-Video: Cha đẻ tàu ngầm Yết Kiêu nói về 300 tàu lặn chuẩn bị sản xuất cho Thái Lan
(LĐO) TRƯỜNG SƠN - 3:26 PM, 18/07/2015
Ngay sau khi có tin về việc ông Phan Bội Trân (hay còn gọi là Phan Bội An – Việt kiều Pháp, ngụ Bình Tân, TPHCM) nhận được đơn hàng sản xuất 300 tàu lặn cho đối tác Thái Lan, PV Lao Động đã đến xưởng sản xuất và nghe ông thổ lộ về đơn hàng khiến ông rất vui mừng này.
Theo yêu cầu của ông, toàn bộ hình ảnh tàu lặn mà ông chuẩn bị sang Thái Lan để sản xuất chưa được công bố vào lúc này. Tuy nhiên, ông khẳng định mai sau sản phẩm của ông đi vào hoạt động, ông sẽ nhờ đối tác ghi hình lại và cung cấp. Hiện ông đã chuẩn bị sẵn sàng nhà xưởng, khuôn mẫu, nhà xưởng, nhân công và các điều kiện sản xuất tại Thái Lan. Dự kiến, tuần sau ông sẽ cùng các cộng sự sang bắt tay vào sản xuất.
-Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?
-Đừng để chất xám của người Việt đi phục vụ nước ngoài--
(LĐO) TRƯỜNG SƠN - 3:26 PM, 18/07/2015
Ngay sau khi có tin về việc ông Phan Bội Trân (hay còn gọi là Phan Bội An – Việt kiều Pháp, ngụ Bình Tân, TPHCM) nhận được đơn hàng sản xuất 300 tàu lặn cho đối tác Thái Lan, PV Lao Động đã đến xưởng sản xuất và nghe ông thổ lộ về đơn hàng khiến ông rất vui mừng này.
Theo yêu cầu của ông, toàn bộ hình ảnh tàu lặn mà ông chuẩn bị sang Thái Lan để sản xuất chưa được công bố vào lúc này. Tuy nhiên, ông khẳng định mai sau sản phẩm của ông đi vào hoạt động, ông sẽ nhờ đối tác ghi hình lại và cung cấp. Hiện ông đã chuẩn bị sẵn sàng nhà xưởng, khuôn mẫu, nhà xưởng, nhân công và các điều kiện sản xuất tại Thái Lan. Dự kiến, tuần sau ông sẽ cùng các cộng sự sang bắt tay vào sản xuất.
-Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?
Ông tàu ngầm vừa xuất khẩu 5 chiếc tàu ngầm sang Malaysia tháng trước, ông máy bay hai lúa vừa trở về từ Campuchia với Huân chương đại tướng quân. Cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều nói với Một Thế Giới: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác.
>>Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!
>>Chủ nhân xuất khẩu 5 tàu ngầm thấy 'cô đơn ngậm ngùi'
>>Chủ nhân xuất khẩu 5 tàu ngầm thấy 'cô đơn ngậm ngùi'
Họ đành ngậm ngùi xuất ngoại vì ở Việt Nam, họ không có đất dụng võ. Câu hỏi đặt ra: Điều gì đang khiến chất xám của các nhà khoa học ngậm ngùi xuất ngoại?
Đó là sự ngờ vực và nghi kỵ lớn đến mức khi khởi sự, cả hai ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải đều không ngờ đến. Ông Trân mất 6 năm làm tàu ngầm, ông Hải gần 10 năm làm trực thăng ở trong nước. Nhưng đáng buồn là không ai tin cả hai ông làm được.
Thậm chí nhiều người dè bỉu, nói đầu óc hai ông "không bình thường". Ông Hải nói nhiều lúc rất nản, người bình thường dè bỉu một, nhà khoa học chê bai mười. Buồn nhất là rất nhiều nhà khoa học không hề có phát kiến gì cũng lên tiếng chỉ trích.
Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... con ốc vít.
Ở nước ngoài, ông Hải được khuyến khích làm bất cứ việc gì, từ người bình thường đến lãnh đạo nhà nước đều nhiệt thành ủng hộ. Ở trong nước, nhiều người đố kỵ ra mặt. Có người nói thẳng: “Ông chế hay nhưng đừng chế nữa”.
Còn tàu ngầm của ông Trân, chẳng ai ngó ngàng gì đến. Kể cả khi doanh nghiệp nước ngoài đặt mua tàu ngầm. Ông buộc lòng để đứa con tinh thần của mình ngậm ngùi xuất ngoại.
Đối tác mua tàu ngầm của ông Trân được Chính phủ Malaysia tài trợ đề án khoa học trị giá gấp hàng chục lần giá mua tàu. Ông Hải muốn sang Campuchia làm máy bay, chính phủ nước bạn hỗ trợ động cơ.
Trong khi ở trong nước, họ một mình lụi cụi trong nhà xưởng chật hẹp, không hỗ trợ khuyến khích. Cả hai phải tự bươn chải, làm đủ việc để có kinh phí theo đuổi đam mê của mình.
Sáng chế hoàn thiện, lại phải chạy vạy khắp các cơ quan ban ngành xin giấy phép thử nghiệm, làm hồ sơ xin bằng sáng chế đến nay vẫn chưa được cấp.
Không phải là Việt Nam không có ngân sách khuyến khích sáng tạo khoa học. Nhưng việc nặng nề hành chính khiến những người như ông Trân, ông Hải... gần như bị “cô lập”. Không phải các ông không đủ sức lập đề tài khoa học nhưng sẽ có người đặt vấn đề tư cách khi các ông đề đạt.
Hành chính hóa khiến đội ngũ làm khoa học ở nước ta xem việc sáng chế như một đặc ân của riêng mình. Điều đó làm nảy sinh tâm lý không coi trọng hoặc phủ nhận thành công của người khác.
“Sau khi thử nghiệm sản xuất được tàu ngầm cho du lịch và quân sự, tôi khẳng định Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất được tàu ngầm quân sự!”, ông Phan Bội Trân, người sản xuất chiếc tàu ngầm du lịch đầu tiên của Việt Nam và đã thực hiện dự án tàu quân sự, nói.
Chúng ta đang có lực lượng làm khoa học hùng hậu gồm 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Chúng ta đều đặn rót tiền vào những đề tài, đề án khoa học ở mọi cấp với chi phí không hề nhỏ nhưng chưa làm nổi... một con ốc vít.
Ở một nước nông nghiệp, nhưng gần như tất cả máy móc đều nhập khẩu, còn lại do chính những người nông dân sáng chế. Từ máy tuốt lúa đến gặt đập, từ máy diệt rầy đến máy gieo trồng... đều từ tay nông dân làm ra, không hề có bóng dáng của nhà khoa học!?
Trong khi những phát kiến lớn như tàu ngầm ông Trân và máy bay ông Hải không những không được hỗ trợ mà còn gặp quá nhiều rào cản từ thủ tục và định kiến của các “nhà khoa học”.
Nói cho cam, ông Hải làm máy bay ở Việt Nam, được tặng một bằng khen rồi khuyên...đừng làm nữa. Ông xuất ngoại làm xe bọc thép được đối xử như một vị tướng quân thật sự ở Campuchia.
Nhưng ông nói, đó không phải là điều khiến ông muốn xuất ngoại. Cái làm ông phấn khích là làm khoa học ở Campuchia rất sòng phẳng, không cần biết anh là nhà khoa học hay nông dân. Cứ có sáng chế là được công nhận. Không có kiểu nhà khoa học trắng phát kiến và chuyên quản lý hành chính như xứ mình.
Từ chuyện tàu ngầm đến xe bọc thép, dễ thấy chính sách khoa học ở ta rất ì ạch, cứng nhắc và lạc hậu. Đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến "chảy máu chất xám" ngày một báo động.
Không có khoa học chính danh hay khoa học ngoài luồng. Điều xã hội cần là những sáng chế phục vụ con người. Hãy tôn vinh sáng chế để khuyến khích khoa học thay vì hành chính hóa việc làm khoa học chỉ để phục vụ "những cái đầu sáo rỗng".
Kiến Giang
-Đừng để chất xám của người Việt đi phục vụ nước ngoài--
Chế tạo máy, đưa ra qui trình trồng mỳ (sắn), rồi tham gia sửa chữa xe bọc thép đến chế tạo xe bọc thép mới với những tính năng đặc biệt phù hợp với khu vực Đông Nam Á, hai cha con ông Trần Quốc Hải- Trần Quốc Thanh được Vương Quốc Kampuchia trao tặng huân chương Đại tướng quân.
Sự kiện này được truyền thông Việt Nam loan tin khá nhiều và cư dân mạng xôn xao bình luận về việc nguồn chất xám không được trọng dụng để phục vụ đất nước; trong khi đó nước ngoài lại biết trân trọng những đóng góp khoa học như thế.
Trong chương trình Khoa học- Môi trường hôm nay, Gia Minh nói chuyện với ông Trần Quốc Hải. Từ xưởng của gia đình ở ấp 2, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, ‘nhà khoa học chân đất’ Trần Quốc Hải mở đầu câu chuyện với thời điểm nhận được huân chương Đại tướng quân của Kampuchia:
Ông Trần Quốc Hải: Vào ngày 13 tháng 10 năm 2014.
Gia Minh: Được danh hiệu đó do giúp cho Kampuchia những gì?
Ông Trần Quốc Hải: Thứ nhất tôi cơ giới hóa cây mỳ cho Kampuchia, thứ nhì tôi nâng cấp, sửa chữa xe bọc thép cho quân đội Kampuchia và sau cùng là chế tạo một chiếc xe bọc thép với tính năng mới, đặc thù riêng, tác chiến ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Kampuchia.
Gia Minh: Có ba đóng góp cho họ như vậy; nhưng trước hết việc cơ giới hóa canh tác cây mỳ rất cần cho nông dân, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Ông Trần Quốc Hải: Từ hồi nào giờ, cây mỳ tại vùng Đông Dương này đều canh tác bằng tay; như thế hiệu suất thấp. Tôi chế tạo ra máy trồng mỳ, chăm sóc cỏ, bón phân bằng máy thích hợp với vùng Đông Nam á. Ở Kampuchia người ta cần trồng mỳ vì bây giờ nhu cầu rất lớn, họ đọc qua mạng và thấy nên cử một ông trung tướng ( tên Soy Narit) xuống tiếp xúc mua bán với tôi và tôi chuyển giao công nghệ cho họ. Họ ứng dụng tại tỉnh Kompong Speu thuộc Lữ đoàn 70.
Gia Minh: Công nghệ này có được ứng dụng tại khu vực Tây Ninh ra sao không?
Ông Trần Quốc Hải: Có ứng dụng trồng đại trà trên 64 héc ta, kết quả thu được rất lớn, tức trên một héc ta thu được hơn 80 tấn. Cách nhà tôi khoảng 10 cây số, diện tích đất lâm nghiệp đó do anh Bình quản lý, tôi cung cấp máy cho anh ta, sau đó tôi và anh Bình tìm ra một qui trình mới canh tác khác xa so với truyền thống, tập tục của ông bà mình. Tức trồng bằng máy, thu hoạch bằng máy, bón phân, chăm sóc bằng máy, bỏ qua giai đoạn phun thuốc sát trùng, máy móc thay thế. Máy móc rất dễ sử dụng, trình độ của người nông dân tiếp xúc rất dễ dàng. Hiện nay anh Bình đang thu hoạch và bình quân trên 80 tấn một héc ta.
Gia Minh: Công nghệ này có được sở và bộ nông nghiệp công nhận không và có được áp dụng cho nơi nào khác không?
Ông Trần Quốc Hải: các bộ, ban ngành công nghệ đã công nhận một phần rồi. Ví dụ như máy trồng mỳ đã được sở khoa học- công nghệ công nhận. Và qui trình trồng mỳ thì họ nói cứ quay video clip lại, sở khoa học- công nghệ sẽ cử người xuống để đăng lý sở hữu trí tuệ.
Gia đình ông Trần Quốc Hải bên cạnh những chiếc xe của hai cha con ông sửa chữa và chế tạo
Gia Minh: Đã lâu rồi và mang sang ứng dụng bên Kampuchia mà chưa đăng ký?
Ông Trần Quốc Hải: Quan niệm của tôi muốn làm ra máy móc để sản xuất nhiều lương thực cho con người, tôi không muốn dành riêng cho tôi. Tôi đọc trên mạng thấy rằng cây mỳ hiện là cây chủ lực ở quê hương tôi nhưng cũng rất cần để cứu đói thế giới trong chương trình của Bill Gates. Tôi là người đam mê khoa học, tôi cũng muốn đóng góp một phần vào chương trình này nên tôi đặc biệt nghiên cứu về cây mỳ và những máy móc liên quan để sau khi thành công tôi sẽ tặng máy móc và qui trình của công nghệ này cho chương trình của Bill Gates nhằm cứu đói người Phi Châu. Trước đây từng có ông Võ Tòng Xuân đại diện cho chương trình của Bill Gates ở Nigeria có tiếp xúc với tôi nhưng do lúc đó qui trình chưa hoàn chỉnh thành ra tôi chưa hợp tác được. Bây giờ qui trình đó đã thành công rồi, tôi muốn đóng góp cho chương trình của Bill Gatges, tôi muốn san xẻ- trong khi mình no mà người ta đói thì mình là con người với con người phải có sự chia sẻ.
Gia Minh: Từ lĩnh vực máy móc nông nghiệp, sao ông lại chuyển sang lĩnh vực sửa chữa xe bọc thép cho Kampuchia và làm ra xe bọc thép mới như thế?
Ông Trần Quốc Hải: Sau khi tôi chuyển giao công nghệ trồng mỳ cho Kampuchia, tôi ở Lữ đoàn 70 tại đó có những xe bọc thép do Liên Xô chế tạo và hay bị hỏng hóc vì Liên xô chế tạo không phù hợp điều kiện nhiệt đới. Liên Xô, Ukraina và Việt Nam tham gia sửa chữa những xe đó. Họ ( Kampuchia) rất phàn nàn; chuyện Liên xô và Ukraina thì tôi không quan tâm, nhưng khi họ phàn nàn vấn đề chuyên gia Việt Nam sửa chữa xong, quay lưng đi thì xe lại hư. Tôi là người Việt Nam nên tôi tự ái, hơn nữa tôi biết cơ khí nên tôi sửa một số xe cho họ. Sau đó tôi nghiên cứu và thấy xe Liên xô chế tạo không phù hợp với chiến trường, thời tiết Đông Dương. Tốt hơn hết nên cải tiến động cơ diesel và chế tạo lại cho phù hợp với vùng nhiệt đới. Họ nhất trí, đầu tiên tôi sửa chữa, nâng cấp. Sau khi nâng cấp được 11 chiếc thì những nhà khoa học và các tướng lãnh Kampuchia nói rằng chiếc xe BTR60 với những chiếc ( không nghe rõ) không phù hợp với chiến trường Đông Dương dẫn đến hay hỏng hóc; nên tìm giải pháp mới chế tạo cho phù hợp. Sau đó mới cho ra đời chiếc xe đầu tiên của Kampuchia.
Gia Minh: Người ta hổ trợ những gì về nguyên, vật liệu và phương pháp, nhà máy sản xuất ra sao?
Ông Trần Quốc Hải: Họ xin ý kiến của ông Pol Saroun tổng tư lệnh quân đội và thủ tướng Hun Sen. Lữ đoàn 70 được sự giúp đỡ vô hạn định. Công cụ máy móc thì tối thiểu nhưng chúng tôi phải làm việc tối đa. Nghĩa là lấy trí thông minh, sức lực con người để khắc phục vấn đề máy móc, nhà máy.
Gia Minh: Xe chế tạo ra rồi và bản quyền thuộc về ai?
Ông Trần Quốc Hải: Đã qua thử nghiệm một cách chặt chẽ, quân đội Kampuchia đã nghiệm thu. Lữ đoàn 70 và bản thân tôi được đích thân thủ tướng Hun Sen khen thưởng. Bản quyền tất nhiên thuộc Kampuchia, bởi vì tất cả vật chất, tiền bạn, con người phía Kampuchia bỏ ra, tôi chỉ đóng góp một phần thôi.
Gia Minh: Và công trình đó phải mất bao lâu mới ra sản phẩm?
Ông Trần Quốc Hải: Chiếc xe mới chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa chế tạo trong bốn tháng.
Gia Minh: Mới trong năm nay thôi. Và trước đây cũng được biết ông có kế hoạch chế tạo máy bay, kế hoạch đó đến nay ra sao rồi?
Ông Trần Quốc Hải: Kế hoạch chế máy bay do luật pháp Việt Nam ràng buộc quá nên tôi không thể thực hiện được. Sau đó Viện Bảo tàng O’Mally ở New York đề nghị mua lại để triển lãm nên tôi đã bán cho viện bảo tàng đó rồi.
Gia Minh: Ông có thể tiết lộ họ mua với giá bao nhiêu?
Ông Trần Quốc Hải: Tôi có thể nói rõ ràng họ mua với giá ưu đãi. Đó chính là động lực thúc đẩy cho tôi làm khoa học và tôi có một số vốn kha khá để tiếp tục công trỉnh của tôi. Tôi rất cám ơn Viện bảo tàng O’Mally.
Gia Minh: Ông nói muốn tiếp tục công trình là công trình nào?
Ông Trần Quốc Hải: Công trình máy bay trực thăng. Các quan chức Kampuchia họ có đề nghị tôi tới đây chế tạo mới ở Kampuchia. Họ sẽ lo thủ tục, giấy tờ đồng thời họ lo một phần về vật chất cho tôi. Tới đây tôi sẽ chế trực thăng trên tiêu chí mới chứ không chế theo kiểu cũ nữa. Vì sau này, cách đây 10 năm tôi có một số ý tưởng mới. Ví dụ sau này tôi chế chiếc trực thăng với tiêu chí chiếc ô tô, giá cả phù hợp và khi bay nếu động cơ có sự cố rơi thì không chết phi hành đoàn.
Gia Minh: Nhưng vì sao không thực hiện ở Việt Nam mà sang thực hiện ở Kampuchia?
Ông Trần Quốc Hải: Ở Việt Nam rào cản về hành chính rất lớn, hơn nữa cũng không quan tâm đến khoa học- kỹ thuật. Kampuchia khác với Việt Nam; tức anh làm được một công trình khoa học thì được chính phủ, Nhà nước hoan nghênh và công nhận là nhà khoa học. Ví dụ khi tôi nâng cấp, cải tiến xe bọc thép xong họ công nhận tôi là nhà khoa học quân sự. Ở Việt Nam các nhà khoa học không làm được công trình nào cả, còn người làm thì bị gán cho tên ‘Hai Lúa’ như tôi. Quan điểm khác nhau nên mình thấy chỗ nào phù hợp mình đến. Khoa học không có biên giới, chỗ nào chính sách phù hợp với mình, điều kiện tốt với mình thì mình đến đó chế tạo.Biết đâu 5,7, 10 năm nữa tôi thành công và Việt Nam cần thì tôi bán về Việt Nam. Làm khoa học rất hay: ‘tổ quốc không biên giới’.
Gia Minh: Ở Việt Nam ngoài ông ra cũng có một số người chế tạo trực thăng, tàu ngầm ở Hà Nội, Sài Gòn; ông có quen biết và liên lạc với họ để cùng chia xẻ không?
Ông Trần Quốc Hải: Rõ ràng họ đi vào con đường mà tôi bị vấp phải trước đây, tôi là một bài học, một kinh nghiệm cho họ. Tôi may mắn hơn họ vì được Vương quốc Kampuchia trọng dụng. Tới bây giờ tôi cũng chưa có điều kiện để liên lạc, vì mỗi ngành nghề mỗi khác nhau, quan điểm cũng khác nhau nên chưa tìm được tiếng nói chung.
Gia Minh: Xin ông chia xẻ trước đây ông có học về cơ khí… ở trường học, đơn vị nào?
Ông Trần Quốc Hải: Tôi xin nói con người làm gì khác thiên hạ cũng là định mệnh, số mệnh do Ông Trời khiến. Có một số cái có thể học được, có một số cái không thể học được. Tôi chế trên nguyên lý của người khác, nhưng về bản chất hoàn toàn khác: học cũng là học cái đã rồi, đọc cũng là đọc cái đã qua, chỉ có lao động mới tìm ra cái mới. Đó là nguyên lý của tôi. Tôi có đến trường đại học để học chế xe bọc thép phù hợp với chiến trường Đông Dương , chế qui trình trồng mỳ để thay đổi tập quán của ông cha từ lâu đời, làm ra nhiều lương thực, giải phóng cho con người thì không đại học nào dạy được. Nếu các đại học dạy được như thế thì dân Phi châu không đói, dân châu Á không đói.
Gia Minh: Con của ông có học hành qua trường lớp thế nào không?
Ông Trần Quốc Hải: Con tôi học hết lớp 12 và sau sự kiện ‘máy bay’ đó thì cháu qua Mỹ với tôi. Chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân đạo ở đó sẵn sàng nuôi nấng cho cháu đi học, nhưng cháu thấy giáo dục theo kiểu ‘từ chương’ không phù hợp với cháu nên sau đó 3 tháng cháu đi về Việt Nam. Cháu cũng học những thực tiễn như tôi và bây giờ cũng có tay nghề nhất định. Vương quốc Kampuchia cũng công nhận cháu ở trình độ kỹ sư. Cháu cũng có đóng góp cho Kampuchia và Việt Nam nhiều.
Gia Minh: Những đóng góp của cháu là gì?
Ông Trần Quốc Hải: Ví dụ cháu kết hợp với tôi trong qui trình canh tác cây mỳ, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, bảo vệ môi trường. Rồi máy phun thuốc cao su. Ở Kampuchia cháu cùng tôi trao đổi, truyền đạt lại qui trình trồng mỳ và cũng cùng tôi nâng cấp, chế tạo xe bọc thép, chế tạo xe bọc thép mới.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn các bạn trong chương trình kỳ tới.