-
Chương 88
Đến cuối tháng Bẩy, các bệnh nhân mổ đục thuỷ tinh thể đã kết thúc. Kết quả được tổng kết gửi Mao tự lựa chọn. Ông chọn phương pháp cổ truyền Trung Quốc, theo ông, ít nguy hiểm, không đau đớn và nhanh gọn.
Phòng thay quần áo của bể bơi chuyển thành phòng tiếp khách rất rộng, chúng tôi quây lại một khu tạo thành phòng mổ. Điền Dư Chí và Quan Phác Thoả được giao việc phẫu thuật. Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đến để quan sát quá trình phẫu thuật.
Mao cảm thấy lo, các bác sĩ giải thích tỷ mỉ họ sẽ làm gì và làm như thế nào. Cuối cùng Chủ tịch bớt lo, thậm chí còn nói đùa, đời nhà Nguyên (1279-1368) nhà thơ Thư Đông, bị mù đã viết câu thơ:
“Ngoảnh về đông nam
Có dòng Ô Giang,
Xứ sở Giang Tây
Ngắm dòng Châu Giang
Uốn vòng Hồ Bắc
Cảnh vật muôn màu
Sao chẳng thấy đâu”.
Có dòng Ô Giang,
Xứ sở Giang Tây
Ngắm dòng Châu Giang
Uốn vòng Hồ Bắc
Cảnh vật muôn màu
Sao chẳng thấy đâu”.
Mao nói:
- Sau cuộc phẫu thuật này, mắt tôi sẽ lại nhìn thấy.
Phẫu thuật mắt bên phải của Mao kéo dài 12 phút, sau khi băng kín bên mắt mới mổ, Chủ tịch nói, nếu mọi việc ổn thoả, sau hai tháng nữa ông sẽ đề nghị các bác sĩ cũng làm như thế cho nốt mắt bên trái.
Sau mười ngày, tháo băng. Mao rất vui, “Tôi lại có thể trông thấy thiên nhiên và mặt trời – Ông nhắc đi nhắc lại – nhưng nhìn không rõ lắm”. Các bác sĩ giải thích, họ chỉ làm sáng lại phía thuỷ tinh thể bị mờ, nhưng vẫn chưa làm gì cả để phục hồi thị lực, yêu cầu Chủ tịch tạm thời dùng kính để tăng sức nhìn. Mao đồng ý đeo kính, nhưng từ chối đo thị lực. Chúng tôi đem một số cặp kính để ông lựa chọn. Giờ đây ông có thể tự đọc những văn bản, tài liệu.
Tới giữa tháng 10 năm 1975, khi Mao định mổ mắt trái, tình hình chính trị lại nguy ngập thêm. Nhóm Giang Thanh không ngừng tay, vẫn ra sức tấn công Đặng Tiểu Bình. Như Uông Đông Hưng dự đoán, họ muốn không những chỉ hất cẳng Đặng Tiểu Bình, còn muốn tử hình ông ta nữa. Giang rất ít khi gặp trực tiếp Mao, nhưng thông qua Mao Viên Tân, Trương Ngọc Phượng chuyển thông tin cho Giang. Không ai biết Chủ tịch nghĩ gì, kể cả Uông Đông Hưng, còn tôi ít có điều kiện gặp ông. Chúng tôi biết ông rất bận rộn, lại hay cáu kỉnh, đến nỗi không dám làm bất cứ điều gì, chỉ sợ ông nổi khùng, rồi cách chức Đặng. Uông không cho phép nhắc chuyện mổ đục thuỷ tinh thể, chữa bệnh tế bào thần kinh vận động nữa.
Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực của các nhà lãnh đạo chóp bu vẫn giữ kín, tôi không dám nói chuyện này với các bác sĩ trong đội, chỉ lấy lý do, Chủ tịch hiện nay rất bận, tất cả phải chờ đợi, khi nào thuận lợi mới mổ tiếp mắt trái.
Đội y tế chúng tôi và chuyện giành chính trị đụng độ nhau. Nhiệm vụ đội y tế lấy công tác bảo vệ sức khỏe Chủ tịch làm hàng đầu, trọng tâm, nhưng phải chịu lùi bước vì Mao quá bận. Uông rất lo, các bác sĩ có thể làm Chủ tịch bực mình, chuyện chính trị có thể rối tung lên, vì thế Uông ra lệnh các bác sĩ trở về bệnh viện cũ làm việc, khi nào cần sẽ thông báo sau. Chỉ có Hồ Thư Đông, hai bác sĩ tai mũi họng, một chuyên khoa gây mê hồi sức ở lại Trung Nam Hải, sẵn sàng cấp cứu. Tôi vẫn ở nhà khách của Văn phòng Tổng hợp, nơi tôi làm cố vấn chỉ đạo mổ thuỷ tinh thể.
Cuối tháng Mười sức khỏe Mao xấu đi rất nhanh. Ông bắt đầu khạc ra nhiều đờm, rất khó thở, lượng nước tiểu giảm đột ngột, dưới 500 phân khối/ngày. Nhưng ông vẫn không cho chúng tôi khám xét, tôi biết do thông qua các y tá chăm sóc ông hàng ngày. Việc tiểu tiện giảm, biểu hiện ông có thể bị tổn thương ở tim, phổi và thận. Tôi yêu cầu ngừng truyền dung dịch glucose vì không những không tác dụng mà còn có hại. Tôi muốn mời một số bác sĩ khám cho ông.
Uông Đông Hưng triệu tâp các bác sị trở về gấp, bác sĩ chủ nhiệm khoa nội Bệnh viện Bắc Kinh, Đào Hoàng Lý chuyển vào Trung Nam Hải ở.
Tình hình rất căng thẳng. Hồ Thư Đông, hồi trước ủng hộ tiêm glucose, bối rối, lo âu nhất. Ông muốn xin ra khỏi Nhóm 1, nhưng người ta không giải quyết. Một đêm, sau khi uống thuốc ngủ, ông đánh rơi mẩu thuốc lá xuống mền chăn. Lửa bốc lên, Hồ bị bỏng nặng. Người ta chở ông vào Bệnh viện Bắc Kinh, nằm điều trị ở đó cho đến khi Mao qua đời. Hồ Thư Đông đã thành công trong việc thoát trách nhiệm điều trị của Chủ tịch bằng con đường ấy.
Sau cuộc ra đi độc đáo của Hồ Thư Đông, tôi chuyển vào Trung Nam Hải. Tôi muốn ba bác sĩ thần kinh học cùng theo dõi Mao. Tuy nhiên Trương Ngọc Phượng không đồng ý, cho rằng các bác sĩ ấy vô tích sự, còn Trương Diêu Tự im, không can thiệp.
Chuyện Trương Ngọc Phượng nhúng tay điều khiển chăm sóc sức khỏe của Mao là điều thậm ư vô lý, không thể chấp nhận được. Chủ tịch đang ốm nặng, cần sự chăm sóc sức khỏe đặc biệt, cần các chuyên viên giỏi trong trường hợp khẩn cấp. Tôi bảo Trương Diêu Tự, sẽ viết tường trình yêu cầu đưa các bác sĩ vào Trung Nam Hải, nếu không đồng ý, đề nghị ông viết xác nhận vào bản tường trình của tôi. Chỉ sau khi Trương Diệu Tự xin ý kiến Uông mới được giải quyết.
Tới lúc này Mao hăng hái xem phim. Mao và Trương Ngọc Phượng xem phim Đài Loan và Hong Kong trong buồng làm việc, còn đối với nhân viên Nhóm Một người ta dựng một màn ảnh lớn chỗ bể bơi cũ. Các bác sĩ được mời đến xem phim và đôi khi rất khó từ chối. Trương Diêu Tự muốn tất cả phải có mặt. Nhưng việc chiếu phim kéo dài đến hai ba giờ sáng, trong khi Chủ tịch đang lâm bệnh không một bác sĩ nào thường trực.
Chiến dịch chống Đặng Tiểu Bình lan rộng. Tháng Tám, phó bí thư Uỷ ban cách mạng Đại học Thanh Hoa, Lưu Bình, viết thư gửi cho Mao, phê bình Chí Cương bí thư Uỷ ban và phó bí thư khác, Tạ Thanh Nhị, về thái độ lơ là công việc và tha hoá trong cuộc sống. Lưu Bình đưa thư cho Đặng, yêu cầu chuyển đến Mao. Đặng lại giao bức thư cho Văn phòng Bí thư chuyển cho Mao.
Mao bảo vệ Chí Cương và Tạ Thanh Nhị, nói, cả hai người này kiên định đi theo đường lối cách mạng của ông. Nhưng về sau bức thư này được sử dụng như một phương tiện giáng một đòn vào Đặng Tiểu Bình. Mao đánh giá bức thư của Lưu Bình như sự công kích ông và buộc tội Đặng trong sự dàn cảnh với Lưu Bình. Sự kiện ở Thanh Hoa, Mao nói, không phải trường hợp duy nhất, phản ánh đấu tranh nội bộ, không được giải quyết bằng Cách mạng văn hoá.
Tháng Mười, Mao họp với Mao Viễn Tân, ông rất quan tâm đến ý kiến của người cháu về Đặng Tiểu Bình. Nội dung cuộc nói chuyện được giữ bí mật, nhưng chủ yếu đề cập tới những người lãnh đạo cao cấp của đảng, đụng chạm đến Đặng. Mao Viên Tân phê phán các quan chức đảng đã thoái hoá cách mạng phục vụ lợi ích riêng, nhà cửa khang trang, có xe hơi và tài xế riêng, cần vụ, lương cao bổng lộc nhiều, rồi lên tiếng phê phán nội bộ đảng đang hình thành tầng lớp tư sản mới. Họ phải trở thành mục tiêu đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa mới. Mao chấp nhận quan điểm của Viên Tân đối với Cách mạng văn hoá, nhận xét rằng phong trào này đã phá huỷ trong cùng một lúc và sẽ dẫn đến nội chiến.
Mao phê bình đích danh Đặng Tiểu Bình vì sự lơ là đấu tranh giai cấp, vì lời của Đặng coi mèo nào cũng tốt nếu bắt được chuột, không quan trọng phân biệt mèo đen hay mèo trắng. Mao nói, Đặng, một trong những đảng viên đã ra nhập tầng lớp tư sản mới trong đảng. Đặng từ chối thi hành các chỉ thị và báo cáo lên cấp trên, không tham khảo ý kiến với Bộ chính trị, Quốc vụ viện và thậm chí với Mao. Đặng cho rằng chiến dịch chính trị nhằm chống các cán bộ lão thành của đảng là sai lầm, ám chỉ Trần Độc Tú, Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu. Đặng đã từng nói, Cách mạng văn hoá làm hại sinh viên, bắt họ bỏ học. Mao buộc tội Đặng đã không nghiên cứu nghiêm túc Chủ nghĩa Marx-Lenin. Nhưng Mao không tin Đặng có ý sổ toẹt thành tựu Cách mạng văn hoá, nhưng cho rằng người ta không dám tố cáo vì sợ Đặng.
Theo Mao, vấn đề quan trọng ở đây là do lề lối làm việc và phong cách lãnh đạo, nhưng vẫn tin Đặng có thể sửa chữa, ông chưa có ý định hạ bệ.
Lại thêm một chiến dịch mới được phát động, chiến dịch chống phái hữu và chống những phán xét mới về cuộc Cách mạng văn hoá. Mục tiêu chính vẫn lại là Đặng Tiểu Bình.
Tới lúc này Mao yếu đến mức không thể đứng được. Nửa thân bên phải liệt đã quá rõ, thường xuyên phải dùng bình oxygen. Mao từ chối đưa thức ăn qua đường ống, vì thế ông xuống cân nhanh chóng. Chủ tịch nằm nghiêng bên trái, nuốt từng thìa nước thịt hầm đổ vào miệng. Toàn thân ông thay đổi, trừ mái tóc vẫn đen.
Cơ thể Mao thiếu dinh dưỡng, nhóm bác sĩ đồng ý giải pháp tiêm dung dịch đạm amino-acids nhập từ Mỹ và Nhật Bản. Trương Ngọc Phượng phản đối: “Các bác sĩ luôn bắt bệnh nhân phải uống tất cả các loại thuốc mới. Vì sao họ lại không thử nó trước vào bản thân mình?”
Vương Thế và Đào Hoàng Lý choáng người. Họ đã cống hiến cả đời mình cho nghề y khoa, đã điều trị biết bao các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước tại Bệnh viện Bắc Kinh, nhưng không ai và chưa có ai bao giờ lại bắt họ phải thử thuốc trên thân thể bác sĩ. Hai bác sĩ nói đùa, cứ theo suy luận này, liệu người ta có bắt họ phải phẫu thuật trước, trong trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật.
Nhưng cuối cùng, tôi vẫn phải là người phải tiêm thử dung dịch đạm amoni-acids trước. Vì thuốc này nhập ngoại số lượng hạn chết vì rất đắt, chỉ dành riêng cho Chủ tịch.