Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Tích tụ đất đai: tỷ lệ nông dân mất đất cao

-Tích tụ đất đai: tỷ lệ nông dân mất đất cao (TGTT 24-1-16)
TTTG.VN – Chính sách thu hồi đất của Nhà nước có tác động nhiều hơn đến tình trạng nông dân mất đất thay vì nông dân chủ động tham gia vào thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đòi hỏi đất đai phải được tích tụ ở quy mô lớn nhằm đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để áp dụng công nghệ trong sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, quản lý các vấn đề môi trường và gia tăng năng lực cạnh tranh của người sản xuất trong xác định giá bán và giải quyết các vấn đề của thị trường.
TS Diệp Thanh Tùng, trưởng khoa kinh tế – luật, trường đại học Trà Vinh cho biết như vậy tại hội thảo khoa học “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa” tổ chức ngày 22.1.2016 tại TP Cần Thơ.
TS Diệp Thanh Tùng cho biết kết quả từ một số nghiên cứu của World Bank, trong giai đoạn 2001-2010, khoảng 0,9 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 4% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước vào năm 2000) đã được chuyển đổi thành đất ở, đất công và đất phục vụ các mục đích phi nông nghiệp khác.
Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy, khi những hộ gia đình khá giả có nhiều cơ hội để tích tụ đất đai và nâng cao hiệu quả sản xuất ở quy mô lớn thì những hộ nghèo thường dễ tổn thương và chịu rủi ro cao về khả năng mất đất và đối mặt với thất nghiệp sau đó.
Chính sách thu hồi đất của Nhà nước có tác động nhiều hơn đến tình trạng nông dân mất đất thay vì nông dân chủ động tham gia vào thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Dựa trên các quy hoạch chung của cả nước, các chính sách quản lý đất đai cần được áp dụng linh hoạt theo mỗi vùng tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất nông nghiệp khác nhau để giảm thiểu các tác động tiêu cực do tích tụ đất đai mang lại.
Một nghiên cứu của Oxfam (2002) tại hai tỉnh Trà Vinh và Đồng Tháp cho thấy có 9,3% trong số mẫu được chọn là hộ không có đất vào năm 1993 ở Trà Vinh, nhưng năm 1998 tăng lên đến 12,6%, tương ứng với 21.400 hộ ở Trà Vinh và ở Đồng Tháp có 20.500 hộ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ nông dân mất đất đã có khuynh hướng giảm. Nhưng tỷ lệ nông dân không có đất cao thứ 2 so với các vùng khác trong cả nước.
TS Tùng cho rằng cứ mỗi nông hộ bị mất đất, trung bình 1,5 người bị thất nghiệp.

TPP đặt ra thách thức cho Công đoàn và cả hệ thống chính trị (TN 24-1-16)

-800 gia đình dựng chiến lũy giữ đất ở Hải Phòng
CN, 12/13/2015 - 14:30
Đã 2 tuần nay, 800 gia đình thuộc một ngôi làng đã tổ chức dựng lều bạt, lán trại để phản đối và đòi hỏi quyền lợi khi nhà chức trách ở thành phố Hải Phòng thu hồi diện tích 103 hécta đất do tổ tiên họ truyền lại.

Các cư dân của làng Kinh Triều, xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên đã tụ tập trong khu vực đầm Chấu Kinh Triều, thuộc dự án xây dựng đảo Vũ Yên, do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Theo khiếu nại của người dân làng Kinh Triều, hơn 100 hécta đầm nuôi trồng thủy sản trong khu vực đảo Vũ Yên là do nhiều thế hệ dân làng quai đê, lấn biển và khai hoang từ năm 1959, và đưa vào sử dụng hợp pháp từ đó đến nay. Hàng năm, dân làng đều đóng thuế đầy đủ cho nhà nước, và không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Dân làng cũng là những người duy nhất quản trị và khai thác diện tích đất này.
Tuy nhiên, khi huyện Thủy Nguyên lập phương án kiểm kê, đền bù giải tỏa đất, dân làng không được bồi thường về đất, mà chỉ được hỗ trợ 10% giá đất. Khi bản tin này được chuẩn bị để gửi tới khán thính giả đài SBTN, mọi bản tin đã từng xuất hiện trên các trang tin tức của một số cơ quan truyền thông tại Việt Nam đã bị gỡ xuống. Những hình ảnh trong bản tin này đã được chúng tôi kịp lưu trữ lại từ VTC News, cơ quan trực thuộc Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC tại Việt Nam.



-Hàng trăm người dân dựng 'chiến lũy' thay nhau giữ đất
(bài đã bị gỡ)
(VTC News) - Không đồng tình với phương án bồi thường khi thu hồi hơn 100ha đất của làng, hàng trăm người dân dựng lều bạt, thay nhau canh giữ đất.


Đã 2 tuần nay, 800 hộ dân làng Kinh Triều, xã Thủy Triều (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã tổ chức dựng lều bạt, lán trại tại khu vực đầm Chấu Kinh Triều (thuộc Dự án đầu tư xây dựng khu vực đảo Vũ Yên, xã Thủy Triều) để phản đối và đòi hỏi quyền lợi khi UBND TP Hải Phòng thu hồi diện tích 103ha đất.

Diện tích đất này được cho là đất dân làng khai hoang phục hóa từ năm 1959. Đất này được giao cho Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư xây dựng.


Hàng trăm hộ dân cắt cử nhau ra 'lập chiến lũy" giữa cánh đồng để phản đối và đòi hỏi quyền lợi liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường, GPMB tại đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên, Hải Phòng) - Ảnh MK

Người dân bảo có...

Theo đơn phản ánh của người dân làng Kinh Triều, diện tích 103ha đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS) khu vực đảo Vũ Yên là do ông cha và nhiều thế hệ con cháu nối tiếp nhau của làng quai đê, lấn biển, khai hoang, phục hóa từ năm 1959 và đưa vào sử dụng hợp pháp từ đó đến nay.


Hàng năm, dân làng đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, không có tranh chấp về quyền sử dụng đất. Dân làng cũng là những người duy nhất quản lý và khai thác diện tích đất nói trên.


Tại đình làng Kinh Triều, người dân bức xúc phản ánh với phóng viên về việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất - Ảnh MK

Cũng theo phản ánh của người dân, viện dẫn tại khoản 5, điều 100 và khoản 3 điều 78 của Luật đất đai năm 2013 thì dân làng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất nêu trên và khi Nhà nước thu hồi thì được bồi thường.


Tuy nhiên, khi UBND huyện Thủy Nguyên lập phương án kiểm kê, bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng, dân làng không được bồi thường về đất mà chỉ được hỗ trợ 10% giá đất.


Hàng trăm người dân thay nhau 'chịu trận' sống cảnh 'màn trời chiếu đất' như thế này giữa cánh đồng nửa tháng nay để đòi hỏi quyền lợi - Ảnh MK

Vì vậy, từ tháng 6/2015, dân làng Kinh Triều đã liên tục có đơn kiến nghị, đòi hỏi quyền lợi phải được bồi thường về đất với 103ha diện tích nêu trên.


Nhận được kiến nghị của người dân, UBND huyện Thủy Nguyên đã nhiều lần ban hành các văn bản trả lời, tuyên truyền vận động người dân chấp hành và thực hiện theo phương án bồi thường, hỗ trợ đã được phê duyệt.


Tuy nhiên, người dân không đồng tình và cho rằng cách áp dụng Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, lập phương án bồi thường, hỗ trợ không thỏa đáng nên đã tổ chức dựng lều bạt, sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’ giữa cánh đồng trên diện tích 103ha yêu cầu nhà thầu dừng thi công để tiếp tục đi đòi hỏi quyền lợi.

Tổng số lượt xem trang