-Chuyến đi Mỹ của ông Trọng ‘vẫn còn giới hạn’
Một nhà báo nước ngoài nhận định rằng chuyến đi của Tổng Bí thư ĐCSVN chưa có tính cột mốc lớn như một số người nhận định.
Trong bài “ Những giới hạn trong quan hệ Mỹ Việt từ chuyến đi của Lãnh đạo Đảng Cộng sản”, nhà báo Shawn W. Crispin mở đầu nói về những hàng tít trên truyền thông nói chung cho rằng đây là chuyến đi cột mốc lịch sử làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước cựu thù.
Tuy nhiên "ngoài những cử chỉ ngoại giao, ông Trọng trở về Hà Nội mang theo nhượng bộ quân sự chưa đáng kể tại một thời điểm Việt Nam đang có nhu cầu chiến lược.”
Theo tác giả, hai bên chưa đạt được tiến bộ trong việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vận vũ khí sát thương mà Washington vẫn áp đặt do thực trạng nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.
Giới phân tích trước đó dự kiến việc gỡ bỏ lệnh cấm vận là tiêu điểm trong nghị trình họp và có thể thậm chí được tuyên bố trong chuyến thăm Mỹ của ông Trọng.
Tuy nhiên các thỏa thuận từ cuộc họp thúc đẩy hơn nữa cho “quan hệ đối tác toàn diện" hiện vẫn mang tính biểu tượng vốn được hai bên ký từ năm 2013.
Về mặt quân sự, hai bên đã thống nhất một bản ghi nhớ mở đường cho việc hợp tác để Việt Nam tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc trong tương lai.Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter thăm Việt Nam hồi tháng Sáu năm nay.
Tác giả cho biết báo New York Times đưa tin về thỏa thuận chưa thật rõ ràng về "khả năng cùng sản xuất" các thiết bị và công nghệ quốc phòng mà hai bên không công bố chi tiết, cũng như tăng cường các hoạt động hải quân chung nhiều hơn nữa.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết hai bên đang lo ngại về diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhưng thừa nhận cần "kiềm chế những hành động đó sẽ làm căng thẳng" và bác bỏ các hành động "lấn lướt, đe dọa, và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực."
“Các thỏa thuận quốc phòng công bố trong chuyến thăm của ông Trọng sẽ không tăng cường đáng kể việc phô trương sức mạnh hoặc năng lực răn đe của Việt Nam trong bối cảnh ngày càng có nhiều tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc,” tác giả nhận định.
“Người ta tin rằng Hà Nội rất muốn có phi cơ do thám P-3 Orion do Mỹ chế tạo, máy bay không người lái và tàu tuần tra cao tốc có gắn súng để đối phó với Trung Quốc – mà những hạng mục này vẫn còn còn bị cấm mua theo lệnh cấm bán vũ khí hiện nay của Hoa Kỳ.”
Một bài báo gần đây của Reuters trích dẫn "nguồn tin trong ngành" nói Việt Nam đang thảo luận với chi nhánh quốc phòng của công ty Saab của Thụy Điện, hãng Airbus, và Boeing của Mỹ để mua máy bay phản lực, máy bay tuần tra và bay không người lái không gắn vũ khí.Nhân quyền vẫn là chủ đề hai bên chưa khai thông được những bất đồng chính.
Việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội một phần là do thực trạng nhân quyền của Hà Nội với ít nhất 150 tù nhân chính trị, theo Human Rights Watch mà nhiều người trong số này là những nhà hoạt động bị kết án về tội chống nhà nước khi biểu tình chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Ông Obama nói với các phóng viên, ông đã thảo luận "thẳng thắn" với ông Trọng về các chủ đề nhân quyền, nhưng không có dấu hiệu đột phá.
Cuộc gặp giữa ông Trọng và ông Obama cũng không xúc tiến thêm được lời kêu gọi của Mỹ cho tiếp cận ưu đãi cảng biển nước sâu của Việt Nam tại Vịnh Cam Ranh.
Theo tác giả, với lệnh cấm bán vũ khí của Hoa Kỳ vẫn y nguyên, Việt Nam sẽ tiếp tục dựa vào đồng minh tử kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh là Nga trên phương diện phòng thủ, với sáu tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, được cho là đội tàu ngầm tiên tiến nhất ở Đông Nam Á.
“Trong khi Việt Nam có thể mong muốn nâng cấp từ vũ khí Nga lên vũ khí Mỹ, chuyến thăm mang tính biểu tượng của ông Trọng cho thấy vẫn còn chướng ngại vật khó vượt trong một mối quan hệ chiến lược thực sự đầy đủ và toàn diện,” tác giả kết luận.
Máy bay ném bom chiến lược TU-95 bay biểu diễn trên bầu trời Moscow, phía bên trên giáo đường St. Basil trong ngày diễn binh Lễ Chiến Thắng 9-5. (Hình: ANDREY SMIRNOV/AFP/Getty Images)-
Một bài phân tích hay về liên hệ Việt - Mỹ - Nga: What Should the United States Do about Cam Ranh Bay and Russia’s Place in Vietnam? (CSIS 16-3-15)◄
The revelation on March 11 that Washington expressed concern to Hanoi about Russia’s use of Cam Ranh Bay to assist its bomber flights in the Asia Pacific has again prompted a debate on the role of the port in quickly-warming U.S.-Vietnam defense ties. It became clear that Washington feels uncomfortable about the role Russia still occupies in Vietnam, an increasingly important U.S. partner in Southeast Asia, when Commander of the U.S. Army Pacific General Vincent Brooks confirmed that Russian planes circling Guam recently were refueled by tankers at Cam Ranh Bay.
Realistically, it makes the most sense for the United States to focus on forging its own well-established security ties with Vietnam rather than taking on Russia’s position in Vietnam at this time.
Cam Ranh Bay is a deep-water harbor in central Vietnam alongside the South China Sea and home to a massive U.S. base during the Vietnam War. Former secretary of defense Leon Panetta said during his visit to the port in 2012 that, “access for United States naval ships into this facility is a key component,” of U.S.-Vietnam relations.
Following Russia’s departure from Cam Ranh Bay in 2002, Hanoi announced that the military section of the base would not be opened for foreign use again. The then-Soviet Union had leased Cam Ranh Bay after Hanoi’s war with the United States ended in 1975, and turned it into the largest Soviet naval base abroad.
Yet since 2010, U.S. officials have watched as Russia has been accorded increasingly special treatment at Cam Ranh Bay. Russia is in the process of building a submarine fleet for Vietnam’s fast-expanding navy, with Russian experts reportedly stationed at the base to help train the Vietnamese submarine crew. Russian personnel and ships have been upgrading the naval facilities at Cam Ranh Bay and building a new submarine facility there.
In November 2014, the two countries signed an agreement that would facilitate the docking of Russian warships at Cam Ranh Bay. According to the agreement, Russian ships would simply need to give prior notice to Vietnamese authorities before calling on Cam Ranh Bay, while other foreign navies, including that of United States, would be limited to only one annual ship visit to Vietnamese ports.
The United States dispatches naval ships to the port of Danang, north of Cam Ranh Bay, annually for joint exchanges with the Vietnamese navy, Talks on increased U.S. port calls or limited U.S. access to Cam Ranh Bay, which holds a central role in Vietnam’s South China Sea strategy, have not gone forward because Vietnam says it lacks the capacity to take on greater naval engagement with the United States or handle large numbers of foreign ships visiting its ports.
This has led some U.S. officials to lament that Russia seems to get carte blanche at a facility as crucial as Cam Ranh Bay even though the United States has recently become Vietnam’s most important security partner, a trend that will likely carry forward in coming decades. Coupled with the fact that Russia’s air force activities have increased in the Asia-Pacific region amid U.S.-Russia tension over Moscow’s actions in Ukraine, U.S. anxiety over Russian use of Cam Ranh Bay seems justified.
However, U.S. pressure on this issue puts Vietnam in a bind, and has the potential to stall or reverse the significant progress that has been made in normalizing ties between the two militaries.
From Hanoi’s perspective, Russia remains Vietnam’s largest arms supplier and its largest source of military technological transfer thanks to ties dating back to the Cold War. The United States, meanwhile, only partially lifted its arms embargo on Vietnam last year. From the perspective of many Vietnamese officials who fought against the United States during the war, Moscow helped train generations of Vietnamese leaders and supported Hanoi during its decades of international isolation.
Because of this, Vietnamese officials will not dislodge Russia even as they embrace partnerships with the West and liberal free-trade agreements such as the Trans-Pacific Partnership. Hanoi has been publicly silent since Washington privately expressed its concerns about Russian use of Cam Ranh and as the story went public a few days later.
Although the United States and Vietnam have held extensive defense talks since 2008, the two sides have yet to develop a self-sustaining level of mutual trust. The perception among some Vietnamese elites that Hanoi is but a pawn in the U.S. rebalance to Asia and Washington’s great power calculus is real.
Few things are more vital to Vietnam than an independent foreign policy. Given Vietnam’s complex history, its leaders do not want their country to be caught between major powers again. Anything that resembles U.S. interference in Vietnam’s dealings with Russia could unnecessarily aggravate this fear.
While the United States should leave Russia and Vietnam to sort out their bilateral defense cooperation, Vietnam should take actions to grant the U.S. Navy more frequent port visits, including at Cam Ranh Bay. It makes little strategic sense to deny the United States access to Cam Ranh, as a greater U.S. naval presence on the western flank of the South China Sea is in the interest of both countries.
Equally important, Vietnam should clarify soon what military hardware it plans to acquire from the United States. Now that the U.S. ban on lethal arms sale has been relaxed, establishing a defense procurement relationship is the next logical step in trust building between the two militaries.
Given the laudable progress the two countries have made in recent years, this episode over Russian use of Cam Ranh Bay should not be allowed to morph into a wider misunderstanding. To continue moving U.S.-Vietnam relations forward requires U.S. respect for Vietnam’s history and a realistic understanding of where bilateral relations currently stand.
Ms. Phuong Nguyen is a Research Associate with the Sumitro Chair for Southeast Asia Studies. Follow her on twitter@PNguyen_DC.
Hợp tác quân sự Việt-Nga không nhằm chống nước thứ ba
Đại sứ Nga tại VN nói rằng hợp tác quân sự giữa VN và Nga không nhằm chống nước thứ ba, và là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước.
Trả lời câu hỏi của Lao Động liên quan đến thông tin trên báo chí nước ngoài nói rằng, Mỹ yêu cầu VN không cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp dầu cho máy bay ném bom Nga, Đại sứ Nga tại VN Konstantin Vasilievich Vnukov nói: “Nga và Việt Nam là 2 quốc gia độc lập tự chủ. Chúng ta không cần những chỉ thị khuyến cáo nào đó từ nước ngoài.
Tôi muốn nhấn mạnh, sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Nga không nhằm chống nước thứ ba, không tạo nguy cơ an ninh với khu vực và thế giới”.
Đại sứ Nga tại VN Konstantin Vasilievich Vnuko. Ảnh: Lao Động
Đại sứ Vnukov cũng nhấn mạnh, 65 năm hai nước có quan hệ ngoại giao là 65 năm hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Hiện nay quân đội VN được trang bị phần lớn vũ khí của Nga, nhiều sĩ quan VN đang học tại Nga và họ sẽ trở thành lãnh đạo của quân đội.
Trước đó, theo Reuters, một quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đã “thúc giục các quan chức VN đảm bảo để Nga không thể sử dụng việc tiếp cận căn cứ Cam Ranh để tiến hành các hoạt động gây căn thẳng trong khu vực”.
Các quan chức Mỹ cáo buộc máy bay ném bom Nga đã tăng cường các chuyến bay phô diễn sức mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương. Reuters dẫn lời Tướng Vincent Brooks, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cáo buộc các máy bay Nga đã thực hiện các chuyến bay “khiêu khích”, kể cả xung quanh lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi có căn cứ không quân lớn của Mỹ.Thủ tướng Medvedev sẽ thăm VN
Đại sứ Nga cũng xác nhận Thủ tướng Dmitry Medvedev sẽ thăm VN trong thời gian sắp tới.
"Hai bên đang bàn kế hoạch cụ thể chuyến thăm của Thủ tướng Medvedev. Chuyến thăm sẽ có nhiều hoạt động thú vị” - ông cho hay.
Đại sứ thông tin thêm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm Matxcơva ngày 9/5 tới để tham dự các hoạt động trọng thể chào mừng 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Russian Bombers Refueling In Vietnam: Moscow Calls US Concerns 'Puzzling' (IBTimes 13-3-15) -- Russia rejects U.S. concerns over Vietnam base role in bomber flights (Reuters 13-3-15)
Trung Quốc đang định làm gì ở Biển Đông? China is on a crazy mission to build artificial islands. What the hell is it up to? (Vox 14-3-15)
Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người VN
Việt - Mỹ: Ai hiểu ai?
-Cam Ranh trong thế cờ chiến lược quốc tế
-Hoa Kỳ vừa lên tiếng yêu cầu VN ngưng không cho phép Nga sử dụng Cam Ranh như là trạm tiếp tế nhiên liệu cho các loại phi cơ chiến đấu và dội bom chiến lược. Yêu cầu này sẽ đưa VN vào khó khăn ngoại giao. Chuyến đi sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho ta biết thái độ của VN trước yêu cầu này của Mỹ.
Vấn đề VN đã cho phép các phi cơ dội bom và chiến đấu chiến lược của Nga được phép tiếp liệu tại Cam Ranh có lẽ là điều chỉ mới xảy ra gần đây. Bởi vì, tháng 2 năm năm ngoái, bộ trưởng quốc phòng Nga là ông Sergueï Choïgou còn cho báo chí biết là hiện đang thuơng lượng với một số nước như Vietnam, Cuba, Venezuela, Nicaragua, Seychelles và Singapour để các nước này cho phép Nga đặt các căn cứ quân sự thường trực. Việc thuơng lượng bao gồm các việc sử dụng hải cảng cho hải quân cũng như việc đặt trạm tiếp tế nhiên liệu cho các loại phi cơ chiến đấu - dội bom chiến lược thuộc đội tuần tiễu của không quân Nga.
Việc Hoa Kỳ hôm qua lên tiếng yêu cầu VN ngưng cho phép Nga sử dụng Cam Ranh cho ta biết là VN đã chấp thuận cho Nga xây dựng trạm tiếp liệu không quân. Còn việc VN có cho Nga sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự, bao gồm hải quân cũng như có sự hiện diện thường trực của quân đội Nga như trước thập niên 90 hay không, thì điều này ta chưa thấy dấu hiệu.
Việc lên tiếng yêu cầu của Hoa Kỳ là điều cần thiết cho nền an ninh quốc phòng của nước này.
Từ căn cứ Cam Ranh, các phi cơ dội bom cũng như các chiến đấu cơ chiến lược của Nga có thể uy hiếp được hai căn cứ quân sự của Mỹ là Guam trong Thái Bình Dương và Diego Garcia trong Ấn Độ dương. Ta cũng nên biết rằng, hiện nay các đội phi cơ tuần tiễu chiến lược của Nga đã bay tới khu vực biển Caraibes, tức khu vực biển chung quanh là các nước Cuba, Venezuela, Nicaragua… tức Hoa Kỳ bị đe dọa sát bên nhà.
Khu vực Địa Trung Hải thì Ukraine phân liệt cộng với cuộc chiến tại Syrie từ nhiều năm nay, hải quân và không quân của Nga đã có mặt thường xuyên. Ảnh hưởng của Nga càng lên, Khối Châu Âu biểu lộ sự yếu kém trước một Putin cương quyết và hung hăng. Trong khi vùng Bắc Âu cũng bị đe dọa vì Nga muốn mở đường ra Đại Tây dương, thông ra biển Baltique. Thời gian gần đây, phi cơ của Nga đã liên tục lấn vào không phận của Anh và Pháp. Các nước Baltique thuộc OTAN như Lituani, Lettoni… vừa được tăng cường vũ trang gồm các loại xe tăng, trọng pháo… các việc này dĩ nhiên nhằm đề phòng Nga lập lại sự việc đã xảy ra ở Ukraine.
Tất cả các động thái của Nga ở Châu Âu đều quan hệ đến Hoa Kỳ. Vì các nước Châu Âu phần lớn nằm trong khối OTAN (Minh ước Bắc Đại Tây dương) mà Hoa Kỳ là thành viên rường cột.
Từ các nhận xét sơ lược về cái nhìn địa chiến lược này ta mới thấy rằng việc VN có đáp ứng lời yêu cầu của HK hay không là một điều hết sức quan trọng. Hoa Kỳ cần soi sáng các điểm mờ chiến lược mà VN là một yếu tố hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Riêng VN, trước yêu sách của Mỹ, thì bị lâm vào một tư thế hết sức không thoải mái, nếu không nói là tiến thoái lưỡng nan.
VN như đứng trước ngã ba đường, VN không thể không có chọn lựa. Thái độ của VN sẽ cho ta biết diễn tiến của các quan hệ VN với TQ, Nga và Hoa Kỳ sẽ ra sao trong thời gian tới. Tương tự như trong một ván cờ, chỉ cần một nước đi quan trọng của một bên có thể cho ta thấy diễn tiến của cả bàn cờ. Thái độ của VN là một bước quan trọng đó.
Về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhân dịp 20 năm ngày nối quan hệ ngoại giao hai nước, bộ Ngoại giao Mỹ ông Kerry ngày 13-2 đã nhắc lại lời mời của chính quyền Hoa Kỳ đến với ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Theo một số tin tức « hành lang » thì dường như TT Obama không muốn tiếp ông Trọng tại văn phòng chính, tức là « phòng bầu dục » của Tòa Bạch Ốc, mà ở một địa điểm vô thuởng vô phạt nào đó. Cũng theo tin hành lang thì phía VN đang thuơng lượng để chuyến đi của ông Trọng được tiếp đón long trọng hơn.
Thái độ của phía Hoa Kỳ là hợp lý. Vì trên trên phương diện thể thức, ông Nguyễn Phú Trọng không phải là người đại diện nhân dân VN, cũng không phải là người đại diện nhà nước VN, Ông này chỉ là người đứng đầu một đảng phái chính trị, chứ không phải là một nguyên thủ quốc gia. Mặc dầu Tòa Bạch ốc đã từng tiếp đón các lãnh đạo chính trị, tôn giáo, kể cả nhân sĩ… trong phòng bầu dục. Nhưng trường hợp ông Trọng là một trường hợp đặc biệt. Đảng CSVN, hiến pháp qui định là lực lượng lãnh đạo, nhưng đảng này không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tư cách pháp nhân của đảng này không có. Vì vậy, ông Obama, không thể tiếp ông Trọng với các nghi thức dành cho một nguyên thủ quốc gia, hay như là một nhân sĩ có uy tín trước cộng đồng thế giới, như đã từng tiếp đón.
Mặt khác, về quyền lực và uy tín lãnh đạo, ông Trọng cũng không có tầm cỡ như những tổng bí thư của các thập niên 90 của thế kỷ trước. Ông Trọng không thể đơn phương lấy một quyết định chính trị. Ông Trọng, tên là trọng mà xem ra không có « trọng lượng » để được Obama tiếp đón như là một vị khách « quan trọng ».
Tuy nhiên, ông Trọng cũng có thể được Mỹ tiếp đón với một nghi thức long trọng, nếu ông này mang một thông điệp đáp ứng được yêu sách của Mỹ. Dĩ nhiên, thông điệp này không phải là ý kiến của ông Trọng mà là quyết định của bộ chính trị.
Vì vậy, nghi thức mà Mỹ tiếp đón ông Trọng sắp tới sẽ cho ta biết phần nào nội dung của thông điệp.
Nhưng VN sẽ rất đau đớn để có thể chấp thuận yêu cầu của Mỹ.
Trước hết Nga là một đồng mình truyền thống của VN. Cho đến nay thì hầu hết các loại vũ khí quan trọng hàng đầu của VN đều mua từ Nga, như các loại máy bay tiêm kích SU 30, SU 27… các đơn vị hỏa tiễn phòng thủ như Bastion 300, tàu ngầm Kilo… phần lớn lực lượng hải quân, không quân, phòng không… của VN được trang bị từ kho vũ khí của Nga.
Bây giờ nếu VN từ khuớc cho Nga sử dụng các căn cứ tiếp liệu ở Cam Ranh, tức là VN đơn phương hủy bỏ các hợp đồng vừa mới ký kết (mà ta không biết hai bên trao đổi thế nào ?). Làm điều này mà không hội ý với Nga, tương đương với việc VN đơn phương gián đoạn ngoại giao với Nga.
Nhưng VN cũng khó có thể trả lời không với Mỹ, ít nhất trong tình thế hiện nay. Bởi vì, trước sự lấn lướt của TQ tại Biển Đông, cũng như việc xây dựng các đảo nhân tạo của nước này đã trực tiếp đe dọa nền an ninh quốc phòng cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Mà việc này Nga không thể giúp VN, mà chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN về kinh tế và quốc phòng, để VN bảo vệ quyền lợi của mình, đối đầu với thái độ hung hăng bành trướng của TQ.
Trong bối cảnh như vậy, nhất thời VN khó mà tìm được một kế sách để thỏa mãn tất cả các bên.
Đối với Mỹ, Cam Ranh là một căn cứ quân sự lý tưởng để Mỹ tái phối trí lực lượng của họ ở Biển Đông, trong sách lược « chuyển trục » sang Châu Á. Một VN giàu và mạnh, sẽ bổ túc phòng thủ chung trong khu vực với các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Phi và Đài Loan. Lực lượng hỗ trợ của Mỹ vẫn là Guam, Úc và Diego Garcia. Nếu thế liên minh này được thành hình thì Mỹ sẽ không còn lo ngại liên minh giữa TQ và Mã Lai, Indonesie (mục đích đột phá thế « chuyển trục sang Châu Á » của Mỹ, bằng cách vô hiệu hóa eo biển Malacca).
Đối với VN, thì đây là một ước vọng của phần lớn người VN hiện nay.
Về kinh tế, VN đã quan hệ rất tốt với TQ từ nhiều thập niên qua, nhưng việc này không đem lại một nước VN phát triển như mong ước. Ngược lại, trong nhiều phương diện, VN lệ thuộc vào TQ. Quan hệ « bốn tốt » với TQ là một thất bại.
Quan hệ với Mỹ, VN có quyền hy vọng về một tương lai phát triển tương tự như Nam Hàn, Đài Loan, hay tệ lắm cũng như Thái Lan. Các nước đồng minh của Mỹ, nước nào cũng giàu và mạnh.
Muốn toàn lãnh thổ, chắc chắn VN không thể đi với Nga, hay đi với TQ, mà phải đi với Mỹ. Ta thấy một đảo nhỏ là Đài Loan, đến bây giờ TQ cũng vẫn không dám dùng vũ lực để thống nhất đất nước, mặc dầu họ có tính chính danh để làm việc đó. Đơn giản vì phía sau Đài Loan có Mỹ.
Vấn đề là lãnh đạo CSVN có dám đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng hay không.
-Nga gọi đề nghị của Hoa Kỳ về Cam Ranh là 'thô lỗ'
KHÁNH HÒA (NV) - Ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí của Nga phát biểu trên truyền thông chính phủ Nga nói rằng, việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép các máy bay ném bom chiến lược của Nga được tiếp nhiên liệu từ căn cứ Cam Ranh, là hành động “thô lỗ.”
Các viên chức dân sự và quân sự của Việt Nam chụp hình lưu niệm trên một trong sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam tại nhà máy Admiralty ở Saint Petersburg, trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5 năm nay. (Hình: ST)
Hôm 11 tháng 3, Reuters cho biết, một viên chức ngoại giao của Hoa Kỳ đã tiết lộ với hãng tin này rằng, Hoa Kỳ vừa đề nghị Việt Nam không cho oanh tạc cơ của Nga nhận tiếp liệu tại Cam Ranh.
Theo viên chức đó thì dù Việt Nam có quyền hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trong việc khai thác căn cứ Cam Ranh, song Việt Nam không nên để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp liệu cho các chiến đấu cơ mang đầu đạn nguyên tử, bởi Nga đang muốn phô trương sức mạnh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và điều này có thể khiến tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.
Trong cuộc trò chuyện với Reuters, viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nói thêm, gần đây, các chiến đầu cơ của Nga đã thực hiện nhiều phi vụ trong khu vực mà tình hình vốn đã rất phức tạp vì sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật và một số quốc gia ASEAN.
Chưa kể theo Tướng Vincent Brooks, tư lệnh lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, gần đây các phi cơ của Nga đã thực hiện một số phi vụ có tính “khiêu khích” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả bay quanh căn cứ Không Quân Guam của Hoa Kỳ.
Nga đã lên tiếng đáp trả ngay lập tức, trên Sputnik, ông Korotchenko bảo rằng, ông tin là Việt Nam sẽ không thực hiện đề nghị vừa kể của Hoa Kỳ bởi hợp tác quốc phòng Nga-Việt luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Ngoài việc gọi đề nghị vừa kể của Hoa Kỳ là “thô lỗ,” ông Korotchenko nói thêm rằng, thông tin các chiến đầu cơ của Nga mang đầu đạn hạt nhân là “khiêu khích và vô căn cứ” bởi những phi vụ của các chiến đấu cơ thuộc Nga không gây ra bất kỳ sự đe dọa nào.
Trong khi hệ thống phòng vệ hỏa tiễn tại Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có thể tạo ra mối đe dọa thực sự cho an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bởi nó khuấy động căng thẳng và châm ngòi cho chạy đua vũ trang.
Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng, chưa nêu ý kiến về đề nghị của Hoa Kỳ: Không để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp liệu cho các chiến đấu cơ của Nga.
Việt Nam khó xử
Ðề nghị của Hoa Kỳ đã đẩy Việt Nam vào một tình huống hết sức khó xử. Trước nay, Việt Nam vẫn tuyên bố sẽ đeo đuổi chính sách “ba không”: Không liên minh quân sự, không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác.
Thực tế cho thấy Việt Nam loay hoay, khó xử với chính sách “ba không” này. Hồi giữa năm 2013, khi Việt Nam khởi công xây dựng một công xưởng hải quân ở quân cảng Cam Ranh với sự trợ giúp của Nga, ông Phùng Quang Thanh kể với thông tấn xã Việt Nam rằng, Nga yêu cầu Việt Nam “đơn giản hóa thủ tục” để họ có thể “vào cảng Cam Ranh sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền, cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân” nhưng thay mặt Việt Nam, ông Thanh đã trả lời rằng, “quan điểm nhất quán của Việt Nam là ba không.”
Tuy nhiên chỉ sau đó một khoảng thời gian ngắn, khi trả lời Itar-Tass, ông Phạm Xuân Sơn, đại sứ của Việt Nam tại Nga loan báo: Việt Nam ưu tiên cho Nga dùng cảng Cam Ranh. Theo đó, tàu của mọi quốc gia đều có thể ghé Cam Ranh nhưng tàu của Nga được ưu tiên.
Ðến đầu tháng 12 năm 2013, khi tới thăm Nga, ông Nguyễn Phú Trọng-tổng bí thư Ðảng CSVN ký một thỏa thuận với ông Putin-tổng thống Nga, cho phép các chiến hạm của Nga có thể dễ dàng ra vào cảng Cam Ranh. Thỏa thuận đó “đơn giản hóa thủ tục,” lược bỏ nhiều yêu cầu theo thông lê quốc tế, vì vậy, khi muốn vào cảng Cam Ranh, các chiến hạm của Nga chỉ cần thông báo cho chính quyền tỉnh Khánh Hòa khi đã đến gần quân cảng này. Trước đây, chỉ có Syria dành cho các chiến hạm của Nga hình thức ưu đãi như vừa kể.
Tuy nhiên Nga không đủ sức giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Ðể cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam rất cần Hoa Kỳ và không giấu diếm nhu cầu đó.
Hồi giữa tháng 1 năm nay, ở hội thảo “Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ở Hà Nội, ông Hà Kim Ngọc. một thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, khẳng định, sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kỳ sẽ “có lợi cho toàn khu vực” trong những năm sắp tới. Trước ông Ngọc, cả chủ tịch nhà nước việt nam lẫn thủ tướng Việt Nam cũng từng bày tỏ mong muốn duy trì và mở rộng “quan hệ đối tác toàn diện” với Hoa Kỳ.
Nếu không có gì thay đổi, trong năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sẽ đến thăm Hoa Kỳ. (G.Ð)
-U.S. to Vietnam: Stop Hosting Putin’s Jets Please (American Interest 12-3-15) -- Điểm tin Reuters về việc Mỹ yêu cầu Việt Nam ngưng tiếp tế cho máy bay thả bom của Nga, báo này vạch rõ: "Vietnam’s decision to allow the Russians to use its base highlights the schizophrenic nature of its current relations with the United States. Hanoi wants Washington’s support over issues of Chinese territorial aggression in the disputed waters of the South China Sea, but it’s old friendship with Russia and Russia’s model of government clearly aren’t gone. It will be interesting to watch this play out: How Hanoi responds to Washington’s request may go "
-Mỹ yêu cầu Việt Nam ngưng giúp máy bay thả bom của Nga: U.S. asks Vietnam to stop helping Russian bomber flights (Reuters 11-3-15) -- Mỹ 'đề nghị VN không giúp máy bay Nga' (BBC 11-3-15) -- Kẹt dữ! Kẹt dữ!◄◄
-Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga
Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Xem thêm:http://www.youtube.com/ user/VOATiengVietVideo
Bán đấu giá cổ phần Cảng Cam RanhMỹ 'đề nghị VN không giúp máy bay Nga'
BBC Tiếng Việt
Có tin nói Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga. Đề nghị của Mỹ được một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ trong bài đặc biệt của Reuters. Phía Mỹ nói máy bay có khả năng mang ...
Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga
-Mỹ muốn Việt Nam ngưng cho máy bay Nga tiếp dầu ở Cam Ranh
WASHINGTON DC (NV) .- Mỹ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép máy bay ném bom chiến lược của Nga được tiếp nhiên liệu từ căn cứ Cam Ranh, một dấu hiệu đang gây sức ép lên mối quan hệ đang ấm dần.
Lời yêu cầu được một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mô tả với hãng thông tấn Reuters vào lúc nhiều viên chức Hoa Thịnh Đốn cáo buộc các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga gia tăng các chuyến bay ở khu vực vốn vẫn đang nóng với chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với Nhật, đồng minh của Mỹ, và các nước Đông Nam Á.
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho hãng tin Reuters hay rằng các máy bay ném bom của Nga thực hiện các chuyến bay “khiêu khích” gồm cả những chuyến bay quanh lãnh địa của Mỹ ở khu vực đảo Guam. Hoa Kỳ có một căn cứ quân sự lớn trên đảo Guan.
Đầu Tháng Giêng 2015, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) loan tin lại một cách tế nhị theo tin từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/1/2015 cho biết trong năm 2014, máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp dầu Nga bắt đầu thường xuyên hạ cánh tại các sân bay nước ngoài; trong đó, lần đầu tiên máy bay tiếp dầu của nước này sử dụng phi trường Cam Ranh của Việt Nam.
Loại máy bay tiếp dầu cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga được mô tả trong bản tin TTXVN là loại máy bay tiếp dầu Il-78. Không thấy đề cập gì đến các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng mang bom nguyên tử như TU-95MS hay TU-160 có hạ cánh xuống phi trường Cam Ranh hay không.
Phi trường Cam Ranh là một phi trường quân sự cỡ lớn do Hoa Kỳ xây dựng hồi chiến tranh Việt Nam trước 1975. Nga đã được Hà Nội cho thuê căn cứ Cam Ranh gồm cả phi trường này từ năm 1979 đến năm 2002 làm căn cứ cho của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Sau đó, trả lại cho Việt Nam vì không thỏa thuận được về giá tiền thuê trong khi Nga đang có những khó khăn tài chính.
Tuy Hà Nội đã đưa tin máy bay chiến lược tầm xa của Nga đáp xuống Cam Ranh từ ngày 6 tháng Giêng 2015, đến nay, người ta mới thấy viên chức Mỹ mới xác nhận lần đầu tiên có sự hoạt động như thế, một trong những động thái biểu diễn sức mạnh quân sự của Nga quanh thế giới.
Tướng Brooks cho hay các máy bay ném bom của Nga bay quanh đảo Guam được tiếp dầu trên không từ các máy bay tiếp nhiên liệu đã bay đến từ căn cứ không quân chiến lược Cam Ranh vốn đã được Mỹ xây dựng và sử dụng thời chiến tranh Việt Nam.
Khi Hà Nội cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh, điều này phản ảnh lập trường phức tạp của CSVN trong cuộc chiến dằng co địa chính trị một bên là Nga và Trung Quốc và một bên là Mỹ, Nhật và một số đồng minh Đông Nam Á ở một bên.
Một góc phi trường Cam Ranh. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Trong chiến lược xoay trục về Á Châu, Hoa Kỳ cũng nhiều lần từng ngỏ ý muốn sử dụng lại căn cứ Cam Ranh nhưng mới chỉ được thỏa thuận cho ghé bảo trì một ít tàu tiếp liệu, không phải chiến hạm, mấy năm gần đây.
Hà Nội cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy họ muốn cải tiến mối quan hệ với Hoa Kỳ về mọi mặt, không chỉ riêng chuyện gia tăng mậu dịch, trong chiến lược đu dây giữa hai cường quốc. Một bên là sức ép quá lớn của Trung Quốc ngay bên cạnh, một bên là kẻ cựu thù còn nhiều nghi ngờ thiện chí.
Một trong những dấu hiệu là Việt Nam đạt thỏa hiệp “Đối tác toàn diện” với Mỹ khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Thịnh Đốn hồi Tháng Bảy năm 2013. Cuối năm ngoái, Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Những gì bán cho Việt Nam còn phải tùy thuộc sự chấp thuận của Quốc hội và tùy tình trạng nhân quyền có cải thiện hay không.
Hiện vịnh Cam Ranh được nhà cầm quyền Việt Nam đặt làm căn cứ cho đội tàu ngầm mua của Nga nhằm đối phó với các đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông. Ba chiếc đã trú đóng tại Cam Ranh và thường xuyên tập luyện trong khi ba chiếc còn lại được chuyển giao từ cuối năm nay đến năm 2016 trong gói mua sắm trang bị quốc phòng hơn $2 tỉ.
Ông Brooks nói với hãng tin Reuters trong cuộc phỏng vấn rằng các chuyến bay ghé Cam Ranh của Nga biểu lộ đồng minh thời chiến tranh lạnh của CSVN hoạt động như “những cái phá hỏng lợi ích của chúng ta và lợi ích của những nước khác”.
Khi được hãng Reuters hỏi về các chuyến bay của Nga ở khu vực, một số viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu giấu tên, nói Hoa Kỳ tôn trọng quyền của Việt Nam thỏa hiệp với các nước khác. Nhưng những viên chức này nói thêm rằng “Chúng tôi thúc giục các viên chức Việt Nam là phải bảo đảm rằng Nga không thể dùng sự tiếp cận căn cứ Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng các sự căng thẳng trong khu vực”.
Theo Reuters, nhà cầm quyền CSVN không trả lời ngay khi được yêu cầu bình luận về các kêu gọi từ phía Hoa Kỳ.
Tướng Brooks từ chối không cho biết tin khi nào thì những chuyến bay đó đã diễn ra và có bao nhiêu máy bay Nga đã đáp xuống Cam Ranh. Tuy nhiên, ông xác nhận có chuyện đó xảy ra sau khi Nga sát nhập khu vực Cremea của Ukraine hồi Tháng Ba năm ngoái, một vụ việc gây căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga.
Hồi năm ngoái, các phi cơ chiến đầu của khối NATO đã ngăn chặn hơn 100 lần các chuyến bay của máy bay Nga trên vùng biển Đại Tây Dương. Nhật Bản cũng từng loan báo ngênh chặn sự xâm phạm không phận nước này của máy bay Nga.
Trong sự gia tăng quan hệ giữa HoaThịnh Đốn và Hà Nội, ngoài các chức sắc ngoại giao, người ta còn thấy nhiều tướng lãnh Mỹ gồm cả Tổng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã đến Việt Nam. Việt Nam cũng xác nhận tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ đến Hoa Kỳ trong năm nay, một việc chưa từng có trong suốt 20 năm thiết lập bang giao. (TN)
Một nhà báo nước ngoài nhận định rằng chuyến đi của Tổng Bí thư ĐCSVN chưa có tính cột mốc lớn như một số người nhận định.
Trong bài “ Những giới hạn trong quan hệ Mỹ Việt từ chuyến đi của Lãnh đạo Đảng Cộng sản”, nhà báo Shawn W. Crispin mở đầu nói về những hàng tít trên truyền thông nói chung cho rằng đây là chuyến đi cột mốc lịch sử làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước cựu thù.
Tuy nhiên "ngoài những cử chỉ ngoại giao, ông Trọng trở về Hà Nội mang theo nhượng bộ quân sự chưa đáng kể tại một thời điểm Việt Nam đang có nhu cầu chiến lược.”
Theo tác giả, hai bên chưa đạt được tiến bộ trong việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vận vũ khí sát thương mà Washington vẫn áp đặt do thực trạng nhân quyền tồi tệ của Hà Nội.
Giới phân tích trước đó dự kiến việc gỡ bỏ lệnh cấm vận là tiêu điểm trong nghị trình họp và có thể thậm chí được tuyên bố trong chuyến thăm Mỹ của ông Trọng.
Tuy nhiên các thỏa thuận từ cuộc họp thúc đẩy hơn nữa cho “quan hệ đối tác toàn diện" hiện vẫn mang tính biểu tượng vốn được hai bên ký từ năm 2013.
Về mặt quân sự, hai bên đã thống nhất một bản ghi nhớ mở đường cho việc hợp tác để Việt Nam tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc trong tương lai.Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter thăm Việt Nam hồi tháng Sáu năm nay.
Tác giả cho biết báo New York Times đưa tin về thỏa thuận chưa thật rõ ràng về "khả năng cùng sản xuất" các thiết bị và công nghệ quốc phòng mà hai bên không công bố chi tiết, cũng như tăng cường các hoạt động hải quân chung nhiều hơn nữa.
Thông cáo của Nhà Trắng cho biết hai bên đang lo ngại về diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhưng thừa nhận cần "kiềm chế những hành động đó sẽ làm căng thẳng" và bác bỏ các hành động "lấn lướt, đe dọa, và sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực."
“Các thỏa thuận quốc phòng công bố trong chuyến thăm của ông Trọng sẽ không tăng cường đáng kể việc phô trương sức mạnh hoặc năng lực răn đe của Việt Nam trong bối cảnh ngày càng có nhiều tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc,” tác giả nhận định.
“Người ta tin rằng Hà Nội rất muốn có phi cơ do thám P-3 Orion do Mỹ chế tạo, máy bay không người lái và tàu tuần tra cao tốc có gắn súng để đối phó với Trung Quốc – mà những hạng mục này vẫn còn còn bị cấm mua theo lệnh cấm bán vũ khí hiện nay của Hoa Kỳ.”
Một bài báo gần đây của Reuters trích dẫn "nguồn tin trong ngành" nói Việt Nam đang thảo luận với chi nhánh quốc phòng của công ty Saab của Thụy Điện, hãng Airbus, và Boeing của Mỹ để mua máy bay phản lực, máy bay tuần tra và bay không người lái không gắn vũ khí.Nhân quyền vẫn là chủ đề hai bên chưa khai thông được những bất đồng chính.
Việc duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội một phần là do thực trạng nhân quyền của Hà Nội với ít nhất 150 tù nhân chính trị, theo Human Rights Watch mà nhiều người trong số này là những nhà hoạt động bị kết án về tội chống nhà nước khi biểu tình chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Ông Obama nói với các phóng viên, ông đã thảo luận "thẳng thắn" với ông Trọng về các chủ đề nhân quyền, nhưng không có dấu hiệu đột phá.
Cuộc gặp giữa ông Trọng và ông Obama cũng không xúc tiến thêm được lời kêu gọi của Mỹ cho tiếp cận ưu đãi cảng biển nước sâu của Việt Nam tại Vịnh Cam Ranh.
Theo tác giả, với lệnh cấm bán vũ khí của Hoa Kỳ vẫn y nguyên, Việt Nam sẽ tiếp tục dựa vào đồng minh tử kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh là Nga trên phương diện phòng thủ, với sáu tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo, được cho là đội tàu ngầm tiên tiến nhất ở Đông Nam Á.
“Trong khi Việt Nam có thể mong muốn nâng cấp từ vũ khí Nga lên vũ khí Mỹ, chuyến thăm mang tính biểu tượng của ông Trọng cho thấy vẫn còn chướng ngại vật khó vượt trong một mối quan hệ chiến lược thực sự đầy đủ và toàn diện,” tác giả kết luận.
Shawn W. Crispin là nhà báo viết cho mục bình luận về Đông Nam Á của tạp chí The Diplomat, từng là Đại diện cho tạp chí The Far Eastern Economic Review và Wall Street Journal (Châu Á) tại Bangkok, Thái Lan.
Máy bay ném bom chiến lược TU-95 bay biểu diễn trên bầu trời Moscow, phía bên trên giáo đường St. Basil trong ngày diễn binh Lễ Chiến Thắng 9-5. (Hình: ANDREY SMIRNOV/AFP/Getty Images)-
Một bài phân tích hay về liên hệ Việt - Mỹ - Nga: What Should the United States Do about Cam Ranh Bay and Russia’s Place in Vietnam? (CSIS 16-3-15)◄
The revelation on March 11 that Washington expressed concern to Hanoi about Russia’s use of Cam Ranh Bay to assist its bomber flights in the Asia Pacific has again prompted a debate on the role of the port in quickly-warming U.S.-Vietnam defense ties. It became clear that Washington feels uncomfortable about the role Russia still occupies in Vietnam, an increasingly important U.S. partner in Southeast Asia, when Commander of the U.S. Army Pacific General Vincent Brooks confirmed that Russian planes circling Guam recently were refueled by tankers at Cam Ranh Bay.
Realistically, it makes the most sense for the United States to focus on forging its own well-established security ties with Vietnam rather than taking on Russia’s position in Vietnam at this time.
Cam Ranh Bay is a deep-water harbor in central Vietnam alongside the South China Sea and home to a massive U.S. base during the Vietnam War. Former secretary of defense Leon Panetta said during his visit to the port in 2012 that, “access for United States naval ships into this facility is a key component,” of U.S.-Vietnam relations.
Following Russia’s departure from Cam Ranh Bay in 2002, Hanoi announced that the military section of the base would not be opened for foreign use again. The then-Soviet Union had leased Cam Ranh Bay after Hanoi’s war with the United States ended in 1975, and turned it into the largest Soviet naval base abroad.
Yet since 2010, U.S. officials have watched as Russia has been accorded increasingly special treatment at Cam Ranh Bay. Russia is in the process of building a submarine fleet for Vietnam’s fast-expanding navy, with Russian experts reportedly stationed at the base to help train the Vietnamese submarine crew. Russian personnel and ships have been upgrading the naval facilities at Cam Ranh Bay and building a new submarine facility there.
In November 2014, the two countries signed an agreement that would facilitate the docking of Russian warships at Cam Ranh Bay. According to the agreement, Russian ships would simply need to give prior notice to Vietnamese authorities before calling on Cam Ranh Bay, while other foreign navies, including that of United States, would be limited to only one annual ship visit to Vietnamese ports.
The United States dispatches naval ships to the port of Danang, north of Cam Ranh Bay, annually for joint exchanges with the Vietnamese navy, Talks on increased U.S. port calls or limited U.S. access to Cam Ranh Bay, which holds a central role in Vietnam’s South China Sea strategy, have not gone forward because Vietnam says it lacks the capacity to take on greater naval engagement with the United States or handle large numbers of foreign ships visiting its ports.
This has led some U.S. officials to lament that Russia seems to get carte blanche at a facility as crucial as Cam Ranh Bay even though the United States has recently become Vietnam’s most important security partner, a trend that will likely carry forward in coming decades. Coupled with the fact that Russia’s air force activities have increased in the Asia-Pacific region amid U.S.-Russia tension over Moscow’s actions in Ukraine, U.S. anxiety over Russian use of Cam Ranh Bay seems justified.
However, U.S. pressure on this issue puts Vietnam in a bind, and has the potential to stall or reverse the significant progress that has been made in normalizing ties between the two militaries.
From Hanoi’s perspective, Russia remains Vietnam’s largest arms supplier and its largest source of military technological transfer thanks to ties dating back to the Cold War. The United States, meanwhile, only partially lifted its arms embargo on Vietnam last year. From the perspective of many Vietnamese officials who fought against the United States during the war, Moscow helped train generations of Vietnamese leaders and supported Hanoi during its decades of international isolation.
Because of this, Vietnamese officials will not dislodge Russia even as they embrace partnerships with the West and liberal free-trade agreements such as the Trans-Pacific Partnership. Hanoi has been publicly silent since Washington privately expressed its concerns about Russian use of Cam Ranh and as the story went public a few days later.
Although the United States and Vietnam have held extensive defense talks since 2008, the two sides have yet to develop a self-sustaining level of mutual trust. The perception among some Vietnamese elites that Hanoi is but a pawn in the U.S. rebalance to Asia and Washington’s great power calculus is real.
Few things are more vital to Vietnam than an independent foreign policy. Given Vietnam’s complex history, its leaders do not want their country to be caught between major powers again. Anything that resembles U.S. interference in Vietnam’s dealings with Russia could unnecessarily aggravate this fear.
While the United States should leave Russia and Vietnam to sort out their bilateral defense cooperation, Vietnam should take actions to grant the U.S. Navy more frequent port visits, including at Cam Ranh Bay. It makes little strategic sense to deny the United States access to Cam Ranh, as a greater U.S. naval presence on the western flank of the South China Sea is in the interest of both countries.
Equally important, Vietnam should clarify soon what military hardware it plans to acquire from the United States. Now that the U.S. ban on lethal arms sale has been relaxed, establishing a defense procurement relationship is the next logical step in trust building between the two militaries.
Given the laudable progress the two countries have made in recent years, this episode over Russian use of Cam Ranh Bay should not be allowed to morph into a wider misunderstanding. To continue moving U.S.-Vietnam relations forward requires U.S. respect for Vietnam’s history and a realistic understanding of where bilateral relations currently stand.
Ms. Phuong Nguyen is a Research Associate with the Sumitro Chair for Southeast Asia Studies. Follow her on twitter@PNguyen_DC.
Hợp tác quân sự Việt-Nga không nhằm chống nước thứ ba
Đại sứ Nga tại VN nói rằng hợp tác quân sự giữa VN và Nga không nhằm chống nước thứ ba, và là lĩnh vực hợp tác truyền thống giữa hai nước.
Trả lời câu hỏi của Lao Động liên quan đến thông tin trên báo chí nước ngoài nói rằng, Mỹ yêu cầu VN không cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp dầu cho máy bay ném bom Nga, Đại sứ Nga tại VN Konstantin Vasilievich Vnukov nói: “Nga và Việt Nam là 2 quốc gia độc lập tự chủ. Chúng ta không cần những chỉ thị khuyến cáo nào đó từ nước ngoài.
Tôi muốn nhấn mạnh, sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Nga không nhằm chống nước thứ ba, không tạo nguy cơ an ninh với khu vực và thế giới”.
Đại sứ Nga tại VN Konstantin Vasilievich Vnuko. Ảnh: Lao Động
Đại sứ Vnukov cũng nhấn mạnh, 65 năm hai nước có quan hệ ngoại giao là 65 năm hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Hiện nay quân đội VN được trang bị phần lớn vũ khí của Nga, nhiều sĩ quan VN đang học tại Nga và họ sẽ trở thành lãnh đạo của quân đội.
Trước đó, theo Reuters, một quan chức Mỹ cho biết, Mỹ đã “thúc giục các quan chức VN đảm bảo để Nga không thể sử dụng việc tiếp cận căn cứ Cam Ranh để tiến hành các hoạt động gây căn thẳng trong khu vực”.
Các quan chức Mỹ cáo buộc máy bay ném bom Nga đã tăng cường các chuyến bay phô diễn sức mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương. Reuters dẫn lời Tướng Vincent Brooks, tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cáo buộc các máy bay Nga đã thực hiện các chuyến bay “khiêu khích”, kể cả xung quanh lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi có căn cứ không quân lớn của Mỹ.Thủ tướng Medvedev sẽ thăm VN
Đại sứ Nga cũng xác nhận Thủ tướng Dmitry Medvedev sẽ thăm VN trong thời gian sắp tới.
"Hai bên đang bàn kế hoạch cụ thể chuyến thăm của Thủ tướng Medvedev. Chuyến thăm sẽ có nhiều hoạt động thú vị” - ông cho hay.
Đại sứ thông tin thêm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thăm Matxcơva ngày 9/5 tới để tham dự các hoạt động trọng thể chào mừng 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Russian Bombers Refueling In Vietnam: Moscow Calls US Concerns 'Puzzling' (IBTimes 13-3-15) -- Russia rejects U.S. concerns over Vietnam base role in bomber flights (Reuters 13-3-15)
Trung Quốc đang định làm gì ở Biển Đông? China is on a crazy mission to build artificial islands. What the hell is it up to? (Vox 14-3-15)
Hành trình xây cột mốc chủ quyền trong lòng người VN
Việt - Mỹ: Ai hiểu ai?
-Cam Ranh trong thế cờ chiến lược quốc tế
-Hoa Kỳ vừa lên tiếng yêu cầu VN ngưng không cho phép Nga sử dụng Cam Ranh như là trạm tiếp tế nhiên liệu cho các loại phi cơ chiến đấu và dội bom chiến lược. Yêu cầu này sẽ đưa VN vào khó khăn ngoại giao. Chuyến đi sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho ta biết thái độ của VN trước yêu cầu này của Mỹ.
Vấn đề VN đã cho phép các phi cơ dội bom và chiến đấu chiến lược của Nga được phép tiếp liệu tại Cam Ranh có lẽ là điều chỉ mới xảy ra gần đây. Bởi vì, tháng 2 năm năm ngoái, bộ trưởng quốc phòng Nga là ông Sergueï Choïgou còn cho báo chí biết là hiện đang thuơng lượng với một số nước như Vietnam, Cuba, Venezuela, Nicaragua, Seychelles và Singapour để các nước này cho phép Nga đặt các căn cứ quân sự thường trực. Việc thuơng lượng bao gồm các việc sử dụng hải cảng cho hải quân cũng như việc đặt trạm tiếp tế nhiên liệu cho các loại phi cơ chiến đấu - dội bom chiến lược thuộc đội tuần tiễu của không quân Nga.
Việc Hoa Kỳ hôm qua lên tiếng yêu cầu VN ngưng cho phép Nga sử dụng Cam Ranh cho ta biết là VN đã chấp thuận cho Nga xây dựng trạm tiếp liệu không quân. Còn việc VN có cho Nga sử dụng Cam Ranh như một căn cứ quân sự, bao gồm hải quân cũng như có sự hiện diện thường trực của quân đội Nga như trước thập niên 90 hay không, thì điều này ta chưa thấy dấu hiệu.
Việc lên tiếng yêu cầu của Hoa Kỳ là điều cần thiết cho nền an ninh quốc phòng của nước này.
Từ căn cứ Cam Ranh, các phi cơ dội bom cũng như các chiến đấu cơ chiến lược của Nga có thể uy hiếp được hai căn cứ quân sự của Mỹ là Guam trong Thái Bình Dương và Diego Garcia trong Ấn Độ dương. Ta cũng nên biết rằng, hiện nay các đội phi cơ tuần tiễu chiến lược của Nga đã bay tới khu vực biển Caraibes, tức khu vực biển chung quanh là các nước Cuba, Venezuela, Nicaragua… tức Hoa Kỳ bị đe dọa sát bên nhà.
Khu vực Địa Trung Hải thì Ukraine phân liệt cộng với cuộc chiến tại Syrie từ nhiều năm nay, hải quân và không quân của Nga đã có mặt thường xuyên. Ảnh hưởng của Nga càng lên, Khối Châu Âu biểu lộ sự yếu kém trước một Putin cương quyết và hung hăng. Trong khi vùng Bắc Âu cũng bị đe dọa vì Nga muốn mở đường ra Đại Tây dương, thông ra biển Baltique. Thời gian gần đây, phi cơ của Nga đã liên tục lấn vào không phận của Anh và Pháp. Các nước Baltique thuộc OTAN như Lituani, Lettoni… vừa được tăng cường vũ trang gồm các loại xe tăng, trọng pháo… các việc này dĩ nhiên nhằm đề phòng Nga lập lại sự việc đã xảy ra ở Ukraine.
Tất cả các động thái của Nga ở Châu Âu đều quan hệ đến Hoa Kỳ. Vì các nước Châu Âu phần lớn nằm trong khối OTAN (Minh ước Bắc Đại Tây dương) mà Hoa Kỳ là thành viên rường cột.
Từ các nhận xét sơ lược về cái nhìn địa chiến lược này ta mới thấy rằng việc VN có đáp ứng lời yêu cầu của HK hay không là một điều hết sức quan trọng. Hoa Kỳ cần soi sáng các điểm mờ chiến lược mà VN là một yếu tố hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Riêng VN, trước yêu sách của Mỹ, thì bị lâm vào một tư thế hết sức không thoải mái, nếu không nói là tiến thoái lưỡng nan.
VN như đứng trước ngã ba đường, VN không thể không có chọn lựa. Thái độ của VN sẽ cho ta biết diễn tiến của các quan hệ VN với TQ, Nga và Hoa Kỳ sẽ ra sao trong thời gian tới. Tương tự như trong một ván cờ, chỉ cần một nước đi quan trọng của một bên có thể cho ta thấy diễn tiến của cả bàn cờ. Thái độ của VN là một bước quan trọng đó.
Về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhân dịp 20 năm ngày nối quan hệ ngoại giao hai nước, bộ Ngoại giao Mỹ ông Kerry ngày 13-2 đã nhắc lại lời mời của chính quyền Hoa Kỳ đến với ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Theo một số tin tức « hành lang » thì dường như TT Obama không muốn tiếp ông Trọng tại văn phòng chính, tức là « phòng bầu dục » của Tòa Bạch Ốc, mà ở một địa điểm vô thuởng vô phạt nào đó. Cũng theo tin hành lang thì phía VN đang thuơng lượng để chuyến đi của ông Trọng được tiếp đón long trọng hơn.
Thái độ của phía Hoa Kỳ là hợp lý. Vì trên trên phương diện thể thức, ông Nguyễn Phú Trọng không phải là người đại diện nhân dân VN, cũng không phải là người đại diện nhà nước VN, Ông này chỉ là người đứng đầu một đảng phái chính trị, chứ không phải là một nguyên thủ quốc gia. Mặc dầu Tòa Bạch ốc đã từng tiếp đón các lãnh đạo chính trị, tôn giáo, kể cả nhân sĩ… trong phòng bầu dục. Nhưng trường hợp ông Trọng là một trường hợp đặc biệt. Đảng CSVN, hiến pháp qui định là lực lượng lãnh đạo, nhưng đảng này không chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tư cách pháp nhân của đảng này không có. Vì vậy, ông Obama, không thể tiếp ông Trọng với các nghi thức dành cho một nguyên thủ quốc gia, hay như là một nhân sĩ có uy tín trước cộng đồng thế giới, như đã từng tiếp đón.
Mặt khác, về quyền lực và uy tín lãnh đạo, ông Trọng cũng không có tầm cỡ như những tổng bí thư của các thập niên 90 của thế kỷ trước. Ông Trọng không thể đơn phương lấy một quyết định chính trị. Ông Trọng, tên là trọng mà xem ra không có « trọng lượng » để được Obama tiếp đón như là một vị khách « quan trọng ».
Tuy nhiên, ông Trọng cũng có thể được Mỹ tiếp đón với một nghi thức long trọng, nếu ông này mang một thông điệp đáp ứng được yêu sách của Mỹ. Dĩ nhiên, thông điệp này không phải là ý kiến của ông Trọng mà là quyết định của bộ chính trị.
Vì vậy, nghi thức mà Mỹ tiếp đón ông Trọng sắp tới sẽ cho ta biết phần nào nội dung của thông điệp.
Nhưng VN sẽ rất đau đớn để có thể chấp thuận yêu cầu của Mỹ.
Trước hết Nga là một đồng mình truyền thống của VN. Cho đến nay thì hầu hết các loại vũ khí quan trọng hàng đầu của VN đều mua từ Nga, như các loại máy bay tiêm kích SU 30, SU 27… các đơn vị hỏa tiễn phòng thủ như Bastion 300, tàu ngầm Kilo… phần lớn lực lượng hải quân, không quân, phòng không… của VN được trang bị từ kho vũ khí của Nga.
Bây giờ nếu VN từ khuớc cho Nga sử dụng các căn cứ tiếp liệu ở Cam Ranh, tức là VN đơn phương hủy bỏ các hợp đồng vừa mới ký kết (mà ta không biết hai bên trao đổi thế nào ?). Làm điều này mà không hội ý với Nga, tương đương với việc VN đơn phương gián đoạn ngoại giao với Nga.
Nhưng VN cũng khó có thể trả lời không với Mỹ, ít nhất trong tình thế hiện nay. Bởi vì, trước sự lấn lướt của TQ tại Biển Đông, cũng như việc xây dựng các đảo nhân tạo của nước này đã trực tiếp đe dọa nền an ninh quốc phòng cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Mà việc này Nga không thể giúp VN, mà chỉ có Mỹ mới có thể giúp VN về kinh tế và quốc phòng, để VN bảo vệ quyền lợi của mình, đối đầu với thái độ hung hăng bành trướng của TQ.
Trong bối cảnh như vậy, nhất thời VN khó mà tìm được một kế sách để thỏa mãn tất cả các bên.
Đối với Mỹ, Cam Ranh là một căn cứ quân sự lý tưởng để Mỹ tái phối trí lực lượng của họ ở Biển Đông, trong sách lược « chuyển trục » sang Châu Á. Một VN giàu và mạnh, sẽ bổ túc phòng thủ chung trong khu vực với các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Phi và Đài Loan. Lực lượng hỗ trợ của Mỹ vẫn là Guam, Úc và Diego Garcia. Nếu thế liên minh này được thành hình thì Mỹ sẽ không còn lo ngại liên minh giữa TQ và Mã Lai, Indonesie (mục đích đột phá thế « chuyển trục sang Châu Á » của Mỹ, bằng cách vô hiệu hóa eo biển Malacca).
Đối với VN, thì đây là một ước vọng của phần lớn người VN hiện nay.
Về kinh tế, VN đã quan hệ rất tốt với TQ từ nhiều thập niên qua, nhưng việc này không đem lại một nước VN phát triển như mong ước. Ngược lại, trong nhiều phương diện, VN lệ thuộc vào TQ. Quan hệ « bốn tốt » với TQ là một thất bại.
Quan hệ với Mỹ, VN có quyền hy vọng về một tương lai phát triển tương tự như Nam Hàn, Đài Loan, hay tệ lắm cũng như Thái Lan. Các nước đồng minh của Mỹ, nước nào cũng giàu và mạnh.
Muốn toàn lãnh thổ, chắc chắn VN không thể đi với Nga, hay đi với TQ, mà phải đi với Mỹ. Ta thấy một đảo nhỏ là Đài Loan, đến bây giờ TQ cũng vẫn không dám dùng vũ lực để thống nhất đất nước, mặc dầu họ có tính chính danh để làm việc đó. Đơn giản vì phía sau Đài Loan có Mỹ.
Vấn đề là lãnh đạo CSVN có dám đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng hay không.
KHÁNH HÒA (NV) - Ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mua bán Vũ khí của Nga phát biểu trên truyền thông chính phủ Nga nói rằng, việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép các máy bay ném bom chiến lược của Nga được tiếp nhiên liệu từ căn cứ Cam Ranh, là hành động “thô lỗ.”
Các viên chức dân sự và quân sự của Việt Nam chụp hình lưu niệm trên một trong sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam tại nhà máy Admiralty ở Saint Petersburg, trong chuyến thăm Nga hồi tháng 5 năm nay. (Hình: ST)
Hôm 11 tháng 3, Reuters cho biết, một viên chức ngoại giao của Hoa Kỳ đã tiết lộ với hãng tin này rằng, Hoa Kỳ vừa đề nghị Việt Nam không cho oanh tạc cơ của Nga nhận tiếp liệu tại Cam Ranh.
Theo viên chức đó thì dù Việt Nam có quyền hợp tác với bất kỳ quốc gia nào trong việc khai thác căn cứ Cam Ranh, song Việt Nam không nên để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp liệu cho các chiến đấu cơ mang đầu đạn nguyên tử, bởi Nga đang muốn phô trương sức mạnh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và điều này có thể khiến tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.
Trong cuộc trò chuyện với Reuters, viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nói thêm, gần đây, các chiến đầu cơ của Nga đã thực hiện nhiều phi vụ trong khu vực mà tình hình vốn đã rất phức tạp vì sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật và một số quốc gia ASEAN.
Chưa kể theo Tướng Vincent Brooks, tư lệnh lục quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, gần đây các phi cơ của Nga đã thực hiện một số phi vụ có tính “khiêu khích” ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả bay quanh căn cứ Không Quân Guam của Hoa Kỳ.
Nga đã lên tiếng đáp trả ngay lập tức, trên Sputnik, ông Korotchenko bảo rằng, ông tin là Việt Nam sẽ không thực hiện đề nghị vừa kể của Hoa Kỳ bởi hợp tác quốc phòng Nga-Việt luôn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Ngoài việc gọi đề nghị vừa kể của Hoa Kỳ là “thô lỗ,” ông Korotchenko nói thêm rằng, thông tin các chiến đầu cơ của Nga mang đầu đạn hạt nhân là “khiêu khích và vô căn cứ” bởi những phi vụ của các chiến đấu cơ thuộc Nga không gây ra bất kỳ sự đe dọa nào.
Trong khi hệ thống phòng vệ hỏa tiễn tại Châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có thể tạo ra mối đe dọa thực sự cho an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bởi nó khuấy động căng thẳng và châm ngòi cho chạy đua vũ trang.
Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng, chưa nêu ý kiến về đề nghị của Hoa Kỳ: Không để Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh làm nơi tiếp liệu cho các chiến đấu cơ của Nga.
Việt Nam khó xử
Ðề nghị của Hoa Kỳ đã đẩy Việt Nam vào một tình huống hết sức khó xử. Trước nay, Việt Nam vẫn tuyên bố sẽ đeo đuổi chính sách “ba không”: Không liên minh quân sự, không cho bất kỳ quốc gia nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào một quốc gia khác.
Thực tế cho thấy Việt Nam loay hoay, khó xử với chính sách “ba không” này. Hồi giữa năm 2013, khi Việt Nam khởi công xây dựng một công xưởng hải quân ở quân cảng Cam Ranh với sự trợ giúp của Nga, ông Phùng Quang Thanh kể với thông tấn xã Việt Nam rằng, Nga yêu cầu Việt Nam “đơn giản hóa thủ tục” để họ có thể “vào cảng Cam Ranh sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền, cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân” nhưng thay mặt Việt Nam, ông Thanh đã trả lời rằng, “quan điểm nhất quán của Việt Nam là ba không.”
Tuy nhiên chỉ sau đó một khoảng thời gian ngắn, khi trả lời Itar-Tass, ông Phạm Xuân Sơn, đại sứ của Việt Nam tại Nga loan báo: Việt Nam ưu tiên cho Nga dùng cảng Cam Ranh. Theo đó, tàu của mọi quốc gia đều có thể ghé Cam Ranh nhưng tàu của Nga được ưu tiên.
Ðến đầu tháng 12 năm 2013, khi tới thăm Nga, ông Nguyễn Phú Trọng-tổng bí thư Ðảng CSVN ký một thỏa thuận với ông Putin-tổng thống Nga, cho phép các chiến hạm của Nga có thể dễ dàng ra vào cảng Cam Ranh. Thỏa thuận đó “đơn giản hóa thủ tục,” lược bỏ nhiều yêu cầu theo thông lê quốc tế, vì vậy, khi muốn vào cảng Cam Ranh, các chiến hạm của Nga chỉ cần thông báo cho chính quyền tỉnh Khánh Hòa khi đã đến gần quân cảng này. Trước đây, chỉ có Syria dành cho các chiến hạm của Nga hình thức ưu đãi như vừa kể.
Tuy nhiên Nga không đủ sức giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Ðể cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam rất cần Hoa Kỳ và không giấu diếm nhu cầu đó.
Hồi giữa tháng 1 năm nay, ở hội thảo “Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa” do Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Ðại Học Portland của Hoa Kỳ phối hợp tổ chức ở Hà Nội, ông Hà Kim Ngọc. một thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, khẳng định, sự can thiệp sâu hơn của Hoa Kỳ sẽ “có lợi cho toàn khu vực” trong những năm sắp tới. Trước ông Ngọc, cả chủ tịch nhà nước việt nam lẫn thủ tướng Việt Nam cũng từng bày tỏ mong muốn duy trì và mở rộng “quan hệ đối tác toàn diện” với Hoa Kỳ.
Nếu không có gì thay đổi, trong năm nay, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN sẽ đến thăm Hoa Kỳ. (G.Ð)
-U.S. to Vietnam: Stop Hosting Putin’s Jets Please (American Interest 12-3-15) -- Điểm tin Reuters về việc Mỹ yêu cầu Việt Nam ngưng tiếp tế cho máy bay thả bom của Nga, báo này vạch rõ: "Vietnam’s decision to allow the Russians to use its base highlights the schizophrenic nature of its current relations with the United States. Hanoi wants Washington’s support over issues of Chinese territorial aggression in the disputed waters of the South China Sea, but it’s old friendship with Russia and Russia’s model of government clearly aren’t gone. It will be interesting to watch this play out: How Hanoi responds to Washington’s request may go "
-Mỹ yêu cầu Việt Nam ngưng giúp máy bay thả bom của Nga: U.S. asks Vietnam to stop helping Russian bomber flights (Reuters 11-3-15) -- Mỹ 'đề nghị VN không giúp máy bay Nga' (BBC 11-3-15) -- Kẹt dữ! Kẹt dữ!◄◄
-Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga
Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ trước đây của Mỹ ở Vịnh Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay có khả năng ném bom hạt nhân của Nga đang phô trương sức mạnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Xem thêm:http://www.youtube.com/
Bán đấu giá cổ phần Cảng Cam RanhMỹ 'đề nghị VN không giúp máy bay Nga'
BBC Tiếng Việt
Có tin nói Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga. Đề nghị của Mỹ được một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ trong bài đặc biệt của Reuters. Phía Mỹ nói máy bay có khả năng mang ...
Mỹ yêu cầu VN ngừng hỗ trợ tiếp liệu cho máy bay ném bom Nga
-Mỹ muốn Việt Nam ngưng cho máy bay Nga tiếp dầu ở Cam Ranh
WASHINGTON DC (NV) .- Mỹ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép máy bay ném bom chiến lược của Nga được tiếp nhiên liệu từ căn cứ Cam Ranh, một dấu hiệu đang gây sức ép lên mối quan hệ đang ấm dần.
Lời yêu cầu được một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mô tả với hãng thông tấn Reuters vào lúc nhiều viên chức Hoa Thịnh Đốn cáo buộc các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga gia tăng các chuyến bay ở khu vực vốn vẫn đang nóng với chuyện tranh chấp chủ quyền biển đảo của Trung Quốc với Nhật, đồng minh của Mỹ, và các nước Đông Nam Á.
Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lực Lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho hãng tin Reuters hay rằng các máy bay ném bom của Nga thực hiện các chuyến bay “khiêu khích” gồm cả những chuyến bay quanh lãnh địa của Mỹ ở khu vực đảo Guam. Hoa Kỳ có một căn cứ quân sự lớn trên đảo Guan.
Đầu Tháng Giêng 2015, Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) loan tin lại một cách tế nhị theo tin từ Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/1/2015 cho biết trong năm 2014, máy bay ném bom tầm xa và máy bay tiếp dầu Nga bắt đầu thường xuyên hạ cánh tại các sân bay nước ngoài; trong đó, lần đầu tiên máy bay tiếp dầu của nước này sử dụng phi trường Cam Ranh của Việt Nam.
Loại máy bay tiếp dầu cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga được mô tả trong bản tin TTXVN là loại máy bay tiếp dầu Il-78. Không thấy đề cập gì đến các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa có khả năng mang bom nguyên tử như TU-95MS hay TU-160 có hạ cánh xuống phi trường Cam Ranh hay không.
Phi trường Cam Ranh là một phi trường quân sự cỡ lớn do Hoa Kỳ xây dựng hồi chiến tranh Việt Nam trước 1975. Nga đã được Hà Nội cho thuê căn cứ Cam Ranh gồm cả phi trường này từ năm 1979 đến năm 2002 làm căn cứ cho của Hải đoàn tác chiến cơ động số 17 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Sau đó, trả lại cho Việt Nam vì không thỏa thuận được về giá tiền thuê trong khi Nga đang có những khó khăn tài chính.
Tuy Hà Nội đã đưa tin máy bay chiến lược tầm xa của Nga đáp xuống Cam Ranh từ ngày 6 tháng Giêng 2015, đến nay, người ta mới thấy viên chức Mỹ mới xác nhận lần đầu tiên có sự hoạt động như thế, một trong những động thái biểu diễn sức mạnh quân sự của Nga quanh thế giới.
Tướng Brooks cho hay các máy bay ném bom của Nga bay quanh đảo Guam được tiếp dầu trên không từ các máy bay tiếp nhiên liệu đã bay đến từ căn cứ không quân chiến lược Cam Ranh vốn đã được Mỹ xây dựng và sử dụng thời chiến tranh Việt Nam.
Khi Hà Nội cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh, điều này phản ảnh lập trường phức tạp của CSVN trong cuộc chiến dằng co địa chính trị một bên là Nga và Trung Quốc và một bên là Mỹ, Nhật và một số đồng minh Đông Nam Á ở một bên.
Một góc phi trường Cam Ranh. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Trong chiến lược xoay trục về Á Châu, Hoa Kỳ cũng nhiều lần từng ngỏ ý muốn sử dụng lại căn cứ Cam Ranh nhưng mới chỉ được thỏa thuận cho ghé bảo trì một ít tàu tiếp liệu, không phải chiến hạm, mấy năm gần đây.
Hà Nội cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy họ muốn cải tiến mối quan hệ với Hoa Kỳ về mọi mặt, không chỉ riêng chuyện gia tăng mậu dịch, trong chiến lược đu dây giữa hai cường quốc. Một bên là sức ép quá lớn của Trung Quốc ngay bên cạnh, một bên là kẻ cựu thù còn nhiều nghi ngờ thiện chí.
Một trong những dấu hiệu là Việt Nam đạt thỏa hiệp “Đối tác toàn diện” với Mỹ khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Thịnh Đốn hồi Tháng Bảy năm 2013. Cuối năm ngoái, Hoa Kỳ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Những gì bán cho Việt Nam còn phải tùy thuộc sự chấp thuận của Quốc hội và tùy tình trạng nhân quyền có cải thiện hay không.
Hiện vịnh Cam Ranh được nhà cầm quyền Việt Nam đặt làm căn cứ cho đội tàu ngầm mua của Nga nhằm đối phó với các đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông. Ba chiếc đã trú đóng tại Cam Ranh và thường xuyên tập luyện trong khi ba chiếc còn lại được chuyển giao từ cuối năm nay đến năm 2016 trong gói mua sắm trang bị quốc phòng hơn $2 tỉ.
Ông Brooks nói với hãng tin Reuters trong cuộc phỏng vấn rằng các chuyến bay ghé Cam Ranh của Nga biểu lộ đồng minh thời chiến tranh lạnh của CSVN hoạt động như “những cái phá hỏng lợi ích của chúng ta và lợi ích của những nước khác”.
Khi được hãng Reuters hỏi về các chuyến bay của Nga ở khu vực, một số viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ yêu cầu giấu tên, nói Hoa Kỳ tôn trọng quyền của Việt Nam thỏa hiệp với các nước khác. Nhưng những viên chức này nói thêm rằng “Chúng tôi thúc giục các viên chức Việt Nam là phải bảo đảm rằng Nga không thể dùng sự tiếp cận căn cứ Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng các sự căng thẳng trong khu vực”.
Theo Reuters, nhà cầm quyền CSVN không trả lời ngay khi được yêu cầu bình luận về các kêu gọi từ phía Hoa Kỳ.
Tướng Brooks từ chối không cho biết tin khi nào thì những chuyến bay đó đã diễn ra và có bao nhiêu máy bay Nga đã đáp xuống Cam Ranh. Tuy nhiên, ông xác nhận có chuyện đó xảy ra sau khi Nga sát nhập khu vực Cremea của Ukraine hồi Tháng Ba năm ngoái, một vụ việc gây căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Nga.
Hồi năm ngoái, các phi cơ chiến đầu của khối NATO đã ngăn chặn hơn 100 lần các chuyến bay của máy bay Nga trên vùng biển Đại Tây Dương. Nhật Bản cũng từng loan báo ngênh chặn sự xâm phạm không phận nước này của máy bay Nga.
Trong sự gia tăng quan hệ giữa HoaThịnh Đốn và Hà Nội, ngoài các chức sắc ngoại giao, người ta còn thấy nhiều tướng lãnh Mỹ gồm cả Tổng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã đến Việt Nam. Việt Nam cũng xác nhận tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sẽ đến Hoa Kỳ trong năm nay, một việc chưa từng có trong suốt 20 năm thiết lập bang giao. (TN)
- Việt-Nga tăng cường quan hệ đối tác chiến lược
Từ ngày 18-25/5, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn thăm làm việc tại Nga.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách vấn đề kiều dân Nga ở nước ngoài, ông Grigory Karassin để tìm hiểu chính sách, kinh nghiệm và các biện pháp của Nga nhằm góp phần tăng cường và giúp đỡ kiều dân Nga ở nước ngoài.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã đề nghị phía Nga hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam và Đại sứ quán trong công tác đối với cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nhằm đoàn kết, phát triển năng động và ổn định trên cơ sở tuân thủ luật pháp Liên bang Nga, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã và có kế hoạch gặp lãnh đạo Cơ quan di trú Liên bang Nga cùng Sở di trú Mátxcơva, Sở Lao động việc làm Mátxcơva và Cơ quan thanh tra lao động nước ngoài của thủ đô Nga để nắm thực chất tình hình cộng đồng người Việt tại Nga, bàn các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của hai nước.
Chiều 22/5, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã gặp các đại diện cộng đồng người Việt tại Nga và trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo" của Bộ Tư lệnh Hải quân cho ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga kiêm Tổng Giám đốc công ty Mareven.
Trong tổng số 25 người Việt thuộc 20 nước trên thế giới được Bộ Tư lệnh Hải quân trao kỷ niệm chương này, cộng đồng người Việt tại Nga có ba đại diện gồm ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn T&M Trans Nguyễn Cảnh Sơn và Chủ tịch công ty "Rồng Vàng" ở Ekaterinburg Hoàng Văn Vinh./.
(TTXVN/Vietnam+)
Xây dựng cảng dịch vụ thương mại Cam Ranh: Bước đi cần thiết và đúng đắn
SGTT.VN - Trong bối cảnh Việt Nam và Nga đang xúc tiến các bước hợp tác xây dựng Cam Ranh trở thành cảng dịch vụ thương mại, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với nhà khoa học – thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học công an, người đã từng tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học bàn và góp ý về việc đưa cảng Cam Ranh vào sử dụng thế nào cho hiệu quả.
Thưa thiếu tướng, xin ông nhắc lại lịch sử hiện diện của Nga ở Cam Ranh?
Từ năm 1978, Liên Xô đã xây dựng căn cứ quân sự ở Cam Ranh trong bối cảnh đối đầu Đông Tây rất căng thẳng. Sự đối đầu chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ, và Trung Quốc lúc đó đứng về phía Mỹ chống Liên Xô, kéo dài suốt từ năm 1962 – 1988.
Trong điều kiện đó, Liên Xô phải mở rộng ảnh hưởng sang phía đông. Có thể nói, căn cứ Cam Ranh nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc nói trên ở vùng Biển Đông này.
Đến khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1991, kinh tế bị suy kiệt, dẫn đến việc Nga phải rút các căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong đó có cảng Cam Ranh hồi năm 2002.
Vậy sau khi Nga rút đi, vì sao Cam Ranh lại bị bỏ không cho đến nay, thưa ông?
Cam Ranh là một cảng có vị trí địa chiến lược và địa chính trị, bởi đây là cảng nước sâu, có vịnh hõm để bảo vệ. Nếu muốn tấn công Cam Ranh chỉ có một đường thôi. Vịnh này liên quan đến một chuỗi vấn đề ở Đông Á. Vì thế việc sử dụng Cam Ranh như thế nào phải được tính toán trong tổng thể chiến lược đối ngoại của Việt Nam, trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung, Nga, Nhật, Ấn Độ, các nước ASEAN.
Tôi được biết, thời kỳ Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố rầm rộ hồi 2003 – 2005, nước này cũng đã ngỏ ý với Việt Nam muốn thuê Cam Ranh để làm căn cứ hậu cần, làm chỗ nghỉ chân cho các tàu chiến và tàu sân bay ở Nam Á.
Tuy nhiên, Việt Nam không đồng ý. Cảng Cam Ranh bị bỏ không suốt từ đó.
Vì sao hiện nay Việt Nam lại chuyển Cam Ranh thành cảng thương mại và cần sự trợ giúp của Nga?
Giờ đây, Việt Nam quyết định Cam Ranh sẽ trở thành cảng dịch vụ hậu cần, sửa chữa nhỏ, tiếp dầu, hoa tiêu… trên tuyến đường từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Vì Việt Nam chưa đủ lực nên cần có Nga hỗ trợ. Tôi cho rằng đây là bước đi cần thiết và đúng đắn.
Xét trên bình diện quốc tế, việc này không đụng chạm đến ai cả, vì Nga là người bạn cũ, truyền thống của Việt Nam. Việc này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam công bố cho thế giới biết rằng mình không sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, xu thế của các nước là hợp tác, hoà bình.
Thời điểm này, quan hệ giữa các nước lớn cũng thay đổi nhiều. Trung Quốc và Nga trở thành đối tác chiến lược. Tương lai quan hệ Nga và Mỹ, EU ngày càng gần nhau hơn vì lợi ích của Nga là ở các khu vực này. Lợi ích của Nga gắn với Mỹ và Tây Âu vì Nga cần vốn và công nghệ cao.
Hơn thế, Nga và Mỹ có quan điểm giống nhau về Biển Đông, họ chỉ quan tâm đến tự do hàng hải của đường biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới, chứ không can thiệp đến chủ quyền của các nước ở đây.
Khi trở lại Cam Ranh, Nga có những quyền lợi gì, thưa ông?
Phải khẳng định rằng cả Việt Nam và Nga đều có lợi ích lớn về kinh tế khi khai thác cảng dịch vụ Cam Ranh. Mỗi ngày ước tính có 60 tàu thuyền đi ngang qua đây, họ đều có nhu cầu sửa chữa, nghỉ ngơi… Việc bỏ hoang một cảng quan trọng, có vẻ đẹp thiên phú là sự lãng phí.
Nga trở lại Cam Ranh lúc này là vì kinh tế đã được khôi phục, Nga muốn có ảnh hưởng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nếu như năm đến bảy năm trước Nga hờ hững với APEC, ARF thì nay lại cần lan toả ảnh hưởng, trước mắt về kinh tế, sau đó là sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Đông Á là phòng thủ xa của Nga ở bờ Biển Đông.
Với Cam Ranh, Nga đang đặt một chân vào khu vực Đông Nam Á. Thị trường ASEAN với hơn 500 triệu dân, thực sự là thị trường có tiềm lực phát triển lớn và năng động. Cũng từ Cam Ranh, Nga sẽ mở rộng quan hệ với các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia…
Ngược lại, các nước ASEAN dù công khai hay không, cũng ủng hộ sự “dấn bước” này, ASEAN cũng bị hấp dẫn bởi thị trường 120 triệu dân của Nga, với mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/người.
Vậy ngoài lợi ích kinh tế, tương lai của Cam Ranh sẽ như thế nào thưa ông?
Quan điểm cá nhân tôi là cần phải khôi phục Cam Ranh thành căn cứ hải quân mạnh. Và lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là hợp tác đa phương với các nước, có thể gồm cả Mỹ, Nga, Trung Quốc. Bởi hiện nay các nước ASEAN cũng đã làm việc này.
Việt Anh (thực hiện)
Từ ngày 18-25/5, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn thăm làm việc tại Nga.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga phụ trách vấn đề kiều dân Nga ở nước ngoài, ông Grigory Karassin để tìm hiểu chính sách, kinh nghiệm và các biện pháp của Nga nhằm góp phần tăng cường và giúp đỡ kiều dân Nga ở nước ngoài.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã đề nghị phía Nga hỗ trợ và giúp đỡ Việt Nam và Đại sứ quán trong công tác đối với cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nhằm đoàn kết, phát triển năng động và ổn định trên cơ sở tuân thủ luật pháp Liên bang Nga, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã và có kế hoạch gặp lãnh đạo Cơ quan di trú Liên bang Nga cùng Sở di trú Mátxcơva, Sở Lao động việc làm Mátxcơva và Cơ quan thanh tra lao động nước ngoài của thủ đô Nga để nắm thực chất tình hình cộng đồng người Việt tại Nga, bàn các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của hai nước.
Chiều 22/5, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã gặp các đại diện cộng đồng người Việt tại Nga và trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo" của Bộ Tư lệnh Hải quân cho ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga kiêm Tổng Giám đốc công ty Mareven.
Trong tổng số 25 người Việt thuộc 20 nước trên thế giới được Bộ Tư lệnh Hải quân trao kỷ niệm chương này, cộng đồng người Việt tại Nga có ba đại diện gồm ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn T&M Trans Nguyễn Cảnh Sơn và Chủ tịch công ty "Rồng Vàng" ở Ekaterinburg Hoàng Văn Vinh./.
(TTXVN/Vietnam+)
Xây dựng cảng dịch vụ thương mại Cam Ranh: Bước đi cần thiết và đúng đắn
SGTT.VN - Trong bối cảnh Việt Nam và Nga đang xúc tiến các bước hợp tác xây dựng Cam Ranh trở thành cảng dịch vụ thương mại, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với nhà khoa học – thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học công an, người đã từng tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học bàn và góp ý về việc đưa cảng Cam Ranh vào sử dụng thế nào cho hiệu quả.
Thưa thiếu tướng, xin ông nhắc lại lịch sử hiện diện của Nga ở Cam Ranh?
Từ năm 1978, Liên Xô đã xây dựng căn cứ quân sự ở Cam Ranh trong bối cảnh đối đầu Đông Tây rất căng thẳng. Sự đối đầu chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ, và Trung Quốc lúc đó đứng về phía Mỹ chống Liên Xô, kéo dài suốt từ năm 1962 – 1988.
Trong điều kiện đó, Liên Xô phải mở rộng ảnh hưởng sang phía đông. Có thể nói, căn cứ Cam Ranh nằm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc nói trên ở vùng Biển Đông này.
Đến khi Liên Xô cũ sụp đổ năm 1991, kinh tế bị suy kiệt, dẫn đến việc Nga phải rút các căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong đó có cảng Cam Ranh hồi năm 2002.
Vậy sau khi Nga rút đi, vì sao Cam Ranh lại bị bỏ không cho đến nay, thưa ông?
Cam Ranh là một cảng có vị trí địa chiến lược và địa chính trị, bởi đây là cảng nước sâu, có vịnh hõm để bảo vệ. Nếu muốn tấn công Cam Ranh chỉ có một đường thôi. Vịnh này liên quan đến một chuỗi vấn đề ở Đông Á. Vì thế việc sử dụng Cam Ranh như thế nào phải được tính toán trong tổng thể chiến lược đối ngoại của Việt Nam, trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung, Nga, Nhật, Ấn Độ, các nước ASEAN.
Tôi được biết, thời kỳ Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố rầm rộ hồi 2003 – 2005, nước này cũng đã ngỏ ý với Việt Nam muốn thuê Cam Ranh để làm căn cứ hậu cần, làm chỗ nghỉ chân cho các tàu chiến và tàu sân bay ở Nam Á.
Tuy nhiên, Việt Nam không đồng ý. Cảng Cam Ranh bị bỏ không suốt từ đó.
Vì sao hiện nay Việt Nam lại chuyển Cam Ranh thành cảng thương mại và cần sự trợ giúp của Nga?
Giờ đây, Việt Nam quyết định Cam Ranh sẽ trở thành cảng dịch vụ hậu cần, sửa chữa nhỏ, tiếp dầu, hoa tiêu… trên tuyến đường từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Vì Việt Nam chưa đủ lực nên cần có Nga hỗ trợ. Tôi cho rằng đây là bước đi cần thiết và đúng đắn.
Xét trên bình diện quốc tế, việc này không đụng chạm đến ai cả, vì Nga là người bạn cũ, truyền thống của Việt Nam. Việc này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam công bố cho thế giới biết rằng mình không sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, xu thế của các nước là hợp tác, hoà bình.
Thời điểm này, quan hệ giữa các nước lớn cũng thay đổi nhiều. Trung Quốc và Nga trở thành đối tác chiến lược. Tương lai quan hệ Nga và Mỹ, EU ngày càng gần nhau hơn vì lợi ích của Nga là ở các khu vực này. Lợi ích của Nga gắn với Mỹ và Tây Âu vì Nga cần vốn và công nghệ cao.
Hơn thế, Nga và Mỹ có quan điểm giống nhau về Biển Đông, họ chỉ quan tâm đến tự do hàng hải của đường biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới, chứ không can thiệp đến chủ quyền của các nước ở đây.
Khi trở lại Cam Ranh, Nga có những quyền lợi gì, thưa ông?
Phải khẳng định rằng cả Việt Nam và Nga đều có lợi ích lớn về kinh tế khi khai thác cảng dịch vụ Cam Ranh. Mỗi ngày ước tính có 60 tàu thuyền đi ngang qua đây, họ đều có nhu cầu sửa chữa, nghỉ ngơi… Việc bỏ hoang một cảng quan trọng, có vẻ đẹp thiên phú là sự lãng phí.
Nga trở lại Cam Ranh lúc này là vì kinh tế đã được khôi phục, Nga muốn có ảnh hưởng ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Nếu như năm đến bảy năm trước Nga hờ hững với APEC, ARF thì nay lại cần lan toả ảnh hưởng, trước mắt về kinh tế, sau đó là sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Đông Á là phòng thủ xa của Nga ở bờ Biển Đông.
Với Cam Ranh, Nga đang đặt một chân vào khu vực Đông Nam Á. Thị trường ASEAN với hơn 500 triệu dân, thực sự là thị trường có tiềm lực phát triển lớn và năng động. Cũng từ Cam Ranh, Nga sẽ mở rộng quan hệ với các nước Thái Lan, Singapore, Indonesia…
Ngược lại, các nước ASEAN dù công khai hay không, cũng ủng hộ sự “dấn bước” này, ASEAN cũng bị hấp dẫn bởi thị trường 120 triệu dân của Nga, với mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD/người.
Vậy ngoài lợi ích kinh tế, tương lai của Cam Ranh sẽ như thế nào thưa ông?
Quan điểm cá nhân tôi là cần phải khôi phục Cam Ranh thành căn cứ hải quân mạnh. Và lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là hợp tác đa phương với các nước, có thể gồm cả Mỹ, Nga, Trung Quốc. Bởi hiện nay các nước ASEAN cũng đã làm việc này.
Việt Anh (thực hiện)