-Công ty của TQ muốn tư vấn quy hoạch Lý Sơn-
Một công ty do doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc làm chủ quản đang muốn tư vấn về quy hoạch tổng thể cho huyện đảo Lý Sơn của Việt Nam.
Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xác nhận thông tin này với BBC, nhưng cũng cho biết ông "chưa nắm kỹ" về nguồn gốc của công ty nói trên.
Trước đó, báo Thanh niên trước đó cho biết đại diện Tập đoàn CPG hôm 14/9 đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để "báo cáo những đề xuất về quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược" cho huyện đảo Lý Sơn.
Tập đoàn CPG, đóng tại Singapore, là đơn vị chuyên về tư vấn thiết kế và quy hoạch.
Tập đoàn này từng là một phần của Sở công chính Singapore trước khi về tay Tập đoàn Downer EDI của Úc vào năm 2003.
Đến năm 2012, CPG được một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc (CAG), mua lại từ Downer EDI với giá 147 triệu đôla Úc, bản tin của Reuters khi đó cho biết.
Cho đến nay, tập đoàn này đã có văn phòng ở nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines.
Huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, luôn được xem là nơi có vị trí trọng yếu trong vấn đề quốc phòng của Việt Nam.
Vùng biển ngoài khơi đảo này là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam của lực lượng kiểm ngư Trung Quốc.
Vùng biển này cũng đã chứng kiến các đợt va chạm giữa tàu chấp pháp hai nước hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào Biển Đông, cách đảo Lý Sơn chỉ hơn 100 hải lý.
'Chưa nắm kỹ'
Trả lời BBC ngày 18/9, ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nói ông "chưa nắm kỹ về tập đoàn CPG".
"Tôi đang tìm hiểu chứ chưa có hợp đồng hoặc thỏa thuận nào chính thức về việc thuê họ làm tư vấn quy hoạch", ông cho biết.
"Tôi chỉ mới nghe những bước đầu ý tưởng của họ thôi chứ chưa đưa ra quyết định gì về vấn đề nào cả."
"Việc quy hoạch tôi giao cho một đơn vị tư vấn trong nước, nhưng đơn vị này giới thiệu với tôi là sẽ đề xuất ý tưởng từ CPG"
"Tôi cũng đồng ý nghe ý tưởng thôi, chứ chưa có quan hệ trực tiếp gì với CPG."
Tuy nhiên, bài của báo Thanh Niên dẫn lời ông Chữ "đề nghị CPG sớm hành động xây dựng đề cương, xác định tiến độ thực hiện" quy hoạch.
Ông Chữ nói với BBC rằng nguồn gốc của CPG không phải là vấn đề đáng "băn khoăn".
"Thực ra thì tôi không đặt vấn đề là quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia đâu, vì tôi là ở cấp tỉnh", ông nói.
"Tôi có đề nghị là cần thiết thì liên doanh với nhà tư vấn nước ngoài để có ý tưởng mới trong quy hoạch chứ chưa đặt vấn đề là nước nào, quan hệ chính trị thế nào."
"Tôi nghĩ không có gì phải băn khoăn cả vì nếu họ thực sự là một đơn vị tư vấn giúp đỡ cho chúng tôi được thì vẫn chấp nhận họ phối hợp với trong nước làm thôi".
"Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi không phân biệt tập đoàn đó thuộc quốc gia nào, tất cả chúng ta đều có quan hệ với nhau hết."
"Địa bàn của chúng tôi cũng có rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang triển khai các dự án, không có vấn đề gì nặng nề đâu."
Một công ty do doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc làm chủ quản đang muốn tư vấn về quy hoạch tổng thể cho huyện đảo Lý Sơn của Việt Nam.
Người đứng đầu chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xác nhận thông tin này với BBC, nhưng cũng cho biết ông "chưa nắm kỹ" về nguồn gốc của công ty nói trên.
Trước đó, báo Thanh niên trước đó cho biết đại diện Tập đoàn CPG hôm 14/9 đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để "báo cáo những đề xuất về quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược" cho huyện đảo Lý Sơn.
Tập đoàn CPG, đóng tại Singapore, là đơn vị chuyên về tư vấn thiết kế và quy hoạch.
Tập đoàn này từng là một phần của Sở công chính Singapore trước khi về tay Tập đoàn Downer EDI của Úc vào năm 2003.
Đến năm 2012, CPG được một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc (CAG), mua lại từ Downer EDI với giá 147 triệu đôla Úc, bản tin của Reuters khi đó cho biết.
Cho đến nay, tập đoàn này đã có văn phòng ở nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines.
Huyện đảo Lý Sơn, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, luôn được xem là nơi có vị trí trọng yếu trong vấn đề quốc phòng của Việt Nam.
Vùng biển ngoài khơi đảo này là nơi thường xuyên xảy ra các vụ tấn công nhằm vào tàu cá Việt Nam của lực lượng kiểm ngư Trung Quốc.
Vùng biển này cũng đã chứng kiến các đợt va chạm giữa tàu chấp pháp hai nước hồi tháng 5 năm ngoái, sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD 981 vào Biển Đông, cách đảo Lý Sơn chỉ hơn 100 hải lý.
'Chưa nắm kỹ'
Trả lời BBC ngày 18/9, ông Lê Viết Chữ, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nói ông "chưa nắm kỹ về tập đoàn CPG".
"Tôi đang tìm hiểu chứ chưa có hợp đồng hoặc thỏa thuận nào chính thức về việc thuê họ làm tư vấn quy hoạch", ông cho biết.
"Tôi chỉ mới nghe những bước đầu ý tưởng của họ thôi chứ chưa đưa ra quyết định gì về vấn đề nào cả."
"Việc quy hoạch tôi giao cho một đơn vị tư vấn trong nước, nhưng đơn vị này giới thiệu với tôi là sẽ đề xuất ý tưởng từ CPG"
"Tôi cũng đồng ý nghe ý tưởng thôi, chứ chưa có quan hệ trực tiếp gì với CPG."
Tuy nhiên, bài của báo Thanh Niên dẫn lời ông Chữ "đề nghị CPG sớm hành động xây dựng đề cương, xác định tiến độ thực hiện" quy hoạch.
Ông Chữ nói với BBC rằng nguồn gốc của CPG không phải là vấn đề đáng "băn khoăn".
"Thực ra thì tôi không đặt vấn đề là quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia đâu, vì tôi là ở cấp tỉnh", ông nói.
"Tôi có đề nghị là cần thiết thì liên doanh với nhà tư vấn nước ngoài để có ý tưởng mới trong quy hoạch chứ chưa đặt vấn đề là nước nào, quan hệ chính trị thế nào."
"Tôi nghĩ không có gì phải băn khoăn cả vì nếu họ thực sự là một đơn vị tư vấn giúp đỡ cho chúng tôi được thì vẫn chấp nhận họ phối hợp với trong nước làm thôi".
"Quan điểm cá nhân của tôi thì tôi không phân biệt tập đoàn đó thuộc quốc gia nào, tất cả chúng ta đều có quan hệ với nhau hết."
"Địa bàn của chúng tôi cũng có rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang triển khai các dự án, không có vấn đề gì nặng nề đâu."