Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Bên Kia Thế Giới

-Bên Kia Thế Giới-Alan Phan
quote-on-mental-health-80-healthyplace
6 September 2015

Đầu thập niên 70’s, tôi đi vacation bụi quanh Đông Nam Á với vài người bạn thân từ đại học. Một anh bạn Mỹ từ Vermont, một anh bạn Brazilian từ Rio, một anh bạn Mã Lai. Sau khi đến Kuala Lumpur và lấy phòng ngủ, chúng tôi đi bộ xuống phố và cạnh hotel là một quầy hàng trái cây. Anh Mã Lai mừng rỡ nhìn lại quả sầu riêng sau hơn 10 năm vắng nhớ nó ở Mỹ. Anh hăng hái chọn quả lớn nhất và nhờ người chủ rọc mở để ăn ngay tại chỗ. Cái hạnh phúc của anh khi nhìn và nuốt nhũng múi sầu riêng vàng óng chắc không thua gì khi gặp lại người yêu cũ. Trong khi đó, 2 anh bạn Mỹ và Brazilian bịt mũi chạy mất, vì họ nói là chưa từng ngửi sự hôi thối nào tàn tệ như vậy. Tôi thì OK, dù chỉ một múi là quá đủ. Cũng xin nói thêm là bộ tứ quý chúng tôi còn trẻ nhưng đã từng trải nghiệm những mùi hôi của cầu xí ở Ấn Độ, Bangladesh, Kenya…

Sự việc từ thời xa xôi này đã cho chúng tôi hiểu là con người, dù lớn lên trong cùng những không gian và kiến thức khoa học, vẫn có những cảm nhận vô cùng khác biệt. Ngay cả khứu giác chúng ta cũng đã được rèn luyện theo những thói quen cổ truyền để phản ứng “không giống ai”. Nói gì đến một đề tài phức tạp như văn hóa,  chính trị, kinh tế hay giáo dục.
Cũng vì vậy, tôi luôn tôn trọng những khác biệt của nhân gian, đến độ vài người thân cho là tôi thuộc loài “ba phải”.  Dĩ nhiên, tôi có tư duy và chuẩn mực luân lý của riêng tôi và tôi rất cứng ngắc trong sự điều chỉnh, nhất là khi liên quan đến quyền lợi phi nghĩa. Niềm tin vào Thượng Đế, tâm linh và những chân-thiện-mỹ từ giáo lý nghìn năm luôn là nền móng cốt lõi để tôi tạo dựng cuộc sống bình yên và thoải mái. Nhưng khi phải sống với những nghịch lý và suy nghĩ đối ngược của người đời ngoài kia, tôi đành gật gù chấp nhận và không dám có phán xét gì. Live and let live là phương châm hành xử; và chịu đựng nhau là chìa khóa để giữ hòa khí với mọi người.
Ở Saigon, mỗi mùa mưa, người dân ở các khu phố thấp phải lội nước bì bõm gần như mỗi ngày. Nhìn dòng nước đen ngòm, hôi thối đầy dán chuột, ngập tràn khắp nhà và đường phố, tôi luôn rùng mình. Dù có nhiều thời điểm trong đời, tôi đã từng trắng tay nghèo khổ, nhưng may mắn là tôi chưa hề trải nghiệm tình huống này. Tôi không nghĩ mình “qua nổi một đêm” và sẽ sẵn sàng xách va li, ướt hay khô, lo chạy khỏi khu phố bằng bất cứ phương tiện nào. Dĩ nhiên, đây là điểm yếu của cá nhân tôi, khác hẳn với cả triệu người đã quá quen với những chuyện “hàng ngày ở huyện”.
Đó chỉ là một mảnh đời nhỏ trong cái thế giới xa lạ gọi là quê hương tôi. Dù là gốc gác Việt Nam và luôn được thiên hạ tư vấn về chuyện xứ sở này, tôi vẫn nhận ra rất nhiều điều lạ thường mà ngay cả các bạn nước ngoài cũng không để ý.
Tư duy, văn hóa, lối sống, tầm nhìn…của người Việt gần như đối nghịch với logic và thói quen của đa số nhân loại, nhất là thành phần lớn lên và được giáo dục trong chủ nghĩa tư bản xấu xa (dường như chỉ còn 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là kiên định với vô sản chuyên chế dưới sự quản trị của nhóm ‘đầy tớ’).
Sau một thời gian sống khá lâu ở Việt Nam, tôi mới nhận thấy rằng phần lớn người dân đã cam chịu và ủng hộ tư duy, tư tưởng của 70 năm tuyên truyền về “thời đại rực rỡ” của đảng CS. Dĩ nhiên là không thể có một thống kê độc lập nào để minh chứng quan điểm này và có lẽ hơn 5% dân số có thể bị xếp vào loại ‘thế lực thù địch’. Nhưng với 5 triệu đảng viên, công an, quân đội cùng gia đình làm nền móng chống đỡ, thì phần đa số thầm lặng còn lại chắc cũng phải ngã theo chính quyền CS trong một cuộc bầu cử tự do. Ngay cả những thành phần “trí thức tinh hoa” của đất nước, nhìn lại hệ quả tai hại sau 70 năm, vẫn bào chữa sự ủng hộ CS của họ, bằng những biện giải mà chỉ một số người “sống” trong nôi mới “hiểu” được.
Khi những phát ngôn của lãnh đạo, (như, “ ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc “ hay “ tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát, chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát?” “Chúng nó - nhà nước tư bản –  cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không cần pháp luật – Lê Duẫn…)  vẫn được người dân đen cùng trí thức cổ võ, ngay cả hy sinh tính mạng để thực hiện….; thì kết luận duy nhất của tôi là “họ” khác mình rất nhiều; về mọi mặt, và mình không nên mất thì giờ tranh luận.
Live and let live.
Khi một người bạn thân hãnh diện khoe về kỹ năng “cắt” được hơn 50% tiền mãi lộ khi bị công an đường phố hỏi thăm; khi một người khác vui mừng cho biết là vừa bị đuổi việc, nhưng trước đó “em chôm được của bọn Nhật hơn 300 con chips, đủ ăn xài cho cả mấy năm không lương”; khi một người cha lấy tiền học của 2 đứa con (ông bà ngoại vừa bán nhà trao tặng) để mua cái smartphone mới nhất có thể xem bóng đá trực tiếp; khi mặt báo nhan nhãn chuyện bạo lực (mẹ đốt con vì bán không hết vé số…), chuyện xử dụng thực phẩm độc hại, chuyện y tế giáo dục…chuyện quan chức lạm dụng thế quyền…nhưng không ai muốn liên quan hay cải tiến….; thì kết luận duy nhất là “họ” khác mình rất nhiều; về mọi mặt…
Live and let live.
Người bạn Việt kiều Mỹ mua một căn nhà mặt tiền đường Nguyễn thiện Thuật từ năm 2000 để dành cho hai vợ chồng về dưỡng hưu mà enjoy chùm khế ngọt. Anh nhờ vợ chồng người em ruột đứng tên. Năm ngoái, vì mất việc và lỗ số tiền đầu tư nhà đất, anh về lại Saigon nói người em dọn ra để anh còn bán đi đem tiền về Mỹ. Giá nhà lên khá cao so với thời 2000. Người em từ chối, dọa nếu anh làm quá, cả nhà em (6 người) sẽ uống thuốc chuột tự tử. “Anh qua được Mỹ là may mắn lắm rồi; bây giờ còn tiếc chút của thừa, muốn chiếm đoạt lại tài sản, gây khó khăn cho gia đình em. Anh khỏi cần phải gởi 300 đô mỗi tháng để nuôi gia đình em, em sẽ giữ căn nhà và coi như mình hòa, không nợ nần hay cần nhìn mặt gì nhau”.   Từ câu chuyện, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam nên dọa Nhật là nếu ông cắt viện trợ ODA hay các thứ khác, 90 triệu dân Việt sẽ uống thuốc chuột và các ông bà phải ra hầu tòa quốc tế về tội diệt chủng?
Live and let live.
Khi quan chức lấy cà ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân xây miếu thờ một ông “thánh” Tàu (tôi muốn nói về Khổng Tử chứ không phải ông ‘thánh’ nào khác); khi nền kinh tế tùy thuộc phần lớn vào FDI và kiều hối; khi nhân công có ít nhiều tham vọng phải “xuất khẩu lao động” thay vì gia công ở nhà cho các tư bản Tàu hay Hàn Quốc; khi vũ khí lớn nhất của doanh nhân là “tay không bắt giặc”; khi một bữa nhậu có thể kiếm được bạc tỷ nhờ chữ ký trên văn kiện thu hồi đất…thì mình phải tự hiểu là “họ” khác mình rất nhiều.
Live and let live.
Cách đây 3 năm tôi làm một quan chức cao cấp trung ương ngạc nhiên khi ông hỏi tôi những giải pháp khả thi cho chuyện nợ xấu, ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Thay vì nói câu trademark của Alan là  “Drop Dead – Hãy Để Chúng Chết Đi”, tôi lại có ý kiến nghe lọt tai ông hơn nhiều,” Hãy thoải mái. Chẳng ai quan tâm đến nợ xấu hay ngân hàng hay nợ công hay 1,000 cách mất tiền của DNNN. Nợ xấu thì phát vài tờ giấy lộn, mua lại rồi dấu đi; ngân hàng thì cứ tiếp tục hút tiền dân với lãi suất cao và tỷ giá trên trời; DNNN thì cổ phần hóa cho bọn đàn em, sân sau hưởng…cái nào tệ quá thì đem chôn âm thầm. Vấn đề nợ công thì cứ phát hành thống kê kiểu “khoa học giả tưởng” cho các nhà đầu tư nước ngoài…Thằng nào ngu cho vay thì cứ ôm tiền xài thoải mái, càng nhiều càng tốt, lấy nợ mới trả lãi suất cho nợ cũ (bọn Mỹ gọi là Ponzi scheme). Không ai dám siết nợ một quốc gia tâm thần , nhất là khi người dân chỉ còn vài quần lót và mấy chai rượu…”
Theo luật Âu Mỹ, một bệnh nhân tâm thần có thể giết người mà vẫn được trắng án. Có lẽ đây là lợi thế kinh tế lớn nhất của Việt Nam trên trường thế giới?
Live and let die.

Alan Phan



-Việt kiều Bỉ tử vong tại trụ sở công an-
Sáng ngày 24 tháng 3, ông TNN 67 tuổi, một Việt kiều có quốc tịch Bỉ, chủ ngôi biệt thự tại khu Biệt thự Mũi Né Domaine - Phan Thiết, Bình Thuận đã mất sau khi ngất xỉu trong cuộc họp ở đồn công an.
Trước đó một ngày, tại trụ sở Công an phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết- Bình Thuận, chính quyền địa phương tổ chức đối thoại giữa Công ty Xây dựng và Kinh doanh Minh Thành là chủ đầu tư, và một số cư dân mua biệt thự trong khu biệt thự Mũi Né Domaine về vấn đề tiền điện, nước với giá cao, chi phí tăng liên tục.

Ông Phạm Bình Tuy, một cư dân có biệt thự bị cắt điện, cho biết từ năm 2011 đến nay Minh Thành liên tục tăng phí quản lý. Cụ thể, năm 2011 phí quản lý trong hợp đồng là 612.000 đồng/tháng nhưng công ty buộc cư dân phải đóng 680.000 đồng.
Năm 2012, phí quản lý trong hợp đồng tăng lên 643.000 đồng thì cư dân phải đóng 730.000 đồng/tháng. Đến năm 2014 phí quản lý theo hợp đồng là 709.000 đồng nhưng cư dân phải nộp 920.000 đồng/tháng.
Và trong ba tháng đầu năm 2015, phí quản lý hằng tháng theo hợp đồng chỉ 750.000 đồng/tháng nhưng cư dân buộc phải nộp hơn 1,4 triệu đồng!
Kết thúc cuộc đối thoại hai bên vẫn không đồng thuận về chi phí và giá bán điện, nước. Phía Công ty Minh Thành vẫn giữ quan điểm sẽ cúp điện, cúp nước những cư dân không đóng tiền ngay trong chiều cùng ngày. Nghe vậy, ông TNN, chủ một căn biệt thự, đã ngất xỉu tại cuộc họp. Ông nhanh chóng được Công an phường Phú Hài sơ cứu và chuyển đến một phòng khám đa khoa tư nhân gần đó cấp cứu nhưng sau đó đã mất.
Ngay trưa cùng ngày, Công ty Minh Thành đã cắt điện hai căn biệt thự trong khu này, và tiếp tục cử nhân viên đào cáp ngầm để cắt nước, trước sự phản ứng dữ dội của các cư dân. Nhưng sau khi được tin ông TNN tử vong, lập tức 2 ngôi nhà bị cắt điện đã có trở lại.
Hiện công an đang lấy lời khai những người có liên quan về việc ông N ngất xỉu tại trụ sở Công an phường Phú Hài. Ông TNN có quốc tịch Bỉ, về Việt Nam mua căn biệt thự trong khu Biệt thự Mũi Né Domaine sống hơn sáu năm qua. Hiện thân nhân của ông tại Vương quốc Bỉ đã được thông báo và đang gấp rút sắp xếp về Việt Nam.

Tổng số lượt xem trang