-Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: Nhân quyền vẫn chia rẽ quan hệ Mỹ-Việt(RFA 9-6-16) -- Đải RFA chạy tít (có tính tiêu cực) như thế đối với bài nói chuyện của Ted Osius ở CSIS, trong khi chính CSIS thì chạy một cái tít trung dung như thế này: President Barack Obama’s Visit to Vietnam: a New Era in U.S.-Vietnam Relations (YouTube 9-6-16) Đài BBC có vẻ trung dung nhất:Đại sứ Mỹ nói về chuyến thăm của Obama (BBC 9-6-16)
Đại sứ Mỹ nói về chuyến thăm của Obama
BBC Tiếng Việt
Nhân nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Đại sứ Ted Osius khẳng định Hoa Kỳ “tôn trọng chủ trương của Việt Nam” về Vịnh Cam Ranh và nói “đã đề nghị hỗ trợ” trong thảm họa cá chết tại miền Trung. Ông Osius đã tham gia một cuộc thảo ...
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: Nhân quyền vẫn chia rẽ quan hệ Mỹ-ViệtĐài Á Châu Tự Do
"Chuyến thăm của Obama tới Việt Nam thành công ngoài mong đợi"Vietnam Plus
“Mỹ tôn trọng chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam“Báo Phú Yên
Quan điểm của Trung Quốc đối với việc Mỹ-Việt xích gần nhau: China’s- perspective on the US-Vietnam rapprochement (CSIS 9-6-16)
Obama và khó khăn với Việt Nam
Lữ Giang
-Chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama vừa qua đã được nhìn qua những lăng kính khác nhau. Có người nhìn vào mục tiêu chính mà ông Obama muốn thực hiện để đánh giá xem mục tiêu đó có đạt được hay không, người khác chỉ quan tâm đến những hoạt cảnh phụ diễn để vui hay buồn, thất vọng hay hy vọng theo từng hoạt cảnh. Người đấu tranh không nắm vững “Địch” và “Đồng minh” đang “đối tác” như thế nào, cứ chạy theo các bong bóng được thả ra như 40 năm qua, rồi cũng vẫn tiếp tục bị làm công cụ.
HAI CÁCH NHÌN KHÁC NHAU
Các cơ quan truyền thông ngoại quốc đã chú trọng đến hai mục tiêu chính của ông Obama trong chuyến đi Việt Nam là tìm thị trường mới để bán vũ khí và kéo Việt Nam đứng vào một liên minh khu vực đang được hình thành để đối đầu với Trung Quốc.
Hai tờ The Diplomat và Defense News đã đặt ra nhiều câu hỏi, chẳng hạn như: Những vũ khí gì Việt Nam có thể mua của Mỹ? Liệu trong 10 năm tới Mỹ có cạnh tranh nổi với Nga về việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không? Việc Việt Nam mua thêm vũ khí của Mỹ có làm giảm bớt sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông hay sẽ làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn? Việt Nam có chịu đứng vào liên minh do Mỹ lập hay không?
Trong khi đó, một số người Việt ở trong cũng như ngoài nước chỉ chú trọng đến các hoạt cảnh phụ diễn, chẳng hạn như bài diễn văn ông Obama đọc ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội nêu cao tinh thần chống Trung Quốc của người Việt và cổ võ tinh thần tự do dân chủ, ông Obama đi ăn bún chả Hà Nội, đi thăm ngôi chùa cổ Phước Hải, tiếp xúc và trò chuyện thân mật với những người đến với ông, v.v.
Phải nhìn nhận rằng nhờ những sự nghiên cứu kỹ của các chuyên gia, ông Obama xem ra đã thành công trong việc diễn xuất các màn phụ diễn, tức cho ăn “kẹo đường” với mục tiêu che đậy những “đối tác” với “Địch” ở đàng sau. Có điều khi nhắc lại bài thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” người biên soạn quên rằng “Nam đế” ngày xưa là vua Lê, còn “Nam đế” bây giờ là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng!
Điều đáng ngạc nhiên là trong ngày 27.5.2016, tờ Vietnamnet.vn, “báo điện tử chính thống hàng đầu Việt Nam” đã mở nguyên một trang lớn với chủ đề “Dấu ấn Obama”, tuyên bố “Chuyến viếng thăm của Tổng Thống Barak Obama từ 23-25/5/2016 để lại nhiều thành tựu và ấn tượng tốt đẹp cho cả hai phía”. Trang báo nhắc lại Obama là Tổng Thống Mỹ thứ ba thăm Việt Nam từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ với lời tuyên bố của ông Obama: “Sự thân thiện của người Việt chạm tới trái tim tôi”.
Phải chăng nhà cầm quyền đang “đồng hành” với người Việt đấu tranh về thông điệp của Tổng Thống Obama? Chắc chắn là không! Nhà cầm quyền chỉ muốn ru ngủ công luận băng bóng dáng của Obama để che đậy những khó khăn mà họ đang gặp phải. CSVN chẳng bao giờ tin Mỹ như VNCH trước đây.
Nhìn chung, các chuyên gia quốc tế chú ý đến “điểm” còn người Việt đấu tranh chỉ chú ý đến “diện”, chẳng ai quan tân đến chuyện “Địch” và “Đồng minh” đang làm gì!
CHUYỆN ĐỀN NGỌC HOÀNG HAY CHÙA PHƯỚC HẢI
Chuyện ông Obama đi thăm đền Ngọc Hoàng hay chùa Phước Hải cũng trở thành một đề tài tranh luận. Giáo sư tôn giáo học Dương Ngọc Dũng, người hướng dẫn ông Obama, biết tại sao chính quyền chọn chùa Phước Hải, nhưng ông nói lái qua là vì lý do an ninh. Có người dựa vào lý lịch người lập chùa là ông Lưu Minh, một người Hoa lưu vong “lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh” để cho rằng ông Obama muốn đề cao tinh thần chống Trung Quốc khi đến thăm chùa này. Chúng tôi không tin nhà cầm quyền CSVN đã làm những chuyện vớ vẩn như vậy.
Nhà cầm quyền chọn đền Ngọc Hoàng để nói với ông Obama rằng Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo không phải là tôn giáo chính của người Việt như các ông thường tưởng, tôn giáo chính của người Việt là Tín Ngưỡng Nhân Gian. Tại đây người Việt thờ đủ thứ, từ Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp)… đến Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Tất cả đều được tin là những vị thần linh có thể ban phúc giáng họa. Lễ hội lớn nhất là vía Ngọc Hoàng diễn ra ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Hương giang đốt ở đây gióng như hương giang đốt trước bàn thờ tổ tiên hay ông Địa, nó biểu tượng cho lời mời thần linh về chứng giám hay nhờ hương khói chuyển ước nguyện đến vị thần mà họ muốn cầu xin. Người giữ chùa được tuy gọi là sư nhưng thật sự là một viên công an.
Mới đây, tối 26.2.2016, 22 Đại sứ và 50 nhà ngoại giao ngoại quốc đã được đưa đền Phủ Dầy ở Nam Định để được tận mắt chứng kiến nghi lễ hầu đồng của đạo Mẫu. Mục tiêu cũng để nói với các nhà ngoại giao và các tổ chức nhân quyền rằng tín ngưỡng chính của người Việt là Tín Ngưỡng Nhân Gian. Các ông đừng nói chúng tôi đàn áp tôn giáo!
VIỆT NAM CÓ THỂ MUA VŨ KHÍ GÌ CỦA MỸ?
Theo Danh mục đăng ký các loại vũ khí thông thường của LHQ, trong giai đoạn 1995 – 2015, Việt Nam đã mua từ nước ngoài 5 xe tăng, 69 máy bay chiến đấu, 8 tàu hải quân (bao gồm cả tàu ngầm), 143 tổ hợp tên lửa các loại. Trong giai đoạn 2011 – 2015, Việt Nam đã mua các loại vũ khí với tổng trị giá 4,1 tỉ USD, cao gấp 7 lần so với giai đoạn 2006 – 2010.
Theo hai hãng thông tấn TASS và RIA của Nga, từ trước Việt Nam đã từng mua vũ khí của Nga, Israel, Rumania, Hà Lan và Ba Lan. Khoảng 90% lượng vũ khí Việt Nam nhập khẩu là từ Nga.
Như chúng tôi đã nói, với vũ khí tầm trung để tuần tra vùng ven biển, Việt Nam chỉ cần mua của Nga là đủ, nhưng để chứng tỏ cho Trung Quốc thấy Việt Nam không phải chỉ liên kết với Nga mà còn liên kết với Mỹ và các nước trong vùng nữa, nên Việt Nam đã tìm mua vũ khí của Mỹ và Ấn Độ.
Sở dĩ Mỹ cù cưa trong việc bỏ lệnh cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam không phải vì lý do nhân quyền như họ thường rêu rao mà vì cái mà người Mỹ gọi là thiếu “một sự cam kết chính xác” (tangible commitment), tức không cho biết chính xác sẽ mua những thứ gì và mua bao nhiêu?
Vào tháng 5/2015, Hơn chục công ty quốc phòng Mỹ gồm cả Boeing, BAE System và Lockheed Martin đã tới Việt Nam để tìm kiếm hợp đồng mua bán vũ khí. Trước khi Tổng Thống Obama đến thăm Việt Nam, ngày 12.5.2016 Việt Nam đã tổ chức diễn đàn quốc phòng với sự tham dự của nhiều nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ, trong đó có Boeing và Lockheed Martin.
Bây giờ chưa ai biết rõ Việt Nam đã cam kết sẽ mua những võ khí nào của Mỹ. Theo tạp chí Defense News của Mỹ, Việt Nam có thể sẽ quan tâm tới các loại trực thăng và máy bay dùng cho mục đích tuần tra, trinh sát hàng hải, từ A-29 Super Tucano cho tới máy bay tuần thám biển P-8. Chuyên gia Nga Vasily Kashin cho rằng Việt Nam có thể sẽ mua máy bay vận tải C-130 Hercules của Mỹ vì Nga không còn sản xuất bất cứ máy bay nào thuộc dòng tương tự vì đã có máy bay hạng nặng hơn là IL-76. Các chuyên gia Mỹ dự báo Việt Nam có thể mua tàu chiến ven bờ LCS là một loại tàu chiến nhỏ, nhanh, cơ động và tương đối rẻ tiền.
Một số chuyên gia tin rằng động thái của Washington không làm thay đổi hoạt động giao dịch vũ khí giữa Nga và Việt Nam do hai nước này vốn có mối quan hệ sâu sắc, bền chặt từ lâu. Ông Chas W. Freeman, một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Quốc tế về Các vấn đề công của trường Đại học Brown, nói rằng Việt Nam dựa hầu như hoàn toàn vào vũ khí của Nga và việc đưa thêm các hệ thống vũ khí khác của Mỹ vào sẽ gây thêm sự phức tạp cũng như khó khăn cho các lực lượng quân sự Việt Nam.
CON ĐƯỜNG MỸ ĐI CÒN LẮM CHÔNG GAI
Hôm 18.11.2013, tại Washington DC, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố: “Thời đại của Học Tuyết Monroe đã qua rồi” (The Era of the Monroe Doctrine is over). “Chính sách ngăn chận” (Containment policy) được áp dụng qua nhiều đời tổng thống Mỹ cũng được bị hủy bỏ và thay thế bằng “Chiến lược Chiến tranh Ủy nhiệm” (Proxy War Strategy), tức giao cho các nước trong vùng đối đầu với nhau, Mỹ dứng ngoài để yểm trợ và bán vũ khí. Việc xoay trục theo kiểu này có hai vấn đề được đặt ra: Liệu các nước trong vùng có chịu đứng ra đối đầu nhau như Mỹ muốn không? Khi Mỹ từ bỏ can thiệp bằng quân sự, các đối thủ của Mỹ có lợi dụng thời cơ bành trướng thế lực của họ không?
1.- Việt Nam đi vào quỹ đạo của Mỹ?
Tổng Thống Obama có vẽ đã thành công khi áp dụng “Chiến lược Chiến tranh Ủy nhiệm” tại Trung Đông, vì ở đó có sẵn hai lực lượng thù nghịch luôn đối kháng nhau, đó là hai khối Hồi giáo Sunni và Shiite. Khối Sunni đã có Saudi Arabia lãnh đạo, chỉ cần thả Iran ra để lãnh đạo khối Shiite là xong. Từ 2010 đến 2014, Hoa Kỳ đã bán cho Saudi Arabia 90 tỷ USD vũ khí. Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập đều là khách hàng béo bở của Mỹ. Còn Nga bán vũ khí cho Iran.
Tuy nhiên, việc đem áp “Chiến lược Chiến tranh Ủy nhiệm” áp dụng tại Biển Đông xem ra khó thành công vì 4 nước mà Mỹ muốn kết hợp thành vòng đai chống Trung Quốc là Nhật, Úc, Philippines và Việt Nam còn đính líu rất nhiều quyền lợi với Trung Quốc. Riêng Việt Nam đã gắn liền với Trung Quốc.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, đã từng cảnh báo về việc đánh giá quá mức về sự tiếp cận giữa Mỹ và Việt Nam. Ông nói:
“Tôi không tin rằng Việt Nam đang muốn đánh đổi mối quan hệ lâu đời giữa hai Đảng mà họ có với Bắc Kinh để có mối quan hệ đặc biệt hay đồng minh với Mỹ, dù rằng đã có những lúc nó được điểm xuyết bằng những cuộc chiến khốc liệt.”
Tuy nhiên, ông cho rằng vì Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng, nên Hoa Kỳ rất cần tăng cường quan hệ với Hà Nội. Washington vẫn muốn giúp những nước như Việt Nam phát triển khả năng bảo vệ lãnh hải.
2.- Mỹ đặt Trung Quốc vào thế phải đối kháng?
Khi Hoa Kỳ chủ trương không đối đầu trực diện với Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đã dựa theo mức độ “xoay trục” của Mỹ để gia tăng sự lấn chiếm của họ với mục tiêu chứng tỏ họ không thể bị đẩy lui. Mỗi lần Mỹ gia tăng áp lực bằng cách biểu dương lực lượng ở Biển Đông, Trung Quốc lại gia tăng thêm sự lấn chiếm của họ.
Ông Obama đã từng tuyên bố: “Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”. Nhưng “Khái niệm Hành Quân Tác Chiến Biển – Không” (Air – Sea Battle Operational Concept) chỉ cho phép quân đội Mỹ khai chiến khi có sự xâm chiến bang vũ lực vào lãnh thổ của Mỹ hay đồng minh (ở Biển Đông là Nhật và Philippines). Trung Quốc biết rõ như vậy nên không dại gì làm điều tai hại đó. Trung Quốc vẫn đang áp dụng chiến thuật “không đánh mà thắng” của Tập Cận Bình để mở rộng lãnh thổ.
Nhìn lại, chuyến đi Việt Nam của Tổng Thống Obama ngoài viêc thúc đẩy tinh thần yêu nước và đòi hỏi tư do dân chủ của người Việt đấu tranh, và bán được một số vũ khí, chưa có dấu hiệu nào cho thấy có chút hy vọng về một giải pháp cho Biển Đông.
BIẾN UẤT HẬN THÀNH HÀNH ĐỘNG?
Lòng yêu nước và sự hận thù dù lên đến cao điềm mà không có tổ chức, không có lãnh đạo, không có chiến lược, chiến thuật hành động có hiệu quả sẽ không tạo thành một biến cố lịch sử được. Sự khó khăn lại gia tăng khi “Địch” và “Đồng minh” cùng đứng trên một chiến tuyến.
Tại Việt Nam, những hoạt động nào có lãnh đạo, có tổ chức, có chiến lược và chiến thuật đều bị thanh toán. Những tiếng la hét ngoài phố không phải là điều nhà cầm quyền quan tâm. Nhưng người Việt đấu tranh ở trong nước luôn phải duy trì tinh thần đấu tranh ở một ức độ nào đó, nếu không họ sẽ bị bóp nghẹt.
Ở Mỹ, nhà cầm quyền chỉ muốn xử dụng cộng đồng người Việt tỵ nạn như là một công cụ làm áp lực cho các mục tiêu từng giai đoạn của Mỹ, làm khác đi rất khó tồn tại. Thân phận và hoạt động của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh hay đảng Việt Tân là biểu hiệu rõ nét nhất chính sách từng giai đoạn của Mỹ đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.
Ngày 2.6.2016
© Lữ Giang
-VỤ FORMOSA SẮP BÙNG NỔ LỚN?
Lữ Giang
Trong 8 năm qua, các nhà quan sát đều nhận thấy rằng việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan thành lập nhà máy gang thép và khai thác cảng Sơn Dương ở Vũng Án, Hà Tĩnh, là một chuyện hoàn toàn bất bình thường, xét cả về phương diện hành chánh, pháp lý, kinh tế lẫn quốc phòng. Biến cố này đã gây ra một cuộc tranh luận gay cấn trên các báo chí do nhà nước quản lý, kéo dài từ ngày công ty này được thành lập cho đến ngày xảy ra vụ cá chết thì đột nhiên ngưng lại. Sự kiện này khiến nhiều người tin rằng vụ Formosa đã đến thời điểm phải được thanh toán.
PHẢI NHÌN VÀO MẶT TRÁI ĐÀNG SAU
Cho đến khi nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép tại Việt Nam, Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan chưa hề có kinh nghiệm gì về ngành này. Thế nhưng khi công ty nộp đơn xin đầu tư mở nhà máy sản xuất gang thép tại Vũng Áng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải chỉ xem xét qua loa rồi cấp giấy phép ngay và dành cho công ty rất nhiều ưu đãi, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra. Ngày 6.4.2016, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã bị Quốc Hội bãi nhiệm. Theo các báo trong nước, cũng trong ngày đó, dân vùng biển Kỳ Anh ở Hà Tỉnh bắt đầu phát hiện cá chết nổi lên trong vùng… Chuyện gì đã xảy ra?
Sau khi tiễn đưa Tổng Thống Obama đi rồi, nhà cầm quyền CSVN chắc chắn sẽ lần lượt đưa ra các pháp chiêu để phá những đòn phép của Công ty Formosa, của nhóm Nguyễn Tấn Dũng cũng như của các nhà đấu tranh. Chưởng pháp đó như thế nào, chưa ai có thể đoán được chính xác, vì đây là một biến cố rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu không chịu nghiên cứu để hiểu rõ “địch” và “đồng minh” đang làm gì, cứ múa may quay cuồng theo các bong bóng được thả ra, đất nước ta có thể bị bán đứng từng phần và khi nhận ra thì đã quá muộn!
TỪ MỘT CÔNG TY SẢN XUẤT ĐỒ NHỰA
Công ty Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty sản xuất đồ nhựa và các sản phẩm hóa dầu, được thành lập năm 1954 tại Đài Loan do hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai). Ngày nay, công ty này đã trở thành một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành và đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con. Theo sự xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty lớn của FPG đều đứng trong Top 1000 công ty sản xuất lớn nhất thế giới năm 2015. Tổng số doanh thu của 4 công ty này đạt hơn 60 tỷ USD và vốn hóa thị trường đạt gần 70 tỷ USD.
Một số công ty con của Formosa Plastics Group đã hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Đồng Nai. Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2014, doanh thu của công ty này trên 17.100 tỷ đồng.
NHỮNG CHUYỆN BẤT THƯỜNG XẢY RA
Đầu năm 2008, tập đoàn Đài Loan Formosa Plastic Group đã đăng ký thành lập Formosa Ha Tinh (Cayman) Limited (Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Hà Tĩnh (Cayman) tại quần đảo Cayman, một thiên đường thuế lớn và rửa tiền trong vùng Caribean. Trụ sở hoạt động đặt ở số 201 đường Đôn Hóa Bắc, Đài Loan. Sau đó, công ty nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép và khai thác cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh.
Ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn mang số 323/TTg-QHQT với nội dung: đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa được thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 21.5.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh nộp đơn xin chấp nhận Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương của công ty.
Ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã ký Công văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện hai dự án nói trên.
Ngày 12.6.2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận mang số 282023000001 cho Công ty Formosa đầu tư lần đầu với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm. Dự án này được quyền sử dụng trong 70 năm một diện tích 3.300 ha ở vị trí địa lý chiến lược, bao gồm 2.000 ha đất liền và 1.200 ha mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Hợp đồng thuê đất ngày 6.2.2009 quy định: “Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối của Điều 38 Luật Đất đai 2003 quy định về việc nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra, Chính phủ còn thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, cho Công ty Formosa được cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn, được miễn thuế thu nhập 50% tức chỉ đóng 10% thay vì 20% như các doanh nghiệp khác.
TẦM VÓC DỰ ÁN SẼ THỰC HIỆN
Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh là một công ty có vốn 100% của ngoại quốc. Công ty do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Plastics Group, nắm gần 95% cổ phần với số vốn đầu tư lúc đầu là 9,9 tỷ USD. Hai cổ đông còn lại là Công ty China Steel (nắm giữ 5% vốn) và Sunsco Enterprise (0,037%). Cả hai đều của Đài Loan.
Tuy chỉ góp vốn 5%, Công China Steel là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất gang thép, nên “sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình thực hiện dự án”. Sau này có thêm Công ty JFE, một tập đoàn thép lớn của Nhật Bản nhập cuộc. Nếu thương vụ China Steel nâng tỷ lệ cổ phần lên 25% và JFE mua 5%, Dự án Formosa Hà Tĩnh coi như hoàn tất.
Formosa công bố kế hoạch sẽ nâng tổng vốn đầu tư của Dự án lên 27 tỷ USD nhằm đưa Formosa Hà Tĩnh trở thành khu liên hợp gang thép có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Với kế hoạch này, vào năm 2020, Dự án sẽ có 6 lò cao, sản lượng thép thô đạt 22,5 triệu tấn.
Dự án khai thác Cảng nước sâu Sơn Dương ở Vũng Áng dự trù sẽ xây cất tại đây 32 bến tàu, với lượng hàng hóa thông qua cảng là 85 triệu tấn. Ngoài ra, Công ty còn có một nhà máy điện với công suất lắp đặt 2.150 MW.
VƯỢT RA NGOÀI LUẬT PHÁP
Những vi phạm trong việc bao che cho Công ty Formosa Hà Tĩnh hình thành và hoạt động quá nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại vài nét chính.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chọn chủ đầu tư là đơn vị không chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm, trong khi dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, có tính chất đa mục tiêu, gồm nhiều hạng mục phức tạp, thi công trên địa bản trải rộng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Thủ tục chọn chủ đầu tư dự án không tuân thủ theo quy định, thể hiện sự nóng vội và chủ quan.
Thanh tra cho rằng việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho Công ty Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu Tư 2005, vì luật này chỉ cho phép đầu tư 50 năm, trong trường hợp đặc biệt nếu có phép chính phủ mới được đầu tư 70 năm.
Thanh tra cũng phát hiện nhiều khuyết điểm từ năm 2012 về trước, chẳng hạn như Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng đã quyết định phê duyệt dự án khi chưa xác định được nguồn vốn đầu tư là không đúng quy định, vi phạm Điều 72 của Luật Xây dựng năm 2003 và Điều 27 của Luật Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí năm 2005. Khi chưa xác định được phần vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt mà đến ngày 15.3.2013 đã giải ngân số tiền 240/600,4 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (chiếm gần 40%), vi phạm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng 2003.
NHỮNG PHẢN KHÁNG GAY CẤN
1.- Formosa muốn trở thành một đặc khu biệt lập
Ngày 25.6.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã gởi văn thư mang số 1406022/CV-FHS đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị thiết lập “Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng” để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện.
Trong bản trình bày đính theo, Formosa Hà Tĩnh nói rằng “Điều lệ quản lý thiết lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” có rất nhiều điểm đặc thù như: xin đưa nhân viên kỹ thuật nước ngoài vào làm việc, được xây bệnh viện, trường học với lớp học song ngữ... Formosa Hà Tĩnh còn nêu ý tưởng thiết lập vành đai xanh cách ly giữa người dân xung quanh với đặc khu và quy hoạch riêng khu sinh hoạt cho nhân viên nước ngoài.
Ngoài ra, Công ty còn đề nghị đặt Formosa trực thuộc một Văn Phòng Chính Phủ, tức công ty sẽ không còn bị ai dòm ngó nữa!
Lâu nay, khu kinh tế Vũng Áng bị đồn đoán là nơi tập hợp lực lượng bí ẩn của chính quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Cuộc bạo loạn ngày 14.5.2014 đã làm cho Trung Quốc rút đi hơn 4000 công nhân và kỹ sư về nước, nhưng số lượng này vẫn chỉ là một phần nhỏ. Hiện nay còn khoảng 10.000 người Trung Quốc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Từ lâu nay, người Trung Quốc đến đây xây dựng con đường riêng, khu phố riêng, lấy vợ Việt... biến vùng này trở thành một China Town ở một cứ điểm trọng yếu của Việt Nam. Đáng lo là phần lớn công nhân ở đây đều không có giấy tờ để kiểm soát, thậm chí dân trong vùng còn cho biết rất nhiều nhóm người Trung Quốc ở đây bí mật vũ trang, phong cách không khác quân đội.
Như vậy Trung Quốc đang hình thành một nước Trung Quốc bên trong nước Việt Nam?
Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, nói rằng yêu cầu thành lập đặc khu kinh tế là do Chính phủ quyết định chứ không phải theo yêu cầu của một nhà đầu tư riêng lẻ như Formosa.
2.- Thị trường không cho phép phát triển ngành gang thép
Nhiều chuyên gia đã ngạc nhiên không hiểu tại sao chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại cho đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép rất lớn tại Vũng Án Hà Tĩnh vào lúc kỹ nghệ gang thép đang càng này càng xuống giốc trên thế giới. Giá thép giảm mạnh trên khắp các châu lục đến mức 45% trong một năm qua. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu như quặng sắt lao dốc cộng với nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dư thừa. Năm 2015, các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã đổ ra thị trường quốc tế 112 triệu tấn thép, khiến thị trường toàn cầu điêu đứng vì giá thép hạ.
Hiện nay Việt Nam đã có 5 khu sản xuất gang thép là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lao Cai, Quảng Ngãi và Ba Rịa. Nếu Formosa Hà Tĩnh đưa ra một sản lượng gang thép cao như nói trên, số phận của các khu sản xuất gang thép này sẽ đi về đâu?
GS Nguyễn Đình Lương cho rằng phát triển ngành sắt, thép không phải là xu hướng của quốc tế. Trong khi thế giới đang tìm mọi cách để đẩy ra thì Việt Nam vẫn đang và luôn luôn làm một thùng rác để nước ngoài trút bỏ vào đó.
3.- Không quan tâm đến môi trường
Về môi trường, Ông Võ Tuấn Nhân Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ "cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam". Đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng để tiết kiệm, có thể công ty đã không lọc 100% nước thải, mà chỉ lọc một phần lấy lệ rồi thải ra, nên nước thải ra đã đưa tới hiện tượng cá chết như hiện nay. Đây là vấn đề đang được điều tra.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện chỉ có 5 nhà máy cán thép nhỏ, nhưng vấn đề xử lý bụi lò đã và đang là bài toán nan giải của các nhà máy này nói riêng và cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Lượng bụi lò ngày càng tồn dư, đe dọa ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu 6 nhà máy lớn của Công ty Formosa xây cất xong và hoạt động, những nguy hại về môi trường sẽ như thế nào?
4.- Không quan tâm đến an ninh quốc phòng
Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc gia. Đó là khu hẹp nhất ở lãnh thổ miền Trung, nối liền Bắc và Nam, nếu chận ở đây đất nước sẽ bị cắt làm đôi. Ngày xưa các Chúa Trịnh - Nguyễn cũng đã phân chia lãnh thổ ở khu vực này. Trong vùng còn có quốc lộ 12-A nối liền Việt Nam với Lào và Thái Lan, nếu cắt đức sẽ phương hại về an ninh và kinh tế.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nghi ngờ lập luận thành lập khu kinh tế Vũng Áng với lý do để phát triển kinh tế. Bà nói rằng nguyên tắc đầu tiên là bất cứ quốc gia nào cũng không thể vì lợi ích kinh tế mà hy sinh những lợi ích về quốc phòng. Vị trí mà Formosa đang làm là vị trí rất nhạy cảm về quốc phòng, do đó không thể vì bất cứ lợi ích kinh tế nào để hy sinh lợi ích quốc phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, từng bày đỏ sự quan ngại sâu sắc:
“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.”
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành lưu ý:
“Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc”.
GS Nguyễn Đình Lương cho rằng vị trí nhà đầu tư xây dựng ở đây không chỉ có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng mà ở đây người ta còn nói tới một chiến lược biến Việt Nam thành "cục sắt".
CHỜ TRẬN ĐÁNH SẮP TỚI
Nhiều nhà phân tích tin rằng việc cho thành lập và bảo trợ dự án gang thép Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương là một trong những lý do chính khiến Đảng CSVN phải loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi các vai trò lãnh đạo Đảng và Nhà Nước. Từ năm 2012 đến nay, các báo chí trong nước đã liên tục đưa ra những phê phán nặng nề về khu tự trị Vũng Áng. Nhưng Formosa tin rằng còn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Trung Hải, họ sẽ đứng vững. Bất thần vào đầu tháng 4 vừa qua, Quốc Hội đã bãi nhiệm sớm Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hãi, Formosa trở tay không kịp. Nhiều người nghi ngờ vụ cá chết là một đòn khá nặng Formosa đã giáng vào hệ thống cầm quyền mới hiện nay của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.
Trước sau gì rồi thủ phạm cũng sẽ bị phát hiện và cách êm đẹp nhất là Formosa tự động từ bỏ hai dự án gang thép Vũng Án và cảng sâu Sơn Dương với tổn thất khỏang 4 tỷ USA. Các cuộc biểu tình mạnh ở địa phương đang góp phần vào việc đẩy Formosa ra khỏi Hà Tĩnh. Cũng có thể các cuộc bạo loạn sẽ xảy ra ở Vũng Áng như vào tháng 5 năm 2014.
Trong khi các báo do Nhà nước quản lý được lệnh tạm ngưng oanh kích Công ty Formosa, hệ thống websites bênh vực Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng thời cơ, đã đẩy mạnh chiến dịch “cho đám Nguyễn Phú Trọng đo ván”. Nhưng về lâu về dài thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ lãnh đủ và lãnh nặng.
Xin đợi xem các chưởng pháp hai bên sắp tung ra.
Ngày 26.5.2016
Lữ Giang
-Khi “Đồng minh” gặp “Cựu thù” Lữ Giang
Thứ sáu, 20 Tháng 5 2016 12:09
Thông báo của Tòa Bạch Ốc đưa ra ngày 10/5/2016 cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ lên đường thăm Việt Nam và Nhật Bản kể từ ngày 21 đến 28/5/2016, nhân chuyến công du lần thứ 10 của ông tại Châu Á. Thông báo nói chuyến đi này sẽ làm nổi bật nỗ lực của Tổng thống Obama trong chiến lược “xoay trục” tại Châu Á – Thái Bình Dương, cam kết hợp tác ngoại giao, kinh tế và an ninh với các nước và nhân dân trong vùng.
Tổng thống sẽ viếng thăm Việt Nam từ 22 đến 25/5/2016 và sẽ thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam phương án giúp cho “Quan hệ Đối tác Toàn diện” mà hai nước đã ký kết, tiến đến hợp tác trên nhiều lãnh vực khác nhau, bao gồm cả “kinh tế, quan hệ nhân dân, an ninh, nhân quyền, và các vấn đề quan tâm của khu vực và thế giới”. Tổng thống sẽ thảo luận vềtầm quan trọng của việc cần thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay. Tổng thống cũng sẽ gặp các thành viên của Tổ chức Dân sự, sáng kiến về những nhà lãnh đạo trẻ Á Châu, các doanh nhân và cộng đồng thương mại.
Ông Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái Bình Dương, đã đến Hà Nội hôm 10/5/2016 để sắp xếp chương trình viếng thăm. Ngay hôm đó, thông báo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết “thương mại, an ninh, và nhân quyền là ba vấn đề quan trọng sẽ được Tổng thống Mỹ Obama nêu ra trong chuyến thăm Việt Nam bắt đầu vào ngày 22 tháng 5 tới đây”.
Tuy nói là “sẽ thảo luận” nhưng trong thực tế, những gì cần phải bàn luận và thỏa thuận đều đã làm xong hết rồi. Ông Obama chỉ đến thăm xã giao và ra thông cáo chung. Liệu rồi người Việt đấu tranh có gỡ gạc được gì trong chuyến đi này của ông Obama hay không ?
Nhìn một cách tổng quát
Nhìn chung, mục tiêu chuyến đi Việt Nam và Nhật Bản của ông Obama trong lần này sẽ chú tâm đến hai vấn đế chính : Vấn đề thứ nhất là sự “xoay trục” của Mỹ và vấn đề thứ hai là thông qua Hiệp Định TPP. Cả hai vấn đề đều nhắm chận đứng sự phát triển của Trung Quốc cả về quân sự lẫn kinh tế. Các vấn đề khác chỉ là hoa lá cành.
Vấn đề “xoay trục” :Như chúng tôi đã nói nhiều lần, xoay trục đối với Mỹ không có nghĩa là Mỹ sẽ quay về Đông Nam Á để thiết lập căn cứ quân sự chống lại Trung Quốc như nhiều người lầm tưởng. Xoay trục mà Obama đang làm chỉ có nghĩa là áp dụng “chiến lược chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war stratery), tức liên kết một số nước trong vùng lại, đặc biệt là Nhật, Úc, Việt Nam và Philippines, làm thành một lực lượng khu vực để chống lại Trung Quốc, còn Mỹ chỉ đứng ngoài yểm trợ và bán vũ khí.
Để chiêu dụ Việt Nam, một nước luôn cậy nhờ vào Trung Quốc, trước khi lên đường đi Việt Nam, Tổng thống Obama đã phải cho vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam, đưa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thay chỗ của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy còn lâu các nước trong vùng mới chấp nhận chiến lược này của Mỹ, trừ khi Mỹ đóng vai trò chủ chốt.
Vấn đề Hiệp Ước TTP :Đây là một hiệp ước thương mại được chính trị hóa bằng những thủ đoạn chính trị nhằm bảo vệ các sản phẩm của Mỹ, nhất là các sản phẩm trí tuệ ; nâng giá thành sản phẩm của các nước lên để Mỹ có thể cạnh tranh ; đưa ra một hàng rào bảo vệ mậu dịch mới nhằm giảm bớt số lượng sản phẩm ngoại quốc tràn vào Mỹ ngày càng gia tăng… Nói rõ hơn, Obama đã đưa ra một mô thức mậu dịch quốc tế mới để bảo vệ mậu dịch của Mỹ. Mục tiêu chính là chặn đứng đà phát triển mậu dịch ngày càng tăng của Trung Quốc.
Hiệp ước đã được 12 nước ký kết nhưng việc phê chuẩn đang gặp khó khăn, ngay cả tại nước Mỹ, vì các nước ký kết chưa lường được kết quả của nó như thế nào. TPP cũng sẽ gặp khó khăn khi áp dụng vì 3 quốc gia lớn trong vùng là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nằm ngoài vòng cương tỏa của TPP và nhiều nước đang chọn lựa giữa Trung Quốc và Mỹ. Obama sẽ thuyết phục Việt Nam và Nhật tiến hành nhanh chóng việc phê chuẩn hiệp ước này.
Người Việt đấu tranh cũng đang chuẩn bị các chưởng pháp đề xuất chiêu khi Tổng thống Obama đến Việt Nam. Trong chuyện Kim Dung, Kiều Phong đã luyện được “Hàn long thập bát chưởng” (18 chiêu) cực độc khiến Kiều Phong trở thành nhân vật đứng đầu võ lâm Trung Nguyên, chưa bao giờ gặp đối thủ. Còn người Việt đấu tranh chưa luyện được chưởng pháp nào cực độc, nên đành sử dụng hai chưởng pháp phổ thông, ai cũng ra chiêu được, đó là chưởng pháp cá chết và chưởng pháp nhân quyền.
Chưởng pháp cá chết
Hôm 26/4/2016 một nhóm người Việt đã gởi đến Tòa Bạch Ốc một thỉnh nguyện thư viết rằng “chúng tôi – người dân, đề nghị chính phủ Liên bang Mỹ hỗ trợ người dân Việt Nam bằng cách cung cấp đánh giá độc lập về tác động môi trường của nhà máy thép [Formosa]. Chúng tôi cũng đề nghị Tổng thốngObama nêu vấn đề này với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm vào tháng Năm”.
Đến nay, số người tham gia ký tên đã trên 100.000 nên Tòa Bạch Ốc phải lên tiếng. Hôm 17/5/2016, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes và đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã gặp những người đưa thỉnh nguyện thư.
Thỉnh nguyện thư đã đưa ra hai vấn đề : Vấn đề điều tra độc lập vụ cá chết và vấn đề lên tiếng với chỉnh phủ Việt Nam về vụ này.
Chuyện điều tra độc lập :Có hai chuyện cần điều tra : Chất độc gây ra cá chết là chất độc gì và chất độc đó phát xuất từ đâu.
Về chất độc gây ra cá chết: Đây là chuyện khá dễ dàng. Nhiều tổ chức cũng như chuyên gia đã làm rồi. Nhà cầm quyền VN chắc chắn cũng đã làm.
Về việc quy trách nhiệm: Tố cáo là chuyện dễ. Nhiều người đã tố cáo Công ty Formosa, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc… là thủ phạm gây ra cá chết. Nhưng khi phải đối đầu với khoa học và pháp lý, rất khó chứng minh. Trong vụ chất độc da cam, Việt Nam đã kiện Mỹ trên 10 năm mà chẳng đi tới đâu vì bị cho rằng không chứng minh được tương quan nhân quả. Vụ án cá chết là một vụ án đang được chính trị hóa nên khó khăn tăng lên :
Khó khăn thứ nhất là các chuyên viên trong nước không đủ dụng cụ chuyên môn và đảm lược để xác định về phương diện khoa học, cơ quan nào có trách nhiêm.
Khó khăn thứ hai là kết quả điều tra : Vì bản án của vụ cá chết đã được công luận tuyên bố trước rồi : Công Ty Gang Thép Formosa là thủ phạm. Vậy phải điều tra và công bố kết quả như thế nào ?
Nếu cơ quan điều tra không tìm ra được bằng chứng theo khoa học để quy trách Công Ty Gang Thép Formosa là thủ phạm, cơ quan đó sẽ bị công luận ném phân vào mặt. Do đó, chẳng ai muốn dính líu vào vụ này.
Nếu tìm ra được một số bằng chứng có thể quy trách, sẽ còn phải đối phó với các phản chứng do bên bị quy trách sẽ đưa ra. Nếu không chống lại được các phản chứng đó, cũng sẽ bị công luận ném phân vào mặt.
Vì những khó khăn trên, chẳng chuyên gia nào muốn nhập cuộc. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang tìm cách bán cái. Ngày 2/5/2016, Bộ trưởng Tài nguyên và mMôi trường Trần Hồng Hà đã làm việc với các chuyên gia Đức, Mỹ, Israel nhờ họ tham gia điều tra. Khi Việt Nam đã mời các chuyên gia ngoại quốc điều tra thì chuyện đề nghị mời các chuyên gia độc lập không còn là vấn đề nữa.
Nhiều chuyên gia đã cảnh giác rằng dù giao phó cho các chuyên viên độc lập ngoại quốc điều tra, chưa ai dám nói kết quả cuộc điều tra sẽ như thế nào.
Chuyện nhờ Mỹ lên tiếng: Nếu Mỹ phải lên tiếng về vụ cá chết thì lên tiếng như thế nào khi chưa có kết quả của cuộc điều tra ? Kinh nghiệm cho thấy Mỹ chẳng bao giờ can thiệp vào những vấn đề không liên hệ đến quyền lợi của Mỹ. Không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đang lợi dụng vụ cá chết để gây áp lực chính trị với Đảng Cộng sản Việt Nam, trái lại Mỹ đang sử dụng còn bài Việt Nam để chống Trung Quốc.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang có một hướng đi khác. Cái khó vẫn là giải quyết những nguy hại lâu dài về môi trường do biến cố này đã gây ra. Gần như chưa thấy có giải pháp nào khả thi nào cả, nó giống như một thiên tai lớn !
Chưởng pháp nhân quyền
Ông John Sifton, Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch nói : “Gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam vào lúc này là quá sớm và không xứng đáng, trừ khi Hà Nội thực hiện những bước cần thiết để giải quyết hồ sơ nhân quyền”. Nhưng hãng thông tấn Reuter lại bật mí rằng cho dù có những dấu hiệu cho thấy là Hà Nội sẳn sàng mua vũ khí của Mỹ, nhưng Washington muốn có những cam kết chắc chắn hơn từ phía Việt Nam về việc cung cấp vũ khí của Nga.
Nói một cách rõ ràng hơn, việc kèn cựa giữa Mỹ và Việt Nam về mua bán “vũ khí sát thương” không phải là vấn đề nhân quyền mà là vấn đề mua vũ khí của Nga hay của Mỹ : Nếu được Mỹ bán vũ khí, Việt Nam có còn tiếp tục mua vũ khí của Nga nữa hay không và nếu còn mua, sẽ mua ở mức nào ? Nói tóm lại, Mỹ đang gạ gẫm Việt Nam đừng cho Nga tái lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh và giới hạn việc mua vũ khí của Nga.
Thật ra, để đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam chỉ cầm mua vũ khí của Nga là đủ. Nhưng để tạo thêm sức mạnh liên kết, Việt Nam muốn bắt cá hai tay. Dĩ nhiên, Việt Nam không dại gì dứt khoát với Nga và Trung Quốc, vì nếu một buổi không đẹp trời nào đó, Mỹ lại đem Biển Đông bán cho Trung Quốc như đã bán Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chạy đi đâu ? Do đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng Việt Nam sẽ chấp nhận có giới hạn. Ngoài ra, vấn đề này còn phải có sự thỏa thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.
Hôm 17/5/2016, có 20 dân biểu Hoa Kỳ đã gởi thư cho Tổng thống Obama yêu cầu nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội khi đến thăm Việt Nam. Nhưng chúng ta nhớ lại, trong thời gian thương thảo với Việt Nam để bãi bỏ lệnh cấm vận, thiết lập bang giao, ký kết hiệp ước tự do thương mại, ký tuyên bố đối tác toàn diện với cộng sản Việt Nam… Mỹ đã mạnh miệng đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng dân chủ và nhân quyền. Tuy nhiên, sau khi có sự thỏa thuận rồi, Mỹ đã đặt bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền xuống dưới dít ngồi. Nay bán “vũ khí sát thương” cho Việt Nam, Mỹ cũng sẽ làm như thế. Nhân quyền bao giờ cũng chỉ là một chiêu bài.
Hiện Mỹ đang đứng trên cùng chiến tuyến với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng người Việt đấu tranh chẳng ai dám tố cáo Mỹ “đồng lõa với tội ác” hay “tay sai cộng sản” như họ thường tố cáo và kết án nhau.
Vụ cá chết sẽ đi về đâu ?
Nhiều yếu tố cho thấy vụ thành lập Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh là một chuyện hoàn toàn bất thường, nó là sản phẩm của tập đoàn tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải. Nhà máy này đã được giao cho một công ty không có kinh nghiệm gì về sản xuất gang thép đầu tư và điều hành, được đặt tại một vị trí nhạy cảm về an ninh, khó tránh khỏi gây ô nhiễm môi trường, giá trị kinh doanh không có gì bảo đảm… nên nó không có lý do gì để tồn tại.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang khai thác áp lực quần chúng để cho Công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh thấy rằng nhà máy của họ khó có thể tiếp tục hoạt động ở Việt Nam và tự động rút lui để không phải bồi thường cho Việt Nam. Tuy nhiên, khi sử dụng “chưởng pháp” này nhà cầm quyền cũng phải điều động như thế nào để các phong trào quần chúng không trở thành một mối nguy hại về chính trị.
Hai người bao che cho Công ty Formosa Hà Tĩnh là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hãi đã bị bãi nhiệm, còn những gì sẽ xảy ra tiếp theo ? Đây là vấn đề chúng tôi sẽ bàn trong một bài khác.
Ngày 19/5/2016
Lữ Giang
-Khi Mỹ thay VNCH bằng CHXHCNVN!
Lữ Giang 12.5.2016
Trong khi người Việt đấu tranh ở trong cũng như ngoài nước đang tập trung mọi nỗ lực vào vụ cá chết tại miền Trung với hy vọng dùng nó để “hạ đo ván” đảng CSVN thì trong ba ngày 26, 27 và 28.4.2016 vừa qua, một “Hội Nghị Thượng Đỉnh về Chiến Tranh Việt Nam” (Vietnam War Summit) đã được Hoa Kỳ tổ chức tại Thư Viện LBJ, Austin, Texas, để vẽ lại lịch sử cuộc chiến Việt Nam và đưa chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào thay chỗ của VNCH trước 1975.
Sở dĩ gọi là “Thượng Đỉnh” vì có Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người chỉ đạo cuộc tháo chạy khỏi Miền Nam năm 1975, và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người có sứ mạng mở đường cho Mỹ bỏ Miền Nam và đang dọn đường để đưa Mỹ trở lại Việt Nam. Ông Phạm Quang Vinh, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cũng có mặt để nói về đề tài “Mỹ và Việt Nam trong thế kỷ 21: Một khởi đầu mới”. Mục tiêu thật sự của “Hội Nghị” đã được đài VOA của Mỹ hé mở hôm 24.4.2016 trong đầu đề “Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ông Obama”.
NHỮNG NGỤY BIỆN VỀ LỊCH SỬ
Có 10 đề tài được đưa ra thảo luận, nhưng có hai đề tài quan trọng là đề tài thứ nhất và đề tài cuối cùng. Đề tài thứ nhất là “vai trò của các tổng thống chúng ta trong chiến tranh và cách lãnh đạo của họ đã ảnh hưởng như thế nào đến kết quả”. Đề tài sau cùng là các bài học: “Hiệu quả của chiến tranh đối với chính sách và vai trò ngoại giao và quân sự của Mỹ trên phạm vi thế giới.” Các đề tài khác chỉ là hoa lá cành. Trước hết xin mời quý vị nghe ông Kissinger tuyên bố: “Không có ai muốn chiến tranh, không có ai muốn leo thang chiến tranh. Họ đều muốn hòa bình. Nhưng câu hỏi là, “Trong những điều kiện nào bạn có thể làm điều đó?”.
Về việc Mỹ đổ quân vào Miền Nam bằng mọi giá, một số diễn giả giải thích rằng sở dĩ Mỹ đi vào cuộc chiến Việt Nam là do học thuyết Domino.
Về việc Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam bằng mọi giá, một số diễn giả đổ tội cho phong trào phản chiến ở Mỹ. Kissinger nói: “Sự thất bại cơ bản là sự chia rẽ ở nước ta, không có sự chia rẽ đó chúng ta có thể điều hành nó. Đó là một bi kịch lịch sử mà nước Mỹ tìm thấy chính mình quá chia rẽ.” Ông cho rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Ít ai tin như vậy. Trong 40 năm qua, chính quyền Mỹ đã giải mã hàng trăm ngàn trang và băng tài liệu liên quan đến cuộc chiến Việt Nam. Các tài liệu này cho chúng ta biết chính xác hơn người Mỹ đã đi vào cuộc chiến Việt Nam như thế nào, đã điều hành cuộc chiến đó ra sao và đã rút lui như thế nào. Nói một cách tổng quát, các kế hoạch đó đều đã được tính toán một cách rất tỉ mỉ, tinh vi và tàn bạo, bất chấp mọi hậu quả có thể gây ra cho các quốc gia liên hệ, kể cả nước Mỹ. Phong trào phản chiến chỉ là một phần của kế hoạch rút ra khỏi Việt Nam của Mỹ mà thôi.
Để làm sáng tỏ vấn đề, tốt hơn cả là nhìn lại lịch sử.
MỸ ĐI VÀO CHIẾN TRANH VN BẰNG MỌI GIÁ
Thuyết Domino (domino theory) xuất hiện dưới thời của Tổng thống Dwight D. Eisenhower cho rằng nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam, nếu Hoa kỳ không ngăn cản, nó sẽ lan rộng ra các nước tại Đông Nam Á giống như quân bài Domino. Nhưng các nhà phân tích cho rằng thuyết này đã bị phóng đại, vì vai trò của Đảng CSVN chỉ giới hạn trong phạm vi ba nước Việt-Miên-Lào mà thôi. Hoa Kỳ thừa biết như vậy, nhưng Hoa Kỳ vẫn đổ quân vào Việt Nam bằng mọi giá.
Để đi vào chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã phải giết hai tổng thống, Tổng Thống Ngô Đình Diệm của VNCH và Tổng Thống Kennedy của Mỹ, vì hai tổng thống này đã ngăn cản việc tiến hành cuộc chiến của Mỹ. Kissiger không hề đề cập đến những sự thật đó.
1.- Lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Ngày 9.5.1961, một phái đoàn do Phó Tổng Thống Johnson cầm đầu đã đến Sài Còn và đề nghị với Tổng Thống Diệm để quân đội Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam Việt Nam, nhưng ông Diệm nói ông “không muốn quân chiến đấu Hoa Kỳ đến Việt Nam, trừ trường hợp miền Bắc công khai đưa quân xâm lược.” Lợi dụng biến cố Phật Giáo tại Huế vào tháng 5 năm 1963, Mỹ lập kế hoạch lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm để đưa quân vào Miền Nam. Tổng Thống Johson nói: “Tất cả chúng ta đã họp lại với nhau và XỬ DỤNG MỘT BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ ĐÁNG NGUYỀN RỦA để hạ sát ông ta. Bây giờ, chúng ta thật sự không có sự ổn định chính trị [ở Miền Nam Việt Nam] từ lúc đó.”
2.- Giết Tổng Thống Kennedy
Sau khi ông Diệm bị giết, Tổng Thống Kennedy bị khủng hoảng. Trong cuộc họp báo ngày 14.11.1963 ông hỏi: “Bạn có chào thua tại miền Nam Việt Nam không?” Rồi ông tự trả lời: “Chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là cho nền an ninh của chúng ta, nhưng tôi không muốn Hoa Kỳ đưa quân tác chiến sang đó.”
Sau đó ông nói: “Giờ đây mục tiêu của chúng ta là đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước, cho phép Việt Nam tự duy trì lấy nước mình như là một quốc gia độc lập.”
(Robert S. McNamara, In Retrospect, tr. 86).
Trong khi đó, các thế lực tư bản quốc phòng Mỹ muốn mở rộng chiến tranh Việt Nam để tiêu thụ các vũ khí còn lại từ Thế Chiến II và thí nghiệm những võ khí mới, vì thế ông đã bị giết ngày 22.11.1963 tại Dallas, sau ông Diệm chỉ 21 ngày.
3.- Đổ quân vào Việt Nam chẳng cần hỏi ai
Không cần xin phép ai, lúc 9 giờ sáng ngày 8.3.1965, Lữ đoàn 9 thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng, mở màn cho sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam.
Ông Bùi Diễm, lúc đó là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, cho biết Thủ Tướng Phan Huy Quát đã hỏi ông: “Có đặc biệt gì về phương diện quân sự mà chúng ta không được biết, đến độ họ phải hành động một cách vội vàng như vậy.” Sứ thần Melvin Manfull của Mỹ đã đến yêu cầu ra một thông cáo chung về việc này. (Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử, Paris 2000, tr. 222-223)
MỸ RÚT RA KHỎI VN BẰNG MỌI GIÁ
Để đi ra khỏi Miền Nam bằng mọi giá, Mỹ thực hiện một kế hoạch gồm sáu bước sau đây:
1.- Tạo ra các phong trào phản chiến
Trong chiến tranh Việt Nam, Trung úy John Kerry đã từng được trao thưởng ngôi sao đồng, ngôi sao bạc và ba huân chương Purple Heart. Nhưng sau đó ông trở thành một nhà phản chiến nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Năm 1971 ông xuất hiện trong một phiên điều trần trước Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Mỹ và tuyên bố cuộc chiến tranh Việt Nam là “man rợ”.
Ngày 2.6.1966, Thiền sư Nhất Hạnh đang ở Pháp được đưa qua Mỹ, vào trình bày trước Thượng Viện. Tại đây ông đã đọc một bài diễn văn dài tố cáo những thảm họa mà quân đội Hoa Kỳ và VNCH đã gây ra tại Việt Nam và đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam, Asia Foundation của Mỹ (ở sau Quốc Hội) đã thuê Trịnh Công Sơn sáng tác những bản nhạc phản chiến, đồng thời cho George Washnis làm cuốn phim phản chiến có tên là “Land of Sorrow” (Đất Khổ) do Hà Thúc Cần làm đạo diễn và Trịnh Công Sơn đóng vai chính.
2.- Lập cái mà Kissinger gọi là “Decent interval”
Daniel Ellsberg, người đã từng giữ chức trợ lý Phụ tá Đặc Biệt Bộ Quốc Phòng Mỹ và là người biên soạn tập tài liệu sau này gọi là “Pentagon Papers” đã cho biết như sau: “Trong năm 1968, trong các cuộc nói chuyện riêng tư, Kissinger thường nói rằng mục tiêu thích hợp của chính sách Mỹ là một “khoảng cách vừa phải” (decent interval) – từ hai đến ba năm – giữa sự rút lui của quân đội Mỹ và Cộng Sản chiếm miền Nam.”
Như vậy Mỹ đã quyết định bỏ Việt Nam từ năm 1968 và đã nghĩ cách làm thế nào cho sức mạnh của Cộng quân xuống thấp để khi Mỹ rút, quân đội này phải mất ít nhất là hai hay ba năm mới có thể phục hồi và đánh chiếm Miền Nam được, lúc đó Mỹ không còn chịu trách nhiệm nữa. Kissinger coi việc mất Miền Nam là do sự bất tài của Miền Nam (it’s the result of South Vietnamese incompetence).
Để thực hiện kế hoạch mà Kissinger gọi là “Decent Interval” (Khoảng cách vừa phải), năm 1970 Mỹ cho tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk rồi đưa quân qua phá các mật khu của Cộng quân ở biên giới Việt – Miên. Năm 1971, Mỹ mở cuộc hành quân Dewey Canyon II do Tướng James W. Sutherland, Jr soạn thảo, phía VNCH gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mục tiêu của cuộc hành quân này là tiến vào mật khu 604 ở gần Tchepone để gài bẫy các sư đoàn 304, 308, 320 và 324 của Cộng quân bao vây rồi dùng B52 tiêu điệt. Nhưng kế hoạch này bị thất bại vì Tổng Thống Thiệu đột nhiên nhúng tay vào với kết quả rất bi thảm. Năm 1972, Mỹ phải gài cho Cộng quân chiếm cổ thành Quảng Trị để tiêu diệt. Lúc dầu Cộng quân chỉ cho các đơn vị của các sư đoàn 312, 320 và 325 vào, còn sư đoàn thiện chiến 308 vẫn đóng ngoài. Ngày 4.9.1972 khi sư đoàn 308 phải bỏ chiến trường Thạch Hãn rút về phía cổ thành Quảng Trị, tức tách ra khỏi thế cài răng lược với sư đoàn Dù của VNCH, Mỹ đã xử dụng hỏa lực tối đa san bằng cổ thành nầy và xóa sổ sư đoàn 308. Để thực hiện mục tiêu này Mỹ phải kéo dài cuộc chiến đến 81 ngày với 90 đợt oanh kích bằng máy bay B52. Hà Nội không nắm vững kế hoạch “Decent Interval” của Mỹ nên đã nướng một số quân rất lớn.
3.- Đem miền Nam bán cho Trung Quốc.
Ngày 20.6.1972 Kissinger đến Bắc Kinh gặp Thủ Tướng Chu Ân Lai và giao Miền Nam cho Trung Quốc. Kissinger nói “tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á châu hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài gòn.”
4.- Buộc hai bên ký Hiệp Định Paris.
Ngày 18.10.1972 Kissinger đã bay đến Sài Gòn làm áp lực buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải đồng ý nội dung bản dự thảo Hiệp Định Paris đã thỏa thuận với Hà Nội, nhưng Tổng Thống Thiệu không đồng ý, Kissinger phải sửa lại nhiều chỗ và yêu cầu Hà Nội tái thảo luận. Hà Nội từ chối. Ngày 18.2.1972 hàng loạt B.52 đã bay đến ném bom xuống các căn cứ quân sự ở Hãi Phòng và Hà Nội. Sau 12 ngày bị dội bom, ngày 30.12.1972 Hà Nội đồng ý sửa đổi lại một số điều khoản. Hiệp Định Paris đã được ký kết ngày 27.1.1973.
5.- Đánh lừa Tổng Thống Thiệu
Để cuộc chiến được chấm dứt đúng thời hạn dự liệu, Hoa Kỳ phải đánh lừa Tổng Thống Thiêu. Một báo cáo của Tướng John Murray được để lộ cho thấy nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ cả 4 vùng chiến thuật. Nếu còn 1,1 tỷ thì phải bỏ Quân Khu I. Nếu chỉ còn 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II. Thế là ông Thiệu trúng kế Mỹ!
Khi số viện trợ rút xuống còn 700 triệu, ông Thiệu quyết định chỉ giữ phần đất từ Tuy Hoà trở vào và giao cho Tướng Đặng Văn Quang và Chuẩn Tướng Ted Serong, một tướng du kích Úc, soạn thảo kế hoạch rút quân về Tuy Hòa làm phòng tuyền. Khi kế hoạch “tái phối trí” bị tiết lộ, các nhà chính trị và quân sự ở Sài Gòn đã phản đối rất dữ dội vì cho rằng kế hoạch đó bất khả thi. Muốn rút quân phải có một hiệp định đình chiến như Hiệp Định Genève năm 1954 mới rút được. Ông Thiệu vốn yếu kém cả về quân sự lẫn chính trị nên cứ làm và Miền Nam sụp đổ nhanh chóng. Sau đó ông đổ tội cho Tướng Phạm Văn Phú và Tướng Ngô Quang Trưởng!
6.- Đưa Dương Văn Minh ra đầu hàng
Ngày 21.4.1975, Đại Sứ Martin đến bắt ông Thiệu phải từ chức rồi kết hợp với Đại Sứ Pháp Mérillon đánh lừa Dương Văn Minh ra làm hàng tướng.
TẠI SAO MỸ VÀO VN BẰNG MỌI GIÁ?
Theo tài liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ, trong cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ đã thực hiện tất cả 1.899.688 phi vụ, ném xuống Đông Dương 6.727.084 tấn bom, so với 2.700.000 tấn đã ném xuống Đức trong Đại Chiến Thứ II. Tổng số chi phí là 352 tỷ USD (giá thời đó).
Có 5 tỉnh của Việt Nam có tỷ lệ bom mìn cao nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Việt Nam ước tính khoảng 6,6 triệu ha đất đang bị ô nhiễm bom mìn. Theo sự ước tính, nếu muốn rà phá toàn bộ mìn này phải mất 320 năm.
Tại sao Mỹ đem bom thả xuống Việt Nam quá nhiều như vậy? Trả lời câu hỏi này sẽ trả lời được câu hỏi tại sao các nhà đại tư bản Mỹ phải giết hai tổng thống để đổ quân vào Miền Nam.
Giáo sư Robert F. Turner đã từng nhận định rằng đa số những gì về chiến tranh Việt Nam đang được giảng dạy tại các trường trung học và đại học ở Mỹ lại gần với thần thoại hơn là lịch sử.
CON DƯỜNG MỸ ĐANG ĐI TỚI
Những sự kiện lịch sử chúng tôi vừa đưa ra cho thấy Mỹ đã đi vào và rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng những chiến lược và chiến thuật được tính toán rất chính xác. Câu hỏi đặt ra là tại sao bây giờ Kissinger lại phải ngồi vẽ lại một lịch sử chiến tranh hoàn toàn trái với lịch sử? Chúng ta hãy nghe Ngoại Trưởng Kerry nói:
“Không ai có thể hình dung ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Việt Nam, một cựu thù của Mỹ, bây giờ lại là một đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ, trên cả bình diện con người lẫn quốc gia”
Ông nói tiếp: “Bên cạnh đó vẫn còn câu hỏi: vậy mọi thứ đã như chúng ta mong muốn chưa? Câu trả lời là chưa. Mỹ và Việt Nam vẫn có những khác biệt, nhưng tin tốt lành là chúng ta đang thảo luận với nhau về điều đó.”
Tại sao Mỹ phải biến “cựu thù” thành “đồng minh” và “đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ” như vậy? Tại vì Mỹ đang thay đổi chiến lược toàn cầu: Từ bỏ chiến lược can thiệp bằng quân sự (military intervention) và thay thế bằng chiến lược chiến tranh ủy nhiệm (proxy war strategy). Nói một cách cụ thể: Mỹ sẽ không đối đầu trực tiếp với Trung Quốc nữa mà ép buộc các nước chủ chốt trong vùng là Nhật Bản, Úc, Việt Nam và Philippines làm chuyện đó. Mỹ chỉ yểm trợ và bán vũ khí. Vì thế Mỹ phải vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để giao cho “cựu thù” CHXHCNVN đóng vai trò của VNCH trước năm 1975. Dĩ nhiên, Hà Nội biết rất rõ chiến lược và thủ đoạn này của Mỹ, nhưng tương kế tựu kế, chơi trò bắt cá hai tay để thủ lợi. Nếu có điều gì bất trắc, họ sẽ quay lại với Trung Quốc.
Biến cố này cũng cho thấy cuốn “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng” của người Việt đấu tranh đang trở thành lỗi thời, vì nó thiếu một chương rất quan trọng: Muốn “giải phóng quê hương” không phải chỉ chống Cộng như Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long đã kêu gọi mà còn phải “chống Mỹ cứu nước” nữa, vì Mỹ đang đứng trên cùng một chiến tuyến với CSVN.
Người Việt đấu tranh đã chiến đấu với Mỹ 20 năm, bổng một hôm không đẹp trời, Mỹ đã đem Miền Nam bán cho Trung Quốc. Liệu rồi Mỹ có bán luôn Biển Đông cho Trung Quốc không?
Giáo Hội Công Giáo Roma đã có một tầm nhìn xa hơn. Ngày 27.5.2007, ĐGH Benedict XVI đã gởi cho người Công giáo Trung Quốc một bức thư hướng dẫn con đường mà Giáo Hội Trung Quốc phải đi tới. Nhờ sự hướng dẫn đó, trong những năm qua Giáo Hội Trung Quốc đã phát triển mạnh, từ 60 triệu năm 2007 nay đã lên trên 100 triệu. Giáo Hội Việt Nam cũng đang được ĐGM Leopoldo Girelli, Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam, hướng dẫn đi theo con đường mà ĐGH Benedict XVI đã vạch ra cho Giáo Hội Trung Quốc.
Khi Mỹ thay thế VNCH bằng CHXHCNVN, liệu người Việt có thể tiếp tục xử dụng cuốn “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng” hiện nay để “giải phóng quê hương” được không?
Ngày 12.5.2016
Lữ Giang