Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Cả nước nợ 8.600 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới

-Cả nước nợ 8.600 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới
09/06/2016 08:25 GMT+7

TTO - Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, số nợ đọng của 35/41 tỉnh, TP có báo cáo về việc xây dựng nông thôn mới đã khoảng 8.600 tỉ đồng.


Báo cáo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” cho thấy có tình trạng nợ đọng lớn, chạy theo thành tích.

Đoàn giám sát đánh giá: “Một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích nên huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng thanh toán gây dư luận không tốt”.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, số nợ đọng của 35/41 tỉnh, TP có báo cáo đã khoảng 8.600 tỉ đồng.

Vẫn theo đánh giá của đoàn giám sát, “một số địa phương áp dụng máy móc bộ tiêu chí không sát với yêu cầu thực tế gây lãng phí: chợ, nhà văn hóa, trạm y tế, đường giao thông nội đồng.

Một số xã lựa chọn các nội dung chưa sát thực, chưa chú trọng các công trình người dân được hưởng lợi trực tiếp mà tập trung thực hiện cải tạo, nâng cấp các công trình phụ trợ: cổng, hàng rào, nhà vệ sinh, sân của trường học, trạm y tế... vì vậy huy động nhân dân tham gia còn hạn chế”.


-Xã nợ kỷ lục vì… xây dựng nông thôn mới
27/05/2016

VTV.vn - Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản không có khả năng thanh toán để lại hậu quả lớn và ảnh hưởng đến chủ trương xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc.


Báo cáo Giám sát chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Quốc hội cho biết, sau hơn 5 năm xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã trở thành con nợ với số tiền lên tới 8.600 tỷ đồng. Xã nhiều nợ tới vài chục tỷ, xã ít cũng vài tỷ.

Được biết, con đường liên thôn xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương dù đã hoàn thành được 2 năm, nhưng đến nay doanh nghiệp thi công vẫn chưa được chủ đầu tư là UBND xã thanh lý hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa vì ngoài khoản nợ từ con đường vẫn còn khoảng 13 tỷ đồng từ các hạng mục thi công khác mà xã Tân Dân chưa thanh toán.

Để xây dựng Nhà văn hóa thôn Giang Hạ, xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, từ nhiều năm nay, gần 500 nhân khẩu thôn này cũng phải đóng những khoản phí nông thôn mới, trung bình lên tới 400.000 đồng/một khẩu/năm.

Không thể phủ nhận những công trình như trên đã thay đổi bộ mặt của địa phương, nhưng việc đầu tư quá tầm, đang để lại rất nhiều gánh nặng mà chưa biết bao giờ mới trả hết được. Trong tổng số hơn 100 tỷ đồng chi phí xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Tân Dân vẫn còn nợ lại 41 tỷ.





"Nhà tui nhà lá mà xã bắt làm cổng bêtông"

16/12/2015
TT - Cán bộ ấp ở xã nông thôn mới Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) họp dân yêu cầu phải làm cổng rào bằng bêtông theo quy cách xã đưa ra để đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới.
Căn nhà lá của chị Trần Thị Mỹ Lợi ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng phải làm cổng rào bằng bêtông - Ảnh: Lê Dân
Nhiều người dân ở xã nông thôn mới Phương Phú, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) phản ảnh cán bộ ấp họp dân yêu cầu phải làm cổng rào bằng bêtông theo quy cách xã đưa ra để đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới.
Bà Huỳnh Thị Mỹ - một người dân ở ấp Phương Hòa, xã Phương Phú - than thở: “Nhà tôi thiếu trước hụt sau nhưng cán bộ ấp tới lui nhiều lần ép phải làm cổng rào nên tôi phải vay mượn 1,2 triệu đồng để làm hai cây cột, còn phần mái trên thì chưa có tiền làm”.
Tương tự, gia đình chị Trần Thị Mỹ Lợi (ấp Phương Bình) đã cố gắng lắm mới xây được hai cây cột, còn phần mái phía trên cũng chưa làm nổi.
Xã Phương Phú có 2.350 hộ dân, trong đó hộ nghèo chiếm 6,8% và tất cả phải làm cổng rào bêtông theo yêu cầu của xã. Ông Lê Văn Huấn, phó chủ tịch UBND xã Phương Phú, cho biết việc làm cổng gia đình bằng bêtông có họp dân, dân đồng thuận rất cao. Chi phí xây cổng gia đình khoảng 1,3 triệu đồng. Đến nay, có 80% hộ dân đã xây cổng gia đình.
“Xây cổng gia đình nhằm đạt tiêu chí thứ 16 của xã nông thôn mới, đồng thời xã muốn tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường. Từ những cổng gia đình này, xã đã ra mắt tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu của 5/6 ấp” - ông Huấn cho biết.
Theo ông Huỳnh Thành Hữu - phó chánh văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, xây dựng cổng rào thuộc tiêu chí số 16 về cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí số 17 về cảnh quan môi trường, tuy nhiên trong bộ tiêu chí không có quy định xây cổng rào bêtông.
Ông Nguyễn Chí Hùng, chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho rằng xã yêu cầu người dân xây cổng rào bằng bêtông là không hợp lý.
“Huyện sẽ cho kiểm điểm ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Phương Phú, đồng thời tránh chuyện huy động quá sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở các xã khác trong thời gian tới” - ông Hùng 
khẳng định.
-




-Nợ tiền đóng góp thôn, chết không được làng lo an táng
09/12/2015
TTO - Nợ tiền đóng góp cho thôn hơn 1,7 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Lê đã không được làng Chùa lo mai táng theo thủ tục chung - câu chuyện đang gây bức xúc cho nhiều người.
Ông Nguyễn Văn Nam vẫn chưa hết buồn rầu khi em gái không được địa phương tổ chức lễ mai táng
Ông Nguyễn Văn Nam vẫn chưa hết buồn rầu khi em gái không được địa phương tổ chức lễ mai táng
Những ngày qua người dân ở thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang đang bàn tán xôn xao về câu chuyện một người vì vi phạm hương ước của làng nên thôn đã không tổ chức mai táng, thăm hỏi khi người này mất. 
Đáng nói hơn là trường hợp người chết lại là một người khuyết tật, thuộc diện hộ nghèo trong thôn - bà Nguyễn Thị Lê (58 tuổi).
Không được làng lo lễ an táng vì vi phạm hương ước
“Ở thôn bên có một người từ nơi khác đến không may tử vong trên địa bàn dù không phải người địa phương nhưng còn được các ban ngành lo an táng.
Còn em tôi là công dân của địa phương, lại là người khuyết tật, thuộc diện hộ nghèo nhưng chỉ vì vi phạm hương ước mà các ban ngành không ngó ngàng gì tới thật là đau lòng", ông Nguyễn Văn Nam (61 tuổi, anh trai bà Lê) buồn rầu nói.
Theo ông Nam, cái chết của bà Lê làng đã không thông báo trên loa như những đám tang bình thường khác, đến cả kèn trống, xe tang... để lo đám gia đình ông cũng không được mượn của làng mà phải tự tìm nhờ dịch dụ hỏa táng.
Theo ông Nam, sau khi em gái ông mất thì trưởng thôn Chùa là ông Nguyễn Văn Khúc có gọi ông lên thông báo gia đình ông và em gái còn nợ nhiều khoản tiền đóng góp trong thôn như: bão lụt, tình nghĩa, hội xuân, môi trường... nếu đóng hết thì thôn sẽ tổ chức tang lễ cho em gái ông.
Theo trưởng thôn Khúc, số tiền mà gia đình ông Nam đang nợ là 1.860.000 đồng còn bà Lê nợ 1.716.000 đồng. 
Tuy nhiên, ông Nam chưa đồng ý đóng góp với lý do một số công trình trong thôn như: xây mương, đổ cấp phối đường ngoài đồng... thu chi chưa hợp lý. Vì thế, trưởng thôn cho rằng theo hương ước của làng thì gia đình ông phải tự lo tang lễ.
“Em chồng tôi bị tật từ nhỏ. Hàng ngày cô ấy đi xe lăn lên chợ Gió, chợ Thắng mua ít hàng về bán cho mẹ già và trẻ em kiếm cái sinh nhai qua ngày. Người cũng đã chết rồi gia đình tôi cũng chỉ biết tủi phận” - bà Nghiêm Thị Quyền (60 tuổi, chị dâu bà Lê) xúc động nói.
Lý giải về việc thôn không tổ chức tang lễ cho người khuyết tật, trưởng thôn Nguyễn Văn Khúc nói: “Tôi với người mất cũng là anh em trong họ hàng. Không thể tổ chức được tang lễ như những công dân khác cho bà Lê bản thân tôi cũng buồn lắm". 
Theo ông Khúc, trước khi quyết định tổ chức hay không tổ chức tang lễ, ông đã hỏi ý kiến cán bộ trong thôn cũng như xin ý kiến chủ tịch UBND xã là ông Trần Quang Hán.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Quang Hán khẳng định rằng việc không làm lễ an táng cho bà Lê là do thôn thực hiện theo hương ước của làng Chùa chứ ông không chỉ đạo gì về việc này. "Việc đặt ra hương ước là từ các cụ, người dân trong thôn và họ thực hiện với nhau", ông Hán nói.
Nhiều điều của hương ước trái pháp luật
Trong mục 5 về việc thu hồi nợ ghi trong “Hương ước làng Chùa” chỉ duy nhất chữ ký của ông phó thôn và bây giờ là trưởng thôn Nguyễn Văn Khúc có nội dung các cán bộ phải kiên quyết khi thu hồi nợ. Nếu gia đình nào trốn tránh sẽ không xác nhận chuyển đi, chuyển đến, con em đi học và các chế độ khác.
"Nếu hộ gia đình nào hay bất kỳ cá nhân nào không chấp hành sẽ bị đuổi ra khỏi hội, kể cả những hộ có người 100 tuổi già nếu không thực hiện hương ước của làng chính quyền địa phương sẽ không tổ chức lễ mai táng”, hương ước có đoạn.
Nội dung trong mục 5 về việc thu hồi nợ ghi trong “Hương ước làng Chùa” 
Nội dung trong mục 5 về việc thu hồi nợ ghi trong “Hương ước làng Chùa” 
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Vĩ - trưởng Phòng Tư pháp huyện Hiệp Hòa cho rằng những điều lệ nằm trong quy ước mà trưởng thôn Chùa đang thi hành là hoàn toàn trái luật.
Vào tháng 11-2014 đồng chí chủ tịch UBND huyện đã có quyết định phê duyệt quy ước 58 thôn của 5 xã khác nhau, trong đó có cả quy ước của thôn Chùa.
Cuốn “Quy ước thôn Chùa” sửa đổi, bổ sung 2014 được UBND huyện phê duyệt không hề có nội dung nào nhắc đến chuyện khi người dân không thực hiện những hương ước của làng thì chính quyền địa phương sẽ không tổ chức mai táng.
Được biết, hương ước mà thôn Chùa đang thực hiện là văn bản lưu trữ trong làng, cứ 6 tháng một lần trưởng thôn lại đọc cho bà con nghe nội dung hương ước trên để mọi người cùng cam kết thực hiện.
“Đây là một sự việc đáng tiếc xảy ra trên địa bàn. Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa sẽ xác minh cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp. Cá nhân, tập thể sai đến đâu thì xử lý đến đó” - ông Vĩ nhấn mạnh.
Hương ước, quy ước là để mọi người đoàn kết
"Quy ước được xây dựng trước tiên đã được nhân dân trong thôn thống nhất trên cơ sở hướng dẫn từ cơ quan chức năng chuyên môn. Khi được ký ban hành phải được Phòng Tư pháp thẩm định nội dung xem có vi phạm pháp luật không, sau đó Phòng Văn hóa mới tham mưu cho chủ tịch UBND huyện quyết định phê duyệt.
Những quy ước, hương ước đi trái với quy định của pháp luật sẽ bị hủy bỏ. Hương ước là để mọi người đoàn kết hơn, giữ những nét đẹp truyền thống văn hóa chứ không phải để quy định rằng buộc về kinh tế” - ông Trần Văn Vĩ - trưởng Phòng Tư pháp huyện Hiệp Hòa cho biết.


Nông sản oằn lưng cõng phí - Lúa, cá “góp đủ thứ
Cả cá và lúa đều đang gặp rất nhiều khó khăn, các loại phí, các khoản đóng góp đang làm tăng gánh nặng trên vai nông dân.

Cá tra “cõng” nhiều loại phí chứng nhận cao ngất - Ảnh: Diễm Châu
Nông dân phải đóng góp đủ thứ

Ông Lê Thanh Tòng, ngụ ấp Phú Thiện, thị trấn Phú Hòa, H.Thoại Sơn, An Giang, than thở: “Làm nông bây giờ kiếm đủ ăn, đủ mặc là may lắm rồi, chẳng ai mơ đến chuyện dư dả đâu”. Ông Tòng kể, nông dân đang phải đóng quá nhiều loại phí như phí chạy nước nội đồng (170.000 đồng/công), gia cố đê bao vụ 3 ở tiểu vùng 2 (205.000 đồng/công)...
Vụ lúa đông xuân 2011-2012, thu nhập của nông dân không nhiều nhưng lại gánh thêm quỹ vận động thành lập xe cứu thương. Chính quyền dự định mua xe cứu thương trị giá 750 triệu đồng để chở bệnh nhân nghèo, nông dân đóng góp 50.000 đồng/công đất lúa. Trước đó, vụ lúa năm 2010, địa phương vận động đóng 50.000 đồng/công đất để xây cầu. Trong năm 2011, địa phương cũng vận động đóng 50.000 đồng/công xây cầu. “Nói là vận động, nhưng ai chưa đóng thì địa phương tới vận động hoài, ra xã làm giấy tờ lại bị đòi tiền...”, một người dân nói.
Ở xã Cần Đăng, H.Châu Thành (An Giang), mấy ngày nay nông dân lại râm ran chuyện xã họp dân thông báo thu phí 61.000 đồng/công để tu bổ đê bao ấp Hòa B và Hòa A. Nông dân Ba Tẻn nói người dân chưa ai chịu đóng do thấy chưa hợp lý. Nhiều người nhẩm tính, vùng Hòa B và Hòa A diện tích trồng lúa là 1.290 ha, nếu xã thu phí 61.000 đồng/công thì số tiền này quy ra rất lớn. Nông dân Nguyễn Văn Hào, xã Cần Đăng, than vụ lúa này giá lúa khô 5.000 đồng/kg thì nhà nông nào thuê đất trồng lúa xem như lỗ nặng, còn ai có đất ruộng riêng mới huề. Ông Lê Thanh Tòng đúc kết: “Tôi cũng là một trong những nông dân giỏi ở thị trấn Phú Hòa, nhưng trầy trật, tính toán lắm mới đủ tiền nuôi được bầy con. Tôi có gần 8 công lúa mà thấy khó sống quá, huống chi nhà nông ít đất, nhà nông đi thuê đất...”.
Ông Ba Tẻn thì khẳng định, 10 người nông dân ở xã Cần Đăng thì đã hơn phân nửa cầm bằng khoán vay tiền ngân hàng... “Tiền lãi suất, tiền phân bón, tiền phí này nọ, tiền quỹ này kia... tùm lum nên khi thu hoạch, bán lúa xong thì trong tay nhà nông không còn được bao nhiêu tiền...”, ông Tẻn thở dài.
Phí cá từ ao lên bờ
...Tiền lãi suất, tiền phân bón, tiền phí này nọ, tiền quỹ này kia... tùm lum nên khi thu hoạch, bán lúa xong thì trong tay nhà nông không còn được bao nhiêu tiền...
Nông dân Ba Tẻn, ở xã Cần Đăng, H.Châu Thành (An Giang)
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, người có hơn 10 năm nuôi cá tra tại xã Mỹ Phú (H.Châu Phú, An Giang), cho biết khi công ty đến thu mua, nếu cá tra đạt trọng lượng, chất lượng theo yêu cầu thì họ sẽ lấy mẫu về kiểm nghiệm. Nếu kết quả đạt thì họ mới bắt cá, không đạt thì người nuôi vẫn phải tốn chi phí kiểm mẫu. “Trước đây, chi phí kiểm mẫu cá ao nuôi chỉ khoảng 1,5 triệu đồng/ao (4 chỉ tiêu), nhưng hiện nay đã tăng lên hơn 3 triệu đồng/ao vì các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm theo quy định nhiều hơn trước. Ao cá của tôi mới đây phải tốn phí kiểm mẫu đến 2 lần, mất hơn 6 triệu đồng. Vì lần đầu mẫu kiểm không đạt 1 hoặc 2 chỉ tiêu về kháng sinh, phải “neo” cá lại một thời gian để chờ kiểm lại, kết quả đạt mới bán cá được”, ông Nguyên nói.
Ông Nguyễn Văn Huy (Q. Thốt Nốt, TP.Cần Thơ) kể nhiều người nghĩ rằng mỗi ao cá khi cất bán có giá trị lên đến vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng thì chuyện phí kiểm nghiệm mẫu cá có vài ba triệu đồng/ao, có đáng là bao. Tuy nhiên, với tình hình ảm đạm của con cá tra hiện nay, thì nhiều thứ phí nhỏ như thế gộp lại sẽ thành một con số lớn. Ông Huy nhớ lại vụ Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho cá tra Việt Nam “lên bờ, xuống ruộng” hồi năm 2010 khi đưa cá tra vào danh sách đỏ. Cuối cùng người nuôi cá tra Việt Nam phải bỏ tiền “mua” chứng nhận ASC của tổ chức này. “Đâu chỉ có mỗi bộ quy chuẩn ASC, có đến hàng chục loại quy chuẩn khác nhắm vào con cá tra. Mỗi thị trường đòi hỏi con cá tra Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng khác nhau. Đáp ứng yêu cầu của thị trường này bằng bộ quy chuẩn này, thì chưa hẳn đã qua được “rào cản” của thị trường khác. Cho nên người nuôi cá phải “chạy vắt chân lên cổ” để đạt các quy chuẩn về chất lượng. Trong khi các loại chứng nhận này đều không có giá trị pháp lý nhưng chi phí để được đạt chứng nhận thì cao ngất ngưởng”, ông Huy nói.
Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA), cho biết chi phí để được cấp một chứng nhận phải tốn từ 100 triệu đồng (cấp lần thứ nhất), tái đánh giá năm sau người nuôi phải tốn 50% mức phí. “Nhưng để áp dụng được những bộ quy chuẩn về chất lượng thì người nuôi cá tra phải thuê đơn vị tư vấn, với mức phí tương đương phí cấp chứng nhận. Kế đến phải đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị những thứ cần thiết, tốn kém không nhỏ. Hầu hết người nuôi cá tra hiện nay là nông dân, không có trình độ chuyên môn nên phải thuê kỹ sư ghi chép nhật ký chăn nuôi (từ 5 triệu đồng/tháng trở lên), mỗi vụ nuôi 6 tháng phải tốn thêm từ 30-40 triệu đồng. Thời hiệu của chứng nhận chỉ 1 năm, họ cứ tới lui đánh giá mỗi năm, nếu không đạt thì không chứng nhận cho năm tiếp theo nên sẽ còn tốn phí dài dài”, ông Bình nói.
Thanh Dũng - Diễm Châu

Nông sản oằn lưng cõng phí - Lúa, cá “góp đủ thứ
- Nông sản oằn lưng cõng phí - Kỳ 3: Heo, gà đang bị phí đè

Giá đầu ra giảm trong khi giá đầu vào vẫn cao, đặc biệt là gánh nặng phí khiến nhiều người chăn nuôi đứng trước cảnh phải “treo chuồng”.


Việc nộp phí là cần thiết, nhưng tại sao từ bán con giống đến khi giết mổ lại nhiều loại phí thế? Có nhiều loại phí hữu hình có thể nhận diện được, nhưng cũng có cả loại phí vô hình khó nói
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai

Phí bao vây đàn heo
Huyện Thống Nhất (Đồng Nai) là nơi được xem là “vương quốc nuôi heo” với số lượng khoảng 200.000 con, lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, người chăn nuôi ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó việc phải nộp quá nhiều loại phí.
Bà Ngô Thị Lạch (H.Thống Nhất) nuôi hơn 4.000 con heo thịt than vãn: Trước đây, mỗi năm gia đình bà xuất chuồng 2 đợt, sau khi trang trải tiền cám, thuốc men, phí, thuế... bà còn có lãi chút đỉnh. Hiện nay giá heo hơi chỉ từ 38.000 - 39.000 đồng/kg, nhưng phải nộp rất nhiều loại phí như tiêm phòng, chống dịch, tiêm phòng vắc xin tai xanh,  phí kiểm tra lâm sàng, phí kiểm soát giết mổ, phí vệ sinh tiêu độc... nên chi phí rất cao, càng nuôi, càng lỗ. "Bình quân một con heo từ khi còn con giống khoảng 3 - 5 kg đến khi xuất chuồng, các loại phí chiếm tới 1/4 chi phí nuôi. Đây cũng là lý do mà nhiều người chăn nuôi giết mổ trái phép để "né" 3 loại phí kiểm dịch, vệ sinh và vận chuyển", bà Lạch nói.
Theo báo cáo về phí và lệ phí của Chi cục Thú y Đồng Nai, từ khi còn con giống cho đến khi xuất bán ra thị trường, người chăn nuôi phải chịu phí kiểm dịch 1.000 đồng/con; phí kiểm soát giết mổ từ 6.500 - 7.000 đồng/con; phí tiêu độc, sát trùng phương tiện là 40.000 đồng/phương tiện (phương tiện vận chuyển 40 con trở lên); lệ phí mẫu cho heo xuất tỉnh là 30.000 đồng/chuyến (trường hợp vận chuyển nội tỉnh thì 5.000 đồng/chuyến); phí thuốc sát trùng 2.000 đồng/chuyến; phí chì niêm phong 1.500 đồng/chuyến. Trong trường hợp giết mổ tập trung, phí gia công giết mổ 44.000 đồng/con. 
Anh Phạm Anh Duy (xã Gia Tân 1, H.Thống Nhất) nuôi khoảng 20.000 con heo thịt ngao ngán cho biết, phí thì nhiều nhưng giá bán tại trại chỉ khoảng 37.000 - 38.000 đồng/kg là lý do nhiều người chăn nuôi hiện nay đang nghĩ tới hướng giảm đàn để cầm cự.

Nông sản oằn lưng cõng phí
Cơ sở chăn nuôi heo của anh Phạm Anh Duy (tại xã Gia Tân 1, H.Thống Nhất). Ảnh: K.C - L.L

Nuôi gà cũng khổ
Không chỉ người nuôi heo, những người chăn nuôi gia cầm tại 2 huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cũng bức xúc trước tình trạng phí chồng phí.
Ông Nguyễn Ngọc Hiệp (H.Thống Nhất) cho biết, bình quân mỗi con gà, vịt từ khi đang trong trứng, cho tới lúc hình thành con giống và xuất bán, phải chịu nhiều loại phí chồng chất. Cụ thể, khi còn là trứng để gầy giống phải đóng phí kiểm dịch trứng; ấp nở thành con thì chịu phí kiểm dịch con giống, phí tiêm ngừa vắc xin, tiêu độc khử trùng chuồng trại. Khi con giống lớn, để bán còn phải chịu phí xét nghiệm huyết thanh, phí vận chuyển, phí giết mổ...
Bà Ngô Thị Lý (H.Vĩnh Cửu) bức xúc: Giá bán gà tại trại bình quân khoảng 34.000 đồng/kg nhưng các loại phí chiếm tới 6.000 - 7.000 đồng/con. Nếu trừ hết chi phí đầu tư, trong bối cảnh các loại thức ăn, điện nước, tiền thuê đất, thuế... cao như hiện nay, người chăn nuôi huề vốn được là giỏi, còn không thì lỗ nặng.
Về mức thu phí đối với gia cầm, ông Thân Văn Cẩn, Trưởng phòng Kiểm dịch (Chi cục Thú y Đồng Nai) cho biết, đối với người nuôi gà tại Đồng Nai, khi còn con giống chịu phí kiểm dịch 100 đồng/con; phí vận chuyển 100 đồng/con; phí giết mổ 200 đồng/con; phí tiêu độc khử trùng 40.000 đồng/phương tiện; phí kẹp chì 1.500 đồng/chuyến; phí thuốc sát trùng 2.000 đồng/chuyến; lệ phí mẫu xuất ngoại tỉnh là 30.000 đồng/ chuyến. 
Không chỉ bị bao vây bởi các loại phí chính thức nói trên, cũng như các loại nông sản khác, heo - gà còn bị hành bởi các loại phí “vô hình” khác. Một thương lái chuyên thu gom heo từ Đồng Nai về TP.HCM cho biết: "Đối với các xe kiểm dịch, khi xuất tỉnh, dù có đủ điều kiện thì cũng phải có chi phí lót tay. Nếu không, thương lái bị gây khó dễ đủ điều. Các loại phí này tuy vô hình nhưng không có thì rất khó". Chủ một trại gà (xin được giấu tên) cho biết: "Những trại nuôi nhỏ lẻ như chúng tôi nếu không nộp các loại phí vô hình thì rất khó được cấp giấy tờ hợp pháp để xuất bán. Nếu bị làm khó ở các khâu chuồng trại, vệ sinh, tiêm phòng... thì hàng phải nằm lại, dẫn đến lỗ nặng. Nên không thể nào không đóng".
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết, vài ngày nữa hiệp hội sẽ có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị rà soát lại các loại phí trong chăn nuôi. “Việc nộp phí là cần thiết, nhưng tại sao từ bán con giống đến khi giết mổ lại nhiều loại phí thế? Do đó lần này chúng tôi kiến nghị Bộ cần rà soát, xem xét các bất cập về phí, rút gọn lại cho người chăn nuôi bớt khó khăn”, ông Công nói.

Mỗi quả trứng phải đóng phí 5,56 đồng
Ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai vừa có văn bản gửi Cơ quan thú y Vùng 6, báo cáo việc thu phí kiểm dịch trứng gia cầm thương phẩm trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh Đồng Nai thực hiện 4 loại phí kiểm dịch gia cầm gồm: phí tiêu độc 40.000 đồng/xe; lệ phí mẫu trứng xuất ngoại tỉnh 30.000 đồng/xe (nội tỉnh là 5.000 đồng/xe); phí thuốc sát trùng 2.000 đồng/xe; phí niêm phong 1.500 đồng/xe. Chi cục thú y cho rằng, mỗi quả trứng gia cầm thương phẩm qua kiểm dịch phải đóng phí 5,56 đồng.
Kim Cương

Quá nhiều khâu trung gian khiến người trồng rau phải bán giá bèo trong khi các bà nội trợ phải mua rau giá đắt. 

>> Nông sản oằn lưng cõng phí
10 giờ sáng. Trời nắng chói chang, trên các cánh đồng rau Vân Trì, Vân Nội, Cổ Dương… (H.Đông Anh, Hà Nội), những người nông dân đang khẩn trương cắt từng ngọn mồng tơi, cành rau ngót… kịp cho buổi chợ đầu giờ chiều.

Nông sản oằn lưng cõng phí
Từ cánh đồng... - Ảnh: Q.D
Anh Trần Văn Túc và chị Trần Thị Lập (thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương) tay cầm kéo thoăn thoắt cắt mồng tơi trên thửa ruộng. Lưng áo ướt đầm, đưa tay gạt những giọt mồ hôi thi nhau lăn dài trên má, anh Túc nói: “Hai vợ chồng cắt cả buổi cũng chỉ được chừng 20-30 kg rau. Hết phiên chợ, chúng tôi cũng chỉ đem về được trên 100.000 đồng. Cũng chẳng bõ bèn gì”.

Nông sản oằn lưng cõng phí
...đến tay người tiêu dùng giá rau đã bị đội lên nhiều lần - Ảnh: Ngọc Thắng
Ngoài tiền phí vào chợ, chúng tôi còn phải trả tiền gửi xe, 5.000 đồng/xe máy, 15.000 đồng/xe cải tiến. Cộng các phí này, coi như một gánh rau người nông dân đã mất đứt 2-3 kg, một xe rau mất gần yến rau chứ ít ỏi gì
Chị Hiệp
(xã Tiên Dương, H.Đông Anh, Hà Nội)
Theo chị Lập, phải mất 2 tháng kể từ lúc làm đất, gieo hạt, người nông dân mới có thể hái rau đem bán. Trồng mồng tơi, mỗi tháng chị Lập thu về khoảng 2 triệu đồng, trừ tiền phân tro, thuốc men, xăng dầu bơm nước, chỉ còn lãi chưa đầy 1,5 triệu đồng, coi như lấy công làm lãi. “Mỗi khi gánh rau ra chợ bán thấy xót ruột lắm. Quần quật làm nhưng cũng chỉ thu về vài ngàn đồng/kg rau. Nhiều khi xem ti vi, nghe người ta báo giá rau, giá mồng tơi bán tại các chợ và siêu thị ở Hà Nội mà giật mình. Dân buôn ăn lãi nhiều quá. Thật là bất công”, chị Lập nói.
14 giờ chiều. Nắng nóng như đổ lửa. Nông dân khắp các nơi ở Đông Anh và các địa phương lân cận chở đủ các loại rau đến chợ đầu mối Vân Trì (Vân Nội, Đông Anh) để bán. Đây là nơi các thương lái đến “ăn” hàng rồi đem đi khắp nơi, trong đó đa phần là chợ dân sinh và siêu thị ở nội thành Hà Nội đổ mối.
Tại chợ Vân Đình, mỗi gánh rau, xe máy chở rau người ta thu phí vào chợ với mức đồng hạng 5.000 đồng, xe cải tiến là 20.000 đồng. “Ngoài tiền phí vào chợ, chúng tôi còn phải trả tiền gửi xe, 5.000 đồng/xe máy, 15.000 đồng/xe cải tiến. Cộng các phí này, coi như một gánh rau người nông dân đã mất đứt 2-3 kg, một xe rau mất gần yến rau chứ ít ỏi gì”, chị Hiệp (xã Tiên Dương) than vãn.
Tại chợ Vân Đình, 1 kg rau mồng tơi mà chị Lập và những người nông dân tốn bao công sức làm ra được bán với giá 4.000 đồng. Rau muống, rau ngót cũng chỉ bán với  mức giá này. Cải xôi được giá hơn, 12.000 đồng/kg, cải ngọt 8.000 đồng/kg.          
4 giờ sáng. Tại chợ đầu mối nông sản bên hông cầu vượt Ngã Tư Sở, kẻ bán người mua tấp nập bên các sạp rau, xe rau đủ loại. Tôi tấp xe vào một quầy chuyên bán rau mồng tơi, anh thanh niên bán hàng đon đả: “2 ngàn 1 mớ. Mua đi anh ơi”. Tôi nói muốn mua theo cân, người bán hàng cầm 3 mớ rau đặt lên bàn cân để cạnh đó, kim đồng hồ chỉ 1 kg. Như vậy, 1 kg rau mồng tơi, sau khi qua 1 đầu mối trung gian đã tăng lên gấp rưỡi. Tương tự, rau muống người ta bán với giá 5.000 đồng/bó, 3 bó tương đương 2 kg, đủ biết người đi buôn lãi lớn như thế nào. Điều đáng nói, rau từ các chợ đầu mối Ngã Tư Sở, Dịch Vọng... lại qua tay các tiểu thương tiếp tục "chảy" vào các chợ dân sinh, các sạp rau ở khắp ngõ ngách Hà thành.
6 giờ sáng. Tại chợ Phùng Khoang (H.Từ Liêm), các xe rau đầy ắp bắt đầu “đổ bộ”. Những chủ sạp rau tại chợ được “tiếp hàng” và giá rau lại được đẩy lên một “tầm cao mới”: rau muống 3.500 đồng/bó (tương đương 7.000 đồng/kg), mồng tơi 8.000 đồng/kg, rau ngót 8.000 đồng/kg. Tính ra, giá rau ngót và rau mồng tơi từ ruộng tới chợ dân sinh này đã tăng gấp đôi. Nhưng đây chưa phải là giá cuối cùng mà người tiêu dùng được mua. Chị Thái, quê Thanh Hóa, người có thâm niên 6-7 năm bán rau tại chợ Phùng Khoang cho biết: “Sau khi mua rau từ các đại lý, chúng tôi bán cho người tiêu dùng cao hơn khoảng 2.000 -3.000 đồng/kg, thậm chí là 4.000 đồng/kg. Chẳng hạn, mồng tơi bán ra 11.000 đồng/kg, rau ngót cũng 11.000 đồng/kg”. Chị Thái tiết lộ, chỉ với sạp rau nhỏ trong chợ, mỗi ngày chị thu lãi từ 250.000 - 400.000 đồng, tùy từng phiên chợ. Tính ra, mỗi tháng, chị Thái có được trên dưới 10 triệu đồng từ công việc bán rau. Một mức thu nhập “khủng” cho người bán rau “tại ngọn”.


- Nông sản oằn lưng cõng phí

Qua nhiều khâu trung gian, 4 - 5 loại phí không chính thức, 3 phí kiểm dịch khiến giá một quả trứng từ trại nuôi tới chợ lẻ bị đẩy giá lên gấp đôi.


Nông sản oằn lưng cõng phí
Nhiều khâu trung gian, chi phí sản xuất cao cộng với phí chồng lên phí đã làm cho trứng cũng như nhiều hàng nông sản khác đội giá mạnh khi đến tay người tiêu dùng - Ảnh: Chí Nhân - Đồ họa: Hồng Sơn

Phí "dí" trứng
Thị trấn Châu Thành (Châu Thành, Sóc Trăng) có gần một chục cơ sở mua bán trứng gia cầm, thủy cầm các loại với quy mô tương đối lớn. Theo chủ các cơ sở kinh doanh trứng ở đây, chỉ riêng kiểm dịch, một quả trứng phải chịu 3 đầu phí. Phí kiểm dịch lần thứ nhất là khi thương lái chuyển số trứng về cơ sở với giá 4,5 đồng/quả. Sau khi phân loại, đóng thành cây (1 cây 300 quả trứng) để xuất đi TP.HCM, phải đóng phí kiểm dịch lần 2. Nhập vào TP.HCM phải đóng phí thêm lần thứ 3 mới có thể tiêu thụ được. Với 3 lần đóng, tổng chi phí kiểm dịch một quả trứng phải gánh là 13,5 đồng.
Từ giữa năm 2011, phí kiểm dịch một quả trứng đã tăng từ 2 đồng lên 5 đồng, đầu năm nay, giảm xuống còn 4,5 đồng. Ông Lý Nguyên Thuận, chủ cơ sở Nam Thành Lợi, nói: Nếu nhìn mức tăng 3 đồng/mỗi quả trứng thì không có gì đáng kể nhưng nếu tính theo tỷ lệ phần trăm thì phí đã tăng tới gần 150% khiến giá trứng bị đội lên cao. Như cơ cở Nam Thành Lợi, trung bình mỗi ngày xuất đi TP.HCM từ 60.000 - 80.000 quả trứng, tổng chi phí kiểm dịch của cả 3 lần lên đến từ 30 - 36 triệu đồng/tháng.

Từ người chăn nuôi tới tay người tiêu dùng, giá trứng đã được đẩy lên gần gấp đôi

Nhưng đây mới chỉ là những loại phí chính thức, các loại phí không chính thức mà các chủ cơ sở buộc phải "tự nguyện" đóng còn nhiều hơn. Chủ một cơ sở đề nghị không nêu tên cho biết “khi đi thu mua trứng ở một địa bàn lạ thì anh phải chi 200.000 đồng để việc kiểm dịch được nhanh chóng và thuận lợi hoặc phải “biết điều” để được đi nhanh khi qua các trạm phúc kiểm ở các tỉnh”.
Theo một xe tải chuyển trứng từ Sóc Trăng đi TP.HCM, chúng tôi phải ghé 3 trạm ở các tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long để thực hiện việc phúc kiểm. Công tác phúc kiểm trên thực tế chỉ là việc người phụ xe mang giấy kiểm dịch vào trạm để cán bộ ngành thú y trực ký tên, đóng dấu và ghi ngày tháng. Tùy theo trạm mà người phụ xe sẽ kèm theo giấy kiểm dịch 20.000 đồng hoặc 50.000 đồng để “bồi dưỡng” cho cán bộ trực đêm uống cà phê. “Thấy vậy đó, chứ anh không trốn được đâu vì nếu chỉ thiếu một con dấu thì trứng của anh có lên thành phố cũng không tiêu thụ được”, tài xế nói. Trước đây thỉnh thoảng có trạm thực hiện phun thuốc tiêu độc sát trùng thì họ lấy thêm phí là 40.000 đồng/xe. Tài xế cho biết trước kia phải qua 5 trạm phúc kiểm nhưng từ khi có đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM, do đăng ký với ngành thú y đi đường này nên đã bỏ qua được 2 trạm kiểm dịch của tỉnh Tiền Giang và Long An. Tất nhiên, các loại phí phi chính thức này đều được cộng vào giá thành.
Chủ một cơ sở kinh doanh trứng bức xúc, từ Châu Thành (Sóc Trăng) đi TP.HCM chỉ hơn 200 km mà phải phúc kiểm 5 lần hay ít nhất cũng là 3 lần là quá nhiều, gây mất thời gian, tốn chi phí. Hơn nữa, công tác phúc kiểm chỉ là thủ tục hành chính mang tính hình thức mà không mang hiệu quả thực sự.
Nhiều chủ cơ sở ngành trứng cho rằng phí kiểm dịch không chỉ cao, chồng chéo nhiều lần mà còn mang tính hình thức vì thực tế việc kiểm dịch hầu như được thực hiện trên giấy tờ hoặc bằng mắt thường của cán bộ ngành thú y.
Lòng vòng... trung gian


Ông Trương Chí Thăm, Giám đốc Công ty CP thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết chi phí để vào siêu thị còn cao hơn do trứng cung cấp vào đây phải đồng đều về trọng lượng và được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, các đơn vị cung cấp trứng phải tốn thêm công đoạn rửa sạch, sấy khô trứng, dán tem… sau 3 ngày nếu trứng không tiêu thụ hết phải có người rút hàng cũ ra, đưa hàng mới vào để đảm bảo chất lượng. Hàng bán ở siêu thị phải đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, nên chi phí cao và cũng khó có thể hạ giá hơn được. Hiện giá trứng cung cấp cho các siêu thị là 2.500 đồng/quả.

Gánh hàng chục loại phí cả chính thức và phi chính thức, giá trứng còn bị đẩy lên bởi 4- 5 khâu trung gian khi đi từ người chăn nuôi đến tay người tiêu dùng.
Ông Lưu Văn Quang ở huyện Châu Thành (Sóc Trăng) cho biết từ đầu năm đến nay, giá trứng giảm mạnh, khoảng 400 đồng/trứng, hiện còn khoảng 1.500 đồng/trứng. Ông Quang thường bán trứng cho anh Nguyễn Văn Thuấn, một thương lái chuyên thu gom trứng từ các hộ chăn nuôi bán lại cho các cơ sở thu mua và hưởng chênh lệch giá 50 đồng/quả. Như vậy, giá trứng tới các cơ sở là 1.550 đồng/quả. Chủ cơ sở Nam Thành Lợi, ông Lý Nguyên Thuận, kể tiếp từ khi mua về cho đến khi xuất bán, trứng sẽ tốn thêm 70- 100 đồng/quả khi cộng các loại phí kiểm dịch, phí vận chuyển, phí nhân công… Giá trứng đến tay các đại lý cấp 1 ở TP.HCM lúc này lên khoảng 1.700 đồng/quả.
Đại lý cấp 1 dùng xe tải nhỏ để đưa trứng đi giao cho các đại lý cấp 2 với mức giá khoảng 1.900 đồng/quả, tùy theo số lượng đơn hàng và vị trí xa gần. Đại lý cấp 2 đóng vỉ 6 hoặc 10 trứng rồi đem phân phối lại cho các đại lý cấp 3 với giá khoảng 2.200 đồng/quả. Các đại lý cấp 3, nơi chuyên bán sỉ và lẻ tiếp tục đẩy giá trứng lên thêm 200 - 300 đồng/quả khi bán cho đại lý bán sỉ với giá 2.400 - 2.500 đồng/quả. Giá đến tay người tiêu dùng hiện nay giao động từ 28.000 - 29.000 đồng/hộp 10 trứng. Như vậy, từ người chăn nuôi tới tay người tiêu dùng, giá trứng đã được đẩy lên gần gấp đôi.
Ai được lợi ?
Trao đổi với chúng tôi, từ chủ các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tới các doanh nghiệp quy mô đều than rằng điều kiện kinh doanh hiện rất khó khăn. Nếu chỉ nhìn vào giá đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì rõ ràng là người kinh doanh lãi lớn. Nhưng thực tế rất nhiều cơ sở bị lỗ vì chi phí nhân công, điện, nước, xăng dầu, lãi vay ngân hàng... hiện đang ở mức cao.
Ông Trương Chí Thăm, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt có quy mô khá lớn ở thị trấn Châu Thành (Sóc Trăng), cho biết hiện trứng vịt giảm tới 30% sản lượng và 20% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều cơ sở kinh doanh ở đây chỉ hoạt động cầm chừng không còn sôi động như trước. Giá trứng trên thị trường giảm do sức mua yếu, không chỉ nông dân chăn nuôi không có lời mà các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Ở các tỉnh miền Tây vốn phát triển mạnh nghề nuôi vịt đẻ nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi là chăn thả từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người đã bỏ nghề.
Giá trứng bị đẩy lên gấp đôi, người tiêu dùng phải mua với giá cao nhưng tất cả người nuôi, người kinh doanh đều than thua lỗ. Nghịch lý này xảy ra với nhiều loại nông sản khác.


- TS Trần Vinh Dự:  Nợ xấu và mùa đông của suy thoái (phần 1) (VOA’blog)
‘Kinh tế sẽ rơi vào giảm phát nếu vẫn còn trì trệ như này’ (VnEx 26-7-12) -- P/v TS Võ Trí Thành
Đề án giải cứu DN: Nói thì chưa tin được (VEF 26-7-12)Cứu DN: “Chậm ngày nào, thiệt hại ngày đó” (VEF). - Đề án “cứu doanh nghiệp”: cần giải pháp cho từng ngành (TT). - Doanh nghiệp sống nhờ… “tình thương” của ngân hàng (DT). - Về Đề án cứu DN của Bộ Công thương: “Tháo gỡ” hay “giải cứu” ? (TN). -  Giải cứu hàng loạt doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh: Không thể chậm trễ hơn (ANTĐ). - Đề án cứu doanh nghiệp: Sớm giải phóng hàng tồn kho (TP).
Cứu doanh nghiệp: vẫn chờ đợi sự phối hợp của các bộ (SGTT 26-7-12) -- Ông Nguyễn Bá Thanh có muốn nói gì với ông Nguyễn Tấn Dũng không?  Đừng ngại!

 - Đà Nẵng sau ngày Bí thư “truy” GĐ Sở (KP).
- WB khuyến nghị Việt Nam tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (PLTP).
- Lãi suất có thể giảm thêm 2% (NLĐ).
- Nguy cơ vỡ kế hoạch năm vì hàng ế (DT). “Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, nếu không giải quyết được “vấn nạn” tồn kho thì kế hoạch cả năm 2012 khó có thể hoàn thành. Cùng với đó, khó khăn sẽ “tích”, để lại hệ lụy cho năm 2013 và những năm tới.”
- 12 năm, chứng khoán có còn là “sòng bạc”? (VNEco). - “Cần làm cho TTCK hấp dẫn hơn” (ĐT).
- 7 tháng, 1,61 tỷ USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản  (VNEco).  - Quốc Cường Gia Lai bị kiện (NLĐ) --Bài học từ thời vỡ quỹ tín dụng tp
--Ngân hàng nói “không vô cảm”, doanh nghiệp kêu vẫn thiếu vốn
from VnEconomy -Ngành ngân hàng nói hy sinh các chỉ số tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song doanh nghiệp vẫn kêu đói vốn
-  Tướng Savills bàn cách ‘giải cứu’ bất động sản (DĐDN). - Làm sổ đỏ: Chủ đầu tư sốt sắng, dân nghi ngờ (VEF).
- Reuters: Việt Nam sẽ nâng sản lượng cà phê arabica lên gấp đôi (CafeF).
- Petrolimex lấy lãi ở nước ngoài bù lỗ trong nước? (Infonet).  - Vì sao doanh nghiệp xăng dầu sợ giải thích? (PLTP).
- Gas lại bị làm giá (NLĐ). - Chưa tính chuyện thu phí phần mềm bảo mật trên di động (Infonet).
- Hyundai có nhà phân phối xe thương mại tại Việt Nam (VnEco).
- Ngừng xuất khẩu than vì lỗ (VEF).
- Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 12,4% (Thanh Tra).
- Làng tỷ phú tôm thành làng “Chúa Chổm” (DV).
-  Nông sản oằn lưng cõng phí - Lúa, cá “góp đủ thứ”Cả cá và lúa đều đang gặp rất nhiều
khó khăn, các loại phí, các khoản đóng góp đang làm tăng gánh nặng trên vai nông dân.
- Rộng cửa WTO cho nước nghèo (ANTĐ).
- Xăng, dầu thế giới cùng đẩy giá theo ECB (VnEco).
- Rửa tiền, HSBC tiếp tục bị phạt 27,5 triệu USD (VTC).
- Phiếm&Biếm: Vẫn chưa xấu hổ (SGTT).
- Khiếp hãi tin đồn (NLĐ).
- Những chuyện dở khóc dở cười của hàng không Việt (Bee).- Hoa Kỳ thúc giục Việt Nam xét lại việc cấm quảng cáo sữa công thức: US urged Vietnam to reconsider infant formula advertising ban (Dairy Reporter).
- Thủ tướng thị sát khu vực cảng quốc tế Hải Phòng (TTXVN).  -- Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm tại TP.Hải Phòng (TN). - Ưu tiên nguồn vốn xây dựng cảng Lạch Huyện, Hải Phòng (SGGP). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Hải Phòng (TP).
- Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Kế toán trưởng Vinalines (DV).- Việt Nam : Thêm 5 người của Vinalines bị bắt giữ    –   (RFI).   – Thêm 5 giới chức bị bắt trong vụ tham nhũng ở Vinalines  (VOA).  – Sai phạm tại Vinalines: Bắt thêm 6 người (NLĐ).  - Vụ tham nhũng tại Vinalines: Khởi tố thêm nhiều bị can (TT). - Khởi tố thêm 6 cán bộ trong vụ Vinalines mua ụ nổi (TN).
Vụ tham nhũng tại Vinalines: Khởi tố thêm nhiều bị can
TT - Mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với Bùi Thị Bích Loan (thành viên ban quản lý ...
Vụ Vinalines: Khởi tố, bắt giam thêm sáu cán bộTiền Phong Online
Khởi tố nguyên Kế toán trưởng của VinalinesThanh Tra
Khởi tố thêm bảy người trong vụ VinalinesNgười Việt
- Tập đoàn kinh tế nhà nước: Bài 5: Tập đoàn phải cạnh tranh bình đẳng (CAND).
- Kỷ luật 698 tập thể, cá nhân liên quan đến tham nhũng (TN). - Cảnh cáo Phó Chủ tịch liên minh Hợp tác xã VN (CP).- An Giang:   Đình chỉ sinh hoạt Đảng và chức vụ 5 cán bộ (TT). - Cảnh cáo Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã VN (TN).- Bắt chủ nhiệm HTX chiếm đoạt tài sản (TN).  Hà Nội: Lấy đất quốc phòng làm sân golf

Kỷ luật 698 tập thể, cá nhân liên quan đến tham nhũng
Khởi tố một phó hiệu trưởng vì trộm cắp
Tước quân tịch một thượng sĩ công an
Xem xét kỷ luật bác sĩ chẩn đoán sai
Nhà Chủ tịch xã bị ném mìn lúc nửa đêm
(Tin tuc) - Chiều 26/7, ông Võ Quang Đạt - Chủ tịch UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) xác nhận lúc 3 giờ sáng cùng ngày nhà ông bị kẻ lạ ném mìn gây nổ lớn. Vụ nổ xảy ra tại phòng ngủ của gia đình. Do gia đình ông Đạt đang xây ...
Nhà chủ tịch xã bị ném mìnTuổi Trẻ
Ném mìn vào nhà chủ tịch xãNgười Lao Động

 - Tuyển dụng viên chức kiểu lạ đời ở Quảng Bình (NĐT). – Vụ tuyển nữ hộ sinh bằng luật bóng chuyền: Giám đốc bệnh viện thừa nhận lách quy trình (SGGP).  - Biến không gian chung thành của riêng: Phạt tiền, buộc khôi phục nguyên trạng (PLTP).  - Hàng tháng trời không làm được khai sinh.  - Chết ngạt dưới vuông tôm.- “Băm nát” Phú Quốc: kiên quyết thu hồi dự án treo (TT).




Tổng số lượt xem trang