Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Xã ‘mượn’ đường dân, quyết toán lấy tiền đi chơi!

Xã ‘mượn’ đường dân, quyết toán lấy tiền đi chơi! (phapluattp)
(PL)- Đường do dân làm nhưng quan xã “mượn danh” để quyết toán khống rồi lấy tiền đài thọ cho cán bộ đi nghỉ mát. Cán bộ vi phạm vẫn lên chức.

Hiện dư luận ở huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đang bàn tán câu chuyện về việc các cán bộ xã Thới Xuân (huyện Cờ Đỏ) đã “mượn” hai con đường làm từ phần lớn tiền bạc, công sức của người dân để quyết toán khống nhận tiền rồi đài thọ cho cán bộ đi nghỉ mát. Điều lạ là các cán bộ xã được xác định vi phạm vẫn được cất nhắc lên chức.
“Phù phép” ra tiền trả nợ đi chơi
Theo tìm hiểu, vào năm 2011, lãnh đạo xã Thới Xuân tính toán ngân sách xã có dư nên thống nhất cho cán bộ xã đi du lịch và sau đó sẽ tìm cách quyết toán. Nói là làm, gần cuối tháng 6-2011, xã tổ chức cho cán bộ đi Nha Trang và Đà Lạt với tổng chi phí khoảng 81 triệu đồng. Số tiền này được ứng trước từ hoạt động phí của cơ quan và của vợ Bí thư Đảng ủy xã là ông Lương Phát Đạt (hiện là Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cờ Đỏ).
Đến tháng 2-2012, ông Đạt, Bí thư kiêm Chủ tịch xã, chủ trì cuộc họp với Thường trực HĐND xã, Phó Chủ tịch xã Từ Thanh Hải chỉ đạo cán bộ tài chính-kế toán xã lập thủ tục chi cho hai công trình đổ đá dặm đường ở xã. Việc còn dang dở thì ông Hải tiếp nhận chức chủ tịch xã và ông ký hồ sơ, thủ tục khống nói trên để quyết toán cho hai công trình trên với tổng số tiền hơn 84 triệu đồng.
Thực tế hai công trình trên (xong từ năm 2011) được thực hiện chủ yếu từ nguồn do dân đóng và xã chỉ hỗ trợ 12,5 triệu đồng. Sự việc chỉ “bại lộ” khi một cán bộ lãnh đạo xã này tố đến cơ quan chức năng. Vào cuộc, UBKT Huyện ủy Cờ Đỏ kết luận (giữa năm 2013) việc quyết toán khống xuất phát từ cuộc họp do ông Đạt chủ trì. Và để hợp thức hóa cho bộ hồ sơ, xã đã ký khống hợp đồng thi công với một công ty để nhận hóa đơn GTGT “ma”. Từ việc “phù phép” này, xã đã có được 84 triệu đồng dùng trả nợ cho chuyến đi du lịch.
Đường Thới Trung A do dân bỏ công sức, tiền của ra làm, xã có hỗ trợ chút ít nhưng đã “mượn” để kiếm tiền cho quan xã đi du lịch. Ảnh: GIA TUỆ

Ông Nguyễn Bá Tước cho rằng bầu ông Hải giữ chức chủ tịch HĐND trong khi đang chịu án kỷ luật là không sai. Ảnh: GIA TUỆ
Bị kỷ luật vẫn lên chức
Cơ quan chức năng huyện Cờ Đỏ kết luận ông Đạt vi phạm Luật Ngân sách vì “chi sai chế độ, không đúng mục đích, dự toán ngân sách được giao” và vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm. Tương tự, ông Từ Thanh Hải phê duyệt quyết toán hồ sơ khống là vi phạm Luật Ngân sách, vi phạm quy định của Bộ Tài chính về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách cấp xã. Từ những sai phạm này, tháng 9-2013, ông Đạt bị kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo, còn ông Hải bị kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách (lúc này ông Hải đã làm bí thư Đảng ủy xã - NV).
Tuy nhiên, lạ một điều là mới nhận quyết định kỷ luật chưa tròn ba tháng, đến cuối tháng 12-2013, ông Hải được giới thiệu và bầu giữ chức chủ tịch HĐND xã Thới Xuân. Điều lạ lùng này tiếp tục bị tố đến Ban Nội chính Cần Thơ. Sau đó, tháng 9-2014, Ban Nội chính Cần Thơ trả lời người khiếu nại cho rằng theo Điều lệ Đảng, xét thấy thời gian kỷ luật (một năm - NV) của ông Hải đã hết nên việc bổ nhiệm ông này giữ chức bí thư, chủ tịch HĐND xã là đúng.
Tin vào báo cáo và không kiểm tra
Ông Nguyễn Bá Tước - Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Cờ Đỏ khẳng định việc giới thiệu và bầu ông Hải làm chủ tịch HĐND xã là không sai so với Điều lệ Đảng. “Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất mới cho bầu cử. Cái đó không trật vì đây là kiêm chức chứ chức chính là bí thư” - ông Tước nói. Khi PV hỏi có căn cứ vào Luật Bầu cử HĐND, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn khi giới thiệu và bầu không thì ông Tước nói cái đó ông không rõ.
Trong khi đó, ông Võ Minh Luân - Trưởng phòng Theo dõi các cơ quan nội chính (Ban Nội chính Cần Thơ) cho rằng ông Hải chỉ bị khiển trách. Ngoài ra chức chủ tịch HĐND đây thấp hơn bí thư; Căn cứ vào Điều lệ Đảng, vào báo cáo của UBKT Huyện ủy Cờ Đỏ thì việc giới thiệu, bầu là phù hợp. Nhưng PV nhấn mạnh Luật Cán bộ, công chức không cho nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong vòng 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật (từ khiển trách đến cách chức) cán bộ, công chức có hiệu lực (Điều 82) thì ông Luân nhìn nhận đã quá tin vào báo cáo của phía UBKT Huyện ủy Cờ Đỏ. Mặt khác, ông chỉ chiếu theo Điều lệ Đảng và sơ ý không kiểm tra các văn bản khác trong đó có Luật Cán bộ, công chức.
Có sơ sót nhưng chỉ chuyện nhỏ
Cán bộ chuyên môn đã sơ sót không đối chiếu ngày, tháng, năm và thiếu kiểm tra, rà soát các văn bản có liên quan mà cụ thể là khoản 2 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức. Từ đó đã tham mưu chưa chuẩn cho lãnh đạo. Việc này sẽ được rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu để tránh những sơ sót tương tự. Nhưng tôi thấy là họ đã bị kiểm điểm, kỷ luật khiển trách, cảnh cáo và khắc phục hậu quả rồi. Chuyện này không phải là to tát gì vì có mấy chục triệu đồng. Ngoài ra, các cán bộ này không tư túi mà tạo điều kiện cho anh em đi học tập kinh nghiệm, giao lưu.
Ông ĐINH CÔNG ÚT, Phó Trưởng ban Nội chính Cần Thơ


TIN LIÊN QUAN


Người dân bị “bốc hơi” đất, chính quyền “chưa có câu trả lời” (Giáo Dục)

Ông Nguyễn Văn Giàu: “Không có nước nào nhiều khoản phí như ở ta” (Giáo dục Việt Nam)

Việt Nam đối mặt với khủng hoảng quỹ hưu bổng (VOA)– 2 người bị oan sai ở Sóc Trăng nhận tạm ứng bồi thường (Người Lao Động)– Chủ tịch Hội Phụ nữ bị tố “sắm” đủ các loại bằng chỉ trong… vài tháng (Dân Trí)

************
--Lãnh đạo xã nợ 48 triệu đồng 'tiền nhậu', chủ quán đòi đốt trụ sởThanh Niên
(TNO) Bức xúc vì lãnh đạo xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), nhậu thiếu số tiền lớn mà không trả, chiều 14.2, chủ quán nhậu Thanh Phong mang hai can xăng (loại can 1 lít) đến trụ sở UBND xã Khánh Thuận 'dọa đốt' để yêu cầu được trả tiền nợ.

Cà Mau: Xã nợ 48 triệu đồng tiền nhậu…chủ quán mang xăng đến đòiTrụ sở UBND xã Khánh Thuận
            
Tuy nhiên, khi đem xăng lên dọa đốt trụ sở UBND xã Khánh Thuận, ông Phong bị công an xã can ngăn kịp thời, đồng thời tịch thu 2 can xăng. Sau đó ông Phong bỏ về nhà mình.
Tối 18.3, ông Nguyễn Minh Lắm, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận cho biết qua rà soát số cán bộ được xã phân công tiếp khách tại quán nhậu Thanh Phong (gần trụ sở UBND xã, do ông Nguyễn Thanh Phong làm chủ) thì có ghi nợ trên dưới 7 triệu đồng.
"Mọi năm chúng tôi đều trả đủ cho chủ quán vào dịp tết, nhưng năm nay xã khó khăn nên chưa trả được", ông Lắm phân trần.
Trao đổi với chúng tôi về việc ông Phong tố lãnh đạo xã Khánh Thuận nhậu thiếu với số tiền lên tới 48 triệu đồng từ năm 2012 đến nay chưa trả, ông Lắm giải thích số nợ cộng dồn lên đến con số 48 triệu mà ông Phong thống kê là có. Tuy nhiên, số tiền này xã chưa xác định.
“Một số cán bộ của xã khi tiếp khách cá nhân cũng ghi nợ cho xã. Tôi đã hơn 10 lần dặn các quán nhậu gần xã, đặc biệt là ông Phong không được cho cán bộ nhậu thiếu mà ông này không nghe”, ông Lắm nói.
Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó trưởng Công an xã Khánh Thuận thông tin, đã nhiều lần mời ông Phong lên làm việc về hành vi mang xăng “dọa đốt” trụ sở UBND xã, tuy nhiên vẫn chưa thể xử lý vì còn phải xác minh thêm, đồng thời chờ xin ý kiến cấp trên.
Trao đổi với chúng tôi về hành động đem xăng dọa đốt trụ sở UBND xã Khánh Thuận, ông Phong giải thích: "Gần tết tôi bị chủ nợ khác đòi, trong khi cán bộ xã thiếu tiền nhậu nhiều năm mà không có ý trả nên tôi mới dọa thế chứ không làm thật”.

Tổng số lượt xem trang