Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vụ JTC hối lộ: 6 cựu quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỉ đồng

Ảnh minh họa
-6 cựu quan chức đường sắt nhận “lót tay” 11 tỉ đồng
24/06/2015 08:58
(NLĐO)- Kêu ca khó khăn thực hiện dự án đường sắt để được Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) chuyển 11 tỉ đồng “lót tay”, 6 cựu quan chức đường sắt đã chi dùng vào tiếp khách, hội họp đi lại, nghỉ mát…
Ngày 23-6, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộc Tổng công tyđường sắt Việt Nam.
Các bị can này, gồm: Phạm Hải Bằng, nguyên phó giám đốc RPMU; Nguyễn Nam Thái, nguyên Trưởng phòng dự án 3 - RPMU; Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công tyĐường sắt Việt Nam (ĐSVN), nguyên Giám đốc RPMU; Nguyễn Văn Hiếu, nguyên giám đốc RPMU và Phạm Quang Duy, nguyên Phó giám đốc RPMU, cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, tháng 10-2008, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (giai đoạn 1), đồng thời giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư quản lý dự án cho RPMU, đồng thời thành lập tổ dự án tuyến 1 gồm 21 thành viên trong đó có Phạm Hải Bằng làm Chủ nhiệm dự án. Ngày 9-9-2009 đã ký hợp đồng tư vấn kỹ thuật dự án tuyến số 1 với Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) và một số công ty khác.
Trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bị can Phạm Hải Bằng (lúc đó là Chủ nhiệm dự án) nêu một số khó khăn của RPMU về chi phí triển khai dự án với đại diện JTC và phía JTC đồng ý hỗ trợ một khoản kinh phí. Đại diện của JTC tại Việt Nam lúc đó là ông Kiuchi - Giám đốc thực hiện dự án và Sakine, Phó Ban Đối ngoại - đã đồng ý “hỗ trợ” một khoản kinh phí cho RPMU.
Sau khi có thoả thuận trên, bị can Bằng thông báo cho Phạm Quang Duy (lúc đó là Trưởng phòng dự án 3 - RPMU) cùng Nguyễn Nam Thái biết để thực hiện.
Từ tháng 9-2009 đến tháng 2-2014, JTC đã chuyển Phạm Hải Bằng, Nguyễn Nam Thái và Phạm Quang Duy số tiền 11 tỉ đồng.
Sau khi nhận 11 tỉ đồng, bị can Bằng trực tiếp quản lý, sử dụng 4,8 tỉ đồng; Nguyễn Nam Thái tiếp nhận 3,4 tỉ đồng. Số còn lại bị can Bằng giao cho bị can Duy quản lý, sử dụng. Bị can Bằng cũng khai đã biếu bị các can Trần Văn Lục 100 triệu đồng, Trần Quốc Đông 30 triệu đồng, Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào các dịp Tết Âm lịch, từ năm 2009-2014. Các bị can Trần Văn Lục, Trần Quốc Đông, Nguyễn Văn Hiếu và Phạm Quang Duy biết việc nhận tiền từ nhà thầu JTC của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái, đồng tình để sự việc diễn ra trong thời gian dài.
Toàn bộ số tiền này đã được các bị can sử dụng cho các chi phí tiếp khách, in ấn tài liệu, hội họp đi lại, làm ngoài giờ… Ngoài ra còn chi các hoạt động nghỉ mát…vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
Quá trình điều tra các bị can đã tự nguyện nộp tiền vào tài khoản của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả gồm: bị can Bằng nộp 970 triệu đồng và 7000 USD; bị can Duy nộp 65 triệu đồng, bị can Thái nộp 600 triệu đồng, bị can Lục nộp 100 triệu đồng, bị can Đông nộp 30 triệu đồng.
Theo cáo trạng nhận định: Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn thỏa thuận nhà thầu JTC chi tiền ngoài hợp đồng của Phạm Hải Bằng và Nguyễn Nam Thái sử dụng nêu trên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay, sử dụng vốn ODA. Hiện Nhật Bản đang xử lý JTC nên đã làm ngưng trệ việc thực hiện dự án.

-Bộ Giao thông: Tiền không minh bạch vụ JTC sẽ được hoàn trả Nhật Bản (VnEx 2-4-15) Nhật đòi lại tiền tư vấn đường sắt, không phải tiền hối lộ (VNN 2-4-15) Nhật yêu cầu Việt Nam hoàn tiền: Bộ GTVT phân trần (ĐV 2-4-15)
-Nhật ‘không đòi VN trả lại tiền hối lộ’

BBC – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) giải thích với BBC quanh thông tin nói Nhật Bản đòi phía Việt Nam hoàn trả khoản tiền hối lộ trong một dự án dùng vốn ODA.


Việt Nam đang điều tra cáo buộc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã hối lộ 80 triệu Yen Nhật cho quan chức Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 01- giai đoạn I” bằng vốn ODA của Nhật Bản.


Hôm 1/4, một số tờ báo Việt Nam đăng tin JICA yêu cầu bên Việt Nam hoàn trả tiền ‘lót tay’ trong vụ việc.

Đến hôm 2/4, trang tin VnExpress dẫn lời Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói sau khi Việt Nam kết thúc điều tra, “cá nhân, tổ chức nhận hối lộ sẽ phải hoàn tiền cho phía Nhật Bản và bị xử lý theo pháp luật”.

Tuy nhiên trả lời BBC ngày 2/4, đại diện phía JICA phủ nhận yêu cầu đòi Việt Nam trả lại khoản hối lộ.

“Chúng tôi không hề yêu cầu trả lại tiền hối lộ,” bà Noriko Yagi, phát ngôn viên của JICA tại Việt Nam, nói qua điện thoại.

Về từ ‘tiền lót tay’ được sử dụng trên một số báo Việt Nam, bà Yagi nói “có thể đây là hiểu lầm do lỗi dịch thuật”.

“Chúng tôi biết về việc truyền thông Việt Nam đưa tin như vậy, và đã yêu cầu đính chính”, bà nói.

Tính đến chiều ngày 2/4, có báo như Dân Trí đã sửa tựa bài thành “Vụ JTC hối lộ: Nhật Bản yêu cầu bên Việt Nam hoàn trả tiền tư vấn” và bỏ chi tiết đòi ‘tiền lót tay’.

Tuy nhiên một số báo khác như Pháp Luật TP HCM và ANTT.VN vẫn giữ nguyên thông tin trên.

Thông cáo chính thức của JICA nói: “Tại phiên tòa ở Nhật, JTC thừa nhận hành động hối lộ trong dự án xây dựng Đường sắt đô thị Hà nội số 1.”

“Như vậy hợp đồng tư vấn giữa JTC với Ban Quản lý các dự án Đường sắt đã không tuân thủ qui định đấu thầu của JICA.”

“Chiểu theo ‘Điều kiện chung của vốn vay ODA Nhật Bản’, JICA đề nghị phía Việt Nam hoàn trả toàn bộ số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn này.”

Hối lộ quan chức Việt Nam

Hồi tháng Bảy năm ngoái, truyền thông Nhật cho biết hai cựu lãnh đạo của JTC và một người còn đương nhiệm của công ty bị buộc tội hối lộ các quan chức Việt Nam trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1.

Thông báo của văn phòng công tố dẫn lời khai của ông Asahi Shimbun, ông Wada và ông Ikeda, nói họ đã trả tổng cộng 69.9 triệu Yên (tương đương 690.360 USD) cho các quan chức ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 tới tháng Hai 2014.

Ông Kakinuma bị cáo buộc đã phê duyệt 6 triệu Yên trong tổng số tiền nói trên.

Gói hợp đồng tư vấn mà JTC từng giành được bao gồm dự án xây dựng đường tàu ở Hà Nội do quỹ ODA hỗ trợ vốn.

Một lãnh đạo của JTC từng khai với cơ quan công tố Tokyo rằng đã hối lộ một quan chức Việt Nam 66 triệu Yên (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ Yên ở Việt Nam.

Hồi tháng Sáu, Nhật Bản đã tạm ngừng viện trợ ODA sau nghi án hối lộ với quan chức đường sắt Việt Nam được phanh phui vào tháng Ba.

Sáu quan chức của công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã bị khởi tố, tạm giam để điều tra.

Các cán bộ cấp cao này bị cáo buộc các tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tuy vậy, hiện chưa ai bị cáo buộc tội “nhận hối lộ”.

*********

Source:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2015/04/150402_jica_comment_vietnam_media

*************

-Vụ JTC hối lộ: Nhật Bản yêu cầu bên Việt Nam hoàn trả tiền "lót tay"
Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhấn mạnh, nếu còn xảy ra một vụ hối lộ tương tự, người dân Nhật Bản chắc chắn sẽ lên tiếng và yêu cầu Nhật Bản dừng cấp ODA cho Việt Nam.
Liên quan đến vụ Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ các quan chức ngành đường sắt Việt Nam có liên quan đến Dự án đường sắt đô thị trên cao gây xôn xao dư luận hồi năm ngoái, tại buổi họp báo thường niên do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức sáng nay (1/4), Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam - ông Yamamoto Kenichi thừa nhận, đây là lần thứ 2 kể từ năm 2008 phát hiện có xảy ra tình trạng hối lộ tại các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam.

Vị này cho biết, phía Nhật Bản sẽ yêu cầu bên Việt Nam hoàn trả lại tiền "lót tay".

“Tôi cũng tha thiết mong đây là vụ cuối cùng bởi nếu xảy ra lần thứ 3, người dân Nhật Bản chắc chắn sẽ lên tiếng và yêu cầu Nhật Bản dừng cấp ODA cho Việt Nam. Rút kinh nghiệm từ vụ việc lần này, cả 2 phía đều phải bắt tay vào thực hiện nghiêm túc. Nếu không thì sẽ không còn lối thoát nào nữa”, ông Yamamoto Kenichi nói.

Còn về việc có tiếp tục cấp vốn cho dự án tuyến đường sắt đô thị trên cao Metro số 1 nữa hay không, ông Yamamoto Kenichi cũng khẳng định quan điểm của JICA là người có lỗi và phải chịu xử lý là người đưa hối lộ chứ "bản thân dự án không có lỗi”. Do đó, sau khi bên Việt Nam hoàn trả khoản tiền hối lộ lại cho Nhật Bản, các chi phí thực hiện dự án sẽ tiếp tục được Nhật Bản cung cấp.

Đại diện JICA cũng cho biết thêm rằng, nếu trường hợp tiếp tục cung ứng vốn cho Metro số 1, JICA sẽ phối hợp với phía Việt Nam, cụ thể là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hình thành một cơ chế giám sát. Theo đó, cơ chế mới này sẽ áp dụng bên thứ 3 độc lập giám sát và đưa ra các đánh giá vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình triển khai dự án. “Các dự án tại Việt Nam thường bị chậm trễ, nếu có bên thứ 3 độc lập này thì sẽ giảm thiểu được tình trạng này”, ông nói.

Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (giai đoạn 1), tổng mức đầu tư của dự án là 19.460 tỷ đồng (gần 14.000 tỷ vay JICA, còn lại là đối ứng). Dự án do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là chủ đầu tư; JTC đứng đầu liên danh với các công ty con của Nhật Bản khác và một số công ty Việt Nam được chọn làm nhà tư vấn cho dự án.

Trước đó, vào tháng 3/2014, ông Tamio Kakinuma - Giám đốc Công ty JTC thừa nhận với cơ quan công tố Tokyo việc đã “lại quả” 80 triệu yên (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yên (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, trong số đó có người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.

Sau đó phía Nhật Bản đã cung cấp một số thông tin liên quan cho phía Việt Nam để tiến hành điều tra vụ việc này. Cụ thể, dự án ODA mà JTC hối lộ quan chức Việt Nam có liên quan đến dự án Đường sắt đô thị trên cao.

Liên quan tới các sai phạm của các cá nhân trong vụ này, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt, khám xét đối với 6 cán bộ thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Trong đó, ông Trần Quốc Đông (SN 1964), nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Về phía JTC, cựu giám đốc Tamio Kakinuma và 2 lãnh đạo khác của công ty này cũng bị buộc tội vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản vốn nghiêm cấm hành vi hối lộ cho các quan chức của nước ngoài.



 >> Vụ JTC hối lộ: Cựu Phó TGĐ Đường sắt Việt Nam bị truy tố tội "Lợi dụng chức vụ..."
 >> Hậu vụ JTC tố hối lộ: Nhật Bản vẫn cam kết cấp ODA cho Việt Nam mức cao nhất
 >> Nhật Bản khởi tố JTC và 3 cựu lãnh đạo công ty vụ hối lộ 16 tỷ đồng

--





-126 vụ án tham nhũng đang bị điều tra
(VnMedia)- Tính đến ngày 13/3/2015, Cơ quan điều tra trong lực lượng công an nhân dân đã thụ lý điều tra 185 vụ, 465 bị can phạm tội về tham nhũng...
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về việc thực hiện Chương trình công tác và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo, Thanh tra Chính phủ báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng Quý I và nhiệm vụ công tác Quý II năm 2015.
Theo đó, trong kỳ báo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 27 Nghị định, 19 Nghị quyết, 8 Quyết định về quản lý, điều hành và nhiều quyết định hành chính khác góp phần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Ban Nội chính Trung ương đã chủ trì, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức Hội thảo mở rộng Chuyên đề: “Thu hồi tài sản tham nhũng - thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế”. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội thảo, Ban Nội chính Trung ương sẽ tham mưu cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng những quan điểm, chủ trương và giải pháp cơ bản về thu hồi tài sản tham nhũng trong thời gian tới.

Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư Liên tịch số 01/2015/TTLT-TTCP-BNV quy định việc khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng; tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN; tổ chức Hội thảo hoàn thiện báo cáo sơ kết 02 năm thực hiện Nghị quyết số 82 về công tác PCTN; làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải trao đổi một số giải pháp phòng, chống tiêu cực đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam; phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện nghiên cứu, khảo sát xã hội học về xung đột lợi ích, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

Tính đến ngày 13/3/2015, Cơ quan điều tra trong lực lượng công an nhân dân đã thụ lý điều tra 185 vụ, 465 bị can phạm tội về tham nhũng; trong đó: Án kỳ trước chuyển sang 140 vụ, 367 bị can; khởi tố mới 44 vụ, 96 bị can (thiệt hại trên 181,4 tỷ đồng, tài sản thu hồi 213,7 tỷ đồng, trong đó có 173,7 tỷ đồng thu hồi từ các vụ án trước năm 2015); điều tra bổ sung 01 vụ, 02 bị can (Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung). Đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 56 vụ, 130 bị can; tạm đình chỉ điều tra 02 vụ, 01 bị can; đình chỉ điều tra 01 bị can (lý do bị can chết); hiện đang điều tra 126 vụ, 330 bị can.

Các phương tiện truyền thông, báo chí đã kịp thời thông tin đến đông đảo nhân dân và cộng đồng quốc tế về các chủ trương, chính sách, tình hình thực hiện công tác PCTN, các vụ việc tiêu cực được dự luận quan tâm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về báo chí và đã được khởi tố (Báo Người cao tuổi)


-Hóa ra họ “ăn” ghê thật! 23/12/2014
(PetroTimes) - Bấy lâu nay người ta nói “Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt” thật chẳng sai chút nào! Giá mà bây giờ làm cách nào đó để thay đổi tư duy làm cho tập thể cũng như làm cho mình thì thật là may mắn cho xã hội biết bao.
Anh là giám đốc một đơn vị không liên quan đến xây dựng. Nhưng vừa rồi đơn vị của anh được cấp kinh phí xây dựng lại một loạt trụ sở, trong đó có cả những tòa nhà cao tới cả chục tầng.
Sau hôm khánh thành một số tòa nhà tôi gặp anh. Khi nói về chuyện xây các tòa nhà đó, anh mới thở dài bảo: “Thế mới biết, các ông chủ đầu tư bất động sản “ăn” ghê thật!”. Ngừng một lát rồi anh nói tiếp: “Mà không phải là ghê mà quá dã man”. Tôi hỏi tại sao anh lại đánh giá như vậy thì anh bảo: “Anh có biết không! Chúng tôi xây nhà cho cán bộ, chiến sĩ ở, xây một loạt trụ sở cho các đơn vị, bây giờ hạch toán ra chúng tôi tiết kiệm được hơn 40%. Số tiền đó thoải mái mua các trang thiết bị cho đơn vị làm việc”.
Rất ngạc nhiên về con số này, tôi thắc mắc: “Nói tiết kiệm được 5-7% còn nghe được, chứ tiết kiệm được hơn 40% thì khó tin quá!”. Anh bảo: “Thế mới là “ăn” dã man”.
Rồi anh thong thả kể rằng, sau khi có thiết kế và đấu thầu xây dựng thì anh cùng Ban Giám đốc mời ông chủ thắng thầu đến rồi nói huỵch toẹt luôn: “Bây giờ tôi hỏi ông, toàn bộ công trình này ông cắt cho chúng tôi bao nhiêu?”. Hình như đã quen lệ với chuyện “lại quả” này cho nên tay chủ thầu nói thẳng thừng: “Em gửi các anh 15%”.

Sau một hồi “cò kè” cuối cùng tay chủ nâng lên 18%, rồi anh tuyên bố luôn: “Trừ luôn 18% vào giá đã bỏ thầu, còn các ông ở trong ban giám đốc, ai mà nhận của bên thầu một điếu thuốc tôi kỷ luật ngay”.
Thế là công trình bớt được chi phí 18%.
Chưa hết, anh yêu cầu thiết kế tất cả các trụ sở đều phải sử dụng một loại cửa sổ và cửa ra vào giống nhau và cho đặt với số lượng lớn. Riêng việc này cũng đã tiết kiệm được kinh phí lắp đặt cửa tới gần 30%, bởi số lượng lớn thì giá thành rẻ, đó là chuyện ai cũng biết.
Trước đây khi làm trụ sở, mỗi đơn vị làm một kiểu, mỗi ông chỉ huy đơn vị là một ông chủ dự án “con”… nhà cửa thì không theo mẫu thống nhất đã đành nhưng vì sản xuất lắp đặt theo số lượng ít nên cái gì cũng đắt.
Rồi chuyện dây cáp điện, tất cả các tòa nhà đều dùng một loại dây điện và anh cho người đến thẳng nhà máy đặt mua, thế là kinh phí cho dây điện, bóng điện cũng lại giảm được 30% so với dự toán.
Cầu thang máy cũng vậy, chỉ riêng bảng điều khiển ghi xuất xứ từ EU nhưng đều do Trung Quốc sản xuất cũng là cả một vấn đề.
Hóa ra từ xưa đến nay, những người thiết kế trụ sở thường móc ngoặc với những nơi bán cầu thang máy và họ cho thiết kế cầu thang máy theo như hãng nào đó mà họ đã OK. Nhưng quan trọng nhất đó là bộ điều khiển. Cái vỏ cầu thang máy thì hàng Trung Quốc với hàng EU cũng gần ngang nhau, nhưng riêng cái bảng điều khiển thì nếu như xuất xứ của EU thì đắt gấp 3 lần Trung Quốc và đó là chuyện quan trọng nhất.
Những tay chủ thường “treo đầu dê bán thịt chó”, nghĩa là tráo bằng hàng Trung Quốc. Rồi một cách nữa để anh tiết kiệm, ấy là tiến độ thi công.
Anh biết từ xưa đến nay các tay chủ thầu có những trò rất tháu cáy là họ tìm cách dây dưa kéo dài thời gian rồi xin bổ sung kinh phí.
Anh không cho làm như vậy. Trong hợp đồng ghi rõ chậm ngày nào phạt tiền ngày ấy và phạt rất nặng. Thế là nhiều tay chủ thầu đã phải mang giường bạt đến ngủ tại công trường để đốc thúc thi công cho đúng tiến độ.
Vì thế xây một tòa nhà 100 phòng chỉ xây trong 8 tháng đã xong với chất lượng hoàn toàn đảm bảo. Đúng là không làm kiểu như anh không thể làm nổi.
Rồi cuối cùng anh kết luận: “Nếu như làm cho tập thể mà mình cứ coi như làm nhà cho mình thì nhanh lắm, tiết kiệm lắm”.
Nghe anh nói mới thấy ngộ ra một điều, bấy lâu nay các công trình của chúng ta cứ bị đội vốn, cứ bị chậm tiến độ cũng là một phần lớn do tư duy “chặt chém”, tư duy “lại quả”. Và những người lãnh đạo coi việc được thực hiện công trình đó là cơ hội để kiếm chác.
Chính vì vậy mà giá nhà cửa cứ đội lên vù vù. Thậm chí biểu giá thành xây dựng của Bộ Xây dựng đưa ra cho các công trình nếu tính một cách cẩn thận thì sẽ giảm được nhiều nữa.
Từ bài học chuyện xây nhà của đơn vị này mới thấy rằng, bấy lâu nay người ta nói “Nhà nước như con bò sữa, thằng nào vắt được thì cứ vắt” thật chẳng sai chút nào! Giá mà bây giờ làm cách nào đó để thay đổi tư duy làm cho tập thể cũng như làm cho mình thì thật là may mắn cho xã hội biết bao.
Trong làm ăn kinh tế, đúng là phải biết tiết kiệm từng đồng nhưng tiết kiệm khác với hà tiện. Bấy lâu nay chúng ta cứ hô hào phải tiết kiệm nhưng đúng là nhiều chỗ tiết kiệm không phải lối mà các công trình của chúng ta bị đội giá cái chính là do người ta không muốn nghĩ cách để tiết kiệm bởi giá càng cao thì họ càng có phần trăm mà “ăn”. Đơn giản vậy thôi!
Nhân chuyện xây dựng anh lại kể cho tôi nghe một sáng kiến của anh mà tiết kiệm cho các đơn vị hàng tỉ đồng, ấy là chuyện lĩnh lương. Anh bảo, trước đây mỗi tháng đến ngày lĩnh lương từ các đơn vị về để nhận sổ, nhận sách, nhận lương hết khoảng 70 chuyến ôtô. Mà có phải về là nhận được ngay đâu. Có khi đến rồi lại về không, rồi chờ đợi mất ngày, mất buổi rồi cả một hệ thống tài chính cực kỳ lằng nhằng, nhiều khi gây phiền hà, bức xúc cho đơn vị cơ sở. Rồi chưa kể chuyện cán bộ, công nhân, viên chức có khó khăn muốn vay vài triệu thì cũng phải làm hết đơn nọ đơn kia, rồi chỉ huy này chỉ huy khác xét duyệt. Người đi vay tiền nhận được đồng tiền thì phải cám ơn cám huệ đủ mọi chỗ.
Nghĩ cảnh một cán bộ vay được chục triệu bạc của cơ quan, đơn vị thấy sao mà khổ quá.
Vậy là anh làm việc với một ngân hàng và họ chuyển toàn bộ tiền lương của mọi người qua ngân hàng bằng thẻ ATM. Đến ngày đến giờ là điện thoại nhắn tin đã có tiền, thế là xong. Rồi ngân hàng lại làm cho mỗi người một cái thẻ thấu chi, tiêu trước trả sau. Ai có khó khăn gì cần tiêu tiền thì dùng thẻ đó rồi ngân hàng sẽ tự động trừ thẳng vào tài khoản. Thế là khỏi năn nỉ, xin xỏ. Chỉ một việc này thôi nó đã làm cho đội ngũ nhân viên tài chính của đơn vị cơ sở nhẹ đầu đi không biết bao nhiêu lần, giảm đi được rất nhiều thứ sổ sách, đỡ mất rất nhiều thời gian và lại còn giảm được người.
Thế là một mũi tên trúng được nhiều đích.
Người nhận lương cũng vui; đến lúc cần tiêu tiền, cần sử dụng đồng tiền đột xuất cũng thoải mái; rồi lại giảm được chuyện lưu thông tiền mặt - một vấn đề mà Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng thực hiện, rồi lại cũng góp phần chống tham nhũng, bởi cán bộ chỉ huy ai có bao nhiêu tiền tra ở ngân hàng là biết hết, v.v… và v.v…
Chúng ta cứ nói cần phải cải tiến hợp lý hóa công tác sản xuất để tiết kiệm. Nói thì rất dễ nhưng làm được thì cực kỳ khó. Bởi lẽ không ít người lãnh đạo vẫn cứ muốn níu giữ cơ chế cũ và càng gây được phiền hà bao nhiêu càng tạo ra nhiều thủ tục “hành là chính” thì họ càng có cơ hội để kiếm chác.

Cho nên, cuối cùng vẫn là nếu như người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị mà không “tử tế” thì cũng chẳng lấy đâu ở nơi ấy có những người “tử tế”.-


-Son Tran
Dự án chục tỷ sai phạm có 1 tỷ, tức là mới 10%, là quá tốt rồi! Còn nếu không thì phải tới 30-40% rút ruột dự án cơ. Tiên sư bố quan chức cộng sản Việt Nam, cứ thế mà ăn cắp, ăn cướp nhé!

'Dự án chục tỷ, sai phạm một tỷ là tốt rồi'
(Tin tức thời sự) - Đó là phát ngôn của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy, chiều 27/1.
Làm xong mới xây dựng định mức
Liên quan tới kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng tại 3 dự án cầu vượt thép do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư, gồm: Cầu vượt nút Daewoo; Cầu vượt nút Nguyễn Chí Thanh - đường Láng; Cầu vượt nút Nam Hồng (đường Bắc Thăng Long - Nội Bài).
Tại những dự án này, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị tạm thời chưa quyết toán hơn 27 tỷ đồng do phát hiện nhiều sai sót.
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh
Tuy nhiên, tại cuộc họp, ông Phạm Hoàng Tuấn – Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội nhấn mạnh, đây là mô hình lần đầu thi công tại Việt Nam và được triển khai theo cơ chế đặc thù đã được thành phố phê duyệt là vừa thiết kế vừa thi công.
Cơ chế này cho phép Sở GTVT khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, xây dựng đơn giá, định mức theo cơ chế đặc thù. Theo ông Tuấn, nhiều hạng mục chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình, do vậy, Sở GTVT khi phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán đã “tạm vận dụng” một số định mức không có trong thực tế để duyệt giá trị cho một số hạng mục.
Sau khi hoàn thiện, Sở GTVT mới xây dựng định mức cụ thể cho phù hợp với thực tế thi công tại hiện trường cũng như biện pháp tổ chức thi công để phục vụ việc thanh quyết toán. Các chênh lệch do áp dụng định mức mà Thanh tra Bộ Xây dựng nêu sẽ được điều chỉnh khi áp dụng theo định mức mới.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định: "Sau khi xây dựng định mức, đơn giá mới tất cả sẽ được nghiệm thu, quyết toán theo đúng kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng. Nên không thể nói đó là sai phạm, thất thoát được".
Theo ông Tuấn, công tác bóc tách khối lượng còn thiếu chính xác khi lập, thẩm định và phê duyệt dự toán là có yếu tố khách quan vừa thiết kế, vừa thi công nên không tránh khỏi thiếu sót.
Dự án vài nghìn tỷ, sai phạm hơn một tỷ là "tốt" rồi
Trong buổi họp, đại diện lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội nhiều lần khẳng định không có sai phạm trong các dự án cầu vượt, do các dự án này được thi công theo cơ chế đặc thù nên mọi tồn tại, thiếu sót sẽ được khắc phục, xử lý khi quyết toán theo đơn giá mới.
Tuy nhiên, tái khẳng định lại quan điểm, ông Phạm Gia Yên - Chánh thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng: "Không thể thực hiện xây dựng đơn giá, thiết kế, thi công theo cơ chế đặc thù. Chỉ thực hiện chỉ định thầu theo cơ chế đặc thù. Do đó, tất cả mọi đơn giá, định mức phải được tính toán dựa trên cơ chế thông thường".
Theo đó, ông Yên giữ nguyên quan điểm: Con số hơn 27 tỷ đồng là số tiền Thanh tra Bộ đề nghị chưa quyết toán khi Thành phố chưa ban hành đơn giá chính thức cho loại công trình này.
Riêng tại dự án cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, sai phạm trong công tác thiết kế bản vẽ thi công làm tăng 1,36 tỷ đồng. Không dùng từ thất thoát, lãng phí đối với những tồn tại trong các dự án cầu vượt do Sở GTVT làm chủ đầu tư, ông Yên cho rằng, một dự án vài nghìn tỷ mà sai phạm có ngần ấy là tốt rồi.
“Thất thoát lãng phí là chưa có. Tôi cũng không dùng từ sai phạm, nếu sai phạm thì phải chuyển cơ quan điều tra. Ở đây, Thanh tra mới chỉ nêu ra sai sót. Chưa có dấu hiệu tham nhũng. Việc sai sót như vậy cũng là bình thường”, ông Yên nói.
Về phía Sở GTVT dù không thừa nhận có sai phạm tại các dự án bị thanh tra, nhưng ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lại cho biết: Thực hiện kết luận thanh tra, Sở đang chỉ đạo thực hiện kiểm điểm các tập thể, cá nhân đã để xảy ra sai sót tại các dự án được thanh tra. Đồng thời khắc phục các tồn tại và nghiêm túc chấp hành các yêu cầu do Đoàn thanh tra nêu ra.
“Sở GT-VT cũng chỉ đạo các bên liên quan tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân về những sai sót theo nội dung thanh tra. Sai sót đến đâu thì chúng tôi sẽ kiểm điểm trách nhiệm đến đó”, ông Viện khẳng định.
Trước đó ngày 7/1, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng đã ký kết luận thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng của Sở Giao thông Vận tải TP Hà Nội. Trong đó, Thanh tra Bộ đã chỉ ra những sai phạm của Hà Nội khi xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - đường Láng, Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã.
Theo kết luật này, dự án có nhiều sai phạm, trong đó việc tính thừa nhiều hạng mục về bê tông, cọc khoan nhồi, khối lượng thép dầm... làm nâng giá hơn 550 triệu đồng; việc lập, thẩm tra và phê duyệt dự toán giá gói thầu đã làm nâng giá hơn 2,3 tỷ đồng. Việc nghiệm thu, thanh toán tại dự án này cũng được cho là có nhiều sai sót, làm tăng giá trị hơn 341 triệu đồng. Công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý chất lượng công trình cũng bị phát hiện nhiều sai phạm.
Theo Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, nội dung kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng cũng đã được trao đi đổi lại nhiều lần với Hà Nội, trước khi báo chí có thông tin. Về phía mình, lãnh đạo Sở GT-VT nhấn mạnh, Sở đã báo cáo thành phố những vấn đề tại báo cáo Thanh tra.
Tổng mức đầu tư của 3 dự án cầu vượt do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư:
Dự án có mức đầu tư thấp nhất trong 3 dự án bị thanh tra là Dự án cầu vượt tại nút giao đường Nam Hồng với tuyến đường Mai Dịch – Nội Bài, tổng vốn đầu tư 305,801 tỷ đồng. Được khởi công từ ngày 6/4/2012 và đưa vào sử dụng từ ngày 28/12/2012.
Cầu vượt ngã tư Nguyễn Chí Thanh – Kim Mã (4 làn xe 2 chiều, tổng chiều dài 278 m) có tổng mức đầu tư và chi phí xây dựng lớn nhất trong 3 cây cầu được thanh tra. Cụ thể, tổng mức đầu tư của dự án này là 360,5 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 281,6 tỷ đồng. Được khởi công ngày 6/2/2013, sau 8 tháng xây dựng, Dự án đã được đưa vào sử dụng.
Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – đường Láng có tổng mức đầu tư là 348,17 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 259,66 tỷ đồng. Được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2012, với quy mô 4 làn xe 2 chiều, tổng chiều dài cầu là 315,7 mét, cầu vượt Nguyễn Chí Thanh – đường Láng đã giải quyết hoàn toàn vấn đề ùn tắc trong giờ cao điểm tại nút giao thông này.
Lam Lam

-20-40 tỷ USD bốc hơi mỗi năm vì đút lót, hối lộ

VnEx-Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách nhận được nhiều khiếu nại nhất liên quan đến tham nhũng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông và cấp nước.

Phát biểu tại Hội nghị "Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam" tổ chức sáng nay (20/1), bà Conchita Carpio Morales - thành viên cơ quan thanh tra Philippines nhận định nạn đút lót, hối lộ đang là "kẻ thù" của phát triển và quản trị hiệu quả, cần phải loại bỏ mạnh mẽ. "Các quốc gia đang phát triển thất thoát khoảng 20 - 40 tỷ USD mỗi năm do hối lộ, đút lót, tham ô và tham nhũng", bà Morales nhấn mạnh.

Do đó, bà kêu gọi Chính phủ các nước cần có những hành động quyết liệt hơn để đẩy lùi tham nhũng, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bền vững. Chung quan điểm, đại diện Ngân hàng Thế giới Anders Hjorth Agerskov chỉ ra khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang là nơi có tỷ lệ dự án bị khiếu nại gian lận, tham nhũng cao thứ hai toàn cầu, chỉ sau châu Phi và Việt Nam được coi là điểm nóng.

Trong danh sách 20 quốc gia nhận được nhiều khiếu nại nhất, Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Ấn Độ. Ngành giao thông và cấp nước được coi là bị "đệ đơn" nhiều nhất, tiếp đó là nông nghiệp và năng lượng. "Có thể con số này chưa phản ánh hoàn toàn sự thật nhưng là điều cần suy ngẫm", ông Agerskov nhấn mạnh.



Nghi án hối lộ tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội là một điểm nóng trong quản lý, sử dụng vốn ODA năm qua.


Các chuyên gia cũng nhận định một trong những "nút thắt" lớn với Việt Nam là quản lý tại các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển (ODA). Trong 30 năm qua, Việt Nam đã được cam kết tài trợ 80 tỷ USD, phần lớn số tiền này được phân bổ cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế như cảng biển, sân bay, đường sá... Song trên thực tế, những biểu hiện tiêu cực, gian lận, tham nhũng tại các dự án này vẫn đáng lo ngại cho các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng như nhà tài trợ.

"Những nghi án tham nhũng, hối lộ hay những vi phạm pháp luật khác trong các dự án xây dựng hạ tầng có sử dụng nguồn vốn ODA được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây đang gây bức xúc, bất bình trong dư luận", Phó tổng thanh tra Chính phủ - Trần Đức Lượng cho biết trong bài tham luận hội thảo.

Trong đó, điển hình là các vụ án tại Ban quản lý các dự án (PMU18) thuộc Bộ Giao thông vận tải năm 2005; vụ án nhận hối lộ tại dự án đại lộ Đông - Tây (PCI) năm 2008 và gần đây nhất là nghi án hối lộ tại dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (JTC) hiện đang trong quá trình điều tra làm rõ.

Các dự án ODA thường là những công trình lớn, phức tạp về kỹ thuật và thực hiện trong thời gian dài với nhiều bên liên quan nên nguy cơ xảy ra tham nhũng, gian lận rất cao. Tuy nhiên, đại diện Thanh tra Chính phủ thừa nhận những vụ việc được phát hiện và xử lý trong thời gian qua chưa tương xứng với đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này.

"Trong cả 3 vụ việc điển hình nêu trên, những nghi vấn tham nhũng, sai phạm không phải do chủ đầu tư hay các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm quản lý nguồn vốn ODA phát hiện mà do báo chí nước ngoài đưa tin (vụ việc PCI và JTC) hay vụ án PMU được cơ quan điều tra phát hiện từ vụ án hình sự khác (cá độ bóng đá)", ông Lượng cho biết.

Theo người đứng đầu cơ quan Thanh tra, nguyên nhân quan trọng khiến các dự án ODA dễ phát sinh gian lận là một bộ phận lãnh đạo địa phương nhận thức chưa đúng, coi tất cả các khoản vay ODA như viện trợ không hoàn lại nên đặt mục tiêu được phê duyệt ODA là ưu tiên cao nhất, chưa chú trọng đúng mức tới yêu cầu phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Bên cạnh đó, một số người đứng đầu địa phương, hay bộ ngành có thể có tâm lý hữu khuynh, lo ngại khi những sai phạm bị phát hiện sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ ngoại giao và chính sách hợp tác phát triển ở cấp quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, dẫn tới đấu tranh chống gian lận tham nhũng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ODA chưa hiệu quả.

Thông lệ các hiệp định cung cấp ODA cũng quy định khi các hành vi gian lận, tham nhũng được phát hiện thì số tiền sai phạm bị thu hồi sẽ được hoàn trả cho nhà tài trợ mà không thu về Ngân sách Nhà nước. "Những nguyên nhân này có thể tác động tới tâm lý người đứng đầu cơ quan chức năng quản lý khi chỉ đạo thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán cũng như quan điểm xử lý sai phạm tại các dự án ODA", Tổng thanh tra Chính phủ cho hay.

"Phải thực sự thay đổi tâm lý coi ODA là nguồn viện trợ không hoàn lại, hoặc chí ít thì đời mình chưa phải lo trả nợ, dẫn tới trình trạng lobby ODA để thực hiện các dự án không thực sự cần thiết hoặc buông lỏng công tác giám sát, triển khai", vị này khẳng định.-

Nhật Bản xét xử vụ hối lộ dự án đường sắt Việt Nam / Phó thủ tướng: 'Doanh nghiệp không được đưa tiền cho quan chức'

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhắn tin “tiền nong” với nữ doanh nhân












(GDVN) - “Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa anh bao nhiêu đấy?” là một tin nhắn của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đến số máy một nữ doanh nhân.

Nghi án “bôi nhưng không… trơn”
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được hồ sơ liên quan đến những tin nhắn của Thứ trường Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường với một nữ doanh nhân, chúng tôi xin đăng tải một số đoạn tin nhắn đến bạn đọc:
Đoạn tin nhắn thứ nhất:
Số máy từ một nữ doanh nhân: A ơi nhờ a nói giúp a trường ban 3 hộ e một tiếng với ạ, cảm ơn anh... A oi a đã ở phòng chưa e vào?
(Tạm dịch: Anh ơi! nhờ anh nói giúp anh Nguyễn Xuân Trường, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án 3 hộ em một tiếng với ạ. Em cảm ơn anh!... Anh ơi anh đã ở phòng chưa em vào?).
Đoạn nhắn tin thứ nhất giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.
Số máy 0913xxx438: Amh dang hop gan xong, hom truoc em dua bso nheu dsy.
(Tạm dịch: Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa bao nhiêu đấy?
Số máy từ một nữ doanh nhân: Vâng để e dở sổ xem bao nhieu chắc chỉ bữa nhậu của a thoi mà.
(Tạm dịch: Vâng, để em dở sổ xem bao nhiêu, chắc chỉ bữa nhậu của anh thôi mà!).
Đoạn tin nhắn thứ 2:
Số máy từ nữ doanh nhân: Thôi e cũng chẳng hợp làm việc với a đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa a cho e xin lại phong vì mà mấy lần e đưa cho a, a cũng nói giúp a trường trưởng ban giúp e. Phong vì e đưa doi với các a ko nhieu, nhưng là mà đối với e thì rất quan trọng, nén a gũi lại cho e nhé!!! Nếu a có cho thêm e thì tốt vì e rất nghèo a ạ!
Đoạn nhắn tin thứ hai giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.
(Tạm dịch: Thôi, em cũng chẳng hợp làm việc với anh đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa. Anh cho em xin lại phong bì mà mấy lần em đưa cho anh. Anh cũng nói giúp anh Trường, Giám đốc Ban quản lý dự án 3 giúp em. Phong bì em đưa đối với các anh không nhiều nhưng mà đối với em thì rất quan trọng nên anh gửi lại cho em nhé! Nếu anh có cho thêm em thì tốt vì em rất nghèo anh ạ!).
Số máy 0913xxx438:Luc nao den anh gui lsi cho. Anh cung phe binh em day.
(Tạm dịch: Lúc nào đến anh gửi lại cho. Anh cũng phê bình em đấy).
Đoạn tin nhắn thứ 3:
Số máy từ nữ doanh nhân: Chiều nay a cho dua cho e chứ e ko len lấy nữa đau, tông e đưa cho a bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa e ko nhớ vì sáng nay e ko cầm sổ, để e hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng .a thích trả cho e bao nhieu thì trả, e phải vay lãi 1 trieu/10 nghìn ngày đó a a!.
Đoạn nhắn tin thứ ba giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân. 
(Tạm dịch: Chiều nay anh đưa cho em chứ em không lên lấy nữa đâu. Tổng em đưa cho anh bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa em không nhớ vì sáng nay em không cầm sổ. Để em hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng. Anh thích trả cho em bao nhiêu thì trả, em phải vay lãi 10 nghìn/1 triệu đồng/ngày đó anh ạ!)
Số máy 0913xxx438: Ko dau, anh chi gap em thoi nhe, ko co nhueu the dsu.
(Tạm dịch: Không đâu, anh chỉ gặp em thôi nhé, không có nhiều thế đâu).
Số máy từ nữ doanh nhân: Vậy sao sang nay a ko đưa cho e, e đâu có nhiều thời gian vậy…???? a tương e rỗi tg thế sao????
(Tạm dịch: Vậy sao sáng nay anh không đưa cho em, em đâu có nhiều thời gian vậy? Anh tưởng em rỗi thời gian thế sao?)
Những bút phê chỉ đạo “lạ” và cơ chế xin - cho
Ngày 03/3/2014 Công ty CP Đầu tư T.H do bà H.T.D.H làm Chủ tịch Hội đồng quản trị có đơn xin tham gia gói thầu gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đơn, doanh nghiệp này viết: “Được biết, Quý Bộ đang chuẩn bị triển khai Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP). Với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, kính mong quý Bộ cho Công ty chúng tôi được thực hiện gói thầu RAM/CS6 Xây dựng khung cơ sở giữ liệu đường bộ, xây dựng hệ thống và lập kế hoạch QLTSĐB, gói thầu RAM/NC1 thu thập dữ liệu, gói thầu RAM/G4; Thiết bị, hàng hóa cho hợp phần A”.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có nhiều bút phê "lạ" vào đơn xin dự án của doanh nghiệp.
Bên cạnh văn bản này, có bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường với nội dung: “Yêu cầu Tổng cục Đường bộ - Ban 3 để xử lý”. Bên dưới chữ ký ông Trường có tiếp một bút phê khác có nội dung: “Ban 3 đồng ý theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ”.
Ngày 08/7/2014, Công ty D.H có đơn xin nhận thầu xây dựng các công trình thuộc Dự án 186 cầu treo dân sinh gửi Bộ Giao thông Vận tải. Nội dung văn bản này có đoạn: Chúng tôi được biết, năm 2014 và các năm tiếp theo Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban quản lý Dự án 3 có kế hoạch triển khai Dự án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên… Vậy, Công ty D.H kính mong Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban quản lý Dự án 3 tạo điều kiện cho phép đơn vị được tham gia thi công các công trình cầu treo dân sinh…”.
Bên cạnh văn bản này có bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường với nội dung: Yêu cầu Ban 3, Tổng cục Đường bộ để tiếp tục giao đơn vị này thi công – đẩy nhanh tiến độ; Đơn vị có khả năng làm bao nhiêu thì giao theo yêu cầu”.
Đối với Dự án 186 cầu treo dân sinh như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh trước đó, ngày 10/4/2014, thừa lệnh Bộ trưởng Đinh La Thăng, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải ra Thông báo số 326/TB-BGTVT về việc “Kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp về thiết kế mẫu cầu treo và triển khai thực hiện đề án xây dựng cầu treo dân sinh” chỉ đạo giao cho Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung là Tổng thầu thi công dự án này.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, ngày 16/4/2014, Ban Quản lý Dự án 3 kí Hợp đồng nguyên tắc số 04/HĐNT với Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung với nội dung: giao cho Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung những công việc như, thiết kế mẫu điển hình cầu treo dân sinh; khảo sát, thiết kế và dự toán 186 cầu treo dân sinh; thi công xây lắp 186 cây cầu treo dân sinh.
Tuy nhiên, đến ngày 13/5/2014, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường lại có ý kiến tại Thông báo số 451/TB-GTVT về việc: "Giao cho Liên danh Công ty CP Kỹ sư và tư vấn Việt Nam và Công ty CP ATH tư vấn đầu tư xây dựng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 12 cây cầu treo thuộc các tỉnh Yên Bái và Bắc Kạn, TEDI là đơn vị thẩm tra báo cáo kỹ thuật”.
Như vậy, từ một đơn vị làm tổng thầu, đến nay đã có 43 tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng 186 cây cầu treo dân sinh. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình trạng “chậm tiến độ” khi mới hoàn thành được 11/186 chiếc cầu.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc trên.

Tổng số lượt xem trang