Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Cơ quan chức năng lên tiếng trước sức ép của mạng xã hội: Camera trên mũ CSGT đối phó người vi phạm ở Sài Gòn

-Camera trên mũ CSGT đối phó người vi phạm ở Sài Gòn
Máy ghi hình loại nhỏ gắn bên hông mũ CSGT ghi lại toàn bộ vi phạm của người đi đường vừa được đội CSGT quận 7 (TP HCM) triển khai áp dụng.




Tổ tuần tra đội CSGT quận 7 (TP HCM) làm nhiệm vụ trên đường Hoàng Quốc Việt chiều 13/4. Bước nhanh ra vệ đường, thiếu uý Phạm Minh Nghĩa ra hiệu lệnh dừng xe máy cô gái vừa vượt qua giao lộ khi đèn giao thông chuyển sang đỏ. Nghe cảnh sát thông báo về lỗi không chấp hành tín hiệu đèn, cô gái kéo khẩu trang, nhăn nhó: “Lúc em đi qua đèn vẫn xanh mà”.

Chỉ vào chiếc camera nhỏ gắn một bên mũ, thiếu uý Nghĩa cho hay đã ghi được hình ảnh cô vi phạm và đề nghị hợp tác. Vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thiết bị trên mũ và tay của anh cảnh sát trẻ, cô gái phân bua “em tưởng lúc băng qua đèn còn vàng” rồi ký vào biên bản vi phạm.



CSGT quận 7 được trang bị "mắt thần" khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Quốc Thắng.


Có ít nhất 5 trường hợp vi phạm luật giao thông bị cảnh sát "tuýt còi" xử lý trong buổi tuần tra. Cũng như cô gái, sau khi được cảnh sát thông báo camera đã ghi được hình ảnh vi phạm, họ đều tỏ ra vui vẻ, ký biên bản xử phạt.

Hệ thống camera gắn trên mũ CSGT vừa được Đội CSGT quận 7 triển khai được ví như “mắt thần” phục vụ công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Mỗi ca trực, tổ CSGT sẽ được cấp một camera và một màn hình nhỏ đeo ở tay như chiếc đồng hồ. Màn hình này thể hiện tầm ghi hình của camera và cũng là nơi tắt, mở bộ phận.

Khi làm nhiệm vụ, CSGT sẽ bật camera ghi lại những tình huống vi phạm trên đường như xe không bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng, vượt đèn đỏ… Thiết bị này có độ phân giải cao và tầm quan sát xa nên CSGT có thể ghi nhận từ khoảng cách hàng chục mét. “Từ khi sử dụng nó trong các ca tuần, chúng tôi chỉ cần giải thích lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chứ không gặp phải tranh luận gay gắt từ phía họ. Bởi trước đây chúng tôi khó có những bằng chứng hình ảnh khi người vi phạm cố tình phủ nhận lỗi", thiếu uý Nghĩa cho biết.

Trao đổi với VnExpress, thiếu tá Phạm Hồng Nam - Đội phó CSGT quận 7 - cho biết, ý tưởng gắn camera trên mũ cảnh sát đã có từ lâu khi nhiều người vi phạm không hợp tác, bắt chứng minh lỗi vi phạm bằng hình ảnh. Từ khi luật xử lý hành chính có hiệu lực, đơn vị đã đề xuất triển khai gắn camera cho lực lượng tuần tra.

Lúc đầu, CSGT quận 7 thử loại camera cài áo nhưng thời lượng pin của thiết bị kém và không ghi hình được ở khoảng cách xa. Sau khi tìm hiểu, đơn vị đã tìm được thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng như hiện tại. Bộ “mắt thần” này được lãnh đạo quận 7 duyệt chi khoảng 10 triệu đồng một bộ, sau đó đơn vị “chế” thêm khung để gắn chặt vào mũ CSGT.

Về nguyên tắc hoạt động, thiếu tá Nam cho hay, trước khi ra đường làm nhiệm vụ tổ CSGT phải ký nhận thiết bị như một công cụ hỗ trợ. Khi hết ca trực, hình ảnh sẽ được trích xuất ra máy tính, lưu giữ. Ngoài việc ghi hình người vi phạm trên đường, camera có hiệu quả cao trong việc xử lý những người vi phạm nồng độ cồn.



Chiếc mũ được gắn camera dành cho các CSGT quận 7. Ảnh: Quốc Thắng.


Thiếu tá Nam dẫn chứng, mới đây, một người đàn ông chạy xe máy có biểu hiện say rượu đã bị tổ kiểm tra chuyên đề về nồng độ cồn dừng xe. Kết quả thử nhanh cho thấy đã vi phạm quy định, song ông một mực phủ nhận. Dù người này la lối, chống đối không chịu ký biên bản nhưng cảnh sát vẫn tạm giữ xe. Đến hôm sau lên làm việc, ông không nhớ bất kỳ tình tiết nào về việc bất hợp tác với cảnh sát cho đến khi được xem những hình ảnh camera ghi lại.

"Trước đây, với các trường hợp tương tự chúng tôi phải mời người làm chứng ký vào biên bản. Còn bây giờ những hình ảnh camera ghi lại là những chứng cứ khách quan nhất nên người vi phạm không còn gay gắt tranh luận nữa", thiếu tá Nam nói.

Từ ngày trang bị camera, đội CSGT quận 7 cũng quản lý có hiệu quả hơn với các cán bộ, chiến sĩ. Đội phó Nam cho biết, các CSGT được phân công làm nhiệm vụ ở các tuyến đường và thời gian khác nhau, qua hình ảnh camera ghi lại chỉ huy sẽ biết có hay không việc tuân thủ chấp hành nhiệm vụ. "Thiết bị này còn là mong muốn của chỉ huy đội trong việc chống tiêu cực khi buộc các CSGT làm nhiệm vụ ở những chuyên đề hay lập chốt phải mở máy liên tục. Các trường hợp ra hiệu dừng xe nhưng không lập biên bản xử lý hay các vi phạm khác sẽ bị phát hiện”, thiếu tá Nam cho hay.

Tuy nhiên, theo đội phó CSGT quận 7, bên cạnh những ưu điểm, camera vẫn còn hạn chế khi không cho phép xem lại tại chỗ; chỉ hoạt động liên tục được 2 tiếng trong khi ca trực của tổ CSGT có thời gian gấp đôi. "Do vậy thiết bị này không thể lúc nào cũng bật, mà tuỳ thuộc vào sự linh động của tổ công tác. Sắp tới, nhược điểm này sẽ được khắc phục với hướng nâng thời lượng pin để có thể đạt được hết những mục đích mong muốn”, thiếu tá Nam nói.

* Video: 'Mắt thần' của CSGT ghi hình người vi phạm

Camera đâu chỉ để xử phạtThanh Niên

TP HCM đề xuất trang bị camera gắn trên mũ cho CSGT

-Giám đốc bệnh viện lên tiếng việc từ chối mổ cho người viết báo
Thanh Niên
(TNO) Trước thông tin một bệnh nhân ở Hà Tĩnh bị Giám đốc bệnh viện (BV) phụ sản T.Ư từ chối mổ cấp cứu vì làm báo, trao đổi với báo giới chiều nay 24.3, bác sĩ (BS) Vũ Bá Quyết, Giám đốc bệnh viện này khẳng định ông đã làm đúng luật khám chữa .
..
Vụ bác sĩ từ chối mổ cho người viết báo: Dân mạng nói gì?Người Đưa Tin
Cục Quản lý khám chữa bệnh: Làm rõ vụ từ chối mổ cho người viết ...Tin Mới
Sự thật việc Giám đốc BV từ chối mổ cho nhà báoBáo điện tử Kiến Thức


VietNamNet -An ninh thủ đô -Dân Trí



-Đuổi đánh học sinh trong lớp: “Cô giáo đã xin lỗi trò“--

Đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh cô giáo đuổi theo một học sinh nữ trong lớp học và đánh, tát em học sinh ngay trước mặt các thành viên khác trong lớp.

(24/3/2015)
-Cắt hợp đồng nữ điều dưỡng Bệnh viện K bị tố ‘vòi’ tiền Một Thế Giới - 20:03 22-03-2015


Chiều nay (22.3), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu Bệnh viện K Trung ương cắt hợp đồng với nữ điều dưỡng bị người nhà bệnh nhân tố “vòi” tiền 200 ngàn đồng trong đoạn clip được tung lên mạng.


Trước đó, ngày 19.3, một đoạn clip được tung lên mạng Internet tố nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Lan - Khoa Nội soi-Thăm dò chức năng, BV K Trung ương) - đã “vòi” tiền của bệnh nhân nếu muốn trả kết quả nhanh.

Trong clip, người nhà bệnh nhân tố nữ điều dưỡng này nói:“Muốn có kết quả nhanh đưa 200.000 đồng, không thì phải đợi 10 ngày nữa”. Hành động này đã gây bức xúc rất lớn không chỉ cho bệnh nhân mà cả dư luận xã hội.
Sau khi xem xét vụ việc này, ngày 22.3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu Bệnh viện K Trung ương cắt hợp đồng với điều dưỡng có hành vi sai phạm trong đoạn clip nói trên, đồng thời yêu cầu Ban Giám đốc Bệnh viện K Trung ương rà soát, chấn chỉnh quy chế hoạt động, quy trình khám chữa bệnh của các khoa, phòng; công khai minh bạch các khoản thu của người bệnh; thực hiện xử lý nghiêm theo quy tắc xử quy định tại Thông tư số 07 của Bộ Y tế.

Trước đó chiều 20.3, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, cũng đã chủ trì buổi làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện K nhằm làm rõ thông tin điều dưỡng Bệnh viện K bị tố “vòi” tiền bệnh nhân trong một clip được đưa lên mạng.

Tại cuộc họp này lãnh đạo Bệnh viện K cho biết do người y tá giải thích không thấu đáo dẫn đến sự hiểu nhầm của người bệnh. Tuy nhiên, đại diện Bệnh viện K cũng thừa nhận cán bộ y tế đã giao tiếp chưa chuẩn mực với người nhà bệnh nhân. Ngay sau đó, Bệnh viện K Trung ương đã họp và quyết tạm đình chỉ công tác đối với điều dưỡng Nguyễn Thị Lan để làm rõ vụ việc.

D.Thu (Người Lao Động)

Cơ quan công an lên tiếng về các clip tố công an hành hung dân

Đăng Bởi  - 


cong an hanh hung dan
Ảnh cắt từ Clip: sinh viên tố đã bị CSGT đánh

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao trước những hình ảnh trong các đoạn clip hành hung người dân, người tham gia giao thông được cho là của công an. Ngay lập tức, những đoạn video này được phát tán với tốc độ chóng mặt. Không ít người tỏ ra thất vọng khi những nhân vật chính lại là các chiến sĩ công an. Tuy nhiên, phải đến khi mổ xẻ từng chi tiết, sự thật về những nhân vật trong clip mới đuợc làm sáng tỏ.

Từ sự thật về video công an đánh dân ngất xỉu...
Theo thông tin mới nhất, ngày 20.3, Công an tỉnh Quảng Ninh đã làm rõ đoạn clip với tiêu đề “Công an đánh dân tại chợ Cửa Ông, Cẩm Phả” xuất hiện trên mạng xã hội. Được biết, từ sáng 20.3, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip với tiêu đề “Công an đánh dân tại chợ Cửa Ông, Cẩm Phả” (tỉnh Quảng Ninh). 


Trong clip này ghi lại cảnh rất đông người dân vây quanh một phụ nữ bị còng tay, vẻ mặt thất thần. Chiều 20.3, trước thông tin tràn lan về vụ việc này trên mạng xã hội, Công an tỉnh Quảng Ninh đã lên tiếng về vụ việc.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Cẩm Phả về việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trật tự đô thị, ngày 19.3, Tổ công tác do ông Nguyễn Sỹ Võ, Phó chủ tịch UBND phường của ông chỉ huy cùng với các lực lượng gồm Công an phường Cửa Ông, thanh tra xây dựng và quản lý đô thị, Ban quản lý chợ Cửa Ông và trật tự viên phường Cửa Ông tiến hành kiểm tra tại đoạn đường đi Vân Đồn, gần chợ Cửa Ông (thuộc tổ 52, khu 5A phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả).
Đến 15h cùng ngày, trong khi thực hiện nhiệm vụ, Tổ công tác phát hiện bà Trần Lệ Thu (SN 1972, trú tại tổ 52, khu 5A, phường Cửa Ông, Cẩm Phả) có hành vi bày bán các loại rau củ quả trên hành lang vỉa hè đoạn đường đi Vân Đồn thuộc khu vực chợ Cửa Ông. 
Tổ công tác đã nhắc nhở, song bà Thu không chấp hành nên lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Thu và yêu cầu về trụ sở UBND phường để làm việc.
Khi tổ công tác yêu cầu thì bà Thu đã có lời lẽ lăng mạ và chống đối lại lực lượng làm nhiệm vụ. Trước những hành vi của bà Thu, Tổ công tác đã dùng khoá số 8 khoá tay bà Thu để ngăn chặn hành vi của bà Thu. Ngay sau khi bị khoá tay, bà Thu đã nằm xuống đất tại khu vực trước cửa nhà ông Nguyễn Văn Cường - trú tại tổ 52, khu 5A, phường Cửa Ông.
Su that ve cac clip lien tiep to cong an hanh hung dan-hinh-anh-1
Hình ảnh người bán rau bị còng tay trong đoạn clip 
Cùng lúc đó, chồng bà Thu là ông Trần Quốc Tuân (SN 1963) cùng một số hộ bán hàng liền kề và người dân ở gần đó đã xông vào ngăn cản, có 1 người đã dùng gạch, đá ném vào Tổ công tác, khiến ông Trần Văn Tuấn (là trật tự viên của phường Cửa Ông, thành viên của Tổ công tác) bị thương tích ở vùng đầu và gây tắc nghẽn giao thông cục bộ. 
Tổ công tác đã đưa ông Tuấn vào Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả để cấp cứu và điều xe cấp cứu của bệnh viện đến để đưa bà Thu đi bệnh viện nhưng bà Thu và toàn bộ số người nêu trên đã không chấp hành. 
Đến 17h30 cùng ngày, gia đình bà Thu và một số người dân ở đó đã thuê xe đưa bà Thu lên cổng Tỉnh ủy Quảng Ninh, yêu cầu gặp lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để kiến nghị về việc bà Thu bị bắt giữ.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc trên, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ giải thích, vận động số người dân trên không có hành động quá khích và mời toàn bộ số người trên về trụ sở để giải quyết.
... đến chiến sĩ cảnh sát đánh người tham gia giao thông
Ngày 18.3, Đại tá Phạm Duy Diên, Chánh Văn phòng Công an TP Hải Phòng, cho biết đã nhận được báo-cáo của Công an quận Ngô Quyền về vụ việc một đoạn clip vừa phát tán trên mạng, được dư luận cho rằng cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) - Trật tự - Cơ động - Công an quận Ngô Quyền (TP Hải Phòng) đánh người tham gia giao thông.
Trước đó, vào tối 17.3, trên internet xuất hiện các đoạn clip tiêu đề “Cảnh sát giao thông đánh người tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng”. Các đoạn clip cho thấy một nam thanh niên mặc đồng phục của trường Đại học Hàng Hải đang tham gia giao thông thì lực lượng CSGT ra hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra giấy tờ vì vi phạm vượt đèn đỏ. Khi dừng xe, sinh viên này có yêu cầu cán bộ CSGT đưa ra bằng chứng vi phạm và cương quyết không cho CSGT kiểm tra giấy tờ.




Sau đó, giữa 2 bên đã xảy ra to tiếng. Đáng chú ý, trong clip không quay rõ mặt các cảnh sát trong tổ CSGT mà chỉ có những lời nói khiếm nhã, thiếu văn hóa, xưng hô với người vi phạm là “mày”, “tao”: “Ranh con này láo... Vi phạm đây rồi mà không xuất trình giấy tờ, lại còn giơ máy lên quay...”; “Bốc thằng này vào phường, mày thích gì”... Kèm theo đó là hình ảnh chiếc gậy của lực lượng CSGT vung lên và tiếng sinh viên này “anh đánh em nhé, 2 người đánh cháu không lý do nhé”... Sự việc giằng co cãi vã trên đã gây sự hiếu kỳ khiến nhiều người dân tụ tập bàn tán gây ách tắc tuyến giao thông.
Chiều 18.3, theo thông tin từ Công an quận Ngô Quyền cung cấp, ngày 17.3, thực hiện Kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông của Công an quận Ngô Quyền, Đội CSGT - Trật tự - Cơ động Công an quận phân công Tổ công tác do ông Nguyễn Bá Hòa - Phó Đội trưởng làm tổ trưởng cùng 4 cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền.
Đến 15h cùng ngày, tại ngã tư Lạch Tray - Nguyễn Bình, tổ công tác phát hiện anh Đoàn văn Trường (SN 1996, trú tại số 6/435 Miếu Hai Xã, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng; hiện là sinh viên tường Đại học Hàng Hải) điều khiển xe máy nhãn hiệu Airblade, BKS: 15B1 - 603.21, vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. Tổ công tác đã ra tín hiệu yêu cầu anh Trường dừng xe, tắt máy, đưa xe vào lề đường để kiểm tra, đồng thời thông báo cho anh Trường về lỗi vi phạm và hướng dẫn anh Trường đưa xe về khu vực quy định để lập biên bản vi phạm.
Tuy nhiên, anh Trường có thái độ bất hợp tác, không xuất trình giấy tờ xe cho tổ công tác để kiểm tra, không kỷ biên bản vi phạm, giằng co với cán bộ của tổ công tác khi các chiến sĩ đưa phương tiện vi phạm lên xe về trụ sở Công an quận để xử lý, đồng thời sử dụng điện thoại di động để quay video clip, hành động trên đã gây hiếu kỳ cho người dân xung quanh, tụ tập đông người, có lời nói khiếm nhã, không đúng mực, thiếu tôn trọng, cản trở tổ công tác thực hiện nhiệm vụ. Tổ công tác đã mời anh Trường về trụ sở Công an quận để giải quyết.
Công an quận Ngô Quyền khẳng định anh Trường đã nhận thức được lỗi vi phạm của mình, viết bản tự kiểm điểm và kỷ biên bản vi phạm, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Anh Trường cũng khẳng định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác đã thực hiện đúng quy trình công tác, không có việc cán bộ chiến sĩ của tổ công tác đánh anh Trường như một số thông tin trên các trang mạng đã nêu.
Theo các chuyên gia xã hội học, hiện nay người Việt đang có một hội chứng rất đáng sợ và đáng lên án. Đó chính là việc họ quay clip một đường nhưng đưa lên mạng với lời dẫn, nội dung hoàn ngược lại, hoặc giật nội dung “sốc” để câu sự chú ý. 
Những người xem clip cũng không nhận thức được đúng sai liền vào hùa với nhau để ném đá, tạp bão dư luận theo kiểu phong trào. Đây là điều đặc biệt nguy hiểm, cần phải lên án...
Theo Như Lan (Pháp luật & Xã hội)


Vụ chặt 6.700 cây: Tạm đình chỉ hàng loạt cán bộ Sở Xây dựng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu GĐ, Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Nội và các tập thể, cá nhân liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm. Yêu cầu Sở xây dựng tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan vụ chặt cây.

Sau khi ra quyết định tạm dừng thực hiện đề án chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanhbằng việc chặt hạ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố, sáng nay, ngày 22.3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tiếp chủ trì cuộc họp về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn. 
Tại cuộc họp, ông Thảo yêu cầu thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua.  
Tiếp tục chỉ đạo giải quyết rốt ráo vụ việc khi mà nó đang gây bức xúc trong dư luận, ông Thảo giao Chánh Thanh tra TP Hà Nội chủ trì đoàn thanh tra. Thành viên Đoàn thanh tra bao gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Tài Chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia Đoàn.  
Thời gian thanh tra chậm nhất trong 30 ngày, báo cáo kết quả để UBND Thành phố xem xét quyết định. 
dinh chi cong tac can bo So Xay dung
 Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh vắng bóng cây xanh hai bên đường, thay vào đó là những "cọc gỗ" không lá.
Về hình thức kỷ luật, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Thông báo kết luận ngày 20.3.2015. Ngoài ra, Phó giám đốc Sở xây dựng Hoàng Nam Sơn phụ trách trực tiếp vụ cây xanh và các tập thể, cá nhân liên quan cũng cũng phải kiểm điểm trách nhiệm. 
Ông Thảo cũng chỉ đạo Sở xây dựng tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra. 
Trao đổi với Báo điện tử Một Thế Giới các đây ít phút, ông Hoàng Nam Sơn, Phó GĐ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sở này “đang rà soát lại toàn bộ để báo cáo thành phố và đoàn thanh tra. Trách nhiệm các cá nhân bị xử lý thế nào thì phải đợi kết luận thanh tra, sai đến đâu thì chịu đến đó”. 
Ông Sơn cho hay, hiện có 3 cán bộ thuộc Phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm bị tạm đình chỉ công tác, trong đó có ông Trần Trọng Hiếu – Trưởng phòng.
Còn cá nhân ông Hiếu, chia sẻ với PV Báo điện tử Một Thế Giới, ông nói "sẵn sàng giải trình trước lãnh đạo, đoàn thanh tra về việc thực hiện đề án. Sai đến đâu thì nhận trách nhiệm đến đó, đúng thì phải bảo vệ". 
Ông Hiếu cũng cho biết mình chưa nhận được quyết định tạm đình chỉ công tác.
Một Thế Giới sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới bạn đọc.
Nam Phong

Tổng số lượt xem trang