Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

ÔNG ĐỒ VỚI THƯ PHÁP THUẦN VIỆT TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN

Son Tran
Nguyen Thi Hong ( Ông đồ với thư pháp Việt)
Ông ĐỒ
(Tác giả: Thi Nhan Dao)

Ngày xưa hoa đào nở
Tô điểm đẹp đất trời
Xin ông đồ chữ viết
Về treo trước nhà chơi

Năm nay đào lại nở
Vẫn tô điểm đất trời
Nhưng không còn vui nữa
Cộng sản giờ khắp nơi

Năm sau đào lại nở
Lại tô điểm đất trời
Đất trời không cộng sản
Ta trở lại yêu đời.

Ông Đồ, một hình ảnh gắn bó với đầu xuân với những nét duyên dáng khi mùa xuân về trên khắp nẻo đường quê hương. Bài thơ của Vũ Đình Liên rất phổ biến ở miền Nam VN, được phổ thành nhạc và được hát đi hát lại trong mỗi độ xuân về.

Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp).https://www.youtube.com/watch?v=LVKZ8EvgYac

Thư pháp chữ Việt, hay thư pháp Việt ngữ là chữ quốc ngữ Việt viết lối thư pháp, là một phân môn nghệ thuật xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1950 - 1960. Những người đam mê và theo đuổi học tập, nghiên cứu phân môn nghệ thuật này tôn ông Đông Hồ Lâm Tấn Phát làm "Ông tổ" của Thư pháp chữ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm Bính Ngọ 1906, tại làng Mỹ Đức tỉnh Hà Tiên. Đông Hồ là một người có bàn tay tài hoa, vốn yêu thích viết chữ đẹp và nghệ thuật thư pháp, và lại yêu tiếng Việt nên ông là người đầu tiên có ý tưởng dùng cọ lông và mực Tàu viết chữ quốc ngữ. Vì thế ông được tôn là tổ sư của bộ môn Việt thư (thư pháp chữ Việt). Ông mất ngay khi đang đọc thơ trên bục giảng vào ngày 25/03/1969 nhằm năm Kỷ Dậu.

Bắt đầu là nhà thơ Đông Hồ viết thư pháp với bút sắt, sau này có nhà thư pháp Nhất Linh viết một số bức in trên tạp chí nhưng chưa thành phong trào. Mãi đến sau này, nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh khơi mào cho phong trào viết thư pháp Quốc ngữ bằng bút lông. Câu lạc bộ Thư pháp ban đầu chỉ có nhà thư pháp Nguyễn Đình và nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết thư pháp Quốc ngữ.

Vào những năm cuối của thế kỷ 20, phong trào thư pháp chữ Việt bùng nổ, điển hình là các câu lạc bộ thư pháp được thành lập rộng khắp các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Sài gòn, như Câu lạc bộ yêu thích chữ Việt (Q.1), Câu lạc bộ Thư họa Giác Ngộ (Báo Giác Ngộ - Q.3), v.v. Từ năm 2004 lan rộng ra Bắc và sang đến đầu thế kỷ 21, thư pháp chữ Việt phát triển mạnh mẽ khắp ba miền Trung - Nam - Bắc.


THẦY ĐỒ DẠY HỌC

(Tú Xương)

Có một cô lái nuôi một thầy đồ (1)

Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ (2)

Cơm hai bữa : cá kho, rau muống;

Quà một chiều (3) : khoai lang, lúa ngô.

Sao dám khinh mình : " Thầy đâu thầy bậy thầy bạ" ?

Chẳng biết trọng đạo, cô (4) gì : " cô lốc, cô lô " !


(1) Cô lái : chỉ vợ (bỡn). Thầy đồ : tác giả.

(2) Ăn uống cẩu thả, không kén chọn .

(3) Tức một buổi, một lần, một bữa.

(4) Cô (vai trò vợ của thầy).




Ông Đồ

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già


Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua


Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phụng múa rồng bay


Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu


Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Gió buồn mơn mặt giấy

Ngoài trời mưa bụi bay


Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên )




Xin mời xem tiếp bài viết đầy đũ về ông đồ "ÔNG ĐỒ VỚI CÂU ĐỐI NGÀY TẾT" tại blog :http://kimanhl.blogspot.de/
Nguyen Thi Hong 31/1/2015

ÔNG ĐỒ VỚI CÂU ĐỐI NGÀY TẾT
VÀ THƯ PHÁP THUẦN VIỆT TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN ĐÁN


Ông Đồ.
(Tác giả: Thi Nhan Dao) 

Ngày xưa hoa đào nở 
Tô điểm đẹp đất trời 
Xin ông đồ chữ viết 
Về treo trước nhà chơi

Năm nay đào lại nở 
Vẫn tô điểm đất trời 
Nhưng không còn vui nữa 
Cộng sản giờ khắp nơi 

Năm sau đào lại nở 
Lại tô điểm đất trời 
Đất trời không cộng sản 
Ta trở lại yêu đời.



Ông Đồ, một hình ảnh gắn bó với đầu xuân với những nét duyên dáng khi mùa xuân về trên khắp nẻo đường quê hương. Bài thơ của Vũ Đình Liên rất phổ biến ở miền Nam VN, được phổ thành nhạc và được hát đi hát lại trong mỗi độ xuân về. 

Ông Đồ 
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phụng múa rồng bay

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Gió buồn mơn mặt giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên )
Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Xuân về, người dân hay đến nhà những « Thầy Ðồ » hay những người « hay chữ » để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần. Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư Pháp. Thư Pháp là phương pháp viết chữ (đẹp). https://www.youtube.com/watch?v=LVKZ8EvgYac






ÔNG ĐỒ VỚI THƯ PHÁP THUẦN VIỆT
Thư pháp là một môn nghệ thuật có từ lâu đời bên Tàu và đã được các nước Nhật, Đại hàn, Việt Nam âm thầm chấp nhận và lặng lẽ duy trì. Từ ý thức Việt và óc sáng tạo của các ông đồ, nên các thủ pháp viết câu đối bằng chử nho đã được thuần Việt nghệ thuật thư pháp của người Hoa bằng chử quốc ngữ. Ngày tết muốn chơi câu đố, mong rằng hãy đi tìm thư phát Việt của các ông đồ Việt để cổ võ một nghệ thuật đầy sáng tạo của người Việt đầy Việt tính. Truyền nhau thư pháp Việt trong ngày Tết là góp tay đẩy lùi sự xâm nhật văn hoá Hán vào cộng đồng Việt tộc trong những ngày Tết Việt.
Thư pháp chữ Việt, hay thư pháp Việt ngữ là chữ quốc ngữ Việt viết lối thư pháp, là một phân môn nghệ thuậtxuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1950 - 1960. Những người đam mê và theo đuổi học tập, nghiên cứu phân môn nghệ thuật này tôn ông Đông Hồ Lâm Tấn Phát làm "Ông tổ" của Thư pháp chữ Việt. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm Bính Ngọ 1906, tại làng Mỹ Đức tỉnh Hà Tiên. Đông Hồ là một người có bàn tay tài hoa, vốn yêu thích viết chữ đẹp và nghệ thuật thư pháp, và lại yêu tiếng Việt nên ông là người đầu tiên có ý tưởng dùng cọ lông và mực Tàu viết chữ quốc ngữ. Vì thế ông được tôn là tổ sư của bộ môn Việt thư (thư pháp chữ Việt). Ông mất ngay khi đang đọc thơ trên bục giảng vào ngày 25/03/1969 nhằm năm Kỷ Dậu.
Bắt đầu là nhà thơ Đông Hồ viết thư pháp với bút sắt, sau này có nhà thư pháp Nhất Linh viết một số bức in trên tạp chí nhưng chưa thành phong trào. Mãi đến sau này, nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh khơi mào cho phong trào viết thư pháp Quốc ngữ bằng bút lông. Câu lạc bộ Thư pháp ban đầu chỉ có nhà thư pháp Nguyễn Đình và nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh viết thư pháp Quốc ngữ.
Vào những năm cuối của thế kỷ 20, phong trào thư pháp chữ Việt bùng nổ, điển hình là các câu lạc bộ thư pháp được thành lập rộng khắp các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Sài gòn, như Câu lạc bộ yêu thích chữ Việt (Q.1), Câu lạc bộ Thư họa Giác Ngộ (Báo Giác Ngộ - Q.3), v.v. Từ năm 2004 lan rộng ra Bắc và sang đến đầu thế kỷ 21, thư pháp chữ Việt phát triển mạnh mẽ khắp ba miền Trung - Nam - Bắc.
Có nhiều tác phẩm lớn, gây được tiếng vang như cuốn thư pháp kỷ lục Truyện Kiều dài 300, được thực hiện nhân dịp Festival Huế 2002  cuốn thư pháp thơ Lục Vân Tiên dài 120 m của ông Vĩnh Thọ... đánh dấu được tiếng nói nhất định của thư pháp chữ Việt.

Mới nhìn qua, chúng ta có thể nghĩ là bộ môn nầy khá dễ, muốn viết sao cũng được, miễn cho đẹp thì thôi ! Thật ra môn Thư pháp cũng có nhiều qui tắc, sau đây là vài nguyên tắc chính.
Chương pháp: tức là nguyên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng, và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. Một bức thư pháp thành công hay không là do ở chương pháp.
-Ðầu câu không thụt vô.
-Các hàng đều và dài bằng nhau
-Một chữ lẻ loi không đứng thành một hàng
-Khoảng trống ở hàng cuối không dài hơn phân nửa chiều dài của hàng
-Không dùng dấu chấm câu.
Hình dạng bức thư pháp: Có bốn hình dạng chánh
-Hình chữ nhật đứng (Trung đường)
-Hình chữ nhật ngang (Hoành phi)
-Hình vuông (Ðấu phương)
-Hình mặt quạt (Phiến diện) 
Trong những năm gần đây, các  dòng chữ “Chúc mừng năm mới”, “An khang thịnh vượng”, “Tấn lộc tấn tài”... đều được viết bằng kiểu chữ tự do, phóng khoáng, vừa tươi tắn, sinh động và đầy chất thơ, chất nghệ thuật này. Rồi bây giờ cứ đến ngày năm hết Tết đến, “phố ông Đồ” ngay cạnh Văn Miếu Hà Nội lại xuất hiện các ông đồ, già có, trẻ có trong tấm áo the đen, khoanh tròn chân trên chiếu viết chữ cho người qua lại ngắm nghía, bán mua tấp nập.
Đó cũng là lẽ thường tình. Bởi không lẽ ngày hôm nay cứ phải giống hệt ngày hôm qua? Mọi thứ đều phải tự tìm đường thích nghi nếu còn muốn tồn tại với thời gian vì vận động phát triển là điều tất yếu.
Có thể nói thư pháp Việt biến hóa khôn lường, mang cho mình sức quyến rũ vô cùng mạnh mẽ. Nếu một lần được chiêm ngưỡng những bức thư họa của các thư pháp gia, chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ đẹp muôn vẻ của thư pháp Việt. Lúc cứng rắn, mực thước trong lối “điền thể” (lối viết chữ trong ô tròn hoặc vuông để làm câu đối hoặc dùng trong đền chùa), lúc ngẫu hứng như một bức họa tuyệt vời theo lối “họa thể” (vừa là chữ nhưng vừa là bức tranh với hình dạng và ý nghĩa nhất định); khi khác, chữ lại như dòng nước nhẹ nhàng, dòng thác mạnh bạo chảy tràn trong trang giấy trong “thủy thể” (kiểu nhái theo chữ Hán, chữ chảy dọc như thác đổ), có khi thuần Việt và mộc mạc với lối “mộc thể” (lối viết phổ biến nhất, giản dị và dễ đọc), khi lại như sương, như gió dưới ngòi bút của dòng phong thể (lối viết nhanh theo cảm hứng và quán tính), một lúc nào đó người viết lại đầy xúc cảm với lối “dị thể” (chữ tuôn trào từ cảm hứng cao độ, rất phóng khoáng và khó đọc).
  



Ðối với phương Tây, thư pháp được thực hiện bằng nhiều phương tiện : bút sắt, cọ, thước, compa, êke...Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ. Ðó là cái đẹp của các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh. Ngày nay thời @ thư pháp nằm sẳn trong Computer. Một thời gian ngắn nửa các ông đồ sẽ về vườn...Computer sẽ thay thế vị trí các ông đồ.
TÌM LẠI HỒN VIỆT TRONG THƯ PHÁP
Ông đồ trẻ, một chàng trai đang đưa hồn Việt về với nghệ thuật thư pháp, anh ĐĂNG NGUYÊN GOBI. Ngày nay ngưòi Việt mang một niềm tin sâu sắc rằng: 

Năm nay hoa đào nở 
Không còn ông đồ nho
Mà thấy những người trẻ 
Với những thư pháp mới 
Sống động hơn ngày xưa
Thư pháp yêu nước Nam quốc Sơn Hà Nam Đế Cư

 Và có lẽ, nhà thơ Vũ Đình Liên cũng ngậm cười nơi chín suối, bởi hiện tại

Mỗi năm hoa đào nở 
Không còn ông đồ Nho 
Bày mực Tàu giấy đỏ 
Bên phố đông người qua.”

Sự nghiệp thư pháp của Đăng Nguyên

Hoài linh học thư pháp Việt
Nếu như Hán học, đề cao Nhân - Nghĩa  - Lễ - Trí - Tín, thư pháp Việt  có nội dung ca ngợi chữ Tâm, Nhẫn, Đức... Ngoài ra, thư pháp Việt cũng “hứng trọn” tinh túy của thơ ca Việt Nam, phản ánh gần như toàn bộ những cung bậc tình cảm của con người và mọi khía cạnh đời sống tâm lý, những triết lý về nhân tình thế thái đầy trắc ẩn với những tâm sự sâu xa.





VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VŨ ĐÌNH LIÊN!

Vũ Đình Liên (VĐL) sau khi gia nhập vào đảng csVN đã trở thành một bồi bút như Tố Hữu và 17.000 bồi bút được cấp giấy phép của nước CHXHCNVN, đang hành nghề khắp nơi trên đất nước VN. Bài thơ của VĐL về "ông Đồ",  ông đã sáng tác vào lúc đất nước chưa có bóng dáng cộng sản. Nên bài thơ nầy còn được chấp nhận tại miền Nam và được lưu hành (viết theo lời kể của các bậc thức giả còn sống ở Hãi ngoại.). Trường hợp Vũ Đình Liên không khác gì trường hợp Lưu Hữu Phước với bản " Tiếng gọi Than Niên tức Quốc Ca VNCH sau nầy"

Miền Nam chấp nhận bài thơ của VĐL củng như chấp nhận bài "tiếng gọi thanh niên" của Lưu Hữu Phước sáng tác trước khi ông nầy trở thành người CS. Ngoài ra còn một số sáng tác của Văn Cao củng được lưu hành tại miền Nam, đó là những bản nhạc tiền chiến, những sáng tác có trước khi loài quỷ đỏ xuất hiện trên quê hương VN.
Vũ Đình Liên, sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc Hà Nội. Sau khi đậu tú tài ở trường Pháp Collège de protectorat ( Trường Bảo hộ tại Thụy Khuê, chính là Trường Bưởi, sau đổi thành Chu Văn An). Ông ta ghi danh học Luật một vài năm rồi bỏ ngang để dạy học tư và làm báo. Năm 1946, Vũ Đình Liên theo kháng chiến trong Hội Văn Nghệ Cứu Quốc Liên Khu 3, gia nhập vào Đảng Cộng Sản năm 1951, dạy học và biên soạn sách giáo khoa cho chế độÔng qua đời ngày 18/1/1996
Bài thơ “Ông Đồ” được Vũ Đình Liên sáng tác vào năm 1937, đăng trên báo Tinh Hoa. Ngoài ra ông còn những bài thơ khác nữa nhưng không nổi tiếng. Vì bài Ông Đồ làm cho tiếng tăm Vũ Đình Liên được vào danh sách những văn thi nhân có hạng, nên khi trở thành Đảng viên Cộng Sản, ông tiếp tục lấy hơi hám bài thơ nầy làm sườn cho ý tưởng ca tụng “ Đảng và Xã Hội Chủ Nghĩa” một cách rất ư là ngây ngô và nịnh hót! Ta hãy xem bài thơ sau đây, họ Vũ dựa vào bài “ông Đồ” để diễn tả “tấm lòng” theo đảng trung thành của mình như thế nào??:
Bài thơ “Thủy Chung” sáng tác năm 1977, Tết Đinh Tỵ nặc mùi gia nô với chế độ bán nước của VĐL:
Năm nay đào nỡ rộ,
Mừng hội Đảng, Hội Dân,

Bút ông đồ lại họa

Những nét chữ đẹp, thân.

Cờ biển ngập phố phường,
Cành đào bay thắm đỏ,
Như cả ngàn hoa xuân,
Nét hoa trên mỗi chữ.
Thấy trong lòng say sưa,
Dừng chân không muốn bước,
Nghe đọc những vần thơ
Ngợi khen những nét bút.
Xuân Cộng Hòa Xã Hội
Mai đào tươi thắm hoa
Một nguồn hạnh phúc mới
Trào ngọn bút dòng thơ...!

Đây là bài thơ tiêu biểu của một bồi bút VĐL, và bài nầy đã đưa VĐL lên đỉnh cao của hạng bồi bút, nó phản ảnh không biện bác được rằng, Vũ Đình Liên, trước sau cũng chẳng giữ được tiết tháo “kẻ sĩ”như Trần Dần. Nhà thơ họ Trần đã để lại cho đời mấy câu thơ ngắn cho một giai đoạn bị tù đày, trả giá mấy vần thơ do ông sáng tác.
Do đó khi 
đề cập đến bài thơ của VĐL" Ông Đồ", người viết phải kèm thêm những sự thật về chân dung của VĐL trước và sau khi sáng tác ra bài thơ nổi tiếng "ÔNG ĐỒ". Người viết đưa ra những sưu tầm về con người Vũ Đình Liên, để mọi người chúng ta có cái nhìn thật rỏ về hai phạm trù Văn Hóa và con người, -Và lý do tại sao VNCH đã không bác bõ bài thơ ông Đồ tại miền nam VN trước năm 1975 là như vậy! VNCH không như người cộng sản, khi chiếm được miền nam, họ đã xoá bõ toàn bộ nền văn hoá nhân bản của VNCH, tất cã các văn, thơ, nhạc do các thi văn, nhạc sĩ sáng tác đều bị họ vất bõ trong cuộc cách mạng văn hoá song hành chung với cuộc đổi mới miền nam theo định hướng hận thù và đấu tranh giai cấp đúng theo học thuyết của Mao-Mác.
Qua việc phân tích về VĐL, chúng ta sẽ có được một cái nhìn về một chế độ rất Tự Do của VNCH, trong lảnh vực Văn Hoá và nghệ thuật. Một chế độ không có chổ đứng cho những tay gia nô, bồi bút như Tố Hữu và Vũ Đình Liên.  CSVN ra sức kiểm duyệt trên Internet và đưa hàng ngàn Công An Mạng , hàng ngày túc trực trên các mạng xã hội, để phản bác và lăng nhục các người tham gia và những người bất đồng chính kiến với nhà nước CHXHCNVN. Tương lai gần, khi đất nước thanh bình hoa ca với sự Tự Do Dân Chủ được nở hoa khắp 3 miền đất nước, hình ảnh ông đồ gia nô của đảng sẽ được nhanh chóng thay thế bằng các ông đồ trẻ thuần Việt với nhiều sáng tạo để Hồn Việt  trở thành xu hướng trong bối cảnh bài trừ sự xâm nhập văn hoá Hán đang được sự tiếp tay của đảng cs bán nước.   


CHẾ ÔNG ĐỖ CƯ LỘC
(Nguyễn Khuyến)

Văn hay chữ tốt ra tuồng, 
Văn dai như chão, chữ vuông như hòm. 
Vẻ thầy như vẻ con tôm, 
Vẻ tay ngoáy cám, vẻ mồm húp tương. 
Vẻ lịch sự ai bằng thầy Cự Lộc, 
Vẻ cô đầu nói móc có vài câu: 
Anh chẳng sang, mà cũng chẳng giàu. 
Hầu bao ních, rận bâu quanh chiếu; 
Khăn nhuộm lờ lờ mùi nước điếu, 
Nón sơn không méo cũng không tròn. 
Quần vải thô, ngại giặt ngả màu son, 
Giày cóc gặm, nhặt dây đàn khâu lấy. 
Phong lưu ấy, mà tình tính ấy, 
Đến cô đầu, vẫn thấy lả lơi bông, 
Xinh thay diện mạo anh hùng!

THẦY ĐỒ DẠY HỌC
(Tú Xương)
Có một cô lái nuôi một thầy đồ (1)
Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ (2)
Cơm hai bữa : cá kho, rau muống; 
Quà một chiều (3) : khoai lang, lúa ngô. 
Sao dám khinh mình : " Thầy đâu thầy bậy thầy bạ" ?
Chẳng biết trọng đạo, cô (4) gì : " cô lốc, cô lô " !


(1) Cô lái : chỉ vợ (bỡn). Thầy đồ : tác giả.
(2) Ăn uống cẩu thả, không kén chọn .
(3) Tức một buổi, một lần, một bữa.
(4) Cô (vai trò vợ của thầy).


 


THẦY ĐỒ VĨNH TƯỜNG
(Khuyết danh)

Thấy thày đồ là người tài bộ
Quảy cầm thư đi phủ Vĩnh Tường
Trước nha môn thiết một học đường
Dạy dăm đứa: “chi, hồ, giả, dã”
Nhân lúc đồ ngồi nhàn hạ
Ra hồ sen xem ả hái hoa
Ả hớ hênh ả để đồ ra
Đồ trông thấy, đồ… ngâm nga tức khắc

“Xuân tiền lạn mạn hoa sinh sắc
Thủy diện đa ba bạng thổ thần”(1)

Đồ trông rồi đồ đứng tần ngần
Đồ nọ tưởng đồ kia thêm thắc mắc
Suốt năm canh đồ không chợp mắt
Đồ đâu gặp gỡ làm chi
--------

(1) Trước gió lăn tăn làm hoa thêm đẹp
Trên mặt nước cái trai thè lưỡi ra.
Có bản chép: Thủy diện vi mang bạng thổ thần
Ông đồ Nho

CỤ ĐỒ CHIỂU MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC
(Cây bút đấu tranh không mệt mỏi)

Nói đến ông Đồ trong ngày Tết, không quên nhớ lại cụ ĐỒ CHIỂU, mt trí thức yêu nước nồng nàn.


Cụ Nguyễn Đình Chiểu là một trí thức gần dân và rất được lòng dân. Người Nam Bộ gọi ông một cách thân thương là “Đồ Chiểu”, gọi bằng Cụ Đồ vì có một thời gian dài ông làm thầy dạy học chữ Nho ở trường làng. Thật ra, chữ “thầy” ở đây cũng có thể được hiểu nghĩa sâu rộng hơn vì các tác phẩm văn thơ của ông điều chứa đựng nhiều bài học quý giá, dạy cho con người sống đúng và xứng đáng với tổ tiên và đất nước.

Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định. Một số chí sĩ không chấp nhận sống chung với giặc, nên giặc chiếm nơi nào thì họ lập tức bỏ đến sinh sống ở những nơi chưa bị giặc chiếm. Làn sóng này được các sử gia gọi là gọi là phong trào «Tỵ Địa ». Nguyễn Đình Chiểu cũng là một trí thức theo phong trào này. Khi giặc chiếm quê ông, ông lập tức dọn về sống ở quê vợ là Cần Giuộc. Đến năm 1862, triều đình Huế ký với Pháp Hòa ước Nhâm Tuất nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Nguyễn Đình Chiểu lập tức cùng gia đình chạy về “tỵ địa” ở Ba Tri-Bến Tre. Đến năm 1867, ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cũng mất nốt vào tay Pháp. Nguyễn Đình Chiểu hết chốn “tỵ địa”, nên mới chịu sống luôn ở Ba Tri cho đến ngày cuối đời.

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ khi trưởng thành đến lúc cuối đời dường như toàn gặp phong ba bão táp: Lên muời tuổi đã chứng kiến cảnh chiến loạn trong vụ Lê Văn Khôi, mới đậu Tú Tài thì mẹ mất, lâm cảnh mù lòa rồi bị người hứa hôn bội ước, quãng đời còn lại là cảnh nước nhà bị nạn ngoại xâm. Do mù lòa nên không thể trực tiếp cầm gươm giáo mà xông pha ngoài mặt trận cùng với đồng bào, nhưng tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu luôn cháy bỏng. Ông không chiến đấu bằng gươm giáo, mà vũ khí lợi hại của ông là ngòi bút, một ngòi bút đấu tranh vì chính nghĩa không mệt mỏi:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

(Dương Từ-Hà Mậu)

Cái “đạo” mà ông “chở” ở đây đương nhiên là đặt nền tảng trên Nho Giáo, bởi dù muốn dù không thì ông vẫn là một người Nho Giáo, được giáo dục trong lò Nho học từ thuở nhỏ. Thế nhưng, có một điều cần nhấn mạnh là: Cái Nho của Nguyễn Đình Chiểu có khác so với cái Nho của nhiều nhà Nho bảo thủ lúc bấy giờ.

Cái khác lớn nhất ở cái Nho của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ là ông đã góp phần tách bạch giữa “Trung quân” với “ái quốc”. Số là xưa kia, các nhà Nho thường hay đánh đồng “vua” với “nước”, bởi vậy họ mới đánh đồng “trung với nước” có nghĩa là « trung với vua”, nói cách khác « vua » là « nước » vậy. Thế nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì khác. Tư tưởng trung quân của Nguyễn Ðình Chiểu là trung quân có điều kiện, trung với lẽ phải, trung với nước. Nhưng đối với những ông vua xấu, vua ác thì ông phê phán :

Quán rằng : ghét việc tầm phào 
Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm 
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm 
Ðể dân đến nỗi sa hầm sẩy hang 
Ghét đời U, Lệ đa đoan, 
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần 
Ghét đời Ngũ bá phân vân, 
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn 
Ghét đời Thúc quý phân băng, 
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng hại dân…

(Lục Vân Tiên)

Hành động tự trầm của Nguyệt Nga cũng là thái độ phản kháng đối với chữ trung quân mù quán :

Nếu ngay cùng chúa lại quên ơn chồng 
Sao sao một thác thời xong 
Lấy mình báo chúa, lấy lòng sự phu

(Lục Vân Tiên)

Đồ Chiểu thậm chí còn ủng hộ việc không “trung với vua” để mà “trung với dân” qua việc ông hết lòng ủng hộ và còn làm bài văn điếu thống thiết cho tướng quân Trương Định. Họ Trương là thủ lĩnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gò Công, kháng lệnh triều đình, lãnh đạo nhân dân đánh Pháp. Cuộc kháng chiến thất bại, Trương Định tuẫn tiết. Nguyễn Đình Chiểu có làm một bài văn tế và mười hai bài thơ liên hoàn để điếu ông trong đó có đoạn :

Sớ mật lãnh binh lờ mắt giặc
Bằng son ứng nghĩa thắm lòng dân
Giúp đời dốc trọn ơn nam tử
Ngay chúa nào lo tiếng nghịch thần

Bên cạnh văn điếu Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu còn có nhiều bài điếu văn ca ngợi tinh thần hy sinh vì nước của người dân Việt. Số là vào đêm rằm thánh 11 năm Tân Dậu (tức ngày 16 tháng 12 năm 1861), các nghĩa sĩ nông dân tấn công đồn Pháp ở Cần Giuộc và có gần 20 nghĩa sĩ phải bỏ mình.

Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài điếu “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” để đọc trong buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này. Hay như khi Phan Thanh Giản tuẫn tiết do không giữ được thành Vĩnh Long, Nguyễn Đình Chiểu cũng có làm hai bài thơ điếu. Năm 1868, thủ lĩnh kháng Pháp ở Ba Tri là Phan Tòng (còn có tên là Phan Ngọc Tòng) hy sinh, ông làm 10 bài thơ điếu. Hay như án hùng văn bất hủ “Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh” hồi năm 1883.

Các bài thơ điếu đã cho thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu đã tách biệt hẳn với nền Nho Giáo cổ hủ là xem thường giai cấp nông dân. Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi hết lời và bài tỏ lòng kính trọng không bờ bến đối với những nghĩa sĩ nông dân. Vì sao lại có lòng kính ngưỡng đến thế? Vì rằng những nông dân này đã chiến đấu và hy sinh vì tổ quốc. Hay nói đúng hơn, ở đây nhà Nho Nguyễn Đình Chiểu đã đánh giá con người không qua giai cấp sang hèn, mà qua hành động, và đối với ông hành động hy sinh vì nước là một hành động anh hùng đáng kính ngưỡng.

Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những người nông dân “Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, nhưng khi có giặc họ lại xông lên: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ” (Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc). Và kêu gọi quyết tâm đáng giặc tới cùng: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh…”

Hay như trong bài Điếu Phan Tòng, sự kính ngưỡng người yêu nước của Nguyễn Đình chiểu cũng rất rõ ràng:

Làm người trung nghĩa đáng bia son, 
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn 
Cơm áo đền bồi ơn đất nước, 
Râu mày giữ vẹn phận tôi con 
Tinh thần hai chữ phau sương tuyết, 
Khí phách ngàn thu rỡ núi non...

Lòng yêu nước của nhà Nho Nguyễn Đình Chiểu đến mức mà ông đã gắn hai chữ « nhân, nghĩa » với việc yêu nước yêu nhà:

Mến nghĩa bao đành làm phản nước
Có nhân nào nỡ phụ tình nhà
(Dương Từ-Hà Mậu)


Tức là theo ông, người có nhân nghĩa là người trung với nước, trọn tình nhà. Ở đây ta chú rằng, ông không dùng chữ « phản vua », mà là « phản nước », tức là đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, chứ không phải lợi ích của một dòng tộc nào cả. Đến đây, ta thấy rằng, với tư cách là một nhà trí thức, Nguyễn Đình Chiểu dù mù lòa vẫn dùng ngòi bút của mình đóng góp hết sức mình cho nước cho dân.http://vi.rfi.fr/viet-nam/20130705-nguyen-dinh-chieu-sang-mai-tam-guong-tri-thuc-dan-than/

Biên khảo, sưu tầm Nguyễn Thị Hồng, 31/1/2015

Tổng số lượt xem trang