Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

ĐÀ NẴNG: CHẶN ĐƯỜNG BỘ LÊN ĐỈNH BÀ NÀ LÀ SAI nhưng Ai khuyến cáo người dân không nên đi đường bộ lên Bà Nà?


-Trả lại đường lên Bà Nà
Chúng tôi xin đăng toàn văn trả lời của ông Nguyễn Trung Dân cho các bạn đọc còn thắc mắc việc ông này tuyên bố cho Sun Group mảnh đất trên đỉnh Bà Nà nếu doanh nghiệp này chịu sửa lại con đường lên núi.

"Tôi muốn nói cho rõ , đây là ý kiến của Tôi trả lời trong bài phỏng vấn của Báo Người Đô Thị , có hai ý để Tôi sẵn sàng tặng không cho SG nếu SG làm đúng như sau :
1/. Bằng văn bản , SG cam kết không ngăn chận , không cản trở mọi người Dân đi đến Bà Nà bằng con đường bộ .
2/. Trong một thời gian nhất định , hợp lý , SG phải cam kết sửa chữa lại con dường đi đến Bà Nà chỉ cần đúng nguyên trạng trước khi có SG đến đây .
Được như vậy thì mảnh đất của chúng tôi nào có nghĩa gì .
Tôi muốn qua việc này để mọi người không còn nghi ngờ động cơ kiện SG của Tôi là để kiếm thêm vài đồng bạc .
Với sự hy sinh quyền lợi của mình , Tôi mong mọi người đoàn kết cùng nhau đòi lại quyền tự do được đi đến Bà Nà . Hơn thế nữa là quyền bình đẳng hưởng thụ thiên nhiên , tự nhiên của Bà Nà chứ không phải là nơi chỉ dành riêng cho kẻ có tiền .
Mọi người đều có QUYỀN BÌNH ĐẲNG trong việc thụ hưởng môi trường sinh thái mà tự nhiên đã ban tặng cho quê hương mình ."
(ông Nguyễn Trung Dân)

-Trả lại đường lên Bà Nà 
LUẬT PHÁP CẦN CHO AI ?
Cả tuần nay vật lộn với những đơn từ khiếu kiện Sun Group (SG) khá là mệt mỏi. Theo văn bản trả lại đơn kiện của toà Án Hoà Vang, một mặt làm ngay khiếu nại với toà Hoà Vang là họ đã không đúng, làm sai Luật Đất Đai khi trả lại đơn của Tôi (Toà chỉ cho có 3 ngày để khiếu nại); một mặt cứ làm theo hướng dẫn của họ là đưa đơn kiện SG đến toà án Quận Hải Châu, là nơi có trụ sở trú đóng của Tập đoàn này. Rồi theo sự giúp đỡ của một bạn FB tại Hà Nội, Tôi làm đơn khiếu nại gởi cho UBND Tp Đà Nẵng để nhắc họ là quyền quản lý đường đi Bà Nà vẫn thuộc quyền của Chính quyền Đà Nẵng vì theo Luật Đất Đai và Luật Tổ chức HĐND và UBND thì không có điều nào cho phép giao cả khu rừng đặc dụng Bà Nà cho một tổ chức kinh tế như SG .

Để làm được từng ấy đơn từ, Tôi buộc phải đọc kỹ các loại Luật có liên quan như Luật Đất Đai, Luật Tổ chức HĐND và UBND. Đọc đến đâu mới vỡ ra đến đấy những điều mà trước nay chỉ đọc tóm tắt hoặc lớt phớt mà cứ tưởng mình đã hiểu. Hiểu thì có hiểu nhưng quả thực để sử dụng nó làm vũ khí tự bảo vệ mình thì phải nghiền ngẫm kỹ. Từ đó Tôi tạm rút ra vài điều khi đọc các Luật :
1/. Luật của đất nước ta hiện tại là được làm ra để bảo vệ giai cấp (luật mang tính giai cấp). Nên " ý chí của giai cấp thống trị được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành " (theo giáo trình Lý luận chung về Pháp luật).
Do vậy thông thường do các cơ quan quản lý soạn thảo nhằm bảo vệ quyền quản lý của họ thay vì do những nhà soạn Luật chuyên nghiệp soạn thảo nhằm bảo đảm quan hệ đúng đắn của NN với công dân, công dân với công dân, hay công dân và NN trong tổ chức xã hội... Tóm lại nó không thể là một Khế ước xã hội như Triết gia người Pháp J. J. Rousseau đã nói: chủ quyền thuộc về Nhân dân và Chính quyền là người thực hiện chủ quyền thông qua khế ước xã hội (luật pháp). Vậy chỉ với giai cấp nông dân và công nhân, luật pháp được làm ra và thực thi. Nhưng cay đắng làm sao , ngày nay có lẽ hai giai cấp này là khó khăn nhất, là tầng lớp mà muốn được pháp luật thực hiện vẫn còn nhiều khoảng cách.
Vì thế , điều cơ bản của Luật Đất Đai là : Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do NN thống nhất quản lý. Hầu hết các điều trong Luật là thể hiện quyền quản lý, tức là trong tay người có chức có quyền , cho dù thỉnh thoảng HĐND cũng được nại ra làm người thông qua. Vậy là chúng ta sống trong chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải sống đúng theo luật pháp của XhCN, không nên và không thể đem các điều Luật phương Tây, hay chế độ xã hội nào khác để so sánh hay áp dụng .
2/. Hiến pháp 1992 và 2013 đều ghi rõ: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Luật pháp được khẳng định, được thượng tôn như vậy, nhưng có lẽ chỉ để áp dụng cho dân. Với các cấp quan chức, khi cần làm, cần quyết định thì họ không cần đến Luật để làm đúng như văn bản luật pháp mà chính họ đã ban hành.
Ví dụ như việc cấp đất Bà Nà, Luật đất đai đã ghi khá rõ ràng là với rừng đặc dụng như Bà Nà, UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc TƯ thì khi giao, cho thuê trên 20 hecta thì phải được văn bản chấp thuận của Thủ Tướng Chính Phủ (Điều 58, chương 5), vậy mà ở đây đã giao cho CTy dich vụ, quản lý Cáp treo Bà nà (sau này là Sunland trong Tập đoàn SunGoup) lên đến 2.164.882 m2 (216,4882 hecta). Trong đó giao Quyền SDĐ có thu tiền chỉ gồm 19,3 hecta. và cho thuê 40,58 hecta. Còn lại 1.654.906m2 (165,4906 hecta) đuọc giao để: "Quản lý và tôn tạo cảnh quan". Vậy đó mà hãy xem SG hành xử quyền của mình đối với Bà Nà như một ông chủ của toàn bộ khu Bà Nà, Núi Chúa, kể cả có quyền phá nát con đường, rào dậu, ngăn cấm mọi người đi đến Bà Nà!
Hay việc thu hồi đất của DANATOL tại Bà Nà thì Luật Đất Đai có nói thế này: "Việc Nhà nước quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi cơ quan NN có thẩm quyền quyết định thu hồi đất theo quy định của Luật này và phải thực hiện xong việc bồi thường, hổ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật đối với trường hợp phải giải phóng mặt bằng " ( Điều 53 chương 5 ). Vậy đó mà chưa có một văn bản nào nói đến chuyện thu hồi đất của chúng tôi, nhưng Toà án Hoà Vang, SG đối xử với DANATOL như kẻ đang chịu án thu hồi. Mà tìm đỏ mắt trong cả cuốn Luật Đất Đai do Quốc Hội thông qua ban hành tháng 11/2013 cũng không có điều nào cho phép thu hồi đất của DANATOL trong truòng hợp này.
Hoặc điều 26 mục 2 có nói : Nhà nước Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất . Vậy khi Chúng tôi yêu cầu Toà án Hoà Vang bảo hộ chúng tôi quyền đi đến thửa đất có quyền sử dụng đất của chúng tôi thì bị từ chối, không thụ lý thì phải hiểu như thế nào và điều gì làm cho họ từ chối quyền lực chính Luật pháp đã tạo nên cho họ !
Cuối cùng, khi chúng ta có đọc kỹ, nghiên cứu thấu đáo các văn bản pháp luật, ta sẽ hiểu ra, chúng ta có quyền gì và sẽ thể hiện quyền ấy như thế nào. Dù có thế nào thì Văn bản luật pháp đã được ban hành cũng không thể không dùng nó để giải quyết các quan hệ giữa công dân với công dân , giữa công dân với chính quyền và bảo đảm các mối quan hệ ấy ngày càng lành mạnh , công bằng .
Vì thế Luật Pháp thật sự rất cần cho chính chúng ta, những người dân tự bảo vệ mình. Nó còn dành cho những viên chức chính quyền trung thực tử tế hành xử quyền lực của mình đem lại sự công bằng cho nhân dân; bảo vệ sự đúng đắn của một nhà nước luôn xem mình là tiến bộ, dân chủ gấp vạn lần bọn tư bản thối nát. Luật pháp cần cho tất cả mọi người sống trong xã hội hiện tại nên đừng vì lười biếng bỏ qua không đọc văn bản luật trươc khi làm một việc gì .
Luật pháp cần cho tất cả mọi người .
Nguyễn Trung Dân

-Trả lại đường lên Bà Nà -KHÔNG NGOÀI DỰ ĐOÁN:

Trả lại, không thụ lý đơn kiện Sun Group
Hôm nay, Toà án Nhân dân Huyện Hoà Vang đã trả lại đơn kiện của Tôi đối với Sun Group. Cũng không ngoài dự kiến của Tôi từ khi tiếp xúc với cán bộ Toà án Hoà Vang, Tôi đã hiểu với bất kỳ giá nào, họ sẽ cản trở hoặc tìm cách kéo dài để vụ kiện không trở thành dư luận bất lợi cho tập đoàn này.

Một mặt họ làm cho các tờ báo chính thống đều im lặng, tránh việc nêu sự kiện này để dư luận chú ý, gây điều bất lợi trong kinh doanh. Nhưng quan trọng hơn, không để cho các cơ quan chức năng và thậm chí Thủ Tướng biết sự việc này để có thể đặt các vấn đề sau :
1/ Việc bán, cho thuê đất Bà Nà đã đúng với các quy định của luật pháp hay chưa? Với quy mô từ 300 đến 500 ha (theo như SG tuyên bố) đã cho Sun Group mua, thuê theo hợp đồng đã đúng thẩm quyền của UBND Thành phố Đà Nẵng hay phải được cấp cao hơn, là Thủ Tướng, chấp thuận ?
2/ Quy hoạch của Bà Nà hiện tại với quy mô ấy đã được cấp nào duyệt để xây dựng ồ ạt như hiện tại : Châu Âu ở Bà Nà hay Khu biệt thự Pháp ở môi trường thiên nhiên như Bà Nà. Những trò chơi với bê tông cốt thép nặng nề gây phá vỡ môi trường tự nhiên của vùng nghỉ dưỡng nổi tiếng là Bà Nà. Ai đã làm, ký thoả thuận về sự tác động môi trường nơi đây?
3/ Cho thuê đất, bán (chuyển quyền sử dụng) không có nghĩa, và không được phép giao cả vùng Bà Nà Núi Chúa, là khu rừng đặc dụng cho SG như một vài vị có chức quyền ở Đà Nẵng đã tuyên bố. Hơn nữa việc rào đường, phá hỏng con đường dân dụng thuộc thẩm quyền của chính quyền ĐN (như trong Thông báo của Toà án Hoà Vang đã viết - xin xem hình bên dưới). Lẽ ra phải được chính quyền ĐN can thiệp, không chờ đến cá nhân Tôi phải khởi kiện để đòi lại quyền đi đến Bà Nà !
4/ Công Ty DANATOL là đơn vị mua đất trước ở Bà Nà, tiền do Công ty trả có hoá đơn, phiếu thu của Cty Quản lý Nhà và Đất Đà Nẵng, việc một cổ đông đứng tên đã đươc Chủ Tịch UBND Đà Nẵng cho phép, nhưng sở hữu vẫn của CôngTy DANATOL. Sun Group là Doanh nghiệp mua hoặc thuê đất Bà Nà sau DANATOL, theo Luật Đất Đai thì phải do 2 DN thoả thuận chứ không có quyền thu hồi khu đất của DANATOL đã mua .
Hơn nữa, chưa một lần DANATOL được bất kỳ cơ quan, đơn vị nào mời để bàn về đất mà mình có quyền sử dụng. Và quan trọng hơn, SG được cấp, cho thuê, bán trên diện tích nào, chưa hề được đo đạc, công bố để biết có nằm trùng khu đất của DANATOL hay không ? Chưa biết, chưa bàn bạc đền bù mà SG lại có quyền lấy cả Bà Nà, xem như chổ nào cũng của SG thì luật pháp có được tôn trọng không?
Mặc dù vậy , theo hướng dẫn của thông báo Toà án Hoà Vang , Tôi sẽ tiếp tục theo kiện. Lần này sẽ có báo cáo sự việc với UBND Thành phố Đà Nẵng để chờ xem sự xử lý. Sự việc nếu biết nghĩ đến lẽ công bằng, không dành cả Bà Nà của SG và mở con đường cho dân cư đi lại thì đơn giản vô cùng. Người Pháp hơn trăm năm trước dù đã khai phá Bà Nà trở thành nơi nghỉ dưỡng cũng chưa có một động tác, một văn bản nào dành Bà Nà làm của riêng của họ. Và cả trăm năm qua Bà Nà là của ai, để giờ đây xem như của SG độc quyền quản lý để thu hồi đất đai bao người đã ở tại vùng núi này !
Trăm năm với đời người đã là dài lắm nhưng với tự nhiên , thiên nhiên thì có nghĩa gì đâu để giành lấy đó là của mình .
Nguyễn Trung Dân
CÁC BẠN HÃY CHO CHÚNG TÔI BIẾT CÁC BẠN NGHĨ GÌ VỀ QUYẾT ĐỊNH TRẢ LẠI ĐƠN KIỆN CỦA TÒA ÁN HUYỆN HÒA VANG
-

-Trả lại đường lên Bà Nà


HÃY NHÌN CHO RÕ CON ĐƯỜNG LÊN BÀ NÀCon đường mang tên Bà Nà - Suối Mơ vừa được khánh thành bởi Sun Group phải được gọi đúng tên là Khánh Sơn - Suối Mơ hoặc Hoàng Văn Thái nối dài. Con đường này không hề dẫn đến đỉnh Bà Nà mà chỉ dẫn đến cáp treo để Sun Group tiện kinh doanh. Chúng tôi vừa thực hiện một chuyến đi bằng xe máy từ chân núi lên đến đỉnh Bà Nà để khảo sát lại con đường lên đỉnh. Thực tế, con đường đã bị phá tan nát bởi những chuyến xe vận tải vật liệu xây dựng lên xuống suốt những năm qua. Khi đi xe máy lên đến đỉnh, hỏi anh bảo vệ mua vé để vào Bà Nà Hills thì bị chỉ xuống chân núi để mua vé... cáp treo. Con đường cũ của người dân Đà Nẵng góp sức xây dựng đã bị chết cho Bà Nà Hills kiếm tiền.Các bạn, khi giúp chúng tôi share clip này hãy đặt một câu hỏi: "Có ai biết hiện trạng con đường lên đỉnh Bà Nà hiện nay ra sao?". Hãy đặt câu hỏi để hỏi về quyền lợi của các bạn, của chúng ta. Có thể nào chúng ta tiếp tục im lặng để đất nước này rơi vào tay những kẻ tham lam, siết cổ thiên nhiên đến chết để thu lợi? Một lượt share của các bạn là một lần chúng ta sát cánh cùng nhau đòi lại quyền của mình, bảo vệ đất nước này khỏi tay bọn trọc phú tham tàn.
Posted by Trả lại đường lên Bà Nà on Saturday, April 25, 2015
HÃY NHÌN CHO RÕ CON ĐƯỜNG LÊN BÀ NÀ
Con đường mang tên Bà Nà - Suối Mơ vừa được khánh thành bởi Sun Group phải được gọi đúng tên là Khánh Sơn - Suối Mơ hoặc Hoàng Văn Thái nối dài. Con đường này không hề dẫn đến đỉnh Bà Nà mà chỉ dẫn đến cáp treo để Sun Group tiện kinh doanh. 


Chúng tôi vừa thực hiện một chuyến đi bằng xe máy từ chân núi lên đến đỉnh Bà Nà để khảo sát lại con đường lên đỉnh. Thực tế, con đường đã bị phá tan nát bởi những chuyến xe vận tải vật liệu xây dựng lên xuống suốt những năm qua. Khi đi xe máy lên đến đỉnh, hỏi anh bảo vệ mua vé để vào Bà Nà Hills thì bị chỉ xuống chân núi để mua vé... cáp treo.

Con đường cũ của người dân Đà Nẵng góp sức xây dựng đã bị chết cho Bà Nà Hills kiếm tiền.

Các bạn, khi giúp chúng tôi share clip này hãy đặt một câu hỏi: "Có ai biết hiện trạng con đường lên đỉnh Bà Nà hiện nay ra sao?".

Hãy đặt câu hỏi để hỏi về quyền lợi của các bạn, của chúng ta. Có thể nào chúng ta tiếp tục im lặng để đất nước này rơi vào tay những kẻ tham lam, siết cổ thiên nhiên đến chết để thu lợi?

Một lượt share của các bạn là một lần chúng ta sát cánh cùng nhau đòi lại quyền của mình, bảo vệ đất nước này khỏi tay bọn trọc phú tham tàn.



-Trả lại đường lên Bà Nà  Hôm nay 25.4, Sun Group khánh thành con đường Bà Nà - Suối Mơ. Thực chất con đường này chỉ dẫn đến chỗ giao nhau giữa đường lên núi và chân cáp treo. Chắc chắn, các báo mấy hôm nay tránh né đưa tin vụ kiện nhưng sẽ rầm rộ đưa tin này. Cái nguy hiểm, tên gọi lập lờ của lễ khánh thành sẽ đánh lận con đen, người chỉ đọc báo sẽ tưởng rằng Sun Group làm lại con đường lên đến đỉnh Bà Nà. Được biết Sun Group là đơn vị thi công còn tiền đầu tư là của TP. Đà Nẵng. Giúp doanh nghiệp làm ăn thuận lợi bằng cách bỏ tiền đầu tư con đường đẹp như vậy cũng là điều cần thiết nhưng làm lại con đường để người dân tự do lên núi phải là điều cần hơn.
Bao giờ trả lại cho người dân đường lên Bà Nà?

Để tránh việc Sun Group khuynh loát thông tin trên báo chí, các bạn hãy giúp chúng tôi bằng cách share thông tin này trên facebook. Một lượt share của các bạn là đóng góp lớn cho việc phổ biến thông tin đến nhiều người. Xin giúp chúng tôi.


-Một doanh nghiệp gửi đơn kiện để đòi trả lại đường lên Bà Nà
21/04/2015-
Vụ kiện đòi trả lại con đường bộ lên Bà Nà đã được xúc tiến vào hôm 20.4. Ông Nguyễn Trung Dân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Danatol, đã nộp đơn kiện công ty cổ phần Sun Land, đơn vị quản lý khu du lịch Bà Nà Hills – thành viên của tập đoàn Sun Group, tại tòa án nhân dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Biển cấm đường lên Bà Nà (ảnh chụp ngày 7.4)

Theo ông Dân, vụ kiện này nhằm yêu cầu Sun Land tháo dỡ rào chắn đường bộ lên đỉnh Bà Nà và lập tức sửa chữa lại con đường đã bị hư hỏng nặng nề kể từ khi Sun Land sử dụng để vận chuyển vật liệu xây dựng công trình Bà Nà Hills. Ông Dân cho biết công ty Danatol có sở hữu một lô đất bao gồm công trình biệt thự nghỉ dưỡng trên đỉnh Bà Nà, gần với công trình Bà Nà Hills. Việc rào chắn đường bộ lên đỉnh Bà Nà đã “gây thiệt hại trưc tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp và những cá nhân được giao quyền sử dụng đất trên đỉnh Bà Nà”, theo ông Dân. Với hiện trạng của con đường, muốn lên núi buộc phải đi bằng phương tiện cáp treo với giá 550 ngàn đồng/người. Ông Dân nói rằng, ông “không chỉ đòi lại quyền lợi cho doanh nghiệp mình mà còn muốn Sun Land trả lại nguyên trạng con đường, qua đó trả lại quyền lựa chọn cách lên núi của tất cả người dân khi muốn đến với Bà Nà”.
Con đường lên đỉnh Bà Nà trước đây (ảnh TL, chụp ngày 27.5.2008)
Hiện trạng con đường lên đỉnh Bà Nà hiện bị sử dụng như một nơi tập kết vật liệu xây dựng của Sun Land. Ảnh: TL
Trước đó, vào ngày 18.3, thông qua văn phòng luật sư Huỳnh Quý ông Nguyễn Trung Dân đã có gửi đến đơn vị quản lý Bà Nà Hills một lá thư yêu cầu sửa chữa con đường để tạo điều kiện cho mọi người có thể tự do lên núi nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời. 
Nghiêm trọng hơn, ông Dân còn cho biết UBND huyện Hòa Vang vừa thông báo lô đất thuộc quyền sở hữu của công ty ông nay đã nằm trong diện tích đất quy hoạch giao cho công ty cổ phần Cáp treo Bà Nà cũng là thành viên của Sun Group.
“Huyện Hoà Vang làm vậy là không đúng Luật Đất Đai do Quốc Hội ban hành . Không thể thu hồi đất đã bán cho một doanh nghiệp để đưa cho một doanh nghiệp khác làm ăn , cho dù doanh nghiệp ấy có lớn hơn bao nhiêu . Nếu cần thì hai doanh nghiệp phải có thoả thuận, trao đổi nhau”, ông Dân nói.
 Trên mạng xã hội facebook, một trang fanpage có tên “Trả lại đường lên Bà Nà” đã được lập ra. Thông qua trang này, đã có rất nhiều lượt người vào chia sẻ và bày tỏ sự đồng tình với yêu cầu đòi lại con đường bộ để đi lên đỉnh núi Bà Nà.
Hưng Sa



-Trả lại đường lên Bà Nà
Nóng: Đã gửi đơn kiện đòi lại đường lên Bà Nà
Tôi bắt đầu vụ kiện Sun Group để đòi quyền đi đến Bà Nà .
Hôm nay , Tôi bắt đầu nộp đơn Khởi kiện Công ty SunLand , một Công ty thành viên của Sun Goup đang quản lý Khu Bà Nà Hill . Đơn được nộp tại Toà án nhân dân Huyện Hoà Vang , Tp Đà Nẵng . Trình tự kiện trước tiên là nơi quản lý vùng đất Bà nà . Nhìn vẻ bàng hoàng của cán bộ nhận đơn , Tôi hiểu được thế lực của họ thật sự có ảnh hưởng lớn và chi phối mọi sự .

Thay vì nhận đơn làm biên nhận bình thường , nhân viên toà án đã đem hồ sơ vào bàn bạc và điện thoại khắp nơi . Sau đó đã trả lời là sẽ sớm có văn bản trả lời do khu đất này đã quy hoạch . Dù chưa rõ trả lời thế nào nhưng khẩu khí của cán bộ Toà án Huyện cho thấy sức mạnh của SG là có sức chi phối . Bởi việc thụ lý hay không thì khi người dân gởi đơn kiện , Toà án bắt buộc phải xem xét hồ sơ . Việc có quy hoạch được hay khg là phải đúng luật , chứ vài cuộc điện thoại là muốn trả lại hồ sơ rồi . Chỉ đến khi chúng tôi yêu cầu phải đưa biên nhận hồ sơ đã nộp , họ mới miễn cưỡng làm giấy biên nhận .
Dù vậy , Tôi vẫn tin việc kiện này sẽ gỡ cho Chính quyền ĐN một thế khó xử . Bởi không đụng gì đến chính quyền , Tôi đại diện một doanh nghiệp kiện một doanh nghiệp đã gây thiệt hại cho chúng tôi khi cả hai cùng hành xử quyền kinh doanh của mình nơi vùng đất mình được quyền sử dụng . Yêu cầu kiện của chúng tôi là:
1/ SunLand không được ngăn đường , lập bảng cấm đi trên đường đi đến Bà Nà bằng đường bộ . Việc này cho dù Đại diện SG tuyên bố ai cũng được quyền đi đến Bà Nà bằng đường bộ , nhưng hãy nhìn những hình ản do PV báo Đại Đoàn Kết mới chụp ngày 7/4/2015 vừa rồi thì rõ là họ có ngăn cản hay không ! Nhất là khi mới đây ông CVP UBND Tp Đà Nẵng trả lời nước đôi , không rõ thì việc xác định này cần được làm rõ bằng một văn bản Toà án là hợp lý .
2/ Khi sử dụng con đường bộ đi lên Bà Nà để chở vật liệu xây dựng thi công các công trình của SunLand , họ đã làm nát bấy con đường này và rào dậu từng đoạn như nhà riêng của họ ( xin xem hình ảnh kèm theo ) . Vậy Tôi kiện họ phải làm lại , sửa chữa con đường như cũ . Con đường do chính đồng tiền , công sức của người Đà Nẵng đã làm nên với sự tự hào thuở nào .
Vậy cả hai điều Tôi yêu cầu khởi kiện đều không có gì cho riêng Tôi. Buộc lòng dùng một việc riêng để đòi sự công bằng cho chung mọi người , bởi lẽ ai muốn đến với Tôi , đi lên Bà Nà đều có quyền sử dụng con đường ấy mà không phải xin phép một ai.
Tôi tin nếu một Toà án công tâm sẽ làm được điều này , bởi làm sao có thể giao toàn bộ Bà nà cho Sun Group khi thật sự họ chỉ trả tiền 100 ha . Và thuê 200 ha. đất . Tôi tin Chính quyền ĐN hiểu được điều này mà không dễ dàng giao cả Bà nà cho Sun Group độc quyền với cả quyền cấm mọi người đi lên Bà nà nếu khg trả tiền Cáp treo .
Hơn nữa , Tôi tin trực giác của mình khi làm việc với vị Chủ Tịch mới của Đà Nẵng . Chỉ vài lần làm việc , nhưng Tôi nhìn ra , ông CT mới dễ dàng hiểu đúng bản chất sự việc , dù nó có được bao che , mua chuộc . Hy vọng vẫn hy vọng , nhưng Tôi hiểu , khi đã ở vị trí ấy , bao nhiêu mối quan hệ , nhất là quan lộ , vẫn có khả năng chi phối mọi hành xử . Nhưng ở đây , việc phải làm thì cứ làm , ai cũng có lương tâm mà .
Trong tư cách đứng khởi kiện là Công ty DANATOL , do tôi đại diện pháp lý đã mua quyền sử dụng mảnh đất ở Bà Nà tính trị giá theo giá vàng và đứng tên một cổ đông ( điều này được UBND Tp ĐN đồng ý ) . Gần đây , khi chuẩn bị kiện , cổ đông này đã khg còn hợp tác trong Cty nên đã làm thủ tục chuyển tên cho Tôi , CT HĐQT Cty . Hồ sơ chuyển đổi đã qua công chứng nhà nước , đưa lên huyện Hoà Vang để chuyển tên thì bị dừng lại do quy hoạch của SG . Cho dù ai đứng tên thì thực chất miếng đất ấy vẫn thuộc quyền sỡ hữu Cty DANATOL .
Huyện Hoà Vang làm vậy là không đúng Luật Đát Đai do Quốc Hội ban hành . Không thể thu hồi đất đã bán cho một DN để đưa cho một DN khác làm ăn , cho dù DN ấy có lớn hơn bao nhiêu . Nếu cần thì hai DN phải có thoả thuận , trao đổi nhau . Vậy mà họ vẫn làm không sợ làm sai .
Vậy là Tôi đã bắt đầu một con đường khá là rắc rối và "vô phước " . Trước đó Tôi đã hy vọng SG hiểu ra vấn đề và đừng coi thường người dân như vậy , nhất là dân Quảng Nam . Họ có thể hứa hẹn sữa chữa con đường và để mọi người dân đều có quyền đến Bà Nà như họ thích chứ khg chỉ bằng Cáp treo trả tiền cho SG . Thu vậy không khác gì mãi lộ và đó là cách làm ăn của người thiếu tấm lòng , cho dù họ luôn nói về cái Tâm , và có khi thờ chữ Tâm trong nhà . Vậy mà họ xem thường và chỉ dựa vào lời hứa của một vài vị chính quyền nào đó để trả lời là Tôi cứ kiện chính quyền ĐN .
Bắt đầu thì phải đi . Tôi sẽ theo đuổi đến cùng nếu chưa có những kết luận thoả đáng . Tôi tin lẽ phải đứng về phía mình và mong mọi người ủng hộ , hưởng ứng để chúng ta đòi lại sự công bằng mà khg phải chỉ vì đồng tiền nhân danh phát triển , đầu tư lại có thể làm gì cũng được . Khi người Dân hiểu ra họ có quyền đòi sự công bằng thì chính quyền cũng cần lắng nghe , đáp ứng .
Theo fb Nguyễn Trung Dân





-Đà Nẵng: Ai khuyến cáo người dân không nên đi đường bộ lên Bà Nà?
Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng Võ Văn Thương khẳng định, không phải chủ trương của Sun Group mà là chính quyền TP khuyến cáo người dân không nên đi đường bộ lên khu du lịch Bà Nà để đảm bảo an toàn!

Đà Nẵng có giao tuyến đường bộ lên Bà Nà cho Sun Group?


Sáng 9/4, ông Võ Văn Thương, Chánh Văn phòng kiêm phát ngôn viên của UBND TP Đà Nẵng chủ trì cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2015 để cung cấp thông tin về tình hình KT-XH của TP và một số vấn đề liên quan cho các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn.

Cuộc họp báo thường kỳ quý 1/2015 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức sáng 9/4 (Ảnh: HC)

Tại đây, PV Dương Thanh Tùng (báo Đại Đoàn Kết) đặt vấn đề, trong thời gian qua nổi lên chuyện Tập đoàn Sun Group, chủ đầu tư khu du lịch Bà Nà Hills, ngăn tuyến đường bộ lên khu du lịch Bà Nà do chính quyền TP Đà Nẵng mở từ năm 1998. Điều này gây nên làn sóng trong dư luận với những ý kiến trái chiều nhau.

“Theo thông tin trên báo chí thì có phát ngôn của Giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng Nguyễn Điểu nói rằng TP đã giao con đường này cho Sun Group quản lý. Vì vậy chúng tôi muốn có ý kiến khẳng định chính thức của lãnh đạo TP về việc tuyến đường này đã giao cho Bà Nà Hills hay chưa?” – PV Dương Thanh Tùng đặt câu hỏi.

Ông Võ Văn Thương cho hay, trong những năm đầu khôi phục lại du lịch tại Bà Nà hoàn toàn sử dụng tuyến đường bộ này để đưa khách lên khu du lịch Bà Nà, chủ yếu bằng ô tô. Sau một thời gian sử dụng, lãnh đạo TP Đà Nẵng xét thấy để ô tô đi riêng lẻ có những trở ngại nhất định về an toàn giao thông. Do vậy, TP tổ chức xe trung chuyển đưa đón khách lên xuống Bà Nà để đảm bảo an toàn.
PV Dương Thanh Tùng (báo Đại Đoàn Kết) đặt câu hỏi tại cuộc họp báo (Ảnh: HC)


Từ năm 2008, lãnh đạo TP Đà Nẵng chấp thuận cho Tập đoàn Sun Group đầu tư vào khu du lịch Bà Nà theo hướng mở rộng quy mô, trong đó có việc xây dựng hệ thống cáp treo, các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… “Tuyến đường bộ còn lại chỉ phục vụ cho hai việc công vụ, gồm phục vụ việc xây dựng khu du lịch Bà Nà Hills và phục vụ cho TP khi có công việc cần thiết lên Bà Nà” – ông Võ Văn Thương nói.

Nhắc lại việc vừa qua có một số ý kiến cho rằng Đà Nẵng đã giao tuyến đường bộ này cho Bà Nà Hills, ông Võ Văn Thương khẳng định: “Con đường này trước đây do Đà Nẵng đầu tư lên khu du lịch Bà Nà nên TP vẫn là cơ quan chủ quản, và Sở GTVT là cơ quan được giao quản lý nhà nước đối với tuyến đường này. UBND huyện Hòa Vang và các ngành có liên quan là đơn vị phối hợp quản lý tuyến đường này!”.

Vì sao không cho người dân sử dụng đường bộ lên Bà Nà?



Ông Võ Văn Thương nói thêm: “Tuy nhiên cũng có một số ý kiến thắc mắc vì sao không cho người dân tiếp tục sử dụng tuyến đường bộ này lên Bà Nà? Đó là do có hai điều quan ngại. Thứ nhất như tôi đã nói là tính an toàn không cao. Thứ hai là qua quá trình sử dụng, chúng ta không tiếp tục duy tu, bảo dưỡng nên hiện nay đã xuống cấp. Vừa rồi lãnh đạo TP đã giao Sở GTVT kiểm tra lại tuyến đường này và có báo cáo đề xuất xử lý những vấn đề có liên quan!”.


PV Dương Thanh Tùng hỏi thêm: “Như vậy việc Sun Group dựng barie ngăn chặn, không cho mọi người đi con đường đó là đúng hay sai?”. Ông Võ Văn Thương trả lời: “Tôi xin khẳng định, tôi cũng có nghe phản ảnh Sun Group có ngăn này khác. Trường hợp Sun Group có ngăn barie thì việc làm đó chưa đúng, bởi vì rõ ràng tuyến đường này thuộc quyền quản lý của Sở GTVT. Nhưng tôi kiểm tra lại thì Sun Group có báo cáo với tôi rằng họ không ngăn barie!”.
Ông Võ Văn Thương, Chánh Văn phòng kiêm phát ngôn viên UBND TP Đà Nẵng khẳng định TP Đà Nẵng khuyến cáo người dân không sử dụng đường bộ lên Bà Nà để đảm bảo an toàn giao thông cũng như công tác quản lý, bảo vệ rừng! (Ảnh: HC)


Ông Võ Văn Thương cũng cho biết thêm: “Có ý kiến đề nghị cho người dân sử dụng tuyến đường này để đi bộ lên Bà Nà… Thực ra đi bộ lên tới đỉnh Bà Nà có lẽ khó có người đi nổi. Thứ nữa, con đường này không phải chỉ phục vụ du lịch mà còn vấn đề quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Bà Nà. Hiện nay trong công tác bảo vệ rừng chúng ta chưa kiểm soát hết được. Cho nên cũng khó để nhiều người dân đi vào khu vực này mà không có kiểm soát, đặc biệt là trong vấn đề khai thác gỗ hoặc PCCC rừng…”.


PV Infonet đặt thêm câu hỏi: “Như vậy việc hạn chế người dân sử dụng tuyến đường bộ để lên Bà Nà là chủ trương của TP Đà Nẵng hay chủ trương của Bà Nà Hills?”. Ông Võ Văn Thương đáp: “Ở đây là khuyến cáo chứ không có chủ trương nào của Bà Nà Hills. Khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trên tuyến đường bộ này!”.


“Xin ông cho biết rõ là ai khuyến cáo?” – PV Infonet hỏi tiếp. Ông Võ Văn Thương khẳng định: “TP khuyến cáo, vì trước đây đã không đảm bảo an toàn, cho nên TP mới đưa ra phương tiện xe trung chuyển. Hiện nay đường đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn nên TP khuyến cáo người dân không nên đi đường bộ để lên Bà Nà. Thứ hai là cũng đảm bảo cho việc quản lý, bảo vệ rừng Bà Nà!”.


Tại cuộc họp báo, ông Võ Văn Thương cũng cho biết, đến nay UBND TP.Đà Nẵng chỉ mới nghe qua báo chí chứ chưa nhận được thông tin chính thức về cáo buộc Công ty Louis Berger (Mỹ) có hành vi hối lộ các quan chức tại Dự án Giao thông nông thôn 3 và Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng nên bị Ngân hàng Thế giới (WB) cấm tham gia đấu thầu 1 năm.


Ông Võ Văn Thương khẳng định: “Trường hợp TP nhận được thông tin chính thức thì sẽ có chỉ đạo cụ thể cho các đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án!”. Được biết, biết Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP.Đà Nẵng do WB tài trợ với số tiền 152,438 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 66,033 triệu USD.
HẢI CHÂU-

-(bài trên dân việt đã biến mất)-ĐÀ NẴNG: CHẶN ĐƯỜNG BỘ LÊN ĐỈNH BÀ NÀ LÀ SAI
Đó là khẳng định của ông Võ Văn Thương, Chánh văn phòng UBND TP. Đà Nẵng trong cuộc họp báo sáng nay (9.4).
Thời gian vừa qua, việc một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng dùng barie chặn đường, không cho người dân đi lên Bà Nà theo đường bộ đã khiến người Đà Nẵng phản ứng.

Ngăn barie không cho người dân đi qua con đường lên Bà Nà là sai 
Đây là con đường mà chính quyền thành phố Đà Nẵng bỏ tiền xây dựng từ năm 1998. Vì vậy, người dân không biết vì sao họ không được đi trên con đường được làm từ chính những đồng tiền thuế do họ đóng góp.
Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Văn Thương Chánh văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, nếu tập đoàn trên chặn, không cho người dân đi qua con đường này là sai. Hiện, Thành phố Đà Nẵng vẫn đang quản lý con đường này và đơn vị trực tiếp quản lý là UBND huyện Hoà Vang.

Ông Võ Văn Thương khẳng định con đường lên Bà Nà thuộc quyền quản lý của UBND TP. Đà Nẵng 
Ông Thương cho biết, Thành phố chỉ khuyến cáo người dân không nên lưu thông qua con đường bởi nó đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn. Hiện con đường đang ưu tiên sử dụng vào mục đích công vụ.
UBND thành phố đã giao Sở GTVT kiểm tra, đánh giá lại chất lượng con đường để báo cáo thành phố, ông Thương nói.
Nguồn: danviet.vn- Xem tin gốc



-Chủ nghĩa tư bản thân hữu: Trường hợp Sun Group và Tân Hiệp Phát

Từ khi Việt nam bắt đầu chấp nhận kinh tế thị trường, một tầng lớp làm ăn kinh doanh giàu có đã xuất hiện. Tuy nhiên trong sự độc quyền chính trị của đảng cộng sản, sự lo ngại về sự câu kết giữa những người mới giàu lên và giới cầm quyền càng tăng. Trường hợp tập đoàn Sun Group tại Đà Nẵng và công ty Tân Hiệp Phát tại Bình Dương cùng những vụ liên quan là năm trong sự lo ngại này.

Đầu tháng ba năm 2015, câu chuyện tập đoàn Sun Group chắn đường không cho người dân Quảng Nam Đà nẵng lên đỉnh núi Bà Nà bùng nổ. Các báo lớn tại Việt nam đều theo dõi sự kiện này.
Doanh nhân và chính quyền có câu kết không?
Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ thì con đường bộ dẫn lên đỉnh Bà Nà bị công ty tập đoàn Sun Group chận lại, và nếu muốn lên đó thì phải đi bằng cáp treo với giá từ 350 ngàn đến 500 ngàn đồng. Trong bài báo mang tựa đề “Vụ Bà Nà: An toàn cho khách hay lợi ích cho nhà đầu tư,” người đứng đầu tập đoàn Sun Group nói rằng họ không cấm mà chỉ lo ngại về sự an toàn cho khách lên đỉnh Bà nà.
Cũng trong bài báo này, các nhân viên kiểm lâm có trách nhiệm ở khu vực rừng bảo tồn trên núi Bà nà cũng phải xin phép Sun Group khi vào làm việc trong rừng. Và người có trách nhiệm về tài nguyên môi trường của thành phố Đà Nẵng xác nhận rằng thành phố này đã giao toàn bộ khu du lịch Bà nà cho Sun Group độc quyền khai thác, trong đó có con đường bộ lên đỉnh núi.
Sau đó thông tin từ báo giới đưa ra là con đường này đã được thành phố Đà Nẵng bỏ một số tiền để duy tu là 400 triệu đồng.
Tôi không bao giờ ủng hộ cái tư tưởng công sản, ăn chung , dùng chung, vì nó sẽ dẫn đến đói nghèo lạc hậu như là tư tưởng cộng sản thử nghiệm khắp nơi và để lại di họa khắp nơi. Cho nên là phải có chủ sở hữu, phải có người giao dịch và quản trị bằng giá cả thị trường
kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh
Nói về độc quyền khai thác và cấm đường của Sun Group, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, một nhà hoạt động dân sự trẻ ở thành phố Đà nẵng nói với chúng tôi quan điểm của anh về câu chuyện Bà nà:
Tôi không bao giờ ủng hộ cái tư tưởng công sản, ăn chung , dùng chung, vì nó sẽ dẫn đến đói nghèo lạc hậu như là tư tưởng cộng sản thử nghiệm khắp nơi và để lại di họa khắp nơi. Cho nên là phải có chủ sở hữu, phải có người giao dịch và quản trị bằng giá cả thị trường. Nhưng mà nó sẽ rất khắc nghiệt, rất không công bằng, nếu mà tài sản của Sun Group là những tòa nhà ở trên đó nhưng xung quanh đó là đất công thì phải cho người ta đi lên. Còn hai là nếu anh đủ sức độc quyền cáp treo thì anh phải đấu giá thị trường sòng phẳng để anh mua nó với một cái giá xứng đáng.
Nó không rõ ràng giữa công và tư.”
Đến hôm nay vẫn không có thông tin gì về một cuộc đấu thầu như kỹ sư Thạnh mong muốn.
Con ruồi Tân Hiệp Phát (ảnh minh họa)
Con ruồi Tân Hiệp Phát (ảnh minh họa)
Một cách hành xử khác của một công ty tư nhân khác diễn ra trước đó bị báo chí cũng như dân chúng chỉ trích là tranh cãi giữa người dân và công ty Tân Hiệp Phát về chuyện có ruồi bên trong các chai nước uống. Vụ Tân Hiệp Phát này được cơ quan công quyền can thiệp bằng cách bắt giam một người muốn thương lượng với Tân Hiệp Phát để đòi bồi thường.
Quan hệ giữa các công ty tư nhân lớn và các giới chức cầm quyền được nhiều nhà quan sát cho là đang tăng lên.
Cựu sinh viên Học viện hành chánh quốc gia Nguyễn Anh Tuấn, cũng là một công dân Đà Nẵng nhận xét:
Mọi người sẽ thấy có sự đồng nhất rất đặc biệt giữa những công ty, tập đoàn tư nhân này với nhà nước. Tôi lấy ví dụ như là Tân Hiệp Phát bị cuộc khủng hoảng truyền thông, thì ngay lập tức họ lại vu chuyện này cho thế lực thù địch. Thì mình thấy là cách diễn giải suy diễn rất giống chính quyền.”
Người ta cũng ghi nhận là Tân Hiệp Phát có một trang mạng chỉ trích những người tiến hành tẩy chai sản phẩm của họ, có khi gọi những người này là phản động, từ vốn thường được cơ quan công quyền tại Việt nam để chỉ những người có quan điểm chính trị khác với đảng cầm quyền.
Nói về nguy cơ có một sự câu kết giữa tầng lớp nhà giàu và những người cầm quyền, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, là một trong những người sáng lập viện nghiên cứu và phát triển IDS tại Hà nội, nay đã đóng cửa nói rằng:
Đó là vấn đề hết sức nhức nhối và đã được rất nhiều người cảnh báo. Ở trong những chế độ độc tài như thế này thì giới nhà giàu, giới doanh nhân mới nổi lên, thì khả năng câu kết với chính quyền rất là rõ ràng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Đó là vấn đề hết sức nhức nhối và đã được rất nhiều người cảnh báo. Ở trong những chế độ độc tài như thế này thì giới nhà giàu, giới doanh nhân mới nổi lên, thì khả năng câu kết với chính quyền rất là rõ ràng. Ở Việt nam có thể nêu ra tràng giang đại hải những vụ câu kết giữa giới doanh nhân và chính quyền để phục vụ lợi ích cho chính họ tức là của cả hai bên. Rất đáng tiếc cái hiện tượng đó ở Việt nam đã xảy ra, đang xảy ra và ngày càng nghiêm trọng hơn.”
Ông cũng đặt nghi vấn là việc trì hoãn các luật về biểu tình và lập hội có khả năng bị ảnh hưởng bởi giới doanh nghiệp tư nhân có thế lực.
Việc câu kết giữa giới giàu có và nhà cầm quyền lại đe dọa xã hội nặng nề hơn khi chỉ có duy nhất một đảng cầm quyền vì không có ai có thể kiểm soát các hành động của họ. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng để chận đứng tình trạng câu kết đó chỉ có cách là phát triển tự do ngôn luận và phải có một sự cạnh tranh chính trị giữa những đảng phái khác nhau.
Hiện tại ở Việt nam đảng cộng sản vẫn nắm toàn bộ các cơ quan truyền thông, tuy vậy sự xuất hiện của mạng xã hội làm cho công luận chú ý nhiều hơn đến những vụ việc mà giới cầm quyền và doanh nghiệp tư nhân câu kết với nhau. Anh Nguyễn Anh Tuấn theo dõi vụ Bà Nà nói về vai trò của truyền thông xã hội trong vụ này:
Đầu tiên là một status của anh Hồ Trung Tú (người từng là nhà báo tại Đà Nẵng), rồi sau đó nó nổ ra những cuộc bàn luận, về vai trò của các bên, sự đúng sai của các bên. Rồi sau đó các cơ quan báo chí nhà nước người ta cũng bắt đầu tìm hiểu, người ta phỏng vấn các bên, và cuối cùng để lộ ra, cho mọi người thấy các hành vi vô luật của Sun Group.”
Cũng qua mạng xã hội người ta biết là ông Nguyễn Trung Dân, vốn là tổng biên tập một tờ báo trước kia, tuyên bố là ông sẽ kiện Sun Group nếu tập đoàn này vẫn chiếm dụng khu vực Bà Nà không cho người dân sử dụng đường bộ lên tham quan.
Trước sự mở rộng của mạng xã hội ý kiến của người dân cũng như những hành động của họ trở nên có sức mạnh hơn. Mới đây công ty Tân Hiệp Phát có nói là nếu như giới truyền thông và người dân không ủng hộ họ thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy vậy mọi chuyện cũng không dễ dàng. Khi chúng tôi viết những dòng này thì nhà báo Nguyễn Trung Dân cho biết là Sun Group qua một quan chức làm trung gian nhắn gửi ông là đừng viết nữa. Một số người phản đối mạnh việc Sun Group chiếm dụng Bà Nà nói với chúng tôi là nhiều bài viết về Bà Nà bị rút xuống, cũng như bản thân họ nhận được những lời đe dọa.
-Trả lại đường bộ lên đỉnh Bà Nà cho dân?

Mới đây, Tập đoàn Sun Group có chương trình tri ân người dân Quảng Nam - Đà Nẵng khi đi cáp treo lên khu du lịch Bà Nà Hills.

Theo đó, từ ngày 5 đến 31-3-2015, dân Quảng Nam - Đà Nẵng đi cáp treo lên đỉnh Bà Nà chỉ phải bỏ ra 150.000 đồng/người/vé (trước đây 350.000-500.000 đồng/vé), chương trình áp dụng từ thứ Hai đến thứ Sáu.

Ngay sau khi có chương trình này, nhiều người “giật mình” nhận ra cả đỉnh Bà Nà hầu như bị tập đoàn này độc chiếm từ nhiều năm qua. Một số ý kiến yêu cầu tập đoàn trả lại con đường bộ dẫn lên đỉnh Bà Nà cho người dân có nhiều lựa chọn chứ không phải độc đạo lên đỉnh bằng cáp treo như hiện nay.

Ngăn sông cấm chợ
Năm 2006-2007, Tập đoàn Sun Group đầu tư khu du lịch Bà Nà Hills (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) và phong tỏa con đường bộ dẫn lên đỉnh Bà Nà.
Anh HTT (một người dân Đà Nẵng) bày tỏ: “Nên nhớ trước khi tập đoàn xây dựng khu du lịch Bà Nà Hills, người dân đã làm một con đường chạy thẳng lên đỉnh Bà Nà. Giờ dân phải chi 400.000-500.000 đồng mới được đặt chân lên đỉnh núi”.
Đường bộ lên đỉnh Bà Nà (nhánh bên trái) bị Tập đoàn Sun Group chặn lại nên người dân phải đi vào khu du lịch Bà Nà Hills (nhánh bên phải) để đi cáp treo. Ảnh: LÊ PHI
“Tập đoàn Sun Group có công khi biến Bà Nà thành sản phẩm du lịch hút khách cho Đà Nẵng nhưng không vì thế mà biến nó thành “nhượng địa” độc quyền không ai được đặt chân vào nếu không có vé (mà vé này lại kèm tiền vé vui chơi). Chỗ nào anh xây dựng thì anh cứ việc dựng rào bán vé, còn lại phải là của người dân”.
Cũng theo anh T., trên đỉnh Bà Nà còn có chùa Linh Ứng được xây dựng bằng tiền của dân. Giờ muốn lên chùa phải mua vé đi bằng cáp treo, phải đi vào khu vui chơi giải trí của tập đoàn này là vô lý.
Một số người dân Đà Nẵng cũng cho rằng Tập đoàn Sun Group phải mở đường bộ song song với đường cáp treo để người dân lựa chọn. Người nào thích đi cáp thì đi, còn không thì đi đường bộ. Còn các công trình xây dựng, nhà hàng, khách sạn… ở trên đỉnh thì Tập đoàn Sun Group cứ việc bán vé và thu tiền dịch vụ.
Chủ tịch TP Đà Nẵng: Sẽ nghiên cứu để xử lý
Việc Tập đoàn Sun Group lập trạm, cấm đường bộ đi lên đỉnh Bà Nà, ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, cho hay: TP Đà Nẵng đã thống nhất với Sun Group rồi, huyện không có thẩm quyền trong việc này. Đường đó người ta cấm gần 10 năm nay và toàn bộ khu đó giao cho Sun Group đầu tư nên không thể tự do đi lên trên đó được.
Còn ông Võ Văn Thương (Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng) thông tin: Trước đây khi chưa có cáp treo, người dân sử dụng đường này lên đỉnh Bà Nà. Sau khi có cáp treo Bà Nà, TP Đà Nẵng có chủ trương không sử dụng đường bộ nữa vì an toàn không cao do đường đã hư hỏng nhiều.
Trong khi đó, sau khi nhận phản ánh của chúng tôi về việc có ý kiến đề nghị trả lại đường bộ lên đỉnh Bà Nà, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết ông đang trên đường lên máy bay để đi công tác. “Tôi sẽ nghe hết thông tin rồi nghiên cứu. Tôi rất quan tâm vấn đề này và sẽ nghiên cứu để xử lý” - ông Thơ nói.
Chủ đầu tư: Rào để quản lý
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quốc Quân (đại diện Tập đoàn Sun Group) cho hay quần thể Bà Nà đã được giao cho Sun Group đầu tư nên phải làm hàng rào để quản lý. “Đường bộ hỏng hết rồi, đã có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra và không ai quản lý được… Kể cả bây giờ người dân vào con đường bộ đó, chúng tôi cũng sẽ bán vé vào cổng khu du lịch. Nếu để cho người dân vào tự do bằng đường bộ lên đỉnh Bà Nà thì Bà Nà không thể chứa hết được và sẽ “nát” ngay” - ông Quân nói.

-

Hãy trả Bà Nà lại cho người Đà Nẵng chúng tôi 04. 03. 15 - 10:29 pm

Hồ Trung Tú
Thử làm một phép so sánh:
Vé máy bay giá rẻ ở Đà Nẵng đi Sài Gòn là 850.000đ
Vé cáp treo lên và xuống Bà Nà: 500.000 cho người ngoài Đà Nẵng, 350.000 cho người Đà Nẵng (đã bao gồm vào cửa các trò chơi trong khu Fantasy Park).
Từ ngày 1. 4. 2015, giá vé tăng lên thành 550.000đồng/người cho người ngoài Đà Nẵng .
*

“Bà Nà mây”, ảnh của Vietsuntravel.com
Không nói chuyện tài nguyên của đất nước mà giờ những người dân muốn lên chơi phải mua vé gần bằng nửa chuyến bay từ Đà Nắng đi Sài Gòn, Hà Nội; chỉ nói chuyện bao nhiêu công sức đổ ra mới làm được con đường lên đỉnh để xây dựng trên đó, vậy mà bây giờ, chỉ vì cáp treo mà chính quyền Đà Nẵng đồng ý cho doanh nghiệp cấm đường bộ, thì thật quá bất công.
Nhớ ngày nào, tui và Dương Thanh Tùng từng vác máy quay, máy nổ lội đường rừng, đánh đu dây leo, ngủ 3 đêm trên đường đi mới lên tới đỉnh để về có những hình ảnh đầu tiên lên VTV với phim “Vàng trên núi Chúa”, lên báo Tuổi Trẻ cuối tuần với bài “Bà Nà, nhìn thấy đó mà xa”. Sau đó một năm thì Đà Nẵng huy động quyết liệt lắm mới mở được con đường lên đỉnh. Chúng tôi sung sướng lắm, chiều rủ nhau lên núi nhậu, sáng sướng thì chạy lên uống café nhìn thành phố dưới chân mình, nhìn mây khói kéo đi như ở Sa Pa, Đà Lạt mà chả tốn đồng nào, chỉ 30 phút chạy xe máy.
Được dăm năm thì Đà Nẵng bán đứt cho Sun Group. Giờ thì 400.000 – 500.000 đồng mới được đặt chân lên. Lại bày đặt tri ân 150.000! Đây không phải là “tri ân” mà là tận thu ngày vắng khách. Nếu tri ân sao lại trừ thứ Bảy và Chủ nhật?

Ảnh: Hồ Trung Tú
Không cần biết tập đoàn Sun Group Ba Nà Hills tri ân người dân Quảng Nam Đà Nẵng bao nhiêu mới gọi là đủ. Chỉ cần trả Bà Nà núi Chúa lại cho người dân Đà Nẵng, trả con đường đèo đẹp ngoạn mục nhất Việt Nam lại cho người đi bộ lên đỉnh chơi. Họ có muốn dùng dịch vụ của Bà Nà Hills hay không là quyền của họ. Đừng ép họ mua vé cáp treo bao gồm cả những dịch vụ trong đó.
*

Phối cảnh tổng thể làng biệt thự Pháp trên đỉnh núi Bà Nà do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư. Hình từ landtoday
Nói thêm khỏi mất công cãi: Bà Nà Hills đúng là có công khi biến Bà Nà thành sản phẩm du lịch hút khách cho Đà Nẵng, thế nhưng không thể vì thế mà Bà Nà thành “nhượng địa” độc quyền của họ, không ai được đặt chân vào nếu không có vé.
Và nói thêm điều nữa, vé cáp treo bao gồm cả vé vào khu vui chơi, được tính là 200.000đ, mà làm thế là không đàng hoàng. Ai cần vào khu vui chơi đó chứ dân Đà Nẵng thì không, chơi một lần là đủ rồi. Người Đà Nẵng chỉ muốn lên Bà Nà mỗi chiều thứ Bảy, như người Huế muốn lên đồi Vọng Cảnh, người Hà Nội phóng xe lên Tam Đảo. Đừng bắt họ mua cái thứ vé này. Hãy trả lại con đường bộ đi-mà-không-mất-xu-nào cho họ, trả lại họ những khu vực công cộng mà một người bán vé số, một người xe ôm Đà Nẵng không cần tốn tiền cũng có thể đưa vợ con lên chơi.

Cáp treo lên Bà Nà. Ảnh: Vietnam My Country, từ trang Panaramio 
*
Sun Group không làm ra độ cao 1.500m, không làm ra sương khói se lạnh Bà Nà giữa hè. Vì vậy, Sun Group không có quyền độc quyền khai thác điều đó dựa vào lý do đổ ra nghìn tỉ. Chỗ nào anh xây dựng thì anh xứ việc dựng rào bán vé, còn lại là của người dân.

Hãy trả lại Bà Nà cho người dân. Đừng cướp nước trên chính nước mình.

-Đà Nẵng bán đứt núi Bà Nà cho tập đoàn Sun Group
ĐÀ NẴNG 8-3 (NV) .- Dân chúng Việt Nam, đặc biệt là dân chúng thành phố Đà Nẵng đang chỉ trích kịch liệt việc nhà cầm quyền thành phố Đà Nẵng bán đứt khu vực núi Bà Nà cho Tập đoàn Sun Group.
Trạm gác chặn người và xe không cho tự đi lên Bà Nà. (Hình: Tuổi Trẻ)
Bà Nà cao khoảng 1,400 mét, thuộc địa phận huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 cây số. Nổi tiếng vừa vì đẹp, vừa vì thời tiết độc đáo: Mỗi ngày có nét đặc trưng của cả bốn mùa riêng biệt, buổi sáng giống như mùa Xuân, buổi trưa giống như mùa Hè, buổi chiều giống như mùa Thu và đêm xuống chẳng khác gì mùa Đông.
Mới đây, Tập đoàn Sun Group đã quyết định đóng con đường dài khoảng 15 cây số dẫn lên Bà Nà. Muốn thăm Bà Nà phải dùng hệ thống cáp treo dài khoảng 5,000 mét. Nếu là dân Đà Nẵng, phí dùng cáp treo là 350,000/người/chuyến đi – về. Không phải dân Đà Nẵng thì phải trả 500,000//người/chuyến đi – về.
Dân chúng thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng – nơi có tỉnh lộ 602 (tên con đường dẫn lên Bà Nà) cho biết, bất cứ ai muốn dùng tỉnh lộ 602 phải xin phép và được Ban Quản lý Khu du lịch Bà Nà đồng ý.
Thậm chí theo tờ Tuổi Trẻ, ngay cả các nhân viên kiểm lâm của Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa bao quanh Khu Du lịch Bà Nà, cũng phải xin phép Ban Quản lý Khu du lịch Bà Nà để dùng tỉnh lộ 602.
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thành phố Đà Nẵng, giải thích, trước đây, Đà Nẵng giao cho nhiều nhà đầu tư cùng khai thác các dịch vụ tại Khu du lịch Bà Nà nên khu vực này trở thành manh mún, không theo chiến lược nào cả.
Sau đó thì Tập đoàn Sun Group tìm tới và bỏ tiền làm tuyến cáp treo chạy từ chân lên đỉnh Bà Nà. Do Tập đoàn Sun Group có khả năng, Đà Nẵng đã quyết định giao toàn bộ Khu du lịch Bà Nà cho Tập đoàn Sun Group khai thác (bán một phần để Tập đoàn Sun Group xây dựng biệt thự nhằm bán lại, phần khác thì cho tập đoàn này thuê).
Ông Điểu tiết lộ, sắp tới Đà Nẵng sẽ giao toàn bộ rừng Bà Nà - Núi Chúa, kể cả rừng nguyên sinh cho Tập đoàn Sun Group quản lý.
Ông Điểu xác nhận với tờ Tuổi Trẻ rằng, Đà Nẵng đã giao cho Tập đoàn Sun Group quản lý luôn tỉnh lộ 602 và tập đoàn này dùng con đường đó để vận chuyển thiết bị, vật tư phục vụ các công trình xây dựng nên nó trở thành nguy hiểm cho du khách.
Theo ông Điểu, Tập đoàn Sun Group đã đầu tư khoảng 500 triệu Mỹ kim vào Khu Du lịch Bà Nà nên có ưu đãi như vậy thì tập đoàn này mới sớm thu hồi được vốn, chứ chỉ dựa vào nguồn thu từ dịch vụ du lịch thì rất khó cho doanh nghiệp.
Trước thắc mắc của nhiều người: Họ đã từng góp tiền xây dựng chùa Linh Ứng nhưng tại sao, nay muốn đến chùa phải mua vé của Khu du lịch mới được vào? Ông Võ Văn Thương – Chánh Văn phòng thành phố Đà Nẵng, bảo rằng, chùa Linh Ứng nằm trong quần thể Khu Du lịch Bà Nà mà chính quyền thành phố này đã giao cho Tập đoàn Sun Group đầu tư và quản lý nên... “khó bóc tách ra được”. (G.Đ.)

Tổng số lượt xem trang