Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Bộ KH-CN 'né' trách nhiệm vụ Formosa

-Bộ KH-CN 'né' trách nhiệm vụ Formosa
06/07/2016 Thanh Niên
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học - Công nghệ hôm qua (5.7), những thông tin về việc thẩm định công nghệ của Formosa cho thấy có quá nhiều những lỗ hổng “chết người”.

Liên quan đến trách nhiệm của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) trong việc thẩm định công nghệ của Formosa sau thảm họa môi trường, bà Trần Thị Tuyết Nhung, Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá - Thẩm định và giám định công nghệ (Bộ KH-CN), nói: “Bộ KH-CN không thẩm định công nghệ. Giai đoạn thẩm định trách nhiệm chủ yếu thuộc Bộ Công thương. Liên quan đến công nghệ, thiết kế công nghệ là Bộ Công thương duyệt”.

Công nghệ vào VN không được kiểm soát

Trước thắc mắc của báo giới: “Vì sao dự án 10 tỉ USD mà lại thiếu vắng vai trò của Bộ KH-CN trong thẩm định thiết kế?”, Vụ trưởng Vụ Đánh giá - Thẩm định và giám định công nghệ Đỗ Hoài Nam giải thích: “Đối với trường hợp Formosa, việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Khi xem xét dự án này, Bộ KH-CN cũng đã nhận được công văn kèm theo báo cáo dự án nghiên cứu tiền khả thi từ UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi về. Trong hồ sơ chỉ nêu công nghệ lò cao truyền thống. Sau đó, Bộ KH-CN đã có công văn ngày 27.4.2008 trả lời đây là công nghệ phổ biến đối với các nhà máy luyện thép trên thế giới và cũng không phải là công nghệ mới”.




Hiện các mẫu thu thập đang trong quá trình phân tích. Để xác định độc tố còn lại bao nhiêu, chúng ta cần có thêm các dữ liệu trong mẫu đó còn lại bao nhiêu độc tố phenol, cyanua, phân hủy tự nhiên bao nhiêu, phân hủy những chất nào và đã chuyển hóa những chất nào. Dự kiến, đến cuối tháng 7 hội đồng sẽ có buổi công bố tất cả dữ liệu mà người dân quan tâm


PGS-TS Vũ Đức Lợi, Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm KH-CN VN) - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tìm nguyên nhân cá chết


Cũng theo Vụ trưởng Đỗ Hoài Nam, luật Đầu tư nước ngoài vào VN trước đây có quy định trong hồ sơ nhà đầu tư phải có giải trình về công nghệ, nhưng đến luật Đầu tư 2005 chỉ quy định nhà đầu tư chịu trách nhiệm về công nghệ, phần giải trình đã được đơn giản hóa. Nội dung trong bước xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của Formosa chỉ là báo cáo tiền khả thi, chưa nói đến công nghệ dập cốc khô hay ướt. Sau bước này, Bộ Công thương theo chức năng quản lý chuyên ngành sẽ duyệt thiết kế cơ sở. “Khi góp ý gộp luật Đầu tư trong nước và luật Đầu tư nước ngoài, Bộ KH-CN cũng đã có ý kiến, việc đơn giản hóa các thủ tục cũng như hồ sơ và rút ngắn xem xét các dự án đồng nghĩa với việc mình không có đủ các thông tin về công nghệ mà có thể xem xét ở giai đoạn cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cho nên, với thông tin được cung cấp trong báo cáo đầu tư, Bộ KH-CN chỉ có thể xem xét được như vậy”, ông Nam nói.
“Trước đây trong luật Đầu tư nước ngoài tại VN, hồ sơ đầy đủ các danh mục, thậm chí máy móc nhập đều phải thông qua Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại. Còn bây giờ, tất cả các thủ tục này đều bỏ qua. Các công nghệ vào VN hầu như không được kiểm soát. Khi xảy ra vấn đề gì rồi lúc đó mới hỏi đến Bộ KH-CN. Đây là kẽ hở của các văn bản quy phạm pháp luật của VN hiện nay. Đối với công nghệ, không thể như các lĩnh vực khác, khi lựa chọn rồi, xây dựng nhà máy rồi mà không phù hợp thì không thể bê nhà máy ấy đi đâu được”, ông Nam nói thêm.
Trước câu hỏi Bộ KH-CN có được Bộ Công thương mời tham gia đánh giá thẩm định công nghệ của Formosa hay không?, ông Nam lúng túng: “Chúng tôi chưa kiểm tra được. Nhưng nếu có, chúng tôi sẽ cử chuyên viên trong lĩnh vực này. Tôi nhớ năm 2008, đồng chí chuyên viên đó chuyển sang Bộ Công thương làm”.
Cuối tháng 7 mới biết hải sản an toàn hay không
Sau khi đã có kết luận về nguyên nhân cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung, thông tin được người dân quan tâm hiện nay là mức độ ô nhiễm môi trường và mức độ an toàn của hải sản tại các tỉnh ven biển miền Trung như thế nào?
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc nói: “Làm khoa học phải căn cứ vào các số liệu khoa học và trả lời hết sức chính xác và trung thực, do vậy chúng tôi chưa thể trả lời được”.
Theo PGS-TS Vũ Đức Lợi, Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm KH-CN VN) - Phó chủ tịch Hội đồng khoa học tìm nguyên nhân cá chết, hội đồng vẫn tiếp tục làm việc chia làm các nhóm nghiên cứu độc tố, sinh học, hải lưu, các vấn đề liên quan. Đặc biệt, đối với hệ sinh thái biển, các nhà khoa học đã khảo sát 13 mặt cắt khác nhau từ Vũng Áng đến Thừa Thiên-Huế, ngoài vùng ven biển, các mẫu phân tích còn được lấy ở những vùng đối chứng, những vùng xa bờ. “Hiện các mẫu thu thập đang trong quá trình phân tích. Để xác định độc tố còn lại bao nhiêu, chúng ta cần có thêm các dữ liệu trong mẫu đó còn lại bao nhiêu độc tố phenol, cyanua, phân hủy tự nhiên bao nhiêu, phân hủy những chất nào và đã chuyển hóa những chất nào. Dự kiến, đến cuối tháng 7 hội đồng sẽ có buổi công bố tất cả dữ liệu mà người dân quan tâm”, ông Lợi cho biết.


Ưu tiên ngư dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi cá chết đi xuất khẩu lao động
Chiều 5.7, Bộ LĐ-TB-XH đã công bố giải pháp hỗ trợ ngư dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị ảnh hưởng do Formosa xả thải gây hiện tượng cá chết hàng loạt. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết: “Có khoảng 263.000 lao động (LĐ) tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng do cá chết, trong đó có 100.000 LĐ trực tiếp. Bộ LĐ-TB-XH đã thống nhất với các địa phương sẽ có một đề án tổng thể về dạy nghề, tạo việc làm. Đề án sẽ được Bộ trình xin ý kiến Chính phủ”. Trước mắt, với chương trình xuất khẩu LĐ, Bộ đề xuất với Chính phủ áp dụng 2 chương trình, ưu tiên cho các LĐ thuộc huyện ven biển của 4 tỉnh tham gia: chương trình cấp phép việc làm cho LĐ nước ngoài đi làm việc tại Hàn Quốc; chương trình tu nghiệp sinh đi làm việc tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, 2 chương trình mà Bộ đang triển khai là điều dưỡng viên sang làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức cũng sẽ ưu tiên cho con em của ngư dân của khu vực này nếu đủ điều kiện. Ngoài ra, nếu LĐ ở những vùng trên có nguyện vọng, Bộ cũng sẽ tạo điều kiện đưa sang làm việc tại Đài Loan,Thái Lan với chi phí thấp, không mất tiền phí môi giới...



Thiết kế dập khô, thi công dập ướt
Tối 5.7, trả lời PV Thanh Niên về thông tin cho rằng Bộ Công thương phải có trách nhiệm trong quá trình thẩm tra công nghệ của dự án Formosa, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nói quy định tại thời điểm đó không giao việc này cho Bộ của ông. "Thời điểm dự án Formosa được xem xét đầu tư và cấp phép đầu tư, theo quy định của Chính phủ, mà cụ thể là Nghị định 12, thì việc cấp phép là thẩm quyền của tỉnh Hà Tĩnh. Quy định cũng trao quyền cho chủ đầu tư được quyết định thiết kế cơ sở và các bộ ngành chỉ tham gia góp ý cho thiết kế cho cơ sở đó", ông Tuấn Anh nói.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm, khi ấy, các bộ chỉ được tham vấn đối với thiết kế cơ sở, song cũng với tư cách cơ quan góp ý. Nhờ vậy, các cơ quan chuyên môn của bộ này nắm được thông tin là công nghệ của quy trình luyện cốc tại dự án Formosa theo thiết kế cơ sở là công nghệ dập cốc khô. Từ đó về sau, cơ quan cấp phép không lấy ý kiến thêm lần nào nữa nên Bộ Công thương cũng không tham gia. "Tuy nhiên, năm ngoái, khi có mặt trong đoàn liên ngành về kiểm tra công tác thực hiện đầu tư dự án này thì Bộ Công thương - với tư cách là thành viên trong đoàn - cũng đã phát hiện công nghệ xử lý cốc là dập ướt chứ không theo thiết kế ban đầu là dập khô. Khi đó, đoàn thanh tra liên ngành cũng đã lập biên bản và đề nghị chủ đầu tư phải hoàn thiện công nghệ theo như thiết kế cơ sở”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.



Không thẩm định ‘lý lịch’ Formosa là thiếu sót nghiêm trọng 

Trước khi đầu tư vào VN, Formosa đã có “lý lịch” xấu vì từng gây tai tiếng về ô nhiễm môi trường nhiều nước trên thế giới.

Thế nhưng vấn đề này đã không được các cơ quan quản lý trong nước chú trọng khi thẩm định cấp phép đầu tư.
TS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài, cho rằng việc thiếu thẩm định các dự án ở nước ngoài của Formosa là thiếu sót nghiêm trọng.



“Chuyện này rất cần thiết nhưng rất tiếc khi nhận danh thiếp của các nhà đầu tư (NĐT), lãnh đạo các tỉnh thành rất niềm nở và sau đó cất vào ngăn kéo. Trong khi danh thiếp có thông tin của doanh nghiệp, có website… Đáng lẽ họ nên chuyển cho các cơ quan xúc tiến đầu tư của các sở, ngành, ban quản lý khu công nghiệp… để tìm hiểu xem những người mà mình vừa mới tiếp cận là ai, chiến lược đầu tư như thế nào, năng lực thực tế ra sao và hoạt động về đầu tư của họ đã diễn ra như thế nào... Đấy là thiếu sót rất nghiêm trọng”, ông Mại nói.



Qua vụ việc Vedan hay Formosa, các cơ quan cấp phép cần phải lưu ý đến việc xem xét đánh giá việc tuân thủ pháp luật của nhà đầu tư tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mặt khác, cơ chế hậu kiểm, giám sát việc tuân thủ bảo vệ môi sinh của nhà đầu tư cũng cần phải được tăng cường, theo hướng tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo được tính minh bạch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội cũng như thân thiện với môi trường


Luật sư Châu Huy Quang, điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT




Ông kể, khi Tata của Ấn Độ muốn xây dựng nhà máy thép ở VN, ông đã tìm thông tin trên website của họ và thấy chiến lược không phù hợp, vì họ chủ yếu M&A (mua bán, sáp nhập) các dự án đang hoạt động mà không đầu tư dự án mới.
Không làm tròn trách nhiệm
Về thẩm định dự án đầu tư nước ngoài, theo TS Mại, cơ quan quản lý VN vẫn chú trọng vào những tiêu chí cơ bản. Thứ nhất là đánh giá về năng lực của chủ đầu tư, chủ yếu như ý tưởng của dự án có phù hợp với định hướng thu hút FDI của VN hay không. Thứ hai là năng lực thực hiện dự án thể hiện qua năng lực tài chính, bao gồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn liên doanh. Ngoài ra còn có các tiêu chí về thu hút lao động, công nghệ đưa vào thích hợp với VN hay không; đem lại lợi ích gì cho cộng đồng dân cư ở nơi thực hiện dự án... Cuối cùng là các vấn đề liên quan đến môi trường.
TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho rằng việc thẩm định những dự án của NĐT nước ngoài đang triển khai ở nước ngoài ra sao không phải là yêu cầu bắt buộc khi cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án lớn, cơ quan chức năng có trách nhiệm chắc chắn phải điều tra xem NĐT này trước khi vào VN đã đầu tư như thế nào ở nước khác. Trước hết phải tìm hiểu họ đã thực hiện các dự án tương tự như thế này ở đâu, kết quả ra sao, vấn đề bảo vệ môi trường ở những nơi đó như thế nào… Cơ quan cấp phép VN cần liên hệ với các cơ quan liên quan phối hợp để điều tra thông tin NĐT. Ví dụ như Formosa, có thể phối hợp với cơ quan đại diện của VN ở Đài Loan xem xét xem những dự án họ thực hiện ở Đài Loan có vấn đề gì không. Ngoài ra, có thể liên hệ với các cơ quan xúc tiến đầu tư có quan hệ với VN ở các nước khác nơi họ có dự án để kiểm tra. “Đó là ý thức của cơ quan quản lý nhà nước. Luật không bắt buộc nhưng trách nhiệm là phải làm. Các dự án có liên quan lớn đến môi trường lẽ ra những vấn đề nêu trên phải làm kỹ”, ông Thắng nhấn mạnh.



Báo cáo đánh giá tác động môi trường “làm cho có”
Theo luật sư Châu Huy Quang, quy trình thẩm định cấp phép đầu tư hiện nay của VN là ổn, tuy nhiên, cần lập ra danh sách những dự án phải thẩm định về môi trường, công nghệ xử lý ô nhiễm trước khi xem xét cấp phép. “Một hồ sơ quan trọng trong khâu xem xét duyệt chủ trương đầu tư là báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường. Quy định này là cần thiết. Tuy nhiên, các hồ sơ này do NĐT tự lập dựa trên thông tin cơ sở của dự án mà dự án chưa triển khai nên việc kiểm định, đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn này và việc kiểm soát trên thực tế có thể khác nhau. Cơ quan cấp phép sẽ rất khó khăn để đảm bảo rằng việc triển khai dự án sẽ giống với những gì mà NĐT nêu ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường”, ông Quang nói.
Còn TS Tô Vân Trường cảnh báo: “Từ trước tới nay, các cấp các ngành đều chỉ coi báo cáo đánh giá tác động môi trường như là thủ tục phải làm, chứ không coi nó có tính pháp lý. Đây là một lỗ hổng, rất nguy hiểm”.




Là nhà tư vấn cho nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, luật sư Châu Huy Quang, điều hành Hãng luật Rajah & Tann LCT, cho biết VN là thành viên của nhiều Công ước quốc tế về môi trường và đã thiết lập được kênh trao đổi thông tin về bảo vệ môi trường. Vấn đề môi trường hiện không còn là vấn đề trong địa giới của một quốc gia mà là của khu vực và toàn cầu, nên việc thận trọng thẩm định các dự án có tiền sử gây ô nhiễm môi trường, môi sinh giữa các quốc gia là thiết thực. Với kênh thông tin về môi trường mà VN đã thiết lập, việc thẩm định tác động môi trường các dự án của các NĐT "tai tiếng" là có thể thực hiện được. “Qua vụ việc Vedan hay Formosa, các cơ quan cấp phép cần phải lưu ý đến việc xem xét đánh giá việc tuân thủ pháp luật của NĐT tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Mặt khác, cơ chế hậu kiểm, giám sát việc tuân thủ bảo vệ môi sinh của NĐT cũng cần phải được tăng cường, theo hướng tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo được tính minh bạch, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội cũng như thân thiện với môi trường”, ông Quang phát biểu.
“Không ai có thể nói trước được”
Theo TS Thắng, để đề phòng không xảy ra thảm họa khi Formosa tiến hành sản xuất, chúng ta còn nhiều việc cần phải làm. “Họ nhập khẩu 10 triệu tấn sắt thép, nhập khẩu quặng tới 15 - 17 triệu tấn từ Úc hoặc các nước hằng năm; 3 triệu tấn than... Cả sản xuất và nhập khẩu 30 triệu tấn sắt thép hằng năm thì sẽ gây ra những gì cho môi trường đất nước này, không ai có thể nói trước được. Vì vậy, xử lý cái trước mắt là quan trọng nhưng đề phòng những tiêu cực có thể xảy ra sắp tới còn quan trọng hơn nhiều”, TS Thắng lưu ý.
Trong khi đó, TS Nguyễn Mại đề xuất thành lập một hội đồng quốc gia gồm các chuyên gia hàng đầu nhiều lĩnh vực và yêu cầu Formosa trình bày với hội đồng ấy toàn bộ quá trình sản xuất của họ về chất thải, khí thải… Hội đồng sẽ nghiên cứu báo cáo với Chính phủ những giải trình của Formosa và xem xét liệu có an toàn để tiếp tục được sản xuất hay không. Nếu Formosa được sản xuất cũng cần đặt trong sự theo dõi, giám sát chặt chẽ để không có chuyện xảy ra một thảm họa tương tự như vừa rồi trong tương lai.
Để tránh tác hại xấu đến môi trường, TS Mại đề nghị Chính phủ ngừng cấp phép những dự án hóa dầu, vì đã thừa công suất; không cấp phép các dự án sắt thép, công nghệ lò cao là công nghệ cổ điển, thế giới thừa sắt thép và bắt đầu ngừng sản xuất, chỉ cấp phép cho những dự án hợp kim có giá trị cao hơn sắt thép; không cấp phép dự án xi măng đang phá hoại môi trường, và đang thừa công suất…

“Khét tiếng” với các cáo buộc hủy hoại môi trường
Được thành lập năm 1954, Formosa Plastics Group là một trong những tập đoàn lớn trên thế giới. Theo truyền thông quốc tế, tập đoàn có trụ sở tại Đài Loan này “khét tiếng” với các cáo buộc hủy hoại môi trường. Ngay tại Đài Loan, Formosa là một trong 10 doanh nghiệp gây ô nhiễm nhất, theo trang tin ethecon.org. Khoảng 25% lượng khí nhà kính của Đài Loan được cho là do các nhà máy của Formosa thải ra.
Người dân Campuchia hẳn hiểu rõ tác hại của chất thải độc hại từ Formosa đối với môi trường hơn ai hết. Theo BBC, tập đoàn này từng đưa khoảng 3.000 tấn chất thải độc hại đến thành phố cảng Sihanoukville của Campuchia vào cuối năm 1998. Vụ việc chỉ được phát giác sau khi một công nhân ở cảng tham gia xử lý đống chất thải đột ngột qua đời. Cuộc điều tra sau đó cho thấy “thủ phạm” là lô chất thải độc hại của Formosa. Bức xúc với vụ việc, người dân địa phương đã xuống đường biểu tình dẫn tới bạo động. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy chất thải của Formosa có nồng độ thủy ngân vượt mức giới hạn an toàn tới 20.000 lần, theo tờ The Phnom Penh Post. Sau khi vụ việc bị phát hiện, hơn 100 quan chức chính phủ bị thôi chức, song chỉ có 3 người bị buộc tội gây nguy hại cho môi trường. BBC cho biết thêm người đứng đầu công ty nhập khẩu số chất thải trên tại Campuchia, hai người Đài Loan và một phiên dịch của họ cũng bị kết án.
Bất chấp quy định chặt chẽ về môi trường tại Mỹ, Formosa cũng đã “xé rào” xả khí độc ra không khí và nguồn nước tại đây. Theo thông tin đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ, cơ quan này cùng Cơ quan Bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA) hồi tháng 9.2009 đã buộc Formosa đóng phạt tới khoảng 13 triệu USD vì xả khí độc hại vào môi trường. Do những hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường toàn cầu nên trong năm 2009, Formosa bị Quỹ kinh tế và đạo lý (Ethecon) - một tổ chức về môi trường tại Đức - trao giải Hành tinh đen. Được thành lập vào năm 2004, Quỹ Ethecon bắt đầu trao giải Hành tinh xanh để tôn vinh những hành động bảo vệ môi trường và hai năm sau đó, quỹ đã bổ sung thêm giải thưởng gây tranh cãi là Hành tinh đen cho những tổ chức hoặc cá nhân phá hoại môi trường.




Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý
(TNO) Đó là một trong những nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án tại Hà Tĩnh vào chiều 25.3.
Formosa Hà Tĩnh không có một 'xu' nào của Trung Quốc

Formosa xả thải: Quảng Bình thiệt hại trước mắt hàng ngàn tỉ đồng

Phải xử lý Formosa đến cùng

Formosa, ‘thủ phạm’ khiến cá chết: Có khởi tố vụ án hình sự hay không?



-Quảng Bình thiệt hại 4.000 tỷ đồng sau sự cố môi trường biển4/7/2016
Với sự cố môi trường ảnh hưởng sâu rộng đến ngành nuôi trồng thủy sản, du lịch, dịch vụ... tỉnh Quảng Bình ước tính sẽ mất 4.000 tỷ đồng từ nay đến hết 2016.


Sự cố môi trường biển gây thiệt hại ước 4.000 tỷ ở Quảng Bình. Ảnh: Hoàng Táo.


Sáng 4/7, tỉnh Quảng Bình tổ chức họp đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển do công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4 vừa rồi.

Tại cuộc họp, đại diện các sở ngành và địa phương ước tính thiệt hại trên các lĩnh vực. Cụ thể, ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối tính đến tháng 6/2016 thiệt hại trên 1.255 tỷ đồng, dự kiến hết năm 2016 là 2.300 tỷ đồng.

Tương tự, ngành du lịch ước thiệt hại 1.400 tỷ đồng sau 3 tháng bị ảnh hưởng, và đến hết năm thiệt hại gần 1.700 tỷ đồng.

Ước tổng thiệt hại năm 2016 của toàn tỉnh Quảng Bình là 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, với bờ biển dài 116 km và vùng đặc quyền kinh tế biển hơn 20.000 km2, tỉnh đánh giá thiệt hại về môi trường biển và nguồn lợi thủy sản hết sức lớn. Nhà chức trách Quảng Bình đánh giá môi trường sống của nhiều loại thủy hải sản bị phá hủy, có một số loại gần như tuyệt chủng và sản lượng khai thác thủy sản giảm 40-60%.

Các đại biểu dự họp đề nghị thành lập tổ giúp việc để đánh giá sát thực tế, cần thống nhất tiêu chí và cách tính thiệt hại từ Trung ương cho cả 4 tỉnh ảnh hưởng, việc ghi nhận thiệt hại cần chính xác, công bằng, có số liệu cụ thể và tránh bỏ sót người dân bị ảnh hưởng.



Ngành du lịch bị tác động khủng khiếp từ sự cố môi trường biển. Ảnh: Hoàng Táo.


Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND Quảng Bình nhấn mạnh sự cố môi trường biển vừa rồi ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến đời sống, tâm lý của từng người dân.

“Đặc biệt, ngành nông nghiệp và du lịch đã bị tác động khủng khiếp, nhất là ngành du lịch của tỉnh đã thực sự bị đình trệ”, ông Hoài nói.

Trước tình hình đó, ông Hoài yêu cầu các ngành đánh giá thiệt hại phải “chính xác, đúng luật, công bằng cho người dân, việc đánh giá thiệt hại không chỉ đến cuối năm 2016 mà cần tính đến những năm tiếp theo và lâu dài”.

Dự kiến hết tuần này Quảng Bình hoàn thành đánh giá thiệt hại ở các địa phương, đến giữa tháng 7/2016 tổng hợp để báo cáo Chính phủ.

Tỉnh Quảng Bình cũng vừa thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại với 22 thành viên, do ông Trần Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND Quảng Bình làm chủ tịch.

Hội đồng này được giao nhiệm vụ đánh giá chính xác thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Formosa gây ra trên tất cả các lĩnh vực, đề xuất giải pháp tổng thể khôi phục và ổn định sản xuất.

Hoàng Táo



Ông Võ Kim Cự chỉ nói 3 câu khi bị chất vấn về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Fomorsa
Hoàng Đan | 04/07/2016


Ông Võ Kim Cự. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thủ tướng đã có kết luận và không sai.

Tại họp báo chính phủ mới đây, Người phát ngôn Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chính thức thông báo:

Sau quá trình làm việc cẩn trọng, khoa học, khách quan, bài bản, ngày 28/6/2016, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên làm cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.


Liên quan đến thông tin này, trao đổi với chúng tôi vào sáng nay (4/7), ông Võ Kim Cự, hiện là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, kết luận của các cơ quan chức năng đã rất rõ ràng, ông không có ý kiến gì.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố vào tháng 3/2015, dự án nhà máy Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng (nay là Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là vượt quá thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Về thông tin này, ông Võ Kim Cự nêu rõ: "Không, Thủ tướng kết luận rồi, đồng chí xem lại hồ sơ, Thủ tướng có văn bản kết luận rồi. Đúng thôi. Trước đây, Thanh tra làm 2 - 3 đợt".

Ông Cự cũng cho biết đang bận họp nên không thể trả lời thêm các thông tin có liên quan.



Ông Võ Kim Cự (áo xanh, thứ 2 từ trái sang, hàng trước) khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đang kiểm tra dự án Formosa. Ảnh: Báo Hà Tĩnh.

Trước đó, tại buổi công bố kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ về dự án Formosa, theo Thanh tra Chính phủ, căn cứ Điều 52, luật Đầu tư năm 2005, thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm.

Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm.

Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, theo Thanh tra Chính phủ, Chính phủ chưa có ý kiến cho phép thời hạn hoạt động của dự án trên 50 năm.

Đáng chú ý, đây là dự án FDI nằm trong khu vực khá nhạy cảm (cảng biển khu vực liên quan đến an ninh quốc phòng) nên cần phải được xác định rõ để tạo ra sự đồng thuận cũng như trong quá trình triển khai và quản lý hoạt động dự án sau đầu tư.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Kim Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận việc Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép đầu tư với thời hạn 70 năm khi chưa được Chính phủ đồng ý là không phù hợp.


UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản báo cáo giải trình Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ.

"Sau khi xem xét báo cáo và giải trình của tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm trong giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho dự án", ông Cự, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nói.

Trong kết luật thanh tra lúc đó, Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, Hà Tĩnh đã mắc một số khuyết điểm trong việc quy hoạch, chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra thực hiện tiến độ dự án tại "dự án cấp thoát nước cho khu kinh tế Vũng Áng".

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tại một số dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và việc quản lý, sử dụng đất đai ở một số dự án đầu tư khác trên địa bàn, Hà Tĩnh cũng mắc phải một số hạn chế, thiếu sót trong công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến những nội dung này, ông Võ Kim Cự và các lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã thừa nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ là khách quan và cam kết sẽ nghiêm túc tiếp thu, khắc phục, chấn chỉnh những sai phạm.

Ông Cự cho biết: "Có cái đã xử lý, có cái đang xử lý và sẽ xử lý một cách nghiêm túc những khuyết điểm trên".


Người được coi là đã có dấu ấn rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa chính là ông Võ Kim Cự. Ông từng là Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng, sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh


Trong "đại chiến dịch" giải phóng mặt bằng cho dự án khu liên hợp Formosa, rất nhiều câu chuyện thú vị và cả kịch tính đã được các cấp lãnh đạo Hà Tĩnh, trong đó có hình ảnh ông Cự, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên có mặt trong những điểm nóng để chỉ đạo trực tiếp.

Sau này, như chính thừa nhận của một đại diện Formosa, nếu không có cách vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, việc giải phóng mặt bằng khó lòng đạt được kết quả như kỳ vọng.


Làm rõ trách nhiệm mới không có Formosa thứ hai
Sau sự cố cá chết do Formosa xả thải: Biển Bắc Trung bộ an toàn đến đâu?
Chuyện liên quan đến Formosa là "rất dài tập"

Manh mối lần ra nguyên nhân gây cá chết hàng loạt / Chỉ ra thủ phạm gây cá chết, Chính phủ sẽ làm gì



-H.Bình - /Thứ Sáu, ngày 1/7/2016
Đài Loan lên tiếng vụ Formosa gây ra cá chết ở Việt Nam
Cơ quan Ngoại giao Đài Loan cuối ngày 30-6 đã lên tiếng sau khi Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) nhận trách nhiệm gây ra cá chết hàng loạt ở Việt Nam.
Trong tuyên bố đăng trên website mình, Cơ quan Ngoại giao Đài Loan khẳng định bảo vệ môi trường là việc quan trọng trong sự phát triển cân bằng và bền vững của nền kinh tế. Chính quyền Đài Loan luôn coi trọng vấn đề này.

Tuyên bố kêu gọi các doanh nghiệp Đài Loan tuân thủ mọi quy định pháp luật về môi trường tại Việt Nam, có trách nhiệm với xã hội Việt Nam, không làm gì ảnh hưởng đến hình ảnh Đài Loan cũng như mối quan hệ với Việt Nam.

Cơ quan Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền lợi, an ninh của doanh nghiệp Đài Loan, cũng như công việc đầu tư, tài sản của họ để giữ niềm tin về đầu tư.

Trước khi FHS, chi nhánh của Tập đoàn Formosa Plastics (Đài Loan) nhận trách nhiệm nói trên, các nhà hoạt động tại Đài Loan ngày 17-6 kêu gọi điều tra tình trạng cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển miền Trung của Việt Nam.

Hiện tượng cá chết trắng bờ biển tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện vào tháng 4 tại nơi tập đoàn công nghiệp lớn nhất Đài Loan đặt nhà máy thép trị giá 10,6 tỉ USD. Không chỉ Hà Tĩnh, 200km bờ biển trải dài 3 tỉnh miền Trung khác của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tạo ra những làn sóng phản đối Formosa.

Các nghị sĩ trong cơ quan lập pháp của Đài Loan hôm 16-6 cũng hối thúc điều tra Formosa. Họ khuyến cáo nếu Formosa gây ra thảm họa cá chết ở Việt Nam thì chính sách thúc đẩy đầu tư vào Đông Nam Á để giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc của bà Thái Anh Văn, tân lãnh đạo Đài Loan, sẽ gặp khó.

Theo mofa.gov.tw, Reuters, NLĐ

-Gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, Formosa đền bù 500 triệu USD
Hữu Vinh - /Thứ Năm, ngày 30/6/2016
VietTimes – Đó là thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 30/6/2016 công bố nguyên nhân, đối tượng làm cá biển một số tỉnh miền Trung chết hàng loạt. Theo đó, doanh nghiệp này phải đền bù 500 triệu USD. Trước đó, vào sáng 30/6, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới CBCNV, “tự giác”….nhận trách nhiệm
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 30/6, nguyên nhân và đối tượng trực tiếp gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung đã được công bố.
"Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường" - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định.
Theo đó, hiện tượng hải sản biển chết bất thường, hàng loạt bắt đầu xảy ra từ ngày 6/4 tại khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà thuộc thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Sau đó, hiện tượng này tiếp tục tiếp tục xảy ra tại Quảng Bình vào ngày 10/4, tại Thừa Thiên - Huế ngày 15/4, tại Quảng Trị ngày 16/4, kéo dài đến ngày 4/5.
Từ ngày 24 đến ngày 26/4, hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại Hà Tĩnh quay trở lại, trên biển xuất hiện dòng thủy triều màu nâu, đến ngày 4/5 xuất hiện dòng nước màu nâu đỏ tại Quảng Bình.
Qua theo dõi của Tổ công tác hiện trường, từ ngày 4/5 đến nay không còn phát hiện hiện tượng bất thường tại khu vực này nữa - thông tin từ cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, với chứng cứ khoa học khách quan, chính xác, Bộ TNMT đã cùng các bộ, ngành, và 4 địa phương nhiều lần làm việc với Tập đoàn Formosa Đài Loan, công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh. Đây là nguồn thải lớn nhất ở khu vực cảng Vũng Áng của Hà tĩnh.
Theo Bộ trưởng, nước thải từ dự án này "chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết. Bộ TNMT đã chủ trì, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với sự tham gia của các chuyên gia. Đoàn phát hiện Công ty TNHH Hưng Nguyên Formosa Hà Tĩnh có vi phạm, dẫn tới xả thải độc tố ra biển, chất hydroxit, vượt quá mức cho phép."
Từ đây, đoàn kiểm tra kết luận: "Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường."
Video lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh nhận trách nhiệm xin lỗi Chính phủ và nhân dân VIệt Nam vì đã gây ra hiện tượng cá chết tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, sự cố môi trường vừa qua đã ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của người dân tại 4 tỉnh miền Trung. Thủ tướng Chính phủ hiện đã yêu cầu "thực hiện ngay công tác bồi thường thiệt hại, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân, tinh thần công khai, minh bạch, sát thực tế với sự tham gia của người dân, Mặt trận tổ quốc. Thủ tướng cũng yêu cầu Formosa Hà Tĩnh thực hiện đầy đủ, trách nhiệm 5 cam kết, triển khai lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại miền Trung, tăng cường giữ gìn an ninh trật tự, không để các kẻ xấu lợi dụng; xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật những tổ chức, cá nhân sai phạm liên quan tới sự cố môi trường vừa qua." - Bộ trưởng nói tại cuộc họp báo
Đồng thời, Chính phủ đánh giá cao và cảm ơn sự ủng hộ của nhân dân cả nước, nhân dân 4 tỉnh miền Trung; sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, vào cuộc kịp thời của các tổ chức chính trị xã hội, bộ, ngành địa phương và cơ quan báo chí trong ngoài nước. Chính phủ hoan nghênh thái độ và dư luận Đài Loan đã tỏ rõ quan điểm ủng hộ Chính phủ Việt Nam, xử lý nghiêm sai phạm vừa qua, yêu cầu Formosa hợp tác xử lý vụ việc. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát thực thi pháp luật. 
"Đây là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư phải tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật, trong đó có pháp luật về môi trường", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói khi kết thúc phần công bố nguyên nhân hải sản chết bất thường tại các tỉnh miền Trung.
Theo thông tin công bố tại cuộc họp báo, vào ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên, đồng thời cam kết 5 điểm:
1. Công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng.
2. Thực hiện bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, bồi thường xử lý môi trường biển, số tiền 11.500 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD.
3. Khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường; không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
4. Phối hợp với các bộ ngành Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng các giải pháp đồng bộ, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự, tạo niềm tin với người dân Việt Nam, bạn bè quốc tế.
5. Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, nếu vi phạm sẽ chịu chế tài theo quy định pháp luật Việt Nam.
Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh xin lỗi người dân và Chính phủ Việt Nam vì phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm, tháng 4/2016
Trước đó, sáng 30/6, lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới CBCNV doanh nghiệp này nhận đã gây ra hiện tượng cá chết.
Cụ thể, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư trấn an cán bộ, nhân viên Formosa tiếp tục an tâm làm việc. 
Trong nội dung thư này, ông Trần Nguyên Thành viết: "Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ TNMT chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết.
Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.
Hiện nay, công ty đang phối hợp chặt chẽ cùng cùng cơ quan chức năng để giải quyết từ sự việc nêu trên". 
Dưới đây là toàn bộ nội dung bức thư của ông Thành: 
"Thay mặt lãnh đạo công ty Formosa Hà Tĩnh, tôi xin gửi lời chào trân trọng tới toàn thể cán bộ nhân viên công ty, thời gian qua mọi người đã vất vả rồi!”
 “Công ty Formosa Hà Tĩnh năm 2008 bắt đầu đầu tư, trong quá trình xây dựng nhà máy gang thép hiện đại nhất Việt Nam, toàn thể cán bộ nhân viên cùng công ty trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ. Nhớ lại những ngày đầu khi mới đặt chân đến mảnh đất này và nhìn thành tựu mà tất cả chúng ta đã cùng nhau lập dựng suốt 8 năm qua, với tinh thần nghị lực kiên cường của tập thể công ty và những cống hiến cho công trình thế kỷ này, cá nhân vô cùng cảm phục, đồng thời cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.
Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ TNMT chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết.
Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.
Hiện nay, công ty đang phối hợp chặt chẽ cùng cùng cơ quan chức năng để giải quyết từ sự việc nêu trên.
Trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu, nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.
Thay mặt, công ty chúng tôi xin hứa nỗ lực hết mình đảm bảo một môi trường làm việc ổn định, an toàn tuân thủ pháp luật.
Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam".
Taiwan-Owned Steel Factory Caused Toxic Spill, Vietnam Says (NYT 30-6-16)Taiwanese Firm Takes Blame for Vietnam’s Mass Fish Deaths (WSJ 30-6-16) --Formosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận lỗi, cam kết bồi thường 11.500 tỷ đồng (NĐT 30-6-16) -- Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu USD (TT 30-6-16) Xin lỗi người dân Việt Nam "từ trái tim", Formosa cam kết những gì (VietTimes 30-6-16) Vụ Formosa: “Chưa đánh giá hết thiệt hại, bồi thường bao nhiêu mới thỏa đáng ?" (DT 30-6-16) Vi phạm của Formosa đã được xác định thế nào? (VnE 30-6-16) 500 triệu USD đền bù của Formosa sẽ sử dụng như thế nào (VnEx 30-6-16) Đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân vùng cá chết (TP 30-6-16) - Hà Tĩnh lập Hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố cá chết hàng loạt (BizLive 30-6-16) Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Tôi vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu' (VnEx 30-6-16) - Vụ cá chết: Thủ tướng chỉ đạo xử lý cán bộ sai phạm, dù ở bất kỳ cấp nào (BizLive 30-6-16) --  Từ vụ Formosa: “Hạn chế hoặc chấm dứt dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” (BizLive 30-6-16)-- P/v Nguyễn Mại -- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Làm rõ nguyên nhân cá chết, nhưng bài học về môi trường là gì? (TP 30-6-16) Không thể lợi dụng vấn đề cá chết để kích động chống phá đất nước(CAND 30-6-16)

-Bộ Y tế: Mỗi ngày ăn 2 lạng cá chứa Phenol không gây hại sức khỏe
Nếu một người Việt Nam bình thường (nặng 50 - 55kg) ngày nào cũng ăn 2 lạng cá này thì hàm lượng 0,037mg chất phenol trong 1kg cá nục vẫn là an toàn. Phenol cũng xuất hiện tự nhiên trong một số loại củ quả và xúc xích, gà rán.


Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chiều 13/6, trước những thông tin lo ngại Phenol có trong cá nục là độc, có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Trước đó, Chi Cục An toàn thực phẩm Quảng Trị công bố 1 mẫu kiểm nghiệm cá nục có hàm lượng Phenol là 0,037mg/kg và đã có báo cáo lên Sở Y tế.

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khẳng định Phenol trong cá nục không gây hại cho sức khỏe. Ảnh: H.Hải

Trước lo lắng của người dân về việc Phenol có trong cá nục, ăn vào có độc, ông Long cho biết, Phenol là chất rắn không màu, màu trắng, có thể tạo dung dịch và Phenol có thể được tổng hợp hoặc tạo thành trong tự nhiên, có trong nước, không khí do chất thải công nghiệp chứa thải ra, ngay trong nước ngầm cũng có Phenol. Phenol được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

“Đặc biệt, trong thực phẩm, Phenol hoàn toàn có mặt tự nhiên trong một số loại thực phẩm phổ biến. Theo đó, Phenol có thể tìm thấy trong xúc xích, thịt hun khói, ba chỉ rán, gà rán và một số loại trái cây như cà chua, táo lạc, chuối, cam, ca cao, nho đỏ, một số loại quả có màu sẫm đều sẵn có phenol, với hàm lượng khá cao”, ông Long nói.

Vì thế, con người có thể bị tiếp xúc với Phenol qua rất nhiều đường khác nhau qua không khí, đất, nước, trong môi trường làm việc sản xuất các nilong, nhựa… và ăn một số thực phẩm trên đều có thể có phenol.

Tuy nhiên, theo TS Long, các nghiên cứu hiện tại chưa có bằng chứng Phenol gây ra ung thư. Viện nghiên cứu ung thư quốc tế, cơ quan quản lý môi trường của Mỹ không xếp Phenol vào nhóm hóa chất gây ung thư ở người. Liều gây chết cho khoảng 50% sinh vật thử nghiệm ở trên loài ngặm nhấm là dùng Phenol ở ngưỡng 300 - 600mg/1kg thể trọng.

“Vì thế, trong tiêu chuẩn Codex (Việt Nam theo tiêu chuẩn này), người ta không đưa ra mức giới hạn của Phenol trong hải sản. Tại các nước, chưa một cơ quan, tổ chức nào quy định mức giới hạn của phenol trong hải sản. Duy chỉ có cơ quan quản lý thực phẩm của Châu Âu có nghiên cứu về lượng ăn vào hàng ngày của cơ thể người qua thực phẩm là 0,18microgam(0,00018mg)/1kg cân nặng của cơ thể (tức là nếu 1 người cân nặng 50kg thì sẽ có thể hấp thụ 9mcrogram, tương đương là 0.009mg) là an toàn. Tuy nhiên, họ cũng không đặt ra ngưỡng cảnh báo”, TS Long cho biết.

“Vì thế, với 1 mẫu cá nục tại Quảng Trị, phát hiện với hàm lượng 0,037mg/kg, nếu so sánh với ngưỡng mà Cơ quan Quản lý thực phẩm châu Âu nghiên cứu thì một người Việt có cân nặng khoảng 50 - 55kg ngày nào cũng ăn 200gram cá có chứa 0,037mg phenol/kg (tương đương nạp vào cơ thể 0.0074mg phenol) thì vẫn ở dưới ngưỡng này và không có ảnh hưởng đến sức khỏe”, TS Long khẳng định.

Hiện tại, Cục An toàn thực phẩm cũng đã chỉ đạo Chi cục An toàn thực phẩm Quảng trị lấy thêm 5 - 7 mẫu cá nục từ lô cá nục đã tìm ra Phenol để kiểm nghiệm chéo. Còn lô sản phẩm này hiện thời tạm niêm phong chưa lưu thông, khi nào có kết quả kiểm nghiệm nếu không cao hơn mức cơ quan quản lý thực phẩm Châu Âu thì có thể lưu thông.

Cũng theo ông Long, nhận định của Chi cục An toàn thực phẩm Quảng Trị có thể nói là hơi vội vàng. Đúng là nếu Phenol ở liều rất cao là độc, chứ không phải cứ hiện diện trong sản phẩm là gây độc. Vì thế, quan điểm của Cục Quản lý An toàn thực phẩm, trước các vấn đề có tác động sức khỏe chúng ta phải thận trọng, xem xét kỹ những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mức độ nào rồi mới công bố, tránh tác động tiêu cực đến nhà sản xuất, kinh doanh và gây hoang mang người tiêu dùng.

“Khi nhận được mẫu, chúng tôi sẽ giao Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm xét nghiệm chỉ khoảng 2 ngày sẽ có kết quả và sẽ công bố”, ông Long nói.

Nhận định về khả năng nguồn cá nục nhiễm Phenol, ông Long cho biết có thể có tự nhiên trong cá, nhiễm tự nhiên từ môi trường và Phenol chưa được đưa ra về giới hạn. “Nhưng nếu uống phải phenol có hàm lượng rất cao có thể phá hủy đường ruột, gây tử vong, phá hủy da.. . Tuy nhiên liều rất cao là bao nhiêu thì trong các tài liệu chuyên môn chúng tôi tham khảo họ không công bố”, ông Long nói.-


-Kiểm tra lại nồng độ chất độc phenol trong cá nục
>> Phát hiện chất Phenol cực độc trong cá nục đông lạnh thu mua ngay sau thời điểm cá chết

-30 tấn cá nục, lấy 1 mẫu rồi kết luận nhiễm độc là phản khoa học
(Dân Việt) “Nếu đúng như báo chí nêu thì cách làm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị không khoa học. Ai đời lô hàng 30 tấn cá mà chỉ có lấy 1 mẫu rồi đưa đến kết luận và tiêu hủy cả 30 tấn cá bao giờ” - TS Lê Thanh Lựu nói.

-
TS Lê Thanh Lựu. Ảnh: Ngọc Thọ


Trên là khẳng định của TS Lê Thanh Lựu - Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thuỷ sản bền vững (ICAFIS), chuyên gia đầu ngành về thủy sản nói về việc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị lấy 1 mẫu của 30 tấn cá nục rồi kết luận cả lô nhiễm chất cực độc và cho tiêu hủy.

“Nếu đúng như báo chí nêu nếu thì cách làm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị không khoa học, ai đời lô hàng 30 tấn cá mà chỉ có lấy 1 mẫu rồi đưa đến kết luận và tiêu hủy cả 30 tấn cá bao giờ” - TS Lê Thanh Lựu nói.

TS Lê Thanh Lựu cho biết thêm: Với lượng cá trong kho lạnh tới hàng trăm tấn như vậy mà Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Quảng Trị chỉ lấy có mấy mẫu thì không đúng quy trình. Chỉ tính riêng với lượng cá nục 30 tấn trong kho lạnh thì đáng ra phải lấy hàng chục mẫu, mỗi mẫu chia ra làm 3 phần và gửi đi ít nhất 3 nơi để kiểm nghiệm độc lập, có trị số trung bình rồi, từ đấy mới có thể công bố kết quả và có hướng xử lý được.

“Một mẫu cá nục thuộc lô hàng 30 tấn có chứa chất phenol chỉ nói lên được một khía cạnh nào đó chứ chưa đủ cơ sở để kết luận khoa học. Anh làm khoa học anh phải cẩn trọng, phải đủ cơ sở thì mới kết luận được. Anh vội vàng kết luận thì vô cùng nguy hiểm”.



Lô hàng cá nục 30 tấn được lấy 1 mẫu và cho kết quả có chứa Phenol của bà L.T.T (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Ảnh: CQCN

TS Lựu lấy ví dụ: Lấy mẫu cá về bản chất cũng không khác gì cách lấy mẫu gạo mà nhiều người biết: Trong một kho gạo, cứ vài bao người ta lại lấy một mẫu chứ không thể cả kho hàng chục, hàng trăm tấn lấy chỉ 1 mẫu rồi kết luận về chất lượng gạo được.

“Cơ quan chức năng và tỉnh Quảng Trị cần lấy thêm các mẫu cá nữa, không chỉ lấy mẫu trong một kho mà lấy nhiều kho lạnh, nhiều cơ sở, sau đó, chia nhỏ ra và gửi đi kiểm nghiệm độc lập, có kết quả thì thông tin rộng rãi để không gây hoang mang dư luận” – TS Lê Thanh Lựu cho hay.

“Việc cần làm ngay nữa là phải truy xuất ngược về 30 tấn cá này: Cá được thu mua từ những nguồn nào, do những ai khai thác? Khai thác ở vùng biển nào? Khai thác từ một tàu hay từ nhiều tàu?.v.v.. Tuy việc này mất thời gian nhưng không thể không làm” - TS Lựu nói.

TS Lựu cho hay: Nói về nguyên nhân thì hiện chưa thể biết được, phải làm đầy đủ các bước trên theo đúng quy trình. Giả thiết có thể nhiều: Có thể do kho lạnh gần nguồn phenol cũng có thể do vùng biển có hàm lượng phenol cao... Giả thiết thì có rất nhiều cho nên các cơ quan chức năng phải làm đúng quy trình, đẩy đủ cơ sở khoa học, vào cuộc nghiêm túc, cẩn trọng!

Theo TS Lựu, phenol là chất cực độc. Chất này là tên riêng của hợp chất cấu tạo bởi nhóm Phenyl liên kết với nhóm Hidroxyl, chất tiêu biểu cho các Phenol. Do có tính diệt khuẩn cao nên Phenol được dùng trực tiếp làm chất sát trùng, tẩy uế, điều chế các chất diệt nấm mốc như Ortho; Para hay Nitrophenol...Điều nguy hiểm là Phenol tác động thẳng lên cấu trúc não bộ và thần kinh như khiến tăng động, tăng sự hung hãn, suy giảm ý thức, dậy thì sớm, kích thích sự phát triển tuyến vú, rối loạn chu kỳ sinh sản, gây ra những hiệu ứng bất thường ở buồng trứng, gây vô sinh, kích thích các tế bào gây ung thư tiền liệt tuyến, suy giảm chức năng miễn dịch, đái tháo đường...

“Do Phenol rất dễ hòa tan trong các loại thực phẩm nên chủ yếu đi vào cơ thể người qua đường ăn uống. Một khi Phenol vào cơ thể thì rất khó để có thể đẩy, thải ra ngoài được” – TS Lê Thanh Lựu.

Cũng theo TS Lựu, phenol có phenol đơn vòng và phenol đa vòng. Trong lô cá nục đấy nếu như được lấy nhiều mẫu để kiểm nghiệm và cho trị số trung bình về hàm lượng cuối cùng, cho kết quả là phenol đơn vòng thì nguy hiểm là ít hơn phenol đa vòng. Với phenol đa vòng chỉ hàm lượng rất nhỏ đã có thể gây mất mạng.

Được biết, một ngày sau khi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Trị, Sở Y tế Quảng Trị có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Trị về kết quả kiểm nghiệm 30 tấn cá nục trong kho cấp đông của vựa cá Dũng Thuộc (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) có hàm lượng Phenol, ngày 11.6, toàn bộ cảng cá Cửa Tùng vắng tanh, gần như không có bất kỳ hoạt động mua bán nào diễn ra.


Ông Lê Thanh Lựu là Tiến sĩ Trường Đại học Laroslav, Liên xô (cũ); Trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội; Trường Đại học Thủy sản, Đại học Washington, Giấy chứng nhận Fishing Nutrition Mỹ. TS Lựu nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 (RIA-1). TS Lựu là thành viên tích cực của Hội đồng quản lý Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản vùng Châu Á - Thái Bình Dương (NACA). TS Lựu là chuyên gia hàng đầu và có tiếng trên thế giới về thủy sản.





Phát hiện chất cực độc trong cá nục tại Quảng Trị

Hoá chất Phenol trong cá nục ở Quảng Trị ảnh hưởng tới con người như thế nào?






-Quảng Trị: Phát hiện chất cực độc trong 30 tấn cá nục được thu mua
(LĐO) HƯNG THƠ -16:44 ngày 10/06/2016

30 tấn cá nục được thu mua ngay sau khi xảy ta hiện tượng cá chết bất thường được đông lạnh tại cơ sở của chị Th. có nhiễm chất cực độc. Ảnh: Thanh Trúc.
Chiều 10.6, ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị - xác nhận, vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc phát hiện chất phenol trong mẫu cá nục đông lạnh lấy tại một cơ sở thu mua hải sản tại huyện Vĩnh Linh.


Theo đó, trong ngày 10.6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã có văn bản số 549 gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc kiểm tra, kiểm nghiệm và cho chủ trương xử lý số hải sản đông lạnh không tiêu thụ được do ảnh hưởng của hiện tượng cá chết bất thường.

Trước đó, tại các kho đông lạnh ở huyện Vĩnh Linh tồn kho một số lượng lớn hải sản, được thu mua trước và sau khi hiện tượng cá chết diễn ra. Vì vậy, UBND huyện Vĩnh Linh có văn bản xin kiểm tra, kiểm nghiệm số hải sản ở các kho đông lạnh để có biện pháp tiêu thụ cho người dân.

Vào ngày 7.6, Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Trị phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức xác minh số hải sản đang tồn kho ở các kho đông lạnh tại thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị). Trong đó, kho đông lạnh của bà Lê Thị Th. (khu phố An Hòa 2, thị trấn Cửa Tùng) có số lượng cá lớn nhất, lên đến 110 tấn cá (70 tấn cá nục, 10 tấn cá ngừ, 20 tấn cá trích, cá sòng và 10 tấn cá lẫn lộn khác). Phần lớn số cá tại kho đông lạnh được thu mua sau thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết bất thường (20 tấn cá nục và 20 tấn cá trích, cá lẹp mua trước thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết). Ngoài ra, còn 7 hộ kinh doanh khác tại thị trấn Cửa Tùng có số lượng cá dưới 10 tấn.





Cơ quan chức năng đã lấy 6 mẫu cá tại kho đông lạnh của bà Th., kết quả phân tích kiểm nghiệm cho thấy, 5 mẫu cá có các chỉ tiêu kiểm nghiệm nằm trong giới hạn cho phép.

Riêng mẫu cá nục đại diện lô hàng thu mua ngay sau thời điểm xảy ra sự cố cá chết (30 tấn) có hàm lượng Phenol là 0,037mg/kg - là chất cực độc tuyệt đối cấm không có trong thực phẩm.

Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm này, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đề nghị chỉ cho phép tiêu thụ 5 lô hàng có kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Còn lô hàng 30 tấn bị nhiễm chất độc trên buộc phải tiêu hủy và có phương án hỗ trợ thiệt hại cho bà Th.










-Hàm lượng sắt vượt quy chuẩn tại bãi tắm gần Vũng Áng

Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ ngày 1/6, của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy, hai bãi tắm ở Hà Tĩnh gồm bãi tắm Kỳ Ninh và bãi tắm Thạch Hải có hàm lượng sắt (Fe) vượt quy chuẩn cho phép.










Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại Hà Tĩnh ngày 1/6

Theo đó, kết quả quan trắc tại bãi tắm Thạch Hải thông số Fe (sắt) là 0,52mg/l, trong khi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10 -MT:2015/BTNMT) là 0,5mg/l, còn tại bãi tắm Kỳ Ninh (Kỳ Anh) hàm lượng sắt là 0,57 mg/l.

Đại diện Tổng cục Môi Trường cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề này trong những ngày tới.

Trước đó, liên quan đến hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại ven biển miền Trung, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đã có công văn gửi UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế yêu cầu các tỉnh này đánh giá chất lượng môi trường nước biển ven bờ và cung cấp cấp thông tin quan trắc về chất lượng môi trường hàng ngày.
Theo Đình Vũ
Lao động



-Cá chết – nhìn từ góc độ khác (TBKTSG 4-6-16) - Nguyễn Vạn Phú

-
(TBKTSG Online)- Mọi sự chú ý dường như cứ tập trung vào nguyên nhân cá chết ở nhiều tỉnh ven biển miền Trung. Mà đúng là biết nguyên nhân lúc đó mới khắc phục được hậu quả một cách lâu dài; chưa biết nguyên nhân cũng khó quy kết trách nhiệm; nguyên nhân thì phải được củng cố bằng chứng cứ khoa học và chứng cứ pháp lý.


Do đó chúng ta có thể thông cảm được với sự cẩn trọng của đại diện Chính phủ khi khẳng định các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết ở các tỉnh miền Trung nhưng lại không nói ra đó là nguyên nhân gì, có thể vì chưa có chứng cứ pháp lý làm cơ sở ràng buộc trách nhiệm.

Thế nhưng trong sự cố cá chết có ba, bốn vấn đề tách biệt, trong đó tìm và công bố nguyên nhân chỉ là một.

Ngay cả thông tin đã công bố “các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cá chết” cũng có thể bổ sung nhiều chi tiết có tác dụng trấn an người dân, lôi cuốn họ cùng vào cuộc chứ không phải chỉ ngồi chờ. Đó là các thông tin các nhà khoa học đã làm gì, ở thời điểm nào, lấy mẫu như thế nào, những khó khăn gặp phải, những nỗ lực chung của hàng trăm con người, những tranh luận về chứng cớ… Có thể ai đó nghĩ người dân bình thường biết chuyện chuyên môn làm gì! Đó là do họ không hiểu thông tin đầy đủ sẽ lấp đầy khoảng trống, không cho thông tin nhiễu, thông tin sai chen vào.

Ba bốn vấn đề tách biệt nói trên là gì? Đó là thực tế, cá chết làm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của người dân địa phương và là nỗi lo của người dân cả nước.

Vấn đề quan trọng, vì thế, là tìm cách hạn chế tác động tiêu cực lên đời sống ngư dân, lên lòng tin của người dân không biết đã tiêu thụ hải sản được chưa, lên hoạt động du lịch ở các địa phương bị ảnh hưởng, lên cả những ngành sản xuất mang tính lâu dài như sản xuất nước mắm, muối… Sự tê liệt về góc độ cung cấp thông tin chỉ vì chưa thể nói nguyên nhân cá chết làm mọi nỗ lực khắc phục tác động tiêu cực này bị ảnh hưởng.

Lẽ ra Chính quyền phải có những thông tin cập nhật khác (không nhất thiết phải là nguyên nhân cá chết) thường xuyên, đầy đủ, xem cá còn chết hay đã hết; liên tục công bố kiểm nghiệm chất lượng nước biển, chất lượng hải sản đánh bắt trong vùng để khi thì đưa ra khuyến cáo khi thì bảo đảm sự an toàn cho sản phẩm không bị ảnh hưởng. Phải khoanh vùng sản xuất, cấp giấy chứng nhận cho vùng chắc chắn an toàn, hỗ trợ các nơi phải ngưng vì chưa bảo đảm các điều kiện đặt ra…

Phải có những chiến dịch quảng bá cho các đoàn tàu đánh bắt xa bờ, không liên quan đến các vùng có cá chết, thậm chí huy động các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thường tham gia “xã hội hóa” để hỗ trợ việc tiêu thụ cho ngư dân.

Bây giờ nói qua chuyện Formosa.

Nếu Formosa đặt ống xả ngầm là sai như phát biểu của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà thì nay phải công bố kết luận khắc phục. Hay, theo thông tin từ cơ quan thuế Hà Tĩnh mà các báo đã đăng tải trong tuần trước, cứ kiểm tra thuế, hải quan ở Formosa là phát hiện sai phạm như vậy không lẽ chỉ truy thu thuế rồi thôi.

Tại sao trước mắt không tập trung bắt doanh nghiệp này khắc phục sai sót ngay. Ví dụ đường ống xả thải làm sai quy định thì dễ nhất là bắt ngưng sản xuất, dù mới sản xuất thử nghiệm để làm lại. Bắt Formosa ngưng toàn bộ hoạt động, liên quan đến xả thải hay súc rửa đường ống có dùng hóa chất cũng là cách để kiểm tra lại môi trường nước biển ở khu vực này, xem có thay đổi so với trước, từ đó có thể quay ngược trở lại với các hành vi xả thải trước đây.

Có lẽ trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng cũng rà soát quy trình xả thải của các doanh nghiệp khác trong khu Vũng Áng, tại sao không công bố kịp thời các nỗ lực này, kiểm tra việc tuân thủ đến đâu thì công khai đến đó, nhờ vậy người dân cũng có điều kiện để giám sát xem thử có đúng vậy không.

Sai phạm đã khẳng định của Formosa có vai trò của các quan chức địa phương, ít ra là sự thiếu vắng tinh thần trách nhiệm trong vai trò quản lý của mình. Thế thì tại sao chưa có những biện pháp ban đầu để lập lại kỷ cương, làm bài học cho cán bộ các nơi khác, các địa phương cũng có những nhà máy phải xả thải như thế.

Báo chí khi cạnh tranh trong nỗ lực đưa tin chính xác, khách quan trung thực đến với người dân sẽ buộc tờ nào muốn giật gân, câu khách bằng thông tin sai hay thổi phồng phải chịu trách nhiệm và bị báo khác vạch trần ngay lập tức. Một khi báo chí có thông tin đầy đủ, mạng xã hội lúc đó sẽ không còn đất cho những đồn đoán, suy diễn hay “thuyết âm mưu”. Và chính mạng xã hội cũng sẽ vạch trần các bài báo mang tính câu view như chúng ta đã thấy.

Phải thấy sự cố cá chết là một cơ hội – cơ hội nâng cao nhận thức của cán bộ địa phương về các vấn đề môi trường mà có thể trước đó họ bỏ qua, cơ hội soát xét lại các quy định về bảo vệ môi trường, các dự án có rủi ro gây ô nhiễm môi trường mà trước đây do cạnh tranh giữa các địa phương, có nơi đã dễ dàng bỏ qua để cấp phép. Vấn đề càng nóng hổi thì ý thức đó càng cao; để nó nguội lạnh thì tinh thần trách nhiệm có nguy cơ nguội lạnh theo.-


-Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì đang phản biện (TT 2-6-16) -
TTO - Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ tháng để trả lời nhiều vụ việc, trong đó có sự cố cá chết hàng loạt ở miền Trung chiều 2-6.

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ngay sau khi phát hiện ra cá chết bất thường ở một số tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ và các Phó thủ tướng cũng đã trực tiếp chỉ đạo kịp thời và quyết liệt các bộ ngành, địa phương.

Có hơn 30 cơ quan bộ ngành để thu thập chứng cứ để tìm ra nguyên nhân cá chết. Chúng ta cũng mời hàng trăm nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng tham gia để thu thập dữ liệu chứng cứ để xác minh điều tra trên nguyên tắc dựa vào khoa học, khách quan, chặt chẽ.

Trong quá trình điều tra, quan điểm Thủ tướng là nếu phát hiện tổ chức cá nhân vi phạm thì xử lý nghiêm. Không loại trừ tổ chức cá nhân nào. Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân cá chết.

Thủ tướng Chính phủ cũng cơ quan chức năng mời tư vấn trong và ngoài nước phản biện độc lập. Hay nói các khác, trước khi kết luận chính thức là có mời nhà khoa học trong và ngoài nước phản biện vì xác định đây là vấn đề rất quan trọng. Khi công bố chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan.

Đồng thời, Thủ tướng cũng quyết liệt triển khai các giải pháp đảm bảo môi trường kinh doanh, môi trường tự nhiên nhất là môi trường biển được bảo đảm an toàn lâu dài.

Trước mắt, để kịp thời hỗ trợ người dân thiệt hại, ngày 9-5, Thủ tướng ban hành quyết định hỗ trợ gạo cho ngư dân vùng bị ảnh hưởng trực tiếp sự cố; tổ chức thu mua hải sản; hỗ trợ tiền cho các tàu phải ngừng ra khơi; hỗ trợ lãi suất với các doanh nghiệp làm dịch vụ hậu cần nghề cá, thu mua hải sản.

Thủ tướng tiếp tục giao Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế khảo sát vùng biển an toàn để đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; giao Bộ Tài nguyên - môi trường kiểm tra tất cả các dự án liên quan đến xả thải trên cả nước để phòng ngừa, kiên quyết xử lý vi phạm nếu họ xả thải không đúng qui định.

“Đến thời điểm này, thay mặt cơ quan phát ngôn của Chính phủ xin được thông báo kết quả của các cơ quan, nhà khoa học” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Về nguyên nhân cá chết chưa thể công bố, Bộ trưởng Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn nói rõ thêm: các nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau vì thế cần phải rốt ráo xác định nguyên nhân.

Các cơ quan phải điều tra đầy đủ các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không. Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực.

“Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói.


Diễn biến vụ cá chết

- Ngày 6-4: hiện tượng cá chết bất thường, hàng loạt bắt đầu xuất hiện tại Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của Thị xã Kỳ Anh)

- Từ ngày 10-4 đến 4-5: hiện tượng cá chết tiếp tục xảy ra tại Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị với số lượng và tần suất theo thời gian tại từng tỉnh khác nhau.

- Từ ngày 24 đến 26-4: cùng với hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh quay trở lại, trên biển xuất hiện dòng triều màu nâu.

- Ngày 4-5: xuất hiện dòng nước màu nâu đỏ tại Quảng Bình.

Ngay sau khi xuất hiện hiện tượng cá chết tại các tỉnh miền Trung, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Môi trường nông nghiệp là những tổ chức khoa học - công nghệ (KHCN) đầu tiên tham gia tiếp cận thực địa hiện trường.

Sau đó, tất cả các Viện Nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm KHCN VN và các ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên - môi trường, y tế… cũng tổ chức lấy và phân tích mẫu hải sản chết.

Khi có thông tin và báo cáo, Thủ tướng Chính phủ và các Phó thủ tướng đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ theo đúng trách nhiệm và lĩnh vực quản lý của các bộ ngành và yêu cầu báo cáo kịp thời.

Căn cứ vào diễn biến kết quả thu được của các nhóm nghiên cứu, Bộ KHCN đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm KHCN VN và các bộ ngành, tổ chức KHCN có liên quan họp thống nhất và ra quyết định thành lập Hội đồng chuyên gia KHCN quốc gia với 3 tổ chuyên gia tập trung vào nghiên cứu các nhóm tác nhân hóa học, sinh học và nhóm khí tượng, thủy văn và động lực học biển để phân tích đối chứng, so sánh, bổ sung căn cứ, đánh giá chéo và độc lập nhằm đi đến các kết luận đủ căn cứ khoa học.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng chuyên gia KHCN quốc gia cũng đã mời một số chuyên gia khoa học nước ngoài (Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Israel) có kinh nghiệm tham gia phối hợp xác định nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.

Tính đến ngày 26-4, các kết quả phân tích cho thấy đã đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết các nhóm nguyên nhân tự nhiên từ địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh... và khu trú tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính độc tố học và tảo độc.



-Dũng Mai

Nối tiếp chùm tranh cá của Hoạ sỹ Dongngan Doduc là chương trình nghệ thuật theo trường phái sắp đặt của các Nghệ sỹ tạo hình Ngo LucTiến Văn Miếu thể hiện khát khao quyền sống trong một môi trường trong sạch của CON NGƯỜI.

Giới nghệ sỹ đầy ý tưởng mới, bay bổng đang bắt đầu chuyển động mạnh mẽ đồng hành cùng Nhân dân đau thương và đầy ý chí quyết tâm đòi lại Tự Do - Dân Chủ - Công Lý đã bị cướp đoạt.
-

-
-



Tổng số lượt xem trang