--Bọn côn đồ đốn mạt cai trị VN đâu có thử nghiệm gì với dân chủ!-
Việt Nam là một bức tranh tối tranh sáng, một giải lụa bóng bẩy nhưng khá nhá nhem: Nheo mắt lại ở góc cạnh này bạn sẽ thấy một xã hội đầy khát vọng lao phóng vào tương lai. Nheo mắt một cách khác, bạn sẽ thấy một tên cai ngục lạc hậu nhất bắt bất cứ ai từ chối không chịu đi theo đường lối của Đảng. Nhóm lợi ích rạng rỡ ánh mặt trời nhắm vào các bãi biển thơ mộng, món ăn, và sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm hẹn du lịch. Các nhà báo nhân quyền nhắm vào vào các hình ảnh đàn áp của chế độ.
Đúng, Việt Nam chào đón phương Tây và đang phát triển mau chóng. Tuy vậy – với tất cả sự quyến rũ choáng ngộp ánh nắng -Việt Nam là một mảng văn hóa đang đổ nát. Các nhà kiểm duyệt đã bóp nghẹt hoặc lưu đày các nghệ sĩ ưu tú nhất của đất nước. Nhà văn và nhà thơ nổi bật của Việt Nam không còn viết nữa, trừ những người đang lưu hành công tác ‘phản động’ ngầm của họ. Báo chí là một doanh nghiệp lũng đoạn do chính phủ kiểm soát. Y chang trong chuyện xuất bản.Tìm hiểu lịch sử là một chuyện đầy hiểm nghèo. Tự do tôn giáo, tư tưởng, ngôn ngữ – các bộ trưởng tuyên vấn ngăn chặn tất cả.
Từ 20 đến 28 tháng Giêng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đang mở tiệc nướng con lợn năm năm lần thứ 12 của họ, được gọi là Đại hội Đảng. Khoảng 1.500 đảng viên sẽ tập trung tại Hà Nội để thông qua kế hoạch kinh tế năm năm và phê duyệt một bảng các ứng cử viên được đề cử vào Trung ương, và 16 ủy viên cao cấp vào Bộ Chính trị của họ, và Tổng bí thư Đảng (tên chủ trì ngồi đầu bàn). Tham nhũng từ trên xuống dưới, vinh thân phì gia do đút lót, một chủ nghĩa lo lót cho bộ hạ và tay chân thân thiết và chuyên nghề kiếm kim tiền, ĐCSVN duy trì một vòng kim cô siết chặt bộ máy chính quyền, quân sự, và tất cả các phương tiện truyền thông của Việt Nam và 93 triệu dân. “Chủ nghĩa Mác-xít cần một nhà độc tài,” tác giả Vladimir Nabokov, một người tị nạn Nga nói, “một nhà độc tài cần một bộ phận công an phục vụ cho chế độ, và đó là sự tàn lụy của thế giới.”
Quan sát viên quốc tế nghiên cứu Đại hội Đảng để tìm dấu hiệu xem phe nào sẽ lên. Trong vòng vài tuần tới, người ta sẽ đọc bài viết về phe thiên Tây phương chế ngự phe Trung Quốc, hoặc ngược lại. Chú trọng vào khác biệt nhỏ nhặt này, họ bỏ qua điều cốt lõi. Khoảng 4,5 triệu thành viên của Đảng muốn đại diện của họ. “Nó giống như xem người ta đánh nhau dưới một tấm thảm,” nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nói về các cuộc họp kín sản sinh ra lãnh tụ cai trị Việt Nam.
Đúng, ĐCSVN đã biến đổi kể từ khi thống nhất đất nước sau cuộc chiến tranh năm 1975. Đương đầu với nạn đói ở nông thôn, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ một nền kinh tế chỉ thị theo kiểu Liên Xô, ủng hộ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. ĐCSVN cho phép thị trường tự do phát triển mạnh ở dưới đáy từng xã hội và khuyến khích “tư bản đỏ” nổi lên ở giữa, trong khi họ dành cho mình những vụ đóng tàu, ngân hàng, khai thác mỏ, và các doanh nghiệp nhà nước khác ở phía trên cùng của xã hội.
Cùng lúc với những cải cách kinh tế nảy sản sinh một giai đoạn cải cách văn hóa ngắn ngủi. Giám sát của nhà nước đã được nới lỏng đủ lâu để cho bốn tác giả có tiếng sau chiến tranh, cho họ xuất bản tác phẩm nổi tiếng nhất của mình: người viết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (“ông Tướng về hưu”) và nhà văn Bảo Ninh (Nỗi Buồn Chiến Tranh/The Sorrow of War), Dương Thu Hương (Tiểu thuyết Vô Đề/Novel Without Name), và Phạm Thị Hoài (The Crystal Messenger). Nhưng mạng lưới xám nới lỏng đã bị nhét vào xó năm 1991, khi công an văn hóa khám xét nhà Thiệp và phá hủy các bản thảo của ông. Kể từ đó, Thiệp và Bảo Ninh đã sống một cuộc sống lưu đầy trong nước, xuất bản những câu chuyện bị kiểm duyệt và được các tên bồi bút của Đảng viết lại. Sau tám tháng tù giam năm 1991, Dương Thu Hương hiện đang sống ở Paris, và Hoài hiện sống lưu vong ở Berlin.
Những chuyển hướng của ĐCSVN khác xảy ra sau khi họ khôi phục quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1995 và sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam vào năm 2007. Sự kiện thứ hai đã mở một nguồn đầu tư lớn của các nước ngoài, sau đó bốc thành mây khói một năm sau đó trong cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Bất kể những gì đã xảy ra, ĐCSVN tiếp tục bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước. Chuyện này khiến lạm phát tăng vọt lên tới 60 phần trăm tính theo tỷ lệ hàng năm, và một bong bóng địa ốc bị bùng nổ một cách nhanh chóng cùng với sự phá sản của các doanh nghiệp nhà nước khác nhau, kể cả công ty đóng tàu quốc gia, Vinashin, bị chìm dưới $4,5 tỷ USD nợ.
Vụ xì-căng-đan này gần như đủ lớn để lật đổ Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam. Dũng đã được cứu bởi tay chân của ông trong Bộ Chính trị và bắt đầu vận động cho chức vụ lãnh đạo Đảng Tổng bí thư, nhưng dường như ông đã thất bại trong nỗ lực này. Trong thực tế, Việt Nam vào lúc này dường như được trải qua chuyển động của một cuộc đảo chính chậm, trong đó Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, người đứng đầu ĐCSVN hiện nay – mặc dù theo biên chế đáng lý phải về hưu – cũng đang vận độnb để duy trì quyền lực, ở lại ít nhất một hai năm.
Bên cạnh ĐCSVN, hằng số khác là ảnh hưởng của Trung Quốc ở Việt Nam. Trong năm 2008, Tổng công ty Nhôm của Trung Quốc mua quyền khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam. Năm sau đó, Bắc Kinh dựng lại lại bá quyền trên hầu hết Biển Đông. Đến năm 2014, Bắc Kinh đã đem một giàn khoan dầu vào vùng biển ngoài khơi của Việt Nam và xây cất phi đạo cho phản lực cơ trên các đảo nhân tạo được tạo ra từ các mảng san hô. (Hà Nội cáo buộc Bắc Kinh đã đưa giàn khoan trở lại vùng biển Việt Nam vài ngày trước khi Đại hội Đảng gần đây nhất bắt đầu.) Tinh thần chống Trung Quốc – không còn kềm hãm được bởi lực lượng công an của Việt Nam – đã bùng nổ. Trong tháng 5 năm 2014, hàng trăm nhà máy được cho là thuộc sở hữu của Trung Quốc đều bị cướp phá hoặc thiêu hủy, và 21 người bị giết. Chẳng lạ gì, khi phe thân Trung Quốc ở Việt Nam đang tạm ẩn mình.
Tuy vậy, tình cảm chống Trung Quốc đã không làm cho ảnh hưởng của Trung Quốc giảm đi ở Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục bồi đắp các hòn đảo, khai thác dải cao nguyên, và thi hành bất cứ điều cần thiết khác để giữ cho Đàn em Việt Nam an toàn trong quỹ đạo của Đại ca Trung Quốc. Vòng kềm tỏa của liên minh này chặt chẽ đến nỗi không thể ngờ một số lớn người Việt – đã nói về một sự kiện được gọi là Hiệp định Thành Đô – họ tin rằng đất nước của họ đã thực sự thuộc sở hữu của Trung Quốc. (Tại một cuộc họp bí mật năm 1990 tại Thành Đô, Trung Quốc, ĐCSVN đã hiến thân mình cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, để đổi lấy một số tiền hối lộ lớn cho mỏ dầu ngoài khơi, bauxite, và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, đây chính là niềm tin theo họ, được phổ biến rộng rãi.)
Hà Nội biết cách trục lợi trong bang giao với Hoa Kỳ hơn là trong mối quan hệ với người láng giềng khổng lồ phương Bắc của mình. ĐCSVN sẽ có khả năng thực hiện quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một Hiệp định thương mại 12 nước được ký kết vào tháng Mười Một. Được thiết kế bởi Washington, TPP là một bức tường thương mại cây xanh nhằm ngăn chặn làn sóng đỏ của Trung Quốc, TPP cung ứng một vận may có tiềm năng bất ngờ cho Việt Nam. Thỏa thuận này có một số quy định rắc rối cho Việt Nam liên quan đến quyền lao động, nhưng Hà Nội có thể sẽ bỏ qua các quy định này – như các giao thức quốc tế khác mà họ đã ký kết và vượt qua. Việt Nam đứng gần cuối bảng trong mọi chỉ số về nhân quyền. Họ có nhiều tù nhân chính trị nhất tính theo đầu người (tỉ lệ dân số) của bất kỳ quốc gia nào trong vùng Đông Nam Á, nhưng họ vẫn xoè lông xoè cánh như một con công khi ngồi vào ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của mình. Ai sẽ màng đến số phận của một vài tổ chức lao động đang bị giam giữ cùng với 300 tù nhân chính trị khác ở Việt Nam?
Sau khi thực hiện TPP, Việt Nam sẽ tìm cách đạt cho được danh xưng nền kinh tế “thị trường” vì họ bị Hoa kỳ và Liên hiệp Âu châu chỉ định là một nền kinh tế “phi thi trường”. (“Nền kinh tế thị trường” được bảo vệ tốt hơn tromg các vụ kiện chống bán phá giá). Đây là một vấn đề lớn đối với Việt Nam, họ hy vọng rằng TPP sẽ mở ra thị trường Mỹ cho các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có một món hàng mà hai nước đã tranh chấp trong nhiều năm qua – cá trê basa. Trong tháng Bảy, để chuẩn bị dọn đường để xếp chỗ cho các điều khoản trong hiệp định thương mại được trơn tru, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã mời Tổng Bí thư Trọng ĐCSVN tới Nhà Trắng cho một điều mà ông Trọng mệnh danh là một “cuộc họp thật lịch sử.” Và tại sao chuyến thăm Nhà Trắng đầu tiên này của nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là ”lịch sử”? Bởi vì Tòa Bạch Ốc thừa nhận cấu trúc chính trị của Việt Nam và lãnh đạo của Đảng” – do đó chính thống hóa, theo ông Trọng, sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhưng hãy xem sự cai trị này giống như: Bộ Tuyên giáo và Giáo dục Trung ương có các bàn tay lông lá nối liền xuyên qua Bộ Thông tin và Truyền thông thành “Cục an ninh” PA 25 – và từ đó xuyên qua mọi chi bộ, ĐCSVN kiểm soát các phương tiện truyền thông tại Việt Nam. Ở vai trò của mình như là người kiểm duyệt trưởng của Việt Nam, ông Trọng có trách nhiệm điều hành những gì mà các phóng viên báo chí Không Biên giới theo dõi cho biết trong một báo cáo tháng 9 năm 2013, được gọi là một “nhà nước của đảng cướp/Mafia” có đầy đủ những đợt “bắt bớ, các vụ án, các cuộc hành hung và sách nhiễu.” “Chỉ riêng năm 2012,” cũng theo một bài báo tháng Bảy 2015 do tổ chức Phóng viên Không Biên Giới, bộ hạ của tư pháp của Trọng” đã truy tố không ít hơn 48 blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền, kết án họ tổng cộng 166 năm tù ở và 63 năm quản chế. ”
Phe rạng rỡ nắng ghét nghe những chuyện như thế này họ cho là “la làng” hoảng. Thật vậy, chuyện này giống như chuyện lỗi thời, một cái gì đó đảo ngược thời gian quay trở về những năm của thời 1950. Nhưng những tin tức xuất phát từ Việt Nam quả là đáng báo động. ̣Đáng báo nguy đối với Việt Nam, vì phải đối phó với đống văn hóa đổ nát này, và nó cũng đáng báo động cho phần còn lại của chúng ta, những người đang phải đối mặt – trong các xã hội của chúng ta – với những áp lực của sự kiểm duyệt, sự gia tăng trong việc giám sát số đông, và sự thống trị của các lợi ích thương mại nhằm loại trừ tất cả các giá trị khác. Từ quan điểm này, Việt Nam không phải là một đảo ngược thời gian đến từ quá khứ, nhưng một cửa sổ nhìn vào tương lai của chúng ta. Có thể kết quả nào quái đản này sẽ có thể trở thành một bình thường mới?
Một điều chúng ta biết về Đại hội Đảng lần thứ 12 của Việt Nam là nó sẽ không ngăn chận được sự tàn bạo của công an. Trong đầu tháng 12 vừa rồi, công an mặc thường phục đánh nhà vận động nhân quyền kiêm luật sư Nguyễn Văn Đài bằng các thanh sắt. Mười ngày sau đó, Đại đã bị bắt trên đường đến gặp đại biểu Liên minh châu Âu đã đến tham quan Hà Nội cho các cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ năm. Blogger nổi tiếng nhất của đất nước kiêm nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (aka Anh Ba Sàm) hiện đang ở trong tù, với tội danh “lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Phiên xử Vinh, trước đây dự kiến sẽ bắt đầu ngày 20 tháng 1 – cùng ngày với Đại hội Đảng – đã bị hoãn lại vô thời hạn.
Một nền văn hóa dưới đáy của con số không trong một nhà nước công an trị đã đánh đập các người ủng hộ dân chủ với những thanh sắt, Việt Nam được bỏ qua hành vi xấu xa của mình vì nhiều người muốn kinh doanh với các công dân lanh lợi cũng như tận hưởng những thú vui của đất nước này. Việt Nam sẽ đón khách du lịch và mặc cả về tài chính toàn cầu và chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia, không có vấn đề. Nhưng nếu bạn muốn đi dự tiệc, hãy quên nó đi. Chỉ dành riêng cho Đảng viên. (Ở đây, ông Thomas Bass chơi chữ: Party có nghĩa là tiệc và cũng có nghĩa là Đảng)
Tác giả Thomas Bass (Theo Yahoo)
Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ