-Đa Chiều: Trung Quốc cấm đưa tin về Trường Sa tránh làm nóng Bác Ngao
(GDVN) - Việt Nam và Philippines cũng có học giả tham dự hội thảo về Biển Đông ở Bác Ngao nhưng không được đăng đàn phát biểu.
Bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại quốc hội Trung Quốc sẽ chủ trì hội thảo về Biển Đông trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Bác Ngao, các học giả Việt Nam, Philippines không được bố trí phát biểu. Ảnh: Nhân Dân nhật báo.
Đa Chiều ngày 27/3 đưa tin, để diễn đàn kinh tế Bác Ngao khai mạc ngày hôm qua ở đảo Hải Nam diễn ra thuận lợi và không bị chi phối bởi những diễn biến căng thẳng mới trên Biển Đông, Bắc Kinh đã cấm các kênh truyền thông toàn quốc công khai tuyên truyền hoạt động xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) nhằm tránh để Biển Đông - Trường Sa thành tiêu điểm chú ý của các đại biểu quốc tế dự hội nghị.
Ngay từ hôm 25/3, đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI cho rằng, vấn đề Biển Đông sẽ vẫn trở thành điểm nóng chú ý của các đại biểu dự diễn đàn kinh tế Bác Ngao năm nay giống như các kỳ họp những năm trước. Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc được CRI dẫn lời nói rằng, 2015 tranh chấp Trung - Mỹ sẽ trở thành chủ đạo ở Biển Đông.
Washington sẽ can thiệp sâu hơn vào Biển Đông, ASEAN ngày càng tăng cường thống nhất và tự tin, tự chủ hơn trong chính sách Biển Đông. Cũng theo ông Tồn, tiến trình đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có khả năng được đẩy mạnh, cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông ngày càng nóng hơn trước.
Ngô Sỹ Tồn cũng rêu rao về cái gọi là "thách thức" lớn nhất đối với Trung Quốc ở Biển Đông là việc Việt Nam, Philippines, Malaysia đang "không ngừng khai thác dầu khí ở Trường Sa", đồng thời không ngừng mua sắm vũ khí tiên tiến trang bị cho lực lượng không - hải quân tạo ra rào cản cho các hoạt động khai thác (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Bác Ngao năm nay, Trung Quốc tổ chức hội thảo với chủ đề "Biển Đông - tư duy song trục và hợp tác cùng thắng" do bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại quốc hội Trung Quốc chủ trì. Tham gia hội thảo này có các học giả đến tứ Malaysia, Mỹ, Indonesia, Trung Quốc và Singapore.
CRI đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc không mời các học giả từ Việt Nam, Philippines là các bên liên quan trực tiếp dự hội thảo này về Biển Đông đối với Lâm Dũng Tân, Phó phòng nghiên cứu chiến lược Con đường tơ lụa trên biển thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải.
Ông Tân đã không trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên CRI mà nói rằng, Malaysia cũng là một nước có yêu sách ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines hay Brunei. 2 nước Việt Nam và Philippines cũng có học giả tham dự hội thảo về Biển Đông ở Bác Ngao nhưng không được đăng đàn phát biểu. Phóng viên CRI lưu ý, trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Bác Ngao năm ngoái, Trung Quốc cũng hạn chế số khách mời tham dự hội thảo "Biển Đông: Đổi mới tư duy về hợp tác và cùng thắng" vì vấy đề "nhạy cảm".-
(GDVN) - Việt Nam và Philippines cũng có học giả tham dự hội thảo về Biển Đông ở Bác Ngao nhưng không được đăng đàn phát biểu.
Bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại quốc hội Trung Quốc sẽ chủ trì hội thảo về Biển Đông trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Bác Ngao, các học giả Việt Nam, Philippines không được bố trí phát biểu. Ảnh: Nhân Dân nhật báo.
Đa Chiều ngày 27/3 đưa tin, để diễn đàn kinh tế Bác Ngao khai mạc ngày hôm qua ở đảo Hải Nam diễn ra thuận lợi và không bị chi phối bởi những diễn biến căng thẳng mới trên Biển Đông, Bắc Kinh đã cấm các kênh truyền thông toàn quốc công khai tuyên truyền hoạt động xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) nhằm tránh để Biển Đông - Trường Sa thành tiêu điểm chú ý của các đại biểu quốc tế dự hội nghị.
Ngay từ hôm 25/3, đài phát thanh quốc tế Trung Quốc CRI cho rằng, vấn đề Biển Đông sẽ vẫn trở thành điểm nóng chú ý của các đại biểu dự diễn đàn kinh tế Bác Ngao năm nay giống như các kỳ họp những năm trước. Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc được CRI dẫn lời nói rằng, 2015 tranh chấp Trung - Mỹ sẽ trở thành chủ đạo ở Biển Đông.
Washington sẽ can thiệp sâu hơn vào Biển Đông, ASEAN ngày càng tăng cường thống nhất và tự tin, tự chủ hơn trong chính sách Biển Đông. Cũng theo ông Tồn, tiến trình đàm phán bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có khả năng được đẩy mạnh, cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông ngày càng nóng hơn trước.
Ngô Sỹ Tồn cũng rêu rao về cái gọi là "thách thức" lớn nhất đối với Trung Quốc ở Biển Đông là việc Việt Nam, Philippines, Malaysia đang "không ngừng khai thác dầu khí ở Trường Sa", đồng thời không ngừng mua sắm vũ khí tiên tiến trang bị cho lực lượng không - hải quân tạo ra rào cản cho các hoạt động khai thác (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Bác Ngao năm nay, Trung Quốc tổ chức hội thảo với chủ đề "Biển Đông - tư duy song trục và hợp tác cùng thắng" do bà Phó Oánh, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại quốc hội Trung Quốc chủ trì. Tham gia hội thảo này có các học giả đến tứ Malaysia, Mỹ, Indonesia, Trung Quốc và Singapore.
CRI đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc không mời các học giả từ Việt Nam, Philippines là các bên liên quan trực tiếp dự hội thảo này về Biển Đông đối với Lâm Dũng Tân, Phó phòng nghiên cứu chiến lược Con đường tơ lụa trên biển thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải.
Ông Tân đã không trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên CRI mà nói rằng, Malaysia cũng là một nước có yêu sách ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines hay Brunei. 2 nước Việt Nam và Philippines cũng có học giả tham dự hội thảo về Biển Đông ở Bác Ngao nhưng không được đăng đàn phát biểu. Phóng viên CRI lưu ý, trong khuôn khổ diễn đàn kinh tế Bác Ngao năm ngoái, Trung Quốc cũng hạn chế số khách mời tham dự hội thảo "Biển Đông: Đổi mới tư duy về hợp tác và cùng thắng" vì vấy đề "nhạy cảm".-