--Việt Nam được xếp hạng đói “vừa phải”
Thăng Điệp | 13/10/2016
Mức độ đói của người dân tại các quốc gia đang phát triển đã giảm 29% kể từ năm 2000, nhưng các nỗ lực xóa đói cần được đẩy nhanh để đạt mục tiêu không còn người đói trên toàn thế giới vào năm 2030 - hãng tin Reuters dẫn một báo cáo thường niên công bố ngày 11/10 cho biết.
Theo Chỉ số Đói Toàn cầu (Global Hunger Index - GHI) 2016, mức độ đói hiện đang ở mức “cảnh báo” tại 7 quốc gia, trong đó ba nước có mức độ cảnh báo cao nhất là Cộng hòa Trung Phi, Chad, và Zambia.
Haiti, quốc gia vùng Caribbean bị siêu bão lịch sử Matthew tàn phá mới đây, vẫn còn chưa phục hồi từ sau trận động đất khiến hàng nghìn người thiệt mạng vào năm 2010, có điểm số đói cao thứ tư. Trong nhóm 7 nước có mức độ đói “cảnh báo” còn có Madagascar, Yemen, và Sierra Leone.
43 quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Nigeria, và Indonesia có mức độ đói nghiêm trọng, theo báo cáo.
Với tốc độ xóa đói như hiện nay, hơn 45 quốc gia gồm Ấn Độ, Pakistan, Yemen và Afghanistan sẽ có điểm số đói từ “vừa phải” cho tới “cảnh báo” vào năm 2030.
Việt Nam đứng thứ 64 trong tổng số 118 quốc gia được xếp hạng. Những nước càng xếp về cuối của xếp hạng này có mức độ đói càng cao.
Từ năm 1992 đến nay, điểm số đói của Việt Nam liên tục giảm, từ mức 41,5 điểm về mức 14,5 điểm hiện nay. Với điểm số đói hiện tại, Việt Nam thuộc nhóm nước đói “vừa phải”.
Nhóm nước dẫn đầu xếp hạng gồm những nước như Argentina, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Brazil… có điểm số dưới 5. Nhóm đói nhất, nằm cuối xếp hạng, có điểm số dao động từ 35-46.
Trung Quốc xếp thứ 29, Thái Lan xếp 51, Philippines xếp thứ 68, Campuchia xếp thứ 71, Indonesia thứ 72, Myanmar thứ 75… Quốc gia Nam Mỹ đang lâm khủng hoảng Venezuela xếp thứ 25.
“Các quốc gia cần đẩy mạnh việc xóa đói nếu muốn đạt mục tiêu đề ra cho năm 2030”, ông Shenggen Fan, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế (IFPRI) có trụ sở ở Wahsington, cơ quan thực hiện bản báo cáo, nói trong một tuyên bố.
“Xóa đói trên toàn cầu là điều hoàn toàn có thể, nhưng điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta thiết lập các ưu tiên đúng đắn để đảm bảo rằng các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự dành thời gian và nguồn lực cần thiết cho công tác này”, ông Fan nói thêm.
Năm ngoái, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhất trí mục tiêu xóa đói trên toàn cầu vào năm 2030 như một phần trong Các mục tiêu phát triển bền vững - một kế hoạch đầy tham vọng về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết tình trạng bất bình đẳng.
Báo cáo của IFPRI cho biết hiện có khoảng 795 triệu người phải đi ngủ trong tình trạng bị đói mỗi đêm.
“Chúng ta có công nghệ, tri thức và nguồn lực để đạt mục tiêu không có người đó. Điều còn thiếu là sự hối thúc và ý chí chính trị để biến các cam kết thành hành động”, ông Dominic MacSorley, Giám đốc tổ chức Concern Worldwide, phát biểu.
Chỉ số Đói Toàn cầu được thực hiện dựa trên các số liệu về tình trạng suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong ở trẻ em, và trẻ thấp còi. Tất cả các quốc gia được xếp hạng đều là các nước đang phát triển.
Gần một nửa dân số Cộng hòa Trung Phi và Zambia, cùng 1/3 dân số Chad suy dinh dưỡng.
Khu vực tiểu sa mạc Sahara là nơi có mức độ đói cao nhất, tiếp đó là Nam Á.
-
Thăng Điệp | 13/10/2016
Mức độ đói của người dân tại các quốc gia đang phát triển đã giảm 29% kể từ năm 2000, nhưng các nỗ lực xóa đói cần được đẩy nhanh để đạt mục tiêu không còn người đói trên toàn thế giới vào năm 2030 - hãng tin Reuters dẫn một báo cáo thường niên công bố ngày 11/10 cho biết.
Theo Chỉ số Đói Toàn cầu (Global Hunger Index - GHI) 2016, mức độ đói hiện đang ở mức “cảnh báo” tại 7 quốc gia, trong đó ba nước có mức độ cảnh báo cao nhất là Cộng hòa Trung Phi, Chad, và Zambia.
Haiti, quốc gia vùng Caribbean bị siêu bão lịch sử Matthew tàn phá mới đây, vẫn còn chưa phục hồi từ sau trận động đất khiến hàng nghìn người thiệt mạng vào năm 2010, có điểm số đói cao thứ tư. Trong nhóm 7 nước có mức độ đói “cảnh báo” còn có Madagascar, Yemen, và Sierra Leone.
43 quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Nigeria, và Indonesia có mức độ đói nghiêm trọng, theo báo cáo.
Với tốc độ xóa đói như hiện nay, hơn 45 quốc gia gồm Ấn Độ, Pakistan, Yemen và Afghanistan sẽ có điểm số đói từ “vừa phải” cho tới “cảnh báo” vào năm 2030.
Việt Nam đứng thứ 64 trong tổng số 118 quốc gia được xếp hạng. Những nước càng xếp về cuối của xếp hạng này có mức độ đói càng cao.
Từ năm 1992 đến nay, điểm số đói của Việt Nam liên tục giảm, từ mức 41,5 điểm về mức 14,5 điểm hiện nay. Với điểm số đói hiện tại, Việt Nam thuộc nhóm nước đói “vừa phải”.
Nhóm nước dẫn đầu xếp hạng gồm những nước như Argentina, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Brazil… có điểm số dưới 5. Nhóm đói nhất, nằm cuối xếp hạng, có điểm số dao động từ 35-46.
Trung Quốc xếp thứ 29, Thái Lan xếp 51, Philippines xếp thứ 68, Campuchia xếp thứ 71, Indonesia thứ 72, Myanmar thứ 75… Quốc gia Nam Mỹ đang lâm khủng hoảng Venezuela xếp thứ 25.
“Các quốc gia cần đẩy mạnh việc xóa đói nếu muốn đạt mục tiêu đề ra cho năm 2030”, ông Shenggen Fan, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế (IFPRI) có trụ sở ở Wahsington, cơ quan thực hiện bản báo cáo, nói trong một tuyên bố.
“Xóa đói trên toàn cầu là điều hoàn toàn có thể, nhưng điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta thiết lập các ưu tiên đúng đắn để đảm bảo rằng các chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự dành thời gian và nguồn lực cần thiết cho công tác này”, ông Fan nói thêm.
Năm ngoái, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhất trí mục tiêu xóa đói trên toàn cầu vào năm 2030 như một phần trong Các mục tiêu phát triển bền vững - một kế hoạch đầy tham vọng về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết tình trạng bất bình đẳng.
Báo cáo của IFPRI cho biết hiện có khoảng 795 triệu người phải đi ngủ trong tình trạng bị đói mỗi đêm.
“Chúng ta có công nghệ, tri thức và nguồn lực để đạt mục tiêu không có người đó. Điều còn thiếu là sự hối thúc và ý chí chính trị để biến các cam kết thành hành động”, ông Dominic MacSorley, Giám đốc tổ chức Concern Worldwide, phát biểu.
Chỉ số Đói Toàn cầu được thực hiện dựa trên các số liệu về tình trạng suy dinh dưỡng, tỷ lệ tử vong ở trẻ em, và trẻ thấp còi. Tất cả các quốc gia được xếp hạng đều là các nước đang phát triển.
Gần một nửa dân số Cộng hòa Trung Phi và Zambia, cùng 1/3 dân số Chad suy dinh dưỡng.
Khu vực tiểu sa mạc Sahara là nơi có mức độ đói cao nhất, tiếp đó là Nam Á.
-