-Thư quốc tế gửi Chủ tịch VN về tử tù Lê Văn Mạnh-
Ủy ban Luật gia Quốc tế (International Commission of Jurists - ICJ) vừa gửi thư tới Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang kêu gọi ngưng ngay kế hoạch tử hình phạm nhân Lê Văn Mạnh và cho mở cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc nói ông Mạnh đã bị cảnh sát tra tấn bắt nhận tội.
Trong thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam, tổ chức gồm 60 thẩm phán và luật sư có tiếng trên thế giới viết: "Với việc tiếp tục thi hành án tử hình, Việt Nam đang chống lại trào lưu thế giới trong việc bãi bỏ án tử và thành lập một cơ chế đình hoãn việc thi hành án."
ICJ cũng nhắc tới việc Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn và dùng nhục hình hồi tháng 2/2015, và nói "Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng việc cấm dùng các hình thức tra tấn, nhục hình".
Trong thư ngỏ về cùng chủ đề, ICJ nói Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ quyền được sống, quyền không bị bức cung, dùng nhục hình, bị đối xử, trừng phạt vô nhân đạo, và quyền được xét xử một cách công bằng.
"Việc xử tử Lê Văn Mạnh sẽ là sự bác bỏ quyền được sống và tạo thành sự vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, và việc đó phải được dừng lại ngay lập tức," ông Kingsley Abbott, cố vấn pháp lý quốc tế của ICJ nói.
"Hơn nữa, lời nhận tội của Lê Văn Mạnh, được cho là thú tội do bị tra tấn, đã được dùng làm chứng cứ trong phiên xử cho thấy một cách rõ ràng rằng tiến trình tố tụng không hề phù hợp với luật pháp, tiêu chuẩn quốc tế, và chỉ riêng điều đó đã đủ là lý do để Lê Văn Mạnh phải được hoãn thi hành án tử hình vĩnh viễn," ông nói thêm.
Vụ Lê Văn Mạnh đã thu hút sự chú ý ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Hôm 25/10, Đặc ủy Nhân quyền và Hỗ trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Christoph Strässe từ Berlin đã “đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh và tiến hành xét xử lại vụ án".
"Hành vi phạm tội của Lê Văn Mạnh là không rõ ràng và phải được thẩm tra lại bằng một quá trình điều tra, xét xử công bằng,” ông Strässe nói.
Trước đó, một loạt các luật sư Việt Nam đã ký đơn gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và các cơ quan liên quan kiến nghị hoãn thi hành án tử hình với tử tù Lê Văn Mạnh để "tránh hàm oan người vô tội".
Ông Lê Văn Mạnh hồi 2005 đã bị kết tội giết người, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản.
Ông đã nhận tội, nhưng sau đó phản cung và nói ông bị cảnh sát tra tấn dã man.
Qua ba lần xét xử, Tòa án Tối cao đã giữ nguyên án tử hình trong phiên tòa ngày 25/11/2008.
Sức mạnh của cộng đồng mạng
Trung Điền
Tin tòa án Thanh Hóa quyết định ngưng thi hành án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh được báo Tuổi Trẻ Online thông báo vào lúc 11 giờ 30 đêm, ngay sau Thánh lễ cầu nguyện cho tử tù Lê Văn Mạnh tại Thái Hà, đã làm cho cộng đồng mạng “phấn chấn”.
Sự phấn chấn này đến từ lòng nhân bản của mọi người khi không muốn nhìn thấy thêm một nạn nhân của bộ máy tư pháp CSVN bị chết oan, trong tiếng kêu cứu tuyệt vọng của thân nhân.
Suốt trong hơn 10 ngày qua, kể từ khi bà Nguyễn Thị Việt nhận được thông báo của Tòa án Thanh Hóa báo chuẩn bị đi nhận xác con trai yêu thương của mình - Lê Văn Mạnh - sẽ bị hành quyết vào ngày 26/10, cộng đồng mạng đã trở thành một đại gia đình lớn của bà Nguyễn Thị Việt.
Hình ảnh kêu oan của bà Việt và gia đình đã được các nhà dân chủ liên tục cấp báo trên mạng Facebook, trong đó hình ảnh bà con dân oan biểu tình đòi công an thả bà Việt và thân nhân bị bắt đã cho thấy tình cảm của những người đi tìm công lý không chỉ trên mạng mà ngay trên đường phố.
Có thể nói chính đại gia đình mạng, trong 10 ngày qua, đã cùng với gia đình bà Nguyễn Thị Việt giành lấy sự sống của Lê Văn Mạnh từng ngày, từng giờ.
Hình ảnh bà Nguyễn Thị Việt kêu gào tuyệt vọng trong sự hành hung của công an. Hình ảnh cháu bé 13 tuổi trong gia đình đã lăn xả cứu lấy người chú đang bị công an vật ngã. Những hình ảnh đó đã không chỉ nói lên sự thô bạo của công an mà còn khiến cho nhiều người thấy rằng nó có thể sẽ đổ ập đến gia đình mình bất cứ lúc nào dưới chế độ này.
Chính vì thế mà chỉ trong thời gian vận động ngắn ngủi đã có hơn 8000 người tham gia ký tên kêu gọi nhà cầm quyền CSVN ngưng thi hành vụ xử tử tù Lê Văn Mạnh.
Chiều ngày 25/10 trong buổi gặp gỡ giữa Luật sư và gia đình nhằm trao đổi về kết quả vận động của 5 luật sư từ khi gửi thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 22/10, Luật sư Trần Thu Nam đã nói với gia đình rằng ông tin là ông Mạnh sẽ được hoãn thi hành án.
Phát biểu của Luật sư Trần Thu Nam hoàn toàn là dự cảm. Nhưng đã nói lên hai điều:
Thứ nhất là dù tuyệt vọng đến đâu, nếu mọi người cùng hợp lực đấu tranh và tạo sự lan tỏa rộng lớn chắc chắn sẽ buộc chế độ độc tài phải coi lại vụ án vì liên hệ đến sinh mệnh của con người.
Thứ hai là tính nhân bản của cuộc vận động đã khiến mọi người cùng nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” và đã làm tất cả những gì có thể làm được.
Khi cuộc vận động dựa trên nền tảng công lý và nhân bản đã thôi thúc mọi người hành động và nhờ vậy đã quy tụ số đông. Đây chính là sức mạnh của cộng đồng mạng. Sức mạnh này đã từng cứu các án tử hình của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và bây giờ là tử tù Lê Văn Mạnh.
Nhưng sức mạnh đấu tranh này cũng chỉ mới là bước đầu tập dợt. Bởi vì chúng ta không thể huy động cộng đồng mạng để cứu từng tử tù oan nghiệt mà phải làm sao vĩnh viễn chấm dứt hệ thống tư pháp đã gây ra không biết bao nhiêu oan trái cho những người dân vô tội và nhất là cho những người yêu nước.
Khi cuộc vận động dựa trên ý chí của toàn thể mọi người, tất nhiên đây là cuộc chiến đấu có chính nghĩa. Nhờ có chính nghĩa nên mới huy động được nhiều người tham gia, tạo thành một cuộc phản kháng của số đông.
Đây là nguyên tắc cơ bản của đấu tranh bất bạo động - diễn ra trên đường phố hay trên mạng online - nhằm lôi kéo quần chúng tách rời chế độ độc tài, đứng về phía chính nghĩa để đòi công lý, đòi thay đổi.
Cộng đồng mạng hiện cũng đang đối đầu với hiện tượng khủng bố có tổ chức của đám dư luận viên nhằm tấn công vào một số thành viên trong cộng đồng mạng. Đám dư luận viên hiện tập trung sách nhiễu một vài người, nhưng nếu chúng ta phản ứng riêng lẽ, thiếu đồng bộ thì đám dư luận viên sẽ tấn công vào nhiều cá nhân hơn.
Đây là lúc mà cộng động mạng lên tiếng để bảo vệ những thành viên đang bị dư luận viên sách nhiễu.
Nói tóm lại, qua cuộc vận động cho Lê Văn Mạnh, không ai còn có thể chối cãi về sức mạnh của cộng đồng mạng. Nó không chỉ bẻ gãy mọi ý đồ của CSVN trong việc dùng dư luận viên làm nhiễu loạn cộng đồng mạng mà quan trọng hơn là tạo được sự đoàn kết để tranh đấu cho lẽ phải, công lý và dân chủ hóa Việt Nam.
Trung Điền
26/10/2015
Trong thư gửi Chủ tịch nước Việt Nam, tổ chức gồm 60 thẩm phán và luật sư có tiếng trên thế giới viết: "Với việc tiếp tục thi hành án tử hình, Việt Nam đang chống lại trào lưu thế giới trong việc bãi bỏ án tử và thành lập một cơ chế đình hoãn việc thi hành án."
ICJ cũng nhắc tới việc Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Chống tra tấn và dùng nhục hình hồi tháng 2/2015, và nói "Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng việc cấm dùng các hình thức tra tấn, nhục hình".
Trong thư ngỏ về cùng chủ đề, ICJ nói Việt Nam phải có trách nhiệm bảo vệ quyền được sống, quyền không bị bức cung, dùng nhục hình, bị đối xử, trừng phạt vô nhân đạo, và quyền được xét xử một cách công bằng.
"Việc xử tử Lê Văn Mạnh sẽ là sự bác bỏ quyền được sống và tạo thành sự vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, và việc đó phải được dừng lại ngay lập tức," ông Kingsley Abbott, cố vấn pháp lý quốc tế của ICJ nói.
"Hơn nữa, lời nhận tội của Lê Văn Mạnh, được cho là thú tội do bị tra tấn, đã được dùng làm chứng cứ trong phiên xử cho thấy một cách rõ ràng rằng tiến trình tố tụng không hề phù hợp với luật pháp, tiêu chuẩn quốc tế, và chỉ riêng điều đó đã đủ là lý do để Lê Văn Mạnh phải được hoãn thi hành án tử hình vĩnh viễn," ông nói thêm.
Vụ Lê Văn Mạnh đã thu hút sự chú ý ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Hôm 25/10, Đặc ủy Nhân quyền và Hỗ trợ nhân đạo của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Christoph Strässe từ Berlin đã “đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh và tiến hành xét xử lại vụ án".
"Hành vi phạm tội của Lê Văn Mạnh là không rõ ràng và phải được thẩm tra lại bằng một quá trình điều tra, xét xử công bằng,” ông Strässe nói.
Trước đó, một loạt các luật sư Việt Nam đã ký đơn gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang và các cơ quan liên quan kiến nghị hoãn thi hành án tử hình với tử tù Lê Văn Mạnh để "tránh hàm oan người vô tội".
Ông Lê Văn Mạnh hồi 2005 đã bị kết tội giết người, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản.
Ông đã nhận tội, nhưng sau đó phản cung và nói ông bị cảnh sát tra tấn dã man.
Qua ba lần xét xử, Tòa án Tối cao đã giữ nguyên án tử hình trong phiên tòa ngày 25/11/2008.
Sức mạnh của cộng đồng mạng
Trung Điền
Tin tòa án Thanh Hóa quyết định ngưng thi hành án tử hình đối với ông Lê Văn Mạnh được báo Tuổi Trẻ Online thông báo vào lúc 11 giờ 30 đêm, ngay sau Thánh lễ cầu nguyện cho tử tù Lê Văn Mạnh tại Thái Hà, đã làm cho cộng đồng mạng “phấn chấn”.
Sự phấn chấn này đến từ lòng nhân bản của mọi người khi không muốn nhìn thấy thêm một nạn nhân của bộ máy tư pháp CSVN bị chết oan, trong tiếng kêu cứu tuyệt vọng của thân nhân.
Suốt trong hơn 10 ngày qua, kể từ khi bà Nguyễn Thị Việt nhận được thông báo của Tòa án Thanh Hóa báo chuẩn bị đi nhận xác con trai yêu thương của mình - Lê Văn Mạnh - sẽ bị hành quyết vào ngày 26/10, cộng đồng mạng đã trở thành một đại gia đình lớn của bà Nguyễn Thị Việt.
Hình ảnh kêu oan của bà Việt và gia đình đã được các nhà dân chủ liên tục cấp báo trên mạng Facebook, trong đó hình ảnh bà con dân oan biểu tình đòi công an thả bà Việt và thân nhân bị bắt đã cho thấy tình cảm của những người đi tìm công lý không chỉ trên mạng mà ngay trên đường phố.
Có thể nói chính đại gia đình mạng, trong 10 ngày qua, đã cùng với gia đình bà Nguyễn Thị Việt giành lấy sự sống của Lê Văn Mạnh từng ngày, từng giờ.
Hình ảnh bà Nguyễn Thị Việt kêu gào tuyệt vọng trong sự hành hung của công an. Hình ảnh cháu bé 13 tuổi trong gia đình đã lăn xả cứu lấy người chú đang bị công an vật ngã. Những hình ảnh đó đã không chỉ nói lên sự thô bạo của công an mà còn khiến cho nhiều người thấy rằng nó có thể sẽ đổ ập đến gia đình mình bất cứ lúc nào dưới chế độ này.
Chính vì thế mà chỉ trong thời gian vận động ngắn ngủi đã có hơn 8000 người tham gia ký tên kêu gọi nhà cầm quyền CSVN ngưng thi hành vụ xử tử tù Lê Văn Mạnh.
Chiều ngày 25/10 trong buổi gặp gỡ giữa Luật sư và gia đình nhằm trao đổi về kết quả vận động của 5 luật sư từ khi gửi thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 22/10, Luật sư Trần Thu Nam đã nói với gia đình rằng ông tin là ông Mạnh sẽ được hoãn thi hành án.
Phát biểu của Luật sư Trần Thu Nam hoàn toàn là dự cảm. Nhưng đã nói lên hai điều:
Thứ nhất là dù tuyệt vọng đến đâu, nếu mọi người cùng hợp lực đấu tranh và tạo sự lan tỏa rộng lớn chắc chắn sẽ buộc chế độ độc tài phải coi lại vụ án vì liên hệ đến sinh mệnh của con người.
Thứ hai là tính nhân bản của cuộc vận động đã khiến mọi người cùng nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” và đã làm tất cả những gì có thể làm được.
Khi cuộc vận động dựa trên nền tảng công lý và nhân bản đã thôi thúc mọi người hành động và nhờ vậy đã quy tụ số đông. Đây chính là sức mạnh của cộng đồng mạng. Sức mạnh này đã từng cứu các án tử hình của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và bây giờ là tử tù Lê Văn Mạnh.
Nhưng sức mạnh đấu tranh này cũng chỉ mới là bước đầu tập dợt. Bởi vì chúng ta không thể huy động cộng đồng mạng để cứu từng tử tù oan nghiệt mà phải làm sao vĩnh viễn chấm dứt hệ thống tư pháp đã gây ra không biết bao nhiêu oan trái cho những người dân vô tội và nhất là cho những người yêu nước.
Khi cuộc vận động dựa trên ý chí của toàn thể mọi người, tất nhiên đây là cuộc chiến đấu có chính nghĩa. Nhờ có chính nghĩa nên mới huy động được nhiều người tham gia, tạo thành một cuộc phản kháng của số đông.
Đây là nguyên tắc cơ bản của đấu tranh bất bạo động - diễn ra trên đường phố hay trên mạng online - nhằm lôi kéo quần chúng tách rời chế độ độc tài, đứng về phía chính nghĩa để đòi công lý, đòi thay đổi.
Cộng đồng mạng hiện cũng đang đối đầu với hiện tượng khủng bố có tổ chức của đám dư luận viên nhằm tấn công vào một số thành viên trong cộng đồng mạng. Đám dư luận viên hiện tập trung sách nhiễu một vài người, nhưng nếu chúng ta phản ứng riêng lẽ, thiếu đồng bộ thì đám dư luận viên sẽ tấn công vào nhiều cá nhân hơn.
Đây là lúc mà cộng động mạng lên tiếng để bảo vệ những thành viên đang bị dư luận viên sách nhiễu.
Nói tóm lại, qua cuộc vận động cho Lê Văn Mạnh, không ai còn có thể chối cãi về sức mạnh của cộng đồng mạng. Nó không chỉ bẻ gãy mọi ý đồ của CSVN trong việc dùng dư luận viên làm nhiễu loạn cộng đồng mạng mà quan trọng hơn là tạo được sự đoàn kết để tranh đấu cho lẽ phải, công lý và dân chủ hóa Việt Nam.
Trung Điền
26/10/2015