Hà Nội “áp” chỉ tiêu thu “thuế đường” cho từng quận
Cập nhật lúc: 14h25" | 14/04/2015(VnMedia) - UBND TP Hà Nội vừa giao chỉ tiêu thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe môtô trên địa bàn các quận, huyện trong năm 2015.
Cụ thể, quận Đống Đa là hơn 20 tỷ đồng; Hai Bà Trưng gần 18 tỷ đồng; huyện Đông Anh gần 15 tỷ đồng; huyện Thanh Trì hơn 12 tỷ đồng…
Với mức thu đối với xe dưới 100cm3 là 50.000 đồng/năm, xe trên 100cm3 là 100.000 đồng/năm, UBND thành phố Hà Nội dự tính trong năm 2015 sẽ thu được hơn 286 tỷ đồng “thuế đường” của các xe máy.
Theo quy định của thành phố, các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng hoặc quản lý xe mô tô thuộc đối tượng chịu phí là người nộp phí. Riêng xe mô tô của các lực lượng công an, quốc phòng, xe mô tô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo do UBND thành phố quy định thì được miễn phí.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội vừa giao chỉ tiêu thu "thuế đường" đối với xe máy cho các quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện công việc trên, lãnh đạo UBND TP Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải và Quỹ bảo trì đường bộ Hà Nội đôn đốc các địa phương tổ chức thu phí, quản lý, sử dụng nguồn thu phí đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm.
Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp số liệu thu phí theo tháng và cả năm trên địa bàn các xã, phường, thị trấn theo địa bàn quản lý gửi Quỹ bảo trì đường bộ Hà Nội, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải.
Cả nước sẽ thu được 8.500 tỷ đồng "thuế đường" trong năm 2015
Theo báo cáo của Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương, kết thúc năm 2014, số dư tại quỹ trong năm 2014 còn gần 700 tỷ đồng. Số dư này sẽ được kết chuyển sang năm 2015.
Cụ thể là, trong năm 2014, tổng thu tài khoản tại kho bạc nhà nước là 8.059,897 tỷ đồng, trong đó có 660, 865 tỷ đồng của năm 2013. Theo tỷ lệ phân bổ của Quỹ, nguồn quỹ Trung ương là 6.019,587 tỷ đồng, quỹ địa phương là 2.040,309 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2014, Quỹ Bảo trì đường bộ đã chi 6.419,176 tỷ đồng, bao gồm các hoạt động, như: Chi Bảo trì đường bộ năm 2014, 4.350,002 tỷ đồng; Mua lại quyền thu phí trạm Bãi Cháy, Hoàng Mai, 190,615 tỷ đồng; Trả nợ dự án SC, khôi phục Quốc lộ 5, 182,970 tỷ đồng... Như vậy, số dư hiện tại trong quỹ còn khoảng gần 700 tỷ đồng. Số dư này sẽ được chuyển sang cho năm 2015.
Trong năm 2014, Quỹ Trung ương đã thành lập các Đoàn công tác để làm việc với các quỹ bảo trì đường bộ địa phương và các sở giao thông vận tải để kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Trung ương năm 2013 và 2014 dành cho công tác bảo trì các quốc lộ ủy thác và hệ thống đường bộ địa phương.
Qua thực tế kiểm tra và báo cáo của các cơ quan, đơn vị cho thấy đã thực hiện việc quản lý sử dụng kinh phí từ Quỹ Trung ương đúng mục đích, các dự án sửa chữa, bảo trì đường bộ cơ bản được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, công tác bảo trì và giải ngân đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy hiệu quả nguồn vốn bảo trì đường bộ.
Đối với hoạt động tại các địa phương, tính đến hết năm 2014, đã 63 Quỹ bảo trì đường bộ tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, bộ máy, kinh phí hoạt động cũng như biên chế của các này vẫn chưa thống nhất trong triển khai hoạt động dẫn đến thất thoát kinh phí của Quỹ.
Theo báo cáo của các quỹ bảo trì đường bộ địa phương, tính đến hết ngày 31/12/2014, đã có 61/63 địa phương ban hành mức thu phí xe máy (trong đó, 56/60 địa phương đang triển khai thực hiện thu để hòa vào nguồn Quỹ ĐP theo quy định). Các địa phương còn lại đang xây dựng phương án thu và mức thu trình Hội đồng nhân dân xem xét, triển khai. Một số địa phương hoãn thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện mô tô - xe máy năm 2014 (bắt đầu thu từ năm 2015).
Theo dự kiến, trong năm 2015, Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương sẽ đạt khoảng gần 8.500 tỷ đồng, trong đó thu phí sử dụng đường bộ từ xe ô tô khoảng 4.645 tỷ đồng, còn lại là ngân sách nhà nước cấp bổ sung và nguồn dư cả năm 2014 chuyển sang.
>> Hộ nghèo ở Thủ đô được miễn “thuế đường” xe máy
>> Xe dừng chạy từ 30 ngày được hoàn "thuế đường"
>> Tăng thu "thuế đường" với xe máy
>> "Thuế đường" qua Pháp Vân - Cầu Giẽ cao nhất 180.000 đồng/xe
- Những quy định gây tranh cãi năm 2012 (VNE)
Xe chính chủ, chứng minh thư ghi tên bố mẹ, tổ chức tiệc cưới không quá 300 người, phạt 5 triệu đồng khi nghe điện thoại ở cây xăng, chỉ bán thịt sau 8 giờ giết mổ... là những quy định gây nhiều tranh cãi nhất năm 2012.
'Xe chính chủ'
Quy định "xe chính chủ" đã gây ra rất nhiều tranh cãi, vì thế Chính phủ đã yêu cầu tạm thời chưa phạt lỗi phương tiện chưa sang tên đổi chủ. Ảnh: Bá Đô.
Theo Nghị định 71, từ ngày 10/11, cảnh sát giao thông sẽ áp dụng mức phạt 6-10 triệu đồng với ôtô và một triệu đồng với xe máy không sang tên đổi chủ. Quy định này khiến hàng trăm nghìn người lo lắng vì đang sử dụng xe không chính chủ, trong đó nhiều trường hợp không thể tìm được chủ cũ. Nhiều người lo lắng liệu có phải mang hộ khẩu khi tham gia giao thông để chứng minh xe mượn chứ không phải "xe không chính chủ".
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội khẳng định, nghị định này "sai luật và không khả thi"; mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước. Còn Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Đinh Xuân Thảo cho rằng, nên hoãn thi hành nghị định 6 tháng đến 1 năm, đồng thời giảm mức phí sang tên đổi chủ.
Trước phản ứng của dư luận, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an sớm soạn thông tư hướng dẫn và trong lúc chờ thông tư, lực lượng chức năng chưa phạt lỗi phương tiện chưa sang tên, đổi chủ. Các bộ ngành cũng đang nghiên cứu giảm mức phí sang tên đổi chủ xuống 1%.
Chó mèo cũng phải 'chính chủ'
Theo kế hoạch khống chế và loại trừ bệnh dại năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cấp chính quyền và ngành thú y phải lập sổ theo dõi số lượng chó, mèo nuôi, số hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn; thành lập các đội chuyên bắt giữ chó mèo thả rông. Số chó, mèo bị bắt này sẽ được theo dõi sức khỏe và chờ chủ gia súc đến nhận. Sau 72 giờ, nếu không có người đến nhận sẽ tiến hành tiêu hủy.
Trong khi một số người cho rằng, chó mèo cũng nên có "chứng minh thư" để dễ quản lý thì nhiều ý kiến cho rằng quy định này là phiền phức và không khả thi. Ví dụ một gia đình nuôi 2 con chó và 7 con mèo (cả số vừa sinh) thì phải đưa toàn bộ số chó, mèo này đến UBND huyện để đăng ký và xin số.
Theo quy định mới, chó mèo cũng sẽ được cấp sổ để quản lý. Ảnh: MP.
Theo một cán bộ thú y, do nằm trong khuôn khổ một chương trình quốc gia nên quyết định mới của Bộ Nông nghiệp nhằm tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu (nâng cao nhận thức của người dân và chất lượng giám sát của ngành thú y, chính quyền các cấp về bệnh dại) chứ không phải là một văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc. Quyết định mới vì thế cũng không quy định chế tài, chẳng hạn như phạt tiền chủ vật nuôi trong trường hợp không đăng ký với UBND xã, phường về chó, mèo của hộ mình.
Giấy chứng minh nhân dân ghi tên bố mẹ
Thông tư 27/2012 của Bộ Công an quy định về mẫu CMND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7. Theo đó, CMND mới là thẻ nhựa, mặt trước sẽ có những thông tin cơ bản của cá nhân công dân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quê quán, nơi thường trú. Mặt sau có mã vạch hai chiều, dấu vân tay ngón trỏ trái và phải, đặc điểm nhận dạng, họ và tên cha, họ và tên mẹ.
Mẫu chứng minh nhân dân mới được cấp ngày 21/9 ở Hà Nội. Ảnh: Hà Anh.
Khi thông tư bắt đầu được triển khai đã gây rất nhiều tranh cãi, thậm chí có ý kiến phản đối từ chính những cơ quan pháp luật. Vụ trưởng Hành chính Tư pháp (Bộ Tư pháp) Trần Thất cho rằng: "Quản bằng vân tay như hiện nay là cao nhất rồi, giờ thêm tên cha mẹ vào không giúp gì hơn cho quản lý, lại tạo ra phản cảm cho dân, vi phạm quyền con người".
Nhà hàng chỉ tổ chức tiệc cưới khi có giấy đăng ký kết hôn
Đầu tháng 12, Sở VHTT&DL TP HCM đã họp lấy ý kiến đóng góp của hơn 60 doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng tổ chức tiệc cưới tại các quận nội thành về cách tổ chức "thực hiện các tiêu chuẩn công nhận cơ sở, nhà hàng tiệc cưới văn hóa 2012 - 2015". Trong tiêu chuẩn về văn minh - lành mạnh - tiết kiệm có nội dung "cơ sở, nhà hàng chỉ tiến hành tổ chức tiệc cưới khi có giấy chứng nhận kết hôn".
"Tiêu chuẩn" này ngay sau đó đã bị rất nhiều người cho là không phù hợp với thực tế vì "cưới là cưới mà kết hôn là kết hôn". Còn các doanh nghiệp thì cho rằng "nhà hàng chỉ là nơi để tổ chức tiệc cưới, không phải là cơ quan quản lý nhà nước nên không có quyền yêu cầu khách hàng phải trình giấy chứng nhận kết hôn".
Theo một cán bộ Sở VHTT&DL TP HCM, việc tổ chức một đám cưới đúng pháp luật là cần thiết. Nhiều khách hàng sẵn sàng chấp nhận một vài điều kiện để được tổ chức tại các nhà hàng có đầy đủ các yếu tố văn minh, lịch sự, tiết kiệm, có văn hóa. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đặt ra là mang tính tự nguyện, không bắt buộc các nhà hàng đăng ký tham gia.
Công chức thủ đô tổ chức tiệc cưới không quá 50 mâm
Tháng 10 năm nay, Thành ủy Hà Nội đã ban hành quy định về văn minh việc cưới. Theo đó, khách mời không quá 300 người (tương đương 50 mâm cỗ), nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì không quá 600 người; không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không mời khách trong giờ làm việc. Thành ủy cũng yêu cầu không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của dân cư và cán bộ công chức (khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp...).
Quy định này đã nhận được những ý kiến trái chiều. Những ý kiến ủng hộ cho rằng đây là quy định nhằm thực hiện chủ trương tiết kiệm. Luồng ý kiến phản đối cho rằng, quy định này đã can thiệp quá sâu vào đời sống cá nhân, việc đếm người, đếm mâm đám cưới là không khả thi.
Quy định chỉ được bán thịt lợn tối đa sau 8 giờ giết mổ đã gặp nhiều phản ứng và đã bị bãi bỏ. Ảnh: Thiên Chương.
Chỉ được bán thịt trong vòng 8 giờ sau khi giết mổ
Theo thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ 3/9, các sản phẩm thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường chỉ được bày bán trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ. Ngay sau khi ban hành thông tư, dư luận đã đặt nhiều câu hỏi về tính khả thi. Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã quyết định dừng thực hiện thông tư này.
"Về mặt khoa học, tiêu chuẩn quốc tế thì quy định này có thể phù hợp, nhưng điều kiện thực tế ở Việt Nam chưa cho phép; nên cân nhắc để vừa đảm bảo tính thực thi, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nói.
Người nghe điện thoại ở cây xăng sẽ bị phạt có thể tới 5 triệu đồng. Ảnh: V0V
Phạt 5 triệu đồng khi nghe điện thoại di động ở cây xăng
Mức phạt này được ghi trong Nghị định 52 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực từ 5/8. Theo đó, việc sử dụng điện thoại di dộng tại các trạm bán xăng sẽ bị cấm và phạt 2-5 triệu đồng, tăng gấp 10 lần so với quy định trước đây. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ thực hiện việc bắt "quả tang", lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Dù cho rằng việc xử phạt là cần thiết, song quy định này bị nhiều người nghi ngờ về tính khả thi khi thực hiện bởi nhiều người vẫn vô tư vi phạm sau khi nghị định có hiệu lực nhưng không bị xử phạt. Ngay sau khi quy định có hiệu lực, Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã ký văn bản gửi Bộ trưởng Tư pháp đề nghị xem xét lại tính hợp lý và khả thi của quy định.
Hữu Nguyên - Những quy định gây tranh cãi năm 2012 (VNE). Câu chuyện lái xe chính chủ - Thu phí đường bộ xe máy từ ngày 1/1/2013: Còn phải… chờ cấp trên (PNTĐ). -Sáng kiến (hay tối kiến) chống tiêu cực trong ngành y --
-Không thể lùi thu quỹ bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện
(PL)- Ngày 17-12, Bộ GTVT tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện cho các Sở GTVT khu vực phía Bắc.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đề nghị các cơ quan, đơn vị tạm thời chưa kiến nghị thêm những vấn đề mới về Quỹ bảo trì đường bộ. Trước mắt, các Sở GTVT cần báo cáo để UBND tỉnh, thành làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là đối với việc thu phí xe máy. Sau khi thực hiện từ 3 đến 6 tháng, Bộ sẽ tổng kết và nếu thấy có bất cập sẽ kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp.
“Trước đây, do kinh tế khó khăn chúng ta đã lùi việc thu phí một lần rồi, lần này không thể lùi thêm nữa. Về cách thu, Bộ thấy thu theo đầu phương tiện là hợp lý. Nếu thu qua xăng dầu sẽ rất phức tạp vì không biết hoàn lại tiền cho các ngành nghề khác như thế nào” - ông Trường nói.
-Thu phí trước, điều chỉnh sau (18/12) TT - Tại hội nghị triển khai nghị định 18 và thông tư 197 về thu phí bảo trì đường bộ ngày 17-12, ông Nguyễn Hồng Trường - thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), phó chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ trung ương - đề nghị các địa phương chấp hành thu theo quy định từ ngày 1-1-2013.
Từ ngày 1-1-2013, phí đường bộ không còn thu qua trạm thu phí nhưng chỉ có 17 trạm Nhà nước đóng cửa. Các trạm BOT như trạm thu quốc lộ 51 này vẫn hoạt động - Ảnh: Quang Định
Ông Trường cũng đề nghị các hiệp hội vận tải, địa phương tạm thời chưa kiến nghị những vấn đề mới, tránh những ý kiến trái chiều dẫn đến việc thực hiện lúng túng.
Còn nhiều trăn trở
Tại hội nghị, ông Bùi Danh Liên - chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội - ủng hộ chủ trương thu phí bảo trì đường bộ để nâng cao chất lượng đường sá. Tuy nhiên, ông Liên cho biết đã nhận được nhiều văn bản của các hiệp hội vận tải địa phương kiến nghị xem xét lại mức phí với rơmooc. Theo ông Liên, bối cảnh kinh tế khó khăn, những công ty có hàng loạt rơmooc thiết kế chở ôtô, nằm dài cả năm không chạy chuyến nào vì không có hàng hóa. Ông Liên đề nghị Bộ Tài chính, Bộ GTVT xem xét để có “bước lùi” thu phí lại một năm hoặc giảm mức thu phí khoảng 30% của rơmooc so với xe đầu kéo, vì phải có đầu kéo rơmooc mới chạy được.
Ông Liên cũng nêu thiếu sót về việc miễn thu phí xe máy đối với hộ nghèo. “Trong phụ lục thông tư 197 không có biên bản xác nhận miễn cho hộ nghèo. Nếu không có văn bản này thì ra đường xe máy sẽ bị phạt 800.000-1,2 triệu đồng vì chưa nộp phí bảo trì đường bộ. Vì vậy, Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương làm tem dán lên xe xác nhận xe của hộ nghèo. Thông tư quy định miễn phí thu xe máy của hộ nghèo nhưng mỗi hộ nghèo có 2-3 xe máy rẻ tiền thì có miễn toàn bộ hay chỉ một xe?” - ông Liên đặt câu hỏi.
Việc thu phí ôtô theo kỳ đăng kiểm 3 - 6 - 9 tháng và 1 năm cũng chưa phù hợp với tình hình doanh nghiệp vận tải đang gặp khó khăn hiện nay. “Nếu thu theo chu kỳ 3 hay 6 tháng mỗi xe đóng hơn 1 triệu đồng/tháng thì doanh nghiệp có hàng trăm xe sẽ rất khó khăn trong khi còn phải đóng các loại thuế khác. Đề nghị xem xét đối với xe kinh doanh vận tải nên cho áp dụng thu phí theo từng tháng để giảm áp lực đóng 3-6 tháng/lần” - ông Hoàng Văn Tản, phó tổng thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, kiến nghị.
Bên cạnh đó, ông Tản đề nghị Bộ GTVT công bố danh sách các trạm thu phí sẽ dừng hoạt động khi thực hiện quỹ bảo trì, giúp doanh nghiệp tránh bị động trong việc tính toán giá cước từng tuyến vận tải để ký hợp đồng với khách hàng khi năm 2013 đã cận kề. Đồng thời nên bỏ cả những trạm đã bán quyền thu phí để tránh phí chồng lên phí.
Ông Nguyễn Văn Thanh - phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam - nêu những thắc mắc: “Xe không hoạt động vì thiếu hàng có được miễn phí không? Nếu xe không hoạt động mà gửi sổ đăng kiểm cho cơ quan đăng kiểm giữ thì có được giảm không?”.
Sau 3-6 tháng mới điều chỉnh phát sinh
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết do tình hình kinh tế khó khăn, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng cho lùi thời hạn thực hiện bảy tháng đến ngày 1-1-2013 mới thu, thay vì 1-6-2012. Việc lùi thời hạn đã thực hiện nên bây giờ phải chấp hành đúng quy định. “Còn trong quá trình thực hiện quỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi trên tinh thần đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. Chúng tôi cũng kiến nghị với Chính phủ nếu điều chỉnh thì phải sau 3-6 tháng thực hiện thu quỹ để tổng hợp những bất cập, phát sinh. Trước mắt cứ thực hiện rồi điều chỉnh sau” - ông Trường cho biết.
Theo ông Trường, chi phí cho việc thu phí được quy định ở mức thấp nhất. Nếu thu theo tháng sẽ in thêm tem phiếu, chứng từ, chi phí tăng lên. “Quy định chỉ cho thời gian chậm nộp phí vài ba ngày, nếu quá 3-4 ngày không đóng phí CSGT sẽ phạt, lúc đó tiền phạt còn lớn hơn số tiền thu hằng tháng. Chu kỳ thu theo đăng kiểm 3, 6, 9 tháng và 1 năm là tương đối phù hợp để giảm chi phí in ấn, thời gian doanh nghiệp mang xe đến cơ quan đăng kiểm để nộp phí, dán tem. Còn trong trường hợp những doanh nghiệp có số lượng phương tiện lớn muốn đóng mỗi tháng một lần thì Hội đồng quỹ trung ương giao cơ quan đăng kiểm xem xét và đưa vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên, bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm”.
Ông Trường cho biết trước đây thu phí giao thông qua xăng dầu nhưng không thành công vì giá xăng dầu thay đổi liên tục. Thu qua xăng dầu nhiều khi hòa vào ngân sách nên tách ra dùng bảo trì đường bộ rất bị động. Thứ hai là không công bằng với các đối tượng sử dụng xăng dầu ngoài đường bộ khi 90% xăng dùng vào đường bộ nhưng dầu chỉ dùng 40% nên hoàn phí rất phức tạp.
Về số lượng trạm thu phí bị bãi bỏ, ông Trường cho biết chậm nhất ngày 25-12 sẽ có số lượng cụ thể và công bố công khai. Ngoài các trạm nộp ngân sách nhà nước dừng thu, hiện có năm trạm bán quyền thu phí theo hình thức đấu giá để lấy tiền đầu tư hạ tầng giao thông. Trong đó trạm Bãi Cháy đến tháng 6-2015 sẽ kết thúc hợp đồng, bốn trạm còn lại kết thúc trong năm 2013 và 2014. “Số tiền bán trạm đã sử dụng trước để sửa chữa đường bộ nên giờ tiếp tục thu để bù lại số tiền đó. Nếu dừng thu sẽ mất cân đối nguồn tổng thể trong quỹ bảo trì. Chúng tôi đã xin ý kiến Chính phủ, Bộ Tài chính dừng thu khi hết hợp đồng” - ông Trường lý giải.
Ông Trường đề nghị lãnh đạo các sở GTVT dự hội nghị báo cáo với lãnh đạo tỉnh để lập hội đồng quỹ ở địa phương, tuyên truyền cho người dân rõ chủ trương. “Xe máy trước đây thu qua trạm thu phí nhưng gây ách tắc giao thông và Chính phủ đã bỏ thu. Lần này thu lại để nâng chất lượng các tuyến đường địa phương. Hiện cả nước có 35 triệu xe nên có khoản thu không nhỏ cho duy tu bảo dưỡng đường địa phương” - ông Trường cho biết.
TUẤN PHÙNG
Xe máy đóng từ 50.000-150.000 đồng/năm
Thông tư 197 do Bộ Tài chính ban hành quy định phí sử dụng đường bộ đối với ôtô được thu theo đầu xe thông qua chu kỳ đăng kiểm. Mức thu thấp nhất áp dụng với ôtô chở người dưới 10 chỗ là 130.000 đồng/tháng. Mức thu cao nhất được áp dụng với nhóm xe tải, ôtô chuyên dùng có trọng lượng toàn bộ từ 27 tấn trở lên là 1,04 triệu đồng/tháng.
Đối với xe máy, mức thu với xe có dung tích xilanh đến 100cm3 từ 50.000-100.000 đồng/năm, dung tích xilanh trên 100cm3 thu từ trên 100.000-150.000 đồng/năm. Căn cứ mức thu này, HĐND cấp tỉnh quy định mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Riêng xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ một xilanh áp dụng mức thu 2,16 triệu đồng/năm. UBND cấp xã, phường là cơ quan thu phí đối với xe máy trên địa bàn.
-Thu phí trước, điều chỉnh sau (18/12)
- Chứng minh thư mới… phiền phức mới! (NCT).
- Đà Nẵng: Công bố quy hoạch cho nhân dân biết (DV).
- Ông Nguyễn Đình Hương, cựu Phó Trưởng ban Tổ chức TW, Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ TW nói về việc “chạy” công chức ở Hà Nội: “Tiếng chuông” liệu có thức tỉnh? (NCT). – Phải làm rõ vụ ““chạy” công chức không dưới 100 triệu” (PLTP). –Họ sẽ đòi nợ ai? (ND).
- Việc đóng “hụi chết” cho CSGT trên quốc lộ 20: Văn phòng Bộ Công an yêu cầu kiểm tra, xử lý (PLTP).
Cảnh sát trật tự cơ động “làm luật" - Kỳ 2: Ngã giá ngay tại trụ sở
Thanh Niên
Nếu như Đội trưởng đội Cảnh sát trật tự cơ động Q.6 (TP.HCM) "làm luật" với chủ xe tại quán nhậu, thì Đội Cảnh sát trật tự cơ động - Công an Q.Bình Tân lại công khai hơn, tổ chức ngã giá với chủ xe ngay tại trụ sở. Sau đó chủ xe chung tiền, đọc biển số xe ...
Đeo bám cảnh sát trật tự cơ động bảo kê xe tảiZing News
- Điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh năm 2013 (Petrotimes). – Y tế cơ sở – Bao giờ khởi sắc? (SGGP). – Bộ Y tế sẽ thanh tra TPCN Bổ thận vương (NNVN). – Những bài thuốc bí truyền trên đất mỏ: Tuyệt chiêu ngải cứu (NNVN).
- Hạn hán bắt đầu hoành hành (TT).
- Góc khuất núi vàng Pác Lạng: Cần xử lý nghiêm minh (NNVN).
- Hà Nội: Dàn cảnh móc túi trắng trợn người dừng chờ đèn đỏ (DT).
- Xin mọi người đừng gửi tiền cho tôi nữa! (Kiến thức).
- Quảng Bình: Rắc vôi bột, thuốc trừ sâu không diệt được sinh vật lạ (DT). Hà Nội: Bị bắt vì mang súng K54, lòi ra “kho” súng đạn (Dân trí) - Đấu tranh khai thác đối tượng bị CSCĐ bắt quả tang tàng trữ súng K54, cảnh sát phát hiện một “kho” súng đạn, vũ khí ở nhà đối tượng môi giới mua bán súng. Khoảng 1h ngày 16/12, tổ công tác CSCĐ thuộc Đại đội 6 (Trung đoàn CSCĐ - CATP Hà ...
Bắt giữ kho súng 'khủng' giữa Thủ đôVTC
Bắt 2 người mua bán, tàng trữ súngThanh Niên
Mua súng K54 của người lạAn ninh thủ đô
Cặp đôi teen chết thảm trong phòng trọ-giet ban gai tu tu |An ninh Xa
Tin tức 24h
Sau khi ra tay giết chết thiếu nữ, nghi can đã nhắn gia đình đến phòng trọ và sau đó dùng dao tự cắt cổ mình tự sát. An ninh hình sự cập nhật liên tục tất cả các ngày trong tuần. Ngày 17/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.Thủ Dầu Một và Công an tỉnh Bình …