-Cần xem lại bản án Phạm Công Danh
LUẬT SƯ HOÀNG ĐÔN HÙNG (ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM), 03/10/2016 -Bị cáo Phạm Công Danh.
LUẬT SƯ HOÀNG ĐÔN HÙNG (ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM), 03/10/2016 -Bị cáo Phạm Công Danh.
Phiên tòa sơ thẩm đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB) kết thúc, 30 năm tù dành cho ông “trùm” này với tội “Cố ý làm trái”, “Vi phạm quy định cho vay”. Đây là mức án tù có thời hạn rất cao. Điều dễ hiểu nếu nhìn vào các thủ đoạn của Phạm Công Danh, nhìn vào con số 18.000 tỉ đồng đã được rút ra, 9.000 tỉ đồng không thu hồi được. Từ khi xảy ra vụ án, cho đến phiên tòa sơ thẩm, nhiều ý kiến cho rằng, Phạm Công Danh phạm tội vì “chuyện tình” với VNCB.
Sự thật “chuyện tình” Phạm Công Danh và VNCB
Tại tòa, đại diện viện kiểm sát (VKS) nhận định, áp lực thanh khoản của ngân hàng (NH) là động cơ chính khiến bị cáo Danh thực hiện hành vi phạm tội. Bản án sơ thẩm của TAND TPHCM nhận định: “Do cần tiền sử dụng cho tái cơ cấu, chi chăm sóc khách hàng, trả lãi ngoài, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh…, Phạm Công Danh bàn bạc với Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương tìm cách rút tiền của VNCB bằng cách lập các hợp đồng khống… cho chính các Cty do Danh thành lập hoặc mượn danh nghĩa vay tiền”. Từ chủ trương trên, Danh cùng các đồng phạm bất chấp pháp luật, ký hợp đồng khống, báo cáo khống, nâng khống giá trị tài sản… rút hơn 18.000 tỉ đồng.
Dù nhận định như trên, nhưng đại diện VKS không làm rõ được Phạm Công Danh đã làm gì để cứu thanh khoản của NH. Lý lẽ nào để chấp nhận lời giải thích rằng, rút tiền của NH nhằm cứu thanh khoản của chính NH? TAND TPHCM không xác định được Phạm Công Danh chi “chăm sóc khách hàng, trả lãi ngoài” cho ai, động cơ tái cơ cấu NH của Danh có thật không. Thực tế, tất cả số tiền rút ra đều được Danh sử dụng mua tài sản (cổ phần), trả nợ và chi tiêu không rõ địa chỉ. Không lẽ rút tiền NH trả nợ cá nhân, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh là cứu thanh khoản của NH?
Đơn cử như khoản 63 tỉ đồng rút ra từ hợp đồng khống nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, Phạm Công Danh khai chi 47 tỉ đồng trả lãi ngoài cho nhóm Trần Ngọc Bích, 13 tỉ đồng chăm sóc khách hàng. Qua xét hỏi tại phiên tòa, tòa nhận định không có những chuyện này, Danh sử dụng toàn bộ số tiền này và phải chịu trách nhiệm. 600 tỉ đồng rút ra từ hợp đồng khống thuê trụ sở, 900 tỉ đồng rút ra từ giao dịch mua trái phiếu trái pháp luật… cũng được Phạm Công Danh sử dụng trả nợ cá nhân hoặc chi tiêu không rõ địa chỉ. 4.700 tỉ đồng rút ra từ các hợp đồng vay được dùng trả nợ cho các Cty của Phạm Công Danh tại BIDV 2.600 tỉ đồng, trả nợ cho cá nhân khác hơn 700 tỉ đồng, còn lại là chi tiêu cá nhân.
Trong số hơn 18.000 tỉ đồng đã rút ra từ VNCB và 3 NH khác, hơn 10.000 tỉ đồng được Phạm Công Danh sử dụng để mua cổ phần cho nhóm của mình và trả nợ cá nhân hoặc trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh. Phần còn lại hầu như không xác định được Danh đã chi tiêu đi đâu. Phạm Công Danh đã “đào mỏ” từ “người tình” VNCB, không có bất cứ tình tiết nào thể hiện Danh đã chi tiền của mình để “giải cứu” VNCB.
Tiền của VNCB đã chui vào túi Danh, sử dụng cho mục đích, hành vi của Phạm Công Danh và các đồng phạm là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của VNCB. Hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chung thân. Tại sao Phạm Công Danh không phạm tội chiếm đoạt tài sản?
Tòa có thể xử Phạm Công Danh về tội khác?
TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm vụ đại án Phạm Công Danh, theo nguyên tắc luật định, tòa chỉ có thể xử các bị cáo theo các tội danh mà VKS đã truy tố hoặc tội nhẹ hơn. Tòa không thể xử các bị cáo về một tội danh nặng hơn. Danh và các đồng phạm bị truy tố về tội “Cố ý làm trái”, “Vi phạm quy định về cho vay” thì tòa không thể xử Danh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau khi xử sơ thẩm, nếu các bị cáo kháng cáo, tòa phúc thẩm cũng không thể xử các bị cáo về một tội nặng hơn.
Theo quy định pháp luật, nếu nhận định hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, chỉ còn một cách là VKSND Tối cao kháng nghị để đề nghị tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, xác định lại tội danh của Phạm Công Danh.
Khoa học pháp lý hình thành trên cơ sở đạo lý đã phân biệt rõ, hành vi gây thiệt hại là hành vi có thể do cố ý, vô ý làm thiệt hại đến tài sản của cá nhân, tổ chức khác, nhưng chủ thể của hành vi không vụ lợi từ các tài sản được coi là thiệt hại. Hành vi chiếm đoạt tài sản là ý thức chủ quan muốn tước đoạt tài sản của người khác làm tài sản riêng, thỏa mãn nhu cầu riêng của mình, đây là hành vi vụ lợi. Gây thiệt hại và chiếm đoạt là hai khái niệm rõ ràng và không thể nhầm lẫn, đặc biệt là trong vụ án lớn như đại án Phạm Công Danh.
Mức án và trách nhiệm bồi thường của các bị cáo
Vụ án Phạm Công Danh được các cơ quan tố tụng nhận định là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả lớn nhất trong lịch sử ngành NH. Có lẽ chính xác là hậu quả lớn nhất trong mọi lĩnh vực từ trước đến nay. VKS nhận định tác hại của vụ án không chỉ dừng ở con số 9.000 tỉ đồng chưa thu hồi, mà còn tác động nhiều mặt đến kinh tế xã hội thiệt hại không đo đếm được.
Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các hành vi phạm tội diễn ra có tổ chức, có sự bàn bạc, lập kế hoạch chặt chẽ, 18.000 tỉ đồng bị rút ra chi tiêu, 9.000 tỉ đồng chưa thu hồi, 4.500 tỉ đồng không biết đi đâu… nhưng có 36 bị cáo thì 33 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và có 8 bị cáo được hưởng án treo. Đây là điều rất đáng suy nghĩ.
Không chỉ dừng lại ở mức án như trên, dù đã gây ra thiệt hại cho NH, cho xã hội, dù hàng nghìn tỉ đã được chi tiêu vô tội vạ, chỉ có Phạm Công Danh chịu trách nhiệm bồi thường, 35 bị cáo còn lại không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho VNCB. Tại sao đã gây thiệt hại lại không phải bồi thường, điều này gây thất thoát tài sản cho VNCB. VNCB đã không giữ được tài sản, nay VNCB lại không kiên quyết đòi lại từ các bị cáo?
Phải chăng mọi vấn đề đều xuất phát từ việc xác định động cơ phạm tội, động cơ rút tiền NH của Phạm Công Danh là vì NH (?), xuất phát từ việc không chỉ rõ được hành vi chiếm đoạt tài sản của Phạm Công Danh trong vụ án?
Tình huống pháp lí: Xe tải "dìu" xe khách có được bồi thường thiệt hại?
Luật sư nói gì về hành vi dùng dao cắt đứt “của quý”?
7 vấn đề cần làm rõ khi điều tra lại vụ án
Sự thật “chuyện tình” Phạm Công Danh và VNCB
Tại tòa, đại diện viện kiểm sát (VKS) nhận định, áp lực thanh khoản của ngân hàng (NH) là động cơ chính khiến bị cáo Danh thực hiện hành vi phạm tội. Bản án sơ thẩm của TAND TPHCM nhận định: “Do cần tiền sử dụng cho tái cơ cấu, chi chăm sóc khách hàng, trả lãi ngoài, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh…, Phạm Công Danh bàn bạc với Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương tìm cách rút tiền của VNCB bằng cách lập các hợp đồng khống… cho chính các Cty do Danh thành lập hoặc mượn danh nghĩa vay tiền”. Từ chủ trương trên, Danh cùng các đồng phạm bất chấp pháp luật, ký hợp đồng khống, báo cáo khống, nâng khống giá trị tài sản… rút hơn 18.000 tỉ đồng.
Dù nhận định như trên, nhưng đại diện VKS không làm rõ được Phạm Công Danh đã làm gì để cứu thanh khoản của NH. Lý lẽ nào để chấp nhận lời giải thích rằng, rút tiền của NH nhằm cứu thanh khoản của chính NH? TAND TPHCM không xác định được Phạm Công Danh chi “chăm sóc khách hàng, trả lãi ngoài” cho ai, động cơ tái cơ cấu NH của Danh có thật không. Thực tế, tất cả số tiền rút ra đều được Danh sử dụng mua tài sản (cổ phần), trả nợ và chi tiêu không rõ địa chỉ. Không lẽ rút tiền NH trả nợ cá nhân, trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh là cứu thanh khoản của NH?
Đơn cử như khoản 63 tỉ đồng rút ra từ hợp đồng khống nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, Phạm Công Danh khai chi 47 tỉ đồng trả lãi ngoài cho nhóm Trần Ngọc Bích, 13 tỉ đồng chăm sóc khách hàng. Qua xét hỏi tại phiên tòa, tòa nhận định không có những chuyện này, Danh sử dụng toàn bộ số tiền này và phải chịu trách nhiệm. 600 tỉ đồng rút ra từ hợp đồng khống thuê trụ sở, 900 tỉ đồng rút ra từ giao dịch mua trái phiếu trái pháp luật… cũng được Phạm Công Danh sử dụng trả nợ cá nhân hoặc chi tiêu không rõ địa chỉ. 4.700 tỉ đồng rút ra từ các hợp đồng vay được dùng trả nợ cho các Cty của Phạm Công Danh tại BIDV 2.600 tỉ đồng, trả nợ cho cá nhân khác hơn 700 tỉ đồng, còn lại là chi tiêu cá nhân.
Trong số hơn 18.000 tỉ đồng đã rút ra từ VNCB và 3 NH khác, hơn 10.000 tỉ đồng được Phạm Công Danh sử dụng để mua cổ phần cho nhóm của mình và trả nợ cá nhân hoặc trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh. Phần còn lại hầu như không xác định được Danh đã chi tiêu đi đâu. Phạm Công Danh đã “đào mỏ” từ “người tình” VNCB, không có bất cứ tình tiết nào thể hiện Danh đã chi tiền của mình để “giải cứu” VNCB.
Tiền của VNCB đã chui vào túi Danh, sử dụng cho mục đích, hành vi của Phạm Công Danh và các đồng phạm là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của VNCB. Hình phạt cao nhất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chung thân. Tại sao Phạm Công Danh không phạm tội chiếm đoạt tài sản?
Tòa có thể xử Phạm Công Danh về tội khác?
TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm vụ đại án Phạm Công Danh, theo nguyên tắc luật định, tòa chỉ có thể xử các bị cáo theo các tội danh mà VKS đã truy tố hoặc tội nhẹ hơn. Tòa không thể xử các bị cáo về một tội danh nặng hơn. Danh và các đồng phạm bị truy tố về tội “Cố ý làm trái”, “Vi phạm quy định về cho vay” thì tòa không thể xử Danh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Sau khi xử sơ thẩm, nếu các bị cáo kháng cáo, tòa phúc thẩm cũng không thể xử các bị cáo về một tội nặng hơn.
Theo quy định pháp luật, nếu nhận định hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, chỉ còn một cách là VKSND Tối cao kháng nghị để đề nghị tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, xác định lại tội danh của Phạm Công Danh.
Khoa học pháp lý hình thành trên cơ sở đạo lý đã phân biệt rõ, hành vi gây thiệt hại là hành vi có thể do cố ý, vô ý làm thiệt hại đến tài sản của cá nhân, tổ chức khác, nhưng chủ thể của hành vi không vụ lợi từ các tài sản được coi là thiệt hại. Hành vi chiếm đoạt tài sản là ý thức chủ quan muốn tước đoạt tài sản của người khác làm tài sản riêng, thỏa mãn nhu cầu riêng của mình, đây là hành vi vụ lợi. Gây thiệt hại và chiếm đoạt là hai khái niệm rõ ràng và không thể nhầm lẫn, đặc biệt là trong vụ án lớn như đại án Phạm Công Danh.
Mức án và trách nhiệm bồi thường của các bị cáo
Vụ án Phạm Công Danh được các cơ quan tố tụng nhận định là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả lớn nhất trong lịch sử ngành NH. Có lẽ chính xác là hậu quả lớn nhất trong mọi lĩnh vực từ trước đến nay. VKS nhận định tác hại của vụ án không chỉ dừng ở con số 9.000 tỉ đồng chưa thu hồi, mà còn tác động nhiều mặt đến kinh tế xã hội thiệt hại không đo đếm được.
Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các hành vi phạm tội diễn ra có tổ chức, có sự bàn bạc, lập kế hoạch chặt chẽ, 18.000 tỉ đồng bị rút ra chi tiêu, 9.000 tỉ đồng chưa thu hồi, 4.500 tỉ đồng không biết đi đâu… nhưng có 36 bị cáo thì 33 bị cáo được xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và có 8 bị cáo được hưởng án treo. Đây là điều rất đáng suy nghĩ.
Không chỉ dừng lại ở mức án như trên, dù đã gây ra thiệt hại cho NH, cho xã hội, dù hàng nghìn tỉ đã được chi tiêu vô tội vạ, chỉ có Phạm Công Danh chịu trách nhiệm bồi thường, 35 bị cáo còn lại không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho VNCB. Tại sao đã gây thiệt hại lại không phải bồi thường, điều này gây thất thoát tài sản cho VNCB. VNCB đã không giữ được tài sản, nay VNCB lại không kiên quyết đòi lại từ các bị cáo?
Phải chăng mọi vấn đề đều xuất phát từ việc xác định động cơ phạm tội, động cơ rút tiền NH của Phạm Công Danh là vì NH (?), xuất phát từ việc không chỉ rõ được hành vi chiếm đoạt tài sản của Phạm Công Danh trong vụ án?
Tình huống pháp lí: Xe tải "dìu" xe khách có được bồi thường thiệt hại?
Luật sư nói gì về hành vi dùng dao cắt đứt “của quý”?
7 vấn đề cần làm rõ khi điều tra lại vụ án