Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Luật hình sự mới của VN 'nhiều sai sót'

Luật nhiều sai sót, Quốc hội có xin lỗi nhân dân? (VnE 30-6-16) --


-
Luật hình sự mới của VN 'nhiều sai sót'

Việc giới chức phải tìm phương án nhằm tạm ngưng hiệu lực Bộ luật Hình sự cho thấy một "cuộc khủng hoảng về lập pháp và tư pháp" ở Việt Nam, một luật sư từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt.


Báo Tuổi Trẻ ngày 27/6 nói: "Cơ quan chức năng đã phát hiện bộ luật này có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung."

Điều này khiến việc đưa Bộ luật Hình sự vào thực thi từ 1/7 tới đây là bất khả thi.

Ngày 1/7 cũng là thời điểm có một số bộ luật khác liên quan tới ngành tư pháp có hiệu lực.

"Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự có vấn đề. Hai bộ luật này có liên quan đến nhau, nhiều điều khoản mâu thuẫn nhau, và gây hậu quả không tốt tới dân chúng và các nhà kinh doanh nếu đem ra thực hiện," luật sư Trần Vũ Hải nói.

Sáng hôm 27/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có phiên họp bất thường, khẩn cấp nhằm tìm giải pháp tình thế, theo đó cơ quan này muốn đề xuất giải pháp lùi hiệu lực của Bộ luật Hình sự và cả hai văn bản luật liên quan; Trong thời gian tạm hoãn, Quốc hội sẽ điều chỉnh sửa đổi các nội dung có sai sót trong các văn bản này.

Bộ luật Hình sự, vốn được thông qua với tỷ lệ nhất trí cao trong Quốc hội, đạt 84% đại biểu có mặt, được xác định có tới 95 nội dung, điều khoản sai sót, trùng lặp hoặc mắc lỗi kỹ thuật.

Mức độ sai sót nhiều như vậy là điều gây ngạc nhiên, khi mà các cơ quan dự thảo luật của Việt Nam luôn rất thận trọng thậm chí tới mức dè dặt trong việc soạn thảo, và các điều khoản dự thảo cũng được cân nhắc rất kỹ khi đưa ra Quốc hội thảo luận nếu đó là các chủ đề nhạy cảm.

Chẳng hạn như dự thảo Luật về Hội, cũng do Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, "được nâng lên, đặt xuống khá nhiều lần" trước khi đưa ra Quốc hội thảo luận, đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC Tiếng Việt trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Chín 2015.

Kể cả đã được chuẩn bị kỹ càng như vậy, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đó vẫn xác định 'nên tạm lùi để chuẩn bị kỹ hơn' và cho đến nay văn bản này vẫn nằm ở mức dự thảo.
Tính pháp lý của quá trình điều chỉnh

Quốc hội khóa 13, là khóa thông qua Bộ luật Hình sự 2015 mắc nhiều sai sót, đã mãn nhiệm và Quốc hội khóa mới sẽ phải đảm nhận trách nhiệm "sửa sai".

Cuộc "khủng hoảng về lập pháp và tư pháp" này, theo lời luật sư Trần Vũ Hải, đòi hỏi phải được tháo gỡ thận trọng, với sự tham vấn đầy đủ từ các chuyên gia pháp luật.Image copyrightTRAN VU HAIImage captionLuật sư Trần Vũ Hải gọi việc phải sửa sai cho Bộ luật Hình sự là "cuộc khủng hoảng về lập pháp và tư pháp" của Việt Nam

Trong lúc đó, Quốc hội khóa mới "gần 65% là người chưa có kinh nghiệm lập pháp, 35% là những người cũ, là những người chịu trách nhiệm về các sai lầm về Bộ luật Hình sự", theo luật sư Trần Vũ Hải.

"Bản thân các đại biểu Quốc hội có khá ít các chuyên gia có thể hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này," ông Hải nói. "Trong lúc đó, bộ máy nhân sự của cơ quan tư pháp cũng đã thay đổi rất nhiều trong thời gian gần đây, gồm cả việc thay đổi các vị trí Chánh án Tòa tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, và Bộ trưởng Tư pháp."

"Lẽ ra trưởng ban dự thảo Bộ luật Hình sự phải từ chức và bị kỷ luật. Các quan chức đã làm quá cẩu thả, không chấp nhận được," ông Hải nói thêm.

Tuy nhiên, vị luật sư từ Hà Nội nói việc 'chữa cháy' bằng một nghị quyết của Quốc hội là điều chấp nhận được theo luật Việt Nam.

Đây không phải là lần đầu tiên các văn bản pháp luật do Quốc hội Việt Nam thông qua bị phát hiện có sai sót nghiêm trọng.

Trường hợp tương tự xảy ra trước đây là với Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, với điều 60 của luật này bị phản ứng gay gắt. Quốc hội sau đó đã ra Nghị quyết 93 hoãn thi hành điều khoản này.

Luật sư Trần Vũ Hải nêu giải pháp cho lần này, với việc áp dụng tạm đình chỉ các điều khoản có nội dung cần sửa đổi. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, "nghị quyết mới không được phép sai lầm thêm".

Ông Hải cũng chỉ ra rằng trình tự làm luật của Việt Nam hiện nay đang "có vấn đề" và đó là nguyên do dẫn tới những sai sót lớn trong quá trình lập pháp.

"Có nhiều điều luật thậm chí các đại biểu Quốc hội còn chưa được bàn tới mà vẫn được đưa vào. Ví dụ như trong Bộ luật Hình sự 2015 có điều luật 292 đang được nêu ra, theo tôi nghiên cứu thì tới tháng Chín, tháng Mười 2015 điều luật đó mới được đưa vào. Trước đó các doanh nghiệp chưa được biết tới điều khoản này [trong các bản dự thảo được công bố trước đó]. Vậy mà tháng Mười Một đã được đem ra bàn thảo rồi thông qua."

Phiên họp khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với sự tham dự mở rộng của các trưởng hoặc phó đoàn đại biểu, các đại diện từ ngành tòa án, kiểm sát và một số bộ ngành khác, được tiến hành khi chưa đầy một tháng nữa, Quốc hội khóa mới theo kế hoạch sẽ có phiên họp đầu tiên, bắt đầu từ 20/7.








-Ba lần bị cáo được tuyên vô tội, Chánh án khóc, vì sao?

VOV.VN - Ông khóc vì thực trạng pháp luật nước ta hiện nay còn không ít điều vô lý đang bị lạm dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến thân phận pháp lý một con người.


Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Ninh Bình vừa xét xử phúc thẩm lần thứ ba và tuyên vô tội đối với bị cáo Vũ Phan Điền bị truy tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.


Khi phiên tòa vỡ òa trong niềm vui và nước mắt cũng là lúc phóng viên Truyền hình Quốc hội Việt Nam đề nghị phỏng vấn Chánh án TAND tỉnh Ninh Bình về suy nghĩ của ông trước phán quyết của hội đồng xét xử. Nhưng, cũng như nhiều người dự phiên tòa, ông Chánh án đã khóc nên phóng viên không thực hiện được cuộc phỏng vấn.



Hình ảnh tại phiên tòa



Cách đây 2,5 năm, vào tháng 11/2012, anh Vũ Phan Điền (sinh năm 1986, ở xã Yên Thành, Yên Mô, Ninh Bình) đang tham gia giao thông thì bị Công an thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình kiểm tra hành chính, dẫn giải về đồn rồi bất ngờ “phát hiện có 8 gói heroin trong xe máy?”.


Điền bị cuốn vào vòng xoáy tố tụng, phải nằm trong trại tạm giam gần hai năm và 6 lần đứng trước vành móng ngựa. Trong ba lần xét xử sơ thẩm, thì cả ba lần TAND thị xã Tam Điệp đều tuyên Vũ Phan Điền phạm tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” với mức án 33 tháng và 24 tháng tù giam. Ngược lại, TAND tỉnh Ninh Bình ba lần phúc thẩm, thì hai lần tuyên vô tội và một lần hủy án điều tra lại.


Một vụ án oan mà nhiều người dự phiên tòa cùng khóc là chuyện bình thường, nhưng đến cả người nhân danh nhà nước để “cầm cân nảy mực” như ông Chánh án cũng khóc, thì đó là một hiện tượng đáng suy ngẫm.


Có thể ông khóc do cùng tâm trạng “mừng mừng tủi tủi” với người thân bị cáo. Nhưng có lẽ còn vì một lý do sâu thẳm mà ông chưa nói được bằng lời và không thể giải thích trong bản án. Đó là thực trạng pháp luật của nước ta hiện nay còn không ít điều vô lý đang bị lạm dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thân phận pháp lý một con người.


Ông khóc vì cấp dưới của mình đã dũng cảm vượt qua rất nhiều áp lực, với 3 lần phúc thẩm giữ nguyên quan điểm, dành thời gian tới 3 tuần nghị án để ra một quyết định thật khách quan nhằm bảo vệ sự thật, bảo vệ người vô tội và cả danh dự những thẩm phán chân chính.


Trong thực tiễn xét xử, chuyện tòa phúc thẩm và sơ thẩm nhận định, phán quyết khác nhau là bình thường. Nhưng sự khác nhau lạ thường giữa ba lần sơ thẩm và ba lần phúc thẩm trong vụ án này thì dư luận thật dễ dàng đặt dấu hỏi về một áp lực nào đó đã đè nặng lên các vị thẩm phán ở cấp sơ thẩm. Có lẽ, ông Chánh án khóc vì cả hai lý do: Áp lực trước một vụ án oan sai và bản lĩnh thẩm phán trước sự lựa chọn “còn” - “mất”!


Chính đồng nghiệp ông cũng đã từng “bị oan” khi tuyên Vũ Phan Điền vô tội tới hai lần, mà cấp trên vẫn ra quyết định giám đốc thẩm, hủy án. Bởi nếu thiếu dũng khí và đảm bảo “an toàn” cho những người tiến hành tố tụng ở địa phương, họ có thể “y án sơ thẩm” buộc bị cáo phải chịu mức án 24 tháng tù giam, vì đằng nào cũng đã tạm giam ngần ấy thời gian. Nhưng, với vụ án này lương tâm mách bảo họ không được phép làm như vậy.


Thật may mắn khi gần 300 lá đơn của người cha Vũ Phan Điền gửi đi các nơi suốt mấy năm qua đề nghị minh oan cho con và những lời kêu cứu của bị cáo từ trại tạm giam cũng như khi đứng trước vành móng ngựa đã thấu đến người có quyền phán quyết ở cấp phúc thẩm. Hãy thử hình dung, nếu Điền bị tuyên phạm tội tàng trữ ma túy thì tương lai của Điền và niềm tin của người dân vào công lý sẽ ra sao?


Lâu nay, dư luận vẫn bất bình về những “bản án bỏ túi”, tỉ lệ oan sai và đơn thư khiếu nại, tố cáo chưa giảm là bao.


Người ta vẫn lo lắng nếu cơ quan bảo vệ pháp luật cấp trên thiên vị cấp dưới mỗi khi cấp dưới có dấu hiệu sai luật trong điều tra, truy tố, xét xử. Và trong bộ máy vẫn chưa hết những cán bộ thiếu lương tâm, trách nhiệm, chạy theo thành tích, mặc nhiên coi người bị tạm bắt giam là có tội và tìm mọi cách buộc tội họ để tránh bồi thường oan sai.


Cách làm việc như vậy sẽ tạo một tiền lệ nguy hiểm, khiến bất cứ người dân nào rơi vào vòng xoáy tố tụng cũng có thể trở thành tội phạm ngay cả khi bằng chứng buộc tội họ còn rất lơ mơ - mà vụ án Vũ Phan Điền là một ví dụ.


Vậy nên, rất mong những người có quyền phán quyết không chỉ biết khóc mà hãy bằng mọi giá giữ được niềm tin của nhân dân vào công lý./.


Nguyễn Ngọc Năm/VOV



-Son Tran


Thuy Trang Nguyen

KHÔNG AI ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG TRÊN LUẬT PHÁP - NGƯỜI SỐNG KHÔNG CÓ QUYỀN ĐÒI MIỄN TRUY TỐ DÙM CHO NGƯỜI CHẾT!

Đó là luật pháp của các nước VĂN MINH trên thế giới. Chắc chắn là ông Bí thư huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng) đã có ĐỀN BÙ, đồng thời có thể đã HĂM DỌA gia đình nạn nhân.
Sự việc của luật pháp là người không bị hại (NGƯỜI SỐNG) không có tư cách để xin miễn truy tố người phạm tội, cho dù đó là thân nhân trong gia đình nạn nhân.
Luật pháp luôn có 2 phần rõ ràng:
(1) Người phạm pháp sẽ bị luật pháp xử lý hình sự như trường hợp cướp của, giết người, gây thương tích..
(2) Người BỊ HẠI (hoặc gia đình) nạn nhân được quyền THƯA kẻ phạm pháp để đòi bồi thường.


Trường hợp nếu người BỊ HẠI (hoặc gia đình) nạn nhân không muốn THƯA người PHẠM PHÁP ra tòa, không muốn đòi bồi thường là vấn đề thứ (2), không liên quan gì tới chuyện chính quyền xử lí kẻ gây án.
Người BỊ HẠI (hoặc gia đình) nạn nhân KHÔNG thể đứng trên luật pháp để XIN miễn truy tố người PHẠM PHÁP. Vấn đề pháp lý không cho phép làm chuyện nầy.
Đây là truy tố, xử lí luật pháp giữa CHÍNH QUYỀN và người PHẠM PHÁP chứ không phải giữa người PHẠM PHÁP với gia đình NẠN NHÂN.
Luật pháp rất rõ ràng nhưng BÁO CHÍ của nhà nước CSVN đang CỐ TÌNH đánh lận, mập mờ tráo bài 3 lá qua bài viết "Bí thư huyện ủy gây tai nạn chết người được xin miễn truy tố"
Báo chí nhà nước đang tìm cách chạy tội cho Bí thư huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng) say xỉn, lái xe đụng chết 3 người.
Bất cứ người nào phạm tội phải được xử công bằng, cho dù người đó là QUAN hay là DÂN thường. Luật Pháp CSVN rất nặng tay đối với những người tranh đấu Nhân Quyền nhưng MẬP MỜ, ĐÁNH LẬN đối với các Đảng viên CSVN phạm tội.
Đương nhiên ai cũng biết là Luật Pháp CSVN chỉ đánh lừa sự hiểu biết của người dân thiếu hiểu biết, họ mập mờ, luồng lách để bênh vực cho Đảng Viên, Cán Bộ CSVN là chuyện rất thường.
Ai cũng biết như vậy, Thùy Trang đưa trường hợp nầy ra với mục đích là để cho các bạn CÒN đang Bênh Vực cho CSVN một cách mù quán hãy sáng mắt lên, hãy nhìn kỹ những gì CSVN đang làm.
Nguyễn Thùy Trang

Bí thư huyện ủy gây tai nạn chết người được xin miễn truy tố

Gia đình bị hại trong vụ Bí thư huyện ủy Hà Quảng (Cao Bằng) lái ô tô gây tai nạn chết người vừa có đơn gửi Cơ quan Điều tra đề nghị miễn truy tố trách nhiệm hình sự đối với ông Dũng.
Liên quan đến vụ việc ông Lãnh Đức Dũng, Bí thư huyện ủy Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) lái xe ô tô gây tai nạn chết 3 người thì mới đây gia đình bị hại đã có đơn gửi Cơ quan Điều tra – Công an tỉnh Cao Bằng đề nghị miễn truy tố trách nhiệm hình sự đối với Dũng.

Theo một nguồn tin riêng của PV, trong thời gian qua, ông Dũng và phía gia đình bị hại đã tiền hành hòa giải thành công. Vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, ông Dũng có nhiều động thái khắc phục hậu quả và bù đắp những mất mát cho người nhà các nạn nhân.
Bí thư, huyện ủy, tai nạn, truy tố
Ông Lãnh Đức Dũng (người đứng).
Do đó, ngày 8/2, đại diện gia đình bị hại là gia đình bà Dương Thị Duyên (vợ anh Vương Văn Tiến, SN 1979, trú tại xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng – là một trong ba nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông do ông Dũng gây ra) đã gửi đơn đến cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng đề nghị miễn truy tố trách nhiệm hình sự đối với ông Dũng.
Bí thư, huyện ủy, tai nạn, truy tố
Chiếc ô tô gây tai nạn tại hiện trường vào thời điểm vụ tai nạn xảy ra
Trước đó, vào khoảng 13h ngày 30/1 trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua địa phận xóm Nà Mạ, xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), ông Lãnh Đức Dũng, Bí thư huyện ủy Hà Quảng điều khiển ô tô mang BKS: 11A – 018.34 lưu thông đến địa điểm trên thì bất ngờ va chạm với xe gắn máy mang BKS: 11S1 – 007.68 do anh Vương Văn Tiến (SN 1979, trú tại xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) điều khiển chở theo bà Nông Thị Điền (SN 1953) và cháu Vương Gia Khang (SN 2014) đang đi theo chiều ngược lại.

Vụ va chạm khiến cả ba nạn nhân đi trên xe gắn máy đều tử vong, chiếc ô tô gây tai nạn bị hư hỏng nặng.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, đại diện Công an tỉnh Cao Bằng nhiều lần khẳng định sẽ sớm khởi tố vụ án đối với vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng này nhưng đến nay, sau hơn một tháng trôi qua vẫn chưa có thông tin về việc khởi tố vụ án.

(Theo Baogiaothong.vn)


Tổng số lượt xem trang