Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Myanmar tuyên bố: Không có gì phải sợ Trung Quốc

-Myanmar tuyên bố: Không có gì phải sợ Trung Quốc
(GDVN) 08/06/15- Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác, Trung Quốc cần thận trọng hành động, Myanmar cũng có thể tập trận khi cần.

Không có gì phải sợ Trung Quốc
Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông ngày 6 tháng 6 đăng bài viết “Myanmar bất mãn với việc Quân đội Trung Quốc tập trận: Không sợ sức ép của bất cứ nước nào”.
Binh sĩ Trung Quốc (nguồn Đài tiếng nói Đức)
Theo bài viết, tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar U Wunna Maung Lwin cho biết, Quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở biên giới Trung Quốc-Myanmar có khả năng gây hoang mang, sợ hãi cho người dân hai nước, trong đó có quân đội và nhân dân Myanmar. Ông đã nói với Trung Quốc rằng, cần cân nhắc thận trọng vấn đề này.
Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố, Myanmar chưa từng sợ hãi và cũng không chấp nhận sức ép của nước khác.
Ngày 2 tháng 6, Quân khu Thành Đô - một đại quân khu lớn của Quân đội Trung Quốc bắt đầu tiến hành diễn tập quân sự liên hợp lục-không quân ở tỉnh Vân Nam - khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.

Tại Rangoon, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar cho rằng, mặc dù Trung Quốc thông báo cuộc diễn tập quân sự lần này là diễn tập thường lệ, nhưng Myanmar vẫn lo ngại.

Bộ trưởng Tuyên truyền kiêm người phát ngôn Tổng thống Myanmar tuyên bố: Myanmar không cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập quân sự là đang gây sức ép.
Theo ông, hai nước Trung Quốc và Myanmar thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bất cứ nước nào cũng đều có quyền tiến hành diễn tập quân sự trên lãnh thổ của mình.
Ông cho hay, nếu có nhu cầu, Myanmar cũng tiến hành diễn tập quân sự trên lãnh thổ của mình. Còn về chiến sự Kokang là kế hoạch tác chiến cần thiết do Myanmar tiến hành nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chiến sự lúc lúc nào kết thúc còn chưa biết.
Tín hiệu cảnh cáo cao nhất
Theo hãng tin Reuters Anh, Trung Quốc nhiều lần đòi Myanmar có biện pháp ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh tràn vào lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang luôn mở rộng tới cách biên giới chỉ vài trăm m. Tháng trước, Quốc hội Myanmar còn quyết định kéo dài lệnh giới nghiêm ở Kokang thêm 3 tháng.
Máy bay chiến đấu Trung Quốc tham gia tập trận sát biên giới với Myanmar
Theo hãng tin AP Mỹ, khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc đối diện với chiến trường xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân Kokang. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai tổ chức diễn tập ở khu vực này kể từ sau khi bom từ phía Myanmar gây thiệt hại cho dân biên giới Trung Quốc. Trung Quốc có ý đồ khẳng định họ có năng lực quân sự để ứng phó với bất cứ vấn đề gì ở khu vực này.
Theo báo Thụy Sĩ, “Trung Quốc đang chuẩn bị can thiệp”; cho rằng, máy bay chiến đấu Trung Quốc tuần tra ở biên giới, hiện nay còn tiến hành diễn tập – đây là một tín hiệu cảnh cáo cao nhất.
Tăng cường năng lực tác chiến liên hợp lục – không quân
Trong thời gian diễn tập, các loại máy bay chưa được phép thì không được tiến vào vùng trời khu vực này. Tuy nhiên, Trung Quốc không cho biết lúc nào thì cuộc diễn tập này kết thúc.Trước đó, trang mạng CCTV Trung Quốc ngày 1 tháng 6 đưa tin, cùng ngày Quân khu Thành Đô thông báo, bắt đầu từ ngày 2 tháng 6, đại quân khu này tổ chức diễn tập thực binh, bắn đạn thật liên hợp lục-không quân ở khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Theo mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 1 tháng 6, tham gia cuộc diễn tập này có hàng nghìn binh sĩ và dân quân, máy bay chiến đấu không quân, vài trăm trang bị hạng nặng. Tiến hành cuộc diễn tập nhằm kiểm tra toàn diện năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng không biên giới, xử trí các sự kiện bất ngờ ở biên giới.
Ngoài ra, không quân, tập đoàn quân – lục quân và lực lượng biên phòng sẽ tham gia diễn tập thực binh, bắn đạn thật, nghiên cứu phương pháp hiệp đồng lục-không quân, đi sâu tổ chức và thực hiện lập kế hoạch liên hợp, chỉ huy liên hợp.
Tân Hoa xã ngày 2 tháng 6 cho biết thêm, tham gia cuộc diễn tập gồm có các đơn vị binh chủng như lực lượng hàng không (không quân), pháo binh, lực lượng phòng không, hàng không lục quân cùng các cơ quan đảng, chính quyền địa phương.
Theo mạng “Quan sát”, cuộc diễn tập quân sự này tổ chức ở khu vực lân cận khu vực Kokang của Myanmar.
Máy bay trực thăng vũ trang Z-9 Trung Quốc tấn công các mục tiêu còn sót lại trong cuộc diễn tập ở khu vực biên giới với Myanmar
Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cùng ngày cho rằng, tình hình miền bắc Myanmar có liên quan đến hoà bình và an ninh khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar.
Bà Oánh nói: Trung Quốc nhiều lần thúc giục các bên ở Myanmar giữ kiềm chế, ngăn chặn xung đột leo thang, nhanh chóng để tình hình dịu đi, tránh gây thiệt hại cho an ninh và trật tự khu vực biên giới Trung Quốc-Myanmar. Trung Quốc muốn Myanmar cùng Trung Quốc nỗ lực, bảo vệ tốt an ninh khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển lành mạnh, ổn định quan hệ Trung Quốc-Myanmar.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình cho rằng, thời gian và khoa mục diễn tập được sắp xếp theo kế hoạch 1 năm trước, nhưng cũng không loại trừ có thêm một số khoa mục diễn tập lâm thời, nó tùy thuộc vào tình hình. Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường diễn tập để nâng cao năng lực tác chiến liên hợp các quân binh chủng.

Theo tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 3 tháng 6, cuộc diễn tập lần này tập trung kiểm nghiệm năng lực tác chiến liên hợp lục quân-không quân, tấn công chính xác hỏa lực, hình thành sức chiến đấu của trang bị mới và huấn luyện hiệp đồng ở khu vực núi cao-rừng cây.

Trong cuộc diễn tập lần này, máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự sản xuất sử dụng bom tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất; máy bay trực thăng vũ trang Z-9 bay ở tầng trời thấp, tiến hành tấn công chính xác đối với các mục tiêu còn lại trên mặt đất.
Còn cụm phòng không mặt đất (như tên lửa đất đối không) đề phòng các mục tiêu trên không, tiêu diệt các mục tiêu tấn công từ trên không.
Tham diễn còn có xe chiến đấu bộ binh mới, lực lượng thiết giáp, phân đội pháo cối – chúng được sử dụng sau khi tấn công hỏa lực đường không. Các loại hỏa lực hiệp đồng với nhau.
Theo bài báo, radar dò tìm ụ súng chỉ 8 giây đã có thể dò tìm chính xác tọa độ mục tiêu, cụm lựu pháo nhanh chóng triển khai áp chế hỏa lực.
Theo chỉ huy của cụm tấn công hỏa lực mặt đất Biện Hiểu Minh, cuộc diễn tập xoay quanh các năng lực như cơ động nhanh, trinh sát lập thể, tấn công chính xác và bảo đảm tổng hợp.
Cuộc diễn tập đã kiểm nghiệm toàn diện tình hình hình thành năng lực tác chiến của các vũ khí trang bị mới, nghiên cứu ứng dụng tác chiến của vũ khí trang bị mới trong điều kiện rừng núi, địa hình phức tạp, khí tượng thường xuyên thay đổi, đã nâng cao năng lực chiến đấu thực tế cho lực lượng tham diễn – Biện Hiểu Minh cho biết thêm. 
Cụm tác chiến mặt đất của lực lượng bọc thép
Cụm lựu pháo tham gia diễn tập
Việt Dũng


Trung Quốc “bày trận chờ địch”, biên giới Trung Quốc-Myanmar căng thẳng

Trung Quốc sẽ không dám vượt biên sang Myanmar, nhưng dùng máy bay tấn công

(GDVN) - Trung Quốc không nói rõ thời gian kết thúc tập trận, mượn cớ diễn tập để tăng quân đến biên giới; máy bay có thể tấn công nguồn hỏa lực từ Myanmar.
Trung Quốc sẽ không dám vượt biên sang Myanmar, nhưng dùng máy bay tấn công


Trung Quốc “bày trận chờ địch”, biên giới Trung Quốc-Myanmar căng thẳng


-Bất chấp "cảnh báo", Myanmar đã kiểm soát Kokang, báo Trung Quốc đòi đánh
(GDVN) - Mặc dù Trung Quốc muốn can thiệp, nhưng Myanmar đã có đủ quân bài, kiên quyết tấn công phiến quân, đã kiểm soát Kokang, yêu cầu phiến quân hạ vũ khí.

Binh sĩ Quân đội Myanmar tại Laukkai - thủ phủ Kokang

Quân đội Myanmar đã kiểm soát Kokang, yêu cầu phiến quân hạ vũ khí

Mạng Tân Hoa dẫn tờ "Union Daily" - tờ báo đảng cầm quyền Myanmar ngày 26 tháng 3 đưa tin, trải qua hơn 1 tháng chiến sự, Quân đội Myanmar đã kiểm soát toàn bộ khu vực Kokang.

Theo bài báo, quân đội Myanmar đã đưa ra mệnh lệnh chung ở khu vực Kokang, thúc giục lực lượng vũ trang địa phương hạ vũ khí và cam kết bảo đảm an ninh cho họ.

Người đứng đầu quân sự Laukkai - thủ phủ Kokang, Myanmar nói với phóng viên Tân Hoa xã rằng, đến tối ngày 24 tháng 3, tất cả các điểm cao chiến lược chủ yếu của khu vực Kokang đều đã được Quân đội Myanmar kiểm soát, tình hình Laukkai tương đối ổn định, một số cửa hàng đã mở cửa kinh doanh.

Theo Tân Hoa xã, ngày 9 tháng 2, Quân đội Myanmar và phiến quân địa phương đã nổ ra chiến sự ở khu vực Kokang. Chiến sự kéo dài tới nay, đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh, ổn định của khu vực biên giới. Theo thống kê chính thức của Myanmar, hai bên giao chiến có hơn 400 người bị thương vong.

Báo Trung Quốc đòi dùng vũ lực đối với Myanmar

Mạng sina Trung Quốc ngày 25 tháng 3 tiếp tục đăng bài viết đe dọa Myanmar với tiêu đề “Myanmar coi thường sự cảnh báo của Trung Quốc, cần tiến hành ngăn chặn đối với Quân đội Myanmar”.

Theo bài viết, sau khi Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long ra “tối hậu thư” cho Tổng tư lệnh Quân đội Myanmar Min Aung Hlaing, đứng trước sức ép mạnh mẽ của Trung Quốc, diễn biến tình hình Myanmar chủ yếu có 3 cấp độ:

Quân đội Trung Quốc tập kết ở khu vực biên giới với Myanmar


Một là, các bên ở Myanmar thực sự ngồi xuống đàm phán, do Trung Quốc gây sức ép, do nhân tố bất lợi của chiến sự miền bắc Myanmar và do thời gian bầu cử ở Myanmar đến gần. Do đó, đàm phán Thỏa thuận ngừng bắn toàn quốc diễn ra từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên, do lợi ích các bên không thể điều hòa, nhất là chính quyền Myanmar vẫn không cho phép phiến quân Kokang tham gia đàm phán, chiến sự miền bắc Myanmar vẫn không có khả năng dừng lại, thỏa thuận ngừng bắn đương nhiên khó đạt được ý kiến thống nhất.

Hai là, chiến sự ở miền bắc Myanmar không hề dừng lại, mức độ gay gắt tăng lên. Trong 1 tuần qua, Quân đội Myanmar đã phát động nhiều đợt tiến công quy mô lớn đối với phiến quân Kokang.

Mặc dù máy bay Myanmar không liên tục cất cánh ném bom như trước, nhưng ngày 20 tháng 3 vẫn có máy bay quân sự Myanmar cất cánh và ném bom, hơn nữa còn ném loại bom uy lực mạnh 250 kg do Trung Quốc sản xuất, đó là bom CSBBF-1, tuy không ném vào lãnh thổ Trung Quốc, nhưng vẫn gây ảnh hưởng. Do đó, bài báo ra mặt cho rằng, Myanmar hoàn toàn không “bớt phóng túng” thực sự, chỉ thận trọng hơn một chút.

Ba là, Chính phủ Myanmar hoàn toàn không thực sự để tâm tới sự cảnh cáo và đề nghị của Trung Quốc, cũng hoàn toàn không coi trọng thực sự đối với chiến lược “nước lớn” của Trung Quốc. Điều này có thể nhìn thấy từ những trình bày nêu trên và từ trả lời phỏng vấn BBC của Tổng thống Myanmar U Thein Sein. Khi đó, ông U Thein Sein đã đánh vào thể diện của Trung Quốc trong việc “điều tiết” tình hình Myanmar, cho rằng, xung đột Kokang là công việc nội bộ của Myanmar, cần giải quyết nội bộ, Trung Quốc không thể giải quyết.

Còn về việc máy bay quân sự Myanmar ném bom làm thương vong dân thường Trung Quốc do báo chí Trung Quốc tuyên truyền, người phát ngôn Chính phủ Myanmar trực tiếp tuyên bố không thừa nhận, đến nay, chính quyền Myanmar cũng không thừa nhận họ đã ném bom, hơn nữa “đổ lỗi” cho phiến quân Kokang. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác lại quan điểm này.

Phân tích như trên, bài báo cho rằng, có thể nhìn ra thái độ và ý đồ của chính quyền Myanmar: Thứ nhất, rõ ràng phản đối Trung Quốc tiến hành hòa giải, muốn giải quyết nội bộ, đến nay không có ý định để cho phiến quân Kokang được ngồi vào bàn đàm phán. Thứ hai, căn bản không thừa nhận “vượt biên ném bom”, cũng không thừa nhận “ném chết dân biên giới Trung Quốc”, vừa không “bồi thường” vừa không “xin lỗi”. Thứ ba, Myanmar phát động tấn công quy mô lớn nhất đối với phiến quân Kokang, tìm cách thông qua giành thắng lợi trên chiến trường để có được chủ động trên bàn đàm phán.

Theo báo Trung Quốc, thái độ này của chính quyền Myanmar cho thấy: Một là, Myanmar hoàn toàn không quan tâm đến “chiến lược nước lớn” của Trung Quốc, cũng sẽ không quan tâm tới lập trường công khai của Trung Quốc trong sự kiện này, thậm chí để gây sức ép với Trung Quốc, còn tiến hành “đầu cơ chính trị” đối với Trung Quốc, muốn lôi kéo phương Tây làm “ngọn cờ lớn” nhằm vào Trung Quốc.

Bài báo trịnh thượng cho rằng, mặc dù Trung Quốc “tận tình khuyên bảo – hết nước hết cái”, để họ ngồi xuống đàm phán, giải quyết hòa bình, nhưng chính quyền Myanmar hoàn toàn không “cảm kích”. Ông U Thein Sein trả lời phỏng vấn BBC, hàm nghĩa chính là “lợi dụng phương Tây để ép Trung Quốc nhượng bộ”. Thái độ của Chính phủ và Quân đội Myanmar cho thấy, Myanmar muốn tiếp tục “đánh bạc” với Trung Quốc – cho rằng, Trung Quốc không dám ra tay thực sự (dùng vũ lực đối với Myanmar).

Hai là, muốn thông qua giành lấy ưu thế trên chiến trường miền bắc để có thể mạnh trên bàn đàm phán. Họ đã mở rộng chiến tranh ở miền bắc. Trong 2 ngày gần đây, Quân đội Myanmar đã tập kết vũ khí hạng nặng quy mô lớn ở miền bắc Myanmar. Ngày 27 tháng 3 là ngày thành lập quân đội Myanmar, đây là lúc Quân đội Myanmar muốn giành thắng lợi áp đảo trước ngày thành lập quân đội để xác định, khi tái khởi động đàm phán vào ngày 30 tháng 3, Chính phủ Myanmar lấy thái độ như thế nào để tiến hành đàm phán.

Trung Quốc sẽ tấn công Myanmar?

Theo mạng sina, Chính phủ và Quân đội Myanmar sở dĩ bỏ ngoài tai sự cảnh cáo và đề nghị (trịnh thượng) của Trung Quốc, nguyên nhân căn bản ở chỗ, Chính phủ Myanmar cho rằng, trong tay họ có “con bài Trung Quốc”, chẳng hạn Trung Quốc có đường ống dầu khí ở Myanmar, Myanmar là đường ra biển quan trọng ở Ấn Độ Dương của Trung Quốc, Myanmar nằm ở mắt xích quan trọng kết nối “một vành đai, một con đường”.

Hơn nữa, trong mấy năm qua, do quan hệ giữa Myanmar và phương Tây không ngừng cải thiện, đối với Myanmar, họ đã không nhất định lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc như trước đây, mà có thể “chơi cân bằng” giữa Trung-Mỹ để giành lấy lợi ích lớn hơn.

Theo mạng sina, nói trắng ra, chính là muốn dựa vào sức mạnh Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc, có ý đồ cản trở Trung Quốc, từ đó thừa cơ giải quyết phiến quân miền bắc Myanmar.

Nhưng, theo tuyên truyền bôi nhọ của bài báo, đối với Trung Quốc, một khi Chính phủ Myanmar giải quyết phiến quân miền bắc và quan hệ với phương Tây tiếp tục được cải thiện, với đặc điểm “lòng tham, mạo hiểm và đầu cơ” của nhân vật phe thực quyền Myanmar, họ hoàn toàn có thể ngả vào phương Tây, trở thành một “quân cờ” ngăn chặn Trung Quốc, từ đó, từ một mắt xích của “một vành đai, một con đường” biến thành một mắt xích chống lại chiến lược “một vành đai, một con đường”.

Trong giai đoạn hiện nay, Myanmar còn chưa hoàn toàn thực hiện hòa giải thực sự với phương Tây, ông U Thein Sein đã dám mượn dư luận của BBC để gây sức ép với Trung Quốc, thăm dò một khi giải quyết xong phiến quân miền bắc Myanmar, Myanmar sẽ lại “làm gì” với Trung Quốc – báo Trung Quốc cảm thấy thực sự lo ngại.

Và bài báo vu vạ cho rằng, trên thực tế, (Myanmar) đã coi Trung Quốc là kẻ thù, đã coi chiến lược "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc là "trò đùa". Không những vậy, chính quyền Myanmar gần đây còn cho rằng phiến quân Kokang thu nhận quân nhân giải ngũ của Trung Quốc, bài báo coi đó là hành động "hắt nước bẩn" vào Trung Quốc, từ đó dựa vào dư luận để gây sức ép lớn hơn đối với Trung Quốc.

Đứng trước những vấn đề này, Trung Quốc làm thế nào? Căn cứ vào thông tin công khai, Trung Quốc đã điều động rất nhiều lực lượng và vũ khí hạng nặng tới biên giới, bài báo thậm chí cho rằng, "tối hậu thư" của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc "đương nhiên không phải là trò đùa nói năng tùy tiện".

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành chuẩn bị đầy đủ, bởi vì nếu tiếp tục có vượt biên ném bom hoặc đạn pháo lạc vào lãnh thổ Trung Quốc gây ra thương vong, Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp trả, không có sự lựa chọn khác, nếu không “làm sao ăn nói với người dân” - báo Trung Quốc dọa nạt.

Bài báo cho rằng, Trung Quốc nhất định phải tiến hành "ngăn chặn" đối với Quân đội Myanmar, phải tránh để xảy ra bất cứ hoạt động ném bom nhầm, làm thương vong nhầm nào đối với Trung Quốc.

Nhưng, theo bài báo, chỉ như vậy vẫn còn "chưa đủ", còn chưa thể thúc đẩy thực hiện “chiến lược” của Trung Quốc ở Myanmar. Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc nếu để phe cứng rắn Myanmar trỗi dậy, chiến lược của Trung Quốc ở Myanmar trong tương lai sẽ rất khó thực hiện.

Vì vậy, trên chiến trường, đòi hỏi phiến quân Kokang và các lực lượng vũ trang khác ở miền bắc Myanmar phải thực sự có thể "đánh thắng" trong giao chiến với Quân đội Myanmar, cần phải để cho Quân đội Myanmar chịu tổn thất lớn mới có thể thực sự có một cuộc đàm phán bình đẳng, đàm phán dự tính mới có thể thực sự đạt được nhất trí.

Trên cơ sở đó, hành vi “đầu cơ mạo hiểm” của Trung Quốc đối với Myanmar cần thiết đưa ra biện pháp mạnh mẽ hơn, tránh để tình hình tiếp tục xấu đi hoặc tiếp tục xảy ra "ngoài ý muốn". Đồng thời, Trung Quốc cũng cần xem xét tiếp tục thúc đẩy "chiến lược nước lớn", tránh để sau khi tiếp tục cải cách trong tương lai, Chính phủ Myanmar thực sự trở thành chính quyền thân phương Tây, chuyển sang ngăn chặn Trung Quốc. Nhìn vào phong cách làm việc của thế lực mới nổi ở Myanmar, khả năng và rủi ro này hoàn toàn tồn tại.

Điều đặc biệt đáng chú ý là, nhìn vào tình hình hiện nay, trong tương lai một khi ông Than Shwe qua đời, không thể loại trừ thế lực mới nổi của Quân đội Myanmar và bà Aung san Suu kyi đạt được hòa giải chính trị. Nếu họ hòa giải thì Myanmar sẽ chuyển sang trở thành nước ngăn chặn Trung Quốc. Đối với rủi ro này, Trung Quốc cần tiến hành đánh giá cụ thể và đưa ra sách lược ứng phó.

Quân đội Trung Quốc không có khả năng phát hiện máy bay Myanmar?


-Mạng sina: Trung Quốc cần tấn công Myanmar để bảo vệ người Hoa
(GDVN) - Tiến hành chiến tranh cục bộ đối với Myanmar sẽ "hội tụ được trái tim người Hoa trên thế giới", từ đó "thống nhất hai bờ", "ngẩng đầu vênh mặt với thiên hạ"...

Máy bay chiến đấu J-7H ở sân bay Lâm Thương của Không quân Trung Quốc


Trang mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 3 đã đề cập tới người Hoa ở Kokang, ân oán lịch sử giữa các dân tộc miền bắc Myanmar và dân tộc Myanmar. Bài báo đưa ra một số phản ứng có thể của Trung Quốc gây chú ý sau:

Trước hết, Trung Quốc cần tích cực can thiệp (việc Quân đội Myanmar tấn công phiến quân ở khu vực Kokang – đây là công việc nội bộ của Myanmar). Bài báo cho rằng, Trung Quốc bây giờ cần bắt tay hợp tác với các nước láng giềng Myanmar, tích cực “hòa giải”, thậm chí mượn cớ của Liên hợp quốc, ép Myanmar thừa nhận địa vị hợp pháp của người Kokang (người Hoa), điều này sẽ phải “trả giá thấp nhất”.

Thứ hai, theo bài báo, Trung Quốc cần “bảo vệ” an toàn tính mạng, tài sản của người Trung Quốc, Hoa kiều, người Hoa ở miền bắc Myanmar, ngăn chặn xảy ra (cái mà bài báo gọi là) “thảm họa nhân đạo tàn sát chủng tộc”, lý do này cảnh cáo nhà cầm quyền Myanmar rút khỏi Kokang và khu vực xung đột khác ở miền bắc Myanmar theo thời gian quy định. Cảnh cáo Myanmar, Trung Quốc giữ lại quyền dùng vũ lực can thiệp. Thúc đẩy các bên “đàm phán hòa bình”, khôi phục “đặc khu”.

Thứ ba, bài báo cho rằng, nếu Myanmar lấy lý do không can thiệp công việc nội bộ, phản đối Trung Quốc và không ngừng bắn, Trung Quốc chỉ có lập ra (cái gọi là) “vùng cấm bay”, sử dụng hỏa lực đường không, tên lửa mặt đất, hỏa pháo để ngăn chặn xung đột giữa Quân đội Myanmar và phiến quân miền bắc Myanmar, áp đảo về quân sự, tạo ra một vùng cách ly. Bài báo đề xuất, trước tiên “cố gắng không điều lực lượng mặt đất” (?), kết quả vẫn là thúc đẩy “đàm phán hòa bình”, bàn về địa vị của các dân tộc thiểu số miền bắc Myanmar và phương án thiết lập (cái gọi là) “đặc khu”.

Radar cảnh báo tầm xa của Không quân Trung Quốc ở biên giới Trung Quốc-Myanmar


Thứ tư, theo bài báo, tiến hành chiến tranh cục bộ tiếp xúc lực lượng mặt đất hạn chế, tức là tấn công và chiếm lĩnh vùng cách ly trong ngắn hạn. Nếu đạt được mục đích chiến lược “thúc đẩy đàm phán hòa bình, tái thiết đặc khu”, lợi ích và khả năng phá hoại đều rất lớn.

Về lợi ích, một là, hành động này “hội tụ được trái tim người Hoa trên toàn thế giới”, rằng, đó là một cuộc chiến vì “đồng bào người Hoa”. Làm cho Trung Quốc thực sự trở thành chỗ dựa cho người Hoa trên toàn thế giới, làm cho người hoa ở “thiên hạ” quy tụ lòng về Trung Quốc. Chiếm lấy “điểm cao về đạo đức” trong việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan, làm cho “dân tộc Hoa Hạ ngẩng đầu vênh mặt với thiên hạ”.

Hai là trấn áp những nước xung quanh “thay đổi thất thường, không biết giữ lời”, tạo cơ sở cho khai phá, xây dựng “một vành đai, một con đường”.

Ba là xây dựng “đặc khu” ở miền bắc Myanmar dưới sự “chủ đạo” của Trung Quốc, vừa là vùng đệm chiến lược, vừa có thể làm trọng điểm giao lưu, xây dựng kinh tế, văn hóa Trung Quốc-Myanmar, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực tây nam Trung Quốc.

Bốn là, qua sự việc này, tinh thần dân tộc của Myanmar lên cao, khả năng lãnh đạo phe đối lập - bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền giảm đi. Hơn nữa, bất kể ai lên cầm quyền, nhân tố Trung Quốc chắc chắn là sự cân nhắc tập trung của họ. Cuối cùng, “cái ống dẫn này chỉ cần không nổ là sẽ thông suốt”.

Trung tâm hướng dẫn chỉ huy phòng không của Trung Quốc


Về khả năng phá hoại, một là, đã phá vỡ chính sách “không can thiệp công việc nội bộ”, nhưng cần (cái gọi là) “theo kịp thời đại”. Hai là, Quân đội Trung Quốc đang nỗ lực hoạt động (bành trướng) ở Biển Đông, biển Hoa Đông, nay lại “động thủ” ở miền bắc Myanmar, còn phải rút người Hoa. Những điều này phải dựa vào quyết tâm của Trung Nam Hải (Bắc Kinh).

Ba là, đầu tư ở Myanmar trong giai đoạn trước đã thất bại, hoạt động của đường ống dẫn dầu chắc chắn sẽ bị dừng lại. Nhưng, với tình hình hiện nay, không “động thủ” thì cũng không thể bảo đảm (dự án đường ống dẫn dầu ở Myanmar). Như dự án cảng biển ở Sri Lanka, đầu tư chiến lược khác ở nước ngoài đều lần lượt bị dừng do các nguyên nhân khác nhau. Huống hồ, tiền là vấn đề có thể giải quyết, không phải là vấn đề lớn đối với Trung Quốc.

Bốn là, các “quốc gia thù địch” có thể bôi đen, trừng phạt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Trung Quốc, nhưng Trung Quốc sẽ không chấp nhận.

Trung Quốc điều động tên lửa phòng không HQ-12 đến biên giới với Myanmar


Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh hiện đại dù thiếu kinh nghiệm?

Ấn Độ tìm cách xây dựng đồng minh với Việt, Nhật
Chuyên gia Australia: Mỹ đã điều động đến châu Á TBD 5 tàu sân bay
Hải quân Trung Quốc đang mở rộng các đội tàu ngầm mini bí mật?
Thượng tá TQ: Cần lập vùng cấm bay để Myanmar biết thế nào là đau đớn
Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh hiện đại dù thiếu kinh nghiệm?

-

Tổng số lượt xem trang