Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Văn tế đọc trước đài Chiến Sĩ Trận Vong

--Son Tran -Phi Vũ
Văn tế đọc trước đài Chiến Sĩ Trận Vong
….Hỡi ơi!
Vận nước điêu linh, sông buồn núi thảm,
Cơ trời ảm đạm, đất lạnh người sầu!
Mấy cuộc bể dâu , rầu rầu ly loạn,
Bao lằn tên đạn, lớp lớp xung phong…
Vị quốc thân vong, anh hùng tử sĩ !

Nghìn thu vạn kỷ, Tổ Quốc ghi danh,
Hồn phách hiển linh, về đây chứng giám…
Nhớ những linh xưa…bao mùa ly loạn,
Gối đất nằm sương…Chiến trường u hiểm !
Đánh giặc ngày đêm, giữ gìn non biển,
Giữ gìn từng tấc đất ông cha,
Chính các anh…những người lính Cộng Hòa…
Đem máu đỏ thắm tô cờ Tổ Quốc !
Chính các anh…xuất thân từ những nhà nông, tay cày tay cuốc…
Hoặc thư sinh vừa rời ghế học đường !
Đấng trượng phu… chí tại bốn phương,
Câu hồ thỉ…tung hê cho thỏa !
Rồi một sáng đầu Xuân, hay một chiều cuối Hạ,
Lòng quyết lòng…lo trả nợ nam nhi,
“ Giã nhà mang lấy chiến y,
Súng cầm tay…quyết một đi diệt thù !”
Các chị nữa…thân liễu bồ mảnh dẻ,
Nước lầm than…hồ dễ làm ngơ?
Cùng chung sống dưới màu cờ,
Gái trai đều phải chung lo diệt thù !
Ôi ! Chiến trận, mịt mù lữa khói,
Pháo từng bầy, may rủi đường tơ!
“ Phải đành xác bọc poncho,
Phải đành vùi dưới nấm mồ…rừng sâu?”
Nhớ những linh xưa…nhìn đất não trời sầu
Tháng Tư đó…ôi miền Nam sụp đổ…
Chính các anh…dù trong mạt lộ…
Vẫn bền gan…chiến đấu đến tàn hơi…
Nhớ những linh xưa…hồn dũng tướng sáng ngời…
Nào những: Nguyễn Khoa Nam . Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng,
Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ… thà tự sát để giữ tròn danh tiết…
Và còn nữa …những oan hồn thê thiết,
Chết trong tù cải tạo lắm tang thương !
Hay chết giữa rừng sâu, chết vượt biển tìm đường,
Ôi cái giá tự do…phải trả bằng trăm điều oan nghiệt,
Ôi càng nghĩ…lòng đau thương thống thiết…
Giặc Đỏ chiếm miền Nam, đào xới mả mồ !
Khinh Phật Trời, theo ngụy thuyết Tam Vô,
Trả thù cả với xương người Tử Sĩ !
Dâng Đất Biển Rồng Tiên…cho Tàu Đỏ Bắc Phương !
“Ải Nam Quan ! Ôi Ải Nam Quan !
Bán rồi ! Đứt ruột ! Dân Nam lệ nhòa !”
Đất biển đó, Ông Cha tạo dựng,
Bốn ngàn năm…giữ vững giang sơn !
“ Giờ đây đất biển căm hờn…
vì quân Hồ Cộng, bán hồn Tổ Tiên !”
Hởi Tử Sĩ ! …Hồn linh thiêng có biết ?
Nơi xứ người thê thiết phận tàn binh !
Chúng tôi đây, giờ bóng đã xế mành…
Từng bật khóc nhiều phen…cho cơ đồ bị mất,
Từng bật khóc nhiều phen…nhớ bao người đã khuất…
Mà hồn vật vờ, phách cũng tang thương !
Xin hãy về đây trong màu khói trầm hương…
Kìa…hồn linh hiển…như chập chờn hiển hiện,
Cùng với chúng tôi…Những người lính già tạm cư đời dâu biển,
Rũ chinh y…buồn với cuộc phong ba !
Ta cùng nhau thông cảm lệ nhòa,
Chia xẻ nỗi đắng cay… nhiều tủi nhục !…
Hồn hỡi hồn ơi !…Thôi thì thôi…dòng đời luôn có khúc,
Khi gập ghềnh, khi bình lặng, lúc gian truân,
Miễn kẻ còn đây, với kẻ chết chẳng chia phân….
Cùng hoà nhập theo mối thù vong quốc !
Tin tưởng một ngày mai, xoay chiều thế cuộc,
Chính nghĩa thắng hung tàn…Xin hồn hãy an tâm !…
Rượu thịt nơi đây…tuy cũng nhuốm phong trần,
Vì xứ khác, khác vị mùi của quê ta đó !
Nhưng với tấm lòng thành, người cùng chung đất Tổ,
Tưởng niệm người vị quốc vong thân !
Hãy về đây…theo khói tỏa hương trầm…
Xin thượng hưởng ! Hồn ơi xin thượng hưởng ! !
NHẬT-HỒNG
(Thi sĩ cựu Thiếu Tá Biệt Động Quân Nguyễn Thanh Vân)




- LỜI AI ĐIẾU CHO NAM VIỆT NAM Tạp chí Da Màu
Peter KannPeter R. Kann- Người dịch: Nguyễn Đức Tùng
Wall Street Journal – Ngày 2 tháng 5 năm 1975
Peter R. Kann (cuối thập niên 1980)
Peter R. Kann (sinh năm 1942, ở Princeton, New Jersey) là một nhà báo, nhà xuất bản và doanh nhân Hoa Kỳ.  Ông là phóng viên đầu tiên của Wall Street Journal được gửi sang Việt Nam. Trong khoảng thời gian 1969-1975 ông có trụ sở ở Hồng-kông nhưng tiếp tục đảm trách mọi tin tức về chiến tranh Việt Nam và những vùng Đông Nam Á. Ông đoạt giải Pulitzer vào năm 1972 cho loạt ký sự về chiến tranh Ấn Độ-Pakistan ở Bangladesh. Năm 1976 ông trở thành chủ biên và người sáng lập tờ The Wall Street Journal Asia. Từ năm 1992 đến 2006, ông là Giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị công ty Dow Jones & Company. Ông cũng là giảng viên trợ giảng khoa Báo Chí Trường Đại Học Columbia.

Nam Việt Nam, hay đúng hơn Nam Việt Nam như tôi biết trong vài năm qua, đã chết.
Có thể có nhiều người Mỹ thở phào nhẹ nhõm khi hay tin này. Chắc chắn có một số người Mỹ, vì những lý do khác nhau, ước gì nó chết sớm hơn. Nhưng chắc chắn cũng có nhiều người khác khóc thương cho miền Nam.
Tôi ở trong số ấy.
Đối với tôi sự sụp đổ của Nam Việt Nam cũng tựa như cái chết của một người thân quen cũ. Tôi càng chỉ trích miền Nam nhiều chừng nào, tôi lại càng tin rằng đáng ra nó không phải chết.
Khuyết điểm và thất bại của miền Nam đã được người ta nhìn thấy rõ hơn rất nhiều so với những ưu điểm của nó và tôi, cũng như hầu hết các ký giả, đã dành hết tâm trí cho những sai lầm của miền Nam. Rất ít chế độ xã hội, và nhất là những chế độ hãy còn non yếu, đã từng hứng chịu sự chỉ trích tàn tệ ở một mức độ dai dẳng đến như vậy. Tôi và một ngàn ký giả khác đã mổ xẻ chi li từng khía cạnh của nó, đã phân tích hết thảy mọi lỗi lầm của nó, đã hô hoán lên với thiên hạ về mọi tì vết của nó. Điều này không có nghĩa là nếu những ngọn đèn săm soi kia tắt phụt đi, Nam Việt Nam bỗng tiến triển tốt hơn hoặc tồn tại lâu hơn, nhưng có thể tin chắc rằng khi ấy số người đến cúi đầu thương tiếc trong tang lễ của nó sẽ nhiều hơn.
Cuối cùng, tất nhiên, những kẻ chỉ trích độc miệng nhất và những người bi quan u ám nhất đã chứng tỏ là họ đúng. Thực ra Nam Việt Nam đã có khả năng tồn tại lâu hơn, vượt xa cái mức mà những kẻ bi quan kia hằng mong đợi, nhưng rồi nó đã sụp đổ – một cách bất ngờ, một cách hỗn loạn, một cách tuyệt đối. Và, tôi nghĩ, một cách vô cùng bi thảm.
Nam Việt Nam, trong suy nghĩ của tôi, không hề tốt hơn mà cũng chẳng hề xấu hơn so với phần lớn những chế độ xã hội khác trên thế gian này.
Ít nhất trên một số phương diện, nó cũng chẳng hề khác so với xã hội Hoa kỳ của chúng ta. Rõ ràng cấu trúc xã hội của nó, chính phủ của nó và quân đội của nó sau cùng đã tỏ ra quá yếu để có thể kháng cự lại những người Cộng sản Việt Nam. Ít rõ ràng hơn điều ấy, là ý tưởng cho rằng thật ra nó đã có khả năng kháng cự mãnh liệt đến như thế trong nhiều năm trời và không phải bao giờ cũng với sự trợ giúp lớn lao của nước Mỹ. Rất ít có một quốc gia nào hay một xã hội nào, mà tôi có thể nghĩ tới, lại có thể chiến đấu một cách bền gan đến thế.
Cuộc thánh chiến của những người cộng sản

Quả thật Nam Việt Nam đã thiếu hẳn một lý tưởng để đoàn kết và để huy động mọi người nhằm chống lại cuộc Thập tự chinh của những người cộng sản. Chủ nghĩa chống cộng chưa bao giờ đủ sức hấp dẫn hoặc ngay cả có thể hiểu được đối với Chủ nghĩa Tư bản miền Nam (1), thể hiện bằng xe gắn máy Honda và những hàng hóa nhập cảng khác, rõ ràng không phải là một thứ chính nghĩa có thể thuyết phục trí óc và làm xao xuyến con tim. Chủ nghĩa quốc gia là một lý tưởng bị tranh cãi, và cũng chính vì sự hiện diện đông đảo của người Mỹ ở miền Nam mà những người cộng sản bỗng dưng hóa thành người quốc gia thực sự. Vì vậy, miền Nam bỗng trở thành một đất nước không có chính nghĩa. Nhưng chúng ta hãy dừng lại để nghĩ xem: có thứ lý tưởng nào có thể giúp bạn hay tôi cầm súng lên chiến đấu suốt 25 năm?
Đúng là miền Nam thiếu một giới lãnh đạo sáng tạo, năng động, có thể tập hợp nhiều hơn tinh thần và sự hy sinh từ một xứ sở mỏi mòn cạn kiệt vì chiến tranh. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không phải là một nhân vật tầm cỡ quốc gia có khả năng thu hút quần chúng. Ông là một người sống nội tâm và là một sĩ quan đa nghi, người đã chứng tỏ một cách đáng ngạc nhiên sự tài giỏi của mình trong việc điều hành hệ thống chính trị cung đình, nhưng lại chưa bao giờ thực sự học được cách lãnh đạo đất nước. Nhưng phải chăng vì vậy mà có thể cho rằng tổng thống Thiệu kém tài lãnh đạo hơn so với bất kỳ một vị tướng về hưu nào khác, cầm đầu những đất nước nửa phát triển khác, khắp nơi trên thế giới?
Tôi không nghĩ thế. Ông ấy là một người Việt Nam yêu nước, theo cách của ông ấy. Và, trước khi tỏ ra quá khắt khe đối với những người lãnh đạo thua trận của miền Nam, có lẽ bạn nên dừng lại để lập một danh sách những lãnh tụ thành công và được dân chúng yêu mến ở bất kỳ nơi nào, trong thế giới không cộng sản của chúng ta hôm nay. Danh sách những người như vậy của tôi chỉ có thể viết trên một miếng băng dán vết thương nhỏ xíu.
Quả thực các chính khách và dân chúng miền Nam chưa bao giờ có khả năng đoàn kết lại, xã hội của họ dường như chia rẽ và đầy những mối xung đột bất hòa. Giao thông hỗn độn của đường phố Sài Gòn thường được đem ra làm biểu tượng cho một xã hội thiếu trật tự và thiếu kỷ luật. Nhưng liệu có một chế độ xã hội không cộng sản nào ngày nay có thể tự hào tuyên bố về mức độ thống nhất chính trị và đoàn kết xã hội cao hơn? Liệu chúng ta, với bậc thang giá trị của mình, có thể nào tôn thờ tính trật tự và tính kỷ luật như là những mục tiêu xã hội và những phẩm chất đạo đức?
Liệu có phải những xã hội tốt đẹp nhất là những xã hội ở đó các chuyến xe lửa phải chạy đúng giờ và mọi người phải bước đều răm rắp như trong lễ duyệt binh?
Quả thật miền Nam chưa hề có dân chủ thực sự. Các thiết chế dân chủ của nó, được nhập cảng từ Mỹ cùng với bom và bột mì, chỉ mới là các biểu tượng chứ chưa có nhiều thực chất. Thế mà, trong khi các chính phủ miền Nam chưa bao giờ tỏ ra hoàn toàn hữu hiệu, thì Nam Việt Nam, khác với Bắc Việt Nam, cũng chưa bao giờ trở thành những chế độ độc tài toàn trị cả. Có thật, những tù nhân chính trị và những buồng tra tấn và những yếu tố của một chế độ đôi khi hà khắc. Nhưng cũng có những giới hạn đối với quyền lực của tổng thống, có một lề lối phê bình chỉ trích rộng khắp – chứ không phải lúc nào cũng thì thào thì thụt vào tai nhau – đối với các chánh sách của chính phủ, và có sự khác biệt đa nguyên rất đáng ngạc nhiên trong ý kiến và hành xử cá nhân của dân chúng. Nếu Miền Nam có cơ hội tồn tại lâu hơn nữa, liệu nó có trở thành độc tài hơn, cứng rắn hơn và khắc nghiệt hơn không?
Tôi không tin.
Nhưng tôi cũng không cho rằng nếu nó có cơ hội tồn tại thêm nữa, các thể chế nghị viện của nó sẽ có nhiều quyền lực hơn và sự kiểm soát đối với báo chí sẽ được nới rộng hơn.
Vấn nạn tham nhũng

Quả thật Nam Việt Nam có vấn đề tham nhũng. Vấn nạn tham nhũng lan rộng và trầm trọng hơn là chuyện chỉ có vài viên tướng mập ú gởi nhiều triệu đồng vào két sắt Thụy Sỹ. Về một mặt nào đó, tất cả hệ thống là tham nhũng. Ở mức thấp nhất là chuyện một số công chức tự tăng thu nhập ít ỏi của mình bằng cách bỏ túi vài món hối lộ vặt vãnh. Ở mức cao hơn thường gặp là một chức vụ béo bở được đem bán cho kẻ có tiền, thay vì dành cho người xứng đáng. Ở mức cao nhất là các trường hợp mua chuộc thẳng thừng. Nhưng không phải tất cả, và có lẽ không phải là đa số, những sĩ quan hay viên chức miền Nam ăn hối lộ. Việc nói rằng tệ tham nhũng ở Việt Nam tồn tại cùng mức độ như trong hầu hết các nước Đông Nam Á không phải để làm giảm tội cho nó. Cũng như việc cho rằng rất ít quốc gia phương Tây trong sạch đến mức có thể ném đá vào người khác không phải là sự giảm khinh đối với tệ tham nhũng châu Á.
Quả thật xã hội miền Nam là một xã hội mất bình đẳng và của giới tinh hoa. Người giàu thì rất giàu, người nghèo thì rất nghèo, và sự khác biệt quá rõ ràng. Tiền bạc và địa vị mang lại những ưu đãi như trong việc hoãn dịch và, cuối cùng, trốn lính. Tuy vậy sự phân biệt đẳng cấp này ở Việt Nam còn thua xa ở những nước đồng minh của Mỹ từ Phi Luật Tân cho đến Brazil.
Người nông dân Nam Việt Nam, chừng nào mà ngọn lửa chiến tranh chưa cháy lan tới thửa ruộng của họ, quả thực là những nông gia giàu có, tính trên tiêu chuẩn Á châu.
Tôi không hề có ý giảm thiểu sự khổ đau của hàng triệu người lưu lạc qua những trại tị nạn khi tôi nêu bật hình ảnh về hàng triệu nông gia khác làm chủ mảnh đất của mình ở miền Nam và sống một cuộc đời ung dung dựa trên hoa màu thu hoạch của mình.
Người nông dân Nam Việt Nam, nói cho ngắn gọn, chưa bao giờ là những nông nô làm thân trâu ngựa, ngày ngày mong chờ được giải phóng khỏi gông cùm của chủ nô lệ.
Cần nói thẳng ra, hoặc cần thú nhận nếu bạn muốn thế, rằng có rất nhiều con người đáng yêu trong giới tinh hoa điều hành chính phủ ở miền Nam. Hầu như tất cả ký giả từng sống ở đây đều đã làm bạn với các viên chức chính phủ, các sĩ quan quân đội, những thương gia, những chính trị gia – tức là thành viên của giới đẳng cấp cao ấy. Những người này hầu hết đều sống quá xa người dân và các vùng nông thôn của họ. Nhiều người quá sức giàu có hay quá Tây đến mức khó có thể song hành cùng với nông dân hoặc với người lính. Họ có thể không phải là những con người tốt nhất dựa trên các tiêu chuẩn của thánh kinh Cơ đốc hay của Phật giáo. Nhưng một số họ đã là bạn của tôi và rồi đây tôi sẽ thương nhớ họ biết chừng nào.
Quả thật quân đội miền Nam Việt Nam vào thời kỳ cuối tỏ ra không ngang sức với quân đội miền Bắc Việt Nam. Thời kỳ cuối là sáu tuần lễ đáng xấu hổ của việc rút lui, tan vỡ, hỗn độn, và sụp đổ. Ngay cả thế đi nữa, quân đội miền Nam không phải là một đạo quân ngờ nghệch và hèn nhát. Đó là một quân đội đã từng đứng vững và chiến đấu với lòng dũng cảm vô bờ và khả năng xông pha trận mạc lạ lùng, trong vài trường hợp bạn còn nhớ, chẳng hạn cuộc tự thủ An Lộc.
Nó đã từng đứng vững và chiến đấu dũng mãnh ở nhiều mặt trận mà chúng ta đã quên lãng. Nó đã từng đứng vững và chiến đấu dũng mãnh trong hàng ngàn trận đánh nhỏ và trên hàng ngàn tiền đồn muỗi vắt bùn lầy, mà tên của chúng không một người Mỹ nào biết tới.
Đó là một đạo quân của những người lính lẽ ra phải có một giới lãnh đạo xứng đáng hơn nhiều đối với họ.
Đó là một quân đội trong nhiều năm từng quan sát người Mỹ đánh nhau với quân Cộng sản bằng những trang bị vũ khí hiện đại, những thứ một ngày kia đột nhiên biến mất, để mặc họ đối diện với quân địch, với những chiến thuật theo kiểu người Mỹ nhưng không có vũ khí tối tân tương ứng. Đó là một quân đội người Việt có lẽ không nên được Mỹ hóa và vì thế sau đó lại phải Việt Nam hóa một lần nữa. Đó là một quân đội trong nhiều năm được lệnh bảo vệ vững chắc từng tấc đất của tổ quốc, và với mức độ thành công nhiều hay ít, nó đã cố gắng làm đúng như thế.
Và khi đột nhiên nó bị ra lệnh từ bên trên phải từ bỏ hết các tỉnh và các thành phố, nó đã tuân lệnh từ bỏ cuộc chiến.
Đó không phải là một quân đội của những sĩ quan và những người lính có khuynh hướng xông lên lấp đầy vị trí địch, hay những người sẵn sàng sống nhiều năm trong hầm trú ẩn dưới bom đạn B52 rải đầy mặt đất, hay những người đã làm cuộc hành trình dài trên đường mòn Hồ Chí Minh, hay những người đã đi vào trận đánh với ý tưởng rằng cái chết gần như cầm chắc của họ là phục vụ cho một tương lai dân tộc tốt đẹp hơn. Quân đội miền Bắc mới là đạo quân như thế, nhưng liệu có bao nhiêu quân đội khác nữa, kể cả quân đội Hoa Kỳ của chúng ta, được huấn luyện theo một mô thức tinh thần kiểu ấy? Quân đội miền Nam là đạo quân của những người lính giản dị, những người không được trang bị lý tưởng gì cả, nhưng đã chiến đấu dũng cảm suốt hai mươi năm. Hàng trăm ngàn người lính như thế đã tử trận. Hơn nửa triệu người lính của họ đã bị thương. Và, trong những tuần lễ cuối của cuộc chiến tranh, khi tất cả những người Mỹ ở Sài Gòn đều biết thua trận đến nơi, một số những người lính ấy vẫn tiếp tục chiến đấu ở những nơi chốn khác nhau, như ở Xuân Lộc, và do đó đã mang lại nhiều giờ khắc quý báu hơn cho những công dân Mỹ, và những công dân Việt Nam được chọn lựa, đi thoát khỏi nước.
Thật ra đó là một quân đội thiện chiến hơn nhiều so với hình ảnh của nó trong ngày cuối cùng.
Quả tình Nam Việt Nam đã nhận được nhiều trợ giúp của Hoa Kỳ và đã trở nên quá lệ thuộc vào chúng ta. Lính Xô viết và lính Trung cộng chưa hề chiến đấu ở Việt Nam như lính Mỹ. Trong hơn mười năm, miền Nam, vì những mục đích thực tế, đã buộc phải trở thành một kiểu thuộc địa của Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ đã tự mình gánh lấy trách nhiệm chính trong cuộc chiến tranh này và có lần đã hứa với mọi người là sẽ chiến thắng. Người dân Mỹ đã đóng thuế để giúp đỡ Việt Nam. Washington đã đề ra các sách lược cho Sài Gòn và tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn đã dựng nên hầu hết bộ mặt chính trị ở đó.
Tuy vậy Nam Việt Nam không phải bao giờ cũng là một con rối và có những thời gian nó không chịu khiêu vũ cùng nhịp với dàn nhạc Mỹ. Nhưng qua nhiều năm chế độ miền Nam đã đi đến chỗ mặc định, hay bị dẫn đến chỗ mặc định, rằng nước Mỹ là đồng minh của nó và là người bảo vệ nó. Đó không phải là một mặc định vô lý. Cũng không phải là hoàn toàn vô lý rằng nhiều người Việt Nam đôi khi rũ bỏ trách nhiệm của họ đối với sự sụp đổ, và trách cứ người Mỹ về những vấn đề của chính họ, và rồi trong những ngày cuối cùng, khi nước Mỹ muốn bỏ rơi cuộc chiến và rời khỏi Việt Nam, họ đã trở nên cay đắng đối với nước Mỹ và người Mỹ.
Những người thắng cuộc

Cuối cùng bên mạnh hơn đã thắng. Những người cộng sản Việt Nam mạnh hơn và bền gan hơn. Họ có lý tưởng, một thứ kết hợp giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa quốc gia, và họ theo đuổi lý tưởng ấy với sự bền bỉ đáng kinh ngạc. Họ đã vượt qua mọi chướng ngại, vượt qua những thất bại rõ ràng gần như vô phương cứu chữa, và cuối cùng họ đã chiến thắng.
Nhưng bên mạnh hơn không nhất thiết phải là bên tốt hơn.
“Tốt hơn” trở thành một câu hỏi về các giá trị, và tôi càng kính trọng sức mạnh và sự bền bỉ của người Cộng sản chừng nào, tôi lại càng không thừa nhận rằng xã hội Cộng sản chủ nghĩa khổ hạnh của miền Bắc (2) thì tốt hơn xã hội không được hoàn hảo lắm của miền Nam, một xã hội như tôi từng được biết.
Đây là lời ai điếu dành cho Nam Việt Nam ấy.
Không phải là lời ai điếu dành cho cả nước Việt Nam hay ngay cả dân tộc Việt Nam. Những đất nước không bao giờ chết. Nam Việt Nam sẽ tiếp tục tồn tại vài ba tháng nữa hay thậm chí vài năm nữa với một chính phủ mới, những chính sách mới, một hệ thống xã hội mới. Rồi chắc chắn nó sẽ sáp nhập vào với miền Bắc và một nước Việt Nam lớn hơn sẽ kiểm soát Đông Dương và tất cả sẽ trở thành một lực lượng đáng kể ở châu Á. Nó sẽ là một nước của 40 triệu (3) người dân bền gan, chịu thương chịu khó. Nó sẽ trở nên giàu có vì có sẵn tài nguyên bao la. Nó sẽ có một quân đội mạnh vào bậc nhất, có thể là mạnh nhất, trên thế giới.
Có lẽ toàn bộ năng lượng của 40 triệu người Việt Nam sẽ được dành cho việc tái xây dựng đất nước và mở mang kinh tế.
Hay có lẽ toàn bộ năng lượng ấy sẽ được dùng vào việc chăm chú mở rộng guồng máy chính trị và sức mạnh quân sự.
Dù trong trường hợp thứ nhất hay thứ hai, nước Việt Nam sẽ đáng được, và có lẽ sẽ khiến cho, thế giới phải chú ý trong những năm sắp tới đây. Một số người miền Nam sẽ mau mắn chụp bắt lấy cơ hội trong chính thể mới và xã hội mới. Một số người sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng cuối cùng cũng tìm được chỗ đứng của mình, đâu đó. Một số khác sẽ không bao giờ chấp nhận, hay sẽ không được chấp nhận, đứng vào hàng ngũ mới. Họ sẽ bị loại trừ bằng cách này hay cách khác, nhưng con cháu của họ sẽ được nuôi dạy sao cho chúng trở nên một bộ phận thích hợp của xã hội mới.
Một nước Việt Nam mới sẽ hùng mạnh và sẽ thành công và đó là những phẩm chất quan trọng giữa các quốc gia, cũng như của mỗi con người. Những cuốn sách lịch sử xưa nay vẫn dạy ta thế thôi, và vì vậy, lịch sử sau này có lẽ sẽ không dành nhiều trang thiện cảm cho miền Nam Việt Nam, vì nó đã không tiếp tục chiến đấu để sống còn.
Nhưng đây không phải là lịch sử.
Đây là lời ai điếu đọc trước quan tài Nam Việt Nam, như tôi từng được biết.
Peter R. Kann

Nguyên tác: “Obituary for South Vietnam”, by Peter R. Kann, Deadline Artists, edited by John Avlon, Jesse Angelo & Errol Louis, Overlook Press, New York, NY, 2011.
Chú thích của người dịch:
(1) Nguyên văn “South Vietnamese Capitalism”.
(2) Nguyên văn “Spartan Communist society of North Vietnam”.
(3) Ước chừng của tác giả về dân số Việt Nam trong cả nước năm 1975. Thực tế có thể nhiều hơn.
(4) Các chữ in nghiêng là từ nguyên tác in nghiêng. Chữ in hoa cũng vậy.


-Setting the record straight on Vietnam War’s end (I): Some false assumptions-
By Arnold R. Isaacs
Best Defense guest historian
Who lost the Vietnam war?
Forty years after the event, the facts on that question have been increasingly challenged by a series of myths. Those alternative histories come in several variations, but in general, they minimize America’s failure in Vietnam and create a new narrative that is more consistent with our self-image as a righteous, successful nation. As we approach this spring’s anniversary, we’re likely to hear quite a bit of that revised narrative, so this is a good time to remind ourselves of the actual historical record.

Here are some facts that should be remembered:
— The United States did not, as is often alleged, cut off aid to South Vietnam after American troops left. In a series of votes in August 1974, lawmakers cute back but did not end Vietnam’s military assistance appropriation, reducing it from a little over $1.1 billion the previous year to $700 million for FY1975. (These figures do not include economic aid.) That was not an insignificant cut, but not a complete cut-off of funds. The reduced aid budget was a contributing factor, but not the only one and almost certainly not the most important, in South Vietnam’s collapse in the spring of 1975 — at which time, incidentally, South Vietnamese forces were still vastly better armed and equipped than their Communist enemies.
— The votes to reduce aid were not the work of antiwar activists, left-wing radicals, and other forces of defeatism and disloyalty. In 1974, with the U.S. war over and the military draft a thing of the past, the mass protest movement was a spent force. But the country as a whole was overwhelmingly relieved to be done with Vietnam and wary of anything that might lead to further involvement. Once American soldiers were no longer engaged in Vietnam, Americans had little concern for what happened there. That mood was reflected in Congress across both parties and the whole span of political beliefs. The voice expressing the national sentiment was not that of a long-haired war protester chanting “Ho ho ho, Ho Chi Minh is going to win!” It was (to give one of many possible examples) the voice of Senator Norris Cotton of New Hampshire, a Republican of the kind that used to be called rock-ribbed, who declared a few months after the last U.S. troops came home that he no longer had any reason to support hostilities in Southeast Asia. “I think perhaps it has a little more significance for me to say it than for some of my friends who have been fighting the battle all back through the years,” Cotton went on. “They have been doves all the time. I have just been a dove since we got our prisoners back.” In the coming debates over military aid for South Vietnam, it was the votes of those new doves, not the old ones, that were decisive.
— The claim advanced by some historians (call them the “we-really-won” school) that U.S. forces accomplished their mission and successfully beat the enemy in Vietnam has been welcomed by many veterans, along with more recent soldiers and others who like to think that American wars are always just and victorious. But that claim stretches the facts beyond the breaking point. It rests on false assumptions, beginning with a false definition of the U.S. mission in Vietnam. The revisionist argument is that Americans “won” because they beat the Viet Cong insurgency in the South, so the Communist victory had to be ultimately achieved by regular forces from North Vietnam. The claim of defeating the Viet Cong is a considerable overstatement, but even if it were completely accurate, it still wouldnot mean American forces accomplished their mission. The legal and strategic basis of the U.S. intervention was that South Vietnam was the victim of foreign aggression — that is, from North Vietnam. The U.S. role was to defend its ally against those aggressors. (The South Vietnamese insisted that the Viet Cong didn’t exist, that there was no southern insurgency and that the enemy forces were all invaders from the North. The United States did not go quite that far, but consistently took the position that the Viet Cong was not a separate combatant force but wholly owned and controlled by the Communist government in Hanoi.) Thus, the U.S. military objective was never defined as defeating the southern guerrillas but to beat back the North Vietnamese. Clearly, that did not happen.
(To be continued)
Arnold R. Isaacs was the Vietnam correspondent for the Baltimore Sun from 1972 to 1975, and is the author of Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia.




Setting the record straight on the end of the Vietnam War (2): How it really ended

By Arnold R. Isaacs
Best Defense guest historian

Here are some more facts to remember about the final chapters of the Vietnam war and the allegation that South Vietnam’s defeat was solely caused by Congress and the peace movement, not faulty U.S. policies or failures by South Vietnamese leaders:

— While deliberating on the 1974 aid budget, Congress was receiving stunningly inaccurate assessments of South Vietnam’s situation from Nixon administration officials. Henry Kissinger, the most prominent spokesman on Vietnam, repeatedly assured lawmakers that the previous year’s Paris ceasefire agreement had brought “peace with honor” and that major fighting had ended. Other officials were equally upbeat. “We do not put a high probability on an all-out offensive,” Secretary of Defense James Schlesinger declared in June 1974, adding that “the armed forces of South Vietnam are giving an excellent account of themselves when there are flare-ups of hostilities.” Consistent with those messages (and with their flawed representation of the facts), administration reports for many months understated South Vietnam’s post-ceasefire casualties by more than half, an error that was not corrected until well after the aid votes. In fact, the fighting in 1974 was heavier than in almost all previous years of the war, and more South Vietnamese soldiers were killed than in any year except 1972. If Congress underestimated Vietnam’s needs when it voted on the 1974 aid appropriation, the administration’s rosy and wildly inaccurate assessments surely bear some of the blame.

— South Vietnam’s strategy following the Paris agreement made the effects of the 1974 aid reductions much worse than they needed to be. President Nguyen Van Thieu’s policy after the ceasefire was exactly the same as it was at the height of the U.S. war: to maintain his government’s control over every foot of ground its army could occupy. Without U.S. troops and firepower, that goal was far less tenable. But Thieu and his generals never tried to come up with a more realistic strategy. Instead, they continued large-scale offensive operations for many months after the ceasefire (which was also ignored by the Communist side), occupying even more positions of no strategic value and that clearly could not be defended against the next major enemy attack. Many were enclaves that could only be supplied by air, a major drain on South Vietnam’s diminishing resources. In the closing months of 1974, as the tide of battle shifted against the government forces, many of those outlying positions were overrun. With them were lost thousands of men and mountains of ammunition, weapons and supplies that could have been conserved to defend more important areas. Those losses, coming while Thieu and his commanders were vociferously lamenting the shortfall in U.S. aid, were as predictable as they were unnecessary. There is no record, by the way, of any meaningful effort by U.S. officials to encourage a more realistic policy.

— To bring the aid story to its close: in April 1975, with South Vietnam’s army already in its final catastrophic retreat and defeat just a few weeks away, the Ford administration asked Congress for an additional $722 million in aid (expanding an earlier request for $300 million, the amount that had been authorized but not appropriated for the fiscal year). The $722 million request was patently symbolic, since almost no one in the administration or out really thought any of the additional arms or supplies would ever reach Vietnam. Before Congress acted, the war ended. The official who most energetically pushed that eleventh-hour aid proposal inside the administration was Henry Kissinger, author of the failed peace agreement and a man not known for indifference to his public image. It is difficult not to think that one of his motivations was to set the stage for putting the most possible blame on congressional Democrats for the impending defeat, and the least possible on his own actions. If so, judging by how widespread that impression is today, he succeeded beyond his wildest dreams.

(To be continued)








Setting the record straight on the end of the Vietnam War (3): Not a lost victory
By Arnold R. Isaacs
Best Defense guest historian
Did we really win in Vietnam? Some more facts to remember about the final years:
— Beside the claimed victory over the Viet Cong, the other key premise of the we-really-won narrative is that South Vietnamese forces on the ground and U.S. forces in the air decisively defeated the major North Vietnamese offensive in 1972, proving that the policy of Vietnamizing the war had worked. In that telling, the war on the ground was effectively won when the January 1973 peace agreement was negotiated. But that claim is not supported by the facts. The South Vietnamese recaptured the one province capital that was occupied by the enemy (though completely destroying it in the process) and managed to defend the two others that were threatened. But they permanently lost a chain of bases in the mountainous hinterland, leaving the Communists more strongly entrenched than ever in their traditional base areas. And South Vietnamese casualties, nearly twice as many as in any previous year of the war, were so high that some divisions, including several of the best ones, had still not recovered in morale or combat effectiveness by the time of the next and final Communist offensive in 1975. Casualties and destruction also permanently depressed civilian morale. At the same time, the Communist side also fell far short of its goals despite huge losses. Far from the decisive victory pictured in revisionist myth, the bloody 1972 fighting only recreated the old stalemate at a higher level of violence, in which South Vietnam’s national will and fragile institutions continued to weaken over the next three years.
— A key question the revisionists don’t answer is this: if things were so peachy at the end of 1972, why did the United States, after insisting for five years that any peace settlement must include withdrawal of North Vietnamese troops from the South, have to drop that demand (over the desperate resistance of its ally in Saigon) in order to get an agreement? If we really had the war won, why couldn’t President Nixon and his negotiator Henry Kissinger settle on their terms without making such a major concession? The question answers itself: by definition, the compromise on that issue means the war wasn’t won after all. On the other side, Hanoi met Washington’s concession with an equally fundamental one of its own, dropping its long-standing demand that the South Vietnamese regime be disarmed and dismantled as part of the ceasefire process. That is to say, they hadn’t won either.
— Once the Paris agreement was signed, the revisionist accounts put all or nearly all the blame on North Vietnam for its failure to bring peace. But the truth, obvious to anyone who was there and was not completely blinded by ideological loyalty to one side or the other, is that the agreement’s breakdown was an entirely mutual affair. Neither side observed the letter or spirit of the ceasefire. Neither took a single step toward carrying out the agreement’s political provisions, which were supposed to lead to free national elections and eventual reunification. Both continued to deny all political rights to their opponents and to outlaw the expression of opposing ideas. On other issues, one might sympathize more with one side than the other. But by any possible reading of the facts, the blame for destroying the peace agreement falls equally on both.
(To be continued) 
Arnold R. Isaacs was the Vietnam correspondent for the Baltimore Sun from 1972 to 1975, and is the author of Vietnam Shadows.
Setting the record straight on the end of the Vietnam War (4): Facts are important
By Arnold R. Isaacs
Best Defense guest historian
Closing thoughts for this trip down Vietnam memory lane:
— A key fallacy in the we-won mythology is that it pictures the war as an American event, whose outcome was decided entirely by American actions and decisions. It gives no weight to the character, strategies, strengths and shortcomings of either our enemy or our ally. It ignores relevant Vietnamese realities such as the endemic corruption that drained away South Vietnam’s political and military strength — for example, the diversion of huge amounts of fuel, medicine and other supplies sold off on the black market (with significant quantities ending up in enemy hands), or the common practice of keeping dead and wounded soldiers or deserters on official rosters so that commanders could continue pocketing their salaries. As a result of those practices, the real number of troops available for duty in many units was half or less than was listed on charts at higher headquarters, while supplies — fuel in particular — were often not available where they were supposed to be. Corruption undermined leadership, too. With command positions regularly purchased and used for personal gain, promotions were not based on courage and military competence but often, exactly the reverse.
— Similarly, the revisionists ignore the economic catastrophe — equivalent in its effects to America’s Great Depression — that demoralized South Vietnam in 1973 and 1974. That downturn had almost nothing to do with the cuts in U.S. aid. It reflected a disastrous combination of events: the loss of hundreds of thousands of jobs with the closing of U.S. bases, while successive years of poor harvests and the Mideast oil embargo led to sharp rises in rice and fuel prices. Skyrocketing living costs brought hardship and hunger to both soldiers and civilians. Desertions soared in the army, where a soldier’s pay was no longer enough to buy rice for his family. So did black-market sales of military supplies. The devastated economy was another major factor in the 1975 collapse, but almost always goes unmentioned in the revisionists’ tunnel-vision history.
That history, and the “Congress lost Vietnam” myth that derives from it, brings to mind a story about Confederate general George Pickett’s response when he was asked why the South lost the Civil War. According to historian Ronald Spector, Pickett supposedly answered: “Well, I kinda think the Yankees had a little something to do with it.” The Vietnamese, both our allies and our enemies, had a little something to do with the American shipwreck in Vietnam, too.
It is not hard to understand why a fictitious, feel-good history has taken such hold in America’s memories of Vietnam. Putting all the blame on Congress, war protesters and left-wingers for the defeat exonerates those who were actually responsible for U.S. policy and those who conducted the war; not surprisingly, that makes it a popular argument among former U.S. policymakers and military commanders. The myth that not only were U.S. military forces not defeated in battle (true, more or less, but also irrelevant, as a North Vietnamese officer told an anguished American in the war’s last days), but that the American military effort was actually successful, and that U.S. troops left Vietnam having beaten the enemy they came to fight, is comforting for veterans and for a country that wants to admire and respect its soldiers. But making ourselves feel better is not a valid reason for remembering a false history.
The factual record shows beyond any reasonable doubt that America did not win in Vietnam. Nor was the war lost because a successful effort was undermined by opposition at home. The defeat was due to flawed policies rooted in a profoundly faulty understanding of both our enemy and our ally, a consistent refusal to face unwelcome facts on the ground, and a highly unrealistic idea of what military force can accomplish. Also beyond doubt is that four decades later, remembering those painful truths is not just a matter of seeing the past more clearly. They are unmistakably relevant to today’s conflicts as well. The more we refuse to see the facts of those earlier mistakes, the more we risk repeating them — in wars where the stakes are far higher and failure carries far greater dangers than Vietnam ever did.
THE END
Arnold R. Isaacs was the Vietnam correspondent for the Baltimore Sun from 1972 to 1975, and is the author of Without Honor: Defeat in Vietnam and Cambodia and Vietnam Shadows.



Tổng số lượt xem trang