Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình - Ảnh: Lê Quân
-Báo TQ bình về phản đối của VN
6 tháng 7 2016
Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Tư 6/7 đăng bài bình luận về lời phản đối mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 4/7 khi Trung Quốc thông báo tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Tối 4/7 giờ Hà Nội, ông Lê Hải Bình lên tiếng gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Ông Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.
Bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu hai hôm sau gọi phản đối của người phát ngôn Việt Nam là "tuyên bố định kỳ", không có ảnh hưởng gì tới hoạt động tập trận của Trung Quốc.
Báo này viết "cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa)... thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối".
"Thế nhưng nói chung Việt Nam không có hành động can thiệp gì."
Theo tờ báo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, việc Việt Nam phản ứng dữ dội sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển tranh chấp năm 2014 là "rất hiếm" khi xảy ra.
Hoàn Cầu Thời báo cũng cáo buộc Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp hơn 20 hòn đảo và rạn san hô của Nam Sa (tên Việt Nam là quần đảo Trường Sa)".
Với một chính phủ mới và một dàn lãnh đạo mới, tờ báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam hết sức quan tâm tới Biển Đông.
Sau một năm 2014 đầy biến động, hiện "tình hình Nam Hải (Biển Đông) có vẻ ít căng thẳng hơn".
Báo này đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc.
"Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc."
Hoàn Cầu Thời báo kết luận là về phương diện chiến lược, "Việt Nam không có khả năng đối đầu với Trung Quốc" và Trung Quốc cũng không muốn đối đầu với Việt Nam, bởi vậy phương cách tốt nhất là duy trì hữu nghị và hợp tác.-
-Đang tìm kiếm 16 ngư dân mất tích ở Gaven, Trường Sa
14/05/2015-
(TNO) Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay 14.5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương tìm kiếm 16 ngư dân đảo Lý Sơn bị mất tích khi đánh cá gần đảo Gaven, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
-Trung Quốc ngăn cản tàu cá Việt Nam vào sửa chữa ở Trường Sa-
-Tàu cá VN lại bị tàu TQ xua đuổi ở vùng biển chủ quyền Trường Sa
Tàu vỏ sắt giả danh tàu cá Trung Quốc (bên trái) đang truy đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Không chỉ xua đuổi tàu các Việt Nam hoạt động trong vùng biển chủ quyền Trường Sa, tàu Trung Quốc còn ngang nhiên đánh bắt trong vùng biển cách Khánh Hòa khoảng 120 hải lý.
-'Tàu lạ' cố tình đâm từ sau tàu cá Việt Nam
(Tin tức thời sự) - Theo Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), hành động của tàu lạ khi đâm tàu cá Lý Sơn là cố tình không phải vô tình.
Liên quan đến sự việc một tàu cá bị tàu lạ "húc" ở Hoàng Sa, sáng ngày 18/4, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết:
"Hiện tàu cá QNg 96011 đã cập cảng lúc 7h30 sáng 18/4. Tàu cá này do ông Huỳnh Quang Nắm làm chủ, người bị thương là anh Phạm Quốc Dũng (42 tuổi, thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn). Vị trí xảy ra vụ việc cách đảo Tri Tôn khoảng 30 hải lý, thuộc khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu bị đâm vào ban đêm, lúc 23h45 ngày 14/4".
Thanh Giang-
Tàu ngư chính Trung Quốc đập phá tàu ngư dân Việt Nam
Hai ngư dân mất tích trên vùng biển Hoàng Sa
--Một tàu cá bị đâm ở ngư trường Hoàng SaTiền Phong Online
TPO - Tàu cá mang số hiệu QNG 96011TS của ngư dân Việt bị tàu lạ bất ngờ lao vào đâm. Sau đó, tàu lạ nhanh chóng bỏ chạy trong đêm tối.
-Báo TQ bình về phản đối của VN
6 tháng 7 2016
Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Tư 6/7 đăng bài bình luận về lời phản đối mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 4/7 khi Trung Quốc thông báo tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Tối 4/7 giờ Hà Nội, ông Lê Hải Bình lên tiếng gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Ông Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.
Bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu hai hôm sau gọi phản đối của người phát ngôn Việt Nam là "tuyên bố định kỳ", không có ảnh hưởng gì tới hoạt động tập trận của Trung Quốc.
Báo này viết "cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa)... thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối".
"Thế nhưng nói chung Việt Nam không có hành động can thiệp gì."
Theo tờ báo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, việc Việt Nam phản ứng dữ dội sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển tranh chấp năm 2014 là "rất hiếm" khi xảy ra.
Hoàn Cầu Thời báo cũng cáo buộc Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp hơn 20 hòn đảo và rạn san hô của Nam Sa (tên Việt Nam là quần đảo Trường Sa)".
Với một chính phủ mới và một dàn lãnh đạo mới, tờ báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam hết sức quan tâm tới Biển Đông.
Sau một năm 2014 đầy biến động, hiện "tình hình Nam Hải (Biển Đông) có vẻ ít căng thẳng hơn".
Báo này đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc.
"Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc."
Hoàn Cầu Thời báo kết luận là về phương diện chiến lược, "Việt Nam không có khả năng đối đầu với Trung Quốc" và Trung Quốc cũng không muốn đối đầu với Việt Nam, bởi vậy phương cách tốt nhất là duy trì hữu nghị và hợp tác.-
-Đang tìm kiếm 16 ngư dân mất tích ở Gaven, Trường Sa
14/05/2015-
(TNO) Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay 14.5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương tìm kiếm 16 ngư dân đảo Lý Sơn bị mất tích khi đánh cá gần đảo Gaven, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo thông tin Thanh Niên Online tìm hiểu, trong ngày 5.5 vừa qua, chủ một tàu cá tên Dương Minh Thạnh ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi liên lạc từ ngư trường Trường Sa về cho biết, trong các ngày 4 - 5.5, tàu cá của ngư dân Nguyễn Thành Châu (ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với 16 ngư dân trên tàu đang khai thác hải sản tại đảo Gaven, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất ngờ bị hỏng máy tàu.
Khi đang nỗ lực đưa tàu cập đảo đá Gaven để sửa chữa thì bị lực lượng chức năng Trung Quốc đi trên ca nô xua đuổi, không cho tàu bị nạn cập đảo đá. Do không liên lạc được với đất liền nên các ngư dân đã liên lạc với tàu của ông Thạnh đề nghị ứng cứu trong tình trạng bị trôi dạt trên biển. Tuy nhiên, đến nay, 16 ngư dân trên tàu cá này vẫn mất tích.
Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Lê Hải Bình cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam đang khẩn trương tìm kiếm 16 ngư dân này.
Cũng liên quan đến quần đảo Trường Sa, trả lời câu hỏi của hãng thông tấn AP về phản ứng của Việt Nam khi một số bức ảnh vệ tinh chụp thể hiện việc Việt Nam mở rộng các đảo Đá Tây, Sơn Ca, xây dựng một số cấu trúc quân sự trên các đảo này thuộc quần đảo Trường Sa; đồng thời, ảnh vệ tinh cũng thể hiện việc Trung Quốc mở rộng 7 đảo đá chìm ở quần đảo Trường Sa, điển hình là đảo đá Chữ Thập, ông Lê Hải Bình khẳng định: "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Các hoạt động nhằm cải thiện các cơ sở vật chất trên quần đảo Trường Sa để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của con người trên các cấu trúc mà Việt Nam đang quản lý tại quần đảo Trường Sa là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp, tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC); không làm tổn hại môi trường, không làm phức tạp tình hình khu vực. Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tạibiển Đông".
Việt Nam theo dõi chặt chẽ giàn khoan HD-981
Bình luận về thông tin trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc là giàn khoan Hải Dương 981 sẽ hoạt động ở vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa từ ngày 16.5, ông Lê Hải Bình cho hay, đại diện Cảnh sát biển đã trả lời rất đầy đủ báo chí về vấn đề này. Trong đó nhấn mạnh Việt Nam luôn theo dõi chặt chẽ, đồng thời đã có chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển.
“Việc duy trì hòa bình, an ninh hàng hải, hàng không ở khu vực Biển Đông là nguyện vọng, lợi ích chung của các nước trong khu vực. Chúng tôi mong muốn các bên liên quan và các quốc gia trong khu vực nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, không có những hành động làm phức tạp tình hình. Mọi hoạt động của các bên liên quan cần tôn trọng luật pháp quốc tế, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia trên Biển Đông và tuân thủ nghiêm túc DOC”, ông Bình nói.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc thăm Việt Nam
Theo ông Lê Hải Bình, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon và phu nhân sẽ đến thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 22 - 23.5.
Qua chuyến thăm lần này của Tổng thư ký Liên hiệp quốc, Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ của Liên hiệp quốc về chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 trong các lĩnh vực: bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon sẽ chào Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự lễ khánh thành ngôi nhà chung của Liên hiệp quốc và gặp gỡ các cơ quan của Liên hiệp quốc tại Việt Nam.
|
-Trung Quốc ngăn cản tàu cá Việt Nam vào sửa chữa ở Trường Sa-
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị hư máy đã bị tàu Trung Quốc ngăn cản không cho vào bãi Đá GaVen quần đảo Trường Sa để sửa chữa. Theo tin báo Đất Việt Online, vụ việc xảy ra vào ngày 4/5/2015 và sau một thời gian trôi tự do, đến sáng 6/5 thì tàu cá QNg 96293 TS và 16 ngư dân đã được các tàu cá khác lai dắt ra ra ngoài vùng Đá GaVen và được an toàn.
Theo tin này ca nô Trung Quốc và thủy thủy có vũ trang đã làm mọi cách hăm dọa, xua đuổi không cho tàu cá Việt Nam bị hư máy cập vào bãi Đá GaVen để sửa chữa.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề Cá xã An Hải Huyện đảo Lý Sơn Quảng Ngãi được báo chí Việt Nam dẫn lời đã phê phán Trung Quốc là vô nhân đạo, khi đưa ca nô ra xua đuổi không cho tàu cá Quảng Ngãi cập vào Đá GaVen để sửa chữa.
Ông Chinh nhắc lại là trước đây ngư dân Việt Nam đã nhiều lần giúp đưa nhiều tàu cá Trung Quốc gặp nạn vào Đảo Lý Sơn, cho ngư dân thủy thủy ăn uống nghỉ ngơi, trước khi giao trả cho Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.
-Tàu cá VN lại bị tàu TQ xua đuổi ở vùng biển chủ quyền Trường Sa
Hoàng Đan | 24/04/2015 10:54
Tàu vỏ sắt giả danh tàu cá Trung Quốc (bên trái) đang truy đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Không chỉ xua đuổi tàu các Việt Nam hoạt động trong vùng biển chủ quyền Trường Sa, tàu Trung Quốc còn ngang nhiên đánh bắt trong vùng biển cách Khánh Hòa khoảng 120 hải lý.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Hội nghề cá Việt Nam cho biết, theo báo cáo của Hội nghề cá và ngư dân Khánh Hòa, vào ngày 9/3, 20 tàu của nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng ra khơi trong vùng biển Trường Sa DK1 thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị tàu TQ xua đuổi.
Ngoài ra, các tàu Trung Quốc còn ngang nhiên đánh bắt trong vùng biển cách Khánh Hòa khoảng 120 hải lý.
Tàu vỏ sắt của Trung Quốc tấn công, xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh: CSBVN
Những hiện tượng này thường xuyên diễn ra, gây cản trở việc khai thác của ngư dân, dẫn đến sản lượng khai thác bị giảm sút và thua lỗ, vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Cũng theo Hội nghề cá Việt Nam, thông thường hàng năm trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 8, phía Trung Quốc đơn phương ban hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Đông, vi phạm cả vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Đồng thời, phía Trung Quốc đưa tàu cá xuống khai thác trái phép trong vùng biển Việt Nam, huy động lực lượng cản trở ngư dân Việt Nam.
Trước những hành động này của phía Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam Võ Văn Trác đã vừa ký văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Đối ngoại Trung ương.
Trong văn bản, Hội nghề cá Việt Nam đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu xua đuổi tàu Trung Quốc và ngăn chặn kịp thời các hành vi của Trung Quốc vi phạm chủ quyền thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ đó tăng cường công tác bảo vệ ngư dân, tạo điều kiện cho ngư dân yên tâm sản xuất trên vùng biển chủ quyền Việt Nam.
-'Tàu lạ' cố tình đâm từ sau tàu cá Việt Nam
(Tin tức thời sự) - Theo Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải (huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi), hành động của tàu lạ khi đâm tàu cá Lý Sơn là cố tình không phải vô tình.
Liên quan đến sự việc một tàu cá bị tàu lạ "húc" ở Hoàng Sa, sáng ngày 18/4, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết:
"Hiện tàu cá QNg 96011 đã cập cảng lúc 7h30 sáng 18/4. Tàu cá này do ông Huỳnh Quang Nắm làm chủ, người bị thương là anh Phạm Quốc Dũng (42 tuổi, thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn). Vị trí xảy ra vụ việc cách đảo Tri Tôn khoảng 30 hải lý, thuộc khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu bị đâm vào ban đêm, lúc 23h45 ngày 14/4".
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Hồ Quang Lợi trao tiền quyên góp của đoàn công tác cho anh Dũng chữa thương. |
Nói về người bị thương, ông Chinh cho biết: "Nhìn bên ngoài không nặng nhưng còn bên trong thì chưa rõ thế nào. Tuy nhiên, nghe anh em đi về kể lại, anh Dũng bị bí tiểu, nặng ở phần dưới, chỉ nằm chứ không ngồi được. Trên tàu, chỉ có mình anh Dũng bị nặng, còn 9 thuyền viên khác không bị sao."
Ông Chinh khẳng định: "Đây không phải là hành vi vô tình mà là cố tình của tàu lạ. Nếu con tàu lạ đó đâm bên hông thì sẽ có nhiều vấn đề khác, đồng thời các thuyền viên nhìn được số hiệu tàu nhưng đằng này đâm từ phía sau như vậy là sai hoàn toàn. Hơn nữa, khi đâm xong con tàu lạ đó bỏ chạy luôn trong đếm tối".
"Sau cú đâm của con tàu lạ đó, tàu 96011 có bị vỡ đuôi, có hư hao vật dụng trên thuyền nhưng không đáng kể. Tàu bị ảnh hưởng thì có thể sửa chữa, giờ quan trọng là con người', ông Chinh nói.
Liên quan đến sự việc, bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, sau khi nhận được thông tin vụ việc, chính quyền đã cử lực lượng y tế có mặt tại bến để đưa ngư dân cấp cứu. Đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng xác minh, lấy lời khai của các ngư dân trên tàu trình báo lên trên có hướng giải quyết.
Được biết, đây là lần thứ 2 anh Dũng bị thương sau khi bị tàu lạ đâm. Lần thứ nhất, anh Dũng bị thương vào thời điểm Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép ở Biển Đông vào thời điểm năm ngoái. Mặc dù vậy, anh Dũng và các ngư dân khác vẫn kiên cường bám biển.
Tàu ngư chính Trung Quốc đập phá tàu ngư dân Việt Nam
Hai ngư dân mất tích trên vùng biển Hoàng Sa
--Một tàu cá bị đâm ở ngư trường Hoàng SaTiền Phong Online
TPO - Tàu cá mang số hiệu QNG 96011TS của ngư dân Việt bị tàu lạ bất ngờ lao vào đâm. Sau đó, tàu lạ nhanh chóng bỏ chạy trong đêm tối.
Ngư dân bị nạn.
Vào 7h45 hôm nay (18/4), ngư dân Phạm Quốc Dũng (42 tuổi, quê Đông, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) - thuyền viên tàu QNG 96011TS bị thương sau vụ tấn công của tàu lạ đêm 16/4, được đưa về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Sau khi được sơ cứu, ngư dân này được tàu khách đưa về đất liền, cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bác sỹ bước đầu xác định ông Dũng bị dập bàng quang, có khả năng vỡ thận, phải mổ cấp cứu.
Trả lời Tiền Phong, ngư dân Bùi Văn Hiền, thuyền viên tàu QNG 96011TS, cho biết: tàu bị đâm lúc nửa đêm 16/4. Đây lần thứ 3 tàu QNG 96011TS bị tàu lạ đâm. Vào thời điểm gặp nạn, trên tàu có 12 người.
"Vị trí tàu QNG 96011TS bị tàu lạ đâm cách đảo Tri Tôn khoảng 30 km. Thuộc ngư trường truyền thống khu vực Hoàng Sa. Tàu bị đâm vào ban đêm. Sau khi tấn công, tàu lạ đó bỏ chạy ngay, nên chúng tôi không nhìn thấy số hiệu tàu nước nào" - ngư dân Dũng cho hay.
Trước đó vào năm 2014, ông Dũng cũng từng bị thương do tàu lạ đâm. Được biết, ngoài ông Dũng, còn có một số ngư dân khác trên tàu QNG 96011TS cũng bị thương. Tuy nhiên do vết thương nhẹ nên các ngư dân này tự sơ cứu trên tàu.
Đoàn công tác của ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và một số báo do ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội làm trưởng đoàn, đi cùng tàu từ Lý Sơn vào đất liền, đã quyên góp tại chỗ được 13.050.000 đồng ủng hộ nạn nhân Dũng....
Sau khi được sơ cứu, ngư dân này được tàu khách đưa về đất liền, cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Bác sỹ bước đầu xác định ông Dũng bị dập bàng quang, có khả năng vỡ thận, phải mổ cấp cứu.
Trả lời Tiền Phong, ngư dân Bùi Văn Hiền, thuyền viên tàu QNG 96011TS, cho biết: tàu bị đâm lúc nửa đêm 16/4. Đây lần thứ 3 tàu QNG 96011TS bị tàu lạ đâm. Vào thời điểm gặp nạn, trên tàu có 12 người.
"Vị trí tàu QNG 96011TS bị tàu lạ đâm cách đảo Tri Tôn khoảng 30 km. Thuộc ngư trường truyền thống khu vực Hoàng Sa. Tàu bị đâm vào ban đêm. Sau khi tấn công, tàu lạ đó bỏ chạy ngay, nên chúng tôi không nhìn thấy số hiệu tàu nước nào" - ngư dân Dũng cho hay.
Trước đó vào năm 2014, ông Dũng cũng từng bị thương do tàu lạ đâm. Được biết, ngoài ông Dũng, còn có một số ngư dân khác trên tàu QNG 96011TS cũng bị thương. Tuy nhiên do vết thương nhẹ nên các ngư dân này tự sơ cứu trên tàu.
Đoàn công tác của ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và một số báo do ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội làm trưởng đoàn, đi cùng tàu từ Lý Sơn vào đất liền, đã quyên góp tại chỗ được 13.050.000 đồng ủng hộ nạn nhân Dũng....
Một tàu cá bị tàu “lạ” húc ở Hoàng SaBizLIVE
Tàu lạ đâm tàu cá ngư dân, một người bị thương nặngPLO
Hiệu quả từ mô hình tổ đoàn kết trên biểnANTV News
Soha
-Tàu cá Bình Thuận chết máy trên biển bị đâm chìm
-VOV.VN 27/03/2015- Khi đang trôi tự do trên biển do bị chết máy, tàu cá Bình Thuận bỗng nhiên bị một chiếc tàu khác đâm chìm.
Tàu lạ đâm tàu cá ngư dân, một người bị thương nặngPLO
Hiệu quả từ mô hình tổ đoàn kết trên biểnANTV News
Soha
-Tàu cá Bình Thuận chết máy trên biển bị đâm chìm
-VOV.VN 27/03/2015- Khi đang trôi tự do trên biển do bị chết máy, tàu cá Bình Thuận bỗng nhiên bị một chiếc tàu khác đâm chìm.
Liên quan đến 7 thuyền viên tàu cá Bình Thuận bị chìm ngoài khơi gần Indonesia được tàu Singapore cứu sống, tối 27/3, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận cho biết cơ quan chức năng của tỉnh Bình Thuận đã gửi công văn đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đưa các ngư dân này hồi hương.
Trình báo với cơ quan chức năng địa phương, gia đình của các thuyền viên cho biết: ngày 25/3, trong lúc hành nghề trên biển, thì tàu cá BTh 96059 của tỉnh Bình Thuận bỗng nhiên bị nổ bình ắc quy và máy ngừng hoạt động. Do không thể điều khiển, nên tàu bị trôi dạt trên biển. Khoảng 10 giờ, khi đang trôi tự do, tàu cá này bỗng nhiên bị một chiếc tàu (chưa rõ quốc tịch) đâm chìm.
Các thuyền viên tìm cách bám vào các vật dụng nổi có sẵn trên tàu để sống sót. 3 giờ sau đó, 7 thuyền viên tàu bị nạn may mắn được tàu PU 2008 quốc tịch Singapore dừng lại, vớt lên tại vị trí giáp vùng biển Indonesia, cách mũi Vũng Tàu khoảng 260 hải lý về hướng Nam.
Danh sách 7 thuyền viên gặp nạn:
1. Thuyền trưởng Phạm Linh Đôn, sinh năm 1990, Vĩnh Tân - Tuy Phong - Bình Thuận
2. Thuyền viên Võ Văn Mên, sinh năm 1991, Vĩnh Tân – Tuy Phong – Bình Thuận
3. Thuyền viên Lê Văn Hai, sinh năm 1986, Phan Rí Cửa – Tuy Phong – Bình Thuận
4. Thuyền viên Nguyễn Quốc Cường, sinh năm 1995, Phan Rí Cửa – Tuy Phong – Bình Thuận
5. Thuyền viên Nguyễn Chí Long, sinh năm 1990, tỉnh Cà Mau
6. Thuyền viên Lâm Ngọc Tài, sinh năm 1997, tỉnh Bạc Liêu
7. Thuyền viên Võ Văn Lượng, sinh năm 1975, tỉnh Bạc Liêu
7 thuyền viên tàu cá BTh 96059 Ts hiện đang ở trên tàu PU 2008 quốc tịch Singapore. Trong số đó chỉ có 1 người bị thương nhẹ, sức khỏe các thuyền viên còn lại đều ổn định.
Dự kiến, chiều 29/3, tàu PU 2008 sẽ cập cảng tỉnh Rayong, Thái Lan./.
Việt Quốc/VOV-TP.HCM
-Tàu Việt Nam mắc cạn, bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sadoisong.vn
(Thế giới) - Một tàu cá của Việt Nam do hỏng động cơ nên phải lưu lại vùng biển Hoàng Sa chờ cứu hộ, nhưng trong thời gian đó một tàu Trung Quốc đã lao vào tấn công và cướp tài sản.
Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 19/3, khi tàu QNg95431 đang khắc phục sự cố và chờ tàu bạn đến lai kéo khỏi bãi rạn thì xuất hiện tàu Trung Quốc tiến tới. Một nhóm người đã nhảy lên tàu QNg95431 cắt lưới cụ, cướp đi máy Icom…
Tàu Việt Nam mắc cạn, bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng SaTàu cá QNg95431 của ngư dân Quảng Ngãi có 10 lao động trên tàu, thực hiện đánh bắt cá bắt tại khu vực bãi rạn san hô Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đã gặp sự cố, hỏng máy và mắc cạn.
Tàu đã gửi tín hiệu cứu hộ về Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC), và đang trong quá trình chờ lực lượng cứu hộ đến.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, vợ của chủ tàu QNg 95431 đã gọi điện trình báo với Trung tâm Danang MRCC và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi để được hỗ trợ khẩn cấp.
Hiện tàu QNg 95431 đang được 2 tàu cá của ngư dân lai dắt khỏi rạn san hô....Mắc cạn ở Hoàng Sa, tàu Việt Nam bị Trung Quốc cướp pháNgười Việt
Thêm 1 tàu cá VN bị tàu TQ tấn công, cướp pháĐài Á Châu Tự Do
-
Trình báo với cơ quan chức năng địa phương, gia đình của các thuyền viên cho biết: ngày 25/3, trong lúc hành nghề trên biển, thì tàu cá BTh 96059 của tỉnh Bình Thuận bỗng nhiên bị nổ bình ắc quy và máy ngừng hoạt động. Do không thể điều khiển, nên tàu bị trôi dạt trên biển. Khoảng 10 giờ, khi đang trôi tự do, tàu cá này bỗng nhiên bị một chiếc tàu (chưa rõ quốc tịch) đâm chìm.
Các thuyền viên tìm cách bám vào các vật dụng nổi có sẵn trên tàu để sống sót. 3 giờ sau đó, 7 thuyền viên tàu bị nạn may mắn được tàu PU 2008 quốc tịch Singapore dừng lại, vớt lên tại vị trí giáp vùng biển Indonesia, cách mũi Vũng Tàu khoảng 260 hải lý về hướng Nam.
Danh sách 7 thuyền viên gặp nạn:
1. Thuyền trưởng Phạm Linh Đôn, sinh năm 1990, Vĩnh Tân - Tuy Phong - Bình Thuận
2. Thuyền viên Võ Văn Mên, sinh năm 1991, Vĩnh Tân – Tuy Phong – Bình Thuận
3. Thuyền viên Lê Văn Hai, sinh năm 1986, Phan Rí Cửa – Tuy Phong – Bình Thuận
4. Thuyền viên Nguyễn Quốc Cường, sinh năm 1995, Phan Rí Cửa – Tuy Phong – Bình Thuận
5. Thuyền viên Nguyễn Chí Long, sinh năm 1990, tỉnh Cà Mau
6. Thuyền viên Lâm Ngọc Tài, sinh năm 1997, tỉnh Bạc Liêu
7. Thuyền viên Võ Văn Lượng, sinh năm 1975, tỉnh Bạc Liêu
7 thuyền viên tàu cá BTh 96059 Ts hiện đang ở trên tàu PU 2008 quốc tịch Singapore. Trong số đó chỉ có 1 người bị thương nhẹ, sức khỏe các thuyền viên còn lại đều ổn định.
Dự kiến, chiều 29/3, tàu PU 2008 sẽ cập cảng tỉnh Rayong, Thái Lan./.
Việt Quốc/VOV-TP.HCM
-Tàu Việt Nam mắc cạn, bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sadoisong.vn
(Thế giới) - Một tàu cá của Việt Nam do hỏng động cơ nên phải lưu lại vùng biển Hoàng Sa chờ cứu hộ, nhưng trong thời gian đó một tàu Trung Quốc đã lao vào tấn công và cướp tài sản.
Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 19/3, khi tàu QNg95431 đang khắc phục sự cố và chờ tàu bạn đến lai kéo khỏi bãi rạn thì xuất hiện tàu Trung Quốc tiến tới. Một nhóm người đã nhảy lên tàu QNg95431 cắt lưới cụ, cướp đi máy Icom…
Tàu Việt Nam mắc cạn, bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng SaTàu cá QNg95431 của ngư dân Quảng Ngãi có 10 lao động trên tàu, thực hiện đánh bắt cá bắt tại khu vực bãi rạn san hô Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đã gặp sự cố, hỏng máy và mắc cạn.
Tàu đã gửi tín hiệu cứu hộ về Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC), và đang trong quá trình chờ lực lượng cứu hộ đến.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, vợ của chủ tàu QNg 95431 đã gọi điện trình báo với Trung tâm Danang MRCC và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi để được hỗ trợ khẩn cấp.
Hiện tàu QNg 95431 đang được 2 tàu cá của ngư dân lai dắt khỏi rạn san hô....Mắc cạn ở Hoàng Sa, tàu Việt Nam bị Trung Quốc cướp pháNgười Việt
Thêm 1 tàu cá VN bị tàu TQ tấn công, cướp pháĐài Á Châu Tự Do
-