Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Vì sao công chúng Trung Quốc lại ủng hộ một kẻ sát nhân?

-Vì sao công chúng Trung Quốc lại ủng hộ một kẻ sát nhân?
 u Chen & Leo Timm, Epoch Times 9 Tháng Sáu , 2015


Bức ảnh này được chụp vào ngày 21 tháng 3 năm 2012 cho thấy các công nhân phá dỡ đang quan sát một công trình đang bị phá tại làng Dương Cơ, Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc (STR/AFP/Getty Images)
Sau 6 năm kể từ khi bị cưỡng ép sống trong cảnh bần cùng và không nhà không cửa, ông Hầu Kiến Trung, 55 tuổi đã báo thù bằng cách giết chết Cao Quân Hề, người chịu trách nhiệm trong việc cưỡng chế, phá hoại tài sản của ông.

Rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã bày tỏ sự cảm thông, thậm chí một số người còn ca ngợi ông như một vị anh hùng.
Giữa thanh thiên bạch nhật vào ngày 25 tháng 5, với một cái rìu và một con dao trên tay, ông Hầu đã chém ông Cao đến chết. Vụ việc diễn ra gần một trạm xe buýt ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, được truyền thông Trung Quốc đưa tin.
Sau khi tấn công, ông Hầu đã không bỏ chạy khỏi hiện trường, mà vẫn bình tĩnh nhờ những người xung quanh gọi điện thoại báo cảnh sát, tờ China Business News đưa tin. Khi cảnh sát đến bắt, ông Hầu tuân thủ đầy đủ, và thậm chí còn nói rằng không cần phải còng tay ông lại đâu!
Người ta thường xem sự bùng nổ bất động sản tại Trung Quốc chính là dấu hiệu dễ thấy nhất cho sự tăng trưởng kinh tế thần tốc tại quốc gia này. Tuy nhiên, rất nhiều người nghèo tại Trung Quốc đã trở thành nạn nhân vì những nhà đầu tư bất động sản siêu giàu đã tịch thu đất đai của họ, với khoản bồi thường rất ít ỏi. Có những người thà lựa chọn hình thức bảo vệ tài sản của mình, còn hơn là phải trở thành vô gia cư, nên họ thường phải đối mặt với bạo lực từ các công nhân xây dựng, từ bọn côn đồ được thuê, hoặc thậm chí từ đám cảnh sát thông đồng với các nhà đầu tư. Những cuộc xung đột dai dẳng, kéo theo đó là các vụ thương tích và tử vong, đã trở thành một chủ đề nóng bỏng trong công luận từ những năm gần đây.
Trong năm 2010, một nông dân tên là Dương Hữu Đức đã bảo vệ tài sản của mình khỏi sự phá hủy từ các đội xây dựng bằng cách bắn các quả pháo tự chế từ một tháp canh.
Sau khi mất nhà cửa, ông Hầu Kiến Trung đã sinh sống bằng nghề lái xe ôm bất hợp pháp, và nhiều người nhìn nhận rằng hành động của ông là để tự mình thực thi công lý, trong một thời đại mà pháp luật thường bị những người cầm quyền chà đạp.
“Khi luật pháp không thể mang lại công lý, ông đã tự tay mình thực thi nó. Ông Hầu thực sự là một người đàn ông có bản lĩnh. Tôi ủng hộ ông”, một người sử dụng Internet với nick “Pingfan” đã phát biểu.
Một người sử dụng Internet giấu tên sống tại Tây An cho biết: “Chắc chắn rằng ông Hầu đã phải sống trong mỏi mòn tuyệt vọng, nếu không, hiếm có người nào chờ đợi đến 6 năm mới trả thù? Giết người chắc chắn là sai, nhưng tất cả mọi thứ xảy ra đều có căn nguyên của nó. Cảnh sát phải điều tra những gì đã xảy ra trong quá khứ, và cho mọi người biết rõ sự thật!”.
Những người khác còn đề nghị quyên góp tiền để hỗ trợ gia đình của ông.
Đỗ Quang Đạt – Nhà văn tự do người Trung Quốc đã nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng sự ủng hộ của người dân đối với ông Hầu đã cho thấy thái độ khinh bỉ nói chung của dân chúng đối với việc cưỡng chế, phá hoại tài sản đang diễn ra tại đất nước của họ.
“Việc chính phủ phá dỡ nhà ở của họ đã gây phẫn nộ mạnh mẽ với người dân Trung Quốc, vì vậy những lời bình luận trên Internet theo chiều hướng ủng hộ người chủ nhà luôn áp đảo về mặt số lượng”. Ông Đỗ cho biết: “Có rất nhiều lợi nhuận từ những dự án phá dỡ này, và hiếm có quan chức nào sẽ làm ngơ khi được mời nhúng tay vào công việc kinh doanh này”.
Việc phá dỡ nhà ở đã thúc đẩy cho nhiều cuộc xung đột dẫn đến chết người ở Trung Quốc đại lục. Vụ việc gần đây nhất, diễn ra vào ngày 29 tháng 5 ở Tam Á, tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc, chính quyền thị trấn đã bố trí 200 người đàn ông đến phá hủy nhiều ngôi nhà của người dân địa phương mặc dù chưa đạt được sự thỏa thuận [giữa chính quyền và người dân]. Hàng chục người dân địa phương phản đối việc phá dỡ đã bị đánh đập và bị thương. Hơn 10 người trong làng phải nhập viện và có 7 người đã bị bắt.
Người dân địa phương cho rằng chính phủ đã không đồng ý bồi thường sau khi phá hủy các ngôi nhà, vốn được những người dân địa phương xây dựng nên bằng những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi nước mắt của họ.
Trong các vụ tranh chấp khác, nhiều chủ nhà đã dùng các biện pháp cực đoan để phản đối việc phá dỡ, chẳng hạn như tự thiêu hoặc dùng các phương thức khác để tự tử.
Năm ngoái, Tổ chức Giám sát Quyền Công dân và Quyền Sinh kế – là một nhóm dân sự ở tỉnh Hồ Bắc thuộc miền trung của Trung Quốc – đã công bố một báo cáo thống kê chưa đầy đủ thể hiện rằng vào năm 2013, đã có ít nhất 16 người mất mạng do các trường hợp cưỡng chế, phá dỡ.

Trung Quốc: Một làng nổi loạn đòi bầu cử tự do
Từ phản đối chủ tịch xã cướp ruộng, dân làng Thượng Phố, tỉnh Quảng Đông nổi dậy đòi bầu cử tự do và dân chủ. 15 tháng sau vụ làng Ô Khảm, bất công xã hội đã biến thành ngọn lửa đấu tranh chính trị.

Trong bối cảnh tại Bắc Kinh, Quốc hội Trung Quốc tổ chức nghi lễ hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của hai ông Tập cận Bình và Lý Khắc Cường thì tại Quảng Đông, dân làng Thượng Phố đánh đuổi chủ tịch xã và đòi bầu cử tự do.

Theo bản tin của AFP từ hiện trường thì cách nay một tuần lễ, 3000 dân làng Thượng Phố đã xung đột với một toán côn đồ do bí thư đảng Cộng sản tại địa phương và một doanh nhân gửi đến để chiếm đoạt đất đai canh tác của dân làng.
Vụ việc này cũng tương tự như sự kiện đã xảy ra tại Ô Khảm, cách Thượng Phố 100 cây số, cách nay 15 tháng. Toàn thể dân làng nổi dậy đánh đuổi cán bộ địa phương bị tố là tham ô và âm mưu cướp đất của dân để bán cho giới đầu cơ bất động sản. Sau nhiều tuần lễ đấu tranh gây tiếng vang trong năm 2011, cuối cùng thì nguyện vọng của họ được thõa mãn.
AFP là hãng tin quốc tế đầu tiên đặt chân đến hiện trường và vào được bên trong ngôi làng. Bên ngoài ngôi làng, khoảng 40 công an bố trí ngăn chận không cho xe cộ vào làng. Không xa hàng rào công an , người dân trương biểu ngữ « chúng tôi kiên quyết đòi bầu cử tự do ».
Dân làng Thượng Phố từ chối tiếp cán bộ chính quyền nhưng vui mừng đón tiếp phóng viên quốc tế.Trong làng có nhiều ngôi nhà một tầng đặc thù của địa phương với cơ xưởng nhìn ra dòng sông. Trên con đường chính còn chồng chất xác xe hơi bị đốt phá chứng cớ của những trận xung đột dữ dội đã xảy ra trong tuần.
Người dân địa phương đòi quyền bầu đại diện xã, phải được góp ý kiến về dự án biến đất ruộng thành khu công nghiệp và phải qua phán quyết bằng lá phiếu. Một trong những người lãnh đạo phong trào nông dân tranh đấu giải thích là chủ tịch xã hiện nay không quan tâm đến quyền lợi của người dân.
Suốt tuần qua và cho đến Chủ nhật hôm nay, chính quyền cấp trên không sử dụng biện pháp mạnh. Theo dân cư địa phương thì chính quyền chưa dám sử dụng vũ lực có lẽ do e ngại gây bất ổn trước khóa họp Quốc hội.


-Cam Bốt: Người dân biểu tình bằng mọi hình thức
Tại Cam Bốt, thời gian gần đây ngày càng có nhiều cuộc biểu tình của người dân phản đối một số chính sách trưng dụng đất đai dành cho các dự án kinh tế của chính quyền.-
- Dân Hồng Kông phẫn nộ vì thái độ phục tùng Bắc Kinh của Jackie Chan (RFI). - Phóng viên điều tra Trung Quốc bỏ việc do sức ép (TTXVN). - Trung Quốc: Quyết tâm đổi mới (TP).
- Bêu rếu tử tội trên truyền hình : Đại cường Trung Quốc muốn dằn mặt (RFI). - Hai miền Triều Tiên đua nhau tập trận (TN). - Triều Tiên có bao nhiêu vũ khí hạt nhân và tên lửa? (PT).
- Dự luật in ấn tại Miến Điện bị lên án phản lại quyền tự do báo chí (RFI).
- Thách thức mới cho lãnh đạo mới ở Trung Quốc (TT). – “Quái vật” tham nhũng và những nạn nhân – Kỳ 4: Những khoản “thuế” không tên (TT).- Mật nghị hồng y 2013 (TT).
- Trung Quốc khai mạc Hội nghị Chính hiệp (DV).
Here Comes…China’s Drones theDiplomat.com
-- Gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988 (VNE).
- Nghĩa tình quân dân nơi phên dậu Tổ quốc (VOV).
- Trung Quốc khoe “cá mập bay” sánh ngang với F-18 của Mỹ (VOV).
- Không nên để Philippines đơn độc (ĐĐK).
- TQ tăng chi quân sự giữa tranh chấp? (VNN). - Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc (ĐV).
- TQ lập Ban Chủ quyền biển, báo trong nước:Đừng dọa láng giềng (PN Today). - Trung Quốc ngày càng thích dùng hỏa lực thách thức các bên tranh chấp (GDVN). -Yonhap: Tàu chiến Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Hàn Quốc (GDVN).
- Trung Quốc tuyên bố đã sẵn sàng cho “chiến tranh tiền tệ” với Mỹ và Nhật Bản (Sống mới).
- Ngân sách bị cắt giảm nhưng chiến lược Á tâm vẫn tiếp diễn (SGTT).
- Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản (Infonet). - “Trung Quốc sẽ đổ lỗi cho Nhật Bản nếu xung đột” (TTXVN).
- Trung Quốc cảnh cáo Nhật trước khi họp quốc hội (VNE). – Trung Quốc lập Ban Chủ quyền biển, thống nhất Hải giám và Ngư chính (GDVN). – Trung Quốc: Nếu để nổ súng ở Senkaku, Nhật Bản phải gánh mọi hậu quả (GDVN). –Trung Quốc lại lớn tiếng đe dọa Nhật Bản (VnMedia). – Trung Quốc: Khai mạc kỳ họp chính hiệp, không quên đe nẹt xung quanh (Sống mới).
- Trung Quốc coi sát thủ trên biển Mỹ bằng ’nửa con mắt’ (PN Today). – Trung Quốc “khoe” máy bay chiến đấu “sánh ngang với Mỹ” (TN). – Trung Quốc chưa thể tạo ra thách thức đối với khả năng quân sự của Mỹ (GDVN). – Mỹ điều nhiều tàu chiến hiện đại tới Thái Bình Dương (Sống mới).- Giáo hoàng Benedict XVI làm gì sau khi từ chức? (TTXVN). – Ngày “hưu” đầu tiên của Giáo hoàng Benedict XVI(LĐ). – Khi các nhà cái cũng “dự đoán” việc bầu Giáo hoàng (TTVH).
- Mỹ chỉ trích Triều Tiên thiết đãi ngôi sao bóng rổ linh đình (VNE).
A Word from This Newsletter's Sponsor
WARNING: China to Declare War on U.S.?
Startling evidence points towards an imminent attack on America - and possible breakout of World War III. Your Investments, retirement, and even your family are now at severe risk. Click here to view this controversial video NOW!

Tổng số lượt xem trang