Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi ngoài cửa vịnh Bắc Bộ

--Yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi ngoài cửa vịnh Bắc Bộ
Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung của Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam của Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này.
Về câu hỏi của báo chí đề nghị cho biết thông tin và phản ứng của Việt Nam về hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, ngày 19.1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình trả lời như sau:
“Các cơ quan chức năng của Việt Nam cho biết: Tối 16.1.2016, giàn khoan Hải Dương-981 đã di chuyển đến vị trí cách đường trung tuyến giả định (giữa hai đường cơ sở Việt Nam – Trung Quốc) khoảng 21,4 hải lý về phía đông. Ngày 18.1.2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nêu rõ quan ngại của Việt Nam về việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 đến vị trí nêu trên.
Đây là khu vực chồng lấn giữa thềm lục địa miền Trung của Việt Nam và thềm lục địa đảo Hải Nam của Trung Quốc, là khu vực chưa được hai bên phân định. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tiến hành hoạt động khoan và rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi khu vực này; đồng thời Việt Nam bảo lưu mọi quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực này phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và thực tiễn quốc tế liên quan”.

-Giàn khoan Hải Dương 981 lại vào Biển Đông-
- Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan bán chìm Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ 17-29.53N, 110-57.18E từ ngày 28/12 đến 10/2/2016.

Trên trang web chính thức, Cục Hải sự Trung Quốc cho biết giàn khoan Hải Dương 981 sẽ khoan thăm dò ở khu vực có tọa độ nêu trên đồng thời yêu cầu các phương tiện đường thủy cấm tiến vào khu vực 2.000 m xung quanh giàn khoan.

Trao đổi với Zing.vn, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết hiện Hải Dương 981 đang ở vị trí ngang vùng biển Quảng Bình của Việt Nam, cách đường trung tuyến (ranh giới phân định trên vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc) 70 hải lý về phía Đông. Cảnh sát biển sẽ tiếp tục theo dõi chặt các hoạt động của giàn khoan này ở Biển Đông.

Hải Dương 981 từng hạ đặt trái phép trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày 1/5/2014, Việt Nam phát hiện giàn khoan này và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía nam.

Một ngày sau, giàn khoan Hải Dương 981 đã hạ đặt trái phép sâu trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Hàng chục tàu bảo vệ đi cùng. Giới quan sát coi đây là hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm quan hệ Việt - Trung.

Sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 16/7/2014, Trung Quốc tuyên bốrút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc. Ảnh: AFP


Hải Dương 981 là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Diện tích mặt sàn của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn.

Theo Wall Street Journal, lượng thép mà người ta dùng để xây dựng Hải Dương 981 lớn gấp 4 lần lượng thép để dựng tháp Eiffel của Pháp. Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ thủy giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2012. Hiện tại, Hải Dương 981 thuộc quyền quản lý của công ty dịch vụ Bãi dầu Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc CNOOC.-


-Tin Tức Việt Nam
THÔNG BÁO: VỊ TRÍ MỚI CỦA GIÀN KHOAN HD-981 TRONG THÁNG 6 NĂM 2015 SẼ NẰM NGOÀI KHƠI THỪA THIÊN.
THÔNG BÁO: Đây là tin chính thức, mới nhận được từ truyền tin Trung Quốc cho biết là HD-981 đang di chuyển với vận tốc 2.2 knots về Vịnh Thailand và sẽ đi qua thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông để tới vị trí mới là Lô Dầu Khí 113 của Việt Nam nằm ngoài khơi Thừa Thiên.

Nguồn tin nầy chính xác 95%. Khả năng có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ dừng ở vị trí cũ ngoài khơi Đảo Lý Sơn, gần đảo Tri Tôn trước khi tới Lô 113 của Việt Nam.
Xin các bạn phổ biến rộng - Nguyễn Thùy Trang


-Giàn khoan Hải Dương 981 lại đi vào Biển Đông
14/04/2015 (Kiến Thức) - Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn thành tác nghiệp ở Vịnh Bengal và trên đường vào Biển Đông.
Theo thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 14/4, giàn khoan Hải Dương 981(Haiyang Shiyou 981) đã rời Tam Á ngày 1/1/2015 và vượt qua gần 4.600 hải lý trong thời gian 31 ngày để tới khu vực tác nghiệp ở Vịnh Bengal. Giàn khoan này bắt đầu tác nghiệp từ ngày 7/2 và hoàn thành 99,09% chỉ tiêu đề ra.


Vùng biển mà giàn khoan Hải Dương 981 tác nghiệp có độ sâu 1.732,7 mét và giàn khoan này đã khoan tới độ sâu 5.030 mét, lập kỷ lục tác nghiệp mới đối với các giàn khoan nổi.

CNOOC cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 bắt đầu lên đường về nước vào ngày 6/4 và đi theo hành trình ban đầu vào Biển Đông.
Trịnh Hải Nam (Theo Global Times)
Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Nóng: Trung Quốc điều giàn khoan Hải Dương 981 sang Myanmar

-Việt Nam đang theo sát quá trình di chuyển của giàn khoan Hải Dương-981
Các cơ quan chức năng đang theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trên biển Đông.
Trả lời phóng viên, đại diện Cục Kiểm ngư cho biết các cơ quan chức năng VN vẫn đang theo sát quá trình dịch chuyển của giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) trên biển Đông.
Đại diện Cục Kiểm ngư cho biết trước đó, Trung Quốc thông báo về việc di chuyển giàn khoan từ đảo Hải Nam đến Singapore bắt đầu từ 12 giờ ngày 1.1.2015. Thông báo của Trung Quốc không nói rõ Singapore có phải là điểm đến cuối cùng hay không mà chỉ cho biết Haiyang Shiyou-981 sẽ di chuyển với tốc độ 4 hải lý/giờ và dự kiến mất khoảng nửa tháng để đến vị trí hoạt động ở Ấn Độ Dương.
Theo Cảnh sát biển VN, sau khi có thông tin về việc Trung Quốc cho di chuyển giàn khoan, lực lượng chức năng của VN đã theo dõi chặt chẽ để ứng phó kịp thời nếu có tình huống xảy ra.

Đại diện cơ quan chức năng cho biết việc di chuyển tự do của giàn khoan trên biển là bình thường và không vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có động thái hạ đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN như hồi tháng 5.2014, lực lượng chức năng VN chắc chắn sẽ can thiệp.
Trong khi đó, Trung Quốc ngày 5.1 ngang nhiên cho tàu tiếp tế Tam Sa 1 thực thiện chuyến hành hải đầu tiên từ tỉnh Hải Nam đến các đảo ở biển Đông, trong đó có những đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN.
Tam Sa là tên gọi của thực thể do Trung Quốc đơn phương thành lập hồi tháng 7.2012 để tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa. Tân Hoa xã khoe rằng Tam Sa 1 là tàu tiên tiến và lớn nhất của nước này làm nhiệm vụ tiếp tế cho các hoạt động từ đảo Hải Nam đến các đảo ở biển Đông. Tàu này dài 122m, rộng 21m, độ choán nước 7.800 tấn và vận tốc hơn 35km/giờ, có thể chở tới 456 người và mang theo 20 rơ moóc chở container. Tàu Tam Sa 1 cũng có bãi đáp trực thăng để hỗ trợ cho cái gọi là cứu trợ trên biển và tuần tra đảo.
Nghiêm trọng hơn, theo Tân Hoa xã, tàu Tam Sa 1 sẽ có chuyến hành hải mỗi tuần từ Hải Nam đến đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Chưa hết, “thị trưởng Tam Sa”, Tiêu Kiệt ngang ngược tuyên bố tàu mới sẽ “mở rộng sự quản lý của thành phố” ở biển Đông và củng cố nỗ lực của Trung Quốc bảo vệ “lãnh thổ xanh” và cái gọi là lợi ích của nước này ở biển Đông. “Phó thị trưởng Tam Sa” Phùng Văn Hải thì lớn tiếng nói tàu Tam Sa 1 có thể bao phủ tất cả vùng biển thuộc biển Đông và tiến đến nhiều đảo, bãi đá ở Trường Sa và một quần đảo khác trong khu vực.
>>Những ẩn họa theo sau đề xuất thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ

>>Đề xuất thanh toán Nhân dân tệ, TQ muốn VN trở thành 'con chuột' thí nghiệm
>>TS. Lê Đăng Doanh: Đề nghị thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam là vi phạm chủ quyền!

Cẩm Nguyên – Vân Phạm - TNO

Tổng số lượt xem trang