-Mọi câu hỏi về vụ “gạt tay vào má” PV Quang Thế đều bị từ chối trả lời
Chiều nay 4.10, vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ làm “nóng” cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ của Thành ủy Hà Nội nhưng mọi câu hỏi đều bị các cán bộ có trách nhiệm, nhất là công an, từ chối trả lời.
Trước đó, đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn của Công an TP.Hà Nội khẳng định với báo chí rằng: "Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4.10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự".
Phát ngôn này khiến cánh phóng viên tại Hà Nội hết sức quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng được dự buổi giao ban báo chí thường kỳ nói trên, bởi các phóng viên tới dự phải có thẻ họp giao ban mới được vào.
Tại buổi giao ban báo chí, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có mời đại diện của Công an Hà Nội là thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng – Phó phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội (PC67). Ông Hùng tới cuộc họp để thông báo về các vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn Hà Nội liên quan tới xe chở tôn gây chết người.
Chiều nay 4.10, vụ việc phóng viên Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ làm “nóng” cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ của Thành ủy Hà Nội nhưng mọi câu hỏi đều bị các cán bộ có trách nhiệm, nhất là công an, từ chối trả lời.
Trước đó, đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn của Công an TP.Hà Nội khẳng định với báo chí rằng: "Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4.10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự".
Phát ngôn này khiến cánh phóng viên tại Hà Nội hết sức quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng được dự buổi giao ban báo chí thường kỳ nói trên, bởi các phóng viên tới dự phải có thẻ họp giao ban mới được vào.
Tại buổi giao ban báo chí, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có mời đại diện của Công an Hà Nội là thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng – Phó phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội (PC67). Ông Hùng tới cuộc họp để thông báo về các vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn Hà Nội liên quan tới xe chở tôn gây chết người.
Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng PC67, Công an TP.Hà Nội từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc xử phạt hành vi đỗ xe của phóng viên Thế trên cầu.
Ngoài thiếu tá Hùng, trên bàn chủ tọa là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy và Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm. Ông Châm được mời tới để thông tin về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực chợ Kim và công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Kim, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Tại đây, thiếu tá Hùng thông tin về hai vụ xe tự chế, thô sơ gây ra tai nạn nghiêm trọng tại quận Hoàng Mai và quận Hà Đông, Hà Nội vào ngày 23.9 và 25.9 vừa qua; còn ông Châm thông báo về dự án di dời chợ.
Sau khi nghe thông tin về các vấn đề nói trên, phóng viên các báo, trong đó có Báo điện tử Một Thế Giới đặt câu hỏi cho thiếu tá Hùng việc xử lý hành chính phóng viên Quang Thế về hành vi “để xe trên cầu” và bị xử phạt 350.000 đồng. Đây là một trong 6 hành vi mà phóng viên Quang Thế bị xử phạt hành chính liên quan đến vụ “gạt tay vào má” xảy ra ngày 23.9.
Phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới đặt câu hỏi "ông nhận xét thế nào về việc Công an quận Tây Hồ ra quyết định xử phạt phóng viên Trần Quang Thế Báo Tuổi Trẻ về hành vi “để xe mô tô trên cầu”, khi mà hành vi này đã không được lập biên bản vi phạm? Việc ra quyết định xử phạt như thế có đảm bảo đúng luật hay không?".
Đại diện Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi "việc xử phạt hành vi vi phạm Luật Giao thông lỗi đỗ xe ở lòng đường, trên cầu với mức phạt 350.000 đồng có phải lập biên bản hay không?". Phóng viên báo này cũng đặt câu hỏi về quan điểm của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Hà Nội về việc phóng viên báo Tuổi Trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân, chẳng hạn việc xử phạt có đúng quy định pháp luật…, lãnh đạo TP.Hà Nội có chỉ đạo gì về việc vụ việc...
Đại diện Báo Gia đình và Xã hội đặt câu hỏi với ông Châm rằng "các cán bộ thuộc đội CSHS Công an huyện Đông Anh thuộc quản lý của huyện. Huyện có ý kiến gì về việc cán bộ, đảng viên thuộc quản lý của huyện “xô xát" với phóng viên? Ông xem hình ảnh thì có thể cho biết đấy là gạt tay trúng má" hay là đấm vào mặt phóng viên?".
Ngoài thiếu tá Hùng, trên bàn chủ tọa là lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy và Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm. Ông Châm được mời tới để thông tin về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực chợ Kim và công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Kim, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Tại đây, thiếu tá Hùng thông tin về hai vụ xe tự chế, thô sơ gây ra tai nạn nghiêm trọng tại quận Hoàng Mai và quận Hà Đông, Hà Nội vào ngày 23.9 và 25.9 vừa qua; còn ông Châm thông báo về dự án di dời chợ.
Sau khi nghe thông tin về các vấn đề nói trên, phóng viên các báo, trong đó có Báo điện tử Một Thế Giới đặt câu hỏi cho thiếu tá Hùng việc xử lý hành chính phóng viên Quang Thế về hành vi “để xe trên cầu” và bị xử phạt 350.000 đồng. Đây là một trong 6 hành vi mà phóng viên Quang Thế bị xử phạt hành chính liên quan đến vụ “gạt tay vào má” xảy ra ngày 23.9.
Phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới đặt câu hỏi "ông nhận xét thế nào về việc Công an quận Tây Hồ ra quyết định xử phạt phóng viên Trần Quang Thế Báo Tuổi Trẻ về hành vi “để xe mô tô trên cầu”, khi mà hành vi này đã không được lập biên bản vi phạm? Việc ra quyết định xử phạt như thế có đảm bảo đúng luật hay không?".
Đại diện Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi "việc xử phạt hành vi vi phạm Luật Giao thông lỗi đỗ xe ở lòng đường, trên cầu với mức phạt 350.000 đồng có phải lập biên bản hay không?". Phóng viên báo này cũng đặt câu hỏi về quan điểm của lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Hà Nội về việc phóng viên báo Tuổi Trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân, chẳng hạn việc xử phạt có đúng quy định pháp luật…, lãnh đạo TP.Hà Nội có chỉ đạo gì về việc vụ việc...
Đại diện Báo Gia đình và Xã hội đặt câu hỏi với ông Châm rằng "các cán bộ thuộc đội CSHS Công an huyện Đông Anh thuộc quản lý của huyện. Huyện có ý kiến gì về việc cán bộ, đảng viên thuộc quản lý của huyện “xô xát" với phóng viên? Ông xem hình ảnh thì có thể cho biết đấy là gạt tay trúng má" hay là đấm vào mặt phóng viên?".
Thiếu tá Hùng nói mình chỉ được phân công phát ngôn liên quan tới 2 vụ tai nạn do xe thô sơ gây ra nên không phát ngôn về vụ việc liên quan tới phóng viên Trần Quang Thế hay các hành vi vi phạm giao thông khác - Ảnh Nguyễn Khánh
PV Báo Gia đình và Xã hội cũng đặt câu hỏi với ông Trần Xuân Hà - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: "Dư luận không đồng tình với kết luận ban đầu về vụ việc cho rằng CSHS chỉ là gạt tay vào má. Cách trả lời bằng văn bản ấy của Công an Hà Nội là sai với bản chất sự việc. Thành ủy có ý kiến thế nào về sự việc này?".
Một phóng viên khác đặt câu hỏi với đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội rằng, qua sự việc ấy, Thành ủy có ý kiến thế nào? Đã có rất nhiều câu hỏi xung quanh tới vụ việc xô xát trên cầu, việc ra quyết định xử phạt phóng viên... được các nhà báo đưa ra.
Tuy nhiên, khi trả lời các câu hỏi lĩnh vực thuộc thẩm quyền mình, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng cho hay theo quy chế phát ngôn của ngành và với nhiệm vụ được phân công tới buổi giao ban này là chỉ để thông tin về 2 vụ tai nạn xe cộ nên ông xin phép không trả lời những câu hỏi mà các phóng viên đưa ra liên quan đến hành vi “để xe trên cầu” và xử phạt đối với phóng viên Trần Quang Thế.
Trước trả lời của thiếu tá Hùng, các nhà báo tiếp tục đặt câu hỏi liên quan đến hành vi “để xe trên cầu”, cho rằng nếu nói về quy chế phát ngôn với tư cách Phó phòng PC67, ông có thể đưa ra câu trả lời về việc xử lý hành chính hành vi “để xe trên cầu”. Tuy nhiên, ông Hùng tiếp tục... ngồi im lặng.Ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (đứng) từ chối bình luận về sự việc các nhà báo nêu ra - Ảnh Nguyễn Khánh
Về phần mình, ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, trả lời: “Về vụ việc này, sau khi theo dõi thông tin trên báo chí, chúng tôi đã chỉ đạo Công an Đông Anh xác minh, báo cáo Công an thành phố và Công an thành phố đã có kết luận, tôi không có bình luận gì khác”.
Hầu hết câu hỏi của đại diện Báo Tuổi Trẻ và các nhà báo tại buổi họp báo đều không được trả lời.
Kết thúc cuộc họp báo là tổng kết của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy liên quan đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực chợ Kim và công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Kim, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội và việc xử lý xe thô sơ chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông.
Các câu hỏi của cánh báo chí dành cho ông Hà cũng không nhận được câu trả lời. Ông Hà từ chối trả lời với lý do buổi họp này không được chuẩn bị cho những nội dung mà các nhà báo đặt câu hỏi.Ông Trần Xuân Hà - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội từ chối đưa ý kiến về vụ việc các nhà báo đặt ra -Ảnh: Nguyễn Khánh
Trước đó, như Báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin, sáng 23.9, phóng viên Trần Quang Thế công tác tại Báo Tuổi Trẻ - Văn phòng đại diện tại Hà Nội, khi tác nghiệp tại cầu Nhật Tân đã bị hành hung, cản trở.
Anh Thế cho biết ngày 23.9, anh đã bị các chiến sĩ CSHS Công an huyện Đông Anh hành hung khiến anh chảy máu mồm, đầu óc choáng váng... khi anh đang tác nghiệp đúng quy định của Luật Báo chí.
Trả lời Báo điện tử Một Thế Giới, thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội nói rằng ông đã “yêu cầu phải làm rõ hình ảnh phóng viên bị đánh là thế nào, ai là người hành hung phóng viên". Vị Giám đốc Công an TP.Hà Nội nhấn mạnh: “Hành động cản trở, hành hung phóng viên như vậy là không được. Bất luận đó là ai”.
Ngày 29.9, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Hà Nội thừa nhận đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát hình sự huyện Đông Anh và phóng viên Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) tác nghiệp tại hiện trường vụ tài xế taxi tử vong ở cầu Nhật Tân. Theo đại tá Nguyễn Duy Ngọc, anh Quang Thế "không có thương tích" và cũng từ chối yêu cầu trưng cầu giám định sức khỏe.
Căn cứ quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân, Ban Chỉ huy Công an huyện Đông Anh đã kỷ luật với hình thức khiển trách cảnh sát Hưng, còn cảnh sát Thuyên chưa có hành động cụ thể gây ra tác hại cụ thể nên chỉ bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chiều tối 29.9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng PV Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.
Nam Phong
PV Báo Gia đình và Xã hội cũng đặt câu hỏi với ông Trần Xuân Hà - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: "Dư luận không đồng tình với kết luận ban đầu về vụ việc cho rằng CSHS chỉ là gạt tay vào má. Cách trả lời bằng văn bản ấy của Công an Hà Nội là sai với bản chất sự việc. Thành ủy có ý kiến thế nào về sự việc này?".
Một phóng viên khác đặt câu hỏi với đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội rằng, qua sự việc ấy, Thành ủy có ý kiến thế nào? Đã có rất nhiều câu hỏi xung quanh tới vụ việc xô xát trên cầu, việc ra quyết định xử phạt phóng viên... được các nhà báo đưa ra.
Tuy nhiên, khi trả lời các câu hỏi lĩnh vực thuộc thẩm quyền mình, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng cho hay theo quy chế phát ngôn của ngành và với nhiệm vụ được phân công tới buổi giao ban này là chỉ để thông tin về 2 vụ tai nạn xe cộ nên ông xin phép không trả lời những câu hỏi mà các phóng viên đưa ra liên quan đến hành vi “để xe trên cầu” và xử phạt đối với phóng viên Trần Quang Thế.
Trước trả lời của thiếu tá Hùng, các nhà báo tiếp tục đặt câu hỏi liên quan đến hành vi “để xe trên cầu”, cho rằng nếu nói về quy chế phát ngôn với tư cách Phó phòng PC67, ông có thể đưa ra câu trả lời về việc xử lý hành chính hành vi “để xe trên cầu”. Tuy nhiên, ông Hùng tiếp tục... ngồi im lặng.Ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (đứng) từ chối bình luận về sự việc các nhà báo nêu ra - Ảnh Nguyễn Khánh
Về phần mình, ông Phạm Văn Châm - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, trả lời: “Về vụ việc này, sau khi theo dõi thông tin trên báo chí, chúng tôi đã chỉ đạo Công an Đông Anh xác minh, báo cáo Công an thành phố và Công an thành phố đã có kết luận, tôi không có bình luận gì khác”.
Hầu hết câu hỏi của đại diện Báo Tuổi Trẻ và các nhà báo tại buổi họp báo đều không được trả lời.
Kết thúc cuộc họp báo là tổng kết của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy liên quan đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực chợ Kim và công tác chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ Kim, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội và việc xử lý xe thô sơ chở hàng cồng kềnh gây mất an toàn giao thông.
Các câu hỏi của cánh báo chí dành cho ông Hà cũng không nhận được câu trả lời. Ông Hà từ chối trả lời với lý do buổi họp này không được chuẩn bị cho những nội dung mà các nhà báo đặt câu hỏi.Ông Trần Xuân Hà - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội từ chối đưa ý kiến về vụ việc các nhà báo đặt ra -Ảnh: Nguyễn Khánh
Trước đó, như Báo điện tử Một Thế Giới đã đưa tin, sáng 23.9, phóng viên Trần Quang Thế công tác tại Báo Tuổi Trẻ - Văn phòng đại diện tại Hà Nội, khi tác nghiệp tại cầu Nhật Tân đã bị hành hung, cản trở.
Anh Thế cho biết ngày 23.9, anh đã bị các chiến sĩ CSHS Công an huyện Đông Anh hành hung khiến anh chảy máu mồm, đầu óc choáng váng... khi anh đang tác nghiệp đúng quy định của Luật Báo chí.
Trả lời Báo điện tử Một Thế Giới, thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội nói rằng ông đã “yêu cầu phải làm rõ hình ảnh phóng viên bị đánh là thế nào, ai là người hành hung phóng viên". Vị Giám đốc Công an TP.Hà Nội nhấn mạnh: “Hành động cản trở, hành hung phóng viên như vậy là không được. Bất luận đó là ai”.
Ngày 29.9, đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an Hà Nội thừa nhận đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát hình sự huyện Đông Anh và phóng viên Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) tác nghiệp tại hiện trường vụ tài xế taxi tử vong ở cầu Nhật Tân. Theo đại tá Nguyễn Duy Ngọc, anh Quang Thế "không có thương tích" và cũng từ chối yêu cầu trưng cầu giám định sức khỏe.
Căn cứ quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân, Ban Chỉ huy Công an huyện Đông Anh đã kỷ luật với hình thức khiển trách cảnh sát Hưng, còn cảnh sát Thuyên chưa có hành động cụ thể gây ra tác hại cụ thể nên chỉ bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Chiều tối 29.9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng PV Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.
Nam Phong
Đại tá công an Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn chính thức của Công an TP.Hà Nội nói một đàng nhưng khi thực hiện thì một nẻo. Vậy thử hỏi từ nay ai sẽ tin lời Công an TP.Hà Nội nữa?
Người phát ngôn là người đại diện cho một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó, được nhân danh cá nhân hay tổ chức đó phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và những đối tượng có liên quan, bày tỏ quan điểm, lập trường chính thức của chủ thể về các vấn đề liên quan; tổ chức các cuộc họp báo; chủ trì việc theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí về cá nhân và tổ chức đó. Người phát ngôn là một loại chức danh hiện phổ biến trong các bộ ngành, chính phủ, chính quyền địa phương ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Không nằm ngoài quy luật cũng như nội hàm chức danh “người phát ngôn", đại tá Nguyễn Văn Viện - người phát ngôn của Công an TP.Hà Nội cũng vậy. Theo quy định thì mọi thông tin cung cấp cho báo chí phải chính xác, người cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước những gì mình cung cấp.
Trên Báo điện tử VTC News ngày 1.10 có đăng trả lời của ông Viện về vụ “xô xát" giữa cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh với phóng viên Trần Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ (Văn phòng Hà Nội). VTC News đăng tải: “Trưa 1.10, trao đổi với PV, đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn Công an TP.Hà Nội cho biết về biên bản nêu trên ông không có bình luận gì. “Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4.10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự”.
Phát ngôn của đại tá Viện được đăng tải công khai và rất nhiều báo dẫn lại. Điều này khiến dư luận cảm thấy như được giảm nhiệt, giảm sức nóng của vụ việc và chờ đợi những trả lời thẳng thắn, đúng sự thật, không bao che, không thiên vị của Công an TP.Hà Nội.
Đương nhiên, cánh phóng viên báo chí cũng như dư luận cả nước, thấp thỏm chờ đến ngày 4.10 để tới dự buổi giao ban báo chí thường kỳ do Thành ủy Hà Nội tổ chức để được nghe, được hỏi, được thông tin một cách thấu tình đạt lý về vụ việc đang gây nhiều bức xúc.
Tuy nhiên, hy vọng bao nhiêu, đặt niềm tin vào những lời ông Viện phát ngôn bao nhiêu thì đến chiều 4.10, cánh nhà báo, cũng như dư luận cả nước nói chung lại bị hụt hẫng, mất niềm tin và cảm thấy bị xúc phạm bấy nhiêu. Buổi họp giao ban báo chí thường kỳ đã không hề có nội dung như đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn chính thức của Công an TP.Hà Nội khẳng định. Những người chủ trì cuộc họp báo này, trong đó có vị đại diện Công an Hà Nội đã cố tình tránh né, lờ đi, lảng sang chuyện khác.
Giới báo chí bị hụt hẫng bởi không có thông tin từ cơ quan chức năng, mất niềm tin về phát ngôn trước đó của người phát ngôn, nói cho có, nói được mà không làm được, xem thường báo chí và dư luận xã hội.
Không biết đại tá Viện có nắm rõ được quy định, quy chế phát ngôn hay không mà lại trả lời báo chí một đằng, đến khi thực hiện một nẻo. Liệu từ nay trở đi, ai sẽ tin vào lời nói của Công an Hà Nội nữa?
Nam Phong
-
Người phát ngôn là người đại diện cho một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó, được nhân danh cá nhân hay tổ chức đó phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và những đối tượng có liên quan, bày tỏ quan điểm, lập trường chính thức của chủ thể về các vấn đề liên quan; tổ chức các cuộc họp báo; chủ trì việc theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí về cá nhân và tổ chức đó. Người phát ngôn là một loại chức danh hiện phổ biến trong các bộ ngành, chính phủ, chính quyền địa phương ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới.
Không nằm ngoài quy luật cũng như nội hàm chức danh “người phát ngôn", đại tá Nguyễn Văn Viện - người phát ngôn của Công an TP.Hà Nội cũng vậy. Theo quy định thì mọi thông tin cung cấp cho báo chí phải chính xác, người cung cấp thông tin phải chịu trách nhiệm trước những gì mình cung cấp.
Trên Báo điện tử VTC News ngày 1.10 có đăng trả lời của ông Viện về vụ “xô xát" giữa cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh với phóng viên Trần Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ (Văn phòng Hà Nội). VTC News đăng tải: “Trưa 1.10, trao đổi với PV, đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn Công an TP.Hà Nội cho biết về biên bản nêu trên ông không có bình luận gì. “Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4.10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự”.
Phát ngôn của đại tá Viện được đăng tải công khai và rất nhiều báo dẫn lại. Điều này khiến dư luận cảm thấy như được giảm nhiệt, giảm sức nóng của vụ việc và chờ đợi những trả lời thẳng thắn, đúng sự thật, không bao che, không thiên vị của Công an TP.Hà Nội.
Đương nhiên, cánh phóng viên báo chí cũng như dư luận cả nước, thấp thỏm chờ đến ngày 4.10 để tới dự buổi giao ban báo chí thường kỳ do Thành ủy Hà Nội tổ chức để được nghe, được hỏi, được thông tin một cách thấu tình đạt lý về vụ việc đang gây nhiều bức xúc.
Tuy nhiên, hy vọng bao nhiêu, đặt niềm tin vào những lời ông Viện phát ngôn bao nhiêu thì đến chiều 4.10, cánh nhà báo, cũng như dư luận cả nước nói chung lại bị hụt hẫng, mất niềm tin và cảm thấy bị xúc phạm bấy nhiêu. Buổi họp giao ban báo chí thường kỳ đã không hề có nội dung như đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn chính thức của Công an TP.Hà Nội khẳng định. Những người chủ trì cuộc họp báo này, trong đó có vị đại diện Công an Hà Nội đã cố tình tránh né, lờ đi, lảng sang chuyện khác.
Giới báo chí bị hụt hẫng bởi không có thông tin từ cơ quan chức năng, mất niềm tin về phát ngôn trước đó của người phát ngôn, nói cho có, nói được mà không làm được, xem thường báo chí và dư luận xã hội.
Không biết đại tá Viện có nắm rõ được quy định, quy chế phát ngôn hay không mà lại trả lời báo chí một đằng, đến khi thực hiện một nẻo. Liệu từ nay trở đi, ai sẽ tin vào lời nói của Công an Hà Nội nữa?
Nam Phong
-