TQ khởi động nhà máy điện hạt nhân gần VN nhất- Trong lúc đang ngóng chờ thông tin nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Fangchenggang) của Trung Quốc thuộc tỉnh Quảng Tây, nằm gần biên giới đất liền nước ta đi vào hoạt động, bỗng nhận được công bố khác: Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (Changjiang) sát bờ biển đảo Hải Nam đối diện bờ biển nước ta qua vịnh Bắc Bộ đã được khởi động trước.
Hiện trường xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang trên bờ biển của tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Vừa mới hôm qua, ngày 9/11/2015, Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) thông báo: Tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (Changjiang) trên bờ biển phía tây bắc tỉnh đảo Hải Nam, miền đất cực nam của Trung Quốc đã được kết nối với lưới điện.
Cụ thể, một lò phản ứng nước áp lực (PWR) có ký hiệu CNP-600 và công suất phát điện 650 MWe đã cấp điện lên lưới vào lúc 7 giờ 12 sáng ngày 07/11/2015.
Sự phê duyệt đầu tiên cho việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang đã được giải quyết bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Hoa vào tháng Bảy năm 2008. Còn việc xây dựng tổ máy số 1 (hay lò phản ứng 1) bắt đầu ngày 25/4/2010 và tổ máy số 2 (lò 2) vào ngày 21 tháng 11 cùng năm đó.
Sau 5 năm, việc lắp đặt 121 bó nhiên liệu vào các lõi của tổ máy (hay lò) Trường Giang số 1 bắt đầu từ ngày 26 tháng Tám và lò phản ứng đạt tới hạn lần đầu tiên vào ngày 12 tháng Mười năm nay 2015.
Vị trí Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang trên đảo Hải Nam ở phía đông của Vịnh Bắc Bộ.
Theo dự kiến, tổ máy số 1 được đưa vào vận hành thương mại vào cuối năm nay, còn tổ máy thứ 2 khởi động muộn hơn, vào đầu năm tới. Và thực sự như dự kiến đó, tổ máy 1 hay lò 1 đã được vận hành và nối điện lưới hai ngày trước đây, tức vào sáng ngày 7/11/2015 và tổ máy số 2 sẽ tiếp bước theo sát tổ máy 1.
Toàn bộ nhà máy điện hạt nhân Trường Giang gồm 4 tổ máy. Các tổ máy số 3 và số 4 còn lại sẽ sử dụng loại lò phản ứng CNP-650 hoặc ACP-600 và dự kiến bắt đầu xây dựng vào năm 2018. CNNC cho biết thêm rằng Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang được xây dựng với một tỷ lệ nội địa hóa hơn 82%. Và khi tất cả các tổ máy cùng phát điện, nhà máy Trường Giang sẽ cung cấp một phần ba sản lượng điện cho tỉnh đảo Hải Nam.
Vị trí của Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (tỉnh đảo Hải Nam) có thể ước lượng cách xa bờ biển Việt Nam gấp đôi so với khoảng cách từ Nhà máy điện hạt nhân Bằng Giang (tỉnh Quảng Tây) đến Thành phố Mông Cái địa đầu nước ta. Không nối nhau bởi đất liền như nhà máy Bằng Giang và Tp. Mông Cái nhưng nhà máy Trường Giang nối với vùng dân cư ven biển Việt Nam ta qua vịnh Bắc Bộ.
Trong trường hợp, vạn bất đắc dĩ, xảy ra sự cố với lò phản ứng làm thoát các đồng vị phóng xa độc hại ra ngoài và lan ra xung quanh theo chiều gió hay theo dòng nước, nên mỗi nhà máy điện hạt nhân (Bằng Giang hoặc Trường Giang) đều gây ra những mối quan ngại khác nhau đối với dân chúng dọc bờ biển Vịnh Bắc Bộ.
Chúng ta vẫn hy vọng rằng sự “vạn bất đắc dĩ” này không xảy ra cho cả hai nhà máy điện hạt nhân nói trên. Vì sao? Vì độ an toàn cao của các loại lò phản ứng hiện nay. Vì kinh nghiệm chọn vị trí và công nghệ xây dựng lò phản ứng trên bờ biển đã có kinh nghiệm từ vụ Fukushima ở Nhật.
Và tất nhiên, chúng ta luôn đòi hỏi trách nhiệm cao, theo luật lệ quốc tế, của quốc gia chủ nhân nhà máy điện hạt nhân đối với quốc gia láng giềng. Trong đó, dĩ nhiên, còn là trách nhiệm với đồng bào của họ sống xung quanh và gần các nhà máy đó nhất.
Hiện trường xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang trên bờ biển của tỉnh đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Vừa mới hôm qua, ngày 9/11/2015, Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) thông báo: Tổ máy đầu tiên của Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (Changjiang) trên bờ biển phía tây bắc tỉnh đảo Hải Nam, miền đất cực nam của Trung Quốc đã được kết nối với lưới điện.
Cụ thể, một lò phản ứng nước áp lực (PWR) có ký hiệu CNP-600 và công suất phát điện 650 MWe đã cấp điện lên lưới vào lúc 7 giờ 12 sáng ngày 07/11/2015.
Sự phê duyệt đầu tiên cho việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang đã được giải quyết bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Hoa vào tháng Bảy năm 2008. Còn việc xây dựng tổ máy số 1 (hay lò phản ứng 1) bắt đầu ngày 25/4/2010 và tổ máy số 2 (lò 2) vào ngày 21 tháng 11 cùng năm đó.
Sau 5 năm, việc lắp đặt 121 bó nhiên liệu vào các lõi của tổ máy (hay lò) Trường Giang số 1 bắt đầu từ ngày 26 tháng Tám và lò phản ứng đạt tới hạn lần đầu tiên vào ngày 12 tháng Mười năm nay 2015.
Vị trí Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang trên đảo Hải Nam ở phía đông của Vịnh Bắc Bộ.
Theo dự kiến, tổ máy số 1 được đưa vào vận hành thương mại vào cuối năm nay, còn tổ máy thứ 2 khởi động muộn hơn, vào đầu năm tới. Và thực sự như dự kiến đó, tổ máy 1 hay lò 1 đã được vận hành và nối điện lưới hai ngày trước đây, tức vào sáng ngày 7/11/2015 và tổ máy số 2 sẽ tiếp bước theo sát tổ máy 1.
Toàn bộ nhà máy điện hạt nhân Trường Giang gồm 4 tổ máy. Các tổ máy số 3 và số 4 còn lại sẽ sử dụng loại lò phản ứng CNP-650 hoặc ACP-600 và dự kiến bắt đầu xây dựng vào năm 2018. CNNC cho biết thêm rằng Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang được xây dựng với một tỷ lệ nội địa hóa hơn 82%. Và khi tất cả các tổ máy cùng phát điện, nhà máy Trường Giang sẽ cung cấp một phần ba sản lượng điện cho tỉnh đảo Hải Nam.
Vị trí của Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang (tỉnh đảo Hải Nam) có thể ước lượng cách xa bờ biển Việt Nam gấp đôi so với khoảng cách từ Nhà máy điện hạt nhân Bằng Giang (tỉnh Quảng Tây) đến Thành phố Mông Cái địa đầu nước ta. Không nối nhau bởi đất liền như nhà máy Bằng Giang và Tp. Mông Cái nhưng nhà máy Trường Giang nối với vùng dân cư ven biển Việt Nam ta qua vịnh Bắc Bộ.
Trong trường hợp, vạn bất đắc dĩ, xảy ra sự cố với lò phản ứng làm thoát các đồng vị phóng xa độc hại ra ngoài và lan ra xung quanh theo chiều gió hay theo dòng nước, nên mỗi nhà máy điện hạt nhân (Bằng Giang hoặc Trường Giang) đều gây ra những mối quan ngại khác nhau đối với dân chúng dọc bờ biển Vịnh Bắc Bộ.
Chúng ta vẫn hy vọng rằng sự “vạn bất đắc dĩ” này không xảy ra cho cả hai nhà máy điện hạt nhân nói trên. Vì sao? Vì độ an toàn cao của các loại lò phản ứng hiện nay. Vì kinh nghiệm chọn vị trí và công nghệ xây dựng lò phản ứng trên bờ biển đã có kinh nghiệm từ vụ Fukushima ở Nhật.
Và tất nhiên, chúng ta luôn đòi hỏi trách nhiệm cao, theo luật lệ quốc tế, của quốc gia chủ nhân nhà máy điện hạt nhân đối với quốc gia láng giềng. Trong đó, dĩ nhiên, còn là trách nhiệm với đồng bào của họ sống xung quanh và gần các nhà máy đó nhất.