Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

"Đại biểu Quốc hội phát biểu hay như ca sỹ hát cùng một bài"

-"Đại biểu Quốc hội phát biểu hay như ca sỹ hát cùng một bài"Soha
Theo ĐB Nguyễn Anh Sơn, có nhiều cử tri nêu ý kiến về thực tế, các ĐB Quốc hội phát biểu hay nhưng giống như mọi người đi xem ca nhạc, các ca sỹ hát cùng một bài.
Cần thể hiện bản lĩnh ĐBQH trước nhân dân

Góp ý về dự thảo Nội quy kỳ họp, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, quy định, công dân dự thính (khoản 5, Điều 8) trong dự thảo là nội dung mới, quan trọng.
Cá nhân ông Hùng bày tỏ sự tán thành nhưng đề nghị cần phải quy định theo hướng tạo điều kiện để công dân được dự thính các phiên họp Quốc hội (QH).
"Ba chữ tạo điều kiện phải ghi vào trong nội quy vì người dân có quyền giám sát hoạt động Quốc hội. Quốc hội cũng nên tiếp cận, phát huy và  để người dân đóng góp trí tuệ trực tiếp vào hoạt động Quốc hội ngày càng nhiều càng tốt.
Tôi cũng đề nghị bổ sung 3 nội dung là quy định tạo điều kiện cho công dân; không quy định kèm yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho QH trong điều này vì đó là yêu cầu chung cho cả kỳ họp và có vẻ như ngầm ý hạn chế.
Nên có quy định về cơ chế, hình thức để người dân đóng góp trực tiếp của mình vào hoạt động của QH như hộp thư, phòng trao đổi, bố trí người tiếp...", ông Hùng nêu.
Đồng thời, ông Hùng cũng nêu, nên quy định người được chất vấn nếu trả lời chưa hết phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản những nội dung chưa trả lời.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định về biểu quyết, trong các phiên họp của Hội đồng Dân tộc hoặc các uỷ ban, nếu nội dung cần thiết sẽ tiến hành cơ chế biểu quyết thay cho cơ chế kết luận, để tiến tới xu hướng theo đa số, dân chủ.
Còn đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cũng cho rằng, Quốc hội ta cơ bản là QH tham luận, chưa chuyển sang tranh luận, là vấn đề lớn nhất trong hoạt động QH hiện nay.
Ông Nguyễn Đình Quyền.
Ông Nguyễn Đình Quyền.
Tại Điều 16 về thảo luận chưa quy định để khắc phục chuyện này. Về điều hành phiên họp, có ý nghĩa quan trọng để ĐB phát biểu tham luận và tranh luận, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình. Do đó, cần phải có quy định về điều hành.
Ông Quyền cũng nhìn nhận, việc điều hành Quốc hội đã tốt rồi, nhưng ông vẫn băn khăn về tính không thống nhất của việc điều hành.
"Cần phải có điều quy định về điều hành phiên họp để khắc phục tính tham luận, đứng lên đọc một bài chuẩn bị sẵn. Có hàng chục bài chuẩn bị sẵn tương đối trùng nhau", ông Quyền nói.
Vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH cũng góp ý, về biểu quyết, QH cần công bố công khai danh tính các ĐBQH biểu quyết hay không biểu quyết, để họ  thể hiện rõ quan điểm của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm của mình... thể hiện bản lĩnh của ĐBQH.
"Điều này các nước làm lâu rồi nên quy định để nhân dân biết được vì biểu quyết là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ĐBQH trong thể hiện quan điểm, chính kiến của mình.
Tôi cũng thấy hoạt động của đoàn thư ký kỳ họp lâu nay hoạt  động khá hình thức. Với thiết kế Tổng thư ký QH, tôi mong rằng có sự kết nối chặt chẽ giữa Tổng thư ký QH với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của QH để khắc phục", ông Quyền nhấn mạnh.
Một vấn đề cũng được ông Quyền đặt ra đó là ở nhiều nước có luật vận động hành lang, chúng ta có hợp thức hoá hay không?
"Lâu nay vẫn có cái vận động bên ngoài hành lang về vấn đề nọ, vấn đề kia.  Dù chúng ta có quy định hay không quy định thì đây là một tất yếu trong hoạt động chính trị.
Tôi nghĩ rằng cũng đến lúc chúng ta phải  hợp thức hoá  về vận động hành lang làm sao để nó minh bạch, công khai và trong sáng trong  thể hiện ý chí, nguyện vọng nhân dân", ông Quyền đề nghị.
ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng đánh giá, nếu cứ như dự thảo thì đương nhiên ĐBQH sẽ tự đánh giá mình là người không chấp hành quy định pháp luật về trách nhiệm, nghĩa vụ của đại biểu.
"Phát biểu như ca sỹ hát chung một bài"
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp Hồ Chí Minh) cũng góp ý, việc nhân dân được dự thính được nêu trong Luật tổ chức Quốc hội nên không cần nêu trong Nội quy kỳ họp.
Bà Tâm cũng đề nghị, cần tăng các phiên họp được truyền hình, truyền thanh trực tiếp để nhân dân theo dõi, giám sát, nhất là với các nội dung quan trọng để người dân theo dõi, giám sát sát chất lượng ĐB khi tham gia vào dự án luật.

ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm.
ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm.
"Đề nghị QH cần phải dành thời gian để tranh luận. Phần tham luận cũng rất tốt, nhưng bên cạnh đó cứ tham luận như vậy, càng về sau có nội dung trùng.
Có ĐB chuẩn bị sẵn bài, dù ĐB trước đã phát biểu nhưng người sau không nói đồng tình hay không mà vẫn đọc hết bài.
Đề nghị ghi vào nội quy dành 1/3 thời gian để tranh luận, không quy định số lần tranh luận, đến hết thời gian thì thôi.
Tranh luận như vậy để các ĐB khác có thông tin, chắt lọc được vấn đề mình cần phải có chính kiến đẻ chất lượng kỳ họp tốt hơn", bà Tâm nêu ý kiến.
Đồng thời, bà Tâm cũng nhấn mạnh, với phần chất vấn câu hỏi và phần trả lời của người được chất vấn cần phải đúng trọng tâm, tránh trường hợp hỏi một chuyện, tranh thủ báo cáo hoạt dộng của đơn vị mình.
"Đề nghị ghi trong nội quy dành thời gian  (ít nhất 1 buổi) Thủ tướng trả lời chất vấn vì cử tri rất muốn nghe ý kiến của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp chuyện đại sự quốc gia, nói lên tiếng nói của Chính phủ.
Thời gian như hiện nay dành cho Thủ tướng Chính phủ là không thoả đáng", bà Tâm bày tỏ.
Còn đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cũng nêu, trong phiên họp toàn thể hiện nay có tình hình phổ biến là cử tri người ta nghe, nhất là trong truyền hình trực tiếp, ĐBQH phát biểu rất hay, bài hoàn chỉnh và hình như là cơ cấu giống nhau.
"Rất nhiều nhiều bài phát biểu rất giống nhau, chủ tọa kỳ họp nhiều khi đã nhắc nhở nhưng mà bài chuẩn bị sẵn cho nên vẫn phát. Vì thế cử tri người ta bảo, các bác ĐBQH phát biểu hay lắm nhưng giống như chúng em đi xem ca nhạc, các ca sỹ hát cùng một bài.
Có giọng nam, giọng nữ, giọng cao, giọng thấp, giọng bổng, giọng thanh nhưng toàn một bài cả, cho nên nghe một lúc là thôi tắt tivi vì biết ngay là sau một bác khác lại phát biểu như thế.
Cho nên chúng tôi đề nghị, cần quy định ở điểm c, khoản 3, đại biểu phát biểu tập trung ở điểm gì đó nhưng không trùng ý kiến người khác.
Tôi cũng có một suy nghĩ là nói điều này các đại biểu thông cảm cho tôi là tôi thấy ít đại biểu dũng cảm rút bài phát biểu của mình khi thấy nó gần giống người khác rồi.
Dũng cảm rút đi để cho người khác nói điều mới thì hay quá nhưng mà cơ hội đứng ở diễn đàn Quốc hội nói những điều canh cánh, điều cử tri gửi gắm cho mình thì ít lắm nên người ta nói rồi thì vẫn nói.
Có người nói với tôi, ngoài góp ý vấn đề cụ thể còn thể hiện hình ảnh của mình trước cử tri ở nhà không cử tri lại bảo ông đi họp quốc hội không nói gì cả...", ông Sơn nhấn mạnh.

ĐẠI BIỂU TRẦN DU LỊCH
 
Chủ tịch tỉnh 6 tuần lễ ngồi ở hội trường, công việc vẫn trôi chảy, thể thì anh là người thừa. Tại sao không có cơ chế hoạt động đặc thù. Chúng ta minh bạch để cử tri không thắc mắc nay vắng người này, mai vắng người kia. Tại sao, Quốc hội cứ quá giờ một chút là phải về, giống như công chức "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về". Mong rằng chúng ta đã đầu tư quá tốt, không nên hành chính hoá.

-Đại biểu Trần Du Lịch “tâm tư” về cách thức thảo luận ở Quốc hội
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Muốn phiên họp có chất lượng thì tranh luận phải đi đến cùng. Thảo luận không nên giống như công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Tranh luận mới chất lượng. Sáng nay (14/11), thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Nghị quyết về ban hành Nội ...
Hợp thức hóa vận động hành lang để tạo sự minh bạchTiền Phong
Đại biểu QH nói rất hay nhưng giống như đi xem ca nhạcNgười Lao Động


VTC News -Tuổi Trẻ -





-"Quốc hội họp mà hội trường vắng hoe thì khó chấp nhận"
Tuổi Trẻ 18/08/2015
TTO - Đó là nhìn nhận của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều ngày 18-8, khi bàn về việc sửa đổi bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng kiêm Trưởng đoàn thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, trong quá trình chuẩn bị dự thảo Nội quy (sửa đổi), có những ý kiến đề nghị bổ sung quy định “phiên họp toàn thể chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tham dự”.
“Quy định này nhằm góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp, tăng cường kỷ cương, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tham dự đầy đủ kỳ họp của đại biểu Quốc hội, khắc phục tình trạng vắng số lượng lớn đại biểu Quốc hội trong nhiều phiên họp toàn thể” - ông Phúc nói.
Vẫn theo ông Hạnh Phúc, “ý kiến khác cho rằng, trong điều kiện Quốc hội nước ta có nhiều đại biểu kiêm nhiệm, nếu quy định như vậy sẽ có thể xảy ra trường hợp phải dừng phiên họp toàn thể do không đủ 2/3 số đại biểu tham dự. Như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp Quốc hội”.
Vì vậy, “dự thảo Nội quy giữ như quy định hiện hành (không quy định tỷ lệ đại biểu tham dự là một điều kiện tiến hành phiên họp toàn thể)”.
Bình luận vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bày tỏ: đại biểu Quốc hội là đại biểu của nhân dân mà họp thấy hội trường vắng hoe, vắng tới 30-40% thì khó chấp nhận.
Theo quan sát của ông Giàu, đại biểu vắng nhiều lại không phải là các thành viên Chính phủ và cơ quan hành pháp. Việc quy định điểm danh bằng thẻ từ cắm vào vị trí chỗ ngồi của đại biểu là không khả thi.
“Nếu tôi cứ cắm chiếc thẻ vào đó, tôi không đem thẻ về, thì ngày mai tôi không đến họp cũng vẫn được điểm danh. Một người cũng có thể cầm 5 thẻ của những người khác đến cắm hộ vào thì cũng vấn được điểm danh thôi” - ông Giàu phân tích và đề nghị quy định chặt chẽ trách nhiệm dự họp của đại biểu Quốc hội.
Cho rằng không nhất thiết phải quy định số lượng 2/3 đại biểu đi họp thì mới tiến hành phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Luật Tổ chức Quốc hội quy định đã là đại biểu thì phải đi họp, chỉ trừ những trường hợp ốm đau bất khả kháng, công tác đặc biệt.
“Kỳ họp Quốc hội mà đại biểu đi nước ngoài là không thể được, chỉ trừ trường hợp đoàn cấp cao đi thực hiện công tác đối ngoại quan trọng. Đại biểu đến kỳ họp phải nghiêm túc, toàn tâm toàn ý để có hiệu quả cao nhất” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đổi mới Nội quy kỳ họp Quốc hộiCafef.vn
Băn khoăn Đại biểu Quốc hội "trốn" họp, điểm danh hộNgười Đưa Tin
Đề nghị mở rộng diện đại biểu dự thính tại các Kỳ họp Quốc hộiBaotintuc.vn
Đài Tiếng Nói Việt Nam












09/06/2015 09:16 GMT+7
Đại biểu không phát biểu, Quốc hội nghỉ sớmTTO - 9g15 sáng nay (9-6), phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã tuyên bố kết thúc buổi họp Quốc hội sớm hơn 2 tiếng so với dự kiến.

Các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội - Ảnh: Việt Dũng
Lý do là không có đại biểu bấm nút để tham gia ý kiến thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016.
Đây là sự việc hi hữu, lần đầu tiên sau 9 kỳ họp của Quốc hội khóa XIII, một phiên họp Quốc hội đã phải kết thúc sớm khi không đại biểu nào tham gia ý kiến.
Điều này là trái ngược hoàn toàn với các phiên thảo luận, chất vấn được truyền hình, phát thanh trực tiếp, khi có quá nhiều đại biểu đăng ký phát biểu, thậm chí nhiều đại biểu đã không có cơ hội phát biểu vì hết giờ.
Phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, người điều hành phiên thảo luận cũng khá bất ngờ và có phần bối rối trước tình huống này. Sau khi im lặng trong giây lát, ông Sơn đã đứng dậy tuyên bố Quốc hội nghỉ sớm. Sau đó các đại biểu gom tài liệu, đứng dậy ra về.
Trước đó, chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - ông Nguyễn Hạnh Phúc đã đọc tờ trình dự kiến về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Ông Phúc cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định 1 trong 2 nội dung:
Thứ nhất là việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010 -2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp (dự kiến giao Ủy ban Kinh tế chủ trì thực hiện).
Thứ hai là giám sát hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015; định hướng phát triển khoa học, công nghệ để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2015-2025 (dự kiến giao Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường chủ trì thực hiện).
Tuy nhiên, các đại biểu đã không cho ý kiến về vấn đề này.

   Hội trường Quốc hội lúc 9g32 sáng nay. Ảnh chụp từ màn hình trực tiếp, tại trung tâm báo chí Quốc hội (Ảnh: VIỄN SỰ)
Hội trường Quốc hội lúc 9g32 sáng nay. Ảnh chụp từ màn hình trực tiếp, tại trung tâm báo chí Quốc hội (Ảnh: VIỄN SỰ)
Chương trình giám sát rất quan trọng
Về tầm quan trọng của chương trình giám sát năm 2016, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: Năm 2016 là năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; là năm cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; là năm tiếp tục triển khai thực hiện Hiến pháp mới, với bộ máy của nhiều cơ quan nhà nước có sự điều chỉnh, nhiệm vụ được chuyển giao giữa hai giai đoạn, một số chính sách được định hướng mới.
Do đó bên cạnh việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của mình, các cơ quan phải dành thời gian cho công tác tổ chức, nhân sự.
“Việc dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng phải được lựa chọn một cách phù hợp, đảm bảo tính khả thi của chương trình.” – Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói
​Quốc hội họp kín về biển Đông

Tổng số lượt xem trang