Ông Henry Kissinger vừa xuất bản cuốn “World Order” (Penguin press, sách dày 432 trang, giá $36.00). Ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại Hoa Kỳ (2001-2006) và tại Anh (2006-2008) viết nhận xét dưới nhan đề “The world according to Kissinger: How to defend global order” đăng trong tạp chí Foreign Affairs số March/April 2015. Sau đây là các ý chính trong bài viết của ông Wolfgang Ischinger.
(Trần Bình Nam)
(Trần Bình Nam)
Dùng nhan đề “Trật tự Thế giới” một cách chắc nịch như vậy cho cuốn sách mình viết mà không sợ bị giới nghiên cứu cho là hợm hĩnh có lẽ chỉ có ông Henry Kissinger. Tiến sĩ Henry Kissinger, nguyên Cố vấn an ninh quốc gia và Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ được nhiều người hâm mộ nhưng cũng lắm kẻ ghét cho là người quá nhiều thủ đoạn với bạn cũng như thù. Người có cảm tình cho ông là nhà ngoại giao tinh lọc được sự khôn khéo của nghành ngoại giao Hoa Kỳ mặc dù qua cuốn sách “World Order” ông vẫn chưa chia tay với lối nhìn trật tự thế giới theo khuôn mẫu cũ.
Năm 2014 là năm có nhiều biến cố trên thế giới. Chiến tranh tại Syria đã giết chết mấy trăm ngàn người, và nhóm jihadist (1) làm toàn vùng Trung đông lên cơn sốt. Tại Á châu Trung quốc tự tin vào thế đứng của mình và đang là một mối bận tâm cho các nước láng giềng. Tại Tây Phi châu, bệnh Ebola xuýt làm cho nhiều nước mất hẵn trên bản đồ thế giới. Và tại Âu châu, vùng đất tôn trọng trật tự quốc tế nhất cũng đang bị Liên bang Nga dùng sức mạnh đe đọa thay đổi ranh giới quốc gia hiện hữu. Điều đáng lo khác là các lực lượng vốn có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình thế giới như Hoa Kỳ, Cộng đồng Âu châu, NATO cũng đã có dấu hiệu mệt mỏi sau hai cuộc chiến tốn kém tại Afghanistan và Iraq.
Trong khung cảnh đó ông Kissinger vốn là một sử gia và một nhà chiến lược xác định lại“thế nào là trật tự thế giới” và đề ra cách thức xây dựng.
Theo ông, “trật tự thế giới” là một cách nhìn về sự phân chia quyền lực chính trị của một địa phương hay của một nền văn hóa mà họ nghĩ có thể áp dụng cho cả thế giới (“world order” as “the concept held by a region or civilization about the nature of just arrangements and the distribution of power thought to be applicable to the entire world.”)
Ông Kissinger nói một “trật tự” như vậy cần 2 yếu tố: (1) một hệ thống quy tắc ứng xử xác định giới hạn hành động của mỗi quốc gia hay của một nền văn hóa, và (2) một sự cân bằng thế lực có khả năng trừng phạt quốc gia hay văn hóa nào vi phạm các nguyên tắc ứng xử đã đồng ý với nhau để ngăn không cho một thế lực nào dùng sức mạnh ép các thế lực khác.
Theo quan niệm đó, quyền lực trên thế giới không phải chỉ là sức mạnh kinh tế và quân sự mà còn là sức mạnh của tư tưởng và ý chí, nhất là ý của kẻ mạnh. Theo ông Kissinger các quan niệm cổ điển từng làm cái khung giúp duy trì hòa bình thế giới trong 4 thế kỷ qua như“quyền chủ quyền” và sự “không can thiệp” vẫn còn có giá trị .
Hôm nay cái khung đó nhòa đi chút ít vì các thế lực chính trị đang lên dùng các khung chính trị khác nhau để duy trì trật tự như “dựa vào tôn giáo” (theocracy), “quyền lực tư bản”(autocratic capitalism) và “hiện tượng hậu văn minh” (postmodernity). Nhưng dựa vào gì đi nữa – theo Kissinger – cái mẫu nào mang hai yếu tính “hợp pháp quốc tế” và “cân bằng quyền lực” mới có khả năng tồn tại. Trong suốt cuốn sách Kissinger không quên nhấn mạnh một nguyên tắc là: đừng vất bỏ một cái khung tổ chức ổn định thế giới nào nếu chưa tìm thấy một cái khung khác có hiệu quả như cái khung cũ.
Năm 2014 là năm có nhiều biến cố trên thế giới. Chiến tranh tại Syria đã giết chết mấy trăm ngàn người, và nhóm jihadist (1) làm toàn vùng Trung đông lên cơn sốt. Tại Á châu Trung quốc tự tin vào thế đứng của mình và đang là một mối bận tâm cho các nước láng giềng. Tại Tây Phi châu, bệnh Ebola xuýt làm cho nhiều nước mất hẵn trên bản đồ thế giới. Và tại Âu châu, vùng đất tôn trọng trật tự quốc tế nhất cũng đang bị Liên bang Nga dùng sức mạnh đe đọa thay đổi ranh giới quốc gia hiện hữu. Điều đáng lo khác là các lực lượng vốn có nhiệm vụ giữ gìn hòa bình thế giới như Hoa Kỳ, Cộng đồng Âu châu, NATO cũng đã có dấu hiệu mệt mỏi sau hai cuộc chiến tốn kém tại Afghanistan và Iraq.
Trong khung cảnh đó ông Kissinger vốn là một sử gia và một nhà chiến lược xác định lại“thế nào là trật tự thế giới” và đề ra cách thức xây dựng.
Theo ông, “trật tự thế giới” là một cách nhìn về sự phân chia quyền lực chính trị của một địa phương hay của một nền văn hóa mà họ nghĩ có thể áp dụng cho cả thế giới (“world order” as “the concept held by a region or civilization about the nature of just arrangements and the distribution of power thought to be applicable to the entire world.”)
Ông Kissinger nói một “trật tự” như vậy cần 2 yếu tố: (1) một hệ thống quy tắc ứng xử xác định giới hạn hành động của mỗi quốc gia hay của một nền văn hóa, và (2) một sự cân bằng thế lực có khả năng trừng phạt quốc gia hay văn hóa nào vi phạm các nguyên tắc ứng xử đã đồng ý với nhau để ngăn không cho một thế lực nào dùng sức mạnh ép các thế lực khác.
Theo quan niệm đó, quyền lực trên thế giới không phải chỉ là sức mạnh kinh tế và quân sự mà còn là sức mạnh của tư tưởng và ý chí, nhất là ý của kẻ mạnh. Theo ông Kissinger các quan niệm cổ điển từng làm cái khung giúp duy trì hòa bình thế giới trong 4 thế kỷ qua như“quyền chủ quyền” và sự “không can thiệp” vẫn còn có giá trị .
Hôm nay cái khung đó nhòa đi chút ít vì các thế lực chính trị đang lên dùng các khung chính trị khác nhau để duy trì trật tự như “dựa vào tôn giáo” (theocracy), “quyền lực tư bản”(autocratic capitalism) và “hiện tượng hậu văn minh” (postmodernity). Nhưng dựa vào gì đi nữa – theo Kissinger – cái mẫu nào mang hai yếu tính “hợp pháp quốc tế” và “cân bằng quyền lực” mới có khả năng tồn tại. Trong suốt cuốn sách Kissinger không quên nhấn mạnh một nguyên tắc là: đừng vất bỏ một cái khung tổ chức ổn định thế giới nào nếu chưa tìm thấy một cái khung khác có hiệu quả như cái khung cũ.
* * *
Kissinger cho rằng hệ thống quốc tế hiện nay là sáng kiến của các lãnh tụ quốc gia trong thế kỷ thứ 17 tại Âu châu qua hội nghị Westphalia họp tại Westfalen, Đức, sau một trận chiến tranh dài mà cao điểm là “trận chiến tranh 30 năm” từ 1618 đến 1648 (2). Thỏa ước đạt được đề ra quan niệm “chủ quyền quốc gia” và “quyền chủ quyền” là viên đá góc của trật tự thế giới.
Một trăm năm mươi (150) năm sau, tại Hội nghị ở thành Vienna (Congress of Vienna) 1814-1815 hai nhà ngoại giao Pháp Talleyrand và Áo Klemens von Metternich chính thức công bố nguyên tắc “cân bằng thế lực” và áp dụng nguyên tắc này vạch lại ranh giới lãnh thổ quốc gia của hầu hết các nước Âu châu sau các xáo trộn do cuộc cách mạng Pháp 1789 và các cuộc chiến tranh của Napoleon.
Hai nguyên tắc “chủ quyền” (Westphalia), và “cân bằng quyền lực” (Vienna) được tiến sĩ Kissinger đề ra đối với việc duy trì ổn định thế giới hôm nay không được các nhà khoa học chính trị đồng ý cho là quá đơn giản trong một thế giới quá phức tạp nhưng cũng phải đồng ý với nỗ lực trí tuệ đầy tự tín của ông.
Đương nhiên thực tế cho thấy cái quan niệm về quốc gia và chính trị của Tây phương được áp đặt từ thời đại thuộc địa đến nay đã phải chật vật tranh đấu với các luồng tư tưởng khác. Thí dụ tại Trung đông. Ở đó sự tranh chấp không phải là “quốc gia” và “chủ quyền” mà là giữa hai giáo phái Shiite và Sunni của đạo Hồi.
Cái trật tự Westphalia một thời ngự trị tại Trung đông đang bị đe dọa bởi phong trào Hồi giáo không biên giới như phong trào chính trị Muslim Brotherhood, phong trào Jihad chống văn hóa Tây phương như al-Qaeda và Quốc gia Hồi giáo ISIS. Theo Kissinger phong trào ISIS đang làm biến thể quan niệm “quốc gia trong một biên giới xác định” thành một cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc đậm màu sắc tôn giáo có khả năng đưa Trung đông đến hỗn loạn và chiến tranh như chiến tranh tại Âu châu thời tiền Westphalia.
Kissinger đặc biệt nghiên cứu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran. Một bên, Hoa Kỳ chủ trương duy trì trật tự thế giới theo mẫu Westphalia, một bên – Iran – muốn nằm ra ngoài cái trật tự đó. Kissinger đi ngược dòng lịch sử của Iran trở về đế quốc Ba Tư để giải thích tại sao Iran luôn luôn bị dằng co giữa hai ý niệm “một quốc gia” hay “một lý tưởng”. Và sự theo đuổi một lý tưởng của Iran làm cho cuộc thương thuyết chương trình nguyên tử của Iran trở nên phức tạp. Ông Kissinger cho rằng để thuyết phục Iran, nghệ thuật ngoại giao chưa đủ, Hoa Kỳ cần dùng nguyên tắc cân bằng thế lực bằng cách liên kết khối Sunni để cân bằng với khối Shiite của Iran.
Ông Kissingr tiên đoán cuộc thương thuyết nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Iran hiện nay sẽ đưa đến kết quả: Hoặc Iran trở thành quốc gia lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo hay trở thành một nước lớn khép mình trong khuôn khổ của hệ thống Westphalia.
Ngoài Trung đông, Á châu cũng là nơi quan niệm ổn định Tây phương đụng chạm với quan niệm tổ chức địa phương. Tiến sĩ Kissinger chỉ ra rằng, danh từ Á châu do người Tây phương nặn ra sau khi họ đặt chân đến đó vào thế kỷ 15. Tại đó Trung quốc, đơn vị lãnh thổ lớn nhất tự xem mình là trung tâm thế giới thay trời ban bố trật tự để trị dân – nhân dân toàn thế giới. Bước vào thế kỷ 21, Trung quốc vươn lên như một quốc gia hùng mạnh và không ngừng trăn trở dung hòa cái khung Westphalia với ý niệm vai trò chủ quản của mình dưới bầu trời thế giới.
Kissinger nhấn mạnh rằng tuy Hoa Kỳ và Trung quốc quan niệm khác nhau về dân chủ và nhân quyền, nhưng trong cuộc chạy đua trước mắt cả hai nước đều thấy tránh đụng độ nhau là cần thiết. Trong cuốn “World Order” Kissinger cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc ít nguy hiểm hơn là quan hệ giữa Trung quốc với các nước trong vùng. Đông Á là “vùng nóng” có thể bật lửa bất cứ lúc nào.
Một trăm năm mươi (150) năm sau, tại Hội nghị ở thành Vienna (Congress of Vienna) 1814-1815 hai nhà ngoại giao Pháp Talleyrand và Áo Klemens von Metternich chính thức công bố nguyên tắc “cân bằng thế lực” và áp dụng nguyên tắc này vạch lại ranh giới lãnh thổ quốc gia của hầu hết các nước Âu châu sau các xáo trộn do cuộc cách mạng Pháp 1789 và các cuộc chiến tranh của Napoleon.
Hai nguyên tắc “chủ quyền” (Westphalia), và “cân bằng quyền lực” (Vienna) được tiến sĩ Kissinger đề ra đối với việc duy trì ổn định thế giới hôm nay không được các nhà khoa học chính trị đồng ý cho là quá đơn giản trong một thế giới quá phức tạp nhưng cũng phải đồng ý với nỗ lực trí tuệ đầy tự tín của ông.
Đương nhiên thực tế cho thấy cái quan niệm về quốc gia và chính trị của Tây phương được áp đặt từ thời đại thuộc địa đến nay đã phải chật vật tranh đấu với các luồng tư tưởng khác. Thí dụ tại Trung đông. Ở đó sự tranh chấp không phải là “quốc gia” và “chủ quyền” mà là giữa hai giáo phái Shiite và Sunni của đạo Hồi.
Cái trật tự Westphalia một thời ngự trị tại Trung đông đang bị đe dọa bởi phong trào Hồi giáo không biên giới như phong trào chính trị Muslim Brotherhood, phong trào Jihad chống văn hóa Tây phương như al-Qaeda và Quốc gia Hồi giáo ISIS. Theo Kissinger phong trào ISIS đang làm biến thể quan niệm “quốc gia trong một biên giới xác định” thành một cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc đậm màu sắc tôn giáo có khả năng đưa Trung đông đến hỗn loạn và chiến tranh như chiến tranh tại Âu châu thời tiền Westphalia.
Kissinger đặc biệt nghiên cứu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran. Một bên, Hoa Kỳ chủ trương duy trì trật tự thế giới theo mẫu Westphalia, một bên – Iran – muốn nằm ra ngoài cái trật tự đó. Kissinger đi ngược dòng lịch sử của Iran trở về đế quốc Ba Tư để giải thích tại sao Iran luôn luôn bị dằng co giữa hai ý niệm “một quốc gia” hay “một lý tưởng”. Và sự theo đuổi một lý tưởng của Iran làm cho cuộc thương thuyết chương trình nguyên tử của Iran trở nên phức tạp. Ông Kissinger cho rằng để thuyết phục Iran, nghệ thuật ngoại giao chưa đủ, Hoa Kỳ cần dùng nguyên tắc cân bằng thế lực bằng cách liên kết khối Sunni để cân bằng với khối Shiite của Iran.
Ông Kissingr tiên đoán cuộc thương thuyết nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Iran hiện nay sẽ đưa đến kết quả: Hoặc Iran trở thành quốc gia lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo hay trở thành một nước lớn khép mình trong khuôn khổ của hệ thống Westphalia.
Ngoài Trung đông, Á châu cũng là nơi quan niệm ổn định Tây phương đụng chạm với quan niệm tổ chức địa phương. Tiến sĩ Kissinger chỉ ra rằng, danh từ Á châu do người Tây phương nặn ra sau khi họ đặt chân đến đó vào thế kỷ 15. Tại đó Trung quốc, đơn vị lãnh thổ lớn nhất tự xem mình là trung tâm thế giới thay trời ban bố trật tự để trị dân – nhân dân toàn thế giới. Bước vào thế kỷ 21, Trung quốc vươn lên như một quốc gia hùng mạnh và không ngừng trăn trở dung hòa cái khung Westphalia với ý niệm vai trò chủ quản của mình dưới bầu trời thế giới.
Kissinger nhấn mạnh rằng tuy Hoa Kỳ và Trung quốc quan niệm khác nhau về dân chủ và nhân quyền, nhưng trong cuộc chạy đua trước mắt cả hai nước đều thấy tránh đụng độ nhau là cần thiết. Trong cuốn “World Order” Kissinger cho rằng quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung quốc ít nguy hiểm hơn là quan hệ giữa Trung quốc với các nước trong vùng. Đông Á là “vùng nóng” có thể bật lửa bất cứ lúc nào.
* * *
Ông Kissinger nêu ra hai luồng tư tưởng hình thành chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Thứ nhất là “tính thực tế” (pragmatic realism) của tổng thống Theodore Roosevelt (tổng thống thứ 26, hai nhiệm kỳ 1901-1908) và thứ hai là “tính phóng khoáng lý tưởng” (liberal idealism) của tổng thống Woodrow Wilson (tổng thống thứ 28, hai nhiệm kỳ 1912-1920).
Bàn về cung cách chấm dứt hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, Kissinger bóng bẩy đồng ý với những ai chê tổng thống Obama không lèo lái vững. Nhắc đến những cuộc chiến tranh Hoa Kỳ dính vào rồi bỏ dở nữa chừng tiến sĩ Kissinger không che dấu sự nghi ngờ của ông đối với các nhà lãnh đạo (trong đó có tổng thống Obama) chọn hành động phóng khoáng lý tưởng “kiểu Wilson” cuối cùng đưa đến những thất bại về chính sách ngoại giao.
Kissinger viết, “người chỉ trích cho rằng các thất bại đó do sự thiếu khả năng trí tuệ của nhà lãnh đạo, nhưng với các sử gia thì đó là vì người lãnh đạo không giải quyết được mâu thuẫn giữa quân sự và ngoại giao, giữa lý tưởng và thực tế, giữa sức mạnh tổng hợp và tính hợp lý của hành động”.
Tuy nhiên Kissinger không đứng hẵn một bên, mặc dù ông thiên về tính thực tế. Ông viết:“Hoa Kỳ không còn là Hoa Kỳ nếu từ bỏ các quan niệm lý tưởng của mình”. Theo ông Hoa Kỳ không thể thiếu Âu châu, một đồng minh then chốt. Nếu hợp tác nhau Hoa Kỳ và Âu châu sẽ có ảnh hưởng lớn đối với các vấn đề trên thế giới và có thể gíúp nhau tránh những quyết định chiến lược sai lầm.
Ông Kissinger cảnh giác các nước dân chủ đừng tự cho mình luôn luôn đúng. Ông nghi ngờ một số nguyên tắc “phóng khoáng quốc tế” (liberal internationalism) thời thượng, thí dụ nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ” (reaponsibility to protect), nghĩa là nếu một nhà cai trị độc ác với dân mình thì thế giới có quyền can thiệp. Theo Wolfgang Ischinger sự nghi ngờ này của Kissinger là quá đáng vì nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ” có thể giúp bảo vệ trật tự thế giới hơn là tạo bất ổn.
Dẫn chứng mùa Xuân A Rập năm 2011 đưa đến sự sụp đổ hằng loạt các nước độc tài ở Bắc Phi châu và Trung đông (những chế độ độc tài do các nước Tây phương tạo ra với hy vọng tạo ổn định) ông Kissinger kết luận rằng sự độc tài không thể duy trì ổn định lâu dài được. Phải cần có dân chủ. Tuy nhiên ván bài Bắc Phi châu không phải dễ. Câu hỏi cho những thập niên tới là “bao nhiêu dân chủ là liều lượng vừa đủ?”
Bàn về cung cách chấm dứt hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, Kissinger bóng bẩy đồng ý với những ai chê tổng thống Obama không lèo lái vững. Nhắc đến những cuộc chiến tranh Hoa Kỳ dính vào rồi bỏ dở nữa chừng tiến sĩ Kissinger không che dấu sự nghi ngờ của ông đối với các nhà lãnh đạo (trong đó có tổng thống Obama) chọn hành động phóng khoáng lý tưởng “kiểu Wilson” cuối cùng đưa đến những thất bại về chính sách ngoại giao.
Kissinger viết, “người chỉ trích cho rằng các thất bại đó do sự thiếu khả năng trí tuệ của nhà lãnh đạo, nhưng với các sử gia thì đó là vì người lãnh đạo không giải quyết được mâu thuẫn giữa quân sự và ngoại giao, giữa lý tưởng và thực tế, giữa sức mạnh tổng hợp và tính hợp lý của hành động”.
Tuy nhiên Kissinger không đứng hẵn một bên, mặc dù ông thiên về tính thực tế. Ông viết:“Hoa Kỳ không còn là Hoa Kỳ nếu từ bỏ các quan niệm lý tưởng của mình”. Theo ông Hoa Kỳ không thể thiếu Âu châu, một đồng minh then chốt. Nếu hợp tác nhau Hoa Kỳ và Âu châu sẽ có ảnh hưởng lớn đối với các vấn đề trên thế giới và có thể gíúp nhau tránh những quyết định chiến lược sai lầm.
Ông Kissinger cảnh giác các nước dân chủ đừng tự cho mình luôn luôn đúng. Ông nghi ngờ một số nguyên tắc “phóng khoáng quốc tế” (liberal internationalism) thời thượng, thí dụ nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ” (reaponsibility to protect), nghĩa là nếu một nhà cai trị độc ác với dân mình thì thế giới có quyền can thiệp. Theo Wolfgang Ischinger sự nghi ngờ này của Kissinger là quá đáng vì nguyên tắc “trách nhiệm bảo vệ” có thể giúp bảo vệ trật tự thế giới hơn là tạo bất ổn.
Dẫn chứng mùa Xuân A Rập năm 2011 đưa đến sự sụp đổ hằng loạt các nước độc tài ở Bắc Phi châu và Trung đông (những chế độ độc tài do các nước Tây phương tạo ra với hy vọng tạo ổn định) ông Kissinger kết luận rằng sự độc tài không thể duy trì ổn định lâu dài được. Phải cần có dân chủ. Tuy nhiên ván bài Bắc Phi châu không phải dễ. Câu hỏi cho những thập niên tới là “bao nhiêu dân chủ là liều lượng vừa đủ?”
* * *
Cuốn sách của Kissinger xoay quanh chủ đề “quốc gia” (nation-state) là cấu trúc an toàn của thế giới. Ông không cho các định chế quốc tế hay các động lực không có tính quốc gia (nonstate actors) là quan trọng. Ông cho rằng thế giới ổn định trong suốt 100 năm cho đến khi xẩy ra thế giới chiến tranh lần thứ nhất (1914) là nhờ hội nghị Vienna (1814) đặt ra nguyên tắc “cân bằng thế lực giữa các quốc gia có chủ quyền”. Năm 1914, các nước Âu châu phá vỡ sự đồng thuận của Hội nghi Vienna đã đưa đến chiến tranh. Và Kissinger lập luận rằng tình hình thế giới hôm nay không khác gì năm 1914. Nếu các quốc gia đi ra ngoài cái khung tôn trọng chủ quyền quốc gia thì thế giới khó tránh được chiến tranh.
Dưới góc nhìn đó Kissinger không mấy phấn khởi về sự hình thành “Cộng đồng Âu châu”, một mẫu “cộng đồng” nhiều nơi trên thế giới đang mô phỏng theo có thể đưa đến sự phá bỏ ranh giới giữa các quốc gia. Ông cho rằng Âu châu là một vùng đất đặc biệt, nơi khai sinh chủ thuyết Westphalia có thể dọ dẫm thí nghiệm mô thức tổ chức mới, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu áp dụng tại các vùng đất khác trên thế giới. Ông nhấn mạnh, cái khung Westphalia vẫn còn là căn bản của trật tự thế giới hôm nay.
Ngoài việc xác định chính sách của các nước lớn là chính, cuốn sách “World Order” của tiến sĩ Kissinger không quên các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến trật tự thế giới như (1) kinh tế toàn cầu, (2) sự thay đổi của thời tiết do độ nóng của khí quyển và (3) sự tiến bộ của kỹ thuật. Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia lệ thuộc vào nhau, dựa vào nhau đưa đến những tiến bộ kinh tế và cơm áo, nhưng vấn nạn là toàn cầu hóa cũng làm cho sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng sâu đậm. Toàn cầu hóa giúp các thế lực trên thế giới dùng áp lực kinh tế để ép các nước khác thuần phục thay vì dùng vũ lực. Vũ khí kinh tế hiện nay là vũ khí duy nhất Tây phương dùng áp lực Iran từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử và áp lực tổng thống Vladimir Putin thay đổi chính sách xâm lấn Ukraine.
Thời tiết, nói chung là bão táp, lụt lội, động đất cũng có thể làm thay đổi trật tự thế giới. Hiện nay các nhà khoa học và một số chính trị gia đang tìm cách kiểm soát sự thay đổi của thời tiết ảnh hưởng đến hàng tỉ người trên thế giới do độ nóng của bầu không khí. Có thể đã chậm, nhưng chậm còn hơn không.
Trước một đại họa về thời tiết, những quốc gia yếu kém có thể không đủ khả năng duy trì ổn định quốc gia đưa đến xáo trộn, nhưng trong cơn mất mát chung, thế giới sẽ đứng bên nhau với sáng kiến mới như đã đứng bên nhau sau hoang tàn do thế giới chiến tranh lần thứ hai mang lại. Liên hiệp quốc và các cơ chế tài chánh do hội nghị Bretton Woods (3)thành lập như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) hình thành trên đổ nát của thế chiến 2 đã góp phần ổn định thế giới từ năm 1944 đến nay.
Về ảnh hưởng của kỹ thuật, Kissinger không thoải mái, nhất là đối với kỹ thuật tin học“internet” mà ông nghĩ nó làm cho con người sống hời hợt bên cạnh sự phức tạp của thế giới. Kissinger viết: “một cái bấm con chuột giúp bạn biết một chi tiết về sử hay địa bạn đang cần, nhưng điều đó không làm cho bạn thông thái hơn.” Đặt hy vọng vào thế giới ảo (cyberspace) để xây dựng và giải quyết các vấn đề thật của thế giới – theo Kissinger – là một ảo tưởng.
Nhưng nhiều giới, nhất là giới trẻ không đồng ý với Kissinger. Kỹ thuật (vận chuyển, thông tin…) rõ ràng đã giúp thay đổi cung cách lãnh đạo và kỹ thuật ngoại giao. Các nhà ngoại giao phải sẵn sàng trước ống kính truyền hình, phải có tài thương thuyết, vừa phải có khả năng truyền đạt. Và kỹ thuật thông tin đã thay đổi cách ứng xử của các nước lớn trong lĩnh vực quốc phòng. Phòng chống sự xâm nhập điện toán cũng như khả năng xâm nhập hệ thống điện toán của địch cũng quan trọng không kém trong việc bảo vệ và chế tạo vũ khí tấn công.
Qua cuốn “World Order” độc giả thoáng thấy hình như Kissinger ao ước một hội nghị Vienna của thế kỷ 21. Ông nhìn nhận nền chính trị thế giới đang bị ảnh hưởng bởi các ý niệm liên quốc gia (transnational), của sự tiến bộ tin học, của vũ khí giết người tập thể, của nạn khủng bố, và không thể ép vào cái khung Westphalia dựa trên nguyên tắc “chủ quyền”quốc gia, nhưng theo ông quan hệ giữa các siêu cường vẫn là yếu tố then chốt cho sự ổn định của thế giới. Vấn đề là: Ai sẽ là siêu cường?
Theo Kissinger, không cần phải có một trận “Chiến tranh 30 năm” để tạo điều kiện cho một tân Westphalia ra đời, và sau đó một Hội nghị Vienna chia lại thế giới. Kissinger tin sẽ có một biến chuyển trong hòa bình.
Đó là món quà quý hiếm Kissinger tặng cho những ai không muốn thấy một cuộc so gươm trong thế kỷ 21./.
Dưới góc nhìn đó Kissinger không mấy phấn khởi về sự hình thành “Cộng đồng Âu châu”, một mẫu “cộng đồng” nhiều nơi trên thế giới đang mô phỏng theo có thể đưa đến sự phá bỏ ranh giới giữa các quốc gia. Ông cho rằng Âu châu là một vùng đất đặc biệt, nơi khai sinh chủ thuyết Westphalia có thể dọ dẫm thí nghiệm mô thức tổ chức mới, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu áp dụng tại các vùng đất khác trên thế giới. Ông nhấn mạnh, cái khung Westphalia vẫn còn là căn bản của trật tự thế giới hôm nay.
Ngoài việc xác định chính sách của các nước lớn là chính, cuốn sách “World Order” của tiến sĩ Kissinger không quên các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến trật tự thế giới như (1) kinh tế toàn cầu, (2) sự thay đổi của thời tiết do độ nóng của khí quyển và (3) sự tiến bộ của kỹ thuật. Toàn cầu hóa làm cho các quốc gia lệ thuộc vào nhau, dựa vào nhau đưa đến những tiến bộ kinh tế và cơm áo, nhưng vấn nạn là toàn cầu hóa cũng làm cho sự cách biệt giàu nghèo càng ngày càng sâu đậm. Toàn cầu hóa giúp các thế lực trên thế giới dùng áp lực kinh tế để ép các nước khác thuần phục thay vì dùng vũ lực. Vũ khí kinh tế hiện nay là vũ khí duy nhất Tây phương dùng áp lực Iran từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí nguyên tử và áp lực tổng thống Vladimir Putin thay đổi chính sách xâm lấn Ukraine.
Thời tiết, nói chung là bão táp, lụt lội, động đất cũng có thể làm thay đổi trật tự thế giới. Hiện nay các nhà khoa học và một số chính trị gia đang tìm cách kiểm soát sự thay đổi của thời tiết ảnh hưởng đến hàng tỉ người trên thế giới do độ nóng của bầu không khí. Có thể đã chậm, nhưng chậm còn hơn không.
Trước một đại họa về thời tiết, những quốc gia yếu kém có thể không đủ khả năng duy trì ổn định quốc gia đưa đến xáo trộn, nhưng trong cơn mất mát chung, thế giới sẽ đứng bên nhau với sáng kiến mới như đã đứng bên nhau sau hoang tàn do thế giới chiến tranh lần thứ hai mang lại. Liên hiệp quốc và các cơ chế tài chánh do hội nghị Bretton Woods (3)thành lập như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) hình thành trên đổ nát của thế chiến 2 đã góp phần ổn định thế giới từ năm 1944 đến nay.
Về ảnh hưởng của kỹ thuật, Kissinger không thoải mái, nhất là đối với kỹ thuật tin học“internet” mà ông nghĩ nó làm cho con người sống hời hợt bên cạnh sự phức tạp của thế giới. Kissinger viết: “một cái bấm con chuột giúp bạn biết một chi tiết về sử hay địa bạn đang cần, nhưng điều đó không làm cho bạn thông thái hơn.” Đặt hy vọng vào thế giới ảo (cyberspace) để xây dựng và giải quyết các vấn đề thật của thế giới – theo Kissinger – là một ảo tưởng.
Nhưng nhiều giới, nhất là giới trẻ không đồng ý với Kissinger. Kỹ thuật (vận chuyển, thông tin…) rõ ràng đã giúp thay đổi cung cách lãnh đạo và kỹ thuật ngoại giao. Các nhà ngoại giao phải sẵn sàng trước ống kính truyền hình, phải có tài thương thuyết, vừa phải có khả năng truyền đạt. Và kỹ thuật thông tin đã thay đổi cách ứng xử của các nước lớn trong lĩnh vực quốc phòng. Phòng chống sự xâm nhập điện toán cũng như khả năng xâm nhập hệ thống điện toán của địch cũng quan trọng không kém trong việc bảo vệ và chế tạo vũ khí tấn công.
Qua cuốn “World Order” độc giả thoáng thấy hình như Kissinger ao ước một hội nghị Vienna của thế kỷ 21. Ông nhìn nhận nền chính trị thế giới đang bị ảnh hưởng bởi các ý niệm liên quốc gia (transnational), của sự tiến bộ tin học, của vũ khí giết người tập thể, của nạn khủng bố, và không thể ép vào cái khung Westphalia dựa trên nguyên tắc “chủ quyền”quốc gia, nhưng theo ông quan hệ giữa các siêu cường vẫn là yếu tố then chốt cho sự ổn định của thế giới. Vấn đề là: Ai sẽ là siêu cường?
Theo Kissinger, không cần phải có một trận “Chiến tranh 30 năm” để tạo điều kiện cho một tân Westphalia ra đời, và sau đó một Hội nghị Vienna chia lại thế giới. Kissinger tin sẽ có một biến chuyển trong hòa bình.
Đó là món quà quý hiếm Kissinger tặng cho những ai không muốn thấy một cuộc so gươm trong thế kỷ 21./.
Trần Bình Nam (thuật)
April 13, 2015
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
April 13, 2015
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com
Ghi chú:
(1) Jihadist: Người Hồi giáo quá khích chống ảnh hưởng của Tây phương và bất cứ chính phủ Hồi giáo nào không theo luật lệ của đạo Hồi.
(2) Thirty-years War: cuộc chiến tranh khốc liệt nhất tại Âu châu từ năm 1618 đến năm 1648 giữa các nước theo đạo Tin lành và Thiên chúa giáo La mã, dần dần kéo tất cả các nước lớn vào cuộc. Cuộc chiến tranh làm cho các nước Âu châu kiệt quệ, dân số Đức, Ý và Hòa Lan giảm sút và kết thúc bằng hội nghị Westphalia triệu tập tại Westfalen, Đức quốc đặt căn bản trên “chủ quyền” và “quyền chủ quyền” quốc gia. Khi ảnh hưởng của Âu châu lan ra trên thế giới qua phong trào thiết lập thuộc địa, quan niệm chủ quyền quốc gia trở thành luật quốc tế giúp ổn định hòa bình thế giới.
(3) Bretton Woods (bang New Hampshire, Hoa Kỳ). Năm 1944 Liên hiệp quốc họp ký các chính sách tài chánh quốc tế ấn định sự trao đổi tiền tệ quốc tế và khai sinh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).
(1) Jihadist: Người Hồi giáo quá khích chống ảnh hưởng của Tây phương và bất cứ chính phủ Hồi giáo nào không theo luật lệ của đạo Hồi.
(2) Thirty-years War: cuộc chiến tranh khốc liệt nhất tại Âu châu từ năm 1618 đến năm 1648 giữa các nước theo đạo Tin lành và Thiên chúa giáo La mã, dần dần kéo tất cả các nước lớn vào cuộc. Cuộc chiến tranh làm cho các nước Âu châu kiệt quệ, dân số Đức, Ý và Hòa Lan giảm sút và kết thúc bằng hội nghị Westphalia triệu tập tại Westfalen, Đức quốc đặt căn bản trên “chủ quyền” và “quyền chủ quyền” quốc gia. Khi ảnh hưởng của Âu châu lan ra trên thế giới qua phong trào thiết lập thuộc địa, quan niệm chủ quyền quốc gia trở thành luật quốc tế giúp ổn định hòa bình thế giới.
(3) Bretton Woods (bang New Hampshire, Hoa Kỳ). Năm 1944 Liên hiệp quốc họp ký các chính sách tài chánh quốc tế ấn định sự trao đổi tiền tệ quốc tế và khai sinh Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).