Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Bất ngờ 'mở cửa' lại cho khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt

 -Bất ngờ 'mở cửa' lại cho khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt
Sáng nay 10.11, ông Dương Ngọc Đức, Trưởng phòng Kinh tế TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt vừa có cuộc họp với tiểu thương chợ nông sản Đà Lạt và đồng ý cho nhập trở lại khoai tây Trung Quốc vào chợ để kinh doanh.
Đóng khoai tây mới rửa vào bao xốp
Đây là một quyết định khá bất ngờ vì trước đó ngày 21.10.2015, ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt ký văn bản số 6057 với nội dung: “Từ ngày 1.11.2015, cấm nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt để giả mạo khoai tây Đà Lạt phân phối đi nơi khác”.
Cũng theo ông Đức, tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt cho phép nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản với điều kiện phải có đầy đủ chứng từ hóa đơn và phải cam kết không nhuộm đỏ khoai Trung Quốc ''biến'' thành khoai Đà Lạt, mà chỉ được rửa sạch đất đen trước khi phân phối đi các nơi tiêu thụ.
Khoai tây Trung Quốc tại một vựa ở chợ nông sản Đà Lạt
Các tiểu thương khi xuất ra khỏi chợ nông sản Đà Lạt đều phải gắn nhãn hiệu trên bao bì “Khoai tây xuất xứ từ Trung Quốc” hoặc “Khoai tây xuất xứ Đà Lạt” để tránh nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Các nhãn hiệu này do Ban Quản lý chợ Đà Lạt phát hành theo nhu cầu của các vựa. Bên cạnh đó, thành phố sẽ lập tổ kiểm tra đột xuất các xe chở nông sản từ chợ nông sản Đà Lạt đi các tỉnh và TP.HCM, nếu lô hàng nào không gắn nhãn mác sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.
Trường hợp phát hiện hoặc báo chí phản ánh vựa nào có hành vi nhuộm đất đỏ cho khoai tây Trung Quốc thì sẽ bị xử lý, thu hồi mặt bằng kinh doanh mà không bồi hoàn phần còn lại của giá trị hợp đồng.
Dự trữ khoai tây Trung Quốc tại chợ nông sản Đà Lạt
Văn bản cấp nhập khoai tây Trung Quốc của Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt được ban hành ngày 21.10 vừa qua
Cũng trong sáng nay Ban Quản lý chợ nông sản Đà Lạt tổ chức cuộc họp với các tiểu thương kinh doanh mặt hàng khoai tây tại chợ này để ký cảm kết việc không nhuộm đất đỏ cho khoai tây Trung Quốc, đồng thời cam kết sẽ gắn nhãn mác đầy đủ cho khoai tây trên bao bì trước khi đưa về TP.HCM và các tỉnh tiêu thụ.
Qua sự việc này cho thấy lãnh đạo TP.Đà Lạt thiếu nhất quán và lúng túng trong việc xử lý khoai tây Trung Quốc mạo danh khoai tây Đà Lạt, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng.
Tin ảnh: Lâm Viên


 -Bất lực trước khoai tây, dâu tây “giả” của Trung Quốc (Bee)-
- “Chúng tôi vẫn biết rõ đó là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng khổ nỗi khi kiểm tra họ vẫn có giấy phép nhập khẩu do Bộ Công thương cấp. Trong khi đó, các loại rau, củ, quả của Đà Lạt lại đang trong quá trình xây dựng thương hiệu nên không thể có cơ sở pháp lý để bảo vệ khi bị xâm hại” – ông Nguyễn Đức Cứ, Phó phòng Kinh tế TP Đà Lạt cho biết.Kiểm tra các đầu mối chuyên kinh doanh khoai tây, dâu tây tại Đà Lạt, họ vẫn trình đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc, hóa đơn.
Cũng theo ông Cứ, khi các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra các đầu mối chuyên kinh doanh khoai tây, dâu tây tại Đà Lạt thì các cơ sơ này vẫn trình đầy đủ giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc, hóa đơn mua bán từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi đưa thị trường tiêu thụ, một số đầu mối kinh doanh khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc đem trộn với đất đỏ Đà Lạt để đánh lừa người tiêu dùng.
Đất đỏ là "chiêu" để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt

Mặc dù biết rất rõ điều đó nhưng do các loại nông sản của Đà Lạt vẫn chưa xây dựng xong thương hiệu, chưa được gắn tem, mác cũng như xây dựng cơ sở pháp lý để khi xảy ra tranh chấp có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.
Theo phòng Kinh tế TP Đà Lạt, nhanh nhất cũng phải đến tháng 9/2011 này các quy định về quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận rau Đà Lạt mới được hoàn thành.
Khi quy định này được áp dụng, không riêng gì các mặt hàng nông sản của Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt bị xử phạt mà ngay cả các loại nông sản khác ở nước ta không có xuất xứ tại Đà Lạt nếu vi phạm cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Khi nông sản Trung Quốc tràn vào đội lốt nông sản Đà Lạt thì chịu thiệt không chỉ là tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới nông dân 
Khi nông sản Trung Quốc tràn vào đội lốt nông sản Đà Lạt thì chịu thiệt không chỉ là người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nông dân 

Những năm qua, hàng loại mặt hàng nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc như khoai tây, dâu tây, mơ cay, đào sữa, ô lưu, đào giòn, mận, cà, ớt, na… được nhập vào nước ta, để đánh lừa người tiêu dùng, nhiều cơ sở buôn bán các loại mặt hàng này liền gắn vào bao bì sản phẩm dòng chữ “Đặc sản Đà Lạt” để bán với giá cao kiếm lời.
Bà Phan Thị An – chi Cục phó chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng cho biết, chỉ khoảng 10% các loại đặc sản đang bày bán tại chợ Đà Lạt và các khu du lịch tại thành phố này đích thực là sản phẩm có nguồn gốc tại Đà Lạt, 90% các loại đặc sản còn lại là hàng Trung Quốc được gắn mác “Made in DaLat".
Sự gian lận này không chỉ gây thất thiệt cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới các mặt hàng nông sản của Đà Lạt.
Khắc Lịch




Công nghệ biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt
 - “Không biết trước khi nhận về Việt Nam họ có dùng loại hóa chất gì để bảo quản hay không, nhưng khoai tây để 1 - 2 năm mà không bị nảy mầm hoặc hư hỏng thì đúng là một điều khó hiểu và đáng quan tâm”- Nguyễn Đình Dị, Chủ tịch Hội nông dân phường 8, TP Đà Lạt nói.
 Năm nay, khoai tây Đà lạt “giả” xuất hiện sớm
Gần đây khoai tây trong nước được giá, nhu cầu tiêu dùng của thị trường lại rất lớn nên nhiều tiểu thương ở Đà Lạt đã mua khoai tây từ các tỉnh phía Bắc được nhập từ Trung Quốc về Đà Lạt làm “giả” kiếm lời sớm hơn mọi năm hai tháng. (Thông thường những năm trước, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt tràn vào thị trường Việt Nam chỉ bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng Giêng năm sau khi mùa thu hoạch khoai tây chính vụ của Đà Lạt đã kết thúc và lượng khoai tích trữ trong người dân cũng đã bán hết).
Mô tả ảnh.
Chuẩn bị đất đỏ để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt
Thời gian này, tại Đà Lạt đang xuất hiện nhiều điểm chế biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt, tập trung nhiều nhất ở khu vực Trại Mát, phường 7 và phường 8.
"Công nghệ" trộn khoai Trung quốc với đất ướt Đà Lạt
 Một người có kính nghiệm trong nghề làm khoai tây “giả” tiết lộ, công nghệ biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt rất dễ.
Khi nhập khoai tây Trung Quốc về, công việc trước tiên là phân loại củ to, củ nhỏ cho giống như khoai tây Đà Lạt đang được bày bán trên thị trường. Việc tiếp theo sẽ lấy đất đỏ (loại đất thường dùng để trồng khoai tây Đà Lạt) phơi khô, đạp nhỏ trộn nước cho ướt rồi rắc lên khoai tây Trung Quốc để cho khoai bám đất. Chờ cho đất trên khoai tây đã khô, họ sẽ gỡ bỏ loại đất này khiến cho khoai tây Trung Quốc được bám một loại đất đỏ giống y như khoai tây được trồng tại Đà Lạt rồi đưa đi tiêu thụ.
Theo tìm hiểu, chỉ một lượng rất nhỏ khoai tây “giả” được tiêu thụ ngay tại thị trường Đà Lạt, đất sống trung thành của khoai tây Trung Quốc gắn mác khoai tây Đà Lạt vẫn là thị trường TP HCM và các tỉnh phía Nam.
 Khoai tây “giả” rất dễ nhận biết
Hiện giá khoai tây vàng Đà Lạt đươc các tiểu thương thu mua tại vườn là 11.000 đ/kg, khoai tây đỏ là 12.000 đ/kg, trong khi đó, khoai tây Trung Quốc khi nhập về Đà Lạt có giá chỉ khoảng 4.000 – 5.000 đ/kg (chưa phân loại).
Sự xuất hiện của khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới nông dân trồng khoai tây tại Đà Lạt.
Sau khi qua công nghệ chế biến, khoai tây Trung Quốc nghiễm nhiên được bán ngang hàng hoặc rẻ hơn không đáng kể so với khoai tây Đà Lạt.
Mô tả ảnh.
Thu hoạch khoai tây tại Đà Lạt
 Ông Nguyễn Đình Dị, Chủ tịch Hội nông dân phường 8, TP Đà Lạt cho biết, khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt rất dễ phân biệt. Thông thường, khoai tây Trung Quốc được bán quanh năm, trong khi đó chính vụ của khoai tây Đà Lạt chỉ từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm.
 Điều dễ nhận biết nhất là khoai tây Đà Lạt rất mỏng vỏ, chỉ cần cọ sát nhẹ trong lúc vận chuyển là vỏ bị tróc. Còn khoai tây Trung Quốc vỏ rất dày và dai, thậm chí dẫm lên những củ khoai này cũng không bị trầy xước vỏ nên củ trông rất đẹp.
Mô tả ảnh.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt không những gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới người trông khoai tây Đà Lạt
Cũng theo ông Dị, khoai tây Đà Lạt du bảo quản có tốt tới đâu, thậm chí là dùng thuốc nhưng cũng chỉ để được từ 3 – 4 tháng là nảy mầm hoặc thối, trong khi đó khoai tây Trung Quốc có thể để tới 1 – 2 năm nhưng không bị nảy mầm và hư hỏng.
 “Không biết trước khi nhận về Việt Nam họ có dùng loại hóa chất gì để bảo quản hay không, nhưng khoai tây mà để được 1 - 2 năm mà không bị nảy mầm hoặc hư hỏng thì đúng là một điều khó hiểu và đáng quan tâm” - ông Dị nói.
Khắc Lịch

Tổng số lượt xem trang