Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Hai lần thừa nhận “họp án”, Viện KSND TP. Hồ Chí Minh đã “vi hiến” như thế nào?

-Hai lần thừa nhận “họp án”, Viện KSND TP. Hồ Chí Minh đã “vi hiến” như thế nào?

(GDVN) - Trong vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết, ít nhất 02 lần, Viện Kiểm sát nhân dân thừa nhận đã “họp, thống nhất.. về vụ án ” với Tòa án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra

Trong một văn bản gửi cơ quan chức năng mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận:

Ngày 24/6/2015, lãnh đạo liên ngành tố tụng Thành phố gồm: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án đã họp bàn và thống nhất do việc điều tra bổ sung không thay đổi bản chất vụ án và hành vi chiếm đoạt tài sản của Tuyết nên lập luận buộc bị can đã chiếm đoạt 12,747 tỷ đồng của Công ty L&M Việt Nam vì số tiền này bị cáo đã rút hết .... Hiện vụ án đang do Cơ quan điều tra khẩn trương điều tra bổ sung làm rõ một số vấn đề trong vụ án.

Tiếp đó, sau Công văn chỉ đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 30/9/2015, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh thêm một lần nữa “phối hợp” với Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Cơ quan CSĐT TP. Hồ Chí Minh khẩn trương thống nhất những vấn đề cần điều tra chứng minh làm rõ để nhanh chóng đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Về việc “thừa nhận” có "Họp, thống nhất..." một số tình tiết của vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội khẳng định đây là hành vi “vi hiến”, là "tàn dư của án bỏ túi" mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội cùng toàn xã hội đang làm hết sức để loại bỏ.

Luật sư Kiệm phân tích cụ thể:

Hiến pháp năm 2013 đã quy định những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Theo đó, nguyên tắc độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo.

Trong thời gian qua,việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nói chung và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm.

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm khẳng định: Việc "họp án" của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh là "vi Hiến"


Cụ thể, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới xác định “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa… để ra những bản án,quyết định đúng pháp luật,có sức thuyết phục”..

Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 tiếp tục đề ra yêu cầu: “Đổi mới việc tổ chức phiên Tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, vai trò trách nhiệm của người tiến hành tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…”.

Để đảm bảo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử, ngày 01/03/2007, Chánh án Tòa án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 01, nêu rõ: “Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính về quản lí đối với các mặt công tác, đặc biệt là chất lượng xét xử, không được lạm dụng việc tổ chức công tác xét xử, trao đổi ý kiến về chuyên môn nghiệp vụ để hình thành chế độ duyệt án, áp đặt quan điểm cá nhân trái với nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án…”.

Khoản 3 và 5, Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm… Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

Đây là những quy định mới, thể hiện sự kiên trì, quyết tâm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đối với tổ chức và hoạt động tư pháp, đặc biệt là tranh tụng trong xét xử.

Như vậy, việc thực hiện đảm bảo nguyên tắc khi xét xử thẩm phán độc lập chỉ tuân thủ pháp luật và việc thực hiện tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng. Từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, không có đất cho “báo án, duyệt án” tồn tại.

Việc “báo án” và thực hiện theo sự thống nhất về nội dung xử án (về tội danh, về mức án..) từ Chánh án, Kiểm sát viên, Điều tra viên và Ủy ban Tư pháp trước khi xét xử, mà dư luận lâu nay vẫn gọi là án "bỏ túi”, "họp án, gán tội”, là vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử của Hội đồng xét xử đã được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân oan sai trong tố tụng hình sự. Thực trạng này không được chấn chỉnh, sẽ hạn chế nguyên tắc độc lập của thẩm phán và cũng triệt tiêu vai trò, vị thế của luật sư trong hoạt động tranh trụng tại phiên tòa xét xử công khai.

Tôi nghĩ rằng, có đầy đủ bằng chứng để khẳng định Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã "vi hiến" khi tổ chức "họp án" với 03 cơ quan Tòa - Viện - Công an. Việc này cần phải được cơ quan chức năng mà ở đây là Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý nghiêm minh.

Một việc cần làm ngay lúc này là rút vụ án lên Viện Kiếm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an để làm rõ, tránh việc các cơ quan tố tụng thành phố Hồ Chí Minh trong các cuộc họp vi hiến này thống nhất việc "ép" tội cho bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết bằng được để "cứu" Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thoát một vụ án oan sai mà căn cứ là hết sức rõ ràng.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.


Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác năm 2015 của Toà án nhân dân Tối cao ngày 19/1/2015, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang chỉ đạo: “Khi tiến hành xét xử, Tòa án nhân dân các cấp cần quán triệt sâu sắc 3 nguyên tắc quan trọng đã được Hiến định, là: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tranh tụng trong xét xử được bảo đảm và quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.






Những câu hỏi cần Viện kiểm sát TP.HCM trả lời trong vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết

Tiếp tục trả hồ sơ cho "sếp Hải", xem xét khởi tố Yee Lip Chee ngay tại Tòa-


-
Hà Nội

Không dừng lại ở việc đe đọa, bảo kê dưới hình thức ký hợp đồng bảo vệ, Hiền còn tự ý chiếm giữ 2 mảnh đất thuộc quyền quản lý khuôn viên của tòa nhà HH2 và yêu cầu chỉ huy công trình mang vật liệu xây dựng đến dựng 1 căn nhà tạm cho nhóm của Hiền ở.


Công an quận Hà Đông cho biết vừa triệt phá ổ nhóm cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản tại các công trình xây dựng trên địa bàn phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp với 4 đối tượng về 2 hành vi trên, gồm: Lưu Văn Hiền (SN 1984), Nguyễn Văn Thạch (SN 1987), Nguyễn Thanh Hoàng (SN 1992) và Lê Mai (SN 1995), đều ở phường Yên Nghĩa, Hà Đông.



Đối tượng cầm đầu Lưu Văn Hiền.

Theo cơ quan công an, Lưu Văn Hiền là kẻ cầm đầu ổ nhóm này. Từng có 2 tiền án, Hiền là kẻ chủ mưu, chỉ đạo đàn em đánh đập, đe dọa công nhân đang làm việc tại các công trường để cưỡng đoạt tài sản.

Tài liệu điều tra ban đầu xác định, tháng 7/2015, thấy anh D., quản lý một công trình xây dựng, để vật liệu xây dựng ở bãi đất thuộc hành lang đường sắt giáp với khu đô thị Nam Cường, Lưu Văn Hiền chỉ đạo Nguyễn Văn Thạch gặp gỡ, đe dọa ép anh D. mỗi tháng phải nộp 3 triệu đồng thì mới cho để vật liệu xây dựng. Sợ bị các đối tượng gây khó khăn trong quá trình thi công, anh D. đã làm theo yêu cầu của chúng, nộp tiền liền 3 tháng là 9 triệu đồng.

Lấy được 9 triệu đồng, Thạch mang về đưa cho Hiền và được Hiền chia cho 3 triệu đồng. Cũng với thủ đoạn trên, Hiền cùng đồng bọn đã cưỡng đoạt được tổng số tiền gần 50 triệu đồng của 5 công ty nộp trong 3 tháng.

Ba đàn em của Lưu Văn Hiền bị bắt giữ.

Không chỉ dừng lại ở việc đe đọa, bảo kê dưới hình thức ký hợp đồng bảo vệ, Hiền còn tự ý chiếm giữ 2 mảnh đất thuộc thẩm quyền quản lý khuôn viên của tòa nhà HH2. Hiền yêu cầu chỉ huy công trình mang vật liệu xây dựng đến dựng 1 căn nhà tạm cho nhóm của Hiền ở.

Hai lán trái phép này được nhóm Hiền sử dụng để kinh doanh quán bi-a, bán hàng nước, làm nơi tụ tập bạn bè xấu. Để có thêm tiền tiêu xài, Hiền còn chỉ đạo đàn em đập phá, làm hư hỏng tài sản trong công trường thi công gây sức ép với công nhân, sau đó ép các bếp ăn trong công trường phải mua hàng hóa, gạo, vật liệu xây dựng của nhóm Hiền với giá cao.

Vụ án đang tiếp tục được làm rõ.-

Tổng số lượt xem trang