-Bạo lực nhắm vào người bất đồng chính kiến VN lan ra đường phố
-
-LIÊN MINH CHÂU ÂU BÁO CÁO NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI 2014 – VIỆT NAM-
Nguồn: Asia Sentinel
Bất chấp những cảnh báo rằng cách hành xử của chính quyền về các quyền dân sự có thể gây tổn hại vị thế quốc tế của nó liên quan đến một hiệp ước thương mại lớn, các lực lượng an ninh của Việt Nam tiếp tục tấn công vào giới bất đồng chính kiến, đã tiến hành 31 vụ đánh đập vào năm 2014 và 17 vụ trong năm nay, theo tin từ một tổ chức bất đồng chính kiến tại Hà Nội.
Vụ mới nhất xảy ra vào ngày 19/5 – ngày sinh của người mang tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh – khi người bảo vệ nhân quyền Đinh Quang Tuyen (Tuyen Xich Lo) đang đi trên xe đạp tập thể dục thì bị 2 người đàn ông đeo khẩu trang trên một chiếc xe máy, rượt theo anh và đã đấm anh ở giữa mũi, làm gãy mũi.
Tổ chức phơi bày mức độ của các cuộc tấn công là Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam, một tổ chức không xuất thân từ giới blogger bất đồng, mà gồm những người thông thạo và cẩn thận hơn, theo David Brown, một cựu viên chức ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều kinh nghiệm ở Việt Nam.
“Các báo cáo tập trung vào các tín đồ thuộc các tổ chức tôn giáo không được thừa nhận – Mennonites, Công Giáo cấp tiến, những thường dân phản đối trưng dụng đất đai với đền bù ít ỏi, các nhà hoạt động môi trường,” ông Brown nói. “Quan điểm chung của chính quyền cho rằng họ là “những kẻ cao ngạo” nên thường xuyên bị đánh đập bởi côn đồ và bọn người hay bắt nạt. Lực lượng an ninh công an phủ nhận mọi dính líu.”
Hầu hết các tổ chức nhân quyền nói các chính phủ nước ngoài hiếm khi nhìn xa hơn việc bắt giữ và tống giam người bất đồng chính kiến. Trong khi một thế giới nguy hiểm khác đang tồn tại trên đường phố. Cải trang như côn đồ để che đậy các cuộc tấn công, lực lượng cảnh sát an ninh tại Việt Nam đã dùng bạo lực để đe doạ và hạ nhục những người bảo vệ nhân quyền, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm nói, một phương cách “an toàn” cho chính phủ bởi vì mối quan tâm nhân quyền của các nước dân chủ không đi xa hơn hồ sơ các vụ bắt giữ người bất đồng chính kiến.
Hội Cựu tù nhân Lương tâm Việt Nam nói số nạn nhân đang tăng lên, và lên án sử dụng bạo lực làm phương hại giới bất đồng. Tổ chức này buộc tội các cá nhân công an an ninh cải trang thành côn đồ để tấn công người bảo vệ nhân quyền, và đưa ra một danh sách dài các trường hợp cụ thể và phô bày những bức ảnh những đàn ông đàn bà bị đánh đập đẫm máu trong 5 tháng qua.
Xem thường quyền con người và đánh đập người bất đồng chính kiến đang là mối quan tâm đặc biệt tại thời điểm quốc hội Hoa Kỳ tranh cãi việc chính quyền Obama triển khai Hiệp định đối tác TPP, một hiệp ước thương mại toàn diện liên quan đến 22 quốc gia trên bờ biển Thái Bình Dương của Châu Mỹ và châu Á. Các nhà cổ xúy dân quyền đang yêu cầu Việt Nam thể hiện sự tiến bộ cụ thể tư tưởng tự do trước khi nước này được phép tham gia hiệp ước TPP.
Cho đến nay, ít có dấu hiệu cho thấy rằng Việt Nam sẵn lòng nhượng bộ bất kỳ quyền tự do nào. Human Rights Watch báo cáo nhân quyền năm 2015 World cho biết tình hình nhân quyền “vẫn bi đát trong năm 2014,” vì Đảng Cộng sản không sẵn sàng bỏ quy tắc thể chế một đảng, bất chấp sự bất mãn ngày càng tăng trong quần chúng về các quyền tự do cơ bản. Giống như tổ chức phi chính phủ FVPoC đã cáo buộc, Human Rights Watch nói rằng “các lực lượng an ninh gia tăng đa dạng các hình thức quấy nhiễu và đe dọa các nhà phê bình.” “
Thí dụ như vào ngày 01 tháng 1, theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ FVPoC, một nhóm dân oan tụ tập trước Dinh Độc lập, xe cảnh sát vội vã xuất hiện, kéo 9 phụ nữ vào xe, chở đến trụ sở cảnh sát, kéo tóc và đánh đập họ. Bà Lư Thị Thu Vân bị đánh sưng mắt.
Cùng một ngày, những tín đồ của nhà thờ Mennonite tập trung cầu nguyện ở nhà của một mục sư, đã bị công an chính quyền địa phương bao vây, ngăn cản tín đồ đến gần nhà mục sư. Nhiều người bị giam giữ và bị đánh đập. Báo cáo FVPoC nói Mục sư Nguyễn Hồng Quang đến đồn cảnh sát hỏi tại sao họ đã bắt giữ và đánh đập tín đồ. Ông cũng bị tấn công, bị đánh rách cả áo.
Các cuộc tấn công tương tự leo thang đối với dân oan Bắc Giang và Đồng Nội, nơi có nhiều người biểu tình phản đối bị côn đồ đánh chảy máu. Dân oan cố tìm sự bảo vệ từ cảnh sát, nhưng trớ trêu thay họ lại bị bắt đưa vào đồn cảnh sát và lại bị đánh đập nữa.
“sự tàn bạo của công an, bao gồm nhiều ca tử vong trong khi giam cầm, đang càng ngày càng cuốn hút công luận ở Việt Nam,” Human Rights Watch nói trong báo cáo năm 2015. “Năm 2014, thậm chí phương tiện truyền thông nhà nước cũng thường xuyên đưa tin về cảnh sát lạm quyền. Trong nhiều trường hợp, những cảnh sát liên quan đến gây chết người khi đang bị tạm giam, đã bị kết án vì phạm những luật nhỏ. Cảnh sát thường xuyên che dấu hiện trường và biến thành các vụ tự sát. Nhiều tù nhân nói họ bị đánh đập để phải thú nhận tội, đôi khi phải thú nhận những tội mà họ nói họ không hề làm. Những người khác thì nói rằng họ bị đánh đập vì chỉ trích sĩ quan cảnh sát hoặc cố gắng lý luận với họ. Các nạn nhân bị đánh đập bao gồm cả trẻ em.”
Cựu Tù nhân lương tâm Việt Nam, trong một tuyên bố gửi đến Asia Sentinel, viết “Chúng tôi cực lực lên án và phản đối việc sử dụng bạo lực hãm hại người bất đồng chính kiến. Nó trở nên cấp bách hơn khi số nạn nhân đang tăng lên. Các nhân viên an ninh, công an đã giả dạng côn đồ thi hành lệnh tấn công người bảo vệ nhân quyền.”
Lời yêu cầu phải đưa các nhân viên an ninh ra tòa vì công lý và sự an toàn xã hội của tổ chức FVPoC hầu như không có khả năng xảy ra trong bầu không khí chính trị hiện tại mặc dù các nước phương tây đã đưa quan ngại về dân quyền vào hiệp ước thương mại TPP.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước dân chủ và các ngoại giao đoàn của họ ở Hà Nội, các tổ chức nhân quyền quốc tế hãy lên tiếng bảo vệ nạn nhân của các cuộc tấn công đánh đập,” FVPoC nói. “Việc yêu cầu chính phủ Việt Nam chấm dứt sử dụng bạo lực nên được đặt ra như một điều kiện tiên quyết khi ký các thỏa thuận kinh tế hay quân sự.”
http://fvpoc.org/2015/07/15/bao-luc-nham-vao-nguoi-bat-dong-chinh-kien-vn-lan-ra-duong-pho/-
-LIÊN MINH CHÂU ÂU BÁO CÁO NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI 2014 – VIỆT NAM-
Hơn nữa, trong đối thoại chính trị thường kỳ, EU liên tục bày tỏ mối quan ngại về việc bắt giữ và tuyên án một số các nhà hoạt động và blogger và lặp đi lặp lại lời kêu gọi thả tự do cho tất cả những người hoạt động ôn hòa về nhân quyền, đang bị giam cầm ở đất nước này. Danh sách Người được quan tâm của Liên minh châu Âu thường xuyên được cập nhật và chia sẻ với các nhà chức trách.
Bản dịch của ,
Liên minh Châu Âu, Luxembourg | 22-06-2015
Kết quả nghiên cứu
Tôn trọng và cổ xúy cho những nguyên tắc dân chủ và các quyền cơ bản của con người trong trong cuộc sống là một yếu tố thiết yếu của Thỏa Thuận Hợp tác và Đối tác giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (PCA), đã ký hồi tháng 6 năm 2012. Mối lo ngại chính của Liên minh châu Âu bao gồm quyền chính trị và dân sự, cụ thể là các quyền tự do về ngôn luận, truyền thông và tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như áp dụng án tử hình. Trong khuôn khổ thực hiện PCA từ cấp cao, EU và Việt Nam vào tháng 10 đã tổ chức cuộc họp trù bị cho vòng thứ 4 cho cuộc đối thoại cải thiện nhân quyền diễn ra vào tháng 1 năm 2015 tại Brussels.
Nhân quyền là chủ để xuyên suốt trong năm trong các chuyến viếng thăm song phương cấp cao. Đặc biệt là, nhân quyền được nêu ra ở cấp cao nhất khi Ngài Chủ tịch Barroso đến thăm Việt Nam và trong cuộc viếng thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Brussels, nơi ông đã gặp các chủ tịch Van Rompuy, Barroso và Schulz. Tuyên bố Chung Lần thư 9 của EU-Việt Nam và vòng thứ ba tọa đàm chính trị cấp cao, cả hai đã diễn ra vào tháng 3, cũng cung cấp cơ hội nêu ra mối lo ngại nhân quyền. Thông qua các cuộc tiếp xúc từ đối thoại nhân quyền, thông cáo báo chí và ngoại giao, EU kêu gọi chính quyền gỡ bỏ các hạn chế về tự do ngôn luận và truyền thông, đã yêu cầu thăm viếng tù nhân, và quan sát phiên xử và đã kêu gọi trả tự do, trên nền tảng nhân đạo, cho một vài nhà hoạt động đang bị cầm tù, ở trong tình trạng sức khoẻ kém. EU đã công bố nhiều thông cáo báo chí liên quan đến những phiên xét xử các nhà hoạt động nhân quyền, áp dụng án tử hình và phóng thích vài nhà hoạt động trong danh sách Người được quan tâm (PoC).
Hơn nữa, trong đối thoại chính trị thường kỳ, EU liên tục bày tỏ mối quan ngại về việc bắt giữ và tuyên án một số các nhà hoạt động và blogger và lặp đi lặp lại lời kêu gọi thả tự do cho tất cả những người hoạt động ôn hòa về nhân quyền, đang bị giam cầm ở đất nước này. Danh sách Người được quan tâm của Liên minh châu Âu thường xuyên được cập nhật và chia sẻ với các nhà chức trách. Anh Nguyễn Tiến Trung, có trong danh sách này, được phóng thích vào tháng 4, là người được Trưởng Đại diện EU tại VN ghé thăm vào tháng 7 năm 2013, là một kết quả cụ thể của Liên minh châu Âu. Không may là, trong năm 2014, yêu cầu cho thăm viếng Người được quan tâm trong tù đã không được chấp nhận bởi các nhà chức trách. Liên minh châu Âu cũng đã gặp Bộ Công An bày tỏ sự lo ngại về những quấy nhiễu và bạo lực nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền khi họ nổ lực tham dự các sự kiện nhân quyền mà cộng đồng quốc tế đều tổ chức.
Quốc hội Châu Âu đã thông qua một nghị quyết ngày 17/4/2014 về các cuộc đàm phán Hiệp định Tự do Mậu dịch EU-Việt Nam, bao gồm nhiều điều khoản về quyền con người, trong đó có quyền của người lao động.
EU thường xuyên gặp những người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự, và thực hiện các viếng thăm tại các địa phương và hai lần quan sát phiên xử. EU cũng theo dõi các biến chuyển liên quan với tự do tôn giáo và tín ngưỡng, vốn là một vấn đề đáng lo ngại (đáng chú ý nhất là những nhóm tôn giáo không được công nhận và phá hoại tài sản của họ), mặc dù dần dần cũng có sự cải thiện trong thủ tục đăng ký các tôn giáo. Các đại diện của EU đã gặp các lãnh đạo của các Hội Thánh Tin Lành khác nhau trong vài dịp.
Vào năm 2014, Việt Nam đã trải qua lần thứ hai Kiểm điểm định kỳ Phổ quát tại Geneva. Mặc dù thừa nhận các bước tích cực của chính phủ của Việt Nam kể từ UPR đầu tiên, nhiều phái bộ (bao gồm các thành viên EU) đã nhấn mạnh nhu cầu cải thiện liên quan đến, chẳng hạn như, tự do ngôn luận và truyền thông, không gian cho xã hội dân sự, án tử hình, v.v… Việt Nam đã cam kết thực thi một cách có ý nghĩa, chấp nhận 182 khuyến nghị trong số 227, và vào lúc cuối năm, họ đã triển khai một kế hoạch hành động. Liên minh châu Âu đã đóng một vai trò tích cực trong tiến trình UPR và các chương trình theo sau và đã giúp hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp nhận.
Việt Nam vẫn còn phải tạo dấu ấn của họ trong việc cổ xúy quyền con người ở trong nước và ở cấp quốc tế với tư cách một thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ kể từ tháng 11 năm 2013 (cho nhiệm kỳ 2014-2016).
Liên minh châu Âu tiếp tục hỗ trợ hiện đại hoá hệ thống luật pháp quốc gia, trong số các vấn đề khácnhư phương cách tìm công lý, bằng sự đóng góp 8 triệu euro cho Chương trình Đối tác Công lý, có sự tài trợ chung của EU, Đan Mạch và Thụy Điển. Dự án hỗ trợ cho các tổ chức then chốt như Bộ Tư Pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, và bao gồm chương trình huấn luyện cho thẩm phán, luật sư và các chuyên gia pháp luật. Quản trị và pháp quyền cũng là mảng tập trung của dự án Chương trình Chỉ dấu Đa niên (Multiannual Indicative Programme) mà Liên minh châu Âu cung cấp hồi tháng 8, cho giai đoạn 2014-2020.
Viện hỗ trợ Dân chủ Nhân quyền EU đã tài trợ 7 dự án phủ rộng các giai tầng xã hội, bao gồm ủng hộ người bị HIV và cư dân với nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn, quyền của người khuyết tật, ủng hộ các mạng lưới tổ chức xã hội dân sự, quyền của những người dân tộc thiểu số, quyền của công nhân và quan hệ lao động. Trong khuôn khổ của Cơ sở Đối thoại Chiến lược, Liên minh châu Âu cũng hỗ trợ các hoạt động trong các lĩnh vực chống tham nhũng, quyền của người dân tộc thiểu số, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, quản trị và di cư. Vào tháng Bảy, phái đoàn của Liên minh châu Âu và Đại sứ quán của các thành viên EU đã chuẩn thuận Lộ trình EU đồng hành với các Tổ chức xã hội dân sự.
Đọc bản gốc: LIÊN MINH CHÂU ÂU BÁO CÁO NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI 2014