-Hãi hùng thực phẩm tẩm chất tẩy trắng tự chế hủy diệt sự sống
-Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện một loại bột “lạ” có màu trắng được các tiểu thương, đặc biệt là những người bán nước dừa sử dụng nhiều.
Điều đặc biệt, là loại bột này không có mùi và có thể tẩy trắng được cả… vải.
Bột “lạ” làm trắng siêu tốc
Thông tin khiến người tiêu dùng bất an: Để làm trắng dừa, chỉ cần một thìa nhỏ thứ bột màu trắng, mịn như bột mì, hòa tan trong nước và ngâm dừa vào nước khoảng 2 phút thì những trái dừa dù lột vỏ từ lâu đều trở nên trắng tinh, không bị thâm đen. Màu trắng của trái dừa được giữ trong nhiều ngày. Vậy, loại bột thần kỳ đó là gì, được bán ở đâu?
Để tìm hiểu về nguồn gốc loại bột này, PV có mặt tại nhiều con phố ở TP.HCM. Tiếp cận những xe bán dừa dạo, theo ghi nhận, phía dưới xe có một thùng xốp chứa một loại nước đục trắng. Mỗi lần gọt dừa xong, người bán lại ngâm trái dừa vào nước này khoảng 2 phút rồi lấy ra. Cũng theo những người bán dừa dạo, họ mua loại hóa chất này từ đầu mối bỏ dừa và không biết đó là hóa chất gì.
Hàng chục trái dừa trắng tinh sau khi gọt vỏ vì được ngâm vào bột “lạ”.
PV tiếp tục tìm đến các mối bỏ dừa cho các xe bán lẻ và nhiều quán giải khát trên đường Bắc Hải (quận 10, TP.HCM). Một chủ đầu mối cho biết, hàng ngày đầu mối này bỏ sỉ hàng nghìn trái dừa cho những điểm bán lẻ. Khi PV ngỏ ý muốn mua dừa để về kinh doanh, người này cho hay, nếu mua nhiều và lâu dài sẽ mang đến tận nơi. PV tỏ vẻ băn khoăn là tại sao trái dừa khi gọt ra, dù đã ngâm vào nước phèn chua như một số người vẫn làm, nhưng chỉ để được từ sáng đến trưa trái dừa đã chuyển sang màu đỏ và thâm đen. Lúc này chủ mối dừa đưa cho PV một gói bột màu trắng cùng lời giới thiệu: “Phèn chua chỉ làm cho trái dừa trắng tạm thời, còn muốn để lâu thì phải dùng thuốc này”.
Cũng theo người này, để có thể mang lại tác dụng nhanh nhất nên mua hai loại bột trộn với nhau. Nói rồi người bán đưa cho PV hai gói nilon, một gói đựng loại bột mịn như bột mì, còn một gói đựng loại bột hạt to như bột ngọt. “Chỉ cần cho một thìa cà phê hai thứ bột này hòa trong thùng nước, ngâm dừa đã lột vỏ trong đó thì em để dừa thoải mái cũng không bị thâm”, người bán cho biết. Khi được chất vấn đó là loại bột gì, có độc hại không? Người bán trấn an: “Không sao đâu, mình chỉ cho một lượng nhỏ thôi. Bột này được đóng trong bao 5kg, tên là gì thì không biết. Người ta còn cho bột này vào nước ngâm làm trắng nhiều loại thực phẩm khác”.
Bất ngờ với tiết lộ này, PV tìm đến nhiều chợ bán thực phẩm trên địa bàn TP.HCM như: Chợ An Đông (quận 5), chợ Nhật Tảo, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Chuồng Bò (quận 10), chợ Bình Điền (huyện Bình Chánh)… để tìm hiểu thông tin. Theo ghi nhận, các loại gà, vịt làm sẵn da đều trắng phau sạch sẽ, mâm lòng lợn trắng bắt mắt. Các loại củ như su hào, khoai tây, các loại đậu, dưa cà… cũng tương tự. Một tiểu thương cho biết: “Ngoài những loại rau, củ không cần dùng các chất tẩy trắng, đa phần các thực phẩm đều dùng đến hóa chất để chống ươn, tạo độ dai và trắng sạch”.
Hiểm họa thực phẩm ‘bẩn’ đe dọa người tiêu dùng
Tẩy trắng được cả… vải
Bà Trình Ngọc Tâm (một người bán hải sản tại chợ Bình Điền) cho biết: “Bột tẩy trắng thực phẩm được bán đầy ngoài chợ Kim Biên (quận 5). Muốn thực phẩm trắng chỉ cần cho một lượng nhỏ bột hòa với nước và ngâm thực phẩm khoảng 20 phút thì vớt ra. Nhưng những loại bột phải ngâm lâu như thế xưa rồi, giờ người tay dùng loại bột đường tẩy trắng siêu tốc (nói bột đường bởi nó có dạng bột, trắng như đường), chỉ cần ngâm khoảng hơn một phút rồi vớt ra là được như ý. Tiểu thương thường làm những việc này ở nhà trước khi mang hàng ra chợ, vì nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm”.
Để tận mắt kiểm tra “chất lượng” của loại bột tẩy trắng thần tốc này, PV đến chợ Kim Biên tìm mua và được người bán đưa cho hai bịch loại 1kg (một bịch bột trắng mịn, một bịch có hạt nhỏ), không nhãn mác, giá 72 ngàn đồng. Khi PV thắc mắc, người bán tỏ ra hiểu biết: “Loại mịn là bột lưu huỳnh, bịch dạng hạt là chất Hydrogen Peroxide. Nếu trộn chung với nhau thì cả vải cũng có thể tẩy trắng chứ đừng nói thực phẩm”. Cũng theo người bán hàng, nếu trộn thêm axit clohydric thì có thể tẩy được cả vỏ trứng gà công nghiệp từ màu nâu sang màu trắng hồng như trứng gà ta.
Để kiểm chứng, PV mua hai bịch về thử nghiệm. Người bán hàng dặn thêm, nếu những trái dừa non thì nhúng vào lấy ra ngay, đừng ngâm quá lâu, nếu không, nước trong trái dừa sẽ có mùi như bị thiu. PV hỏi: “Thế bột này ngấm được cả vào trong nước của trái dừa hay sao?”. Người bán hàng trả lời: “Chỉ những trái dừa non thôi, vì sọ của trái dừa mềm nên ngâm lâu sẽ ngấm vào trong và làm cho nước dừa có mùi khó chịu”. Mang hai thứ bột về nhà, PV liền hòa một thìa nhỏ hai loại bột vào chậu nước, cho mảnh vải trắng đã chuyển màu cũ ngâm vào trong chậu nước. Chỉ sau 5 phút, mảnh vải đã được tẩy trắng tinh.
Bột “lạ” tẩy trắng được PV mua tại chợ Kim Biên.
Trao đổi với PV, GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN cho biết: “Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Các hoá chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine… đều là những hoá chất công nghiệp mà người kinh doanh sử dụng nhiều nhất. Việc sử dụng hoá chất tẩy trắng một cách bừa bãi trong chế biến thực phẩm rất có hại cho sức khoẻ”.
Để tìm hiểu thông tin về loại bột “lạ” trên, PV đã liên hệ làm việc với ViệnCông nghệ hóa học TP.HCM, một đại diện Viện này lại trả lời: “Viện không chuyên về lĩnh vực này… nên không trả lời chính xác được”. Sau đó, vị đại diện giới thiệu PV sang Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TP.HCM) để tìm hiểu. Tuy nhiên, một nhân viên của Trung tâm này thông báo: “Người đứng đầu trung tâm đang bận công tác”!
Gây ung thư?
Theo bác sỹ Vũ Đình Sơn, Trưởng phòng Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. HCM: “Hiện chưa có ghi nhận chính thức một chất nào làm trắng dừa siêu tốc như dư luận phản ánh. Tuy nhiên, rất có thể những người bán dừa đã sử dụng chất Natri hiđroxit (công thức hóa học là NaOH), được giã nhuyễn thành dạng bột. Chất NaOH được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa.
Khi được hòa tan trong nước với một lượng nhỏ, chất này bị loãng ra nên không thấy được tác dụng ảnh hưởng tức thì của nó. Nhưng lâu dài, nó có thể gây đột biến các tế bào vú dẫn đến ung thư vú, hủy hoại các bộ phận màng nhầy, hệ hô hấp, da. Các hóa chất công nghiệp nói chung dùng tẩy trắng dừa, hay thực phẩm nếu dùng không đúng liều lượng, khi bị hấp thu vào cơ thể có thể gây đau bụng, buồn nôn, thậm chí có thể gây ung thư”.
Hạ Huyên
Theo Nguoiduatin-
-Đổ hóa chất trực tiếp vào mít, ép chín siêu tốc
Theo Tiền Phong
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Thuốc lạ biến trái non thành chín
Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng nơm nớp lo sợ vì rất nhiều loại trái cây đang bán trên thị trường bị ép chín bằng hóa chất lạ, trong khi các cơ quan chức năng chưa có giải pháp ngăn chặn, cảnh báo.
Giữa mùa mít, hàng trăm thương lái lùng sục khắp các vườn ở Đắk Lắk, Đắk Nông để gom mít trái về ép chín, bóc múi nhập cho đại lý thu mua kiếm lời. Cải trang là chủ một đại lý chuyên thu mua múi mít về sấy khô mới mở ở huyện xa, chúng tôi tiếp cận xưởng bóc tách múi mít của ông N.V.T ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar.
Đập vào mắt là cảnh lò xưởng nhếch nhác, ngổn ngang chai lọ, bao bì đựng hóa chất. Những trái mít xanh vừa hái nằm lăn lóc giữa sân. Bên hiên nhà một đống mít khác phủ bạt cẩn thận. Trong nhà, công nhân tay trần cầm dao bổ mít, bóc tách múi ngay trên nền xi măng cáu bẩn. Vỏ, xơ và hột mít vung vãi la liệt khắp nền nhà. Mùi mít hỏng, thối xộc lên nồng nặc. Thùng các-tông đựng đầy chai thuốc phân bón lá, chín trái dán nhãn tiếng Trung Quốc để ngay góc nhà.
Khoét lỗ trên quả mít để đổ hóa chất.
Chúng tôi đề nghị đặt mua 2 tạ múi mít/ngày, chủ cơ sở đồng ý không chút ngần ngại. Xong phần giao dịch, ông chủ cơ sở bật mí về công nghệ ép mít chín siêu tốc. “Mít xanh vừa hái trên cây xuống nếu để chín tự nhiên phải mất 10 ngày, nửa tháng, chúng tôi có bí kíp riêng là dùng thuốc thúc chín nhanh, ngày hôm sau mít chín đồng loạt mới có đủ hàng đều đặn cung cấp cho đại lý”.
Loại thuốc mà ông T. thường dùng là “Hoa quả thúc chín tố”. Mỗi gói thuốc có 20 ống, kích thước bằng ngón tay út, dài khoảng 2cm. Chỉ cần pha 6 lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào. Với cách ép trái chín này, mỗi ngày ông T. xuất xưởng 1 tạ múi mít.
-Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện một loại bột “lạ” có màu trắng được các tiểu thương, đặc biệt là những người bán nước dừa sử dụng nhiều.
Điều đặc biệt, là loại bột này không có mùi và có thể tẩy trắng được cả… vải.
Bột “lạ” làm trắng siêu tốc
Thông tin khiến người tiêu dùng bất an: Để làm trắng dừa, chỉ cần một thìa nhỏ thứ bột màu trắng, mịn như bột mì, hòa tan trong nước và ngâm dừa vào nước khoảng 2 phút thì những trái dừa dù lột vỏ từ lâu đều trở nên trắng tinh, không bị thâm đen. Màu trắng của trái dừa được giữ trong nhiều ngày. Vậy, loại bột thần kỳ đó là gì, được bán ở đâu?
Để tìm hiểu về nguồn gốc loại bột này, PV có mặt tại nhiều con phố ở TP.HCM. Tiếp cận những xe bán dừa dạo, theo ghi nhận, phía dưới xe có một thùng xốp chứa một loại nước đục trắng. Mỗi lần gọt dừa xong, người bán lại ngâm trái dừa vào nước này khoảng 2 phút rồi lấy ra. Cũng theo những người bán dừa dạo, họ mua loại hóa chất này từ đầu mối bỏ dừa và không biết đó là hóa chất gì.
Hàng chục trái dừa trắng tinh sau khi gọt vỏ vì được ngâm vào bột “lạ”.
PV tiếp tục tìm đến các mối bỏ dừa cho các xe bán lẻ và nhiều quán giải khát trên đường Bắc Hải (quận 10, TP.HCM). Một chủ đầu mối cho biết, hàng ngày đầu mối này bỏ sỉ hàng nghìn trái dừa cho những điểm bán lẻ. Khi PV ngỏ ý muốn mua dừa để về kinh doanh, người này cho hay, nếu mua nhiều và lâu dài sẽ mang đến tận nơi. PV tỏ vẻ băn khoăn là tại sao trái dừa khi gọt ra, dù đã ngâm vào nước phèn chua như một số người vẫn làm, nhưng chỉ để được từ sáng đến trưa trái dừa đã chuyển sang màu đỏ và thâm đen. Lúc này chủ mối dừa đưa cho PV một gói bột màu trắng cùng lời giới thiệu: “Phèn chua chỉ làm cho trái dừa trắng tạm thời, còn muốn để lâu thì phải dùng thuốc này”.
Cũng theo người này, để có thể mang lại tác dụng nhanh nhất nên mua hai loại bột trộn với nhau. Nói rồi người bán đưa cho PV hai gói nilon, một gói đựng loại bột mịn như bột mì, còn một gói đựng loại bột hạt to như bột ngọt. “Chỉ cần cho một thìa cà phê hai thứ bột này hòa trong thùng nước, ngâm dừa đã lột vỏ trong đó thì em để dừa thoải mái cũng không bị thâm”, người bán cho biết. Khi được chất vấn đó là loại bột gì, có độc hại không? Người bán trấn an: “Không sao đâu, mình chỉ cho một lượng nhỏ thôi. Bột này được đóng trong bao 5kg, tên là gì thì không biết. Người ta còn cho bột này vào nước ngâm làm trắng nhiều loại thực phẩm khác”.
Bất ngờ với tiết lộ này, PV tìm đến nhiều chợ bán thực phẩm trên địa bàn TP.HCM như: Chợ An Đông (quận 5), chợ Nhật Tảo, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Chuồng Bò (quận 10), chợ Bình Điền (huyện Bình Chánh)… để tìm hiểu thông tin. Theo ghi nhận, các loại gà, vịt làm sẵn da đều trắng phau sạch sẽ, mâm lòng lợn trắng bắt mắt. Các loại củ như su hào, khoai tây, các loại đậu, dưa cà… cũng tương tự. Một tiểu thương cho biết: “Ngoài những loại rau, củ không cần dùng các chất tẩy trắng, đa phần các thực phẩm đều dùng đến hóa chất để chống ươn, tạo độ dai và trắng sạch”.
Hiểm họa thực phẩm ‘bẩn’ đe dọa người tiêu dùng
Tẩy trắng được cả… vải
Bà Trình Ngọc Tâm (một người bán hải sản tại chợ Bình Điền) cho biết: “Bột tẩy trắng thực phẩm được bán đầy ngoài chợ Kim Biên (quận 5). Muốn thực phẩm trắng chỉ cần cho một lượng nhỏ bột hòa với nước và ngâm thực phẩm khoảng 20 phút thì vớt ra. Nhưng những loại bột phải ngâm lâu như thế xưa rồi, giờ người tay dùng loại bột đường tẩy trắng siêu tốc (nói bột đường bởi nó có dạng bột, trắng như đường), chỉ cần ngâm khoảng hơn một phút rồi vớt ra là được như ý. Tiểu thương thường làm những việc này ở nhà trước khi mang hàng ra chợ, vì nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm”.
Để tận mắt kiểm tra “chất lượng” của loại bột tẩy trắng thần tốc này, PV đến chợ Kim Biên tìm mua và được người bán đưa cho hai bịch loại 1kg (một bịch bột trắng mịn, một bịch có hạt nhỏ), không nhãn mác, giá 72 ngàn đồng. Khi PV thắc mắc, người bán tỏ ra hiểu biết: “Loại mịn là bột lưu huỳnh, bịch dạng hạt là chất Hydrogen Peroxide. Nếu trộn chung với nhau thì cả vải cũng có thể tẩy trắng chứ đừng nói thực phẩm”. Cũng theo người bán hàng, nếu trộn thêm axit clohydric thì có thể tẩy được cả vỏ trứng gà công nghiệp từ màu nâu sang màu trắng hồng như trứng gà ta.
Để kiểm chứng, PV mua hai bịch về thử nghiệm. Người bán hàng dặn thêm, nếu những trái dừa non thì nhúng vào lấy ra ngay, đừng ngâm quá lâu, nếu không, nước trong trái dừa sẽ có mùi như bị thiu. PV hỏi: “Thế bột này ngấm được cả vào trong nước của trái dừa hay sao?”. Người bán hàng trả lời: “Chỉ những trái dừa non thôi, vì sọ của trái dừa mềm nên ngâm lâu sẽ ngấm vào trong và làm cho nước dừa có mùi khó chịu”. Mang hai thứ bột về nhà, PV liền hòa một thìa nhỏ hai loại bột vào chậu nước, cho mảnh vải trắng đã chuyển màu cũ ngâm vào trong chậu nước. Chỉ sau 5 phút, mảnh vải đã được tẩy trắng tinh.
Bột “lạ” tẩy trắng được PV mua tại chợ Kim Biên.
Trao đổi với PV, GS.TS Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN cho biết: “Việc sử dụng hóa chất một cách tự phát để tẩy trắng dừa là rất nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người. Các hoá chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate hay Sulfur Dioxide và Psychotrine… đều là những hoá chất công nghiệp mà người kinh doanh sử dụng nhiều nhất. Việc sử dụng hoá chất tẩy trắng một cách bừa bãi trong chế biến thực phẩm rất có hại cho sức khoẻ”.
Để tìm hiểu thông tin về loại bột “lạ” trên, PV đã liên hệ làm việc với ViệnCông nghệ hóa học TP.HCM, một đại diện Viện này lại trả lời: “Viện không chuyên về lĩnh vực này… nên không trả lời chính xác được”. Sau đó, vị đại diện giới thiệu PV sang Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (TP.HCM) để tìm hiểu. Tuy nhiên, một nhân viên của Trung tâm này thông báo: “Người đứng đầu trung tâm đang bận công tác”!
Gây ung thư?
Theo bác sỹ Vũ Đình Sơn, Trưởng phòng Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. HCM: “Hiện chưa có ghi nhận chính thức một chất nào làm trắng dừa siêu tốc như dư luận phản ánh. Tuy nhiên, rất có thể những người bán dừa đã sử dụng chất Natri hiđroxit (công thức hóa học là NaOH), được giã nhuyễn thành dạng bột. Chất NaOH được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa.
Khi được hòa tan trong nước với một lượng nhỏ, chất này bị loãng ra nên không thấy được tác dụng ảnh hưởng tức thì của nó. Nhưng lâu dài, nó có thể gây đột biến các tế bào vú dẫn đến ung thư vú, hủy hoại các bộ phận màng nhầy, hệ hô hấp, da. Các hóa chất công nghiệp nói chung dùng tẩy trắng dừa, hay thực phẩm nếu dùng không đúng liều lượng, khi bị hấp thu vào cơ thể có thể gây đau bụng, buồn nôn, thậm chí có thể gây ung thư”.
Hạ Huyên
Theo Nguoiduatin-
-Đổ hóa chất trực tiếp vào mít, ép chín siêu tốc
Theo Tiền Phong
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người dùng.
Thuốc lạ biến trái non thành chín
Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng nơm nớp lo sợ vì rất nhiều loại trái cây đang bán trên thị trường bị ép chín bằng hóa chất lạ, trong khi các cơ quan chức năng chưa có giải pháp ngăn chặn, cảnh báo.
Giữa mùa mít, hàng trăm thương lái lùng sục khắp các vườn ở Đắk Lắk, Đắk Nông để gom mít trái về ép chín, bóc múi nhập cho đại lý thu mua kiếm lời. Cải trang là chủ một đại lý chuyên thu mua múi mít về sấy khô mới mở ở huyện xa, chúng tôi tiếp cận xưởng bóc tách múi mít của ông N.V.T ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar.
Đập vào mắt là cảnh lò xưởng nhếch nhác, ngổn ngang chai lọ, bao bì đựng hóa chất. Những trái mít xanh vừa hái nằm lăn lóc giữa sân. Bên hiên nhà một đống mít khác phủ bạt cẩn thận. Trong nhà, công nhân tay trần cầm dao bổ mít, bóc tách múi ngay trên nền xi măng cáu bẩn. Vỏ, xơ và hột mít vung vãi la liệt khắp nền nhà. Mùi mít hỏng, thối xộc lên nồng nặc. Thùng các-tông đựng đầy chai thuốc phân bón lá, chín trái dán nhãn tiếng Trung Quốc để ngay góc nhà.
Khoét lỗ trên quả mít để đổ hóa chất.
Chúng tôi đề nghị đặt mua 2 tạ múi mít/ngày, chủ cơ sở đồng ý không chút ngần ngại. Xong phần giao dịch, ông chủ cơ sở bật mí về công nghệ ép mít chín siêu tốc. “Mít xanh vừa hái trên cây xuống nếu để chín tự nhiên phải mất 10 ngày, nửa tháng, chúng tôi có bí kíp riêng là dùng thuốc thúc chín nhanh, ngày hôm sau mít chín đồng loạt mới có đủ hàng đều đặn cung cấp cho đại lý”.
Loại thuốc mà ông T. thường dùng là “Hoa quả thúc chín tố”. Mỗi gói thuốc có 20 ống, kích thước bằng ngón tay út, dài khoảng 2cm. Chỉ cần pha 6 lọ hóa chất với 500 ml nước, dùng que sắt dùi lỗ trên các quả mít rồi đổ hỗn hợp thuốc vào. Với cách ép trái chín này, mỗi ngày ông T. xuất xưởng 1 tạ múi mít.
Hằng ngày, nhân viên các cơ sở bóc tách múi chở sọt đi khắp tỉnh thu gom mít xanh, non tại vườn với giá 5.000 đồng - 7.000 đồng/kg mang về ép chín. Bóc tách hoàn thành, múi mít được đóng bao nhập cho các đại lý thu mua với giá 12.000 đồng/kg. Các đại lý sau đó nhập cho một số cơ sở chế biến mít sấy khô. Chuỗi mua bán khép kín này chuyển loại mít chín ép bằng hóa chất đến tận tay người tiêu thụ khắp nơi.
Làm liều
Ông Nguyễn Thế Ân, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, các loại thuốc “Hoa quả thúc chín tố”, “Chín trái” và phân bón lá HPC - 97- HXN… đều nằm trong danh mục phân bón lá.
Các loại hóa chất dùng ép chín trái cây.
Tuy nhiên, phun ngoài bề mặt hay nhúng cuống thì thời gian để trái chín sẽ lâu hơn. Trong khi, chỉ cần khoét một lỗ nhỏ trên quả mít rồi đổ một lượng hóa chất vào thì trái sẽ chín sau 1 đêm, nên hầu hết cơ sở không pha loãng mà đổ hóa chất trực tiếp vào mít để thuốc thấm nhanh, chín đều.
Quan điểm
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, nói rằng, các cơ sở ép chín trái cây bằng cách đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái sẽ rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất mít đang hoạt động không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mỗi ngày, bà L.T.C tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk cung cấp cho đại lý thu mua hàng tạ múi mít ép chín bằng hóa chất. Xưởng làm mít là bãi đất trống bên hông nhà, gần chuồng bò, quả mít đặt trên nền đất để bổ, múi mít đựng bằng những chiếc rổ nhựa cũ đen ngòm. Bà C. khẳng định: “Các cơ sở làm mít ở đây đều sử dụng các loại thuốc, phân bón thúc chín mới có lời. Các loại thuốc này chỉ cần ra quầy thuốc bảo vệ thực vật là có ngay”.
Tại hai huyện Krông Pắk và Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có hàng trăm cơ sở tư nhân chuyên đi gom mít trong và ngoài tỉnh về bóc tách múi nhập cho các đại lý thu mua trên địa bàn sơ chế.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, cho biết: Các cơ sở ép chín trái cây bằng cách đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái sẽ rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất mít đang hoạt động không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi, công nhân bóc mít không có đồ bảo hộ, mít đặt trực tiếp trên tấm bạt, nền cáu bẩn. Nơi làm mít không phải nhà xưởng mà là bãi đất trống, sân, vườn nơi dễ phát sinh mầm mống gây các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột. Mít chín bằng “công nghệ” đổ trực tiếp thuốc thường ít thơm, kém ngọt hơn so với chín tự nhiên.
Ngoài mít, các loại hóa chất trên còn được sử dụng ép sầu riêng, chuối để chín nhanh, đều, đẹp.
Đổ hóa chất ép mít chín siêu tốc. Sức Khỏe Cộng Đồng
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh .
Đổ hóa chất ép mít chín siêu tốc
GD&TĐ
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh ...
-Độc tố từ giấy ăn có thể phá hủy nội tạng-
Làm liều
Ông Nguyễn Thế Ân, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk cho biết, các loại thuốc “Hoa quả thúc chín tố”, “Chín trái” và phân bón lá HPC - 97- HXN… đều nằm trong danh mục phân bón lá.
Các loại hóa chất dùng ép chín trái cây.
Tuy nhiên, phun ngoài bề mặt hay nhúng cuống thì thời gian để trái chín sẽ lâu hơn. Trong khi, chỉ cần khoét một lỗ nhỏ trên quả mít rồi đổ một lượng hóa chất vào thì trái sẽ chín sau 1 đêm, nên hầu hết cơ sở không pha loãng mà đổ hóa chất trực tiếp vào mít để thuốc thấm nhanh, chín đều.
Quan điểm
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, nói rằng, các cơ sở ép chín trái cây bằng cách đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái sẽ rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất mít đang hoạt động không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mỗi ngày, bà L.T.C tại xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk cung cấp cho đại lý thu mua hàng tạ múi mít ép chín bằng hóa chất. Xưởng làm mít là bãi đất trống bên hông nhà, gần chuồng bò, quả mít đặt trên nền đất để bổ, múi mít đựng bằng những chiếc rổ nhựa cũ đen ngòm. Bà C. khẳng định: “Các cơ sở làm mít ở đây đều sử dụng các loại thuốc, phân bón thúc chín mới có lời. Các loại thuốc này chỉ cần ra quầy thuốc bảo vệ thực vật là có ngay”.
Tại hai huyện Krông Pắk và Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk có hàng trăm cơ sở tư nhân chuyên đi gom mít trong và ngoài tỉnh về bóc tách múi nhập cho các đại lý thu mua trên địa bàn sơ chế.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Đắk Lắk, cho biết: Các cơ sở ép chín trái cây bằng cách đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái sẽ rất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất mít đang hoạt động không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi, công nhân bóc mít không có đồ bảo hộ, mít đặt trực tiếp trên tấm bạt, nền cáu bẩn. Nơi làm mít không phải nhà xưởng mà là bãi đất trống, sân, vườn nơi dễ phát sinh mầm mống gây các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột. Mít chín bằng “công nghệ” đổ trực tiếp thuốc thường ít thơm, kém ngọt hơn so với chín tự nhiên.
Ngoài mít, các loại hóa chất trên còn được sử dụng ép sầu riêng, chuối để chín nhanh, đều, đẹp.
Đổ hóa chất ép mít chín siêu tốc. Sức Khỏe Cộng Đồng
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh .
Đổ hóa chất ép mít chín siêu tốc
GD&TĐ
Những trái mít, sầu riêng, chuối xanh non tẩm hóa chất chỉ sau một đêm đã dậy mùi thơm để thương lái đem bán ra thị trường hoặc bóc múi nhập cho các lò chế biến trái sấy khô. Đã có cảnh báo rằng, đổ trực tiếp hóa chất vào trong trái gây độc hại, ảnh ...
-Độc tố từ giấy ăn có thể phá hủy nội tạng-
10.000 đồng/bịch giấy ăn chất đầy trong túi nilon loại 5kg; 75.000 đồng/can tương ớt 5 lít; 20.000 đồng/chục cốc nhựa… là thứ mà hầu hết các cửa hàng ăn uống vẫn mua để phục vụ thực khách mỗi ngày. Biết tương ớt không vệ sinh, giấy ăn “ướp” hóa chất nhưng người tiêu dùng vẫn nhắm mắt cho qua...
Mỗi lần đi ăn, dăm cái...tặc lưỡi
Chị Nguyễn Hà Thủy (Ngõ Trạm, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Chưa cần điều tra nguồn gốc, xuất xứ những gia vị mà các cửa hàng ăn đặt lên bàn cho khách (như: dấm tỏi, tương ớt, gia vị, giấy ăn, chanh, quất...) mà chỉ cần nhìn vào cách họ bày biện đã thấy không vệ sinh. Hầu hết các lọ đựng đều mở nắp. Ruồi, nhặng, bụi bẩn… có thể sa vào đó bất cứ lúc nào. Còn giấy ăn thì mới đặt lên ngang miệng đã thấy có mùi nồng nồng, hôi hôi… rất khó tả. Nhiều khi biết là bẩn mà vẫn phải dùng. Mỗi lần đi ăn, dăm cái tặc lưỡi”.
“Vì thích ăn cay nên nhiều khi biết tương ớt ở hàng ăn không vệ sinh nhưng tôi vẫn phải ăn để có cảm giác ngon miệng. Giấy vệ sinh đương nhiên là không ổn, lôi giấy trong hộp lên thấy bụi giấy bay đầy, lau thấy bở bùng bục, lại có mùi hôi hôi. Nhưng không dùng thì không được vì có cảm giác bị dính đồ ăn ở quanh miệng, khó chịu lắm”, anh Tạ Văn Thành (phố Nguyễn Công Trứ, phường Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ.
Khi chúng tôi hỏi về vấn đề vệ sinh, đồ dùng phục vụ thực khách, bà Hoàng Thị Bích, chủ cửa hàng phở N. (phố Kim Liên, Hà Nội) thẳng thắn bày tỏ: “Quán ăn bình dân, lấy lãi có hạn mới có khách nên không thể đầu tư nhiều vào bát, đũa, tương ớt, giấy ăn… được. Giấy ăn chỉ 10.000 đồng/bịch, đựng trong túi nilon loại 5kg mà ngày nào nhà tôi cũng phải lấy 5 bịch để khách dùng cả sáng và chiều. Tương ớt cũng mất 2 lít/ngày, sáng đổ đầy bình, chiều đã cạn xuống đáy. Giá không cao, chỉ 15.000 đồng/lít nhưng mỗi thứ mất một ít thì không lấy đâu ra lãi”.
Cũng theo bà Bích thì cửa hàng của bà không thể dùng cốc sành sứ, thủy tinh cho khách được vì bị vỡ liên miên, mà yêu cầu khách đền tiền thì không hay vì sợ lần sau họ sẽ không đến nữa nên phải dùng cốc nhựa 20.000 đồng/10 chiếc. Bát, đũa, thìa… cũng vậy, chỉ chọn hàng bình dân. “Bát, đĩa dùng đồ Trung Quốc cũng không sao vì mình luôn rửa sạch, miễn là giá cả phải chăng”, bà Bích bảo.
Quan sát túi giấy ăn mới nhập về ở góc cửa hàng thì thấy đúng như bà Bích nói. Giấy ăn sản xuất thủ công, không có tem nhãn, được bọc trong chiếc túi nilon xanh loại 5kg mà các cửa hàng vẫn dùng để bỏ đồ cho khách. Đũa dùng một lần cũng được xếp trong túi nilon không có địa chỉ sản xuất. Hai can tương ớt 5 lít xếp ở góc nhà cũng không có tem nhãn… Chúng tôi thắc mắc thì bà Bích bảo: “Mình mua bao nhiêu thì người bán rót sang, hoặc người bán rót sẵn trong can nhựa rồi mình đến lấy. Đây là cơ sở sản xuất quen của tôi nên yên tâm về chất lượng”.
Dễ hỏng hệ hô hấp, da, mắt và phủ tạng
Ông Nguyễn Hà Sinh, chủ một cơ sở sản xuất giấy đã giải nghệ ở Phong Khê, huyện Phong Khê (Bắc Ninh) tiết lộ: “Giấy ăn giá rẻ đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm vì lấy đâu ra nhiều gỗ, tre, trúc mà sản xuất. Dù bột giấy có đen, xanh, đỏ, tạp chất thế nào thì khi hòa hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen... bột giấy thải loại cũng trắng phau”.
Theo ông Sinh, thường 1 tấn giấy phế phẩm tẩy trắng phải mất 9kg hóa chất xút và 35 lít javen. Còn giấy viết, sách, giấy photo tài liệu... thì tốn 10kg xút và 40 lít javen. Ở chỗ ông, không ai là không biết cách pha hóa chất tẩy trắng bột giấy.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, việc dùng giấy sản xuất thủ công để lau miệng khá nguy hiểm vì không hợp vệ sinh. Nhất là hiện nay nhiều cơ sở sản xuất giấy thủ công lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Việc dùng loại giấy này lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng, tăng trắng... nhiễm độc gây hại cơ thể. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, da và mắt.
Còn theo BS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM thì, giấy ăn nhìn bằng mắt thường phải đảm bảo các tiêu chí như mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách. Giấy kém chất lượng sẽ xuất hiện bụi khi kéo giấy, lau miệng dễ mủn, vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn... Nếu dùng giấy ăn không đảm bảo vệ sinh, các vi khuẩn cầu trùng, e.coli... có trong giấy ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người sức đề kháng yếu.
Vì vậy, tốt nhất là người tiêu dùng nên nói “không” với những gia vị, giấy ăn không đảm bảo vệ sinh. Dù không gây ra những vụ ngộ độc cấp tính, nhưng hóa chất bên trong những gia vị, đồ dùng này ngấm dần vào cơ thể người, gây ra những bệnh mạn tính và cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư hay nhiều bệnh liên quan đến nội tạng nguy hiểm khác.
Bát đĩa giá rẻ có chứa hàm lượng chì cao
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm (Bộ KHCN) cho biết, bát, đĩa, cốc thủy tinh… giá rẻ xuất xứ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì rất cao, gấp hàng nghìn lần mức cho phép. Đũa dùng một lần cũng có mức độ độc hại không kém vì để đảm bảo về độ trắng, không bị ẩm mốc chúng được tẩm hóa chất và loại đũa này cũng đã bị cơ quan chức năng phát hiện chứa hoá chất sodium sunfite và sulfure dioxide với hàm lượng vượt quá nhiều lần mức cho phép.
Theo Giadinh.net