Một phiên họp của Hạ Viện VNCH
Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 40 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến.
*
Trong suốt 60 năm từ 1954, bộ máy tuyên truyền của đảng đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. Suốt 60 năm qua, VNCH là hiện thân của thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ đều được dạy để biết VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.
Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas 8 năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.
Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Chẳng những có mà còn vô cùng trầm trọng.
Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có, không chỉ đàn áp một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm.
Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có, không chỉ 300 triệu dollars “viện trợ đặc biệt” như nhiều người hay nhắc mà nhiều tỉ đô la.
Vâng, tất cả điều đó đều có. Chế độ cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hòa hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi. Miền Nam có tất cả sắc thái của một xã hội dân chủ đang từng bước đi lên. Dân chủ không phải là lô độc đắc giúp một người trở nên giàu sang trong một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy vốn liếng từ những chắt chiu của mẹ, tần tảo của cha, thăng trầm và thử thách của cả dân tộc.
Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nam Hàn cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính.
Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.
Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”
Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.
Phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền.
Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 40 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến.
Công nhận các giá trị được đề ra trong hiến pháp VNCH không có nghĩa là đầu hàng, chiêu hồi. Không. Không ai có quyền chiêu hồi ai hay kêu gọi ai đầu hàng. Đây là cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa cộng hòa và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa nhân bản và toàn trị. Mỗi người Việt sẽ chọn một chỗ đứng cho chính mình phù hợp với quyền lợi bản thân, gia đình, con cháu và sự sống còn của dân tộc.
Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi 1954 mà đã có từ hàng trăm năm trước.
Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hòa sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt của nhiều người. Đó không phải là tài sản của riêng miền Nam mà của tất cả những người Việt cùng ôm ấp một ước mơ dân chủ. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, tháo gỡ lớp màn “căm thù Mỹ Ngụy” ra khỏi nhận thức, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Không cần phải tìm giải pháp từ Miến Điện, Nam Phi, Ai Cập, Libya hay tìm chân lý ở Anh, ở Mỹ mà ngay ở đây, giữa lòng đất nước Việt Nam.
Phục hưng VNCH không có nghĩa là phủ nhận công lao của những người đã hy sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Như kẻ viết bài này đã nhấn mạnh nhiều lần, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Việc tham gia vào đảng phái, kể cả việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập nhưng đối với đảng CS chiếc phao lại chính là dân tộc.
Nhiều người yêu nước chọn tham gia vào đảng CS nhưng bản thân đảng CS như một tổ chức chính trị dựa trên ý thức hệ CS chưa bao giờ là một đảng yêu nước. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Dù sao, người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, tổ quốc sẽ ghi công họ một cách công bằng.
Phục hưng VNCH không có nghĩa là tái thực thi hiệp định Paris. Dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất và tất cả các hòa ước Patenôtre, hiệp định Geneva hay hiệp định Paris đều là những chiếc còng của thực dân và đế quốc áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam yếu kém và phân hóa.
Trước 1975, trong đáy lòng của bất cứ một người Việt yêu nước nào cũng mong một ngày dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ được đoàn viên trong tự do, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài trừ lãnh đạo CSVN chủ trương CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga, Tàu, không ai muốn đoàn viên phải trả bằng giá của nhiều triệu sinh mạng người dân vô tội, đốt cháy một phần đất nước, để lại một gia tài nghèo nàn lạc hậu cho con cháu. Hôm nay, dù không tự mình chọn lựa, dân tộc Việt Nam cũng đã là một và không có một thế lực nào làm Việt Nam phân ly lần nữa.
Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên.
Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới trong đó người dân gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào thân thương và trìu mến. Đối mặt với một kẻ thù đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay.
Đảng CS có 3 triệu đảng viên nhưng đa số trong số 3 triệu người này trong thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo đảng tham quyền và bán nước. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.
Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.
Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 40 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên.
Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người lãnh đạo được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước. Như người viết đã trình bày trong bài trước, rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy.
Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.
Sau hải chiến Hoàng Sa đầy hy sinh xương máu, VNCH lần nữa lại được lịch sử giao trọng trách đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Trung Cộng. Cuộc tranh đấu mới sẽ khó khăn nhưng là con đường đúng nhất của dân tộc trong cùng hướng phát triển của nhân loại. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS.
Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.
Trần Trung Đạo
* Trích đoạn từ bài viết "Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc" . Quý vị có thể nghe toàn bộ bài viết trong youtube tại địa chỉ https://www.youtube.com/watch?v=bo5tasJ8XbE
-Son Tran-
CHÀO MỪNG NGÀY 19.6.2015 KHÔNG QUÊN NGƯÒI NỮ QUÂN NHÂN VNCH (NHỮNG CÁNH HOA THỜI LOẠN )
Ngạn ngữ nước Nam ta từ ngàn xưa đã có câu: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” để nói lên chí khí của nữ lưu đất Việt.
Nàng đã trao hồn cho núi sông
Thuyền quyên vương mắc chí tang bồng.
Chín lần gươm báu trao tay ngọc,
Một mảnh nhung y điểm màu hồng.
Thuyền quyên vương mắc chí tang bồng.
Chín lần gươm báu trao tay ngọc,
Một mảnh nhung y điểm màu hồng.
TRƯNG TRẮC, TRƯNG NHỊ
http://vietsciences.free.fr/vietn…/danhnhan/…/haibatrung.htm
http://vietsciences.free.fr/vietn…/danhnhan/…/haibatrung.htm
Những người phụ nữ nổi danh về cầm binh trong sử Việt đầu tiên phải nói đến Trưng Trắc, Trưng Nhị là những người khởi phát cho truyền thống quật cường của phụ nữ nước ta.
Hai Trưng vì nghĩa thương dân,
Giận Tô quái gở cất quân trả hờn.
Dấy một cơn rồng vươn hùm thét,
Nổi gió oai thổi hét loài gian.
Lạ thay đôi sức hồng nhan,
Sáu mươi thành lẻ đặt yên bằng tờ.
(Trích Thiên Nam minh giám - Gương sáng trời Nam)
Giận Tô quái gở cất quân trả hờn.
Dấy một cơn rồng vươn hùm thét,
Nổi gió oai thổi hét loài gian.
Lạ thay đôi sức hồng nhan,
Sáu mươi thành lẻ đặt yên bằng tờ.
(Trích Thiên Nam minh giám - Gương sáng trời Nam)
Lớn lên theo dòng đời giữa vận nước rối ren, bị nhà Đông Hán đô hộ, Hai Bà chẳng cam chịu ở trói mình trong chốn khuê môn, món võ siêng tập, tay kiếm siêng luyện, hai bà trở thành bậc quần thoa được người trong vùng ngưỡng mộ theo về. Cuộc hôn nhân liên minh chính trị giữa Thi Sách và Trưng Trắc sau đó được tiến hành. Nhưng rồi, đấng phu quân đất Chu Diên (thuộc Hưng Yên nay) của bà chị cả đã bị đoạt mệnh trong tay tên Thái thú Tô Định, “Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên”, hai chị em nổi dậy khởi nghĩa năm 40.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, hào kiệt quanh vùng theo về, trở thành một cuộc khởi nghĩa đặc biệt khi trong hàng ngũ tướng lĩnh lãnh đạo đa phần là những nữ tướng vang danh, nào Lê Chân, Thiều Hoa, Xuân Nương…:
TRIỆU THỊ TRINH
http://vinhdanhcovang.wordpress.com/…/cuộc-khởi-nghia-của-…/
http://vinhdanhcovang.wordpress.com/…/cuộc-khởi-nghia-của-…/
Sau cuộc khởi binh của hai Bà Trưng Trắc Trưng Nhị, trong dòng sử Việt người ta còn tìm thấy bà Triệu Trinh Nương hay còn gọi là Triệu thi Trinh.
Năm Mậu Thìn (248), bà Triệu phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa từ vùng núi Nưa lan rộng ra khắp quận Cửu Chân rồi quận Giao Chỉ. Đánh đến đâu nghĩa quân thắng như chẻ tre đến đó. Nhà Ngô lo sợ phải điều 8.000 quân do An Nam hiệu uý, Thứ sử Giao Châu Lục Dận (cháu danh tướng Lục Tốn của nhà Đông Ngô) chỉ huy sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đối mặt với khí thế ngút trời của nghĩa quân cùng bà tướng trẻ “mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu” (theo Giao Chỉ chí) uy nghi lẫm liệt, quân Ngô trở nên khiếp sợ, bạc nhược.
Một người phụ nữ ưu tú khác được nói tới ở đây, không ai khác chính là nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân thời anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Bùi Thị Xuân (? – 1802). Bà là nữ tướng danh tiếng thời Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu, cháu Thái sư Bùi Đắc Tuyên.
Là phận gái thân bồ liễu nhưng ở bà không chỉ hội tụ đủ yếu tố cần thiết của người phụ nữ thời phong kiến với luân lý “tam tòng, tứ đức” mà những phẩm chất trí, dũng, liệt… của trang nam nhi tuấn kiệt cũng hiện diện nơi bà, đưa bà trở thành một trong những nữ danh tướng huyền thoại thời Tây Sơn, thậm chí là cả sử Việt cổ kim.
Tài năng xuất chúng về võ nghệ đã đưa Bùi Thị Xuân trở thành một nữ võ tướng tiêu biểu dưới triều vua Quang Trung. Cùng với chồng là tướng quân Trần Quang Diệu và các tướng lĩnh khác, Bùi Thị Xuân tham gia phong trào nông dân Tây Sơn, góp công đánh bại 29 vạn quân xâm lược Thanh năm 1789 (Kỷ Dậu) cùng vua Quang Trung, rồi chiến tranh đối đầu với Nguyễn Ánh. Tài nghệ binh bị, giỏi sử dụng quân, can đảm dũng lược trong chiến đấu, bà góp công lớn cho sự tạo dựng vương triều Tây Sơn, được Quang Trung phong là Đô đốc. Lực lượng tượng binh nhà Tây Sơn sở dĩ hùng mạnh cũng chính bởi tài giỏi luyện voi chiến của vị nữ Đô đốc họ Bùi. Thời ấy Bùi Thị Xuân là một trong “Tây Sơn ngũ phụng thư”, là một thành viên trong hàng “Tứ kiệt” dưới triều Nguyễn Huệ cùng Ngô Văn Sở, Võ Văn Phụng, Trần Quang Diệu.
NỮ QUÂN NHÂN VNCH:
http://www.youtube.com/watch…
http://www.youtube.com/watch…
Cho đến khi VNCH thành hình thì nghành nữ quân nhân củng được thành lập. Quân lực Việt Nam Cộng Hòa với cao điểm một triệu một trăm ngàn quân, ngành Nữ Quân Nhân cũng đã lớn mạnh chung của quân đội, với một quân số dù khiêm tốn so với nam quân nhân, theo ước đoán của người viết cũng xấp xỉ một sư đoàn, trên dưới mười ngàn người. Đây quả thật, người nữ quân nhân trong các đơn vị là những hoa lạc giữa rừng gươm. Từ vùng hỏa tuyến, miền cao nguyên, duyên hải đến vùng đồng bằng miệt cuối mũi Cà Mau. Đâu đâu cũng có sự hiện diện của các nữ chiến binh trong bộ quân phục tác chiến ở tiền phương hay bộ đồng phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu, cơ sở trong mọi quân binh chủng và ngành chuyên môn của QLVNCH.
Trong buổi ban đầu, người Nữ Quân Nhân QLVNCH được gọi là Nữ Trợ Tá hay Nữ Phụ Tá khi Quân Đội Quốc Gia Việt Nam còn nằm trong khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp. Người Nữ Phụ Tá của quân đội Pháp cũng hiện diện trong các đoàn quân viễn chinh của quân đội Pháp tại Đông Dương từ năm 1954 trở về trước. Được trao trả chủ quyền lớn dần, chính quyền quốc gia lớn mạnh, quân đội quốc gia trưởng thành cũng là lúc ngành Nữ Phụ Tá chính thức được thành lập từ năm 1952 mà nhiều người gọi là P.A.F, chữ viết tắt của tiếng Pháp (Personnel Auxiliaire Féminin).
Mới đầu, Nữ Quân Nhân thường phục vụ trong ngành quân y và xã hội, và sau nầy quân đội hùng mạnh về mọi mặt, người Nữ Quân Nhân cũng có mặt hầu hết trong các ngành, quân binh chủng của QLVNCH.
Trước 30/4/1975, công việc chính của Đoàn Nữ Quân Nhân là phục vụ tại các đơn vị tham mưu không tác chiến như: thư ký, đả tự, chuyên viên. Trong các ngành chuyên môn như quân y, xã hội, truyền tin, thông dịch… người Nữ Quân Nhân đóng một vai trò quan trọng trong guồng máy chung của quân đội. Muốn trở thành Nữ Quân Nhân QLVNCH, những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành có trình độ học vấn tùy theo cấp bậc như binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan, tình nguyện đầu quân. Sau khi được khám nghiệm có đầy đủ sức khỏe, người thiếu nữ ấy được đưa về huấn luyện căn bản quân sự như nam giới.
Trước 30/4/1975, công việc chính của Đoàn Nữ Quân Nhân là phục vụ tại các đơn vị tham mưu không tác chiến như: thư ký, đả tự, chuyên viên. Trong các ngành chuyên môn như quân y, xã hội, truyền tin, thông dịch… người Nữ Quân Nhân đóng một vai trò quan trọng trong guồng máy chung của quân đội. Muốn trở thành Nữ Quân Nhân QLVNCH, những thiếu nữ đến tuổi trưởng thành có trình độ học vấn tùy theo cấp bậc như binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan, tình nguyện đầu quân. Sau khi được khám nghiệm có đầy đủ sức khỏe, người thiếu nữ ấy được đưa về huấn luyện căn bản quân sự như nam giới.
Trường Nữ Quân Nhân do Trung Tá Hồ Thị Vẽ (hiện nay ở Oklahoma) làm chỉ huy trưởng từ khi mới thành lập giữa thập niên 60 đến ngày quân đội tan tác. Một Nữ Quân Nhân xuất thân từ trường Nữ Quân Nhân chưa có đủ chuyên môn để phục vụ các đơn vị, nên thường phải trải qua một thời gian huấn luyện nữa, như ngành quân y, học tiếp ở trường Quân Y để trở thành một y tá lành nghề.
Trong các trường chuyên môn, người Nữ Quân Nhân phải học chung với các nam quân nhân. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một quân trường chuyên đào tạo những Nữ Quân Nhân xã hội từ hạ sĩ quan đến sĩ quan. Đó là trường Xã Hội Quân Đội thuộc Cục Xã Hội (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị), tọa lạc trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt bản doanh Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô nằm trên đường Lê Văn Duyệt. Ngoài ra, trường Xã Hội Quân Đội còn đào tạo huấn luyện những cô giáo nhà trẻ mẫu giáo để phục vụ tại trung tâm, trường học ở khu gia binh do quân đội xây cất.
Ngành xã hội quân đội do phu nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh – Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam lúc bấy giờ (khoảng năm 1952) – đề nghị thành lập. Nữ Đại Tá Trần Cẩm Hương giải ngũ vì đáo hạn tuổi vào đầu năm 1975 và do lệnh Bộ Tổng Tham Mưu bổ nhiệm, người kế vị Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân là Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai (hiện nay ở Orange County).
Về cấp bậc Trung Tá, thâm niên quân vụ và cấp bậc có: Trung Tá Nguyễn Thị Hằng (đang ở Việt Nam), bà Hằng đang bị bệnh mất trí nhớ, từ Hòa Lan bà ở với con, nay bà về Việt Nam chờ ngày ra đi để trọn tình với quê hương. Trung Tá Hồ Thị Vẽ (Oklahoma), kế đến là Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (Nam Cali). ( nguồn tổng hợp)
Về cấp bậc Trung Tá, thâm niên quân vụ và cấp bậc có: Trung Tá Nguyễn Thị Hằng (đang ở Việt Nam), bà Hằng đang bị bệnh mất trí nhớ, từ Hòa Lan bà ở với con, nay bà về Việt Nam chờ ngày ra đi để trọn tình với quê hương. Trung Tá Hồ Thị Vẽ (Oklahoma), kế đến là Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn (Nam Cali). ( nguồn tổng hợp)
Nguyen Thi Hong 19.6.2015