi nghĩ bản chất hội hè thì thế thôi, những ai kỳ vọng vào hội thì sẽ thất vọng vì hội. Với tôi, hội hè chỉ là một cuộc chơi, một trò chơi. Và, nếu để bày tỏ một thái độ, tôi chọn sự im lặng để viết. Tôi nói trong những trang sách của mình".
Trao đổi về việc một số nhà văn tuyên bố rời khỏi hội, ông Đỗ Hàn - Chánh Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam - cho biết, hiện tại văn phòng Hội chưa nhận được bất cứ đơn từ nào từ các tác giả nói trên.
"Nếu Hội nhận được đơn chính thức từ các nhà văn, Hội sẽ căn cứ theo điều lệ hoạt động để giải quyết", ông Hàn cho biết.
Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức của những người Việt Nam hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê bình văn học. Thành lập vào năm 1957, hiện, Hội có khoảng 900 hội viên.
Nhà thơ Hữu Thỉnh là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam 3 khóa liên tiếp (khóa thứ sáu, bảy và tám). Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ chín dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm nay tại Hà Nội.
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2014 / Hội Nhà văn Việt Nam ra mắt Biên niên hoạt động
--



TÔI TỐ CÁO HỘI NHÀ VĂN VIÊT NAM.

Phạm Thành.  
Cứ nghĩ đến Hội Nhà văn Việt Nam cung cấp tài liệu và có văn bản kiến nghị khởi tố Phạm Thành vì cuốn tiểu thuyết “Cò hồn Xã nghĩa” ở dạng bản thảo gửi cho Hội để dự thi là Phạm Thành cứ muốn phát điên lên. Chẵng lẽ ở thế ký 21 ở Việt Nam lại tái diễn màn đấu tố người viết văn như thời đấu tố Nhân văn Giải phẩm từ những năm 1950s của thế kỷ trước, trong khi Hiến phápViệt Nam năm 2013 đã rành rành ghi quyền tự do ngôn luận, báo chí và tư tưởng là quyền căn bản của con người; đồng thời nhà nước Việt Nam cũng đã long trọng cam kết tôn trọng quyền chính trị, dân sự của công dân Việt Nam được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền mang giá trị phổ quát toàn cầu mà nhà nước Việt Nam đã ký kết; đồng thời mới nhất là từ đầu năm 2014 đến nay thủ tướng nước Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng liên tục phát đi thông điệp về quyền làm người của công dân Viêt Nam, như: Dân chủ là nhu cầu của người dân; người dân có quyền làm những gì pháp luập không cấm, vân vân.

Nhưng lại nhớ đến mấy bác nhà văn nổi tiếng, có lương tri, luôn luôn tin tưởng  rằng, “làm gì có chuyện Hội Nhà văn Việt Nam tố giác Pham Thành” làm Phạm Thành không thể “khuất mắt trông coi” mà được. Hơn thế, một bác còn điện thoại cảnh báo Phạm Thành: “ Phạm Thành cẩn thận đấy không chịu tội vu khống đấy”. Một bác lúc đầu tin từ thông tin của mình liền mắng ngay Hội Nhà văn là “Hội mật thám”, nhưng sau qua điện thoại với một cá nhân nào đó ở Hội và điện thoại cho Phạm Thành thì dỏng dạc lên tiếng đình chính “xin lỗi Hội Nhà văn vì không hề có cái công văn đó”.
Nhưng nay bằng văn bản số 03 của Thủ trưởng Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội trả lời khiếu nại của Phạm Thành, xác nhận rõ ràng là Hội Nhà văn đã “cung cấp tài liệu và tố giác” Phạm Thành thì sự thật đã quá rõ ràng, không còn úp úp mở mở hay “cầm xem” hay chưa “cầm xem” nữa. Vì văn bản này là văn bản pháp luật của cơ quan pháp luật. Nó là nguyên nhân để cơ quan pháp luật phát ra giấy Triệu tập, điểm khởi đầu cho hành trinh tố tụng, tiến đến bắt giam và tống tù Phạm Thành.
Sư thật phơi bày đã quá rõ rằng. Nhưng tất cả các nhà văn, Hội Nhà văn Việt Nam đến nay vẫn im lặng. Có lẽ tất cả đều đinh ninh rằng, không hề có chuyện có công văn, có chuyện cung cấp tài liệu tố giác Phạm Thành.
Thưa các bạn, thưa các Hội viên Hội Nhà văn tôn kính. Tôi cũng khó tin như các bạn, các bác. Là vì nó là nhà văn, là Hội nhà văn cơ mà. Hội nào đó có thể làm mật thám chứ Hội Nhà văn thì không thể. Hội là một tập thể các nhà văn hội tụ lại. Mà các nhà văn là những ngươi ưu tú, tinh hoa của dân tộc, chỉ biết nói lên sự thật, bảo vệ sự thật, luôn đem thân mình hiến dâng cho tiến bộ xã hội không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn thế giới kia mà. Mỗi hành vi của họ còn được soi chiếu bởi Điều lệ của Hội kia mà. Họ đâu phải là con ong, cái kiến, thấp cổ bé họng, đâu phải là đám thư lại, đâu phải những con chó giữ nhà cho bất kỳ quyền lực và đồng tiền nào…
Một FB mang tên nhà văn Hiếu Nguyễn vừa mới viết trên tường FB của ông, rằng:
“Đáng sợ quá tỉ lệ người Việt mang tính thú ngày càng nhiều. Không ngày nào trên giải đất hình chữ S này lại không có một vụ người thân, người sơ giết nhau. Đang yêu nhau mâu thuẫn một tý là đập chết rồi đốt xác, xong về ngủ như không có chuyện gì xẩy ra. Bắt con người ta đòi 700 triệu đồng, chưa được cũng giết tươi cháu bé. …và đáng sợ hơn ngay những người đọc báo có lương tâm ở xứ ta giờ cũng cảm chai lỳ, không mấy xúc động trước sự khủng khiếp này. Đơn giản vì sự khủng khiếp quá nhiều và trở thành hiện tượng bình thường. Kinh quá, Khiếp quá. Thảo nào những đại gia lắm tiền nhiều của như bầu Đức đã mang cả vợ con sang Sin ga po để sống. Ôi tổ quốc tôi. Thật đau lòng”.
Việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành chỉ là chuyện “nhỏ như con thỏ” so với những gì là khốn nạn đang từng phút, từng giờ xảy ra ở đất nước “ngàn năm văn hiến” này. Phải chăng nó như vậy là xuất phát từ một nền chính trị ràng buộc con người vào điều ác, một nền văn chương nghệ thuật luôn cổ vũ cho sự ràng buộc vào điều ác ấy mà việc Hội Nhà văn cung cấp tài liệu, tố giác Phạm Thành đã trực tiếp góp tạo nền móng tư tưởng, văn hóa cho sư ra đời, tồn tại và phát triển nên một xã hội khốn khổ, khốn nạn như FB nhà văn Nguyễn Hiếu đã chỉ ra?
Vì vậy:
Thưa các bạn,
Thưa các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tôn kính. Các bác cứ tin đầu nảo của các bác không hề làm cái chuyện mật thám ấy, vui vẻ mà cày cuốc trên cánh đồng cỏ dại mọc lên từ  hoang tàn chiến tranh đi. Riêng tôi, tôi vẫn cứ phải tố cáo Hội của các bác đã vi phạm hiến pháp, pháp luật Việt Nam và vi phạm ngay Điều lệ của Hội nhà các bác. Vì trong 29 điều của Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam không hề có điều nào quy định Hội Nhà văn được quyền cung cấp tài liệu tố cáo một tác phẩm, một người viết văn cho cơ quan An ninh điều tra.
Và hôm nay tôi chính thức  gửi đơn tố cáo Hội Nhà văn của các bác.
Mời các bạn, các bác Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam xem toàn văn đơn tố cáo của Phạm Thành:
P.T
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày     tháng 11 năm 2014
ĐƠN TỐ CÁO
Về việc xâm phạm bí mật cá nhân
Kính gửi: Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam;
Đồng kính gửi: ông Trưởng Ban kiểm tra Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam – Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội;
Đồng kính gửi: Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Khuất Quang Thụy, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam – Địa chỉ:  số 9 Nguyễn Đinh Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  1. Người tố cáo

     Tôi là Phạm Chí Thành, sinh năm 1952.
     Trú tại 121, ngách 128C/27 Đại La, quận Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội.
  1. Người bị tố cáo:
      Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
      Địa chỉ: Số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

  • Nội dung:

     Ngày 21/10/2014, tôi đến làm việc với Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội tại số 54 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội về việc giải quyết đơn khiếu nại của tôi. Tại buổi làm việc Cơ quan An ninh điều tra cho tôi biết về việc: Ông Phạm Chí Thành vào khoảng thời gian tháng 6/2014 đã gửi cho Hội nhà văn Việt Nam tác phẩm “Cò hồn xã nghĩa” để tham dự cuộc thi do Hội tổ chức. Hội nhà văn Việt Nam nhận thấy tác phẩm này có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên đã có văn bản kiến nghị khởi tố và kèm vật chứng là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” của tác giả Phạm Chí Thành gửi Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.
     Ngày 11/11/2014, tôi nhận được văn bản chính thức Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 đề ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội “về việc giải quyết khiếu nại”. Nội dung quyết định, trích:
“ – Cơ quan An ninh điều tra – Công an thành phố Hà Nội nhận được…văn bản của Hội nhà văn Việt Nam…cung cấp thông tin, tài liệu về việc ông Phạm Chí Thành trú tại 121 ngách 128C/27 phố Đại La – phường Đồng Tâm – quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội…”.

     Như vậy, sau buổi làm việc ngày 21/10/2014 với Cơ quan An ninh điều tra và Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014 của Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, tôi có thể khẳng định Hội nhà văn Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hội là người đã sử dụng tác phẩm dự thi của tôi là cuốn “Cò hồn xã nghĩa” để giao nộp cho cơ quan công an thành phố Hà Nội. Hành vi này của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tôi, cụ thể:

  1. Quyền bất khả xâm phạm về bí mật cá nhân quy định tại khoản 1 điều 21 Hiến pháp năm 2013:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
     Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp         luật bảo đảm an toàn.”

  1. Quyền tự do ý kiến dưới hình thức nghệ thuật, quy định tại khoản 2 điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982:
Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
  • Căn cứ khoản 1 điều 12 Luật tố cáo năm 2011;
  • Căn cứ khoản 1 điều 9 Quyết định số 134/2005/QĐ-BNV ngày 15/12/2005 phê duyệt điều lệ (sửa đổi) Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam,

  1. Yêu cầu:

  • Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thu hồi cuốn “Cò hồn xã nghĩa” đã giao nộp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội.

  • Yêu cầu Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam buộc Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam có văn bản xin lỗi tôi vì hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.

Trân trọng,

  • Tài liệu kèm theo:
  • Giấy triệu tập ngày 21/9/2014 (lần thứ Nhất) và số 115 ngày 28/9/2014 (lần thứ Hai)
  • Giấy mời giải quyết đơn khiếu nại ngày 20/10/2014.
  • Quyết định số 03/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 24/10/2014.

Nơi nhận:                                                                        Người làm đơn
  • Như trên;
  • Lưu, 02b.                                                              Phạm Chí Thành


Tổng số lượt xem trang