Có lẽ nhắc đến Hàn Mặc Tử không một ai không biết đến tên tuổi ông, một thi nhân tài hoa của nền thi ca lãng mạn Việt nam nửa đầu thế kỷ XX, sinh ngày 22-9-1912, mất ngày 11-11-1940, người khởi xướng Trường phái thơ Loạn.
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn trọng Trí, năm 16 tuổi làm thơ lấy bút danh Phong Trần, rồi đổi thành Lệ Thanh. Năm 1936, khi chủ trương ra phụ trương báo Sài Gòn, đổi bút danh Hàn Mạc Tử. Hàn Mạc Tử có nghĩa là “chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải”. Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm hình trăng khuyết vào bức rèm để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. “Mặt trăng khuyết” đã được “đặt vào” chữ “Mạc” thành chữ “Mặc”. Hàn Mặc Tử có nghĩa là “chàng bút nghiên”.
Người ta kể rất nhiều giai thoại về các bóng hồng trong thi ca của ông. Trong số đó, có một “bóng hồng” thoảng qua đã làm thần thơ chàng thi sĩ đa tình Hàn Mặc Tử bừng dậy và bài “Đây Thôn Vĩ Dạ” bất hủ đã ra đời theo một giai thoại xuất xứ như sau:
Người ta kể rất nhiều giai thoại về các bóng hồng trong thi ca của ông. Trong số đó, có một “bóng hồng” thoảng qua đã làm thần thơ chàng thi sĩ đa tình Hàn Mặc Tử bừng dậy và bài “Đây Thôn Vĩ Dạ” bất hủ đã ra đời theo một giai thoại xuất xứ như sau:
Cuối thập niên 1930s, thi sĩ họ Hàn đang trong thời kỳ chữa bệnh phong, một người bạn thân của ông đến thăm, đưa cho ông xem ảnh một cô gái, bảo rằng đó là em gái ông và “nếu đồng ý ông sẽ làm mối cho”. Nếu tôi nhớ không nhầm, người kể chuyện ấy chính là ông Ngô Xuân Huy, em ruột thi sĩ Ngô Xuân Diệu, đồng tác giả tập Thơ Thơ, người thày giáo dạy văn cấp 3 khi tôi học ờ Hải phòng. Tính trung thực của giai thoại xin nhường cho độc giả phán xét.
Chính vì giai thoại ấy, tôi hiểu bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” như sau:
Bốn câu đầu tiên:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Câu “sao anh…” chính là câu ướm hỏi hay lá lời trách cứ thân tình của người bạn thân đặt ra cho thi sĩ.
Câu 2 và câu 3 là bức phác thảo về thôn Vĩ, nơi có hàng cau, vườn rau xanh mơn mởn, xinh đẹp khi ánh bình minh trải xuống (tưởng tượng của thi sĩ?). Phong cảnh tuyệt vời và lãng mạn biết bao mà tại sao thi sĩ còn ngần ngại gì mà không đến. Đó là câu hỏi của người bạn hay chính bản thân tác giả?
Câu 2 và câu 3 là bức phác thảo về thôn Vĩ, nơi có hàng cau, vườn rau xanh mơn mởn, xinh đẹp khi ánh bình minh trải xuống (tưởng tượng của thi sĩ?). Phong cảnh tuyệt vời và lãng mạn biết bao mà tại sao thi sĩ còn ngần ngại gì mà không đến. Đó là câu hỏi của người bạn hay chính bản thân tác giả?
Trên những bức tranh đồng quê, như bức “Mục Đồng” (chú bé chăn trâu), trên góc phía bên trái thường có hình lá trúc, lá tre. Miền quê mà ông mô tả phong cảnh hữu tình, ông lại điểm thêm vài “lá trúc”, biến cảnh miêu tả thành bức họa hài hòa và Hàn Mặc Tử không chỉ là thi sĩ thiên tài mà còn là một họa sĩ tài ba!
Bốn câu tiếp theo:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Thông thường gió thổi thì mây bay, nhưng ở đây “Gió theo lối gió” và “Mây đường mây”, có nghĩa là ngược với quy luật tự nhiên của tạo hóa! Thi sĩ họ Hàn cảm thấy đời mình thật trớ trêu. Trai tài sánh duyên cùng gái thuyền quyên là lẽ thường tình, nhưng ông không thể! Chính vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” cho nên phong cảnh hữu tình: dòng sông nhuốm đầy ánh trăng, con thuyên bên bến, bãi ngô đang trổ bắp lung lay trước làn gió mát… mà ông lại thấy “Dòng nước buồn thiu”! Rồi ông lại đưa ra một câu hỏi vu vơ : Con thuyền cô đơn kia chở mảnh tình trên Sông Trăng (viết hoa trong nguyên bản) có về kịp cho ông hay cho cô gái thôn Vĩ Dạ hay không?
Bốn câu kết:
Mơ khách đường xa, khác đường xa
Ao em trắng quá nhìn không ra…
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Ao em trắng quá nhìn không ra…
ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Những năm 1930, kỹ thuật chụp ảnh cũng như máy ảnh thời bấy giờ còn rất thô sơ nên ảnh chụp không rõ nét là chuyện bình thường. Ảnh đen trắng, áo của cô gái đã trắng mà thợ chụp ảnh lại dùng ánh sáng quá nhiều (?) nên khi ngắm bức ảnh, ông “nhìn không ra” là phải. Nhưng một câu hỏi đặt ra: Phải chăng vì ảnh không rõ nét, hay ông không muốn bình phẩm nhan sắc thiếu nữ trong ảnh? Và cũng không muốn đổ lỗi cho bức ảnh nên ông bào chữa rằng có thể ở đây “nhiều sương và lắm khói” nên ông nhìn không ra, hay mắt ông ngấn lệ?
Chỉ qua lời giới thiệu và bức ảnh trong tay, chưa một lần gặp gỡ nên ông đặt câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà” cho chính ông! Và thiếu nữ kia có nặng tình hay không ông cũng chẳng rõ!
Người xưa có câu: Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai, nhưng Hàn Mặc tử lại là cây cổ thụ thơ mới của nền thi ca lãng mạnh thời tiền chiến của Việt Nam đầu thế kỷ thứ 20, vì thế số phận nghiệt ngã đã đổ xuống đầu ông.
Thi sĩ Hàn Mặc Tử- Nguyễn Trọng Trí ra đi vĩnh viễn vào ngày 11-11-1940 ở lứa tuổi đang xoan mới tròn 28 lá vàng rơi!
-